NguyenThiThanhBinhDauAn

DẤU ẤN

 

Cố nhiên ông ta là một kẻ lạ, chỉ t́nh cờ đến nơi vào một giờ hẹn khá khít khao với tôi. Đó là một buổi chiều đất trời thảm sầu, và cơn mưa tối tăm mặt mũi đă khiến tôi trông tội nghiệp như con mèo ướt. Tôi lại đến trễ hơn mười lăm phút chỉ v́ hàng hàng lớp lớp xe cộ thi nhau nối đuôi ở xa lộ (thật t́nh bao giờ tôi cũng có lư do để ngụy biện).

     Ông ta trố mắt thấy rơ khi tôi xẹt ngang qua, và rớt nhanh vào một chỗ ngồi gần đó. H́nh như tôi vừa nhận ra đôi mắt của tên Adam này đẹp quá: Mắt ǵ như mắt con gái, to tṛn như muốn hút khoảng không và cái nh́n của người đối diện. Đôi mắt ngập đầy màu đen, và những tṛng đen mở lớn quyến rũ, chỉ tiếc là vẻ mệt mỏi lan tỏa toàn diện khuôn mặt làm ánh tinh anh như lạc mất - Hi, có chuyện ǵ vậy cô?, ông ấy lên tiếng trước bằng một giọng Ăng-Lê lỏm bỏm, lạc điệu – Chẳng có ǵ quan trọng. Xe kẹt đến trễ nên bà ấy bảo chờ xem có thể sẽ phải khất lại ngày hẹn khác thế thôi, tôi trả lời như gắt – Hóa ra đi bằng hai chân què như tôi mà đến sớm khỏe ru. Năy giờ ai cũng chờ cả mà, đôi mắt ông ấy bỗng sáng lên một ánh cười hơi ngỡ ngàng – Văn pḥng bác sĩ th́ có khi nào đúng giờ đâu. Bày đặt, tôi bắt đầu xấc láo. Người đàn ông ngắm nghía tôi thật chậm, đôi môi có vẻ héo hon ấy chợt nở nhẹ một nụ cười bao dung: Chiều thứ sáu ai cũng muốn về sớm cả, nhất là cô thư kư choai choai ấy th́ chắc là đă lên lịch cả khối cuộc hẹn. Nếu cô cần gặp bác sĩ hôm nay th́ tôi sẽ nhường... Tôi ném một cái nh́n ngạc nhiên để đụng phải một vũng mắt khá sững sờ của ông ta: Ông…... ông là ai mà dư ḷng tốt với tha nhân vậy. Khi không lại bắt ông nhường th́ quả vô lư, nhưng thật sự nếu cuộc hẹn của tôi bị hủy bỏ hôm nay th́ tôi sẽ đổi ư không bao giờ đến đây nữa đâu. Chả là... Người đàn ông bỗng cười lớn. Tiếng cười làm tôi có cảm tưởng như ông ta đang lạ hoắc với chính ḿnh. Cũng hên là bà Mỹ trắng teo như quả mướp khô cứ mải chúm chím cười và ngồi nh́n mưa ngoài cửa kính đă được gọi vào lúc năy, nếu không chắc bà ta cũng nhột nhạt v́ giọng cười man rợ này – Chả là... sao hả cô. À, tôi là ai có trời mới biết, sao cô hỏi chi cắc cớ vậy làm tôi buồn cười quá chừng. Ḿnh là người đồng hương không được sao cô. – Ờ, th́ ra là vậy. Tôi nhổm người đổi lại thế ngồi để nh́n kỹ xem ông ta có nhận lầm không – Th́ ra ông chỉ tốt với người đồng hương thôi sao, tôi nói lùng bùng và chặc lưỡi tiếp – Ờ mà sao ông biết tôi là người đồng hương chứ. Năy giờ tôi và ông chỉ sử dụng Ăng-Lê – Đừng la hoảng lên cô nhà văn. Tôi c̣n biết nhiều điều về cô nữa ḱa. Ông ta mỉm cười bí mật, trả lời nhỏ nhẻ như cố nuốt một nỗi bí mật nào đó vào bên trong ḷng. – Nhà văn, sao ông biết? Ồ, vậy mà tôi cứ ngỡ ông là người Mễ – Đời sống là tổng hợp của những ngỡ tưởng, ngỡ này ngỡ nọ, càng thú vị thêm chứ sao, phải không cô văn sĩ Nguyễn Thị Yên Bằng? – Trời ơi, sao lôi hết tên họ cúng cơm của người ta ra vậy. Nhà văn nhà viết ǵ cho mệt. Có ǵ hay ho đâu, tôi không dám nhận. – Hay ho chứ. Tôi hâm mộ cô lắm đấy. Có ai vô danh tiểu tốt như tôi. À mà cô biết tôi định nghĩa nhà văn như thế nào không. Họ là những người thích làm ra vẻ bí mật, như thể không bao giờ họ thích nói hết một điều ǵ. Tôi cười, cảm giác sắp bị khai thác chạy dọc sống lưng rồi xốc tung cả trái tim – Ôâng nói nghe cũng thú vị chán. Văn chương mà nói trắng ra hết th́ thuộc hạng văn sĩ tồi rồi phải không. – Chứ sao, phải để độc giả dự phần suy nghĩ cho nó vui chứ. Phải là những t́m ṭi khám phá của những dự cảm nào đó, về đời sống của nhân vật cũng như đời sống của chính hắn. Mà thôi, tôi không dám múa ŕu... Tôi nghĩ thầm, ông ta chắc cũng không vừa ǵ, một người hẳn không phải hời hợt và dễ tính – Sao ông cứ có lối nói như châm chích người khác vậy. Tôi th́ có là cái quái ǵ đâu. À, cô ấy gọi tên ông kia ḱa. Người đàn ông quay ngoắt người lại, nói chắc nịch với cô thư kư: Cho cô này vào trước đi. Nếu không kịp th́ cứ đổi ngày khác cho tôi cũng được. Và như để đánh tan nỗi ngập ngừng thắc mắc, ông ta tặng cho tôi cái nh́n nửa như ra lệnh nửa như khẩn khoản van nài: Cô cứ vào trước đi mà. Tôi dời ngày hẹn lại được. Lần nào tên bác sĩ này cũng cứ bảo là tôi có vấn đề nhưng có chữa trị được ǵ đâu nào. Cô có thấy đầu óc tôi bị trục trặc không vậy.

Câu hỏi của ông ta là câu trả lời sau đó không lâu. Sự việc diễn ra ngoài sức tưởng tượng (khá phong phú) của tôi.

     H́nh như tôi cũng thầm hỏi như thế. Đầu óc tôi dang có vấn đề? Tỷ như tôi nói với ông bác sĩ tâm thần là tôi bị mất ngủ kinh niên, tối nào cũng cần một hai viên thuốc ngủ hạng nặng mới qua khỏi đêm dài; và tôi không thể yêu thương cuộc đời được nữa, hay đúng hơn tôi đang bất măn tột cùng đến chỉ muốn bóp cổ một ai đó, th́ có lẽ ông ta cũng cười thôi.

     Cái “tỷ như” ấy thoạt đầu làm ông ta nh́n như tôi là E.T. hay quái vật thật, sau đó ông ta cứ để tôi lảm nhảm cho hết nửa tiếng (chỉ lâu lâu đặt vài câu hỏi vớ vẩn đưa tôi về với những hồi ức). Tôi bảo ông ta đừng ḥng chữa được bệnh của tôi (v́ thật ra có ai biết tôi đang bệnh ǵ không nhỉ).

Rốt cuộc ông bác sĩ khuyên tôi nên về trút những giận dỗi của trần gian lên đầu những chiếc gối. Ờ, rồi th́ tôi sẽ làm nát tất cả mọi chiếc gối ở nhà. Những lúc ḿnh muốn nổ tung. Trái đất nổ tung. Và bất kỳ một sự giải thoát nào cũng là một tai họa (kể cả đam mê, t́nh yêu...)

     Khi tôi bước ra khỏi cái văn pḥng “trời đánh, thánh đâm” này th́ cơn mưa vẫn chưa chịu bỏ đi. Băi đậu xe trước cửa pḥng mạch vắng tênh hếch, chỉ c̣n vỏn vẹn hai ba chiếc xe đứng ủ dột đầm đ́a. Thôi cũng được đi, lâu lắm mới thấy trời đất da diết như vậy – Trời đang xối xả vào đất những lời tỏ t́nh ướt rượt, không phải sao – Cơn mưa càng lúc càng lớn hơn – Vậy là hỏng một chiều cuối tuần của thiên hạ, tôi vừa đi vừa ngửa mặt lên trời hứng ran rát những hạt mưa nặng hột.

     Đang loay hoay định mở bóp kiếm ch́a khóa xe, th́ chợt nhớ ra lúc năy lo chạy vội nên để cửa mở – Hóa ra trí nhớ cũng có lúc làm việc tùy hứng chứ bộ, tôi thật thà nghĩ. Trời mưa. Không gian như hắt vào mắt tôi màu tím bầm của những giọt rượu sót cạn. Khác với mọi lần, những buổi chiều như thế này thường khiến tôi dở chứng thích lang thang, lếch thếch ở một góc phố nào đó. Chiều nay, tôi bỗng phá lệ. Bỗng ao ước được trở về nhà tức khắc, được có một chút ǵ âm ấm trên tay, trên môi... Tôi lạnh. Chui vô xe rồi vẫn nghe như có tiếng mưa gào gió thét muốn nhảy vào chung. Sấm chớp bỗng nh́ nhằng một hồi rồi lóe lên như ánh thép, cắt thẳng một đường t́nh của không gian gió. Không dưng trong tôi lại mọc lên ư nghĩ: thần trí sáng tạo cũng ví như những ánh chớp, xẹt ngang một chiều không gian thứ tư sâu ngoắm của ngôn ngữ. Tôi có chờ đợi không, ở những giây phút hiếm hoi bất ngờ như thế của trí tuệ, của những cơn khủng hoảng nội tâm...?

- Hi cô văn sĩ. Xin lỗi v́ tôi biết việc tôi ngồi trốn trong xe cô chẳng đáng khuyến khích một chút nào hết. Giật ḿnh quay lại, đă thấy gă đàn ông đồng hương lúc năy ngồi thù lu ở hàng ghế sau. Khổ một nỗi hễ đụng phải hai con ngươi của ông ta, là tuồng như tôi bị tước đoạt đi những lời mắng mỏ: Hay. Hay thật. Sao ông biết xe tôi mà chui vô? Người đàn ông cười khẽ: Đă bảo tôi biết khá nhiều điều về cô cơ mà. Chỗ đậu xe vắng, may ra chỉ c̣n chiếc xe của tên bác sĩ và con nhỏ thư kư. Ḱa, họ cũng đang đóng cửa để về. Xe của cô lại quên khóa, có bảng số xe đặc biệt ghi cả tên ḿnh sao tôi không chui vào được. Dễ thôi. Tôi chặc lưỡi: Trời mưa lớn quá, hạt nào hạt nấy mọng đầy như vậy, bộ ông không có xe sao? Kẹt thật! Xe tôi nằm ụ rồi, người đàn ông cười nhạt, giống như tôi vậy, chắc phải đến lúc phế thải thôi, có ǵ cô dang tay cứu độ một chuyến quá giang được không – Cứu độ ông rồi ai cứu độ tôi bây giờ, bản chất tính toán của con đàn bà trong tôi nổi dậy, kể ra cũng có phiền thật đấy nhưng ít ra ông đă nhường cuộc hẹn cho tôi. – Nhà tôi cũng ở Springfield, cánh-đồng-xanh nghe thơ mộng như nơi cô ở, nhưng mà hang động của con đười ươi này tồi tàn lắm. Gần Springfield Plaza đó cô, được cái là cũng tiện đường phải không – Thôi được, tôi sẽ đưa ông về. Giữa đường nếu cơn mưa chấm dứt tôi sẽ mời ông ra khỏi xe nhé, tôi nói nửa đùa nửa thật – Cô đừng dọa tôi như thế, không nên. Một thằng điên như tôi th́ ngán chi mấy cơn mưa chiều hay mưa lũ này. Cô đi với tôi có thấy ghê không, giọng ông ta hạ thấp như cơn mưa hốt dưng đổi nốt trầm – Ghêâ th́ sao mà không ghê th́ sao chứ. Ông quên là tôi cũng vừa ở pḥng mạch của bác sĩ tâm thần ra như ông vậy thôi. À, cái đầu ông bị sưng tấy khoảng nào vậy – Cô hỏi ngộ thật. Một khoảng nào chơi vơi trên cao làm sao tôi biết được. Chỉ thấy bị lỏng lẻo, bị hỏng một phần nào đó làm nó cứ như mắc vướng trong tấm lưới u sầu chán nản. Không biết họ c̣n nghi hoặc điều chi mà không nhốt tôi vào nhà thương điên cho rồi cô nhỉ – Ông tưởng vào trỏng vui lắm sao mà lại đ̣i vào? Bước vào thế giới của những vị lúc nào cũng bị trói chân vào giường, canh giữ từng cơn đập phá th́ dễ chừng không điên ḿnh cũng hóa khùng theo thôi. Ở ngoài này chung đụng với những vị tỉnh táo mà nhiều lúc ḿnh c̣n muốn nổi điên lên nữa là – Không hẳn như thế đâu cô. Không hiểu sao tôi yêu những người điên vô cùng. Tôi yêu những cái cười khờ khạo, chỉ biết toét miệng ra suốt ngày thật hồn nhiên của họ. Ở đó không hề có những nụ cười nham hiểm cô à. Đôi khi họ c̣n dang tay ra tập bay đến té bể đầu bể trán, mà cũng không nhớ nổi ḿnh đang là con người nữa cô ơi – Ông nói như thể ông vừa sổng từ trong đó ra vậy, đùa thôi, không phải có lúc ông cũng mang cảm tưởng như bị đi lạc hay sổng vào đời từ một tinh cầu xa lạ? – Cô nói đúng, một người ly hôn hai lần; lần đầu bị vợ bỏ và lần này bỏ vợ hay suưt nữa tôi cũng định cho bà ta nốc một chai thuốc chuột th́ có ǵ vui đâu. Bà ấy gian ác với tôi lắm cô ơi... Tôi là một người đi lạc không t́m ra đường về, dù đă chán ngấy những cảnh đời ḿnh đang sống. C̣n cô không sao chứ – Sao ở trên trời, mắc mớ chi đến ông mà hỏi. Ông đặt câu hỏi khác đi, may ra tôi c̣n chịu khó trả lời – Không phải tôi ṭ ṃ đâu. Tại thấy cô cũng đến gặp tên bác sĩ đó nên tôi đoán ṃ. Giọng tôi bỗng ráo hoảnh như cơn mưa đang dần dà im ĺm, tạnh hẳn – Tiếc là tôi không giúp được ǵ. Đầu óc tôi cũng là một mớ ḅng bong. Hay là ông viết đi... Tôi nghĩ chắc ông sẽ viết được lắm. – Cảm ơn cô đă làm tôi ngờ ḿnh có thể trở thành một văn sĩ hạng ruồi. Mỗi khi bị thôi thúc, tôi vẫn viết lăng nhăng đó chứ, nhưng mà chỉ có bức tường câm là độc giả của tôi thôi. Cô à, tại sao cô lại cầm viết? Tôi ngập ngừng – Đây là câu hỏi đă có nhiều vị đặt ra và trả lời om ṣm. Đơn giản nhất có lẽ là v́ tôi thích viết thế thôi, đâu cần t́m biết lư do. Tôi đeo đuổi nó như một món nợ tiền kiếp v́ nó có khả năng làm tôi hạnh phúc hay khổ đau. Điều hạnh phúc không nằm ở tiếng tăm, tham vọng, vật chất mà chính là cái ước muốn kỳ diệu (hay kỳ dị?) của một nghệ nhân được tŕnh bày ra những điều ḿnh thích, giải tỏa một phần nào những ẩn ức tâm lư – Như vậy là cô chỉ muốn thỏa măn những nhu cầu nội tâm. Thích th́ viết, không thể thoát khỏi những dày ṿ đam mê. Vậy th́ tôi biết ngay cô sẽ chối phăng đi những danh từ lớn lao như thiên chức, sứ mệnh, trăn trở, dấn thân... Có điều cái ư đồ sáng tạo (nếu có) hay đúng hơn là hành động viết hoặc cái ư đồ sáng tác của bài thơ hay truyện ngắn đầu tiên được đăng lên báo của cô chắc chắn sẽ khác xa thời gian này – Có lẽ. Bài thơ đầu đời đăng trên Tuổi Ngọc tôi viết chơi chơi thôi mà. Thuở ấy mới học lớp đệ lục, ḿnh thấy vui vui v́ bắc lại nhịp cầu với cô bạn thân xa. Rồi càng viết càng như bị lạc vào mê hồn trận, thấy văn chương lung linh biến ảo khôn lường, vô bờ vô bến. Nhất là ngôn ngữ thơ, nói hoài nói măi vẫn không hết nổi. – Tôi không muốn lạm bàn thi ca ở đây, nhiêu khê lắm. Chỉ biết là có những đội ngũ đang muốn cách tân thi ca đáng được cổ vơ vô cùng. Đó là những nỗ lực cần thiết, cần kíp cho thời tiết chuyển mùa. Tôi cũng có đọc thơ cô đó chứ và cô cứ tiếp tục đi nhé. C̣n tôi không hiểu sao chẳng bao giờ làm nổi một câu thơ. Sợ xúc phạm đến nàng Thơ chăng? – Ông giàu tự trọng như vậy cũng tốt thôi, có khi thiên hạ đỡ phiền hà v́ cỏ dại mọc tùm lum. Buổi tối quay cuồng với những con chữ, đôi khi tôi nghĩ đến tṛ chơi múa rối ông à. Không lẽ lại gọi văn chương là tṛ chơi múa rối của những con chữ? Tôi cười lùng bùng ở bảng “Stop” – Nói chuyện với cô vui quá, chắc tôi phải yêu đời trở lại hoặc là yêu viết. Người đàn ông bắt đầu dở tṛ tinh nghịch rồi bỗng thở dài – Mà thôi, lang thang trong đời lâu rồi, cổ máy thời gian của tôi cũng sắp ngừng quay tới nơi mà c̣n bắt đầu cái nỗi ǵ. Hai mươi bảy năm ở Mỹ có nhiều điều muốn viết lắm chứ, sao tôi chẳng chịu bắt đầu nhỉ – Vâng, mới đó mà đă hai bảy năm. Từ những ngày tôi vừa đi học và đi làm, vừa khó chịu thấy sách báo phải sắp bán chung với những kệ đồ ăn. Ông không bị chữ nghĩa níu áo th́ cứ việc hy vọng vào thế hệ con cháu về sau thôi, lớp trẻ này họ sẽ thi đua nhau nhập vào ḍng chính của văn học xứ người, chứ không là những nhà văn Việt Nam thuần túy nữa đâu ông ạ – C̣n những nhà văn Việt Nam hải ngoại hay những nhà văn lưu vong như cô th́ sao hả. Không phải họ cũng đang được tiếp cận với văn học thế giới và liệu luồng không khí này có giúp họ giành lấy một chỗ đứng khiêm tốn hay góp được một tiếng nói nào không cô. – Chà, câu hỏi này là cả tiểu luận đấy ông à. Văn học thuộc nhóm thiểu số như ḿnh có lẽ chỉ mới gợi được một chút ṭ ṃ. Cùng lắm chúng ta chỉ mới giới thiệu được một chút cộng đồng người Việt, xen lẫn giữa những cộng đồng của người bản xứ. Muốn gây được những chú ư nổi bật có lẽ phải chờ đến lớp trẻ sau này, bởi họ xem chừng nặng nợ hơn với đất nước này nên tiếng nói của họ sẽ phải là tiếng nói đại diện được cho nền văn học Mỹ. Nói chung là vẫn phải chờ đến những tài năng lớn may ra mới xô ngă được những rào cản kỳ thị. Tôi nghĩ thế không biết có đúng không. Đúng hay sai, h́nh như người đàn ông chẳng muốn đi tranh luận với đàn bà. – Có lẽ cô nói đúng. Chúng ta đi đâu cũng cứ kè kè theo mớ di sản văn hóa hoặc quá khứ dân tộc... th́ khó ḷng hướng tới tương lai được. Năng lực sáng tạo của tuổi trẻ lại dồi dào, hấp thụ mọi vấn đề lại nhanh chóng th́ cớ ǵ mà chúng nó không đi thẳng vào “ḍng chính” chứ. – Cái điệu này có lẽ chúng ta nên lo lắng ngược lại. Càng ngày lớp trẻ này càng xuất hiện càng đông vui th́ lớp già hay trung niên cũng phải đến lúc tiêu hao dần. Liệu sẽ c̣n bao nhiêu người viết và đọc tiếng ḿnh ở xứ người? – Cô đừng nên bi quan quá. Tôi tin nếu vẫn c̣n người viết th́ vẫn c̣n người đọc. Tám mươi triệu dân ở bên nhà nữa chi.

Hai mươi bảy năm. Có điều ǵ cần nhớ và có điều ǵ muốn quên. Nhớ nhớ quên quên, bồng bồng bềnh bềnh như nỗi bất lực của nhà văn trước trang giấy trắng. Nỗi bất lực hay sự bí ẩn của ngôn ngữ mỗi đêm vồ chộp lấy tôi trong những t́m kiếm phiêu lưu. Nhà văn là người luôn luôn bị đày ải trong cuộc hành xác trăn trở măn tính, có phải? Tôi là nhà văn thật sao hay chỉ là một-cảm-xúc-gia, một người mang bệnh hoang tưởng? Đêm đêm đối diện với khoảng trống không thể lấp đầy và trang giấy trắng, là nỗi hoang rợ của thứ tiếng nói thầm kín: Im Lặng.

Tôi nói nhỏ nhẹ như những lời độc thoại. Sao ông ấy không biến mất đi cho rồi. Tôi thích được một ḿnh. Tôi chỉ c̣n những lời im. – Mai kia mốt nọ biết đâu tôi sẽ gác bút. Khi không c̣n mấy ai thích đọc sách báo Việt. Khi những nhu cầu đ̣i hỏi của tinh thần trở thành một thứ xa xỉ phẩm. Chỉ c̣n lại cơn mơ trắng và những bày tỏ không lời với hư vô – Cô cứ tiếp tục thích viết đi, v́ nếu c̣n có một người đọc cô như tôi th́ cũng……... cứu sống được một linh hồn rồi. Ông ta lúc nào cũng có lối vừa lừng khừng vừa tha thiết như thế.

Tôi cười nhẹ, định lách một đường lả lướt, ông ta chợt ra dấu cho xe ngừng lại – Nhà của tôi ở ngay cái dốc này đó cô, căn nhà màu xám nằm chênh vênh một ḿnh kia ḱa. Có ǵ trước khi “nhân vật” trong một truyện ngắn sắp tới của cô xuống xe, cô làm ơn cho hắn xin một yêu cầu được không – Lại thế nữa, tôi kêu lên, ông sao lắm tṛ thế không biết – Tṛ ǵ, tôi đă dở tṛ ǵ ra đâu. Năy giờ tôi ngồi yên trong xe cô, đứng đắn đàng hoàng và hơi nhà quê như một chính khách, cô không thấy sao. Nói nữa nha, cô bảo công việc viết lách, chữ nghĩa của cô là “tṛ chơi”, th́ cũng phải đọc láy là “trời cho” mới được đấy nhé. – Nói là tṛ chơi, tṛ đùa chỉ là một cách nói. Nhiều vị cũng đang cầm bút cả đó chứ, vậy mà có khi cả đời cũng không sắm nổi cái vé văn chương để bước vào cuộc chơi. Khó thế! – Phải rồi, nên chi tôi chỉ muốn làm “nhân vật... có thực ngoài đời”, nếu cần cô cứ hư cấu, sửa đổi thêm những chi tiết cô không thích ở hắn. Thật ra nhân vật thực tế này cũng hấp dẫn chán, cô miễn thêm thắt. Đỡ mệt... mấy thần công lực sáng tạo – Ông này... nghèo mà ham, tôi bỉu môi, nhất là cái chuyện yêu sách này nọ; tôi đâu phải Thượng Đế từ tâm mà ban phát cho tha nhân chứ. – Cô ơi, đừng nói vậy. Ai không biết nhà văn là Thượng Đế. Mỗi nhà văn là mỗi ông trời con, có quyền sinh sát tái tạo đời sống cũng như định mệnh của mỗi nhân vật. Người đàn ông c̣n nói liên tu bất tận về một điều ǵ nữa. H́nh như là cứu chuộc một nỗi ǵ đó mông lung lắm và tôi bắt đầu ngồi run như bị nhiễm lạnh. Không biết rồi ông ta sẽ làm ǵ ḿnh. Người điên điên rồ rồ th́ cái nh́n cũng khác. Lửa rực trong mắt ông ấy thật lạ. Không rơ v́ sao những tàn lá mỏng trước vườn cứ rạp ḿnh xuống run run theo chiều gió. Nh́n đâu cũng thấy hết lá rồi hoa lắt lay, hoa lá dường như cũng biết rung động v́ môi ru của gió – Này cô, sao cô nhà văn không chịu nói ǵ cả. Tôi định mời cô vào trong nhà “tham quan” và uống một chút ǵ được không. Giọng ông ta ngọt lịm trong một môi cười hơi khó hiểu - Mưa đă tạnh. Công việc tôi cũng đă xong. Tôi phải về. Ai cũng chỉ có một đời để sống, Nhà văn là người chúa tham lam, đă có vô số đời của những nhân vật để sống. – Chưa chi cô đă vội ném cái truyện ngắn có nhân vật là tôi vào đời sống. Báo trước cô làm như vậy nó sẽ èo uột cho coi. Người đàn ông vẫn tíu tít pha tṛ, trong khi tôi bối rối thấy rơ – Ông không nên nhầm lẫn giữa biên giới của mộng và thực. Trong văn chương tôi sôi nổi lăng mạn biết bao nhưng ngoài đời tôi... nghiêm túc hơn nhiều phải không – Tôi tưởng... chất lăng mạn ấy có khi cũng nên đi chệch ra ngoài đời cho vui. Như thể nhập thần hay nhập vai ấy mà – Ông đừng xúi dại, tôi không nghe lời đâu. Đừng xem văn biết người kiểu đó nguy hiểm lắm. Một thoáng cười, lắc đầu, người đàn ông đặt tay lên vai tôi – Xin lỗi nhé. Tin tôi đi, nhà văn muốn viết hay tức phải sống. Tôi thật t́nh không hiểu cô lấy ư văn, đào chất liệu ở đâu ra nếu cứ quanh quẩn ở xó bếp. Đành rằng sự tưởng tượng của nhà văn phong phú lắm, nhưng mà phải... sống cô à. – Sao ông cứ phỏng vấn tôi hoài. Làm sao ông biết hậu trường sân khấu của một nhà văn như thế nào, cũng như cách chọn lựa đề tài của mỗi người mỗi khác. Nếu một nhà văn có tài th́ họ sẽ viết như là sống thực, c̣n không th́ kể chuyện mưa cũng ra chuyện nắng thôi. Có lẽ ông ta vừa nhận ra tôi là một kẻ lắm lời. Lắm lời như khi phải viết một tự truyện để bộc bạch tâm sự. Lắm lời nên một người cứ ngồi yên quay cửa xe xuống và một người cứ thế đứng ngoài đối đáp. Cô ơi c̣n một điều này nữa cho tôi nói nốt, người đàn ông cúi người xuống nh́n sâu vào mắt tôi rồi tiếp, v́ ít khi tôi có cơ may được gặp riêng như thế này. Cái mà tôi thích nhất chính là tính cách cá biệt của cô. Khi đọc tôi nhận ra được ngay cái giọng nữ tính trong văn thơ ấy. Và như thế cô đă để lại được một cái dấu ấn. Mỗi nhà văn đều cần cái khuôn dấu đó, cái khuôn dấu của riêng ḿnh.

Nghe ông ta nói, ḷng tôi bỗng lấp lánh một niềm vui. Ít ra cũng có một người bắt cùng một tần số. Tôi cười cười: Cảm ơn ông, hy vọng là ông thành thật – Tôi c̣n cảm thấy một điều thành thật hơn thế nữa, ông ta dừng lại chậm răi, nhưng tôi không nói ra đâu. Nói hết sẽ mất hay, c̣n ǵ hồi hộp nữa phải không. Cứ để hồi sau, rồi hồi sau nữa sẽ rơ.

Người đàn ông chỉ nói bằng thoáng mắt quyến luyến khờ dại. Và ngoài sự sắp đặt, chuẩn bị của người đối diện là một cái kéo cửa thật nhanh, rồi đôi môi ấy bốc lên môi tôi một rực cháy. Phải chăng đó là dấu ấn... rất thơ mà người đàn ông đă si ngây để lại...

 

Nguyễn Thị Thanh B́nh