ThueGiuong

Thuế giường

Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thân

 

 

Một trong những sai lầm của ông có lẽ là cưới phải một bà vợ hơi bị trẻ. Bà thua ông dễ đến mười hai tuổi. Ông cưới bà lụp chụp, tức tưởi sau chuyến tu nghiệp ở Đức về với tiền nong, xe cộ, thùng hàng và cái bằng tiến sĩ ngôn ngữ học xênh xang. Bà cô già của ông, ở vậy một đời cô đơn để chăm chút cháu. Bà, người ơn, chỉ thị cho ông là đến lúc phải cưới một con vợ cho nó vun quén, giữ gìn mớ của nả ăn một đời không hết, cũng như chăm chút cơm canh đặng ông còn tiến lên nhiều nữa trên bước đường danh vọng đã bắt đầu thênh thang. Bà giới thiệu cho ông một cô hàng vải trong khu phố, "đẹp mê hồn", đúng là bọc trong nhung lụa vì cô bán buôn, bán lẻ nhũng thứ đó. Cũng như những cuộc tình trời cho khác chủ yếu nhờ hoàn cảnh ngẫu nhiên, ông bị ngã nước sau khi xuống sân bay dược mấy ngày. Với sự a tòng và giúp dập của bà cô, cô hàng vải ngày ngày chăm chút cháo lão cho ông trong bệnh viện. Khi ông lành bệnh thì rơm đã ngấu và Thượng Đế quẳng vào một que diêm, lập tức lửa bùng cháy trong căn phòng nhỏ dành cho ông, giữa những kiện hàng chưa mở, xe Sim Son, áo lông Đức và trên bàn là cái đíp-lôm đỏ chói. Ông không còn nhớ sự kiện trọng đại ấy diễn ra như thế nào. Bà cô và cô hàng vải đưa ông từ bệnh viện về sau những ngày hồi phục khá nhanh, bà bỗng biến đâu mất, điện lại bị cúp đột ngột (dạo đó tổ máy 1 của Sông Đà chưa chạy), gió mùa đông bắc ào ào thổi tới thành ra phải đóng hết cửa, đất nước thi chưa đổi mới nên cả một bao diêm chỉ cháy được hai que, một  que bị tắt ngay vì tay ông run rẩy, que kia thì cháy đủ để tìm thấy cái đèn dầu hoả. Nhưng đó là que diêm cuối cùng.

Lúc đó ông không nhìn thấy gì hết trong căn phòng tối om, tim ông đập loạn xạ. Rồi ông thấy lướt qua mình cái Đẹp được bọc trong bộ quần áo mềm và thơm nức, hàm chứa quá nhiều ẩn ý. Ông ý thức được mình lúc đó là một thằng đàn ông mới cường tráng trở lại, liền vòng tay quờ một cái, thế là như ông chạm phải một quá mận đã chín mùi, quả mận rơi xuống trong căn phòng tối. Mọi việc sau đó xảy ra thế nào thì ông không nhớ nổi nữa. Chỉ biết là, mãi sau này, nhũng lúc thấy mình quá bất hạnh trong cuộc hôn nhân không vùa ý, ông đổ cơn giận lên đầu Sở Điện Lực và Nhà máy Diêm. Ông thực sự bất hạnh. Của cải mang từ Đức về nhiều thứ nhiều món, thùng này thùng kia, rất có ý nghĩa với ông và nhũng người nghèo trong cơ quan, đường phố nhưng không còn đủ để gây được ấn tượng như lúc ban đầu đối với vợ ông nữa. Vì lấy chồng, chị 'đành phải rời sạp vải về vun quén của cải và chăm bẵm ông. Tất nhiên, dù là tiến sĩ, lương của ông lĩnh ở Viện đưa, chị tiêu vèo một cái như chiếc lá rơi, những khoản chi tiêu to lớn còn lại đều dựa vào các thứ mang nhãn hiệu Đức. Khi những thứ này vơi đi và cạn kiệt thì chị phải sờ tói món dành dụm, bớt xén được của bà mẹ hồi bán vải. Chị không cho ông biết là chị có món tiền đó. Chị phải thủ chứ! Chị đâu phải là thứ dại trai hay dại chồng! Cái dại nhất của chị là dù ngồi sạp vải từ hồi còn là thiếu nữ, chị vẫn ước lượng và đánh giá quá sai lệch mớ của cải ông mang về, cũng như đánh giá quá cao mảnh bằng của ông. Chị có yêu ông không' Có lẽ là có. Đã mủi lòng khi ông ốm, hào hứng trước những triển vọng bà cô vẽ ra, xiêu xiêu vì lời nỉ non của mẹ, nhà ta có tiền rồi chỉ thiếu cái danh, cuối cùng đổ cái rụp vì chất lượng diêm nội hóa.

Sau đêm ấy chị coi như mình đã có chồng, người chồng đó đã là ông! Nhưng "củi nào lửa ấy”. ánh hào quang của đống của cải cũng chóng phai mờ như những say đắm ban đầu của tình yêu do hiệu ứng hàng Đức một thời. Chị trở lại người bán vải sáng suốt, quyết định áp dụng trong cái gia đình nhỏ bé của mình một số biện pháp mà các nhà làm ngân sách gọi là những biện pháp khắc kỷ tình thế. Gia sách này chính là nguồn gốc bất hạnh của ông. Chị cắt món thuốc lá, rồi đến cà phê, sau đó giảm các khoản chi tiêu hàng ngày. Vì sao ông lại cần hun khói và uống cà phê nhiều đến thế để thức gần trọn đêm viết những bài tiểu luận dài dằng dặc phân tích một câu nói chẳng hạn 'Tôi buồn" hay "Tôi đói" là chứa mấy hàm ngôn và hiển ngôn! Còn bà cô thì đi lễ chùa cầu tự thằng cháu đích tôn nối dòng quá nhiều và tốn kém (chị vẫn không sao sinh đẻ được) trong khi chị biết không phải Phật giúp mà chỉ cần ông chăm chỉ và mạnh mẽ hơn trong việc chăn gối. Khoản đồ lễ, tiền xe và cúng dường tam bảo của bà cô phải bớt. . .

 

Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng giải pháp tình thế  thì bao giờ cũng chỉ là tình thế, không thể duy trì lâu dài. Trước hết, chị là người chủ xướng triết thuyết tiết kiệm nhưng lại phá rào đầu tiên. Khi cả nhà, nghĩa là bà cô tốt bụng, nhà ngôn ngữ và chị mỗi người một góc ăn hết bát cơm chiên (có lúc không mỡ) của mình để ai làm việc nấy xong thì chị ra chợ vào hàng bún ốc lừng danh rất quen miệng hồi còn bán vải. Chị gọi bún, gọi ốc, xin thêm nước lèo nước me, nước bỗng, rồi ớt, rồi rau rồi hành, thút thít chén phũ phê đến mức phải chống tay lên đầu gối mới đúng dậy nổi. Không có gì phải áy náy lương tâm, chị không ăn bằng tiến áo lông Đúc mà bằng tiền của chị góp nhặt được nhờ trí thông minh vô hạn của một cô hàng vải lão thành. Hàng chục năm chị đo hụt của khách hàng mỗi khúc vải vài xăng ti mét thôi thì chị không sắm hạt xoàn mà chỉ ăn bún ốc là chị còn phúc đức chán. Còn ông, hãy để ông nhấm nháp hiển ngôn, hàm ngôn của ông thay cà phê còn bà cô thì cứ tự làm no bụng bằng kinh A-di-đà buổi sáng.

Tất nhiên những bí mật vụn vặt đó dần dà chẳng còn là bí mật nữa. Cái bụng mỡ và thân thể phốp pháp đã tố cáo chị trước bàn dân thiên hạ. Bà cô lo lắng cho sự nối dõi, nói xa nói gần đến “cây đu đủ đực nhà tôi còn ông tiến sĩ thì bắt đầu thấy uể oải vì ăn uống không được phủ phê như ngày mới về nước, ông không thể có phản ứng gì trước hành vi ăn uống thiếu gương mẫu của người cầm tay hòm chìa khoá là chị. Tuy thế, không ai bắt buộc ông phải giữ lòng tin và tinh yêu đối với chị như trước đây. Cái béo tốt, cái phì nộn thường không đi đôi cái mỹ miều, cái dễ thương cho nên chị đã 'có lúc ồng thấy nhờm tởm trước cơ thể mầu mỡ của chị như nhà tu hành đạo cao đức trọng mà không may bị mời vào bữa cỗ thịt chó của phường tham ăn tục uống.

Thay vì mùi mẫn với chị, ông say mê khoa học ngôn ngữ. ông lao vào viết lách để kiếm thêm tiền cà phê và nhân thể quảng bá cho dân chúng môn khoa học cao siêu dạy người ta từ ĂN có ba mươi hai nghĩa trong đó có nghĩa không ai ngờ như làm tình (ăn nằm) vân vân. Tất nhiên phản ứng ấy của ông đã gây ra hậu quả tiêu cực vì đương nhiên khoa học thường mâu thuẫn với ái tình. Ông thức đêm khi chị ngủ và chờ đợi, ông ngủ khi chị đi chơi ngồi lê đôi mách với hàng xóm. Cái cộng đồng nhỏ được gắn lại bằng hàng Đức bằng cấp Đức trước đây trở nên lỏng lẻo vì không chỉ hết hàng, hết tiền, bằng cấp xếp xó mà còn vì thiếu cả tình yêu, nhất là tình dục. Tất nhiên, trong tình trạng ấy dẫn tới sự phát triển không đồng đều của các thành viên. Chị thì mỗi ngày một phởn phơ, láng bóng, ông teo tóp, gầy còm, bà cô thưa đi lễ chùa hơn đến mức tạo ra được một tin đồn là do bà bị một ông sư phụ tình. Rốt cuộc chỉ ngôn ngữ học nước nhà và đạo Phật là bị thiệt.

Cho đến một ngày định mệnh, khi nền kinh tế mấp mé vực thẳm đến chỗ không còn cơm nguội để chiên buổi sáng nữa, chị ngủ dậy trưa, mặt phờ phạc vì suốt đêm thao thức bày mưu tính kế, bước tới cái bàn viết của ông, giật chiếc bút bi trong tay ông đặt lên bàn rồi nói với vẻ trang trọng

- Anh Đán, tôi muốn bàn với anh một việc. Từ ngày mai anh với cô ởnhà lo liệu, tôi đi buôn đường dài!

Ông ngớ ra, đang nghĩ xem câu nói xanh rờn này có hàm ngôn gì không thì chị đã nói xối xả:

- Anh biết rồi đấy, từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ tôi chưa biết khổ là gì. Lấy anh tôi phải bỏ sạp vải. Bây giờ người  ta cho mua bán thoải mái rồi, con Loan mới ra chỗ mẹ hơn một năm mà lên được Đờ Rim. Thằng chồng nó chẳng có bằng cấp gì sất mà lấy một lúc ba cái vila cho Tây thuê tháng. Người ta thị trường thì ..tôi cũng thị trường, tôi kém cạnh gì ai mà phải ngồi chết già ôm gỗ mục.

Ông mừng rơn. Kể ra mấy từ “ôm gỗ mục” đương nhiên là biểu tượng hai mặt có ẩn ý, nhưng ông cần quái gì mà chấp ngôn ngữ đàn bà. Cái cốt yếu là chị đi buôn đường dài, mở ra một sinh lộ cho cả nhà, dù là gỗ mục thì ông cũng phải thích thú được bao cấp để nghiên cứu khoa học và được xa cái Đẹp phì nộn mà ông đã chán tới tận cổ. Ông nói với chị:

- Cái này thì tùy em. Nhưng... Ông định cảnh báo mấy câu như mọi ông chồng khác vẫn làm trách nhiệm của mình để gìn giữ gia phong trong trường hợp vợ sắp đi xa. Nhưng ông không nói nữa, bởi vì ông vốn rụt rè và từ trước tới nay chưa hề nghi ngờ hay nghe được tiếng tăm gì về mặt tiết hạnh của chị.

Ở đây cần làm rõ điều này mà chẳng cần trí lực của một Sê-lếch Hôm. Khi một đôi vợ chồng không có con cái mà quan hệ lỏng lẻo tới mức tiền ai nấy tiêu, chăn ai nấy đắp thì trong trường hợp người vợ đi "buôn chuyến đường dài", các thống kê xã hội học tin cậy cho biết có đến 91% các bà không giữ được an toàn văn hoá. Chị ra di đúng trong hoàn cảnh gia đinh như vậy, đương nhiên là để tim ra lối thoát cho mình về mặt kinh tế và thẩm mỹ. Sau này thực tế đã chứng minh chị thành công. Nhà đang túng, chị làm ra tiền. Là ngươi đẹp bị bỏ rơi, chị được một hoàng tử đến ôm ấp, vuốt ve. Người đàn ông bạn buôn của chị cũng là một kẻ thông minh tuy ít học, trẻ hơn chồng chị năm tuổi, anh không biết từ ĂN có ba mươi hai nghĩa nhung rất sành ăn và cái quan trọng hon nhiều là anh tìm ra đủ tiến để thoả mãn cái sành ăn đó của mình và của chị nữa. Hà Nội Đồng đăng có bao xa, đổ hàng vải xuống chợ Ninh Hiệp xong là chị về nhà với ông, với ngôn ngữ học, không quên mua nào lê nào táo, nào tượng Phật, chuỗi hạt cho ông và cho bà cô, hào phóng khác thường về mặt tài chính, chị để lại cho hai cô cháu những món tiền lớn mỗi tuần, lớn đến mức ông khôi phục được món cà phê có thuốc lá buổi sáng và thuốc lá có cà phê buổi chiều. So với thời gian bán áo lông Đức để tiêu pha thì thành quả của nền kinh tế thị trường thật tuyệt vời đối với gia cảnh ông. Cứ sau bảy ngày, nghĩa là vừa vặn một chuyến khứ hồi Hà Nội - Đống Đăng, một vòng quay gồm việc gom tiền, bắt mối, lên tàu, mua vải, đóng kiện, “làm luật”, nghi binh, đấu trí với các trạm thuế, đổ hàng, lại gom tiền, bắt mối... Đoạn mềm mại nhất trong chuỗi xích khắc nghiệt đó là một ngày một đêm cùng người bạn buôn về nghỉ ngơi zui zẻ ở một khách sạn nhỏ tỉnh lẻ quanh Hà Nội, khi Bắc Ninh, khi Hải Dương, khi Hà Đông, có lần ngay ở Gia Lâm. Hoàn tất xong chương trình giải trí vừa đúng chiều thứ bảy, chị về nhà, đặt lê táo lên bàn thờ, đưa tiền cho ông, ngủ một đêm, sáng hôm sau gặp lại người bạn buôn bạn tình ở nơi nào đó rồi lại lên tàu, lại mở đầu vòng quay huyền diệu mê ly khác. Sự có mặt hàng tuần của chị đưa lại sinh khí cho căn nhà vắng vẻ đang túng thiếu, ông nhờ có cà phê mà đẩy mạnh được nghiên cứu ngôn ngữ còn bà cô trở thành một trong những người cúng dường tam bảo hậu hĩnh nhất, cũng nhờ thế bà rửa được cái tiếng oan Thị Kính ngày nào. Mọi người, kể cả tôi nữa đều ngợi ca công ơn chị đối với đạo Phật và ngôn ngữ học nước nhà cũng như chắc mẩm rằng cái gia đình ấy đang trở lại hạnh phúc. Nhưng nghĩ như thế là hơi bị nông cạn. Quả là cuộc sống vật chất được khởi sắc đã làm thay đổi trạng thái tinh thần của ông. Đầu tiên, ông nhìn nhận chị bỗng có giá trị hơn là ông tưởng, té ra chị không chỉ là một người đàn bà đẹp mũm mỉm mà  còn đảm đang và tài ba, có thể gồng gánh lên vai cả một gia đình qua cơn nguy khốn. Chị vui vẻ lịch sự và có phần yêu chiều ông hon trước rất nhiều. Sự kính trọng được lấy lại cộng với sắc đẹp của người vợ được phục bồi tất yếu là phải kéo theo sự hồi sinh của anh yêu.

Cũng như chị trong thời kỳ băng giá giũa hai vợ chồng, ông vẫn tự hỏi là khi cưới chị, ông có yêu chị không? Dạo đó ông không dứt khoát trả lời, nhưng bây giờ thi ông thấy quả là có. Với tâm trạng đó, ông thấy cái béo tốt của chị là một diễm phúc trời ban cho thân thể gầy mòn của ông, đôi mắt lúng liếng của chị là cửa sổ một tâm hồn nồng nhiệt. Dù chưa một lần đi khám bác sĩ, ông tự nghĩ sở dĩ chị chưa mang bầu được với ông là do chính ông chứ không phải Trời Phật ghen ghét. Ông mong chị về nhà hàng giờ, hàng ngày, không phải vì món lê, táo Trung Quốc hay bọc tiền mà với sự mong mỏi của thằng đàn ông xa vợ, cái mà những nhà tâm lý học cao siêu ghi vào sách là hội chứng nhớ. Sự suy nghĩ nông cạn của chúng ta, dù quý độc giả là những người  rất thông minh chính là chỗ này: chúng ta nhìn sự vật hơi tĩnh mà không tính đến sự thay đổi tình cảm rất lô-gích của ông. Chúng ta chỉ biết ông chán chị như người đời chán món cơm nếp nát chứ chúng ta không đoán nổi sự thay đổi thầm kín trong ông, một con đực mấy lâu ngủ quên vì hiểu lầm và bị hiểu lầm. Ông rạo rực, ông thèm khát, ông từng chán món cơm nếp, nhưng đó là khi ông no, còn bây giờ ông đang đói, thậm chí đói rã họng cả tuần lễ. Theo lệ thường, chiều thứ bảy chị về. Chị xử sự như mọi người đàn bà ngoại tình nhưng đoan chính khác là không bao giờ họ vắng mặt vào chiều hay tối thứ bảy. Đó là buổi chiều thiêng liêng của những cặp vợ chồng bận bịu vì công việc cơ quan, vì đưa đón con cái học hành và tiếp khách suốt tuần. Những người thích đùa khi ngồi lại với nhau thường gọi ngày thứ bảy là ngày nộp thuế tuần. Họ coi trọng ngày đó như người Mỹ coi trọng ngày 15 tháng Tư là ngàyđóng sổ thuế năm vậy. Tất nhiên đó chỉ là một cách nói để ám chỉ một đêm đóng thuế ngọt ngào. Chiều thứ bảy đầu tiên, mọi việc giữa ông và chị đều suôn sẻ tuy tẻ nhạt như trước đây. Tuần lễ thứ hai, thứ ba cũng thế. Nhưng...

Đến chiều thứ bảy của tuần lễ thứ tư, chị lại về như lệ thường. Bà cô đã xong cơm nước, ông cắm bình nóng lạnh sẵn. Toa lét được bổ sung thêm một miếng CAMAY đầu đen. Về phần mình, ông tắm rửa từ chiều, tạm ngừng việc viết bài khai thông dân trí về ngôn ngữ, ngồi đọc cuốn sách tiếng Đức trong đó tác giả ba hoa về khả năng vô tận của người đàn ông để củng cố lòng tin, nạp thêm hai chén nhỏ rượu tắc kè, ông ngồi đợi chị với nỗi háo hức của người chồng nghèo nhưng sẵn sàng và chung thuỷ. Ông không hề biết là sáng hôm đó - đây là lần đầu tiên - sau khi đổ hàng, gom xong tiền ở chợ Ninh Hiệp, chị và người bạn buôn mới được đề bạt là người tình của chị hai ngày nay, đã nhảy Ô tô buýt xuống Gia Lâm thuê một phòng ở khách sạn Trăng Tròn.

Tuy là ngày đầu tiên sống với người tình nhưng chị cũng kịp thức giấc vào quãng bốn giờ chiều, tân trang lại những thứ nhàu nát, kể cả nụ cười, từ giã anh bạn buôn rồi lên xích lô về nhà chỉ cách khách sạn có ba cây số đường chim bay. Ông cảm dộng vì sự đúng giờ của vợ, mềm lòng vì những cử chỉ âu yếm từ phía người đàn bà “hồi chánh” mà ông vẫn  tưởng là không còn biết âu yếm nữa.

Chị chăm chút gội đầu, tắm táp, mở máy sấy tóc sè sè. Trong khi làm tất cả những việc ấy, đầu óc chị lâng lâng. những cảm giác lạ lùng ở căn phòng khách sạn, cái cảm giác mà không người ăn vụng nào không có. Ông sốt ruột nằm đọi chị trên giường. Khi đã khô tóc và thấm mệt (chắc quý độc giả đã hiểu vì sao chị lại thấm mệt), không có cách nào khác, đúng hơn, không có chỗ nào khác, chị đành bước vào phòng ngủ với ông. Nhưng trong khi giá trị của chị đang tăng vọt lên trong mắt ông thì, buồn thay, giá của ông lại hạ xuống kinh khủng trong mắt chị. Cứ lung tung như thị trường chứng khoán vậy. Chị vẫn không dứt được hình ảnh người tình, cái cung cách anh điều quân khiển tướng để thoát được trạm thuế Đồng Bành, cái uy nghi đầy vẻ hảo bán của anh khi anh đè bẹp yêu sách của bọn cửu vạn và cơn bão táp ngọt ngào tàn phá thân thể chín nẫu của chị trong căn phòng đầy đủ tiện nghi vừa mới qua trưa nay. Trước mắt chị, trên cái giường trải nệm nhưng cái nệm đã quá đát như người nằm trên đó, nhà ngôn ngữ học với bộ tứ chi dài ngoẵng mang hình chữ Y chữ I thẽo thượt và lỏng lẻo. Có lần ông bảo: 'Tất cả giá trị của tôi là ở trong đầu tôi".. Vì chúng nằm trong đầu ông nên chị chưa bao giờ nhìn thấy chúng, đếm được chúng, trong khi chị đã tận hưởng cái giá trị trời cho đó ở bắp tay, bắp chân ngươi bạn buôn, những tệ, những USD, những đồng trong cái ví da cá sấu của anh ấy. Và cách anh trả tiền mới tuyệt làm sao! Anh xoè mớ bạc mới như người đàn bà quý phái xoè cái quạt, người tài phán khách sạn chỉ việc tự đếm lấy đủ số. Chị uể oải nằm xuống cạnh ông và trong khi ông quýnh lên như một con rối trong tay thần Dục Vọng, chị khẽ đặt tay mình lên tay ông như để can ngăn và nói một câu cho đến bây giờ vẫn làm đau đầu các nhà ngôn ngữ học: “Tối nay thứ bảy, em mệt".

Giá như ông là một lò lửa thì gáo nước lạnh chị vừa dội xuống thừa sức làm nó tắt ngấm. Nhưng ông lại là một nhà khoa học, lửa của ông là lửa tình và như quý độc giả từng trải đã rõ, thứ lửa đó càng dội nước càng bùng lên.

Ông vật lộn, van nài, cáu kỉnh cho đến lúc mọi thèm khát, hào hứng tắt ngấm mà vẫn không lay chuyển được chị băng giá mệt mỏi trên giường. Ông đành ngồi dậy, đến bàn làm việc hút thuốc, suy nghĩ và cầu cứu ngôn ngữ học, mong có cơ may phanh phui, phát hiện cái mới trong câu nói xanh rờn của chị đó. "Tối nay Thứ Bảy, em mệt!” Câu này rõ ràng có một hiển ngôn, đó là ấy mệt thật, một cái mệt thuộc về thực thể sinh vật. Nhưng hàm ngôn của câu nói ấy là chị, với tư cách người chồng lại chuyên về ngôn ngữ, ông phải tìm ra bằng được. Theo Descartes, với những khái niệm thuần tuý cổ điển, thi câu nói này ít nhất có ba hàm ngôn: Một, còn chậu đồ vừa thay ra đó, anh giặt hộ em, anh yêu. Hai, "sáng mai chúng mình không nấu nướng như ngày chủ nhật trước mà đi ăn tiệm". Ba, có thể đây là hàm ngôn chính : đêm nay anh đừng...". Ông vò đầu. Tư duy của nhà khai sáng Pháp không thể chối cãi. Nhưng tại sao có thể như thế cơ chứ? Trả lời câu hỏi này của ông là một chuyện hiểm hóc. Hiểm hóc như cái nút trong đền thờ thần Dớt ở Gordon mà một sấm truyền cho biết ai mở được có thể làm vua châu Á. Tìm ra hàm ngồn này ông sẽ làm chủ được chị. Ông sẽ trở lại ngai vàng đêm nay. Ông cáu giận, xin độc giả cảm thông, ai mà không cáu giận trong hoàn cảnh éo le như thế cơ chứ? Rồi, như Alexandre Đại Đế, người không chịu mở mà chặt phăng cái nút Gordon bằng một nhát kiếm coi khinh thần linh, ồng gầm lên như một gã vũ phu: 'Thì cô cũng phải đóng thuế cho tôi chứ!" Lại xin độc giả lượng thứ, ai mà không vũ phu trong hoàn cảnh éo le như ông?

Hình như chỉ chờ có thế, chị gập người ngồi dậy Và chị xỉa xói như cái vòi nước rửa xe mà chúng ta vẫn  thấy trên vỉa hè:

- Tôi nói cho anh biết, anh đừng có giở cái giọng ấy ra. Vậy anh không biết những đồng những cắc mà tôi mang về cái nhà này là nhờ trốn thuế à? Nhà nước chưa thu nổi thuế tôi, huống gì anh!

Tuy giận đến điên người nhưng ông hiểu ngay rằng, trong những ngày trước mắt, có thể những năm trước  mắt, khi ngôn ngữ học chưa trở thành món ăn của quảng đại quần  chúng thì ông vẫn chưa thể có cách nào làm ra chừng ấy tiền như số tiền chị vẫn đưa bàng tuần cho ông. Và như quả táo xanh lại một cách miễn cưỡng. ông cười nhạt một cái rồi nằm xuống bên chị. Ông bất cần, ông khịt khịt khinh bỉ, ngụ ý như thế.                                                         

Vì vẫn không có cách gì làm ra tiền, ông đành chịu sống trong cảnh “cám treo heo đói" như thế trong hai năm. Chị vẫn về nhà đều đặn hàng tuần như những người  đoan chính khác. Cả khu phố - tất nhiên trừ những độc giả quý mến đã đọc truyện này - thì vẫn nghĩ là vợ chồng ông tràn trề hạnh phúc. Cho đến một hôm, số phận đã mỉm cười vòi ông.

Trong trận chung kết Mondial vùa qua, nhờ lây sở thích ham mê bóng đá tứ người tình, chị đưa bóng đá lên giường. Trong không khí cực kỳ vui vẻ, chị thách ông cá độ. Chị hào phóng hứa sẽ nộp thuế cho ông…nếu ông thắng. Ông mừng rơn, bắt ngay Braxin trong khi chị sùng bái và gửi gấm lòng tin vào những cầu thủ Ý to con và đẹp mã. Như ta đã biết, ông thắng. Chị giữ lời hứa một cách nghiêm chỉnh, nghĩa là nộp thuế cho ông, tuy vậy chị không lấy gì làm thú vị vì đã trót hứa với ngươi tình chỉ làm chuyện đó với chồng sau khi anh ta chết, mà anh ta thì trẻ hơn ông đến năm tuổi.. .

Sau ngày vàng son của trận chung kết Mondial, ông lại vẫn chua làm ra tiền và vẫn phải sống trong cảnh "cám treo heo đói". Dù ông đã từng buôn lậu bên Đúc nhung giờ đây, tận trong tâm khảm, ông chân thành căm thù những người trốn thuế.

Ông ngóng chờ Paris. Chắc đến năm 1998, ông vẫn chưa già đi bao nhiêu. Ông mơ mình vẫn thắng cuộc. Nhưng liệu chị còn mê bóng đá và ham cá cược nữa không?