NguyenQuocTruLinhHonCuaBien

Linh hồn của biển

Nguyễn Quốc Trụ

2000

 

«Rồi bỗng bạo dạn hơn, chị choàng qua, siết ṿng tay lại»

«Anh cũng đừng nghĩ quẩn quanh nữa. Em không giận anh đâu. Em cũng… thương anh lắm !»

«…Xong rồi anh ạ… Vâng, lúc năm giờ sáng, trong tay em… »

(Biển, truyện ngắn của Miêng)

 

Một tác giả người Mỹ, trên tờ The New Yorker cho rằng, trong thị trường sách, cũng như trong thị trường phim, có hai loại ăn khách (hits): sách ngủ (sleepers) và sách bom (blockbusters). Những tác giả như John Grisham, Tom Clancy hay Danielle Steele viết loại blockbusters. Sách của họ được quảng cáo rầm rộ, ngay từ khi chưa in; và khi in ra, chỉ trong vài ngày là đứng đầu bảng. Nhưng chỉ trong một vài tuần lễ là từ từ nguội dần. Độc giả biết rất rơ về món hàng họ mua: tiểu thuyết Danielle Steele luôn luôn là tiểu thuyết Danielle Steele. Sleepers, những cuốn sách ngủ, số lượng bán ra không làm sao biết được, bởi v́ nó cứ từ từ đến với bạn đọc, thường là qua một người bạn giới thiệu (Bạn đă đọc Biển của Miêng chưa?, đại khái vậy). Ở Mỹ, sleepers được bán ở những tiệm sách độc lập, những nơi mà khách hàng thường hỏi như vầy: (Mới đây, dạo này), có cuốn nào đọc được không?

 

Cá nhân người viết lần đầu làm quen với Miêng, qua truyện Biển, đăng trên Thế Kỷ 21. Đọc, chú ư, nhưng để lại đó, cho đến khi một bạn văn hỏi: đă đọc truyện đó chưa. Sau này anh bạn nghĩ, chính anh mới là người làm tôi chú ư đến một tác giả c̣n đang ngủ như Miêng.

 

Đây là một kinh nghiệm hết sức cá nhân, và nó c̣n liên can tới một cái tôi đáng ghét, nhưng cũng xin được viết ra.

 

Thời gian ở Trại Cấm Thái Lan, người viết có tự dịch một truyện ngắn, Bụi, và đưa cho một bà Mỳ làm thiện nguyện trong trại. Sau khi dọc, sửa cho đúng văn phạm, cú pháp, bà gửi cho một người quen, làm cố vấn văn chương cho một tạp chí ở Mỹ. Ông này trả lời: truyện ngắn không hẳn truyện ngắn, mà là một thứ «drama» (kịch). Ông phân tích giữa hai thể loại, rồi yêu cầu: tôi cần ít nhất 20 truyện ngắn như thế này, nếu muốn lăng xê tác giả. Một truyện ngắn mà đạt tới «drama» như trên, có khi chỉ nhờ ăn may, nhờ sống ở Trại Cấm. Nó do Trại Cấm viết, chưa chắc của tác giả!

 

Khi đọc Biển, có lẽ tôi đă có cùng một hoài nghi: ḿnh cần phải đọc chừng 20 truyện nắn như vầy.

 

(Theo tôi, c̣n rất nhiều người đă bỏ qua Biển: lại chuyện vượt biển !  Chỉ nội cái tên truyện, đă cho thấy, đây là một giấc ngủ dài, sau khi đă quá mệt mỏi).

 

Vào năm 1992, một người đàn bà có thời đă từng là một nữ nghệ sĩ tŕnh diễn tên là Rebecca Wells xuất bản một cuốn tiểu thuyết, Little Altars Everywhere, tại một nhà sách nhỏ, nay đă dẹp tiệm, tại Seattle. Wells th́ vô danh, nhà sách th́ không có tiền để quảng cáo. Tuy nhiên, bà có một người bạn, trải qua Lễ Tạ Ơn với một người bạn, là người sản xuất (producer), của chương tŕnh «All Things Considered» thuộc đài phát thanh «National Public Radio». Ông này đọc cuốn sách, và chuyển qua cho Linda Wertheimer, chủ nhân một chương tŕnh TV. Linda khoái cuốn sách quá, thế là bà đưa Wells lên đài. Một thính giả ở Blytheville, Arkansas nghe cuộc phỏng vấn kể trên. Ông này lại có bà vợ tên là Mary Gay Shipley, chủ một tiệm sách trong thành phố. Ông chồng mua sách tặng vợ. Mary Gay quá mê nó. Thế là Wells tỉnh ngủ, cứ lên dần, và trở thành một tác giả có sách bán chạy nhất.

 

Nhà văn người Nhật Kawabata, Noel văn chương 1968, trong bài mở đầu tập truyện «Những truyện ngắn ở trong ḷng bàn tay», viết: «Những người viết, khi trẻ thường làm thơ. Tôi, thay v́ làm thơ, viết những truyện trong ḷng bàn tay… tinh thần thi ca những ngày trẻ thơ của tôi sống măi ở trong chúng».

 

Biển, của Miêng cũng thuộc loại truyện ḷng tay. Đọc, tôi nghĩ, ngoài tinh thần thi ca ra, c̣n có những giọt nước cam lồ nhỏ xuống cho cả một thế hệ: một người đàn bà khóc thương một người đàn ông mất trí nằm trong bịnh viện và trong những giờ phút cuối cùng, người đàn ông lầm vị nữ bồ tát với người vợ đă chết, cùng với con cái, trong lần vượt biển.

 

Lầm lẫn, có lẽ không phải như vậy. Hoặc đây là giá trị biểu kiến của truyện. Trong cuốn Chữ và Vật, Michel Foucault cho rằng người điên, hay Kẻ Khác (l’Autre),  là một người nh́n tất cả sự vật  đều giống nhau, khác với người b́nh thường, hay Kẻ Vẫn Thế (le Même). Cũng trong cuốn sách, ông cho rằng tự tử là phán đoán sáng suốt cuối cùng của một con người b́nh thường.

 

Nếu chúng ta chấp nhận hành động vượt biển như là phán đoán sáng suốt sau cùng, như vậy người đàn ông sống sót trong khi vợ con chết hết, đă thực sự tin rằng người đàn bà đang nhỏ lệ là vợ của ông. Cũng tương tự như vậy – và đây là ư nghĩ đích thực của truyện ngắn theo tôi – «sự thực» xuất hiện, khi người đàn bà gọi điện thoại cho chồng: «Xong rồi anh ạ… trong tay em».

 

Camus có một truyện ngắn «Người đàn bà ngoại t́nh», đêm đêm, sau khi làm xong hết bổn phận của người vợ, trong cuộc lữ của cả hai vợ chồng, đă len lén thoát ra ngoài, để ngắm trời ngắm sao… Đây là một đề tài lớn của ḍng văn chương hiện sinh, theo tôi, thoát thai từ truyện ngắn «Before the Law», của Kafka.

 

Đây là câu chuyện một người nhà quê ra tỉnh, tới trước «Pháp Luật», tính vô coi cho biết , nhưng bị người lính gác cản lại. «Anh vô được mà, nhưng đợi chút xíu nữa đi». Chờ hoài chờ hủy, chút xíu nữa đi hoá ra là cả một cuộc đời. Trước khi chết, anh nhà quê phều phào hỏi, tại sao chỉ có một ḿnh anh tính vô chơi, coi cho biết; người lính gác nói: Cửa này chỉ mở ra cho anh, tôi đứng đây cũng chỉ v́ anh; nhưng bây giờ anh đâu cần tới nữa, và tôi cũng xong bổn phận ở đây. Nói xong anh bỏ đi.

 

Trong truyện ngắn Evelyne của James Joyce, trong tập «Những người dân thành phố Dublin», người lính của Kafka xuất hiện qua anh chàng thủy thủ tàu viễn dương. Một người yêu thương, và có đủ điều kiện để đưa cô gái Evelyne tới một cuộc sống khác tốt đẹp hơn; nhưng tới giờ phút chót, cô gái quyết định «ở lại».

 

Truyện ngắn Biển, của Miêng, bằng những t́nh cảm độ lượng thoát thai từ tinh thần Phật giáo, theo tôi, đă đưa ra một đề nghị chót cho vấn nạn người đàn bà ngoại t́nh. Bằng hành động «trong tay em», người đàn bà đă vượt quá «Luật Pháp», ôm cả hai cuộc đời, bên trong và bên ngoài cánh cửa (lưu đày và quê nhà ?), nhập làm một.

 

Trong bài Tựa cho tập truyện ngắn đầu tay, mới xuất bản của Miêng, Nguyễn Nam Trân viết: «Tôi có cảm tưởng nhân vật của Miêng phần lớn mang một vết thương chưa lành, hay chưa biết bao giờ lên sẹo»… « (Tác phẩm) ghi lại bao nỗi thăng trầm  của những đời người trong đó có bạn, có tôi. Chúng ḿnh vẫn là những kẻ sống sót của một thời máu lửa, và vẫn c̣n là nhân chứng của một thời hỗn mang, đến nay mỗi ngày vẫn c̣n như đi trên dây xiếc để giữ một thế quân b́nh cho tâm hồn».

 

Theo tôi, kinh nghiệm của Miêng – như trong Biển, hoặc Nhân Chứng không có bạn có tôi ở trong đó. Tôi muốn nói nam giới. Nhân vật của Miêng lại càng không phải những kẻ sống sót sau một cuộc chiến. Kinh nghiệm của bà là về người đàn bà ngoại t́nh, về chuyện Vượt Cạn, về chuyện ôm lấy người đàn ông mất trí, thay  v́ người t́nh (người đàn ông Việt Nam lưu vong, một vị bác sĩ thành đạt nơi xứ người), như trong Nhân Chứng:

 

« Mẹ tính đến để nói là muốn giữ lại với tonton t́nh bạn êm đẹp. Và cũng để báo cho tonton biết là mẹ có bầu với tonton ».

 

Nhân vật chính trong truyện sau đó đă tự tử, khi khám phá ra nhân cách của người t́nh. Nhân Chứng cũng làm chúng ta liên tưởng tới người đàn bà độc nhất tỏ mắt, không tên, trong thế giới «Mù Loà» của Jose Saramago, nhà văn Bồ Đào Nha, Nobel văn chương 1998. Rằng mù loà ở đây là một bệnh lư học về lương tâm, hơn là một khuyết tật của mắt, hoặc của kính đeo mắt. Không phải chúng ta trở nên mù, mà là chúng ta mù, những người mù có thể nh́n nhưng không nh́n (I don’t think we did go blind, I think we are blind, I think we are blind, blind but seeing, blind people who can see but do not see). Tương tự «ǵ ǵ có vần «ương» theo sau mà chả là em» (Biển) gợi nhớ những nhân vật không tên của Jose Saramago. Đây là viễn ảnh u tối của tác giả về nỗi cô đơn của con người hiện đại.

 

Ở cuối Mù Loà, một vài người lại nh́n được, và một người trong số họ đưa ra nhận xét: kinh nghiệm dạy chúng ta một điều rằng, chẳng hề có người mù, chỉ có sự mù loà.

 

Sự thực, nói Miêng không phải là kẻ sống sót sau cuộc chiến, là chỉ muốn tách biệt hẳn bà ra khỏi cái ḍng văn chương hải ngoại vốn vẫn cay đắng v́ một Miền Nam thất trận, (có cả người viết, lẽ dĩ nhiên !). Trong một bài phỏng vấn đăng trên tạp chí The Paris Review, khi được hỏi những ảnh hưởng mạnh mẽ nhất vào công việc, tầm nh́n (vision), chuyện viết lách của ông, G. Steiner đă trả lời: «Đó là cái ḷ Frankfurt (school). Walter Benjamin, nếu c̣n sống, chắc chắn là người viết cuốn  «Sau Hỗn Mang» (After Babel, tác phẩm của G. Steiner) thực sự vĩ đại. Tôi luôn luôn bị ám ảnh rằng cuốn sách đúng ra phải là của ông, và nó sẽ tuyệt vời biết bao».

 

Đọc Biển, tôi cũng bị ám ảnh bởi một cuốn Sau Hỗn Mang như thế. Như thể bao nhiêu giọt nuớc mắt của người đàn bà ngoại t́nh nhỏ xuống, là để khóc than cho một tác phẩm vĩ đại.

 

Giả sử, những người đă chết vẫn c̣n sống, cuộc phiêu lưu trên biển cả chỉ là những chuyến  ngao du, chẳng hề có hải tặc, hăm hiếp, nhục nhă, cay đắng…

 

Rằng sau đó, tất cả mọi người Việt Nam lưu vong lại được trở về nhà, trong vinh quang, trong hạnh phúc…

 

 

***