NguoiDepLangChieu

     

Người đẹp làng chiếu

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân

 

Hoạ hoằn lắm người ta mới gặp chị Lụa ngoài đường. Gọi chị là gái cấm cung cũng không đúng v́ nhà chị đâu phải cung điện mà chỉ là một túp lều nằm trong miếng vườn vót đuôi chuột ở ŕa làng Mỹ Lợi (hay làng Chiếu cũng thế). Một ông thầy phong thuỷ thường đi kiếm ăn trong vùng khi đứng đái ở cây cầu đá gần đám vườn của chị Lụa, bảo: “Cái nhà ai ở trong đám vườn đuôi chuột này th́ sẽ suốt đời gây vạ cho cả làng!” Dân làng Chiếu vốn cả tin các ông thầy phong thuỷ kể cả khi họ vừa đái vừa phán, bèn vận lời ông thầy vào cái số ba đời chồng của chị Lụa, thấy đúng quá. Họ đón ông ta về nhà và ông ta ở lại làng Chiếu hành nghề chẵn ba tháng lẻ hai ngày. Trong hơn ba tháng đó ông ta vẽ lại bản đồ của làng Chiếu bằng những lời phán bảo và sau đó dân làng đổi chác, mua bán với nhau để cuối cùng không c̣n miếng vườn nào có h́nh đuôi chuột “vào to ra bé” nữa. Dù những đảo lộn to lớn ấy, dân làng vẫn phấn khởi, vui vẻ tin vào tương lai sáng lạn ăn nên làm ra.

Chỉ duy nhất c̣n một người ở vườn đuôi chuột, người đă báng bổ, đă gián tiếp làm đảo lộn nếp phong thuỷ xưa nay của làng mà không sửa sang đổi chác ǵ. Đó là chị Lụa.

Tất nhiên trong thời gian đó, công việc xây dựng trong làng phát triển chưa từng thấy. Thợ nề, thợ mộc các nơi đổ về tấp nập toán này toán khác. Có vợ một ông phó đi theo chồng, mang theo một cái máy in tiền âm phủ để cung cấp cho dân sở tại v́ họ phải cúng bái nhiều gấp bội do yêu cầu của ông thầy phong thủy. Nghề làm h́nh nhân cũng phát triển theo và một ông họa sĩ có thân h́nh tiều tuỵ ốm đói tên là Dzuy, tốt nghiệp khoa điêu khắc trường Mỹ Thuật hẳn hoi, trong khi chờ việc, đă về hẳn đây nặn h́nh nhân thế mạng bằng giấy bồi trộn nhuyễn với bùn ao, gọi là hưởng ứng kinh tế thị trường.

Nhưng một khó khăn trước mặt hoạ sĩ Dzuy: anh không có nhà để dựng xưởng. Vậy là anh bỏ ra một chiều đi lang thang t́m chỗ trú thân. Anh lấy làm lạ v́ thấy một miếng vườn đuôi chuột cây cối xơ xác mà không được nắn lại như hầu hết những miếng vườn đuôi chuột khác trong làng. Anh mạnh dạn bước vào. Chị Lụa đang ngồi thái củ dong riềng đưa phơi, ngạc nhiên thấy “ông nặn h́nh nhân” đứng lù lù trước mặt. C̣n anh họa sĩ th́ sửng sốt v́ gặp Cái Đẹp. Anh hoàn toàn không ngờ ở làng Chiếu hoang vắng và lạc hậu này lại có thể có một đôi mắt như thế, một khuôn mặt như thế .

 

# # #

                                                       

Thực ra th́ đó cũng không phải là một phát hiện ghê ghớm ǵ. Bởi v́ ở làng Chiếu ai mà chẳng biết Lụa là người đẹp. Thế nhưng người giỏi, người đẹp th́ dùng để làm ǵ xứ này? Cái xứ người ta chỉ chuộng đầy tớ và cánh vai u thịt bắp. Thậm chí người ta c̣n thâm thù Cái Đẹp. V́ đă có hai anh lực điền và một ông giáo xài bằng giả khoẻ như trâu chết trong ṿng tay người đàn bà có đôi mắt dao cau lúng liếng ấy. Người làng, kể cả kẻ có máu mủ xa gần với chị Lụa đều xa lánh chị nhiều năm nay rồi. Họ bảo chị có cái g̣ má cao sát phu, họ bảo vướng vào chị là bị vắt kiệt máu huyết c̣n hơn cả ngủ với ma cà rồng mạn ngược. Chị lại không chửa đẻ khi đă từng có ba người đàn ông thay nhau ở kè kè bên cạnh chứ phải ít ỏi ǵ. Khi ông thầy địa lư phát hiện ra miếng vườn đuôi chuột nhà chị th́ đó là chứng cớ duy nhất mà người làng dùng để khẳng định những lời đồn đoán vẫn làm họ bán tín bán nghi lâu nay. Họ đua nhau xoay lại nhà, lập lại vườn v́ đàn ông th́ sợ chết non, đàn bà sợ mang tiếng sát phu hoặc dâm đăng. Ai cũng lo lắng cho đạo đức suy đồi, nhất là của người khác. Để đối phó lại sự rẻ rúng, xa lánh và những lời thêu dệt ác ư đó, chị Lụa chỉ biết im lặng. Và do chị im lặng, không tiếp xúc, không bạn bè nên chị quên mất nhiều tiếng mẹ dạy cho hồi nhỏ, chị ăn nói lúng túng, càng lúng túng càng ít muốn tiếp xúc do đó, lại càng lúng túng thêm. Có những ngày chị đă tưởng ḿnh bị câm. Chị vào buồng hét to lên một tiếng rồi hát một câu trong đoạn chèo Thị Mầu lên chùa. Có một thời chị hát khá hay, nhưng trong hoàn cảnh hiện nay mà không bị câm là may lắm rồi. Chị thầm cám ơn Trời Phật và tự nhủ là không có ǵ phải lo sợ, chị chưa bị câm, chị vẫn hát được th́ chắc chắn là chị vẫn chửi được. Chị sẽ ra ngơ chửi một tràng cho hả hơi. Nghĩ thế, nhưng khi bước ra khỏi buồng th́ bao nhiêu khí uất biến mất đâu hết, chị vớ cái dao và lại gập người xuống thái củ dong riềng. Người làng Chiếu cho ḿnh có lư khi ghen tức, thù ghét chị và Lụa cũng có lư của ḿnh. Chị vừa thái rau vừa lấy lại thanh thản.

Như vậy là, dù cho ḿnh có lư hay bị bôi nhọ oan ức, Lụa vẫn  không chửi ai, không phân trần với ai như chị định bụng sẽ làm khi đang thử hét lên và hát lên trong buồng kín. Cuộc sống của chị lại nước chảy bèo trôi, lăn lộn trên miếng vườn với những đám dong riềng bạt ngàn thu hoạch lấy củ thái phơi khô làm bột nuôi lợn, hay bán cho người ta xay bột nước làm miến. Một số đám giỗ chạp, cưới hỏi trong làng, trong họ, khi không thể có lư do ǵ biện bạch hợp lư, người ta cũng mời chị, dù nghèo túng chị vẫn mua được chai rượu, thẻ hương cho đám giỗ và cái phong bao c̣m cho đám cưới. Đến, ngồi vào mâm ăn qua quưt, vài câu chào hỏi qua quưt rồi về. Chị kiêng nhất là dự lễ đón dâu hay nh́n mặt cô dâu, nếu chị sơ ư hay ṭ ṃ là ngay lập tức có người kéo tay rủ về nhà hay đi đến đâu đó. A, chị hiểu ra ngay: chị là goá phụ sát phu, là người mang cái dớp đen đủi cho các cuộc hôn nhân, cưới hỏi. Chị là hung thần của hạnh phúc. Lụa lui vào cái góc tối của ḿnh, đám dong riềng rậm rạp trong miếng vườn mênh mông và âm u quá đủ để che chở cho số phận không may. Cuốc xới, thu hoạch, mua bán, chợ búa tối tăm mặt mũi ban ngày và sống cho ḿnh ban đêm. Vào lúc nửa đêm, khi mọi việc trong nhà đă văn, chị lên cái giường rẽ quạt đóng bằng gỗ lim đă ba lần trải chiếu cưới, nay trống trải như băi chiến trường xưa ngựa nghẽo, trống kèn, xưa là tiếng la hét mê ly, chăn gối xô lệch nay th́ cỏ che mưa xoá, chị vặn to ngọn đèn lên, soi gương, dém tóc, trang điểm lại mặt mày đă bị một ngày cực nhọc tàn phá. Chị mỉm cười một ḿnh, tự hào, kiêu hănh v́ thấy ḿnh vẫn đẹp. Chị bỗng hiểu ra v́ sao chị không chửi to lên, hét to lên cho hả cái hận thù vẫn vô h́nh bao quanh cuộc đời khốn nạn của ḿnh. Bởi v́ chị c̣n đẹp và vẻ đẹp ấy chính là nguồn gốc cho mọi lời đố kỵ, đơm đặt đầy ác ư và nham hiểm. Nhưng chính nó cũng là vũ khí duy nhất và mạnh mẽ nhất của chị mà trong làng không ai có. Chị kiêu hănh lim dim mắt, thơng tay vuốt hai cái đùi thon thả rồi để yên bàn tay giữa khe núi,  ngủ thiếp dần đi trong nỗi thèm khát mơ hồ nhưng quen thuộc và không kém mănh liệt.

Từ ngày người chồng thứ ba về chầu tổ tiên, có một đêm vừa sửa sang mặt mày xong, Lụa vừa thiếp đi th́ có ai đè lên ḿnh. Chị ật người ngồi dậy, đạp một cái mạnh đến mức làm khối thịt đè lên người chị văng xuống đất. Nó lóp ngóp ḅ dậy và Lụa nhận ra đó là thằng cu Khả, con trai ông hàng xóm. Thằng bé chỉ mặc mỗi cái quần đùi trên người, quay lưng, định bỏ chạy. Lụa nhoài người túm được cánh tay nó. “Ngồi xuống đi, Khả! Em làm tṛ ǵ thế ?” Chị hỏi nó, giọng nghiêm khắc nhưng không ác ư. Thằng bé run như giẽ, rồi định thần, bước lại ngồi lên mạ giường. Nó nh́n chị, đôi mắt hết sợ, đau đáu như người đang khát: “Chị tha cho em, chị mà mách th́ bố đánh em chết mất”. Lụa bảo: “Ngẩng đầu lên! Em muốn ǵ chị?” Thằng bé lắp bắp: “Em muốn...” Lụa thấy ḷng đau đớn. Chị cho thằng bé một bát chè đỗ, nó từ chối nhưng chị bắt nó ăn bằng được, ngồi nh́n nó ăn hết, nó thở h́ hà, nó quẹt mơm rồi chị cầm cái bát thả vào chậu. Khả nói: “Chị đẹp mà thương người.” Lụa nh́n thằng bé mười sáu tuổi, đôi mắt có quầng, như mắt thằng dại. Chắc không chỉ đêm nay nó mất ngủ. Chị thần người, rùng ḿnh. Đàn ông đều thế. Chỉ là cọng rơm cho vào lửa mà thôi. 

“Bây giờ Khả về ngủ đi!”- chị nói. Thằng Khả vẫn đi lom khom, chui qua dăy hàng rào găng. Lụa nghe tiếng uỵch đấm đá rồi mắng chửi. Th́ ra đêm ấy ông Cả Phường không rời mắt thằng con trai. Ông đón lơng ngay chỗ cái lỗ chó chui nện nó một trận. Từ đó ông cấm cửa không cho nó bén mảng đến nhà chị hàng xóm. Ban đêm ông tống nó vào buồng. Không hiểu sao Lụa lại muốn nó sang chơi. Nhiều đêm chị mơ thấy nó đè lên ḿnh. Nhưng Khả không sang lần nào nữa. Nó mỗi ngày một gầy ṃn. Hai tháng sau nó ra tỉnh làm cửu vạn. Chỉ Lụa và ông Cả biết v́ sao nó bỏ làng ra đi. Ông Cả chém con dao rựa xuống mặt bàn: “C̣n nó th́ đàn ông làng này nhiều đứa chết sớm!” Rồi ông thừ người: “Tiếc làng này không có sông!” Câu ấy đến tai Lụa. Chị không nói ǵ. Người ta kể từ đời Hồng Bàng đến nay trong làng đă có không biết bao nhiêu cô gái đẹp hoang thai bị thả bè trôi sông, sau ngày nhánh sông Cau đổi ḍng và các cô gái biết đi nạo thai th́ mới thôi lệ ấy. Người ta không c̣n sông để thả bè c̣n thủ phạm và nạn nhân của t́nh yêu th́ đă khôn lanh lên nhờ học được thuật dối trá và tận dụng được tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Nhưng làng Chiếu không có ai đẹp nữa. Các cô gái dậy th́ đều giống như được mô tả trong các bài hát trẻ trâu, trở ḿnh một cái găy mười ba cái thang giường và một ông đạo diễn được tăng lương v́ có sáng kiến về làng Chiếu tuyển người đóng vai Thị Nở.  Người ta bảo gái đẹp của làng đă đi làm phi tần cho Hà Bá cả rồi. Cho đến ngày Lụa ra đời. Mẹ chị đặt chị vào đời như đặt một viên ngọc bên lối đi rồi biến mất vào cơi hư vô. Khi Lụa lớn lên, người làng sửng sốt v́ nhan sắc của đứa trẻ mồ côi. Hai ông hào mục xă bới móc nhau và một ông bị mất chức, một ông đi tù v́ tranh nhau làm “anh nuôi” của chị. Cả hai ông đều bảo rằng rất thỏa chí. Chính các bô lăo, những người tự thấy không c̣n khả năng vi phạm đạo đức và lệ làng, lại được thừa kế tính “trâu buộc ghét trâu ăn” vốn là một tục lệ ngàn xưa ở làng Chiếu, đă đốc thúc Lụa lấy chồng. Họ ngồi lại với nhau và đánh giá cô gái đẹp ghê đẹp gớm một cách dị thường ấy chính là nguyên do của t́nh trạng tranh giành trong làng và không khéo th́ sẽ có nguy cơ trâu ḅ húc nhau. Lụa lấy chồng trước sự vui mừng của người làng. Họ khuyên răn chị phải nết na, đạo đức, làm như đạo đức là món quà quư họ nhường cho chị độc quyền tận hưởng. Các vị bô lăo và người dân làng Chiếu vẫn cứ tin rằng té ra Cái Đẹp, như ruồi, “là thứ hiểm nguy, cái chân của nó cũng vi trùng nhiều”.

Nhưng dù thế, Lụa vẫn cứ phây phây trước mắt người làng. Khoai dong riềng của chị mỗi năm thu hoạch được hai lứa chứ không phải một như nhiều nhà khác. Một đàn c̣ trắng đêm nào cũng về đậu trên bờ tre quanh miếng vườn đuôi chuột của chị và ông Cả Phường cam đoan rằng mỗi sáng chị ta phải nhặt được ít nhất hai chục quả trứng chim. Chuyện này có thật.

Và hôm nay, anh họa sĩ xuất hiện. Lụa chặt vào ngón tay trỏ khi nh́n thấy anh ta. Chị đă quên chuyện đàn ông đến nhà. “Chết rồi! Tay chị có máu. “Anh hoạ sĩ Dzuy cúi xuống. Không biết làm ǵ hơn, anh xé ngay một miếng vạt áo sơ mi vốn nhem nhuốc màu vẽ như giẻ lau, nắm tay chị xem xét. Máu vẫn chảy ṛng ṛng nơi ngón tay trỏ của Lụa. Bên miệng vết thương đă có một bờ máu đông lại như tiết canh. Dzuy càng hoảng hơn. Anh đỏ mặt xấu hổ v́ sức dài vai rộng như thế mà không có cách ǵ giúp máu ngừng chảy trên ngón tay trỏ của một người đàn bà. Chẳng nhẽ cứ để máu me thế này mà băng lại? Không nghĩ ngợi lâu hơn, anh đưa ngón tay Lụa lên miệng mà mút khô chỗ máu đông. “Trời ơi! Sao anh lại làm thế!” Lụa rút ngón tay về rồi mạnh dạn bước vào nhà, lấy cái ghế đẩu đứng lên định quơ nắm mạng nhên trên mái tranh. Mái nhà th́ cao, Lụa tuy vào loại phụ nữ cao nhất làng nhưng chị không với tới được. Dzuy trân trối nh́n người đàn bà đứng trên cái ghế trước mặt. Đôi vạt áo nâu hếch lên, một vùng da thịt lấp ló và người ta thường nói không sai, hoạ sĩ là những người có thiên tư đặc biệt đối với những đường cong và những mảng tối sáng mập mờ, nhún nhẩy. Anh thấy khát khô cổ, trống rỗng như có con dă thú nào vừa mới vét sạch ḷng ruột anh đến tan nát. Cuối cùng th́ người đàn bà goá cũng lấy được một nắm mạng nhện nhưng nó không được dùng để dịt vết thương trên ngón tay v́ cả hai người đều đă quên mất ḍng máu bây giờ đă ngưng chảy và biến màu tím tái. Họ trân trân nh́n nhau mà không nói ǵ, không làm ǵ, họ đông thành đá.

Ngay vào lúc nửa đêm hôm ấy, anh hoạ sĩ bỏ mặc một đống lũ h́nh nhân làm dở, lần đến khu vườn h́nh đuôi chuột mênh mông ŕa làng. Anh rời bỏ người âm đến với sự sống, chỉ ra về vào lúc ba giờ sáng. Đêm sau anh cũng tới, nhưng ra về chậm hơn một giờ. Đêm thứ ba anh ngủ đến tận khi mặt trời đă lên gần ngọn sào và không may cho anh, khi thằng bé phụ việc hớt hải đến gọi v́ nó không biết c̣n phải làm việc ǵ nếu không có anh, Dzuy đang ngái ngủ và tê liệt v́ những cảm giác nguyên thủy anh chưa từng có, anh liêu xiêu bước ra khỏi nhà người đàn bà goá, hai tay dụi mắt, ai đă từng làm chồng đều hiểu ngay rằng nguyên nhân của sự mệt mỏi sáng hôm nay chính là những sung sướng đêm hôm qua. Một đoàn phụ nữ đi làm đồng đă tận mắt nh́n thấy cảnh ấy và đến chiều th́ toàn dân làng Chiếu nói vào tai nhau rằng, té ra cái đám h́nh nhân từ trước đến nay anh hoạ sĩ làm để bán cho dân làng thả bè trôi sông hay đốt thành tro bay lên trời đều do đôi bàn tay “đêm nào cũng sờ mó của thằng khốn nạn!” Họ quả quyết rằng đám h́nh nhân như vậy là chẳng có thiêng ǵ đâu, chẳng thể làm vật hiến tế cho thần thánh v́ chúng đă được làm bằng những bàn tay ô uế. Có một người đàn bà nổi tiếng là chính chuyên nói rằng bà ta mua một cặp h́nh nhân về nhà được hai hôm th́ đêm nằm bỗng thấy chúng biến thành đôi trai gái trần truồng nhảy múa với nhau và quấn lấy nhau như hai con rắn. Ông thầy cúng ra tay phán xét. Ông biết hành nghề mà không có h́nh nhân th́ chẳng khác ǵ vị tướng đánh trận không có lính. Ông bèn giải thích cho dân làng rằng, nói chung, xưa nay ít người có bàn tay sạch, kể cả đàn ông lẫn đàn bà và nếu như anh hoạ sĩ có máu mê tư chút th́ chỉ làm cho lũ h́nh nhân sinh động hơn lên mà thôi.

Họa sĩ  Dzuy được đà lấn tới và mấy hôm sau anh dọn xưởng đến nhà Lụa. Nào tre cật, giấy bồi, giấy trang kim, chảo nấu hồ và cả đất thó nữa, để chật cái sân trước đây chất toàn một thứ cây khoai dong riềng thường bốc mùi thum thủm sau mỗi trận mưa.

Đến đầu mùa thu hầu như các mảnh vườn có h́nh vào to ra bé kiểu đuôi chuột đă được xoay trở xong xuôi. Ông thầy cúng đă bái biệt mọi người nói là sẽ sang vùng khác giúp dân chúng đuổi trừ ma quỷ và chỉnh đốn lại kỷ cương trong việc đối xử với thánh thần và thổ công, địa phủ. Ông ta giắt lưng được khá tiền và đồ cúng lễ, trong đó có cả một chiếc áo the. Mọi người lúc bấy giờ mới nhớ tới những thửa ruộng cấy lúa mùa đang chín ngoài đồng. Họ yên tâm sau khi cúng bái, sửa sang vườn tược, chặt tre lạt bó lúa, thay những viên gạch vỡ trong sân để phơi thóc. 

Nhưng tai vạ lại đến. Cánh đồng tuy có màu vàng nhưng đó là màu vàng của rơm chứ không phải của hạt. Những hạt thóc mẩy hiếm hoi bị đàn chuột đến cắn phá. Người ta chán ngán ôm nhau khóc ngoài đồng. Người ta bảo do trận heo may về sớm làm mầu lúa bị gió thổi bay mất, hạt lúa không được thụ phấn nên chỉ có vỏ mà không có hạt. Một người nào đó bác lại ư kiến này. Ông ta nói: “Vụ mùa nào mà chẳng có gió heo may! Chiêm bóc vỏ, mùa xỏ tay, có hơi gió lạnh th́ hoa lúa khép lại liền. Lúa mùa nó không lẳng lơ, nhẹ dạ như thế đâu!” Nghe mấy tiếng lẳng lơ, nhẹ dạ, bà chính chuyên nhất làng liền tru tréo như vừa t́m ra một thứ chân lư miễn bàn căi và góp ư: “Thôi chết rồi! Cái con Lụa! Chính nó đă gieo thói lẳng lơ cho mèo chó, trâu ḅ và nay đến cây cối. Chính nó đă không chịu sửa lại miếng vườn đuôi chuột”! Mọi người ớ ra, quả là điều hai năm rơ mười như thế mà phải đợi khi bà ấy nói ra mới để ư.

Không ai bảo ai, mọi người chạy về làng. Họ tập trung trước ngôi nhà tranh có miếng vườn đuôi chuột ở ŕa làng Chiếu. Nhưng ngôi nhà không c̣n ai. Đêm qua anh hoạ sĩ Dzuy nằm mơ thấy một chú bé mặc quần đùi đứng bên giường ḿnh, xanh xao, đôi mắt sáng rực khát vọng, thèm muốn. Nó bảo anh: “Anh phải đưa chị ra khỏi nhà trước khi gà gáy sáng”. Đó là thằng Khả.

Dzuy đă đưa người đàn bà goá mà anh yêu ra đi khi chưa rơ mặt người. Anh nghĩ rằng, trước khi để Cái Đẹp có thể cứu được thế giới th́ trước hết phải cứu Cái Đẹp đă. Cho đến bây giờ, nhiều năm trôi qua mà vẫn không ai biết anh đă dẫn người đẹp làng Chiếu của ḿnh đi đâu ?