V́ lợi ích của người đọc,
xin tôn trọng nguyên bản và bản quyền của tác giả.
Trân trọng cảm ơn. – Nguyễn Trung.
Bản chính thức
Phần ba
Suy ngẫm
I. Về Đại hội XII của ĐCSVN
và sự lựa chọn của tôi
Đại hội XII, theo tôi là cơ hội chiến lược thứ 5 kể từ 30-04-1975 bị bỏ lỡ: Vào lúc t́nh h́nh đất nước có nhiều vấn đề nghiêm trọng, cuộc cải cách chính trị nhất thiết phải thực hiện đă chín muồi, ĐCSVN nắm quyền quyết đinh tuyệt đối vận mệnh quốc gia lẽ ra phải tiến hành cuộc cải cách này, nhưng tại đại hội XII chỉ tập trung giải quyết tranh giành quyền lực phe nhóm.
Tôi đă viết khá nhiều về Đại hội này trong những năm chuẩn bị Đại hội và sau Đại hội, đă đi tới kết luận: Đại hội XII là một thất bại chung của cả nước[28]. Tại đây chỉ xin lưu ư một số điều vẫn c̣n nguyên vẹn tính thời sự trong những bài đă viết.
Bối cảnh tiến hành Đại hội XII có 2 đặc điểm quan trọng so với những đại hội trước: (1)T́nh h́nh đấu tranh trong nội bộ Đảng tiến tới nguy cơ phân hóa và phân ră theo chiều hướng một bên thắng, một bên thua; (2)cục diện thế giới sang trang đi vào trật tự quốc tế mới có những biến đổi quyết liệt, nhất là Trung Quốc coi như cơ bản đă hoàn thành trên thực tế (de facto) mục tiêu chiếm và quân sự hóa Biển Đông. T́nh h́nh này đặt ra nhiệm vụ chính trị cho Đại hội XII là
(a) phải tạo ra cho đất nước sức mạnh thống nhất với những quan điểm mới thích hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền và lợi ích quốc gia,
(b) chủ động giành lấy vị thế mới trong cục diện thế giới đă sang trang, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới.
Song diễn tiến của quá tŕnh chuẩn bị Đại hội, theo nhận định của tôi: Chỉ tập trung vào kịch bản giải quyết thắng / thua giữa một bên nhân danh chống tham nhũng, và một bên nhân danh bảo vệ chủ quyền Biển Đông (được hiểu nôm na là chống Trung Quốc, mở cửa đi với Mỹ!..). Cả 2 bên này trên thực tế đều bỏ sang một bên đ̣i hỏi cải cách chính trị và gác lại những vấn đề quan hệ quốc tế (phần nói về những vấn đề này trong dự thảo báo cáo chính trị ĐH XII thật ra chỉ là chiếu lệ cho đủ mâm đủ bát, không có ǵ khác với ĐH XI).
Tôi nghĩ tiến hành đại hội như thế là một xu thế nguy hiểm, v́ bên nào thắng đất nước cũng thua, bởi những lẽ sau đây:
1. Giả định bên chống tham nhũng thắng, nhưng không cải cách chính trị có chống được tham nhũng không? – v́ nguồn gốc của tham nhũng nằm trong bản chất hệ thống chính trị của cả nước, trước hết là từ trong ĐCSVN. Chống tham nhũng không phải chỉ để chống tham nhũng đă xẩy ra, trước hết nó phải phục vụ mục tiêu tối thượng là h́nh thành một thể chế dân chủ giải phóng kinh tế, đẩy mạnh đất nước phát triển, đồng thời từ nay trở đi có khả năng hạn chế xuống mức thấp nhất nguy cơ tham nhũng mới; tuyệt đối không được lạm dụng chống tham nhũng chỉ để mỵ dân và củng cố quyền lực của chế độ toàn trị.
2. Giả định bên chống Trung Quốc thắng, nhưng giữ nguyên hệ thống chính trị và t́nh trạng tham nhũng như đang diễn ra, làm sao đất nước có thể phát triển lành mạnh và thắng được những âm mưu của Trung Quốc? Chống như thế là thật hay giả vờ? 4 cuộc kháng chiến đẫm máu đă phải trải qua, 43 năm độc lập vừa qua với bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng, tất cả chẳng lẽ vấn chưa đủ để dứt bỏ cái lối tư duy theo ai / chống ai, đất nước vẫn chưa đủ lớn để khai phá và quyết đi con đường tự khẳng định chính ḿnh hay sao?
3. Bên nào thắng, đất nước cũng yếu đi, v́ thiếu sức mạnh thống nhất của cả nước, c̣n đảng nắm quyền vẫn tiếp tục lối ṃn của chế độ toàn trị. Trong thế yếu như vậy, dù bên nào thắng Trung Quốc vẫn có thể dễ dàng thao túng và can thiệp sâu hơn nữa.
4. Nếu để cho ngọn cờ chống tham nhũng hay ngọn cờ chống Trung Quốc trở thành công cụ mỵ dân, để củng cố quyền lực phe nhóm, việc nào cũng sẽ không thành, đất nước chỉ càng suy yếu, nhân dân bị chia rẽ thêm và bị đánh lạc hướng nghiêm trọng, sức mạnh đất nước tan nát, kết quả chung cuộc đều mở đường cho Trung Quốc can thiệp sâu thêm nữa.
5. Nhất thiết nước ta phải duy tŕ quan hệ hữu nghị, và hợp tác b́nh đẳng, xây dựng, lâu dài với Trung Quốc, không thể bê nước ta đi vùng trời nào khác được! Song không phải như cách đang làm như từ sau Hội nghị Thành Đô cho đến hôm nay. Thực tế gần 3 thập kỷ vừa qua chứng minh con đường Thành Đô là thảm họa cho đất nước, đồng thời cũng làm ta mất luôn cả khả năng thực hiện hữu nghị thật, hợp tác thật với Trung Quốc! Về nhiều mặt sự lệ thuộc và phụ thuộc của nước ta hiện nay vào Trung Quốc ở mức độ vô cùng nguy hiểm.
6. Đất nước có chế độ một đảng mà không chăm lo đổi mới thường xuyên đảng, tất yếu trở thành đảng của tha hóa quyền lực. Thực tế 43 năm qua của nước ta cũng cho thấy không cải cách thể chế chính trị để tạo ra một môi trường vận động mới của đảng, mọi nỗ lực đổi mới xây dựng đảng như đang làm chỉ là thuốc phiện giảm đau và đánh lừa mọi người, kể cả dưới ngọn cờ chống tham nhũng. Kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xă hội dân sự là trụ cột tồn tại và phát triển của quốc gia, đó chính là thể chế duy nhất đảng phải lựa chọn làm môi trường sống và phấn đấu của ḿnh chừng nào đảng c̣n muốn giữ vai tṛ lănh đạo đất nước. Nhưng 43 năm qua Đảng không lựa chọn con đường này.
7. Từ đại hội VI năm 1986 đến hôm nay cho thấy nhất quán: Bất kỳ một đại hội đảng nào không đề cập đến cải cách chính trị, th́ dù ai hay nhóm nào lên nắm quyền cũng chỉ là “same same” mà thôi: tiếp tục củng cố chế độ toàn trị, chấp nhận nằm trong quỹ đạo Trung Quốc và ngày càng lệ thuộc hơn. Đại hội XII càng như vậy. Đại hội VI chấp nhận cải cách kinh tế, t́nh h́nh đất nước được cải thiện đáng kể, song Đảng lại quyết không cải cách chính trị, nên đă dẫn tới con đường Thành Đô hôm nay!
8. Thời điểm Đại hội XII có một điểm tương tự mang tính bước ngoặt như thời điểm trước sự kiện hội nghị Thành Đô, song trong t́nh thế ngược lại. Vào thời điểm hội nghị Thành Đô lănh đạo ĐCSVN có cơ hội quyết định, lẽ ra phải lựa chọn cho quốc gia con đường độc lập tự chủ, tự khẳng định chính ḿnh trong thế giới này, th́ lại lựa chọn chui vào quỹ đạo Trung Quốc. Tại thời điểm đại hội XII, lẽ ra đứng trước những thách thức nội/ngoại mất c̣n, phải quyết định cải cách chính trị để tạo ra sức mạnh quốc gia đảo ngược t́nh thế này, giành lấy vị thế mới phải có trong thế giới đă sang trang, th́ lại tập trung lo giải quyết vấn đề thắng / thua phe nhóm, củng cố chế độ toàn trị, được ngụy trang bằng “độc lập dân tộc gắn với CNXH” và “kiên định CNML”, đành cam chịu hay cố t́nh chấp nhận rơi sâu hơn nữa vào bên trong quỹ đạo Trung Quốc.
9. Cũng như ngay sau khi thế chiến II kết thúc, thế giới hôm nay đă chuyển sang một giai đoạn mới khác hẳn so với trước đó. Trong cục diện quốc tế mới hôm nay, nổi lên là những đặc điểm: (a)dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, quá tŕnh toàn cầu hóa kinh tế càng quyết liệt hơn trước về mọi mặt, xuất hiện nhiều thách thức mới chưa có tiền lệ trên mọi phương diện; (b)sự tranh giành trong cục diện quốc tế mới của thế giới đa cực hôm nay phức tạp hơn rất nhiều so với thời kỳ dẫn đến chiến tranh thế giới II, chiến tranh lạnh II đă bắt đầu với nhiều chiến tranh nóng cục bộ, mang tính đột biến - trong đó Biển Đông và Đông Bắc Á là 2 trong những khu vực tiềm tàng tranh chấp lớn với những biến động lớn; (c)mỗi quốc gia đứng trước đ̣i hỏi gay gắt hơn bao giờ hết phải tăng cường sức mạnh tự thân, đồng thời phải đủ khả năng giành lấy cho ḿnh vị thế mới và liên kết mới; “America first!” của Trump chúng ta nên hiểu là “thân ai nấy lo!”. Trong một cục diện thế giới mới như vậy, Việt Nam không c̣n đường lùi, nếu không thông qua cải cách chính trị để giành lấy sức sống mới và con đường phát triển mới, đồng nghĩa với tự nộp mạng cho quá tŕnh phục hưng của đế chế Trung Hoa![29]
10. Từ hội nghị Thành Đô có một diễn tiến / xu thế xuyên suốt và bao trùm đời sống đất nước: Chế độ chính trị càng tha hóa, càng xung đột và mâu thuẫn với dân, do đó càng đàn áp dân quyết liệt. Số các vụ trấn áp, các án tù trấn áp và những hành động đàn áp khác từ khóa đại hội ĐCSVN lần thứ X cho đến nay cao vọt hẳn so với trước và khắc nghiệt hơn trước, song t́nh h́nh không v́ thế mà dịu đi. Ngược lại: Mâu thuẫn giữa chế độ chính trị với nhân dân đang ngày càng tăng một cách nguy hiểm, lănh đạo đảng và nhà nước (dù cho các thành viên của nó thuộc phe nhóm nào) hầu như không có đối sách ǵ khác là trấn áp quyết liệt hơn nữa, vị thế của lănh đạo do đó càng suy yếu tiếp và nội bộ càng phân hóa, với hệ quả lại càng phải “dựa” vào TQ nhiều hơn nữa để tồn tại. Do ngày càng “theo”, “sao chép” hay “nhân nhượng” TQ nhiều hơn nữa, nên một mặt đảng tŕ hoăn thực hiện các quyền của dân đă ghi trong Hiến pháp, mặt khác bỏ bễ nhiều cam kết đă kư kết với các đối tác chiến lược khác – nhất là trên các vấn đề dân chủ, các quyền tự do của nhân dân, vấn đề nhân quyền..! Làm như thế đảng và chế độ lại càng mất dân tiếp, lại phải gia tăng đàn áp tiếp! Cái ṿng luẩn quẩn này chẳng những làm suy yếu đất nước mà c̣n tạo ra cơ hội cho tham nhũng tiêu cực khoảng 15 năm qua bùng phát chưa từng có, đất nước có thêm ngày càng nhiều những hiện tượng của chủ nghĩa tư bản mại bản, sự lệ thuộc vào TQ gia tăng giữa lúc đất nước đứng trước những thách thức quyết liệt của trật tư quốc tế mới. Nếu v́ quốc gia và v́ đảng, đại hội XII nhất thiết có nhiệm vụ phải chặt đứt cái ṿng luẩn quẩn này! -
Hôm nay phải nói: Trong 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên trí tuệ và ư thức hệ của đảng không nhận ra 5 nguyên nhân đă tạo ra cái ṿng luẩn quẩn nói trên, đó là: (a)nhiều quyền tự do dân chủ của công dân bị tước đoạt, (b)đất nước lạc hậu và tụt hậu tiếp so với thiên hạ , (c)quyền lợi, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ quốc gia bị xâm phạm nghiêm trọng, (d)sự lệ thuộc của ta và sự can thiệp của quyền lực mềm TQ ở mức nguy hiểm, (e)ḷng dân bất b́nh và không yên. Thậm chí từ hội nghị Thành Đô cho đến hôm nay, lănh đạo đảng chấp nhận đó là cái giá phải trả để bảo toàn chế độ toàn trị được mệnh danh là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xă hội! V́ lẽ này, đại hội XII không coi chặt đứt cái ṿng luẩn quẩn này là mệnh lệnh tối cao của quốc gia trong trật tự quốc tế mới hôm nay! Nguy hiểm hơn nữa, nội dung nghị quyết đại hội XII c̣n nhấn mạnh phải kiên tŕ hơn nữa với định hướng xă hội chủ nghĩa và trung thành với CNML.
Mười lư do trên đây khiến tôi đă 2 lần đề nghị đại hội đảng phải có cách tiếp cận khác: Làm ǵ cũng phải trước hết t́m cách thoát ra khỏi cái ṿng luẩn quẩn của quyền lực tha hóa đang uy hiếp đất nước và trói đảng, bắt đầu từ cải cách chính trị và đổi mới đảng. Trong t́nh h́nh như vậy đại hội XII chỉ được phép có một phương án: Đất nước thắng, và đảng lành mạnh thắng để trở thành đảng của dân tộc, mở ra cho đất nước con đường phát triển mới, dứt khoát không để cho lợi ích phe nhóm thắng! Chỉ có như thế mới có thể tiếp tục được sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong t́nh h́nh mới.
Lần thứ nhất: Nhân dịp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị tại Hội nghị TƯ 4 và TƯ 6 khóa XI nhận lỗi trước nhân dân và toàn Đảng về t́nh trạng tham nhũng đă xảy ra, tôi đă đề nghị toàn thể Bộ Chính trị tự nhận kỷ luật từ chức để làm gương cho toàn Đảng, và cam kết không ra ứng cử trở lại, song phải nhận trách nhiệm trước cả nước và toàn Đảng hoàn thành soạn thảo chương tŕnh cải cách chính trị, đưa ra xin ư kiến nhân dân, và cuối cùng Đại hội Đảng phê duyệt, thông qua, toàn đảng thực hiện. Đề nghị này nhằm chủ động chấm dứt và loại hẳn sang một bên đấu tranh phe nhóm trong đảng, để tập trung nỗ lực của toàn đảng cho những nhiệm vụ đất nước đ̣i hỏi, trước hết là tiến hành cải cách chính trị[30].
Lần thứ hai: Trong quá tŕnh chuẩn bị Đại hội XII, song song với những việc đang tiến hành, tôi đề nghị nên lập nhóm ad hoc Bùi Quang Vinh – Phạm B́nh Minh – Vũ Đức Đam, với toàn quyền xây dựng một phương án phản biện tổ chức đại hội Đảng theo yêu cầu tiến hành cải cách chính trị, xin ư kiến xây dựng của nhân dân, rồi đem ra Đại hội XII quyết định. Để sau Đại hội XII là mở đường cải cách chính trị do một đảng đă được đổi mới tiến hành[31].
Cả 2 lần đề nghị này, tôi mong muốn tạo ra một bước ngoặt chặn đứng t́nh trạng tha hóa đang đi đến phân ră của đảng và cứu nguy đất nước, bằng cách đề nghị đảng thực hiện vai tṛ của đại hội: mời tất cả các phe nhóm quyền lực (c̣n gọi là phe nhóm lợi ích) lên ngồi trên hàng ghế chủ tịch đoàn danh dự của đại hội, song đại hội đảng giao cho nhóm kỹ trị mà tôi gửi gắm vào bộ 3 “Bùi Quang Vinh – Phạm B́nh Minh – Vũ Đức Đam” tạo ra một đại hội XII xoay chuyển hẳn t́nh thế của đảng và của đất nước, vận dụng nguyên tắc không hồi tố để giữ yên ấm mọi bề trong quá tŕnh thay đổi quyết liệt này. Chỉ cần sự ḥa giải với nhau của các phe nhóm lợi ích với tinh thần tổ quốc trên hết, phương án giao quyền cho nhóm ad hoc này hoàn toàn khả thi, khi đi vào thực hiện sẽ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và thống nhất của toàn đảng. Nguyên tắc không hồi tố được vận dụng thật ḷng sẽ là một bảo đảm quan trọng để mở ra quá tŕnh thay đổi triệt để này.
Trong thâm tâm tôi đă nghĩ tới mức: Chỉ cần trong Bộ Chính trị có một nhân vật đủ ḷng yêu nước, dũng cảm đứng lên đặt vấn đề với toàn thể Bộ Chính trị và đại hội: cùng nhau ḥa giải trên nguyên tắc không hồi tố, quyết đứng sang một bên, quyết cùng nhau v́ tổ quốc hậu thuẫn hết ḷng cho nhóm ad hoc..; nếu làm được như thế, hoàn toàn có thể có một đại hội XII đúng như đ̣i hỏi của đảng và của đất nước lúc này. Chỉ cần có một tiếng nói như vậy thôi, trí tuệ và ḷng người sẽ thu về một mối! Giang sơn sẽ thu về một mối! Đấy chính là tiếng nói phát đi hiệu lệnh: Cả nước đứng lên tiến hành cải cách chính trị theo tinh thần đoàn kết ḥa giải dân tộc, tổ quốc trên hết! Đất nước sẽ hoàn toàn đủ sức khai phá con đường mới!
Tôi đă viết cả thư riêng đến Bộ Chính trị về suy nghĩ này, giục giă sự bàn bạc trong Bộ Chính trị…
Hay là tôi quá yêu nước ḿnh và do đó đánh giá quá cao tinh thần yêu nước, cái tâm, cũng như trí tuệ của các phe nhóm lợi ích và các ủy viên BCT? (Hoặc cũng có thể tôi quá ngu về chính trị nên nghĩ như vậy!?)
Rơ ràng ở đây một lần nữa sau bức thư 09-08-1995 của thủ tướng Vơ Văn Kiệt, tôi lại thấy: Ảo tưởng như tôi thế này, chứng tỏ tôi chẳng hiểu tí teo ǵ về chính trị! Nếu thế, quả thực tôi ngốc quá, nó là bẩm sinh mất rồi! Hay là lợi ích quốc gia chẳng c̣n ư nghĩa ǵ nữa đối với đảng của chế độ toàn trị hiện nay?
Tôi không nghĩ rằng tôi không lường được ở mức độ cần thiết nào đó sự nhạy cảm có thể xảy ra giữa ta và Trung Quốc, nếu đại hội XII quyết định thực hiện sự chuyển biến bước ngoặt này. Tôi cũng tin rằng nước ta đủ bản lĩnh và khôn ngoan để TQ không thể hiểu nhầm và cũng không cho phép TQ cố t́nh hiểu nhầm VN cải cách chính trị là để chống TQ!
Tôi đă đặt ra những kịch bản khác nhau để cân nhắc mọi bề, và có đủ lư do để tin rằng dù chuyện ǵ nếu xảy ra – từ bao vây và cắt đứt quan hệ kinh tế, đ̣i nợ, gây sức ép chính trị.., đến tập hợp đám cặn bă dựng lên chế độ bù nh́n để phản đ̣n, đến xâm lược vũ trang.., vân vân… Song cuối cùng tôi vẫn đi tới được kết luận: Nước ta và nhân dân ta hoàn toàn trong tầm tay có thể giải quyết được mọi vấn đề xảy ra. Thực tiễn lịch sử đất nước đă trải qua thời kỳ vận mệnh quốc gia như trứng để đầu đẳng sau Cách mạng Tháng Tám, rồi 4 cuộc kháng chiến vừa qua, và từ những ǵ đang diễn ra trên thế giới hôm nay, tôi đi tới nhận định như vậy, chứ không phải từ không khí.
Thậm chí tôi đánh giá: Nếu xảy ra kịch bản TQ dùng mọi bạo lực can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước ta giữa lúc nhân dân cả nước ta quyết đứng lên tiến hành cải cách chính trị để mở ra con đường sống cho ḿnh, TQ chẳng những sẽ thất bại như trong chiến tranh tháng 2-1979, mà c̣n mất luôn cả cái chính danh đang muốn tạo ra cho ngọn cờ phục hưng đế chế Trung Hoa. Và c̣n quan trọng hơn thế đối với chính nước ta, nếu kịch bản bạo lực này xảy ra: Con đường Thành Đô đất nước ta đă lâm vào, sẽ bị chính bàn tay TQ xóa sổ, quyền lực mềm TQ đă cài cắm sâu vào nước ta sẽ không c̣n đất sống, nhân dân ta từ đây sẽ trưởng thành thêm một bước quyết định, để từ đây có thể sống trong ḥa b́nh, được tôn trọng và sẽ có thể thực hiện được hữu nghị thật, hợp tác thật với TQ như ngàn đời lịch sử nay nhân dân ta vẫn hằng mong muốn.
Trên hết cả, tôi đă tính toán kỹ, nếu đảng và nhân dân một ḷng, hoàn toàn cải cách chính trị sẽ có thể diễn ra trong ḥa b́nh, không thế lực bên ngoài nào muốn hay dám can thiệp! Hôm nay, một sự nghiệp cải cách chính trị giải phóng sức sống của một dân tộc như ở nước ta sẽ được cả thế giới tiến bộ hoan nhênh và hậu thuẫn! Cục diện trật tự quốc tế mới và t́nh h́nh khu vực chúng ta hôm nay đang cần lắm tinh thần tự quyết đứng lên của mỗi dân tộc v́ lợi ích của chính quốc gia ḿnh để loại bỏ mọi thao túng của mọi siêu quyền lực, bởi v́ ḥa b́nh hợp tác và phát triển phải dấn thân mà dành lấy, chứ không thể ngửa tay đi xin được! – đây chính là một trong những đặc điểm quan trọng của xu thế thời đại hôm nay!
Câu hỏi duy nhất tôi chưa có lời giải là: giới lănh đạo của ĐCSVN hôm nay lựa chọn ǵ tại đại hội XII này?
Có thể nói, tôi nh́n nhận được ở mức độ nhất định bàn cờ của đất nước. Nhưng tôi lại không nh́n được thấu đáo nội t́nh của ĐCSVN như tại quá tŕnh đă dẫn tới đại hội XII vừa qua. Lại vẫn cái cú vấp cũ đă xảy ra với bức thư ngày 09-08-1995! Quả thực trước sau là tôi vẫn là một chàng ngốc, không bao giờ có năng khiếu làm chính trị.
Tôi thất bại như vậy đối với đề nghị về đại hội XII, cái chính là v́ tôi đă quá lư tưởng sức chiến đấu c̣n lại trong đảng và đội ngũ lănh đạo!
Tôi vô cùng đau ḷng v́ đă thất bại, song không thể buông xuôi được.
Xin cho phép tôi nói tại đây một lần nữa và măi măi:
- Quá tŕnh vận động 43 năm đầu tiên trong đất nước độc lập thống nhất của ĐCSVN hôm nay đă được thực tế khách quan chứng minh: (a)đảng đă trở thành lực lượng thống trị quan liêu ăn bám ngày càng đối kháng với lợi ích và đ̣i hỏi phát triển của quốc gia, (b)dựng lên chế độ toàn trị để cai trị đất nước nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của Đảng trước hết (Điều 4), và (c)đất nước phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng làm kiệt quệ và kéo lùi, đồng thời bị cướp mất những cơ hội chiến lược!
- Thực tế cho thấy: 43 năm độc lập thống nhất, nhưng thành tựu đất nước đạt được quá khiêm tốn so với cái giá phải trả rất đắt. So sánh với chung quanh, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu và lạc hậu. Trong khi đó đất nước hầu như không được chuẩn bị thỏa đáng cho đối phó với những thách thức trong cục diện trật tự quốc tế mới!
- V́ thế, chừng nào ĐCSVN hôm nay không chịu vứt bỏ giáo lư sai lầm để biện minh cho quyền lực đă tha hóa ruỗng nát tổ chức đảng của ḿnh, chừng nào Đảng không chấm dứt chế độ toàn trị đang áp đặt lên đất nước, chừng nào Đảng từ chối cải cách chính trị để đổi đời chính ḿnh và mở ra con đường sống của đất nước, chừng đó Đảng đă tự đánh mất mọi chính danh của Đảng như đă ghi trong Cương lĩnh và điều lệ của Đảng.
- Đứng trên Hiến pháp, Đảng đă và đang trở thành kẻ tham nhũng lớn nhất nước: Tham nhũng quyền lănh đạo, và bám giữ quyền cai trị đất nước! Qua đó đảng hôm nay đang làm đất nước suy yếu nguy hiểm cả về đối nội và đối ngoại. Tha hóa đang làm cho đảng ngày một lao sâu thêm vào con đường đối kháng lợi ích quốc gia, với cột mốc chót phía trước là sẽ tự sụp đổ hay bị lật đổ.
Xin những bộ năo ưu tú của Đảng c̣n nặng ḷng với dân với nước hăy thử đánh giá xem:
- Những điều a, b, c nêu trên có phải là bản tổng kết 43 năm qua của ĐCSVN hôm nay hay không?
- Và đúng hay sai là đảng hôm nay đang ngày càng đánh mất tính chính danh của ḿnh – nhiệm kỳ sau nặng hơn nhiệm kỳ trước!?
- Đúng hay sai, càng tŕ hoăn cải cách chính trị, đảng hôm nay càng tha hóa trầm trọng thêm và càng trấn áp dân, đất nước bị chồng chất thêm những khó khăn mới, khả năng cải cách chính trị càng bị đẩy xa vời, để ngày càng nhường chỗ cho nguy cơ bạo loạn, sụp đổ, ngày càng bất lực trước sự can thiệp của quyền lực rắn và quyền lực mềm Trung Quốc!?
Hết ḷng với Đảng và đất nước, tôi phải thẳng thắn nói lên sự thật như vậy!
Chỉ c̣n lại 2 khả năng: Hoặc là tôi đúng, hoặc là tôi sai!
Anh Nhị Lê trong một số bài viết gần đây đă phải đụng tới vấn đề tham nhũng quyền lực. Song tôi không biết, anh Nhị Lê có cùng một cách nh́n như tôi về tham nhũng quyền lực hay không!? Tôi không tin như vậy, hay là anh Nhị Lê mới chỉ dám khe khẽ chạm vào sự thật?
Cũng v́ phải nói ra sự thật như tôi đă khẳng định theo nhận thức của ḿnh, nhiều người đă cho tôi là huyễn hoặc, là hoang tưởng; thậm chí c̣n cho tôi là tự diễn biến, là chống Đảng…
Mong cả nước bàn luận! V́ Tổ quốc là của tất cả chúng ta, thuộc về trách nhiệm của mỗi chúng ta!
…Tôi viết đến đây, được tin người bạn quư mến của chúng tôi, một trí thức lớn của đất nước với nhân cách trung thực và ḷng yêu nước sâu nặng vừa mới qua đời (13-05-2018): Anh Phan Đ́nh Diệu.
Những nội dung tôi tŕnh bầy trên đây, thật ra từ rất sớm anh Phan Đ́nh Diệu đă nói trực tiếp với những người lănh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, anh Trần Xuân Bách, anh Phạm Thế Duyệt… những điều tương tự:
- đem lư thuyết của thế kỷ 19 áp dụng vào thế kỷ 20, hệ thống XHCN của Liên Xô trước sau sẽ sụp đổ (anh Phan Đ́nh Diệu nói với Thủ tướng Phạm Văn Đồng đầu những năm 1960s);
- cần bỏ Điều 4, Việt Nam phải chọn cho ḿnh con đường phát triển của dân chủ và nhà nước pháp quyền.., khi bàn về xây dựng Hiến pháp 1992...
- vân vân.
Trước Đại hội XII, trong các bài viết của ḿnh, tôi đă đề nghị phương án cải cách chính trị, đoàn kết dân tộc, không hồi tố, (a)để bảo toàn ở mức tối đa mọi tiềm lực và sức mạnh quốc gia, (b)để có thể tập trung ư chí và mọi nguồn lực cho tiến hành thắng lợi cải cách chính trị, (c)để sớm h́nh thành trong thời gian ngắn nhất một thể chế quốc gia của kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xă hội dân sự, (d)mở ra một thời kỳ phát triển mới của đất nước, kịp đáp ứng những đ̣i hỏi và thách thức mới rất quyết liệt.
Trong những bài này tôi cũng đă tŕnh bầy rơ: Khép lại quá khứ mọi chuyện của quá khứ. Song trong thể chế chính trị mới của quốc gia, nhất cử nhất động đều phải trong khung khổ của Hiến pháp và luật pháp, phải thực hiên công khai minh bạch và trách nhiệm giải tŕnh, quyền lợi gắn với nghĩa vụ.
Có 2 vấn đề cực kỳ phức tạp: (a)nạn tham nhũng đă xẩy ra trong quá khứ, và (b)tội lỗi đă xảy ra, số cán bộ yếu kém ăn lương từ tiền thuế của dân.
Về vấn nạn tham nhũng đă xảy ra (vấn đề a):
Tôi không lựa chọn con đường “đă cướp của dân 1 đồng, th́ phải trả lại đủ cho dân 1 đồng!” nghe rất đạo lư, nhưng không khả thi, tổng thể trong thực tiễn sẽ lợi bất cập hại và gây rối loạn mới.
Nguyên tắc không hồi tố sẵn sàng công nhận quyền sở hữu đối với của tham đă ăn cắp/ăn cướp được trong quá khứ, nhưng trong thể chế mới của tham phải thực hiện công khai minh bạch, quyền sở hữu phải gắn liền với nghĩa vụ và nhiệm vụ: Phải làm đầy đủ mọi nghĩa vụ thuế (sở hữu, kinh doanh, sử dụng, môi trường, v… v…), các nhiệm vụ sở hữu phải làm với quốc gia theo pháp định, v… v…; riêng đối với đất đai sẽ phải có những quy định riêng – tuy không h́nh sự hóa, nhưng phải đúng với luật của quốc gia về sử dụng đất đai, các loại thuế và chước bạ liên quan đến đất đai và bất động sản, t́m những giải pháp đồng thuận liên quan đến đền bù đất đai, v… v…
Nói cách khác: Nguyên tắc không hồi tố như vậy phải được thiết kế phục vụ cho thực hiện việc thu hồi lại của tham cho kinh tế quốc gia ở mức cao nhất có thể - bằng cách từ đây trở đi của tham bắt buộc phải hoạt động như một đồng vốn có quyền sơ hữu hợp pháp đúng với hiến pháp và luật pháp, làm lợi cho cá nhân và cho quốc gia. Sự nhân nhượng chính trị mang tính quyết định này trước hết nhằm (1)tạo mọi điều kiện để cải cách chính trị được tiến hành trong ḥa b́nh và ổn định, (2)tránh được tẩu tán hay thất thoát của cải của quốc gia và toàn xă hội, (3)giảm thiểu mọi thiệt hại chung của nền kinh tế quốc dân, (4)ngăn ngừa mọi rối loạn hoặc thậm chí hỗn loạn nguy hại cho quá tŕnh cải cách và sự phát triển của đất nước.
Về những tội ác trong quá khứ và những cán bộ yếu kém đang ăn lương từ thuế dân (vấn đề b):
Như trên đă nói, nguyên tắc không hồi tố tôi đề ra chủ yếu mang tinh thần không h́nh sự hóa quá khứ những tội ác (crimes) trong tham nhũng kinh tế. C̣n mọi tội ác h́nh sự (criminal crimes) nhất thiết phải xử lư theo Hiến pháp và luật pháp.
Về những cán bộ yếu kém đang ăn lương từ thuế của dân, trong những bài này tôi đă đề nghị giải pháp trên nguyên tắc: yếu kém th́ phải đứng sang một bên, nhưng tạo điều kiện cho họ phấn đấu trở thành người có năng lực, hoặc chuyển ngành nghề thích hợp, hoặc về hưu hay ra khỏi biên chế với sự giúp đỡ nhất định của ngân sách, chú ư phát triển các ngành dịch vụ và dịch vụ công, hoặc một số ngành nghề kinh tế mới đất nước đang cần, để thu hút số lao động này. Nói hết nhẽ: Cải cách chính trị không được phép bỏ rơi bất kỳ một ai mặc cho số phận của họ!
Nội dung cải cách trong ḥa b́nh và vận dụng nguyên tắc không hồi tố như tŕnh bày trên là kết quả tôi đánh giá những thất bại của chế độ ta trong xử lư những vấn đề hậu chiến sau Hiệp nghị Geneva 1954 và sau 30-04-1975, là những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thành hoặc bại tôi thấy được qua sử liệu của một số quốc gia khác nhau thời chuyển đoạn trong những hoàn cảnh khác nhau, như Tây Đức và Pháp sau chiến tranh thế giới II xử lư các công ty và tập đoàn đă từng trực tiếp phục vụ chiến tranh của Đức quốc xă theo cách tạo điều kiện cho họ tham gia vào tiến tŕnh chung phục hồi nền kinh tế quốc dân và cùng thụ hưởng những lợi ích của kế hoạch Marshall, xử lư nhân đạo thống chế Pétain đă hợp tác với Đức quốc xă.., tại Singapore thời Lư Quang Diệu mới lên cầm quyền, tại Hàn Quốc thời Park Chung-hi xử lư các công ty đă từng hợp tác với Nhật, cách giải quyết vấn đề ruộng đất ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… Trong cuộc chiến tranh Bắc – Nam ở Mỹ khi kết thúc có chi tiết không được tịch thu lừa ngựa bên thua trận mà phải trả lại cho chủ sở hữu cũ để mau chóng phục hồi kinh tế. V… v…
Những ví dụ tại các nước tôi đề cập tới trên đây là những vấn đề hoàn toàn khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Nhưng chúng đều có một câu hỏi chung là: Cách xử lư như thế nào là lợi nhất cho quốc gia và êm thấm mọi bề để sớm chuyển sang giai đoạn phát triển mới? Người trả lời được, người không trả lời được hoặc trả lời sai… Song bản thân câu hỏi này gợi mở ra nhiều điều.
Có một chuyện nhỏ lư thú: Khi tôi làm đại sứ ở Thái Lan, t́m hiểu ngành đá quư của quốc gia này – một nghề kinh doanh rất tai quái, một lăo làng người Thái gốc Hoa trong nghề kinh doanh ruby (hồng ngọc) nói với tôi: Bí quyết bắt chuột của cả đời ông ta là dụ chuột đến chỗ dễ bắt nó nhất, đừng bao giờ tḥ tay thẳng vào hang bắt chuột, dù là mười mươi biết nó nằm trong đó! Ông ta cho tôi bí mật lớn nhất của ông ta trong nghề kinh doanh ruby, mà ông ta chẳng lộ tư teo ǵ về bí mật của ông ấy cả! Tôi thấy ông lăo này khôn quá, chí lư quá. Trong xử lư những vấn đề kinh tế cũng như nhiều vấn đề phức tạp khác trong cuộc sống, tôi đồng t́nh: Đúng là không nên đơn giản muốn bắt chuột th́ cứ thọc thẳng tay vào hang bắt chuột!
Nguyên tắc không hồi tố tôi nêu ra với Đại hội XII phần nào chịu ảnh hưởng của ông già tinh quái này.
Nguyên tắc không hồi tố tôi đề nghị, chủ yếu tôi dựa vào triết lư ngàn xưa của ông cha ta lọt sàng xuống nia mà tôi tiếp thu được trong sách giáo khoa môn luân lư thời tôi học “enfantin”: Vua nước Sở mất cung, người nước Sở dùng!..
Toàn bộ những ǵ tôi quan sát được trong thế giới thực, đă góp phần xây dựng cách triết lư này thành kiến nghị của tôi! Tôi đúng? Tôi sai?.. Nhưng kiến nghị của tôi về không hồi tố ra đời như thế, và là như thế!
Kiến nghị cải cách chính trị và nguyên tắc không hồi tố tôi đề nghị không được Đại hội XII chấp nhận. Hiện nay toàn đảng đang tập trung vào đại vấn đề “ḷ và củi”.
Tôi xin đề ngỏ sự đánh giá của dư luận về kiến nghị của tôi, cũng như về thực tiễn đang diễn ra của vấn đề “ḷ và củi”.
[Phải chăng: Vấn đề “ḷ và củi hiện nay đang có nguy cơ hoặc sẽ đi vào ngơ cụt, phải t́m cách thỏa hiệp, đất nước sẽ ngổn ngang tiếp trăm ngàn dở dang nguy hiểm – chẳng khác ǵ một cơ thể đang bị phẫu thuật mở rồi để đấy cho mọi khả năng nhiễm trùng và biến chứng; hoặc sẽ rơi vào t́nh thế cực đoan ác tính, với những kịch bản khác nhau khó lường, chẳng có ǵ yên lành hứa hẹn cho đất nước? Cả 2 triển vọng này đều khiến tôi vô cùng lo lắng. Nói nghiêm khắc: Ư thức trách nhiệm không bao giờ cho phép đối xử với quốc gia như vậy, người cầm vận mệnh đất nước trong tay h́nh như không hiểu điều này?]
Tôi có nỗi băn khoăn rất lớn: Đại sự “ḷ củi” đang làm nức ḷng không ít người, thậm chí đang được những người nhất định quạt thêm gió vào ḷ, chỉ chỏ thêm những củi mới, hô hào và kích động đốt củi mới… .., chuyện ǵ sẽ đến với đất nước sau “ḷ củi”!?
- Một cuộc cải cách chính trị chăng?
Tôi rất mong như thế, v́ đây là lối thoát của đất nước ra khỏi mọi yếu kém, đổi đời chính ḿnh để đi vào một giai đoạn phát triển mới.
Bây giờ quyền lực tập trung trong tay chỉ mỗi một nhóm, nên hoàn toàn có khả năng thực hiện. Thậm chí tôi nghĩ rằng lănh đạo đảng hiện nay có trách nhiệm ràng buộc phải thực hiện một cuộc cải cách chính trị như thế!
Nhưng nh́n vào Quy định 102 và 105, vào bản mẫu kiểm điểm hàng năm của đảng viên - đấy là những văn bản pháp lệnh chưa ráo mực của Đảng, và nhất là nh́n vào chính sách và quy hoạch cán bộ chiến lược như được Hội nghị TƯ 7 vừa mới thông qua, rồi đến dự luật an ninh mạng.., tôi chỉ thấy đảng đang được lên dây cót theo đường ṃn, chế độ chính trị đang siết chặt nữa…
Một khi dây cót đă nhả ra hết tầm, hầu như chắc chắn đảng lại trở về điểm xuất phát, toàn bộ hệ thống của đảng c̣n nguyên vẹn, độc lập dân tộc gắn với CNXH vẫn c̣n nguyên vẹn, trung thành với CNML vẫn c̣n nguyên vẹn… Như thế khả năng có một cuộc cải cách chính trị đă bị chặn đứng ngay từ các văn bản này và những sự việc đang diễn ra?! Chưa nói đến đang ngày càng nhiều việc rập khuôn theo Trung Quốc, kể cả trao đổi ư kiến và hợp tác đào tạo cán bộ cấp chiến lược!.. … Như thế có nghĩa chế độ toàn trị sẽ c̣n nguyên vẹn? Không đâu, như thế nó đang đối kháng quyết liệt hơn nữa đối với đất nước!
Hay là nỗi băn khoăn của tôi là bệnh hoạn?
Tôi không nghĩ vậy.
Xin nêu ra một ví dụ nghiêm trọng làm dẫn chứng:
Ngay trong khi tôi viết những ḍng này, báo chí cả nước đang sôi nổi bàn luận về 3 dặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc, sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật về các đặc khu kinh tế…
Kể từ khi công bố, tuy mới chỉ có mấy tuần thôi, song những phản ứng trong nhân dân về quyết định thành lập 3 ĐKKT và dự luật h́nh như c̣n “nóng” hơn cả khi xảy ra vấn đề bauxite Tây Nguyên và vấn đề Formosa… Một cơn sóng bất b́nh trong nhân dân phản đối – với mọi h́nh thức quyết liệt khác nhau: Từ những tuyên bố thẳng thừng vạch ra quyết định này là bán nước cho Trung quốc, cho đến những lời nguyền rủa.., những lời quỳ xuống van xin đảng, quốc hội, chính phủ đừng bán nước, những hoạt động khác!..
Tôi vô cùng xót xa, trong ḷng không sao hiểu nổi tại sao giữa lúc đất nước đang ngổn ngang trăm bề thế này, lănh đạo đảng và nhà nước không có việc nào đáng làm hơn hay sao, mà lại c̣n đẻ thêm ra chuyện nhạy cảm như vậy!?
Tôi cố trấn tĩnh lại, xin nêu ra nhận xét có đầu có đuôi như sau đây.
Trước hết xin điểm lại t́nh h́nh các khu công nghiệp (KCN) hiện có.
Thông tin trên báo chí cho biết, cả nước hiện nay đă có 324 KCN và 16 khu kinh tế (KKT). Trong đó, khoảng 200 KCN đă hoàn thành và đi vào hoạt động từ hàng chục năm nay; nh́n chung mới chỉ lấp đầy được khoảng 50-60% diện tích của mỗi khu. Đến nay vẫn c̣n 124 KCN hàng chục năm nay chưa xong giải phóng mặt bằng, đất đai vẫn treo lại chờ, gây lăng phí lớn. Những khu công nghiệp có sản phẩm công nghệ cao gần như chỉ đếm được trên đầu ngón tay, dịch vụ liên kết và nâng đỡ sự phát triển của công nghiệp trong cả nước rất yếu kém…
Ngoài việc bán tại chỗ lao động rẻ, cho thuê đất đai, bán được một số dịch vụ, tài nguyên, điện nước, thu thuế.., nh́n chung các KCN không làm được nhiệm vụ số 1 của nó là góp phần h́nh thành nên một nền công nghiệp quốc gia, càng không làm được bao nhiêu góp phần vào hiện đại hóa đất nước, lợi thế cạnh tranh về lao động giá rẻ đang mất dần, gây ô nhiễm môi trường và hao tổn tài nguyên ngày càng nặng nề.
Dù là với một mạng lưới các KCN dày đặc như hiện nay, 30 năm tiến hành công nghiệp hóa rồi mà cả nước chưa có một nền công nghiệp với đúng nghĩa, cho đến hôm nay công nghiệp gia công vẫn là chủ yếu, cơ cấu công nghiệp rời rạc, kết cấu hạ tầng có quá nhiều bất cập… Nguyên nhân chủ yếu là sự bất cập của thể chế kinh tế-chính trị, bộ máy nhà nước, luật pháp, chính sách và sự thực thi luật pháp / chính sách… Nạn quan liêu và tham nhũng đă bóp nghẹt sức sống của các KCN, mặc dù công sức và tiền của bỏ ra rất lớn, tài nguyên đă tận dụng và đem bán đến mức cạn kiệt. Hệ quả: các KCN không thể trở thành động lực để phát triển nội lực của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cho nên đến hôm nay, sự phát triển của nền kinh tế quốc dân chủ yếu vẫn là nền kinh tế của công nghiệp gia công và phải dựa vào FDI là chính.
Vấn đề sống c̣n đối với kinh tế đất nước hiện nay là làm ǵ (a)nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và (b)đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền công nghiệp của đất nước?
Đỏi hỏi cấp bách nhất của nền kinh tế quốc dân hiện nay là giải phóng mọi ách tắc, và ưu tiên huy động mọi nguồn lực để giải quyết 2 vấn đề nêu trên (a, b). Đấy là cách mang lại sức sống mới cho các doanh nghiệp trong cả nước – nhất là trong các khu công nghiệp hiện có, và đồng thời bám sát những đ̣i hỏi mới của sản xuất và kinh doanh thời CMCN 4.0.
Hơn bao giờ hết, doanh nhân và doanh nghiệp cả nước cần chủ động cùng nhau bàn bạc và lựa chọn cho quốc gia tập trung phát triển một vài ngành kinh tế có công nghệ cao của cả nước (ví dụ công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao, các công nghiệp dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao…) mà nước ta có triển vọng phát huy để tạo thế mạnh riêng của đất nước. Cả nước và nhà nước cần hậu thuẫn và hỗ trợ những nỗ lực này. Huy động trí thức và trí tuệ cả nước cho sự lựa chọn này…
Tất cả những vấn đề như vậy hầu như chưa được đặt ra, song lại là những việc thiết thực, bức bách và trong tầm tay, cần phải làm ngay.
Chắc chắn sẽ c̣n nhiều vấn đề khác nữa có liên quan, nhất là gỡ bỏ những rào cản hay ách tắc từ thể chế chính trị và bộ máy vận hành quốc gia… Tất cả cần được bàn luận và cân nhắc thấu đáo.
Ai lo, và chủ trương chính sách nào giải quyết tất cả những chuyện rất quan trọng và nóng bỏng này?
Trở lại bàn về dự luật và dự án 3 đặc khu kinh tế (ĐKKT).
Xin miễn nhắc lại những ư kiến quan ngại rất xác đáng đă được dư luận nhân dân cả nước và một số đại biểu quốc hội nêu ra, dưới đây chỉ xin bổ xung thêm những điều cần lưu ư.
1. Kinh tế vỹ mô của đất nước hiện nay đang cùng một lúc có nhiều vấn đề rất bức xúc phải xử lư, đó là: (a)phải đẩy nhanh đổi mới cơ cấu kinh tế, (b)phát triển kết cấu hạ tầng, (c)phát triển nguồn nhân lực, (d)đổi mới công nghệ quá lạc hậu hiện nay so với những đ̣i hỏi mới của CMCN 4.0, (e)nâng cao sự phát triển năng động của những KCN hiện có, (f)vấn đề nợ đến hạn, ngân sách liên tiếp thâm hụt sâu, hàng trăm ngh́n sinh viên tốt nghiệp chưa có việc làm, nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống cần thay đổi để có thị trường tiêu thụ, nhiều sản phẩm gia công đang mất lợi thế cạnh tranh, v… v… Trong t́nh h́nh như vậy, huy động một nguồn vốn rất lớn (có con số nói là khoảng 70 tỷ USD!) cho 3 ĐKKT là một quyết định chiến lược không hợp lư: bỏ việc lớn quan trọng với toàn bộ nền kinh tế, chọn việc ăn ngay dễ làm!
2. Mô h́nh ĐKKT đă lỗi thời trên thế giới kể từ thập kỷ 1990s, không thể đáp ứng những phương thức mới về sản xuất, kinh doanh, liên kết và dịch vụ trong khuôn khổ những hiệp định thương mại tự do (FTAs) Việt Nam đă kư kết trong những năm vừa qua và thời đại CMCN 4.0.
Hơn nữa, nếu có sự quản lư đất nước thông thoáng và có trách nhiệm giải tŕnh, th́ ngay trong từng KCN đă hoàn thành và hiện vẫn c̣n đến gần một nửa diện tích chưa sử dụng, hoàn toàn có thể huy động đầu tư trong nước hoặc FDI đưa vào mỗi KCN hay nhiều KCN đang tồn tại này những công tŕnh công nghiệp hiện đại của CMCN 4.0, vừa sớm đem lại hiệu quả kinh tế cao và có sức lan toả lớn cho kinh tế vĩ mô, vừa không phải đặt vấn đề xây dựng mới các ĐKKT đang gây ra nhiều tranh căi rất nhạy cảm, nhất là nguồn vốn đất đai ngày càng căng thẳng. Luật pháp hiện hành hoàn toàn đủ để tạo ra sự phát triển năng động mới này, bao gồm cả sự hấp dẫn đối với FDI; chỉ c̣n thiếu thể chế chính trị có chất lượng của đất nước để thực hiện có hiệu quả. Chính v́ thiếu một thể chế chính trị như vậy, 30 năm CNH-HĐH vừa qua công sức bỏ ra rất lớn, song mọi chuyện cứ như là cái thùng không đáy!
3. Cả 3 dự án ĐKKT không đáp ứng được những yêu cầu làm động lực và tạo sự lan tỏa cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc gia trên những phương diện: phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, nâng cao năng lực quản trị nền kinh tế quốc dân – nhất là trên phương diện thực hiện sự công khai minh bạch và trách nhiệm giải tŕnh, sớm t́m ra sản phẩm riêng và lối đi riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong t́nh h́nh mới, v… v…
4. Xin nhấn mạnh, bài toán kinh tế vỹ mô khó nhất của nước ta từ hàng chục năm nay không giải quyết được là: Năng lực sản xuất kinh doanh có trong tay của toàn bộ nền kinh tế quốc dân rất lớn, nhưng toàn bộ nền kinh tế nói chung hoạt động dưới tiềm năng nghiêm trọng, lăng phí và thất thoát rất lớn, tham nhũng vô cùng nặng nề, chi phí hậu cần và chi phí cơ hội cao gấp 2 – 3 lần so với nhiều nước, có quá nhiều ách tắc và bất cập trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng… Trong bài toán này, yếu kém nghiêm trọng nhất là không phát huy được vốn quư nhất của quốc gia là con người và nguồn nhân lực; trong khi đó thể chế chính trị, bộ máy nhà nước và toàn bộ khâu quản lư hành chính nói chung ḱm hăm nội lực, do đó tạo ra trở lực lớn nhất của sự phát triển đất nước.
Bài toán này đặt ra nhiều câu hỏi quan trọng để cân nhắc:
(a) Nên tập trung mọi nguồn lực quốc gia, đồng thời từng bước thực hiện ngay những cải cách có thể để giải quyết bài toán này? – tạm gọi đây là giải pháp “a”.
(b) Hay là giải quyết bài toán này bằng xúc tiến 3 dự án ĐKKT? – tạm gọi đây là giải pháp “b” - Tôi xin nói ngay ư kiến của tôi: giải pháp “b” không thể giải được bài toán này, thậm chí sẽ gây thêm nhiều mối nguy lớn.
(c) Trong trường hợp muốn thực hiện cả hai giải pháp “a” và “b”, rất nên đặt lên bàn cân xem xét có khả thi không? Hoặc giữa giải pháp “a” và giải pháp “b” nên ưu tiên thực hiện giải pháp nào trước? – Ư kiến tôi: Lùi một ngày giải pháp “a”, đất nước sẽ “chết” thêm một ngày, nhưng lùi giải pháp “b” đất nước và lănh đạo sẽ có thêm thời giờ để cân nhắc.
(d) Quá tŕnh 30 năm tiến hành công nghiệp hóa vừa qua cho đất nước ta một bài học khắc nghiệt: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại không hoàn thành sự nghiệp CNH-HĐH đất nước vào năm 2020 như đă ghi trong các nghị quyết các đại hội đảng là không đồng thời dựng lên được một thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của quốc gia CNH-HĐH để vận hành đất nước theo hướng giải phóng và phát huy nội lực. 43 năm nay đất nước chỉ có một thể chế chính trị và bộ máy nhà nước tiêu hao mọi nội lực! Chính nguyên nhân hàng đầu này giải thích v́ sao 30 năm CNH-HĐH nước ta không thể tự vươn lên có một nền công nghiệp của chính ḿnh, đến hôm nay vẫn phải dựa vào FDI là chính. Nguyên nhân hàng đầu này cũng là nguyên nhân gốc của tệ nạn quan liêu tham nhũng đă diễn ra trầm trọng và làm thất bại nhiều chủ trương, chính sách kinh tế đúng đắn. Trong sự tồn tại của nguyên nhân gốc này, có dám nói chắc là sẽ quản lư được 3 ĐKKT với những siêu ưu đăi dành cho nó không? Và ai cũng biết những siêu ưu đăi này có thể thách thức quốc gia rất nghiêm trọng trên nhiều phương diện vô cùng quan trọng.
(e) Vân vân… Vân vân…
5. Đất đai hiện nay là một trong những vấn đề nhạy cảm và nóng nhất của đất nước. Chưa nói đến những sai lầm và bất cập về đường lối, chính sách, chủ trương hiện hành về vấn đề đất đai và quan điểm ghi trong Hiến pháp “đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt nhân dân quản lư”, nước ta đất hẹp người đông, mật độ dân số cao nhất châu Á, sự “quản lư” rối loạn của nhà nước làm cho vấn đề đất đai căng thẳng thêm cực độ. T́nh h́nh cụ thể hiện nay ở Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc là toàn bộ đất đai cả 3 khu này đă có chủ sở hữu các loại khác nhau, không c̣n lấy 1 m2 bỏ trống – với nghĩa đă có những nguồn tiền sạch/bẩn lẫn lộn đă đầu cơ mua hết rồi!.. Triển vọng dễ thấy nhất ngay từ giai đoạn “dự án” của 3 ĐKKT là: Sẽ hứa hẹn có 3 nhượng địa mới. Có nên không? Xin Bộ Chính trị cân nhắc kỹ trong t́nh h́nh hiện nay.
6. Báo chí đưa tin Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân nói dự án 3 ĐKKT là quyết định của Bộ Chính trị, Quốc hội cần bàn để thực hiện. Tôi không biết tin này chính xác như thế nào. Song theo tôi, nếu là Bộ Chính trị dù đă quyết rồi mà ư kiến cả nước và ngay trong Quốc hội c̣n xôn xao không đồng t́nh như vậy, Bộ Chính trị vẫn cần phải xem lại, v́ các lẽ:
(a) Giả thử chủ trương này đúng, song trong t́nh h́nh đất nước và khu vực rất nhạy cảm như hiện nay vẫn cần phải có sự đồng thuận của toàn dân. Lúc này đẻ số thêm những vấn đề căng thẳng trong nội trị sẽ không khác tự sát bao nhiêu, v́ cái xảy nảy cái ung.
(b) Bộ Chính trị có quyền lực lớn nhất nước, song không thể nói Bộ Chính trị khôn hơn cả nước được, lắng nghe dân và tham khảo dân Bộ Chính trị chỉ có được, chứ không có mất! Mặt khác, có thể Bộ Chính trị quyết định chủ trương lớn, nhưng không giám sát được việc thiết kế các nội dung cụ thể trong dự luật và các phụ lục với quá nhiều sơ hở - không loại trừ khả năng “lợi ích nhóm” chui vào, có thể gây nguy hại lớn cho đất nước! Vân vân và v… v... Chưa nói đến Bộ Chính trị không phải là vạn năng, cái ǵ cũng quyết đúng được, làm đúng được. Trong thực tế Bộ Chính trị đă nhiều lần mắc những sai lầm nghiêm trọng. Dù chỉ là công dân, chí ít tôi đă 3 lần được biết và cũng là nhân chứng Bộ Chính trị mắc sai lầm nghiêm trọng: Lần thứ nhất, đi hội nghị Thành Đô là quyết định của đa số trong tập thể BCT, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch phản đối và bị loại. Lần thứ hai, Bộ Chính trị đă bác bỏ những đề nghị chiến lược quyết định vận mệnh đất nước do Thủ tướng Vơ Văn Kiệt nêu ra trong bức thư ngày 08-09-1995. Lần thứ ba là quyết định sai lầm của Bộ Chính trị về khai thác bauxite Tây Nguyên. Vân vân…
7. Xin đặc biệt lưu ư, trong t́nh h́nh hệ thống chính trị đất nước có quá nhiều yếu kém và t́nh h́nh khu vực rất phức tạp hiện nay, những ư kiến lo lắng trong dân – trong đó có một số vị tướng đă từng chỉ huy quân ngũ – về những hệ quả khôn lường trên phương diên an ninh & quốc pḥng mà 3 ĐKKT và dự luật dành cho nó có thể gây ra là xác đáng, không thể bỏ ngoài tai. Chắc chắn BCT có đủ thông tin để đọc được những ǵ phải đọc trên bản đồ địa kinh tế và địa chính trị của nước ta và của khu vực, lại trong cục diện trật tự mới của bàn cờ thế giới rất phức tạp hôm nay!.. Trong t́nh huống nhất định, có thể nói đă sẵn sàng một kịch bản: hung khí tổng hợp đủ các loại – hữu h́nh hoặc vô h́nh, của quyền lực rắn và quyền lực mềm – của kẻ địch đă dí sát sườn đất nước ta. Không thể nhắm mắt để không cần thấy ǵ!
8. Nội dung 3 dự án ĐKKT và dự luật cùng các phụ lục kèm theo, xem cho kỹ sẽ thấy: Đấy là các sản phẩm ra đời từ quá tŕnh “sao chép – cắt – dán” (copy – cut – and paste) từ những thứ đă thành văn và ra đời trong thập kỷ 1980s hoặc trước nữa tại một số quốc gia và lănh thổ... Song những sản phẩm này không có khả năng lột tả những bối cảnh cụ thể của các quốc gia và lănh thổ thời ấy khi những ĐKKT của họ ra đời – và đương nhiên bối cảnh của những nơi này lúc ấy hoàn toàn khác với bối cảnh của nước ta hôm nay. Cái mới và cái sáng tạo duy nhất sản phẩm “sao chép – cắt – dán” này có được so với nguyên bản là làm cho các ưu đăi ưu tiên nặng kư hơn so với nguyên bản, song lại không thể biện minh được, và vô cùng lạc hậu, rất bất cập so với hiện tại. Vô cùng đáng lo hơn nữa là những ưu tiên ưu đăi nặng kư này sẽ được thực hiện trong bối cảnh quyền lực rắn và quyền lực mềm TQ hôm nay đă can thiệp quá sâu vào đời sống mọi mặt của đất nước ở phạm vi cả nước.
Xin lưu ư cho: Trong quá tŕnh toàn cầu hóa kinh tế của thời đại CMCN 4.0, ṿng đời của một sản phẩm cùng loại ngày càng ngắn, ngày càng nhiều sản phẩm bị thay thế hẳn, ngày càng nhiều sản phẩm h́nh thành từ quá tŕnh liên kết mạng ở phạm vi quốc gia, khu vực, hoặc toàn cầu, đồng thời phương thức sản xuất kinh doanh hoàn toàn thay đổi.., tất cả đều vượt ra ngoài phạm vi một KCN hay một ĐKKT..; điều kiện tiên quyết của thành công hôm nay cho một quốc gia không phải là “khu” này “khu nọ”, mà là (1)con người, (2)khả năng vận dụng công nghệ thời CMCN 4.0., (3)khả năng tạo ra và cung ứng những dịch vụ thích ứng mà phương thức mới đ̣i hỏi, (4)thể chế chính trị và bộ máy vận hành quốc gia giải phóng được nội lực, mở đường cho mọi bước phát triển mới! V́ những lẽ cụ thể này, dự án 3 ĐKKT và dự luật đi kèm nhất thiết cần phải gác lại để xem xét.
Tôi không rơ những tác giả chắp bút dự luật và dự án về 3 ĐKKT đang làm cả nước lo lắng này, biết hay không biết những thông tin và những điều nói trên? quan tâm hay không quan tâm tới những chuyện đau đầu này? Họ là ai mà thiết kế dự luật và dự án như vậy? Cơ chế của hệ thống chính trị quốc gia hoạt động như thế nào mà dự luật và dự án về 3 ĐKKT được đưa ra Quốc hội đúng quy tŕnh như vậy? Vân... vân…
Một câu hỏi khác: Giữa lúc lănh đạo đảng đẩy mạnh chống tham nhũng và cố gắng siết lại hàng ngũ đảng, tại sao lại có thể ra đời một dự luật và một dự án về 3 ĐKKT đầy rủi ro nguy hiểm cho an ninh quốc gia và gây nhiều tranh căi như vậy?
Nếu trong sự việc này không có yếu tố tham nhũng tiêu cực, th́ sẽ chỉ c̣n lại là những yếu kém của hệ thống chính trị:
- Trong tầm kiểm soát đang được siết chặt hiện nay của đảng, 3 đặc khu kinh tế và dự luật đi kèm đang được xúc tiến vẫn mang dáng dấp của chủ nghĩa tư bản thân hữu / chủ nghĩa tư bản mại bản, được cổ súy, được thừa nhận, và cuối cùng được đưa ra Quốc hội đúng quy tŕnh! Thật nguy hiểm quá!
Tôi có câu hỏi nghiêm trọng không làm sao tự giải đáp được: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta hiện nay cao hơn gấp đôi GDP – mà là GDP của một quốc gia có thu nhập trung b́nh (thấp) với ngót 100 triệu dân chứ không phải loại hạng bét, nghĩa là nền kinh tế có quy mô khá lớn của nước ta đă mở cửa hết cỡ rồi, tỷ trọng FDI tham gia vào tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta cao ngất ngưởng so với tất cả các nước chung quanh và đang là lực đẩy chính, trong khi đó trên thực tế 30 năm nay nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào sức sống từ bên ngoài v́ mọi khả năng phát triển nội lực đều bị thể chế chính trị và tham nhũng triệt tiêu, tại sao c̣n phải có thêm 3 ĐKKT như thế này nữa! Không có một lư thuyết kinh tế nào giải thích được. Giả định ta có ngay bây giờ một lúc 10 ĐKKT như trong dự án – chứ không phải là 3! – cũng không đủ sức kéo nổi nền kinh tế ở quy mô này đi lên được, đơn giản v́ nó không có nội lực để bước đi cho dù kéo nó đi! Dẫn chứng sờ sờ là cả một mạng lưới khoảng gần 500 khu công nghiệp và khu kinh tế hiện có hơn 2 thập kỷ nay không làm nổi nhiệm vụ cái vụ máy kéo này cho đất nước: Nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng và thể chế chất lượng thấp kém và có quá nhiều bất cập, chứ không phát triển!
Chưa nói đến: Chắc ǵ mỗi ĐKKT như trong dự án đă đưa ra Quốc hội sẽ là một cái “máy kéo” như thế cho đất nước? Nó hoàn toàn có thể là một cái ǵ đó rất khác như rất nhiều ư kiến phản biện đă chứng minh – lịch sử đă có bài học “con ngựa thành Troy”!
Xin nhấn mạnh một lần nữa:
Nền kinh tế nước ta hiện nay mắc căn bệnh “không chịu phát triển” (đúng ra là “không thể phát triển”), do các thể chế chính sách của chế độ toàn trị đă triệt tiêu nội lực và tham nhũng bóc ngắn cắn dài; v́ lẽ này có móc vào vào nó bao nhiêu cái máy kéo cũng vô nghĩa.
Kéo nền kinh tế ở quy mô hôm nay của nước ta đi lên phải bằng những bài toán khác như đă tôi đă nêu ra ở trên – trước hết là một thể chế chính trị - nhà nước cởi trói và phát huy mọi tiềm năng của quốc gia. Ư kiến của giáo sư Trần Văn Thọ cũng tán thành như vậy và đă đưa ra những kiến nghị cụ thể[32].
Hay là 3 ĐKKT này – có ư thức hoặc vô ư thức – mang dáng dấp của chủ nghĩa tư bản mại bản với những mưu đồ khác phía sau mà anh Nguyễn Quang Dy đă vạch ra?[33] Người làm dự án 3 ĐKKT này c̣n đi xa tới mức vận động cho mở casino và du lịch t́nh dục để gia tăng sự hấp dẫn, trong khi đó đất nước bị cấm nói đến xă hội dân sự và ḥa hợp dân tộc, tŕ hoăn các đạo luật thực thi những quyền công dân đă ghi trong Hiến pháp, nhưng lại hối thúc xúc tiến bằng được luật về an ninh mạng để bịt mồm dân!.. Đất nước này là đất nước ǵ vậy?
Chẳng lẽ tất cả chỉ nhằm hấp dẫn …các đại bàng lầm tổ (lời ông Uông Chung Lưu), c̣n dân th́ hỏi đại bàng nào?..
Thực ḷng tôi không sao hiểu nổi một số phát ngôn của một số nhân vật là bộ trưởng, đại biểu Quốc hội… lẽ ra phải giải thích có lư có lẽ cho dân hiểu, lại ào ào đổ lỗi cho dân có tâm lư chống TQ nên cái ǵ cũng lôi TQ vào, trên thế giới các China-towns có khắp mọi nơi có làm sao đâu[34], văn bản dự luật có cụm từ Trung Quốc nào đâu!.. Có cán bộ nói chịu áp lực của dân mà tŕ hoăn 3 ĐKKT và luật đi kèm là mắc mưu t́nh báo Hoa Nam, không thông qua trong kh́ họp này là hữu khuynh! V… v…
Ngày 09-06-2018 báo chí đưa tin sẽ chuyển dự án 3 ĐKKT và dự luật sang kỳ họp thứ 6 của QH vào cuối năm 2018 để có thêm thời giờ xét duyệt, tuy nhiên vẫn khẳng định đây là chủ trương lớn của đảng, và những dự án này đă được chuẩn bị công phu… Giữa lúc này tôi được biết nội dung thông báo số 21 TB/TƯ ngày 22-03-2017 kết luận của Bộ Chính trị về các đề án 3 đặc khu kinh tế là chủ trương lớn của đảng đă được thông qua tại nhiều kỳ đại hội, giao cho các cơ quan xúc tiến. Tiếp theo thông báo số 245 TB/TƯ ngày 24-04-2009 về khai thác bauxite Tây Nguyên, đây là lần thứ hai tôi được biết một loại thông báo như thế, và hiểu rằng ư kiến đúng đắn của nhân dân trước sau vẫn không được lắng nghe.
Việc dự luật về 3 đặc khu này cùng với dự luật về an ninh mạng cùng đưa một lúc vào kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa này chẳng hiểu có sự ngẫu nhiên nào không, nhưng quan sát từ bên ngoài thấy hợp lư và nhịp nhàng vô cùng nếu thực hiện được: Phê duyệt 3 đặc khu đồng thời bịt miệng phản kháng của dân – để rồi từ đây sẽ bịt miệng dân măi măi về mọi chuyện khác?! Lợi ích nào chi phối để có được những bước đi hiệp đồng chiến đấu siêu việt đến như vậy để bỏ qua lợi ích và vận mệnh của quốc gia?!..
Xin đừng trách tôi suy nghĩ theo kiểu Tào Tháo, sự việc trên giấy trắng mực đen tự nó đang là như vậy.
T́nh h́nh nêu trên khiến tôi rất lo về chất lượng quyết định của Bộ Chính trị và những nguyên nhân. Song tôi lo hơn nữa là suốt 43 năm độc lập thống nhất vừa qua đă có quá nhiều luồn lách đưa vào Bộ Chính trị những quyết định vô cùng nguy hiểm cho quốc gia và cho đảng, mở đầu là quyết định của Bộ Chính trị đi hội nghị Thành Đô dẫn đất nước vào quỹ đạo Trung Quốc với mọi lệ thuộc và hệ lụy nguy hiểm cho đến hôm nay không sao thoát ra được. Sự thật cũng chứng minh là cho đến hôm nay ở nước ta hầu như không có một quyết định kinh tế hay chính trị quan trọng sai lầm nào mà không có sự tham gia của cấp lănh đạo cao nhất.
Như đă nêu trong thư ngỏ ngày 08-06-2018 gửi Tổng bí thư và toàn thể Bộ Chính trị, một lần nữa tôi xin đề nghị Tổng bí thư và Bộ Chính trị dựa vào những ư kiến phản biện đúng đắn và có trách nhiệm của cả nước, dứt khoát hoăn lại dự án 3 ĐKKT này để sau khi tiến hành cải cách chính trị sẽ xét lại, dứt khoát không sửa lại điều này điều nọ để cố t́nh thông qua dự án này. Bởi 2 lẽ:
(1) Các ư kiến phản biện đă bác bỏ một cách thuyết phục dự án 3 ĐKKT như đă tŕnh ra Quốc hội là lỗi thời và không thể hứa hẹn bất kể một lợi ích kinh tế nào cho đất nước. Trong khi đó có nhiều việc khác trong tầm tay rất cần làm để mang lại lợi ích phát triển lớn lao cho đất nước.
(2) Song quan trọng hơn nhiều là trong bối cảnh khu vực và quốc tế cực kỳ nhạy cảm hiện nay, Biển Đông đang ở trong t́nh trạng bên miệng hố chiến tranh, chủ quyền và an ninh quốc gia của nước ta bị thách thức hơn bao giờ hết, không cho phép tồn tại trên lănh thổ nước ta 3 ĐKKT như trong dự án, dù là được sửa đổi như thế nào, và dù chỉ là một ngày.
Bộ Chính trị nên hiểu việc hủy bỏ dự án 3 ĐKKT và luật an ninh mạng là nguyện vọng chính đáng của ḷng yêu nước và là ư chí sắt đá bảo vệ tổ quốc của nhân dân. Cố t́nh chống lại thực tế này, tôi e rằng nhân dân cả nước sẽ bị thách thức nghiêm trọng một lần nữa, phản ứng của nhân dân sẽ đi tới bất khả kháng, t́nh h́nh sẽ vô cùng nguy hiểm nếu đất nước rơi vào cảnh thịt nát xương tan!
Nh́n theo bất kỳ khía cạnh nào, phản ứng của nhân dân đối với 3 ĐKKT và luật an ninh mạng cho thấy thấy đất nước đang đứng trước một cuộc cải cách chính trị đă chín muồi, càng chậm trễ, t́nh h́nh sẽ càng trở nên nguy hiểm không đảo ngược được.
…
Trở lại bàn về đại hội XII.
Cũng có thể kiến nghị của tôi tiến hành Đại hội XII theo hướng cải cách chính trị như đă nêu trong các bài đă viết (và được tóm tắt lại trên đây) là ảo tưởng thật – v́ nó không phù hợp với nội t́nh hiện nay của đảng, và v́ thế tôi sai là phải, mặc dù cảnh báo của tôi về mối nguy Đại hội sẽ tiến hành theo xu thế bên thắng / bên thua là đúng.
Với cách hiểu như vậy, kiến nghị này của tôi sai, có thể v́:
- Đấu tranh quyền lực chính trị phe nhóm thường mang tính đối kháng – một dạng zero sum game, không thể t́m ra thỏa hiệp giữa họ với nhau trong lợi ích chung của quốc gia.
- Không có phe nhóm có quyền lực nào chủ trương cải cách chính trị để chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển mới – v́ điều này đồng nghĩa với triệt tiêu lợi ích của chính họ.
- Tŕnh độ chính trị của đảng viên quá thấp v́ rất nhiều lư do khác nhau, do đó bị các phe nhóm thao túng; các đại biểu đến Đại hội thực ra chủ yếu chỉ là lễ nghi thực hiện những ǵ đă được dàn xếp, quyết định.
- Trong Đảng chưa có tiếng nói đủ mạnh đặt lợi ích quốc gia lên trên hết (như trường hợp của Myanmar), để tạo ra áp lực đủ mạnh đ̣i phải tiến hành cải cách chính trị.
Nghĩa là, v́ duy tâm như tôi, kiến nghị của tôi thất bại là đích đáng!?
Điều tôi vô cùng tiếc nuối là ĐCSVN hiện nay vẫn là lực lượng chính trị lớn nhất quốc gia, chỉ cần bộ phận đầu năo của Đảng có trí tuệ, ḷng yêu nước và tinh thần dân tộc như đội ngũ tinh hoa của Myanmar – dù phe phái như thế nào, chắc chắn đất nước ta sẽ có thể tiến hành thắng lợi cuộc cải cách chính trị đă chín muồi, mở ra cho đất nước một tiền đồ mới xứng đáng. Đây cũng là thông điệp tôi muốn nói với những người đang nắm trong tay vận mệnh của Đảng và của đất nước.
Hay là một lần nữa tôi lại duy tâm?
– Có thể lắm, v́ 2 lẽ:
(1) Cái thanh gươm Damocles Trung Quốc đầy uy hiếp đang lơ lửng trên đầu quyền lực ĐCSVN? - và
(2) Tầm nh́n, bản lĩnh và phẩm chất của lănh đạo Đảng hiện nay chỉ thấy được sự tồn tại của ḿnh trong duy tŕ chế độ toàn trị!?
Cho phép tôi gửi thông điệp trên với một câu hỏi chung, xin đặt ra cho tất cả mọi người – ngoài đảng và trong đảng – quan tâm đến vận mệnh quốc gia:
Chúng ta muốn tiền đồ của ĐCSVN gắn với một Việt Nam phát triển, hay với một Việt Nam của chế độ toàn trị?
- Gắn với nước Việt Nam phát triển, trước đó ĐCSVN phải thay đổi chính ḿnh thành đảng của dân tộc – đây là điều kiện tiên quyết. Khỏi phải nói đảng này sẽ như thế nào trong ḷng dân tộc và trong lịch sử quốc gia, nếu nó trở thành hạt nhân và động lực thúc đẩy h́nh thành nên một Việt Nam như thế!
- Gắn với một Việt Nam của chế độ toàn trị, sẽ kéo dài những ǵ đă diễn ra trên đất nước suốt 43 năm qua, hết PMU 18 lại đến Đồng Tâm, đến Thủ Thiêm, Formosa… Để rồi sẽ tái phát những trọng tội này, với mọi hệ lụy tất yếu cho đến khi dân có cớ và có lực lật thuyền!..
Xin đừng để cho kịch bản thịt nát xương tan này xảy ra!
II. Trước sau tôi vẫn lựa chọn con đường cải cách chính trị
đi qua ĐCSVN
“Toàn bộ những nỗ lực của hai họ Phạm – Huỳnh và con cháu họ 4 thập kỷ nay muốn phục thiện cái đảng thống trị đất nước đă tha hóa ruỗng nát và mong cứu văn đất nước.
Quyền lực tha hóa đă đáp lời: Giết chết Phạm Trung Trung Nam!”
Với thông điệp rút ra từ “Lũ” như trên, với thất bại trong kiến nghị về Đại hội XII, tôi trước sau vẫn kiên tŕ lựa chọn con đường ḥa b́nh tiến hành cải cách chính trị đi qua ĐCSVN.
Bất chấp việc chính tôi cũng phải thừa nhận đảng này và chế độ này đáng phải sụp đổ ba, bốn lần rồi!
Bất chấp việc tôi cũng mấy lần viết ra như vậy trong một số thư gửi những người lănh đạo đảng và nhà nước!
Kiên tŕ như thế, song chính tôi cũng phải tự hỏi ḿnh nhiều lần: Hay là bản thân ḿnh cũng điên đến mức hết thuốc chữa rồi!?
- Không phải như vậy!
Đấy là sự lựa chọn tôi đă đánh vật với nó mấy thập kỷ nay, nhất là từ khi bắt tay vào viết “Ḍng đời”. Nếu nh́n vào những ǵ gia đ́nh và họ tộc của tôi đă phải trải qua, tôi c̣n muốn nói lựa chọn này là kết quả của một quá tŕnh tôi tự vượt lên chính ḿnh.
Đương nhiên, đây chỉ là sự lựa chọn của cá nhân tôi – của 1 trong 96 triệu dân Việt Nam có quyền và muốn thực hiện sự lựa chọn riêng của ḿnh như thế cho tổ quốc của ḿnh!
Trong nhiều bài viết về đ̣i hỏi cải cách chính trị, tôi đă tŕnh bầy đại thể 3 vấn đề chính[35] cần được giải quyết, và chỉ có thể giải quyết được thông qua cải cách chính trị:
1. Cái gốc phải giải quyết của nước ta ngay bây giờ và từ nay măi măi về sau là vấn đề phát triển, chứ không phải là câu chuyện làm cách mạng bạo lực! Phải từ chỗ đứng hiện nay huy động mọi tiềm lực vật chất và tinh thần của quốc gia tập trung giải quyết vấn đề của phát triển. Đây là con đường duy nhất để bảo vệ độc lập chủ quyền, khắc phục lạc hậu và tụt hậu, mau chóng giành lấy vị thế quốc tế mới với tiềm lực mới để tồn tại và phát triển, chỉ có thể giành được thông qua ḥa b́nh cải cách chính trị.
2. Đất nước vừa mới trải qua 4 cuộc chiến tranh khốc liệt, phải tránh cho đất nước mọi thảm họa mới. Một phần không thể nói mọi vết thương chiến tranh đă được khắc phục, một phần v́ vết thương dân tộc vẫn c̣n rỉ máu, một phần v́ 43 năm qua – nhất là từ khi chế độ toàn trị lên ngôi – trong ḷng đất nước lại tích tụ thêm những mâu thuẫn mới, xung đột mới, và có nhiều vấn đề nóng, một phần c̣n v́ hệ quả của vấn đề ngu dân và những tàn tích văn hóa… - trong những điều kiện như vậy bất kể một biến động bạo lực nào đều có thể gây ra một cuộc bể dâu mới khôn lường, và ngay lập tức mời gọi sự can thiệp từ bên ngoài – nhất là từ Trung Quốc. Thực tế này đ̣i hỏi phải sớm đưa đất nước ra khỏi t́nh trạng quẫn bách đă kéo dài suốt 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên: Quốc gia độc lập nhưng vẫn èo uột, dân không có tự do, đất nước càng phát triển trong chế độ toàn trị của đảng nắm quyền càng lệ thuộc và phụ thuộc, bị uy hiếp nhiều bề!
3. Tọa độ trên vị trí địa đầu khu vực Đông Nam Á, nước ta vừa nằm trong vùng tranh chấp quyền lực quyết liệt giữa Trung Quốc và Mỹ, nằm trên cửa ngơ quan trọng nhất của đế chế Trung Quốc đi xuống phía Nam, chịu nhiều áp lực nhất của sức mạnh Trung Quốc tại chỗ, vừa có thể là cầu nối giữa khu vực và thế giới bên ngoài có lợi cho xu thế ḥa b́nh và phát triển, đồng thời là một nước có vị trí quan trọng trong ASEAN. Trong t́nh h́nh Trung Quốc trở thành vấn đề của cả thế giới, những đặc điểm địa kinh tế - địa chính trị của nước ta vừa kể trên càng mang tính quyết liệt trên cả 2 phương diện thách thức và cơ hội. Bối cảnh quốc tế và khu vực của nước ta như vậy tất yếu đặt ra đ̣i hỏi sống c̣n nước ta phải có đủ sức mạnh và bản lĩnh thoát khỏi thân phận từ sau chiến tranh thế giới II cho đến hôm nay đă rơi vào không thoát ra nổi: đó là thân phận “miếng da lừa” cho mọi ông lớn giành giật – nếu không đi với một bên chống một bên th́ lại phải “leo dây” giữa các nước lớn, vận mệnh đất nước ta do bên ngoài quyết định. Chỉ có thể thông qua cải cách chính trị, canh tân đất nước, để vươn lên một quốc gia có thế và lực tự quyết định lấy vận mênh của ḿnh! Không có một cuộc cách mạng nào – kể cả con đường xây dựng CNXH hay CNML có thể giúp nước ta thực hiện được nhiệm vụ này.
Sức sống của nước ta trong 4 cuộc chiến tranh đă trải qua và trong 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên cho thấy không phải là đất nước ta, dân tộc Việt Nam ta không có khả năng giải quyết thành công 3 vấn đề trọng đại nêu trên. Nhưng nước ta thực sự có vấn đề là ĐCSVN – lực lượng chính trị lớn nhất nước đồng thời là đảng độc nhất nắm vận mệnh đất nước – không nh́n ra và không có khả năng, và ngày nay do tha hóa nên không có cả bản lĩnh phát huy sức mạnh dân tộc để giải quyết 3 vấn đề chiến lược nêu trên. Đảng như thế, đang trở thành trở lực đối với giải quyết 3 nhiệm vụ chiến lược này.
Thực tế cũng đang cho thấy: (a)trong chế độ toàn trị hiện nay không thể xuất hiện một hay những lực lượng chính trị nào trong nước có thể đối trọng với ĐCSVN và quyền lực nó đang nắm trong tay; (b)có những thế lực kinh tế trong ngoài hỗn hợp đang có những ảnh hưởng lũng đoạn nhất định đối với ĐCSVN theo hướng muốn duy tŕ vai tṛ ĐCSVN để thực hiện những lợi ích của họ; (c)sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc vừa là phương tiện của TQ kiểm soát ĐCSVN, đồng thời vừa là chỗ dựa cho sự tồn tại của ĐCSVN.
Với tương quan so sánh lực lượng như nêu trên, rất khó xảy ra sự thay đổi nào của ĐCSVN đến từ những áp lực của nội bộ xă hội Việt Nam. Sự vận động hiện nay của ĐCSVN vẫn là tiếp tục quá tŕnh tha hóa tự thân trong chế độ toàn trị cho đến khi tự sụp đổ, hoặc bất cập và không kiểm soát được những thách thức trong nước hoặc từ bên ngoài sẽ dẫn tới đảng bị lật đổ - như đă xẩy ra ở các nước LXĐA cách đây gần ba thập kỷ. Vô luận một sự sụp đổ như vậy v́ nguyên nhân nào (tha hóa tự thân, hoặc bất cập trước thách thức không kiểm soát được) đều gây ra đổ vỡ khốc liệt cho quốc gia, và đồng thời sẽ xóa bỏ hoàn toàn sự nghiệp của ĐCSVN với hệ lụy nhiều mặt. Đây chính là con đường đau khổ mới đất nước đang đi, càng đi càng gian truân, càng đi càng tới gần hơn nữa hiểm họa hủy diệt chung cho cả nước – không loại trừ một ai.
Nhận định t́nh h́nh như vậy, tôi muốn đưa ra câu hỏi:
Có thể có hay không? Và Nên hay không chủ động tạo ra sự hợp tác giữa một bên là những đảng viên ĐCSVN c̣n nặng ḷng yêu nước và giác ngộ lợi ích quốc gia, một bên là những tiếng nói và lực lượng chân chính trong nhân dân, để cùng nhau mang lại sự thay đổi thực trạng và bản chất thực hiện nay của ĐCSVN, lột xác nó để nó trở thành đảng của dân tộc và dân chủ, giao cho nó với tính chất là một đảng mới như vậy đảm nhiệm vai tṛ cầm lái đất nước trong khuôn khổ thể chế chính trị mới của nhân dân do sự hợp tác này tạo dựng nên? Cần tiến hành sớm thảo luận dân chủ trong nội bộ ĐCSVN vấn đề sống c̣n này của đảng – v́ nó liên quan trực tiếp đến vận mệnh quốc gia!
Những người giữ trọng trách trong đảng c̣n nặng ḷng với đất nước có trách nhiệm ràng buộc phải chủ động giành lấy cho đảng và cho đất nước sự hợp tác như thế!
Trong tầm tư duy của tôi, tôi không t́m ra được con đường nào tối ưu hơn!
Cũng trong tầm tư duy của tôi, xin đặt ra câu hỏi:
Tại sao những người nắm thực quyền trong ĐCSVN không tính đến và dựa vào nhân dân để chủ động thiết kế một con đường như thế?
Hỏi được hay không hỏi được như vậy, trả lời được hoặc không trả lời được câu hỏi như vậy, sẽ làm rơ bản chất và tầm nh́n từng người có thực quyền trong đảng!
Tôi hy vọng, như thế tôi đă giải tŕnh rơ lư do tôi lựa chọn con đường ḥa b́nh cải cách chính trị đi qua ĐCSVN. Bởi v́ bất kỳ sự phát triển nào của quốc gia nào trên trái đất này, đều cần có sự lănh đạo của giới tinh hoa và lực lượng chính trị đủ tầm của nó dẫn dắt! Đây chính là con đường tạo lập ra cho quốc gia của chúng ta một giới tinh hoa và lực lượng chính trị đúng tầm phải có như thế của nó! Không thể có sự phát triển tự phát! Càng không thể có sự phát triển như thế bằng một cuộc cách mạng đập phá tất cả để làm lại từ đầu như đă từng xẩy ra trong lịch sử các quốc gia trên thế giới cho đến hôm nay – kể cả cuộc Cách mạng Tháng Tám của chúng ta, CNML càng không! Đơn giản v́ cách mạng không làm nhiệm vụ phát triển. Cách mạng chỉ có thể làm chức năng tạo điều kiện hay mở đường cho phát triển. C̣n toàn bộ sự nghiệp phát triển phải là sự vận động tự thân liên tục và măi măi của toàn quốc gia trong thể chế chính trị dân chủ và tiến bộ phải có.
III. Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự thay đổi chính ḿnh
Lời thay mặt Bộ Chính trị của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị TƯ 6 khóa XI nhận lỗi trước toàn dân và toàn đảng về tệ nạn tham nhũng và những yếu kém của đảng tự nó đă đặt ra vấn đề ĐCSVN phải tự thay đổi chính ḿnh. Nghiêm túc với đất nước th́ phải nghĩ như vậy.
Lấy 3,5 triệu đảng viên hôm nay, so với thời Cách mạng Tháng Tám chỉ có 5000 đảng viên, phải nói ĐCSVN hôm nay sa sút nghiêm trọng, hầu như đă mất hết tính tiền phong chiến đấu một thời đă làm nên lịch sử vinh quang của đảng trong quá khứ. Sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức là rất nghiêm trọng, điều này dễ nhận thấy được. Song theo tôi, nếu 5000 đảng viên thời CMTT vừa là ư chí, vừa là trí tuệ dẫn dắt nhân dân làm cách mạng – thời 4 cuộc kháng chiến đảng viên cũng làm được vai tṛ này; th́ 3,5 triệu đảng viên hôm nay chủ yếu chỉ giữ vai tṛ công cụ quyền lực của một đảng cai trị! Một sự khác biệt 1800, đến mức đối kháng!
Theo tôi: Đây không c̣n là một hiện tượng tha hóa nữa, cũng không phải là biến chất của đảng viên. Thật ra đấy là hiện tượng quyền lực trong đảng trên thực tế đă vứt bỏ Cương lĩnh và Điều lệ đảng sang một bên, nhân danh tổ chức của đảng tự cho phép ḿnh thông qua những luật, lệ, và quy định thành văn hoặc không thành văn, đi kèm với các lợi ích ban cho, để từng bước chủ động buộc cho các đảng viên và các tổ chức cơ sở đảng nhiệm vụ và chức năng là công cụ mang tính chuyên chính của đảng cai trị và chế độ toàn trị. Sự việc quyền lực trong đảng nhân danh tổ chức chủ động vi phạm nghiêm trọng Cương lĩnh và Điều lệ Đảng như vậy trên thực tế đă tự tay chủ động tước bỏ vai tṛ tiền phong chiến đấu của từng đảng viên.
3,5 triệu đảng viên của đang hôm nay nằm trong các tổ chức cơ sở đảng xuống đến tận thôn, xóm, trường học, xí nghiệp… khắp cả nước, bây giờ c̣n được bổ sung thêm công an chính quy xuống từng xă. Song cho đến nay có thể nói, các tổ chức cơ sở này của đảng ngoài nhiệm vụ thực thi quyền lực chuyên chính của đảng và chính quyền ở cơ sở hay địa phương ḿnh, chưa một lần phát hiện được lấy một vụ tham nhũng tiêu cực đáng kể nào ở địa phương, chưa có đóng góp đáng giá nào vào các vấn đề quốc kế dân sinh của địa phương ḿnh, chưa làm được vai tṛ tiền phong chiến đấu của ḿnh, càng không phải là chỗ dựa cho nhân dân địa phương ḿnh trong không biết bao nhiêu vấn đề họ phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày – nghèo đói, bất công xă hội, ô nhiễm môi trường, hủ tục, cái dốt, cái ác, tệ nạn xă hội, tham nhũng tiêu cực ngang nhiên hoành hành nhiều nơi! Trong khi đó đảng lại cấm xă hội dân sự lẽ ra nó phải là nơi nhân dân bẩy tỏ tiếng nói của ḿnh và là môi trường sống và rèn luyện của các tổ chức cơ sở đảng. Đây là biểu hiện đặc trưng nhất của sự biến chất của ĐSVN từ đảng lănh đạo sang đảng toàn trị: đảng rất lớn, quyền lực rất lớn, song hầu như toàn đảng chỉ c̣n chức năng là công cụ để phục vụ quyền lực trong đảng ngự trị đất nước.
Vài nét khái quát như thể để nói lên tính bức thiết ĐCSVN hôm nay cần tự thay đổi chính ḿnh và thay đổi những ǵ. Chính v́ những lư do này, thư ngày 09-08-1995 của thủ tướng Vơ Văn Kiệt đặt vấn đề: Đảng phải thay đổi về đường lối, và trên cơ sở đó thay đổi về tổ chức! Mong sẽ có dịp được bàn bạc chủ đề trọng đại này.
Cần lưu ư một thực tế khách quan: Vấn đề đảng chính trị trong một thể chế quốc gia độc lập có chủ quyền luôn luôn là một vấn đề khó, biến đổi không ngừng trong quá tŕnh vận động và phát triển của mỗi quốc gia.
Hiện nay nổi lên mấy vấn đề:
1. Tại các nước phát triển có thể chế chính trị đa nguyên, đảng phái chính trị thường xuyên đứng trước nguy cơ không theo kịp về nhiều phương diện như tổ chức, đường lối, phương thức hoạt động… trước những đ̣i hỏi và thách thức trong quá tŕnh vận động của đất nước. Song chính những nguy cơ này là động lực quyết định, thường xuyên thôi thúc sự vươn lên và cạnh tranh mất / c̣n của các đảng phái chính trị. Đương nhiên, chính trị (như tôi vẫn coi là bẩn thỉu) nhiều khi không có khái niệm đạo đức, mọi cái xấu và cái ác đều có thể xảy ra ở các đảng phái chính trị trong thể chế đa nguyên, song cũng được kiểm soát đáng kể bởi chính thể chế chính trị dân chủ đa nguyên. Cho đến nay văn minh của xă hội loài người về tổ chức thể chế quốc gia chưa có cái ǵ có thể đi xa hơn sự vận động của hệ thống rường cột kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xă hội dân sự. Do đó hoàn thiện hệ thống rường cột này và làm cho nó thích nghi với sự vận đông không ngừng và đầy biến động trong cuộc sống vẫn là vấn đề hàng ngày của mọi nước phát triển.
2. Tại các nước có chế độ toàn trị một đảng, v́ không có sức ép của kinh tế thị trường, không có môi trường cọ sát / sàng lọc của xă hội dân sự và thể chế nhà nước pháp quyền dân chủ, nên ngoài những nguy cơ hay thách thức của những đảng chính trị trong thể chế đa nguyên nói trên (tuy không có nguy cơ cạnh tranh với các đảng phái khác, nhưng thay vào đó lại là áp lực của xung đột quyết liệt giữa dân và chế độ toàn trị), c̣n có thêm những nguy cơ như: ăn bám (thường bị gọi trẹo đi là tính phong kiến, gia đ́nh trị…), bảo thủ, mafia hóa, bè phái, cục bộ, phát xít hóa... Cuối cùng – gần như không có ngoại lệ - đảng trên thực tế biến thành công cụ của quyền lực đảng. Đấy là những nguy cơ có xuất xứ cấu thành từ 2 nguồn gốc: (a)do thể chế sinh ra, và (b)do tha hóa đạo đức con người. Những nguy cơ đặc thù này trong chế độ toàn trị cho thấy việc thay đổi, đổi mới đảng của chế độ toàn trị hầu như là không thể nếu không gắn hữu cơ với thay đổi thể chế chính trị.
V́ vậy, nếu không tiến hành cải cách để thay đổi thể chế chính trị, tất yếu sẽ dẫn tới hệ quả: Chế độ chính trị sớm muộn sẽ đi tới sụp đổ, qua đó xóa bỏ sự tồn tại của đảng như đă xảy ra ở các nước LXĐÂ. Hoặc đảng càng muốn tồn tại, th́ càng phải toàn trị hơn nữa, như đang diễn ra ở Trung Quốc, Việt Nam…
3. Cuộc sống không ngừng phát triển, khả năng xử lư của con người thường phải đuổi theo sau những vấn đề mới nẩy sinh – hiện nay là xuất hiện nhiều vấn đề mới chưa có lời giải trong quá tŕnh phát triển vả biến động không ngừng của toàn cầu hóa và của những tác động mới của cách mạng công nghiệp 4.0, người ta đă phải nói đến những bất cập mới của thể chế dân chủ và của một số giá trị hiện hành, nảy sinh từ những vận động và phát triển mới của cuộc sống[36]. Toàn bộ hiện tượng bất cập này (tôi xin tạm dùng khái niệm này) được quan sát rất rơ qua những cuộc bầu cử vừa qua ở một số nước phát triển, hiện tượng Trump ở Mỹ, hiện tượng các trào lưu dân túy mới lây lan nhiều quốc gia như một bệnh cúm với mọi biểu hiên phái sinh khác nhau (bao gồm cả một số hiện tượng phát xít, phân biệt chủng tộc, hiện tượng đ̣i ly khai hay chia tách quốc gia…), vấn đề di cư lao động và vấn đề nhập cư.., những xáo động trong các liên minh kinh tế, chính trị, quân sự, vấn đề Trung Quốc của cả thế giới chưa có lời giải… V.., v… Toàn bộ cái gọi là hiện tượng bất cập này là sự phát triển không ngừng và khách quan của sự vật, đặt ra cho mỗi nước – nghĩa là không loại trừ quốc gia nào – những thách thức mới trong quá tŕnh nó xử lư mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của ḿnh. Thực tế này đ̣i hỏi hơn bao giờ hết mỗi quốc gia – nhất là các nước nhỏ yếu hơn – phải giành lấy cho ḿnh quyền và khả năng tự quyết định vân mệnh của ḿnh trong cái thế giới đầy biến động mới.
Xin nói ngay tại đây: Việc cải cách chính trị và đổi mới đảng của Việt Nam nếu thoát ly thực tế này sẽ tự chuốc lấy những nguy hiểm có thể.
Như một phản ứng tất yếu, giới tinh hoa của các nước phát triển nhấn mạnh: Thế giới hôm nay hơn bao giờ hết đ̣i hỏi các quốc gia của họ phải được dẫn dắt bởi sự lănh đạo anh hùng… (heroic leadership – Niall Ferguson – hàm ư người lănh đạo tài ba và đảng chính trị mạnh)[37].
Đến đây có thể rút ra:
Những thách thức trong thế giới đă sang trang đi vào cục diện quốc tế mới khiến Việt Nam đứng trước đ̣i hỏi không có đường lùi (như đă tŕnh bầy trên): Phải tiến hành cải cách chính trị đưa đất nước tiến lên phía trước, bắt đầu từ thay đổi ĐCSVN trở thành đảng của dân tộc.
Song lựa chọn những mục tiêu nội / ngoại và những bước đi, cách đi thế nào là đúng với lực / đ̣i hỏi của nước ta và đồng thời thích nghi tối ưu thế giới hôm nay?
Đấy là câu hỏi xin cùng nhau quan tâm nghiên cứu, mổ xẻ.
Dưới đây tôi xin tŕnh bầy một số suy nghĩ vô cùng sơ bộ ban đầu.
Cần xác định mục tiêu chiến lược của cải cách chính trị phải thực hiện là: Giải phóng và phát huy sức mạnh dân tộc giành lấy quyền tự quyết định lấy vận mệnh quốc gia của ḿnh trong thế giới đă h́nh thành một trật tự quốc tế mới và đang có nhiều kẻ điên, quyết đưa dân tộc ta vươn lên dân tộc trưởng thành của quốc gia trưởng thành, để giành vị thế đất nước phải có tại vị trí địa đầu của khu vực và trong cái trật tự mới đang h́nh thành của thế giới hôm nay.
Đấy là quyết định chuyển đất nước sang một giai đoạn phát triển mới: Đất nước bắt buộc phải vứt bỏ thân phận “miếng da lừa”, để đổi đời trong thế giới hôm nay, thức tỉnh ư chí và sức mạnh dân tộc thực hiện bằng được! Đó thực sự là một thay đổi mang tính chất cách mạng dân tộc và dân chủ của đất nước, do đ̣i hỏi phát triển tự thân của đất nước và do bối cảnh thế giới mới hôm nay đặt ra cho nước ta. Toàn dân phải giác ngộ đưa tổ quốc ḿnh bước vào giai đoạn quyết liệt này.
Riêng đối với ĐCSVN với tích cách là đảng độc quyền trong chế độ toàn trị hôm nay, cần nhận thức dứt khoát cải cách chính trị phải thực hiện như vậy hoàn toàn không phải là một giải pháp t́nh thế đảng phải chấp nhận. Tuyệt đối không nên tư duy như vậy.
Trong thâm tâm mỗi người đảng viên, trước hết là trong hàng ngũ những người nắm quyền lực trong đảng, cần xác định cải cách chính trị lần này là khắc phục lỗi lầm đối với đất nước, v́ đă bỏ qua nhiệm vụ thiêng liêng đă hứa và lẽ ra đă phải thực hiện sớm nhất có thể sau 30-04-1975: Trao lại cho nhân dân với tính cách là người tự do quyền làm chủ đất nước độc lập thống nhất! Đảng dẫn dắt nhân dân theo đảng kháng chiến cứu nước, nhưng giành được thắng lợi th́ đảng tiếm quyền trở thành người chủ đất nước và cai trị dân! [Tôi đă tŕnh bầy suy nghĩ này trong “Ḍng đời” và trong nhiều bài viết khác, kể cả những bài và thư đă gởi trực tiếp cho lănh đạo đảng và nhà nước.]
C̣n một chuyện nữa cũng phải rành rẽ: Không thể bê nước ta đi đâu được, phải t́m cách sống đàng hoàng, hữu nghị thật, hợp tác thật – bền vững, lâu dài với Trung Quốc, song không theo ai và chống ai mà chỉ theo lẽ phải, cùng đi với cả nhân loại văn minh, cũng không để cho ai khuất phục ta.
Nhất là xin đừng mơ hồ, nhầm lẫn như lâu nay:
- Nhiệm vụ chính trị duy nhất và tối cao của ĐCSVN đối với nước Việt Nam trong cục diện thế giới hôm nay là phải bứt bằng được đất nước ta ra khỏi thân phận trở thành “miếng da lừa”, để quyết trở thành quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.
- C̣n từ lâu, và gần đây nhất tại đại hội 19, ĐCSTQ đă tự khẳng định nhiệm vụ chính trị đời đời của nó là phục hưng đế chế Trung Hoa “để dẫn dắt” thế giới, trao cho Tập Cận B́nh cầm cương đất nước suốt đời để thực thi!
Hai nhiệm vụ chính trị của 2 đảng khác nhau như nước với lửa, như ngày và đêm như vậy. Tại đây, xin đọc lại cuối Phần một đánh giá về ngoại giao của nước CHXHCNVN, trong đó so sánh ĐCSVN với ĐCSTQ, để thấy rơ sự khác biệt trên mọi phương diện đối nội và đối ngoại giữa 2 đảng này.
Chúng ta phải tự vươn lên thành người trưởng thành, không bao giờ bài Hoa, nhưng cũng không đánh mất ḿnh, để sống làm người biết tự trọng và giành lấy sự tôn trọng.
Xin hăy xác định rành mạch với nhau mọi bề về nhiệm vụ, nghĩa vụ và đạo lư như thế, để tiến hành cải cách chính trị đúng hướng, thực tâm, quyết tâm, hết ḷng và kiên định đến cùng!
Trên hết cả, đất nước đang bước vào một trật tự quốc tế mới, cùng với đ̣i hỏi tự thân của phát triển đất nước phải đi vào giai đoạn mới, tất yếu đất nước phải có sự lănh đạo mới của tinh hoa đất nước. ĐCSVN hôm nay phải quyết tự thay đổi chính ḿnh để thực hiện được nhiệm trọng đại này: Quyết tự cải tạo để trở thành lực lượng tinh hoa của dân tộc.
Nếu ĐCSVN hôm nay và đội ngũ lănh đạo của nó không xác định rành mạch như thế, sẽ chẳng có ǵ để bàn về nhiệm vụ cải cách chính trị nữa. Mà như thế, con đường cải cách đi qua ĐCSVN cũng sẽ không thể có lư do để tồn tại.
Về đại thể, cải cách chính trị nên chia làm 2 thời kỳ:
(a) sớm h́nh thành một nền nội trị vững mạnh như một điều kiện tiên quyết giải phóng mọi năng lượng quốc gia cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đủ sức sẵn sàng ứng phó mọi t́nh huống – cơ hội cũng như thách thức – đây là cái nhất biến để ứng vạn biến;
(b) xây dựng một thể chế quốc gia dân tộc và dân chủ trên nền tảng kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xă hội dân sự để trở thành nước phát triển.
Để tiến hành cải cách chính trị, đảng cần đổi mới chính ḿnh đi trước một bước, để dẫn dắt toàn bộ quá tŕnh cải cách của đất nước.
Theo suy nghĩ của tôi, đảng nên dựa vào tiến tŕnh cải cách chính trị của đất nước, xây dưng lại đảng về đường lối và về tổ chức, để trở thành một đảng của dân tộc và dân chủ, phấn đấu là lực lượng tinh hoa của đất nước, đưa quốc gia trở thành một nước phát triển, như thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă kiến nghị trong thư 09-08-1995.
Về nhiều mặt trên thực tế, đổi mới đảng như thế gần như là h́nh thành nên một đảng mới, thiết lập nên từ đ̣i hỏi của giai đoạn phát triển mới của quốc gia trong bối cảnh trật tự quốc tế mới hôm nay. Đây sẽ phải là một chính đảng kế thừa xứng đáng tiền thân của ḿnh là Đảng Cộng Sản Việt Nam đă hoàn thành vẻ vang sự nghiệp giành lại độc lập – thống nhất cho đất nước. Nói cho hết nhẽ: Toàn bộ nhiệm vụ đổi mới đảng như vậy là t́m con đường thay đổi ĐCSVN hôm nay về tất cả, để từ lực lượng chính trị lớn nhất cả nước này h́nh thành nên một lực lượng tinh hoa của dân tộc! Đây là một siêu nhiệm vụ, như phải chọn giữa sống và chết vậy! Làm được th́ sống, không làm được th́ chỉ c̣n cách để cho quá tŕnh tha hóa làm nốt nhiệm vụ thối rữa đến không c̣n ǵ của nó! Mong trí tuệ trong đảng phải thức tỉnh điều này.
Có thể tôi duy tâm, song nói hết lời: Trong thâm tâm tôi muốn ĐCSVN hôm nay tự thay đổi đúng với tinh thần tự cải tạo chính ḿnh để trở thành đảng của dân tộc, kế thừa xứng đáng truyền thống cách mạng vẻ vang của các bậc tiền bối đă hoàn thành sự nghiệp giành độc lập và thống nhất đất nước. Với nội dung triết học và đạo lư như vậy tự cải tạo v́ nước sẽ mở ra một trang sử mới: Đảng có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ tổ quốc đặt ra trong cục diện quốc tế mới hôm nay!
Với cách đặt vấn đề như vậy, để thay đổi chính ḿnh, đảng cần
- Xác định những nhiệm vụ chính trị phải thực hiện để tiến hành thành công cải cách chính trị với các mục tiêu chiến lược như đă nêu trên. Tất cả phải xoay quanh và phục vụ 2 nhiệm vụ trung tâm: (1)Sớm đưa nước ta trở thành nước phát triển cùng đi với cả thế giới; (2)Xử lư thành công mối quan hệ với Trung Quốc.
- Xây dựng phương thức đảng thực hiện những nhiệm vụ chính trị của ḿnh trong quá tŕnh tiến hành cải cách chính trị trên cơ sở hoàn thiện và phát huy hệ thống rường cột quốc gia là kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xă hội dân sự.
- Tổ chức lại đảng cho phù hợp với vai tṛ, nhiệm vụ, chức năng và phương thức vận động của đảng trong thể chế rường cột của quốc gia là kinh tế thị trường – nhà nước pháp quyền – xă hội dân sự.
Trong bài “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới”[38] tôi đă kiến nghị sơ bộ nội dung và tiến tŕnh cuộc cách chính trị như đang nói ở đây.
Xin đặc biệt lưu ư: Đ̣i hỏi phát triển tự thân rất quyết liệt của đất nước và những thách thức mới rất gay gắt của thế giới bên ngoài đang chuyển sang giai đoạn phát triển mới (1)đă làm lỗi thời tư duy và hiểu biết chúng ta sẵn có, (2)đặt chúng ta trước nhiều vấn đề chưa có lời giải, và (3)đ̣i hỏi chúng ta phải bỏ lối nghĩ và cách làm ăn theo kiểu “copy & paste) để t́m cho ra con đường sáng tạo riêng, lối đi riêng của đất nước để sống sót, tồn tại và phát triển. V́ 3 đ̣i hỏi sống c̣n này, trong bài tôi đă đề nghị và nêu ra những lư lẽ phải vượt lên trên mọi ư thức hệ và từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin rất sai lầm được du nhập vào nước ta[39]. Thay vào đó là lấy các giá trị trường tồn trong văn minh nhân loại, những kiến thức và trí thức mới của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 để t́m ra lối đi và những quyết sách phục vụ 2 nhiệm vụ trung tâm, với tinh thần đời đời cha chuyền con nối quyết thực hiện bằng được!
Hơn thế nữa, con đường đất nước ta đă trải qua trong 2 thế kỷ vừa qua, nhất là từ năm 1930 cho đến hôm nay, đă mang lại cho đất nước ta một kho tàng quư báu những kinh nghiệm và bài học thành / bại rất đắt, rất hữu ích, hiếm có quốc gia nào có được! Tôi dám cả quyết: Nếu có ư chí và bản lĩnh vận dụng kho tàng kinh nghiệm và bài học này của quốc gia trong tầm nh́n mới của tri thức hiện tại, chắc chắn nhân dân ta sẽ thực hiện thành công 2 nhiệm vụ trung tâm của quốc gia.
Tôi xin nhấn mạnh: Cuộc cải cách chính trị đất nước ta nhất thiết phải tiến hành như đang bàn tới ở đây trước hết là sự nghiệp của toàn dân, để nhân dân tự vươn lên thay đổi chính ḿnh. Đây không phải chỉ đơn thuần là một cuộc cải cách chính trị do đảng đề xướng và vận động nhân dân thực hiện! Hoàn toàn không phải thế! Mà trước hết nó phải là cuộc cải cách của chính nhân dân thực hiên, cho ḿnh và v́ ḿnh, để thay đổi chính ḿnh! Sẽ không phải là quá lời nếu cho rằng: Nhân dân ta cần thông qua cuộc cải cách chính trị quá muộn mằn này để đổi đời chính ḿnh thành người trưởng thành!
Là lực lượng chính trị lănh đạo, đảng cần đề xướng cuộc cải cách vỹ đại này, đánh thức nhân dân tự đứng lên thực hiện. Làm như thế chính là lănh đạo! Lư do cơ bản: Nhân dân ta phải tự giác ngộ đứng lên giải phóng chính ḿnh – nhiệm vụ khó nhất từ trước đến nay như tôi đă nêu ra trong kết luận của “Ḍng đời” và của nhiều bài viết khác. Không ai có thể làm thay được cho nhân dân nhiệm vụ tự giải phóng ḿnh như vậy! Thực tế 43 năm độc lập thống nhất vừa qua đă chứng minh thực tế này.
Tôi hoàn toàn tin rằng, nếu nhân dân giác ngộ được cuộc cải cách này là của chính ḿnh, nhằm đổi đời chính ḿnh, phải tự ḿnh làm lấy, chắc chắn nhân dân sẽ thực hiện thắng lợi, sẽ không thể có đất cho bạo loạn hay lất đổ len chân vào! Thực tiễn của Cách mạng Tháng Tám vả 4 cuộc kháng chiến có nhiều ví dụ chứng minh nhân dân biết bảo vệ sự nghiệp của ḿnh. Xin lưu ư kỹ điều này.
Xin nhớ lại cho, trong Cách mạng Tháng Tám tôi được chứng kiến sự giác ngộ vô song này của nhân dân. Cả nước lúc bấy giờ mới có 5000 đảng viên. Hồi ấy nhiều huyện và xă thậm chí không có 1 đảng viên nào, nhân dân giác ngộ vai tṛ của ḿnh, tiếp nhận đường lối chính sách của đảng, tự đứng lên làm chủ, tự giải quyết những công việc của ḿnh và địa phương ḿnh: Giành chính quyền, đưa đất nước vào cuộc kháng chiến lịch sử.
Huyện Yên B́nh – nơi gia đ́nh tôi sống thời kháng chiến chống Pháp, phần lớn địa phương của huyện là công giáo – bố tôi cho biết một thời gian dài lúc đầu toàn huyện và cơ quan huyện ủy chỉ có vài đảng viên, nhưng hồi ấy không công khai. Xă chúng tôi sống không thấy có một đảng viên nào, trường Trung học ở Yên Bái thời tôi học cũng không có đảng viên nào… Song đâu đâu cũng thống nhất một chí hướng và hành động tất cả cho kháng chiến thắng lợi! V́ nhân dân giác ngộ được và coi sự nghiệp kháng chiến cứu nước là của ḿnh, nên tự thực hiện được như vậy!
Phải nói ngay tại đây, nội dung của lănh đạo rơ ràng là giúp dân tự giác ngộ đứng lên làm những việc của dân như vậy, chứ không phải “dắt” dân hay “áp đặt” lên dân! Sẽ chẳng c̣n mấy ư nghĩa, và chắc ǵ kháng chiến thắng lợi được như vậy, nếu như nhân dân chỉ v́ theo đảng, hay chỉ vi bị đảng ốp mà chiến đấu!?
Thủ tướng Vơ Văn Kiệt đă kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm riêng của ḿnh trong kháng chiến chống Mỹ: Có lúc cơ sở vùng bị càn quét trắng xóa không c̣n đảng viên nào, bản thân ông cũng được dân giấu kín sang vùng khác, song sức kháng chiến tại chỗ của nhân dân tự giác ngộ tự nó phục hồi dần… Bài học này hôm nay quư giá vô cùng: Sự giác ngộ của dân.
Nói cuộc cải cách phải tiến hành hôm nay là sự nghiệp của dân với tinh thần nêu trên là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ! Nhân dân hôm nay c̣n phải được học và giác ngộ từ học, từ đó mới có thể đứng lên tiến hành cải cách chính trị với nghĩa tự đổi đời chính ḿnh thành người công dân tự do của đất nước tự do!
V́ vậy, tôi thực sự muốn nói: Đây phải là cuộc cải cách của học tập, dân phải học từ A đến Z để đứng lên tự thực hiện![40]
Trước hết phải học để tự giải phóng chính ḿnh khỏi tàn dư văn hóa cũ và lối tư duy cũ – kể cả lối tư duy nằm bên trong cái bóng của văn hóa Trung Quốc. Phải học v́ 43 năm qua tuyên giáo và lư luận của đảng đă mang vào tâm thức và ư thức của dân – ngay từ khi c̣n ngồi trên ghế nhà trường – nhiều điều sai trái. Phải học, v́ để trở thành người công dân tự do của đất nước đă đành! Mà c̣n phải học, bởi v́ là công dân tự do cũng có nghĩa là tự giác nhận về ḿnh trách nhiệm và nghĩa vụ cao nhất của ḿnh đối với dân tộc, đối với đất nước – không học, sao làm được! Phải học, c̣n v́ đất nước có những đ̣i hỏi phát triển hoàn toàn mới, trong khi đó thế giới hôm nay đặt ra cho mỗi công dân và đất nước ta những cơ hội và thách thức chưa từng có! Phải học, v́ để sống, mỗi chúng ta hôm nay c̣n phải trở thành công dân của thế giới.
Một cuộc cải cách của học tập, do người dân giác ngộ thực hiện, tự nó đă loại bỏ đáng kể mọi nguy cơ lợi dụng cải cách theo đuổi những âm mưu bạo loạn, lật đổ! Cũng như trong làm Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến cứu nước vậy, dân đứng lên và có dân – đất nước sẽ có tất cả. Một đảng lănh đạo làm được như thế cũng sẽ có tất cả cho đất nước! Vậy sợ dân để tŕ hoăn cải cách, tŕ hoăn việc thực hiện các quyền tự do – dân chủ của dân, động cơ tư tưởng sâu xa bên trong là vẫn muốn tiếp tục thống trị một nhân dân được bao bọc trong ngu dốt mà thôi!
Thách đố thực sự đối với ĐCSVN hôm nay, không phải là nguy cơ cải cách có thể dẫn tới bạo loạn sụp đổ! Thách đố này chỉ xảy ra nếu đảng không chịu khắc phục những yếu kém của chính ḿnh. Thách đố thực sự là ĐCSVN hôm nay có đủ tầm nh́n để nhận ra tầm vóc một cuộc cải cách chính trị như thế hay không?, có tâm v́ nước, có ư chí thực hiện cải cách với quan điểm đây là cuộc cải cách của nhân dân để nhân dân tự đổi đời chính ḿnh và thay đổi đất nước hay không?! Thách đố khó nhất: ĐCSVN hôm nay có dám tự cải tạo chính ḿnh để chấp nhận nhiệm vụ chiến đấu mới này hay không!?
Hy vọng, tôi đă tŕnh bầy được đôi điều v́ sao ĐCSVN hôm nay phải thay đổi chính ḿnh, thay đổi những ǵ, và thay đổi như thế nào.
VI. Nh́n nhận Trung Quốc hôm nay
như thế nào?
Cả thế giới đang tự hỏi ḿnh như thế, không phải chỉ có mỗi Việt Nam chúng ta.
Đă có một câu trả lời được khá nhiều người chấp nhận: Thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc. Song nội dung thế nào là thế kỷ Trung Quốc (the Chinese century), lại tranh căi nổ trời.
Trong bài viết ngày 06-11-2017 nhân dịp các cuộc tranh luận ở nước ta về kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười, tôi đi tới kết luận: Sau thế kỷ đỏ, sẽ là thế kỷ xám![41] – hàm ư đó là một thế kỷ chịu ảnh hưởng rơ nét của đế chế Trung Hoa thời kỳ phục hưng, đại thể có quy mô tầm vóc thế giới như Cách mạng Tháng Mười đă ảnh hưởng đến thế kỷ 20 – song không phải với sự hứa hẹn “một mùa xuân nhân loại”, mà một thứ ǵ đó rất Trung Quốc!.. Tuy nhiên, tôi thực sự vẫn chưa xác định rơ được, đấy sẽ là ảnh hưởng của một Trung Quốc nào… Trung Quốc của Khổng tử chăng? Hay một Trung Quốc như Lỗ Tấn nh́n nhận? Một Trung Quốc trong “Death by China” của Navarro? Hay là một Trung Quốc với mọi sắc thái khác nhau xuyên suốt và liên tục từ thời Mao Trạch Đông cho đến hôm nay – bao gồm cả những ǵ Việt Nam đă nếm trải trong 6 thập kỷ vừa qua! Một thế kỷ xám dưới ảnh hưởng của một Trung Quốc gồm tất cả những ǵ đă làm nên nó trong lịch sử cho đến hôm nay?..
Thực sự tôi muốn từ góc độ lịch sử và văn hóa t́m hiểu xem nội dung ảnh hưởng Trung Quốc này sẽ đem đến cho thế giới những ǵ!
Tôi gọi thế kỷ Trung Quốc là thế kỷ xám hàm ư: Đế chế trên đường phục hưng này đang gây ra một tác động kép đối với thế giới c̣n lại.
Đấy là: (a)một đế chế - như lịch sử các đế chế ra đời trên thế giới đă chứng kiến, bao giờ cũng tác động mạnh mẽ trước hết đến ngoại vi chung quanh nó, rồi lan rộng ra trong thế giới c̣n lại; và (b)đế chế phục hưng này là Trung Hoa, nên tác động của nó gây ra cho cả thế giới c̣n lại sẽ là “tác động theo kiểu Trung Hoa”.
Đă xuất hiện nỗi lo ngại của một bộ phận quan trọng trong chính giới ở Mỹ và các nước phương Tây, coi hiện tượng Trung Quốc là một “quái vật Frankenstein” (bắt đầu gọi như vậy từ Nixon khi về hưu). Frankenstein là một quái vật người do chính con người tạo ra, song hệ quả cuối cùng là con người hoàn toàn không điều khiển được nó và chịu bất lực trước nó! Cùng ḍng suy nghĩ này nhưng ôn ḥa hơn th́ gọi Trung Quốc hôm nay vẫn là một quyển sách đóng (a closed book) – với nghĩa c̣n là một bí mật, chưa thể hiểu được.
Vân vân…
Sự thật là Trung Quốc vẫn là một quyển sách đóng, mặc dù trên những phương diện nào đó đă hé lộ nhiều nét cơ bản từ cái gốc văn hóa Trung Quốc. Phần cao điểm – và nhất là phần kết của cuốn sách vẫn c̣n đóng kín – với nghĩa nó chưa được viết ra, v́ c̣n tùy thuộc rất nhiều vào diễn tiến mọi vận động khác nhau của thế giới hôm nay. Đơn giản v́ trong lịch sử cho đến nay chưa từng có một đế quốc nào có thể một ḿnh chi phối thế giới. Hơn thế nữa, Trung Quốc hôm nay bước vào trung tâm vũ đài thế giới với tính cách là kẻ đến muộn nhất!
Trước khi bàn tiếp, xin điểm lại một vài hiện tượng (facts).
Trong khoảng 4 thập kỷ, kể từ khi bắt đầu đổi mới 1978 đến đại hội 19 ĐCSTQ (2018), GDP danh nghĩa tính theo đầu người của Trung Quốc từ 400 USD tăng lên gần 10.088 USD, nghĩa là tăng khoảng 25 lần cho một nền kinh tế hiện nay có 1,3 tỷ dân – (GDP pc của TQ hiện nay gấp 4 lần của VN)[42]. Lần đầu tiên trên thế giới có một hiện tượng thần kỳ như vậy – trong khi đó đế quốc Mỹ đi vào giai đoạn thoái trào. Sẽ là một ngộ nhận vô cùng nguy hiểm nếu hiểu sự thần kỳ này như một thành tựu của chủ nghĩa xă hội dù bất kỳ loại ǵ, hay là một thắng lợi của chủ nghĩa Marx như đang được giảng giải ở Trung Quốc, dù rằng TBT Tập Cận B́nh tại đại hội 19 đă gọi đấy là chủ nghĩa Marx Trung Quốc hóa và hiện đại hóa.[43]
Vượt lên thời Mao một bước, ĐCSTQ hôm nay giương cao ngọn cờ tư tưởng Tập Cận B́nh (chủ nghĩa dân tộc của đế chế Trung Hoa phục hưng), chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc thời đại mới (cũng có chỗ nói là kỷ nguyên mới) và chủ nghĩa Marx Trung Quốc hóa - hiện đại hóa như một bửu bối thiêng liêng của chế độ toàn trị Trung Quốc, nhằm tập hợp 1,3 tỷ dân Trung Quốc thành một khối sắt thép trong mặt trận thống nhất cho mục tiêu giấc mộng Trung Hoa, bản thân Tập trở thành lănh tụ suốt đời cho thực hiện sự nghiệp này. Có thể nói đây là cao điểm mới chưa từng có của chủ nghĩa dân túy trong lịch sử nước CHNDTH, nó đi xa hơn rất nhiều so với thời kỳ cách mạng văn hóa, lại diễn ra cùng vào lúc chủ nghĩa dân túy đang rộ lên ở phương Tây và nhiều nơi khác trên thế giới. Sự hỗn loạn trên thế giới như được tiếp sức, càng được Trung Quốc khai thác triệt để!
Tại đại hội 19 của ĐCSTQ, Trung Quốc trịnh trọng tuyên bố chính thức bước vào trung tâm của vũ đài thế giới, coi đối thủ số 1 là Mỹ, với chương tŕnh sẽ vượt Mỹ trong thập kỷ 2030s, sẽ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới, và sẽ trở thành người dẫn dắt thế giới. Đấy cũng là toàn bộ nội dung giấc mộng Trung Hoa.
Giới chuyên gia Mỹ thừa nhận: Hơn hẳn so với thời Mao, về đối nội hiện nay Trung Quốc đă sẵn sàng cho t́nh h́nh chiến tranh, thể hiện rơ nhất trong những đe dọa sẵn sàng sáp nhập Đài Loan. Hội đồng chiến lược an ninh quốc gia Mỹ nhận định Trung Quốc trực tiếp thách thức Mỹ, quyết thay đổi trật tự thế giới hiện có theo cách có lợi cho Trung Quốc.
Xin đặt sang một bên những đánh giá về đạo lư của quá tŕnh phát triển này và nhiều vấn đề tồn tại bên trong của nó, để thấy rơ một nét cơ bản: Đội ngũ tinh hoa của truyền thống đế chế Trung Hoa, hiện thân trong hàng ngũ lănh đạo và chính giới của nó, sau những thử nghiệm thất bại của Mao, đă xác định sự rối loạn của thế giới bước vào trật tự quốc tế mới hôm nay trong đà đi xuống của Mỹ là cơ hội có một không hai quyết phải nắm lấy, để dẫn Trung Quốc tới mục tiêu phục hưng đế chế của ḿnh.
Bức tranh siêu cường trên thế giới hiện này là: Trung Quốc là đế chế trên đường phục hưng đang lên, đế chế Nga của Putin đang t́m cách phục hồi nhưng chật vật, đế chế Mỹ đang trên đà đi xuống.
Nh́n lại, đế chế Trung Hoa trên đường phục hưng đă bắt đầu con đường đi lên của nó với cột mốc đầu tiên là mèo trắng hoặc mèo đen, miễn là bắt được chuột (Đặng Tiểu B́nh), nhất quán qua những bước đi khác nhau, hiện nay đang đứng ở cột mốc hôm nay là chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc kỷ nguyên mới (ĐH 19 của ĐCSTQ). Gọi cột mốc này là chủ nghĩa tư bản đặc sắc Trung Quốc cũng là cùng một nghĩa (Martin Jacques[44])! Trên con đường này cho đến hôm nay, Trung Quốc trên đường phục hưng không diễn ra như Mỹ và thế giới phương Tây ảo tưởng: càng phát triển, Trung Quốc sẽ đi vào con đường càng dân chủ hơn. Sự thật đang diễn hoàn toàn ngược lại: Trung quốc càng phát triển, thế giới càng Trung Quốc hơn, đang tạo ra một trật tự quốc tế mới theo h́nh ảnh của nó (Martin Jacques)[45].
Với nền kinh tế có quy mô lớn thứ 2 thế giới, và là một thị trường mà các nền kinh tế lớn trên thế giới không thể bỏ qua, quyền lực mềm của Trung quốc đă luồn sâu đáng kể tại không ít quốc gia trên thế giới. Đồng thời chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc đă bỏ xa chủ nghĩa thực dân mới của các nước tư bản thời sau chiến tranh thế giới II. Nhiều thể chế và định chế là rường cột làm nên trật tự kinh tế và chính trị hiện hành của thế giới đă và đang bị Trung Quốc và phương thức phát triển của nó làm méo mó hoặc bị lũng đoạn đáng kể. Chiến lược “một vành đai một con đường” được xem như một đ̣n bẩy kinh tế phục vụ việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế chế Trung Hoa, Việt Nam được coi là một trong những cột mốc quan trọng.
Trung Quốc đă hoàn thành hệ thống những căn cứ quân sự xây trên các đảo lấn chiếm ở Biển Đông. Qua việc khống chế vùng này bằng sự có mặt thường trực và ngày càng gia tăng về quân sự, giới quân sự Mỹ và NATO đánh giá: về cơ bản Trung Quốc đă thực hiện được trên thực tế (de facto) việc chiếm Biển Đông. Trung Quốc đă thiết lập vùng cấm bay trên biển Hoa Đông, thuê được căn cứ quân sự ở Djibouti (châu Phi), đang t́m chỗ đứng trên bờ biển Pakistan.
Trong phạm vi nhất định và trên những vấn đề có thể, Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của Nga trong việc h́nh thành một liên minh Nga - Thổ - Iran cùng với một số lực lượng hồi giáo nổi dậy (được Thổ và Iran đỡ đầu) tại Trung Đông, dưới dạng như một trục chống Mỹ và những đồng minh các loại của Mỹ ở khu vực này. Hiện nay Trung Quốc đang xúc tiến việc hợp tác với Nga trong đầu tư vào Syrie để củng cố chính quyền Assad; đang triển khai mạnh mẽ đại chiến lược đi vào Trung Đông, đồng thời nhằm vào nguồn tài nguyên dầu khí khổng lồ của vùng này. Từ khi Trump lên cầm quyền, cùng với tác động của Brexit (Anh), Trung Quốc đảy mạnh khai thác sự rạn nứt quan hệ mọi mặt giữa Mỹ và các đồng minh Tây Âu.
Mỹ cũng nh́n nhận Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất của ḿnh, đă lấn sân đáng kể ảnh hưởng của Mỹ trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị, đang ngày càng trực tiếp đe dọa và thách thức Mỹ. Từ thời Obama đă có nhiều nỗ lực lớn nhằm xoay chuyển xu thế này (G2, TPP, trục xoay CA-TBD…), nhưng thất bại… Trump lên, muốn thay đổi t́nh h́nh này bằng thứ ngoại giao “bốp chát, mặc cả, và mua chịu…” (b́nh luận của báo chí Mỹ chống Trump), ngay giới báo chí Mỹ cũng b́nh luận: Cho đến nay Trump nói nhiều, nhưng chưa làm được bao nhiêu, thậm chí có lúc nói một đằng làm một nẻo!.. Trump đă từng chủ trương đi với Nga để tập trung mũi nhọn vào Trung Quốc, song quan hệ Nga – Mỹ (trong vấn đề Syrie) và quan hệ Nga – NATO (trong vấn đề Krim – Ucraina) có quá nhiều trở lực lớn, mặt khác EU không thể bỏ được thị trường Trung Quốc và thị trường Nga. Tất cả đang nói lên sự lúng túng của Mỹ và thế giới phương Tây trong vấn đề Trung Quốc. Tuy nhiên, lúc này lúc khác, người ta c̣n thấy một Trump của ḥa b́nh dựa trên sức mạnh (peace through strength), ví dụ Trump chủ trương cùng với Thụy Điển, Na Uy và một vài quốc gia châu Âu khác thành một hợp tác (dưới dạng một liên minh) bỏ NATO sang một bên để đối phó với Nga, lư do là việc đạt được một quyết định chung của NATO hiện nay cho bất kể vấn đề ǵ đều dây dưa kéo dài và khó – v́ EU không muốn bỏ làm ăn với Nga. Với Trung Quốc, một mặt Trump đang dứt khoát đ̣i Kim Chung Un loại hẳn vũ khí A khỏi bán đảo Triều Tiên, đồng thời đang tăng cường FONOPS trên Bển Đông, băi việc mời TQ tham gia tập trận chung trên biển theo RIMPAC.
Trung Quốc gặp bất ngờ trước những diễn biến trên bán đảo Bắc Triều Tiên, đang t́m mọi cách đối phó với mọi khả năng có thể xảy ra, trong đó có việc tăng thêm áp lực của Trung Quốc trên Biển Đông như đang diễn ra – tới mức giới nghiên cứu và quân sự Mỹ đă phát biểu công khai: Quyền lợi của Mỹ tại khu vực (liên quan cả đến tuyến vận tải biển Malacca) bị uy hiếp, báo động thượng viện Mỹ vấn đề Biển Đông chỉ có thể giải quyết được bằng chiến tranh (Ian Ralby, Philip Davidson, Orania Mastro, Peter Navarro, Robert D. Klapan, RAND-Corporation…). Hiện nay cục diện thế giới căng thẳng hơn thời kỳ chiến tranh lạnh I. Đă có tiếng nói cảnh báo từ NATO: Mỹ không nên v́ vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà hy sinh Biển Đông, v́ sẽ là sai lầm không cứu văn được!
Trước t́nh h́nh Trump tuyên bố sẵn sàng chiến tranh thương mại chống Trung Quốc, nhưng đồng thời để ngỏ cửa cho đàm phán giải quyết vấn đề - có ư kiến nói trong đàm phán này Trump đang thua. Trung Quốc đáp lại trên 3 phương diện: (1)sẵn sàng đàm phán, (2)sẽ đối đầu quyết liệt trong chiến tranh thương mại nếu xảy ra, (3)gây sức ép phụ trợ từ mọi vấn đề có thể nhằm vào Mỹ trên những vấn đề khác, mặt trận khác – bao gồm cả huy động sự tham gia / hợp tác có thể từ các đồng minh của Trung Quốc.
Nh́n chung có thể dự báo: Về cơ bản Trung Quốc có thể thực hiện được ở mức độ đáng kể những mục tiêu chiến lược đă đề ra cho tới 2030 – 2035 ngoại trừ trường hợp bất khả kháng như nổ ra chiến tranh thế giới III hoặc chiến tranh lớn trong khu vực. Trong khung thời gian này, nền kinh tế Trung Quốc có quy mô vượt Mỹ là hoàn toàn có thể, khoảng cách phát triển so với Mỹ thu hẹp nhanh, tuy nhiên Trung Quốc không thể trở thành kẻ dẫn dắt thế giới – trước hết v́ bản chất Trung quốc không phù hợp với khái niệm win-win, văn hóa Trung Quốc có quá nhiều khác biệt so với xu thế phát triển của văn minh nhân loại, một nguyên nhân cơ bản đă từng dẫn tới Trung Quốc đánh mất cả một thế kỷ kể từ cuộc chiến nha phiến I (1839 – 1842) cho đến khi CHDCNDTH ra đời 1949.
TQ có ưu thế lớn về sức mạnh uy hiếp tại chỗ, song về toàn cục vẫn yếu hơn Mỹ, đang ra sức tận dụng thời cuộc hiện nay cho tăng cường thế chiến lược tại Biển Đông – rất nhức nhối cho các nước láng giềng, tăng cường tạo nên “phe trục” đối phó với Mỹ, song vẫn t́m cách tránh đối đầu tực tiếp với Mỹ. Nội trị TQ vẫn c̣n nhiều vấn đề lớn nan giải, nên càng phải siết và đồng thời hướng mọi mâu thuẫn ra bên ngoài dưới ngọn cờ của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc và giấc mộng Trung Hoa.
Xin dành cho việc phân tích sâu t́nh h́nh và hệ quả mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ và quan hệ bộ 3 Trung – Mỹ - Nga trên đấu trường quốc tế hiện nay cho một nơi khác (không thuộc phạm vi cuốn sách nhỏ này). Chỉ xin lưu ư tại đây: quan hệ song phương Việt – Trung không là phải là mối quan hệ song phương đơn thuần của hai nước; nhất là vấn đề Việt Nam – bao gồm cả vấn đề Biển Đông – luôn luôn là một thành phần hữu cơ như một vật để đổi chác trong tṛ chơi quyền lực hoặc là giữa quan hệ tay đôi Trung Quốc – Mỹ, hoặc là giữa bộ ba Trung – Mỹ - Nga.
Không thể nói khác: Từ nay đến một vài thập kỷ tới, Trung Quốc Tập Cận B́nh quyết nắm lấy cục diện thế giới hiện tại như một cơ hội quyết định, dốc toàn lực cho sự phục hưng đế chế Trung Hoa với lọn nghĩa của nó: nghĩa là rất mác-xít đặc sắc TQ! Mục tiêu này là lẽ tồn tại của nó, song cũng chính mục tiêu này ngày nay thách thức cả thế giới và trở thành vấn đề của cả thế giới.
Thiết nghĩ, mọi nhận thức về Trung Quốc hôm nay theo cảm súc, dù là bài hoa, hay khiếp nhược, hay thần phục chạy theo, cam chịu khuất phục.., đều không thể giúp ích ǵ. Đơn giản v́ trong ṿm trời văn hóa đế chế Trung Hoa không có khái niệm nước láng giềng hữu nghị, b́nh đẳng.., mà chỉ có nước triều cống, nước chư hầu, hôm nay có thể là nước triều cống thời hiện đại!..[46] Người Việt chúng ta phải bổ sung thêm: Trong ṿm trời văn hóa đế chế Trung Hoa c̣n có: Dạy cho bài học! Và liệu hồn!..
Có thể nhận xét ngay tại đây: Về đối ngoại, trên thế giới hôm nay Việt Nam hầu như chỉ có những vấn đề nóng bỏng, nhiều mặt đă ở mức đối kháng – với quốc gia duy nhất là Trung Quốc. T́nh h́nh phức tạp thêm bội phần v́ Biển Đông đang trở thành nơi cọ sát trực tiếp Mỹ - Trung tiềm tàng mọi khả năng đụng độ lớn.
Bối cảnh trong / ngoài Việt Nam hôm nay phải đương đầu trong quan hệ Việt – Trung phức tạp hơn rất nhiều so với thời kỳ phải tiến hành kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, bởi các lẽ:
(1) hiện nay Việt Nam không có đồng minh chiến lược với đúng nghĩa; VN có khả năng rất lớn tạo ra đồng minh chiến lược, nhưng lại không có một đường lối đối nội và đối ngoại đúng đắn trên cơ sở sức mạnh dân tộc, dân chủ, đoàn kết ḥa hợp dân tộc để phát huy; do đó không thoát được thân phận quốc gia leo dây; trong khi đó áp lực trực tiếp tại chỗ của Trung Quốc là toàn diện và rất lớn, hầu như tập trung trước hết vào Việt Nam – v́ (a)vị trí chiến lược của VN, và (b)có thể khai thác triệt để vấn đề ư thức hệ của ĐCSVN, TQ xem VN là đối tượng dễ nắn gân nhất;
(2) vấn đề Việt Nam xuất hiện trong mọi tranh giành của tṛ chơi quyền lực giữa tay đôi Mỹ-Trung hoặc tay ba Mỹ-Trung-Nga – nguy cơ trở thành vật đổi chác là thường trực; trong khi đó hầu như các nền kinh tế lớn trên thế giới rất cần thị trường Trung Quốc;
(3) khó khăn lớn nhất: Việt Nam đang thiếu một nền nội trị mạnh toàn diện trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, xă hội và an ninh quốc pḥng để có cái bất biến ứng phó được cái vạn biến; lúc này cộng đồng dân tộc đang bị phân tán. Trong khi đó sự can thiệp của quyền lực mềm TQ và sự có mặt của TQ trong mọi lĩnh vực cuộc sống đất nước ta đă đạt tới mức độ nguy hiểm; sự cấm kỵ của chế độ chính trị - nhất là trên phương diện truyền thông – tránh né hoặc không cho dư luận đụng chạm tới vấn đề nhạy cảm này càng làm gia tăng tính chất nguy hiểm của vấn đề TQ đối với đất nước ta.
Dù bất tương xứng như thế nào trong so sánh lực lượng giữa ta và Trung Quốc, vấn đề của nước ta không phải là tỷ lệ quá nhỏ của ta so với Trung Quốc, mà trước hết và nguy hiểm nhất của hôm nay là chưa có một đội ngũ tiên phong nh́n thấu cục diện trật tự quốc tế mới và có bản lĩnh xứng tầm dẫn dắt đất nước!
Hiển nhiên, đất nước đang cần một cuộc cải cách chính trị vỹ đại để thoát khỏi t́nh h́nh nguy hiểm nêu trên.
Trong lịch sử, chưa một lần Việt Nam chủ động đối đầu với Trung Quốc, hôm nay càng như thế. Trước sau vẫn t́m cách là láng giềng được tôn trọng của Trung Quốc, v́ ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Song trong lịch sử Việt Nam đă nhiều lần phải đối mặt với xâm lăng và lấn hiếp của Trung Quốc – và chưa bao giờ chịu khuất phục, cho dù luôn luôn phải rơi vào cảnh châu chấu đá voi!
Cũng trong lịch sử, Việt Nam không dưới một lần phải quyết đối mặt trước bạo cường Trung Quốc, với đại nghĩa làm nên ư chí một ḷng của dân tộc – lần đầu tiên là Diên Hồng, và rơ ràng ḥa b́nh – hữu nghị chỉ đến với Diên Hồng! Đại nghĩa ấy hôm nay là Việt Nam của một dân tộc tự do, cùng dấn thân với cả thế giới tiến bộ cho ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Có đại nghĩa như vậy, chúng ta sẽ có quyết sách mà đất nước đ̣i hỏi, sẽ có hữu nghị thật, hợp tác thật với Trung Quốc - hoặc là Trung Quốc sẽ chịu chấp nhận một Việt Nam hữu nghị thật, hợp tác thật như thế.
Bối cảnh đất nước hôm nay đặt ĐCSVN đứng trước thách thức lớn nhất kể từ khi thành lập: chịu trách nhiệm trước đất nước đứng ra tập hợp trí tuệ, tâm huyết và ư chí của cả nước, đoàn kết toàn dân tộc mở ra con đường đất nước phải đi trong cục diện trật tự quốc tế mới hôm nay.
ĐCSVN sẽ đáp ứng được thách thức này?
Nếu ĐCSVN không đáp ứng được thách thức này, đất nước sẽ rơi sâu thêm nữa vào con đường dẫn tới thân phận Bắc thuộc lần thứ hai, như lời cảnh báo năm xưa của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch về hội nghị Thành Đô. Điều chắc chắn nhân dân cả nước sẽ không thể khoanh tay chịu chết chấp nhận!
Thiết nghĩ, sự phát triển của Trung Quốc như tŕnh bầy trên đây, khách quan đặt ra thách thức quyết liệt: Từng người dân Việt Nam yêu nước lúc này hơn bao giờ hết, cần tự ư thức đầy đủ thực trạng trong / ngoài đất nước đang phải đối mặt, quyết cùng nhau một ư chí, tự nắm lấy vận mệnh của chính ḿnh, để tự giác cùng nhau nắm lấy vận mệnh quốc gia, quyết đổi đời chính ḿnh và cùng nhau đổi đời đất nước. Đấy là con đường sống của mỗi chúng ta và của cả nước.
Mong sẽ có dịp được bàn sâu về đối sách của nước ta đối với vấn đề TQ.
Song tại đây, để kết thúc phần này, xin kiến nghị một đối sách cần thực hiện ngay, càng để chậm càng nguy hiểm:
Cả nước nên thực hiện ngay sự công khai minh bạch của thiện chí (transparency of good will) trong mọi quan hệ với Trung Quốc.
Xin diễn giải nôm na thế này: Để ǵn giữ môi trường trong sạch cho phát triển lành mạnh và bền vững mọi quan hệ hữu nghị / hợp tác của nước ta với Trung Quốc, hàng ngày phải chịu khó nhặt rác, đừng để cho từng cọng rác dù nhỏ nhất trong quan hệ 2 nước tích tụ ngày qua ngày thành đống rác thối đến một thời gian nào đó sẽ đủ lớn nhấn ch́m quan hệ 2 nước, hoặc thậm chí có thể gây động loạn và dẫn đến chiến tranh.
Cả nước trong cuộc sống hàng ngày - ở phạm vi quốc gia hay từng địa phương, từng ngành, ở phạm vi tổ chức hay cá nhân, kể từ cấp cao nhất đến người dân thường… - tất cả cần nỗ lực thực hiện sự công khai minh bạch của thiện chí như một trong những quốc sách hàng đầu để chủ động xây dựng quan hệ Việt – Trung đúng với nguyên vọng chân chính của nhân dân 2 nước. Hội Hữu nghị Việt – Trung và mọi đoàn thể xă hội trong xă hội dân sự cần thúc đẩy và hậu thuẫn nhân dân cả nước thực hiện quốc sách này.
Từng cái sai dù nhỏ nhất xảy ra trong quan hệ 2 nước, nên công khai hóa và công bố rộng răi tùy từng sự việc – song không phải để “đấu” nhau mà là để nhắc nhở mỗi bên liên quan phải khắc phục, hoặc làm đúng, để cả nước cả thông tin, học tập và cùng nhau rút kinh nghiệm, làm đúng… Ví dụ: Khách du lịch TQ mặc áo phông có bản đồ lưỡi ḅ ở Biển Đông, phía người Việt Nam đứng tên giúp người TQ mua bất động sản là bât hợp pháp .., mọi việc không đúng như thế cần nhắc nhở trực tiếp đương sự, đồng thời công khai minh bạch trên báo chí cả nước cùng biết và rút kinh nghiệm… Khi phải đấu nhau th́ cũng xó lư lẽ, số liệu, dẫn chứng đàng hoàng trước dư luận thế giới. Tầu chiến hay tầu đánh cá TQ đuổi bắt hay đánh phá tầu đánh cá của ta cũng nên gọi rơ ràng và liệt kê công khai trên báo chí tại địa phương, không nên nói theo kiểu mập mờ “tầu lạ” chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Trong các công tŕnh đầu tư có TQ tham gia, nếu có vấn đề ǵ cũng nên công khai minh bạch như thế để các bên liên quan t́m giải pháp khắc phục… Ngay cả trong những mối quan hệ song phương Việt – Trung có liên quan đến an ninh quốc pḥng có rất nhiều vấn đề hoàn toàn có thể thực hiện tối đa sự công khai minh bạch của thiện chí như vậy, để nhắc nhở lẫn nhau ai sai ai đúng, để cả hai bên cùng t́m giải pháp khắc phục. Nên coi sự công khai minh bạch của thiện chí như thế là một thế mạnh của ta – bởi v́ nước ta không bao giờ muốn gây sự thù địch với TQ. Thực hiện sự công khai minh bạch của thiện chí như thế ở phạm vi nhà nước, phạm vi cả nước và phạm vi nhân dân, phía ta sẽ trưởng thành rất nhiều và càng giương cao được ngọn cờ chính nghĩa, củng cố vị thế của đất nước trong xử lư những vấn đề của quan hệ song phương Việt - Trung.
Rồi đây, nên áp dụng công khai minh bạch của thiện chí trong quan hệ với mọi quốc gia khác, để dần dần h́nh thành nên một nền ngoại giao mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong trật tự quốc tế mới hôm nay.
*
Phần kết
Đất nước có một triệu người vui
Và cũng có một triệu người buồn
Kỷ niệm và suy ngẫm xin được dừng tại đây, blốc lịch trên bàn làm tôi trạnh ḷng: Người có nhiều duyên nợ với tôi đi xa đă gần 10 năm – cố thủ tướng Vơ Văn Kiệt!
Nhân dịp này, báo Người đô thị, Hà Nội yêu cầu tôi nói đôi điều (số 73, tháng 6-2018):
“…Trong ḷng cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chẳng những chứa đựng những mâu thuẫn của thời đại, và đau đớn hơn thế là c̣n có một cuộc nội chiến kéo dài mấy thế hệ, do cái thế giới “2 phe 4 mâu thuẫn” giằng xé đất nước ta, xô đẩy nhân dân ta không thể cưỡng lại được vào một cuộc sát phạt tương tàn này! Cả thế giới thời kỳ này bị chia làm 2 phe như thế không riêng ai, nhưng cái vết rách chia 2 phe này ở châu Á đi ngang qua nước Việt Nam! Như là ở châu Âu nó đă xé đôi nước Đức, ở Bắc Á cắt đôi bán đảo Triều Tiên!.. Có gọi mặt chỉ tên cuộc nội chiến đất nước ta bị cái thế giới “2 phe 4 mâu thuẫn” ác nghiệt cưỡng hiếp đẩy vào như thế, th́ mới thấu hiểu được nỗi đau dân tộc – như Vơ Văn Kiệt đă dũng cảm nói lên. Và chỉ có như thế mới t́m được tới ḥa hợp dân tộc!
Kẻ mang tội là cái trật tự “2 phe 4 mâu thuẫn” của thế giới cưỡng hiếp! Đất nước ta bị cưỡng hiếp không có tội! 43 năm đă trôi qua, thời gian như thế là đủ, để hôm nay phải tỉnh táo phân biệt rạch ṛi ra như thế, để từ nay trở đi – dù là rất muộn – thôi đừng mỗi bên của đất nước xem bên kia là kẻ thù của ḿnh nữa, trong nội bộ mỗi bên cũng thôi ân oán không nguôi với nhau, để chỉ c̣n lại ḥa giải, ngay từ trong sách giáo khoa!
Hôm nay, có nhận chân được nỗi đau này, nhân dân ta mới thực sự trưởng thành được, mới ư thức được sâu sắc hơn đ̣i hỏi sống c̣n: Không bao giờ một lần nữa để nước ta lại trở thành “miếng da lừa” cho các thú hoang giằng xé – nhất là nguy cơ bị giằng xé như vậy hôm nay vẫn thường trực nước ta không buông tha!
Hôm nay phải nhận chân được nỗi đau này, v́ đất nước đă giành được độc lập thống nhất, nhưng nhân dân chưa hoàn thành việc tự giải phóng chính ḿnh khỏi tư duy nô lệ và tiểu nhược quốc: Phải theo ai? chống ai?!.. Không nh́n ra được thủ phạm xé đôi nước ḿnh! Càng không đủ lớn lên để tha thứ cho nhau và để măi măi sống cho đất nước xứng đáng với những tổn thất và đau thương tổ quốc đă phải chịu đựng! Giác ngộ lợi ích quốc gia kém cỏi đến nỗi hôm nay mỗi bên của đất nước vẫn c̣n coi nửa bên kia là thù!..
Đau đến thế là cùng!..
Quan trọng hơn tất cả những điều vừa nói trên, hôm nay phải nhận chân được nỗi đau này, để giác ngộ đầy đủ quyền lợi quốc gia và đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, chung tay hàn gắn vết thương dân tộc, thống nhất với nhau trong ư chí và trong những quốc sách nuôi dưỡng – phát huy trí tuệ và sức mạnh dân tộc, quần tụ nên sức mạnh quốc gia đổi đời thân phận đất nước trong thế giới hôm nay – để mỗi chúng ta trở thành một công dân tự do của một nước độc lập, tự do, hạnh phúc!
Bên chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước có nghĩa vụ tự nhiên phải là bên chủ động và đi tiên phong thực hiện nghĩa vụ ḥa hợp dân tộc!
Liên quan đến nghĩa vụ tự nhiên nói trên, đă có ư kiến đề xuất: Lấy ngày 30-04-1975 làm ngày Ḥa Giải Dân Tộc! Với tất cả trải nghiệm của tôi cho đến tuổi đời hôm nay của ḿnh, tôi tán thành và thiết tha mong mỏi toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam ta cân nhắc.
Tôi nghĩ: Đất nước chúng ta – bằng cách nào đó và với h́nh thức nào đó – phải có ngày Ḥa Giải Dân Tộc, v́ đau thương đă xảy ra quá lớn, không ngôn ngữ nào chứa được ngoài sự tha thứ cho nhau và ḥa giải!
Đau thương đă xảy ra quá lớn, v́ thế không bao giờ được phép quên, phải có ngày Ḥa Giải Dân Tộc – để nhớ đời bài học: Phải khôn hơn mọi tham vọng của thiên hạ, quyết sẽ không bao giờ lại cho phép họ biến nước ta thành miếng da lừa để họ giằng xé, hoặc thành con chuột bạch cho họ thử nghiệm!
Đau thương đă xảy ra quá lớn, phải có ngày Ḥa Giải Dân Tộc, để ghi nhớ đời đời và quyết cùng nhau sống xứng đáng với đất nước!
Phải có ngày Ḥa Giải Dân Tộc, để chính nước ta cũng ḥa giải với cả cái thế giới đă bị cái “trật tự 2 phe 4 mâu thuẫn” cuốn hút vào trận địa nước ta. Chúng ta có đủ bản lĩnh ch́a tay ra với cả thế giới cùng nhau khép lại quá khứ, mở ra chân trời mới! Ch́a tay ra thật, chứ không rụt rè!
Ngày Ḥa Giải Dân Tộc như thế, sẽ là sinh nhật của một thế hệ dân tộc Việt Nam mới, ra đời từ môt dân tộc anh hùng của một đất nước Việt Nam anh hùng! Mỗi chúng ta, dù sống ở đâu dưới ṿm trời và trên trái đất này, có quyền tự hào là con em của một thế hệ Việt Nam mới như thế!
Sau 43 năm, đất nước ta hôm nay vẫn c̣n đoạn đường rất dài phía trước – do những yếu kém của chính ḿnh – để đi tới ḥa hợp dân tộc với những mục tiêu và hoài băo như vậy. Cần thức tỉnh sự chậm trễ này, v́ thời gian không chờ đợi ai, cái thế giới này càng không chờ đợi chúng ta!..”
Vâng, thời gian không chờ đợi ai! Cái thế giới này không chờ đợi chúng ta!
Không phải chỉ có nhiệm vụ ḥa hợp dân tộc mà mỗi người Việt chúng ta phải vượt lên chính ḿnh để thực hiện bằng được!
Sát nách cái đế chế Trung Hoa trên đường phục hưng đang náo động cả thế giới, đất nước chúng ta vẫn đang ngổn ngang trăm bề! Không phải chỉ có những tàn dư của 4 cuộc kháng chiến đẫm máu và nước mắt, mà c̣n có biết bao nhiêu điều không đáng có, không nên có trong 43 năm độc lập thống nhất đầu tiên của đất nước! Ngay hôm nay, cả nước chỉ v́ những điều không đáng có, không nên có này – kinh tế kém hiệu quả, cố bịt lỗ hà ra lỗ hổng, bao nhiêu công sức và của cải hàng chục năm qua cứ như đổ vào cái thùng không đáy v́ tham nhũng và thể chế bất cập, giáo dục, văn hóa và đạo đức xă hội xuống cấp - , cho nên cả nước hôm nay đang phải nóng ran lên về những chuyện “ḷ và củi”... – trong khi ngoài Biển Đông máy bay ném bom, tên lửa trên các đảo Trung Quốc lấn chiếm đă sẵn sàng, c̣n trong nước đang đau đầu nhức óc hàng trăm chuyện rối rắm – nào là những ách tắc kinh tế, chính trị, xă hội.., nào là nợ đến hạn, nào là những trấn áp và bất công mới, dối trá vẫn tiếp tục lên ngôi, chuyện phe nhóm chưa kết thúc!..
V́ một nửa sức lực và tâm trí buộc phải tiêu hao vào những chuyện đau đầu rối rắm như thế, chỉ c̣n một nửa sức lực và tâm trí cho những việc phải làm và cơ hội đang đến, cho nên đất nước chẳng có việc nào đến đầu đến đũa, cơ hội đang hàng ngày hàng giờ lăm le trở thành thách thức, duy nhất cái ư thức hệ của chế độ toàn trị bằng tất cả quyền lực của nó vẫn đang kiên định giữ cho đất nước chệch hướng khỏi cái đích trở thành một nước phát triển của độc lập tự do hạnh phúc!.. Và c̣n muốn học tập Trung Quốc nữa (?)!
Trong khi đó đất nước độc lập thống nhất đă 43 năm, nhưng cho đến hôm nay chưa xây dựng được một chiến lược phát triển quốc gia với tầm nh́n theo kịp xu thế vận động của thế giới, chưa có một chiến lược ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu của một quốc gia hạ lưu có nhiều thách thức từ thiên tai và từ địa kinh tế / địa chính trị rất nhạy cảm – trong khi đó vấn đề nước, vấn đề thủy lợi và hầu hết các con sông trong cả nước bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau ngày càng trở thành đại sự quốc gia, chưa có một chiến lược chủ động giải quyết vấn đề Trung Quốc để có ḥa b́nh thật, hữu nghị thật và hợp tác thật với quốc gia láng giềng khổng lồ này. 3 món nợ lớn này đối với đất nước nói lên chỗ yếu kém nghiêm trọng nhất của ĐCSVN hôm nay với tính cách là đảng duy nhất nắm quyền. Sự hẫng hụt của tri thức, tư tưởng nhiệm kỳ và sự trói buộc của ư thức hệ, cùng với lối sống của tham nhũng bóc ngắn cắn dài đă làm hỏng tất cả.
Bức tranh toàn cảnh của đất nước có phải là như vậy không?
Xin cả nước hăy b́nh tâm nh́n thẳng vào sự thật!
Tôi cũng xin ở tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và toàn thể Bộ chính trị điều này!
T́nh thế đất nước hôm nay chẳng khác ǵ lắm thân phận con ếch nằm trong chảo nước ấm, đang được đun nóng dần lên.
Xin hăy thử lẩy ra bất kỳ sự việc nào tùy bạn muốn, của bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống mọi mặt của đất nước, để có được một mẫu sinh thiết bất kể nào đó, để bạn có thể tự xác nghiệm bức tranh toàn cảnh nói trên của đất nước!
Ví dụ 1:
Ư kiến đúng đắn bên ngoài nói: Viêt Nam không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí.
Báo Nhân Dân ngày 26-09-2013 bác bỏ thẳng thừng, với dẫn chứng hùng hồn:
“…cả nước Việt Nam có 812 cơ quan báo chí in với 1.084 ấn phẩm; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ; một hăng thông tấn, 67 đài phát thanh, truyền h́nh, 101 kênh truyền h́nh, 78 kênh phát thanh; 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xă hội, 1.174 trang thông tin điện tử được cấp phép hoạt động (năm 2011 là 46 báo điện tử, 287 trang thông tin điện tử). Hiện, Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng 99,5% diện tích lănh thổ, qua vệ tinh tới nhiều nước trên thế giới. Hiện hơn 90% hộ gia đ́nh Việt Nam đă sử dụng sóng truyền h́nh của Đài Truyền h́nh Việt Nam. Qua nhiều h́nh thức cung cấp, người dân Việt Nam được tiếp xúc với 75 kênh truyền h́nh nước ngoài, trong đó có các kênh nổi tiếng như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg,... 20 cơ quan báo chí nước ngoài đă có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành rộng răi. Qua internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới như AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times,...
Về xuất bản, ở Việt Nam có 64 nhà xuất bản. Chỉ tính riêng trong năm 2012, ngành này đă xuất bản 28.009 xuất bản phẩm có nội dung phong phú và đa dạng, với khoảng 301.717.000 bản. Từ việc xác định vai tṛ của internet, Nhà nước Việt Nam có chính sách, biện pháp cụ thể để khuyến khích sử dụng internet phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xă hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm các quyền cơ bản của nhân dân. Đó là cơ sở để năm 2012, về số lượng người sử dụng internet, Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) xếp Việt Nam đứng thứ ba tại Đông - Nam Á, thứ 8 tại châu Á. Theo số liệu khảo sát của WeAreSocial - tổ chức nghiên cứu độc lập về truyền thông xă hội toàn cầu, tới tháng 12-2012 số người sử dụng internet ở Việt Nam là 30,8 triệu, chiếm 34% dân số (mức trung b́nh của thế giới là 33%). Tháng 10-2009, dịch vụ truy cập internet qua mạng 3G có mặt tại Việt Nam, lập tức góp phần tạo nên sự phát triển vượt bậc của internet băng thông rộng, sau ba năm (tính đến tháng 7-2012), số lượng sử dụng đạt con số 16 triệu người (chiếm khoảng 18% dân số). Riêng với blog, trên cả nước hiện có gần 3 triệu người có blog cá nhân. Đa số blogger sử dụng blog làm nơi bày tỏ suy nghĩ, trao đổi tâm t́nh, kiến thức; thông qua blog đă h́nh thành nhiều nhóm sinh viên, thanh niên rất tích cực hoạt động xă hội như quyên góp giúp đỡ trẻ em nghèo, giúp người không nơi nương tựa,... Hầu như các cơ sở công cộng ở đô thị như nhà hàng, khách sạn, quán giải khát, nhà chờ sân bay,... đều có Wifi miễn phí. Tại các địa phương có ngành du lịch phát triển như Huế, Đà Nẵng, Hội An,... kế hoạch phủ sóng Wifi đă và đang được triển khai là bằng chứng cho thấy sự quan tâm của chính quyền địa phương với sự phát triển internet…”
Song trong cái dẫn chứng rất dài này, báo Nhân Dân quên không nêu những tường lửa, những hoạt động của đội ngũ dư luận viên – nhiều khi bỉ ổi đến mức vô văn hóa, những xử lư khắc nghiệt đối với phóng viên hay tờ báo nào muốn đứng về phía sự thật, những vụ án nặng nề dành cho những người bất đồng chính kiến với tội danh lật đổ chế độ, chống phá nhà nước CHXHCNVN…
Toàn bộ cái dẫn chứng rất dài nêu trên của báo Nhân Dân chỉ thiếu duy nhất mỗi cái sợi chỉ đỏ của tuyên giáo đảng, siết toàn bộ các thứ kể trên, dù là có xuất xứ nào, vào bên trong cái “lề phải” tuyên giáo đảng đă hoạch định. Các con số hùng hồn được đưa ra bên trên của bất kỳ thứ ǵ chỉ duy nhất nói lên được phạm vi kiểm soát của sợi chỉ đỏ lớn và sâu rộng đến mức nào!.. Song có một bằng chứng ngược: Báo Nhân Dân – tờ báo lớn nhất của đảng và cả nước, lại là tờ báo có ít người mua nhất, chủ yếu chỉ có các tổ chức cơ sở đảng có nghĩa vụ phải mua báo đảng.
Nếu gọi dẫn chứng như thế của báo Nhân Dân là lời nói dối cao cấp, chắc không sai! Nhưng mà dại! Trong ví dụ cụ thể này, nếu phải tham gia thi nói dối, tôi sẽ nói dối tốt hơn, thuyết phục hơn!
Hiển nhiên, nhân dân cả nước không thể thông minh lên với một hệ thống báo chí “lề phải” như thế, chưa nói đến việc bị ngu dân hay bị đầu độc trí tuệ ở mức đáng kể.
Hiển nhiên, ảnh hưởng của “lề phải” mấy chục năm qua đă góp phần đích đáng của nó vào việc gây ra những điều không đáng có, không nên có, tồi tệ đến mức hội nghị Trung ương 4 và hội nghị Trung ương 6 khóa XI đă phải làm những việc phải làm. “Lề phải” như thế trở thành một yếu tố không thể bỏ qua đă hậu thuẫn hay góp phần tạo ra những tội ác và tội phạm phải mang ra xử lư ở “ḷ và củi”.
Hiển nhiên, một tờ báo lớn số 1 đất nước như thế, và cả một hệ thống báo chí đă nêu ra như thế, lẽ ra và rất cần phải mang lại cho nhân dân và cho đất nước một sức sống mà nghĩa vụ báo chí đúng với chính danh và danh dự nghề nghiệp của nó phải làm, nhưng không làm! Chẳng lẽ đất nước ta hôm nay không cần một nền báo chí như vậy? Nước ta sẽ mạnh lên hay yếu đi với một nền báo chí lẽ ra phải như vậy?..
Ai đo lường được những thiệt hại về kinh tế và chính trị cho quốc gia? Với nền báo chí như đang có, chế độ hiện nay mạnh lên hay đang yếu đi?.. …
Xin hăy tự kết luận.
Trong khi tôi viết những ḍng này, dư luận giới trí thức, giới chuyên môn và trong dân xôn xao không tán thành dự luật về an ninh mạng. Các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành công nghệ tin học và internet ngày 08-06-2018 đă kiến nghị Quốc hội hoăn thông qua dự luật này v́ sai sót quá nhiều và xâm phạm quyền của dân,. Ngày 11-06-2018 79 luật sư từ 3 miền đất nước gửi kiến nghị đề nghị QH hoăn thông qua dự luật ANMXH v́ dự luật xâm phạm những quyền của công dân đă ghi trong hiến pháp, nhất là quyền về tự do ngôn luận. Các tầng lớp nhân dân khác nhau gọi đây là dự luật bịt miệng dân. Một số đại sứ quán nước ngoài ở Hà Nội ra thông báo cảnh báo dự luật này sẽ gây nhiều thiệt hại cho Việt Nam và vi phạm nhiều cam kết Việt Nam đă kư, xâm phạm các quyền cơ bản của công dân… Liên quan đến chuyện cấm đoán này, nhân đây xin lưu ư: Trong diễn văn tại hạ viên Mỹ ngày 25-04-2018, tổng thống Emmanuel Macron nói cần t́m những biện pháp bảo vệ quyền thông tin số (digital right) của công dân, luật an ninh mạng là để phục vụ mục tiêu này. Người ta xử lư vấn đề như vậy, chứ không đặt vấn để cấm như trong luật an ninh mạng xă hội vừa mới được Quốc hội thông qua ngày 12-06-2018!
Ví dụ 2:
Từ đại hội X trở đi, có thể quan sát sự lên ngôi của chế độ toàn trị kéo theo dối trá và ngày càng nhiều xung đột xă hội khác nhau, dẫn đến những trấn áp vừa dầy nhất về mật độ, vừa nghiêm trọng hơn về h́nh thức và nội dung. Số người bất đồng chính kiến bị bắt, bị khép án tù, số các năm tù đều vượt so với những thập kỷ trước đó, xă hội bị phân hóa. Theo báo cáo của Bộ Công An trong thời gian từ 2011 đến 2014 có 226 tù nhân bị đánh chết trong trại giam… T́nh trạng tham nhũng ngày càng nặng diễn ra song song càng thúc đẩy những căng thẳng chính trị - xă hội. Luật pháp và kỷ cương bị lũng đoạn chưa từng có, không khí đất nước càng ngột ngạt, ḷng dân ly tán. Càng trấn áp, tham nhũng tiêu cực như được tiếp tay, tất yếu sự phản ứng trong dân càng gia tăng. Trong khi đó báo chí lề phải nhất quán quy kết hầu như mọi phản ứng như thế của dân vào “những hoạt động của các thế lực thù địch”, nhiều bản án cũng dựa vào khung h́nh phạt chống đối, lật đổ chế độ để kết án dân. Đổ riết những phản ứng này trong dân cho diễn biến, tự diễn biến, suy thoái đạo đức chính tư tưởng hiển nhiên hoàn toàn không ổn – v́ cái gốc của phản ứng trong dân như vậy là sự phản kháng quyết liệt sự tha hóa đến mức biến chất của hệ thống chính trị và những con người trong hệ thống. Sự thực là toàn bộ diễn biến này đang chia rẽ nghiêm trọng dân tộc và đất nước, tự tay chế độ chính trị tạo ra đối kháng từ dân bằng cách đẩy họ vào thế lực thù địch!
Họa hoằn có thể có một số vụ án mang tính chất h́nh sự chính trị, với bất kể lư do ǵ, song chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong các vụ đă thành án và phạm vi tác động cũng nhỏ. Những vụ án này chẳng liên quan ǵ đến sự phản kháng trong dân như đang nói tới ở đây!
Những bản án rất nặng dành cho những Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, những Nguyễn Hữu Vinh / Anh BA Sàm… không thể nói là dành cho những thế lực thù địch được! Tội của họ chỉ là yêu nước và v́ nước dũng cảm nói lên sự thật, tranh đấu cho lẽ phải.
Những trấn áp dành cho những Phạm Đoan Trang chỉ v́ đă viết ra “Chính trị b́nh dân” hay “đánh” những việc làm tương tự của bao nhiêu người khác giúp dân ư thức được quyền công dân của ḿnh không thể coi là để trừng trị những tội tuyên truyền chống lại quốc gia! Trong khi đó công dân của quốc gia rất cần những kiến thức như vậy!
Càng không thể quy kết mọi cá nhân hay tổ chức bảo vệ nhân quyền tại các nước bạn hữu với Việt Nam, thậm chí các nước đối tác toàn diện, các nước đối tác chiến lược.., là các thế lực thù địch và đả kích họ bất chấp những đ̣i hỏi ǵn giữ quan hệ ngoại giao và hợp tác.
Xin đừng làm càn măi như thế nữa, v́ chỉ có hại cho tất cả các bên liên quan! Cho cả người đàn áp! Chung cuộc rất hại cho đất nước.
Vân vân…
Phải nhấn mạnh toàn bộ t́nh h́nh này rất bất lợi cho đất nước, thậm chí có những mặt nguy hiểm, phải chặn đứng. Làm sao có được quốc thái dân an, tất cả một ḷng dốc hết sức lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc? Làm sao thu được nhân tâm về một mối để có Diên Hồng như đất nước đang đ̣i hỏi?
Cần b́nh tĩnh nh́n nhận lại chính xác và khách quan mọi sự việc, hệ quả, và rút ra kết luận đúng, hành xử đúng.
C̣n bao nhiêu điều luật trong Hiến pháp đă quy định về quyền công dân, về quyền con người sao cứ lẫn lữa tŕ hoăn măi, dân tự hành động theo những luật này th́ đẩy họ vào hàng ngũ thế lực thù địch để trấn áp? Sao không ban hành sớm những luật này để dân và cả nhà nước đều phải hành xử đúng luật? 10 năm vừa qua cho thấy càng tŕ hoăn ban hành những luật này càng mất ổn định: tham nhũng và tội ác càng tăng lên, nhân dân ngày càng bất b́nh, đất nước tích tụ những căng thẳng mới nguy hiểm.
Nếu thả ngay những Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh.., dừng ngay những trấn áp đối với những Phạm Đoan Trang… như thế, đối thoại xây dựng với họ… Cùng với họ t́m ra những điều đất nước đang cần… Đất nước này sẽ được ǵ, mất ǵ? Và ai sẽ được ǵ, mất ǵ?..
Viết đến đây, tôi nhớ đến các anh Lê Hiếu Đằng (đă mất), Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Hạ Đ́nh Nguyên, Bùi Tiến An, Nguyễn Văn Ly [Tư Kết], vân vân và vân vân.., những người từng vào sinh ra tử trong phong trào đấu tranh trước 1975, những cựu tù chính trị Côn đảo…, song họ không dưới một lần phải chịu những đ̣n thù bẩn của chế độ chính trị hiện nay! Sao lại ác và bẩn đến vậy!?
Xin nói rành rẽ đến thế này: Nghiêm minh với đất nước để nói phân miêng bên công bên tội của đảng, rất khó mà nói hơn nhau nặng nhẹ mỗi bên thế nào. Song bây giờ là ḥa hợp dân tộc, là khép lại quá khứ, là nh́n về phía trước – phải bắt đầu từ nghĩ lại tất cả, tự vấn lại ḿnh tất cả!
Đất nước này được ǵ, mất ǵ? Và ai được ǵ, mất ǵ? Nếu như tiếng nói của dân được lắng nghe, có chỗ để nghe tiếng nói của họ, có chỗ để họ đối thoại với nhau, có chỗ họ đối thoại với người của nhà nước…
Đất nước này sẽ bớt được bao nhiêu thiệt hại, sẽ giành được bao nhiêu cái lợi mới, sẽ vững lên hay yếu đi.., nếu con đường đúng đắn này được mở ra? Đi con đường như thế, sẽ thêm bạn hay mất bạn bè trên cái thế giới đang hỗn loạn này?
Không may, đất nước đang c̣n rất nhiều những ví dụ đau ḷng không đáng có như thế! Tự tay chế độ chính trị này gây ra, song một phần cũng tại nhân dân ta c̣n quá khoan hồng đối với đảng, chứ không phải tại trời, càng không phải tại thiên tai hay thiên thời.
T́nh h́nh c̣n thêm trầm trọng ở chỗ đội ngũ túi khôn (think tank) của đảng chỉ một bề quán triệt, thậm chí đôi lúc c̣n bảo hoàng hơn vua, do hănh tiến hay mong đợi được thăng tiến.
Ví dụ, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, mà kết quả học tập được đo bằng tấn để báo cáo thành tích. Trong khi đó cái cần phải học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là tinh thần dân tộc, là dân chủ có nghĩa để nhân dân mở mồm ra nói, là Không có ǵ quư hơn độc lập tự do! Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... th́ lại không học và không làm. Ngày 20-05-1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đă kư sắc lệnh số 102 về Quyền lập hội của công dân Việt Nam, nhưng cho đến nay chế độ toàn trị vẫn t́m mọi cách tŕ hoăn, vân vân…
Ư của lănh đạo nói ra một điều ǵ đó là một, nhưng những phương tiện truyền thông của chế độ phải cương lên, dấn lên hai, ba.. để chứng tỏ quán triệt, hoặc là mẹ hát con khen hay… … …
Nếu đúng là túi khôn thật, th́ cần phải cố vấn cho đảng nên làm việc phải làm, can gián đảng nên tránh việc phải tránh. Điều này hầu như không thể, phần v́ túi khôn với chất lượng như thế là sản phẩm của hệ thống, phần v́ hễ có cái cái đầu khôn ngoan nào xuất hiện là dễ bị đánh bật ra khỏi hệ thống hơn là được lắng nghe! Đất nước đă khó, sự ḱm hăm tự thân như vậy của hệ thống cứ làm cho đất nước khó thêm măi. Ví dụ, cho đến ngày hôm nay, không biết túi khôn của đảng làm việc ǵ và đứng ở đâu, ḥa hợp dân tộc và xă hội dân sự là hai vấn đề vô cùng quan trọng giải phóng mọi tiềm năng của đất nước, song nhiều thập kỷ đă trôi qua, nhưng hễ nói đến hai vấn đề này là phạm đại húy kỵ!
Trên hết cả, hàng chục năm nay tham nhũng tiêu cực ngang nhiên làm siêu vẹo sơn hà xă tắc, nhu nhược với kẻ xâm phạm lợi ích và chủ quyền quốc gia, nhưng ác với dân.., xin hỏi: Túi khôn của đảng đă làm ǵ ngoài việc kiên định bảo vệ định hướng và trấn áp tự do tư tưởng?
Trong khi đó tham nhũng tiêu cực mới chỉ là nguyên nhân trực tiếp làm băng hoại quốc gia, đồng thời tha hóa đảng trầm trọng. Túi khôn của đảng hầu như không bao giờ dám đụng tới nguyên nhân đẻ ra tham nhũng tiêu cực là chế độ chính trị. Thực tế hàng chục năm qua cho thấy khi chế độ chính trị của đảng đă tha hóa thành chế độ toàn trị, đồng thời cũng là thời kỳ tham nhũng tiêu cực lên ngôi hoành hành trong mọi lĩnh vực của đời sống đất nước. Cả hai hiện tượng này đều là nhân / quả của nhau, nhưng cái gốc vẫn là hệ thống chính trị. Trong khi đó ngoài đời đă có biết bao nhiêu tiếng nói chân chính chỉ ra nguồn gốc của tham nhũng tiêu cực là lỗi hệ thống![47]
Thiết nghĩ tối ưu cho đất nước là con đường sống phải khai phá: ĐCSVN hôm nay, nhất là những đảng viên nặng ḷng với đất nước, cũng như nhân dân cả nước, nhất thiết phải cùng nhau mở ra cuộc cải cách chính trị để mỗi người tự đổi đời chính ḿnh, và cùng nhau đổi đời đất nước. C̣n đạo đức nào, ư chí nào, ước mơ nào đáng sống hơn thế!
Nước ta đang phải cùng với các nước trên thế giới bước vào một trật tự quốc tế mới đầy hỗn loạn. Ở cái vị trí địa đầu này của khu vực, nhân dân ta không có ǵ hơn – và phải nói là không ǵ có thể mạnh hơn – là một ḷng cùng nhau v́ đại nghĩa xây dựng một Việt Nam của một dân tộc tự do, cùng dấn thân với cả thế giới tiến bộ cho ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Trước những thách thức và cơ hội khôn lường trên con đường phải đi nhưng chưa có sẵn trong cái thế giới toàn cầu hóa của cục diện quốc tế mới hôm nay, cái bất biến nước ta phải có để ứng vạn biến chính là tinh thần và sức mạnh của đại nghĩa này!
Những kỷ niệm và suy ngẫm tôi đă trải qua và đang nghĩ, và trên hết cả là những mối lo về những ǵ phía trước thách thức đất nước, tất cả đang xâm chiếm hết tâm hồn tôi.
Xin cho phép tôi tại đây nhắc lại một lần nữa những điều tôi cho là hệ trọng nhất tôi cảm nhận được trong suốt chặng đường đời ḿnh trên con đường của đất nước đang đi.
Điều thứ nhất:
Tôi dám cả quyết: Nếu tất cả những kinh nghiệm và bài học của mọi thành / bại đất nước ta đă trải qua từ thời Gia Long đến nay, đặc biệt là từ năm 1930 đến nay, được rút ra và đánh giá nghiêm túc, cùng với những kiến thức mới của trí tuệ văn minh nhân loại hôm nay, nhân dân ta hôm nay hoàn toàn có đủ trí tuệ và nuôi được cho ḿnh ư chí để vượt qua mọi thách thức, để trở thành một nước phát triển của độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh và hạnh phúc trên thế giới này. Kinh nghiệm và bài học quan trọng nhất của đất nước trên chặng đường lịch sử này mà nhân dân ta nên khắc cốt ghi xương là: Cần hiểu đúng thế giới chúng ta đang sống, chấm dứt hẳn thân phận phải theo ai chống ai cho thiên hạ giằng xé, để giác ngộ bằng được lợi ích quốc gia và chiến đấu! Đây cũng là bài học dân tộc Việt Nam ta đă phải trả giá lớn nhất trên chặng đường lịch sử này.
Điều thứ hai:
Xin đừng bao giờ quên trong thời kháng chiến chống Pháp và chống MỸ, mối nguy lớn nhất của quốc gia là dân tộc bị chia rẽ, nên đất nước đă phải trả giá rất đắt! Cho đến hôm nay nước ta chưa có tổng kết nghiêm túc để nhận thức đầy đủ và sâu sắc mối nguy này cùng với những hệ lụy của nó. Hôm nay mối nguy này đang tiềm tàng trong những vấn đề mới của đất nước và trong bối cảnh quốc tế mới, nguyên nhân chính hôm nay lại là những yếu kém của chế độ toàn trị! Ḥa hợp dân tộc trở thành đ̣i hỏi sống c̣n hơn bao giờ hết của nước ta, để cả nước chỉ là một ở vị trí địa đầu Đông Nam Á trong trật tự quốc tế mới hôm nay.
Điều thứ ba – về đối ngoại:
43 năm độc lập thống nhất, nền ngoại giao CHXHCNVN chưa phải là một nền ngoại giao quốc gia, càng chưa phải là một nền ngoại giao của một quốc gia trưởng thành trong thế giới hôm nay. Nó là ngoại giao của đảng nắm quyền cai trị đất nước – một dẫn chứng nghiêm trọng của Điều 4 trong Hiến pháp trên phương diện đối ngoại – hội nghị Thành Đô và vụ Trịnh Xuân Thanh là 2 ví dụ tiêu biểu – do ăn phải bả quyền lực mềm Trung Quốc. Hơn bao giờ hết, đất nước ta hôm nay phải dấy lên đại nghĩa Diên Hồng làm nền tảng đối nội và chỗ dựa cho một nền ngoại giao ḥa hiếu, dấn thân với cả nhân loại tiến bộ cho ḥa b́nh, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tôi mang nặng trong ḷng những điều ấp ủ trên, xin bộc bạch ra như vậy.
Nhiều đêm không ngủ được, trong đầu lục lọi mọi thông tin và dự báo sưu tầm được, tôi suy tính những ǵ thế giới này ngay trong hiện tại, rồi đến năm 2030, năm 2050 sẽ có thể đặt ra cho nước ta thách thức mất c̣n nào, hoặc cơ hội nào..?
Cân nhắc mọi t́nh huống, kịch bản có thể xảy ra.., cuối cùng tôi chỉ đi tới được một kết luận, gồm những ư sau đây:
- Nhiệm vụ số 1 của cả nước ta là ngay bây giờ phải có sức mạnh nội lực chấm dứt bằng được trong thời gian sớm nhất thân phận quốc gia leo dây! V́ thế giới trong cục diện quốc tế mới hôm nay với sự hỗn loạn thể chưa lường được (R Klapan) không có đất sống cho bất kỳ quốc gia nào trở thành vật đổi chác!
- C̣n giữ chế độ toàn trị, sống tiếp thân phận quốc gia leo dây sẽ là hệ quả tất yếu, tiếp tục là con bài ngày càng lệ thuộc hơn nữa của Trung Quốc, không khác được đâu! Giả thử chế độ toàn trị có muốn chủ động chọn đi với Mỹ mà nội t́nh đất nước chia năm xẻ bẩy thế này, th́ cuối cùng vẫn là đất nước thịt nát xương tan, rồi sẽ rơi trở lại vào tay Trung Quốc lần thứ 3, hoặc sẽ bị Mỹ thí khi cần thiết! Bởi v́ thân phận của con nghiện chỉ là để bị thí cho bất kể ai được giá. Con nghiện đừng bao giờ mơ sắm vai đồng minh!
- Vấn đề sinh tử và cốt lơi đối với nước ta hôm nay không phải là chống Trung Quốc, mà là làm sao tồn tại và phát triển được với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền để không bị giằng xé hay bị thí – chứ không phải là một chư hầu hay thuộc quốc trong làn sóng Trung Quốc. Thách thức này làm chúng ta trưởng thành lên, hay nhấn ch́m chúng ta? – Đấy là câu hỏi đất nước ta phải trả lời trong cục diện quốc tế mới hôm nay! 2000 năm lịch sử tổ tiên chúng ta đă trả lời được câu hỏi này. Hôm nay đến lượt chúng ta!
- Ḥa b́nh để bảo vệ và xây dựng đất nước phải giành lấy, chứ không thể cầu xin hay nhờ bố thí mà có được! Cải cách chính trị để sớm có cả nước là một là lối thoát duy nhất, đất nước ta sẽ có sức sống bất khả kháng, rồi sẽ có toàn khu vực và cả thế giới tiến bộ đứng về phía ḿnh – bởi v́ hầu hết các nước không ai muốn là nạn nhân của thảm cảnh trâu ḅ húc nhau ruồi muỗi chết! Nhiệm vụ cải cách chính trị để cả nước là một 43 năm qua đă bỏ bễ không làm, bây giờ phải làm, không thể th́ hoăn được nữa!
Khi quyền lực dẫn dắt nhân dân trong sự nghiệp giành lại độc lập thống nhất đất nước, quyền lực hội tụ được tinh hoa của đất nước và phát huy được sức mạnh dân tộc, làm nên sự nghiệp cứu nước! Khi quyền lực chiếm hữu đất nước, nó trở thành bạo chúa!
Hôm nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ lựa chọn kịch bản nào?
Trước khi khuyến nghị Tổng bí thư câu trả lời, tôi xin phép nêu ra với cả nước bài học mất nước về tay thực dân Pháp theo nhận thức của tôi, tóm lược như dưới đây.
Sử sách hôm nay trong nhà trường dậy học tṛ rằng vua quan nhà Nguyễn cơng rắn cắn gà nhà, và sau đó thối nát nên để mất nước vào tay thực dân Pháp! Công lao của Đảng là vô song lănh đạo nhân dân làm Cách Mạng Tháng Tám giành lại đất nước.
Xin miễn tại đây để được bàn vào một dịp khác về đánh giá vua Gia Long[48]. Chỉ xin nhắc lại Gia Long lên ngôi 1802, và năm 1804 đặt quốc hiệu là Việt Nam, hoàn chỉnh thể chế độc lập thống nhất quốc gia Việt Nam bao gồm cả vùng trời và vùng biển như hôm nay và được luật pháp quốc tế hiện nay thừa nhận. Thực dân Pháp lần đầu tiên tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, nghĩa là 54 năm sau, vào đời vua Tự Đức. Không thể đổ tội cho Gia Long cơng rắn cắn gà nhà được!
Cũng không thể nói vua quan nhà Nguyễn thời Tự Đức (Nguyễn Dực Tông – trị v́ 1847-1883) thối nát, nên để mất nước vào tay thực dân Pháp. Càng không thể nói nhân dân ta thời vua Tự Đức là không yêu nước hay là không yêu nước bằng hôm nay. Nguyên nhân hàng đầu và sâu xa nhất dẫn đến mất nước vào tay thực dân Pháp là nước ta thời Tự Đức lạc hậu hẳn một giai đoạn phát triển so với các thế lực thực dân đế quốc phương Tây! Mất nước mà không hiểu hay là hiểu sai v́ sao mất nước, sẽ lại có thể mất nước một lần nữa! Đấy là vấn đề đại sự của nước ta trong trật tự quốc tế mới hôm nay!
Hôm nay, nước ta lại một lần nữa lạc hậu nghiêm trọng về mọi phương diện so với đối tượng đang muốn khuất phục nước ta trong trật tự quốc tế mới hôm nay: đế chế Trung hoa trên đường phục hưng!
Lạc hậu v́ ta thua kém trong so sánh lực lượng mọi mặt đă đành.
Song nguy hiểm hơn nhiều là lănh đạo đảng nắm vận mệnh đất nước trong tay, nhưng 43 năm độc lập thống nhất rồi, và với biết bao nhiêu cái giá đắng ḷng đất nước đă phải trả, mà vẫn không nhận thức ra – hay là nhận thức được ở chừng mực nào đó nhưng không dám nói ra: nguy cơ số một của mất nước hôm nay là t́nh trạng lạc hậu nghiêm trọng về mọi mặt so với đối tượng muốn khuất phục ta; nguy cơ số hai của mất nước hôm nay là mơ hồ hoặc có tâm lư đầu hàng mong dựa dẫm vào đối tượng để ḥng thoát khỏi nạn mất nước một lần nữa – thật ra nghĩ thế đă là cam chịu mất nước rồi, chỉ để bám giữ lợi ích xấu xa; nguy cơ số ba của mất nước hôm nay là sơn hà xă tắc đang bị tệ nạn tham nhũng tiêu cực làm suy đồi mọi mặt, ḷng dân phân tán, ly tán, quyền lực mềm TQ can thiệp sâu chưa từng có. – Hoàn toàn không thể nói t́nh trạng đất nước ta hôm nay lành mạnh hơn thời Tự Đức!
Có thể kết luận: Trong cục diện quốc tế mới hôm nay, chẳng những lănh đạo ĐCSVN hôm nay không nhận thức ra 3 nguy cơ mất nước đang cận kề, mà vẫn cố siết chặt hơn nữa cái ṿng luẩn quẩn này. Gần như bằng mọi giá!
Thế là thế nào?
ĐCSVN hôm nay nhất thiết phải thức tỉnh lại!
Tại đây xin được nhắc lại bức thư của tôi ngày 28-10-2010 gửi ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Phú Trọng, với dụng ư nêu lên những vấn đề hệ trọng của đất nước cần đặc biệt quan tâm trước khi ông trở thành Tổng bí thư khóa đại hội XI.
Nội dung thư:
- Trên thực tế Việt Nam đă trở thành một trong những chư hầu kiểu mới quan trọng nhất của Trung Quốc, ngày càng lệ thuộc và bị o ép nhiều bề, đất nước vấp phải nhiều thất bại chiến thuật và chiến lược. Chủ nghĩa thực dân mới đặc sắc Trung Quốc hoàn toàn vượt trội so với chủ nghĩa thực dân mới của các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới II.
- Nội t́nh tha hóa trầm trọng, có nhiều “Vinashin” trong kinh tế và trong chính trị. Đất nước èo uột măi thế này bên cạnh Trung Quốc sẽ c̣n thua tiếp.
- Chỉ có lối thoát duy nhất là tiến hành cải cách chính trị triệt để, vực đất nước đứng dậy đảo ngược t́nh h́nh nguy hiểm này, để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- T́nh h́nh đ̣i hỏi mỗi ủy viên Bộ Chính trị phải tự tách ḿnh ra khỏi quyền lực, đặt tổ quốc lên trên hết, tất cả đoàn kêt với nhau là một, để cùng nhau làm nhiệm vụ của một Trần Thủ Độ tập thể thời Việt Nam hiện đại cứu nguy đất nước.
Tám năm qua cho thấy t́nh h́nh đất nước như đă diễn ra và hiện nay c̣n xấu hơn rất nhiều so với những cảnh báo trong thư này, đảng và chế độ chính trị ngày càng mất ḷng dân do tham nhũng, mất dân chủ và phạm quá nhiều sự việc đối kháng với lợi ích quốc gia, Trung Quốc đă lấn thêm những bước mới cực kỳ nghiêm trọng. Nhiệm vụ cải cách chính trị để cứu nguy đất nước cấp bách hơn bao giờ hết. Bức thư không được hồi âm.
Phát biểu ngày 17-06-2018 với cử tri Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong cho rằng sự phản đối vừa qua của nhân dân đối với dự án 3 ĐKKT và luật an ninh mạng có bản chất sâu xa là các đối tượng đă xuyên tạc sự thật, kích động ḷng yêu nước chân chính của người dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.
Nói như thế, có nghĩa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trước sau không quan tâm đến mọi lo lắng chính đáng của nhân dân cả nước về những mối nguy hiện hữu không thể biện minh của dự án 3 ĐKKT quá lỗi thời này đối với kinh tế đất nước? Tổng bí thư không đếm xỉa đến thực tế năm 2018 không phải là những năm 1990s?
Hôm nay đă xuất hiện một trật tự quốc tế mới, t́nh h́nh thế giới và khu vực hiện nay rất nhạy cảm đặt ra những thách thức chưa từng có; Biển Đông đang trong t́nh trạng bên miệng hố chiến tranh; toàn bộ t́nh h́nh này uy hiếp trực tiếp nước ta hơn bao giờ hết. Trong khi đó sự lệ thuộc của đất nước ta quá lớn và sự can thiệp của quyền lực mềm Trung Quốc rất nguy hiểm. Trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, và với nội t́nh đất nước c̣n nhiều vấn đề chưa kiểm soát được như hiện nay, chủ quyền và an ninh của tổ quốc không cho phép tồn tại trên lănh thổ quốc gia một ĐKKT nào dù được sửa đổi như thế nào và dù chỉ một ngày![49] Chẳng lẽ Tổng bí thư và Bộ Chính trị không nhận định như vậy? Trước sau vẫn quyết tâm giao cho cái ṿng luẩn quẩn giam hăm đất nước 43 năm nay nhiệm vụ giữ b́nh? Trước sau vẫn tiếp tục siết cái ṿng luẩn quẩn này xoáy tiếp bảo vệ chế độ toàn trị ở nấc cao hơn nữa? Trước sau quyết trực tiếp thách thức với bất kỳ giá nào sự phản kháng của nhân dân cả nước, bất chấp mọi thảm họa khôn lường cho đất nước?
Tôi khẩn thiết mong Tổng bí thư và Bộ Chính trị nghĩ lại!
Trong khi đó hệ thống pháp luật hiện hành hoàn toàn đủ sức giải phóng nội lực và khuyến khích mạnh mẽ FDI đóng góp tích cực vào sự phát triển năng động của quốc gia, cần tiến hành cải cách thể chế chính trị để thực hiện có hiệu quả. Giải bài toán hiện nay của kinh tế đất nước nói riêng và quyết định số phận quốc gia nói chung là vấn đề thể chế chính trị, chứ không phải là các ĐKKT, càng không phải là Luật an ninh mạng bịt miệng dân như vừa ban hành!
Đại hội XII đă vứt bỏ nhiệm vụ cải cách chính trị để cả nước một ḷng cứu nước. Đại hội XII không chặt đứt mà c̣n nuôi dưỡng cái ṿng luẩn quẩn “tha hóa > mất dân > lệ thuộc TQ > tha hóa nhiều hơn nữa > mất dân nhiều hơn nữa – lệ thuôc TQ nhiều hơn nữa >…”
Trước đại hội XII cái ṿng luẩn quẩn này kể từ 30-04-1975 chưa có sự kiện ngày 10-06-2018. Sau đại hội XII cái ṿng luẩn quẩn đă xoáy tới cái nấc ngày 10-06-2018. Những hành động trấn áp dân đang diễn ra hiện nay đang xoáy ốc siết cao hơn nữa cái ṿng luẩn quẩn này. Nên xem diễn biến mới nhất này bắt đầu từ sự kiện 10-06-2018 là lời cảnh báo nghiêm khắc không thể tŕ hơan cải cách thể chế chính trị để tháo ng̣i nổ và mở ra con đường sống cứu nước.
Tiếp súc với cử tri Hà Nội ngày 17-06-2018 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi nhân dân tin vào đảng, trong khi khắp cả nước trong cuộc sống hoặc trên mọi phương tiện truyền thông đảng vẫn tiếp tục cho tiến hành các hành động trấn áp dân liên quan đến các vụ biểu t́nh phản đối 3 ĐKKT và Luật an ninh mạng.
Là người dân đáp lời kêu gọi của Tổng bí thư, việc đầu tiên tôi xin đề nghị Tổng bí thư ra lệnh: Chấm dứt ngay mọi hành động trấn áp, mọi nơi phải thực hiện đối thoại với dân, đến tận nơi có biểu t́nh và xảy ra các sự việc để nói chuyện cởi mở với từng người và t́m hiểu nguyên do, thực ḷng trao đổi và lắng nghe họ, nghiêm cấm ngay mọi hành động bạo lực đánh đập, khủng bố dân; không vơ đũa cả nắm và chụp mũ cho mọi ư kiến bất đồng với chế độ là lực lượng thù địch chống phá nhà nước để xử lư tùy tiện. Mọi hành động bạo lực mang tính khủng bố này của chính quyền tất yếu sẽ chỉ tích tụ thêm thuốc nổ mới đem lại thảm họa khôn lường cho đất nước! Xin đề nghị Tổng bí thư không cho phép tŕ hoăn nữa việc ban hành Luật biểu t́nh, Luật lập hội và Luật tự do ngôn luân để cả nước phải làm theo luật. Đề nghị đối đầu chỉ dành cho các thế lực thù địch bên ngoài! Nếu có kẻ thù địch nào là người Việt sống trong ḷng đất nước cố t́nh đứng ra phá hoại, th́ đấy là kẻ phản bội đất nước, làm tay sai cho các mưu đồ xấu của quyền lực hoặc của nước ngoài. Những người Việt xấu này phải được điều tra, xét xử đúng Luật pháp và Hiến pháp, công khai và minh bạch.
Tổng bí thư kêu gọi nhân dân tin vào đảng, tôi rất mong Tổng bí thư hăy chủ động lấy lại ḷng tin của nhân dân bằng cách chính ḿnh tin vào nhân dân sẽ biết thực hiện tốt những Luật đă ghi trong Hiến pháp mà đảng c̣n nợ, để nhân dân đủ quyền lực dốc hết sức ḿnh ǵn giữ giang sơn và xây dựng đất nước tự do, no ấm và giầu mạnh. Tin vào dân như thế, đi với dân như thế, đây chính là con đường dẫn dắt năng lượng của sự kiện ngày 10-06-2018 trở thành sức mạnh và nghị lực sáng tạo của toàn thể cộng đồng dân tộc v́ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, không một thế lực thù địch nào dù từ đâu tới có thể đảo ngược được.
Sự kiện 10-06-2018 cho thấy lâu nay nhân dân ta vốn đă nhẫn nhục chịu đựng rất nhiều, nhưng một khi đụng đến “99 năm” với những dấu hiệu bán lănh thổ quốc gia và luật an ninh mạng bịt miệng dân, nhân dân ta đă không khoanh tay ngồi nh́n. Nghĩa là nhân dân biết phải làm ǵ, và đă tự ḿnh nhất loạt đứng lên phản đối. Đúng ra nên cảm ơn nhân dân đă hành động quyết liệt và kịp thời, đồng thời cũng phải hoan nghênh “quyết định lúc 3 giờ sáng” đ́nh lại việc Quốc hội thông qua 3 ĐKKT là sáng suốt! Thử h́nh dung hậu quả ǵ có thể xảy ra nếu Quốc hội không kịp thời dừng lại?.. V́ vậy, không nên tiếp tục mọi nỗ lực mang tính thách thức tinh thần sự kiện 10-06-2018, Luật an ninh mạng tuy đă thông qua cũng phải xem lại. Bởi v́ trước sau mọi trấn áp sẽ chỉ tích lũy mọi thúc bách đi tới một cuộc bể dâu mới. Thảm họa này nếu xảy ra, sẽ nhấn ch́m toàn bộ sự nghiệp của ĐCSVN và mọi thành quả đất nước đă giành được, sẽ là thịt nát xương tan đối với quốc gia, sẽ là mời gọi kền kền các nơi đến nhặt xác thối. Quyền lực trong đảng nhất thiết không nên đánh giá thấp sức lật thuyền của nhân dân và cần tránh bằng được kịch bản đẫm máu này.
Dựa vào truyền thống yêu nước của dân tộc ḿnh, tôi hoàn toàn tin rằng: Cho dù có bất kỳ thế lực đen tối nào muốn cố t́nh một lần nữa nhấn ch́m đất nước chúng ta trong bể máu như thế, một dân tộc đă làm nên Cách Mạng Tháng Tám và đă biết cách trả lời kẻ muốn thôn tính ḿnh trong 4 cuộc kháng chiến vừa qua, sẽ biết cách trả lời thế lực đen tối này.
Hay là trong t́nh h́nh đất nước muôn vàn nguy khốn hiện nay, Tổng bí thư lúc này sẽ xuống đường cùng với toàn dân, phát đi hiệu lệnh Diên Hồng đoàn kết ḥa giải dân tộc, cùng nhau tiến hành cải cách chính trị cứu nước???
Tôi đánh giá đất nước đến giờ phút này vẫn c̣n hội đủ mọi điều kiện để Tổng bí thư có thể đi tới một quyết định thiêng liêng như vậy, nếu Tổng bí thư c̣n biết suy nghĩ v́ lợi ích của tổ quốc. Đây là nhận định tôi dựa trên cân nhắc mọi mặt nội t́nh đất nước và bối cảnh thế giới trong trật tự quốc tế mới hiện nay, với tất cả hiểu biết và kinh nghiệm tôi có được về sự vận động của các quốc gia cùng hoàn cảnh như nước ta trên con đường tự giải phóng chính ḿnh trong thế giới hôm nay. Bản thân tôi cũng phải tự vượt lên ḥa giải với chính ḿnh để đặt ra cho Tổng bí thư trách nhiệm lịch sử là người đứng lên quyết định kịch bản Diên Hồng cho đất nước!
Đọc tới đây, tôi nghĩ sẽ có nhiều người đứng dựng lên và nguyền rủa tôi không tiếc lời. Tất cả những ǵ nghe được từ miệng dân gian 2 khóa đại hội nay về Tổng bí thư bắt tôi phải suy đoán như vậy, và tôi thông cảm được. Tôi xin chấp nhận mọi điều tôi phải nhận.
Là người đă từng viết lá thư ngày 28-10-2010 cho Tổng bí thư và những ǵ đă diễn ra sau đó cho đến hôm nay, tôi nghĩ ḿnh có đủ căn cứ để hiểu Tổng bí thư là người như thế nào; hơn nữa đấy không phải là bức thư duy nhất, và cũng chưa phải là bức thư quyết liệt nhất tôi gửi Tổng bí thư! Chính tôi cũng phải cân nhắc rất nhiều đêm trước khi đưa ra kịch bản này. Tôi dựa vào sự tỉnh táo của lư trí và kinh nghiệm, và tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về ư kiến của ḿnh đưa ra.
Xin cho phép tôi với tính cách là một công dân già của đất nước, là người đảng viên ĐCSVN từ thuở thiếu niên đă cùng với gia đ́nh và họ tộc ḿnh đi theo sự nghiệp cứu nước của đảng kể từ ngày 19-08-1945 cắm lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên lên Khâm Sai Bắc Bộ Phủ giữa thủ đô Hà Nội, đă cùng với nhân dân cả nước ḿnh sau đó đi qua mọi chặng đường đất nước đă phải trải qua cho đến hôm nay, xin cho phép tôi nhân danh các đảng viên, các đồng chí và đồng đội đă ngă xuống v́ tổ quốc trên con đường này, xin cho phép tôi nhân danh lời nguyền không được phản bội bất kể một tổn thất sinh mạng nào dù là của bên nào trong toàn thể cộng đồng dân tộc ta trong suốt 4 cuộc kháng chiến cứu nước vỹ đại để có đất nước độc lập thống nhất hôm nay, xin cho phép tôi nhân danh từng giọt mồ hôi, từng giọt nước mắt của toàn thể cộng đồng dân tộc ta sống trong nước hay tại bất kỳ đâu trên thế giới này đă đổ xuống và chắt chiu nên mọi thành quả dù c̣n khiêm tốn của đất nước hôm nay, - và trên hết cả, xin cho phép tôi nhân danh đoàn kết và ḥa giải dân tộc, yêu cầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng lên giương cao ngọn cờ Diên Hồng cho đất nước!
Xin cho phép tôi được mở ḷng nói với cả nước:
Thưa vâng, tôi biết Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không phải là minh quân, dư luận trong nhân dân bất b́nh về ông không ít, và đấy là những bất b́nh chính đáng. Song ông là người đứng đầu ĐCSVN – lực lượng chính trị lớn nhất của cả nước. Thông tin trên báo chí cho thấy ông trong sạch đối với tệ nạn tham nhũng.
Nếu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng v́ nước dám lựa chọn con đường Diên Hồng, chắc chắn lực lượng các đảng viên yêu nước trong đảng cùng với sự hậu thuẫn của toàn dân, sẽ quyết liệt chung tay với Tổng bí thư khai phá thành công con đường chuyển đổi ĐCSVN hôm nay thành đảng của dân tộc. Cả nước sẽ bảo vệ Tổng bí thư thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử này!
Đây sẽ là cơ hội ngàn năm có một, mở ra một trang sử mới cho đất nước, đồng thời đổi đời ĐCSVN đă tha hóa hôm nay trở thành một đảng đời đời đi với dân tộc, đi với tổ quốc Việt Nam của tất cả chúng ta. Đất nước ta sẽ thông qua con đường cải cách chính trị trong ḥa b́nh và ḥa hợp dân tộc tiến lên trở thành một quốc gia phát triển.
Một khi dân tộc này, đất nước này hôm nay đứng lên dưới ngọn cờ Diên Hồng, đất nước này hôm nay sẽ là của dân tộc này và bất khả chiến bại trên con đường trở thành một nước tự do của một nhân dân tự do! Dưới ngọn cờ Diên Hồng, ư chí và trí tuệ Việt Nam hôm nay sẽ làm nên một Việt Nam vững chăi của ḥa b́nh, hợp tác và hữu nghị tại vùng đất địa đầu này trong khu vực, qua đó góp phần ḿnh xứng đáng vào ḥa b́nh và sự phồn vinh chung của nhân loại.
Xin cho phép tôi nói hết nhẽ với Tổng bí thư thế này:
Bối cảnh lịch sử éo le và đ̣i hỏi sống c̣n của tổ quốc hôm nay tự nó đặt lên vai Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nghĩa vụ thiêng liêng giương cao ngọn cờ Diên Hồng cứu nước! Từng đảng viên hăy cùng với Tổng bí thư giác ngộ nhiệm vụ ḿnh phải làm, trở về với dân, xuống đường cùng đi với dân trên con đường của dân. Nguyện cùng với toàn dân đồng ḷng dốc sức đưa đất nước đi vào một thời kỳ phát triển mới – với tất cả hào khí, ư chí và trí tuệ đă từng làm nên Cách mạng Tháng Tám và dựng lên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa của Tuyên Ngôn Độc Lập 02-09-1945 và Hiến Pháp 1946!
Định mệnh chỉ đặt ra cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một trong hai lựa chọn không thoái thác được:
- Hoặc là phất cao ngọn cờ Diên Hồng cứu nước, quyết tiến hành cải cách chính trị để chiến thắng những thách thức mới chưa từng có hiện nay đang uy hiếp đất nước, giành lấy cho quốc gia vị thế phải có!
- Hoặc là ném bỏ ngọn cờ thiêng liêng này để bảo toàn chế độ toàn trị chống lại quốc gia, nhân dân và lịch sử sẽ lên án. Trong kịch bản này, nhân dân sẽ chỉ trưởng thành thêm để tự quyết định công việc của ḿnh. Lịch sử mấy ngh́n năm và lịch sử cận đại của đất nước đă chứng minh như vậy.
Dù lựa chọn nào, dân cũng sẽ là người có tiếng nói cuối cùng và quyết định tất cả./.
Hết
Viết xong ngày 10-06-2018
Bản chính thức hoàn thành ngày 21-06-20 18,
Kỷ niệm 10 năm ngày giỗ cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt
08 tháng Mậu Ngọ năm Mậu Tuất
Nguyễn Trung
[28] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Đại hội XII, một thất bại chung của Việt Nam!”
http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_DaiHoiThatBai.htm
[29] Tham khảo:
(1) Nguyễn Trung, “Thế giới đă sang trang - và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheGioiDaSangTrang.htm
(2) Nguyễn Trung, “Sau thế kỷ “đỏ” sẽ là thế kỷ “xám”?http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheKyDoXam.html
[30] Tham khảo: Nguyễn Trung, thư ngỏ ngày 19-02-2013 gửi Bộ chính trị ĐCSVN
http://viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_ThuNgoGuiLanhDao.htm
[31] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Chúng ta lựa chọn ǵ cho tổ quốc” 20-08-2014, viết về Đại hội XII của ĐCSVN, http://viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_Lu
[32] Tham khảo: GS. Trần văn Thọ, “3 đặc khu cần trả lời 3 câu hỏi”
http://www.viet-studies.net/kinhte/TranVanTho_BaDacKhu.html
[33] Tham khảo: Nguyễn Quang Dy, “Câu chuyện đặc khu và hơn thế nữa”
http://www.viet-studies.net/kinhte/NQuangDy_DacKhuVaHonThe.html
[34] Xin đừng quên rằng tại các nước phát triển luật pháp được thực hiện nghiêm minh và bất khả kháng trong mọi China-towns. Trong khi đó dù nước ta chưa có China-town nào, nhưng đă có nhiều khu kinh tế và khu nhà do người TQ vận hành mà quyền lực hành chính của ta không kiểm soát được.
[35] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới - Một kiến nghị tâm huyết” http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_KienNghiTamQuyet.html
[36] Sự vật nào bao giờ cũng là một tấm huy chương 2 mặt. Toàn cầu hóa kinh tế một mặt mang lại những lợi ích lớn cho một bộ phận dân cư nào đó, song đồng thời cũng có một bộ phận dân cư bị gạt ra ngoài lề v́ không thích ứng kịp. Ví dụ: Người dân các nước phát triển được hưởng lợi lớn trong tiêu dùng các sản phẩm cùng chất lượng nhưng giá rẻ do nhập khẩu từ các nước đang phát triển, song đồng thời một bộ phân dân cư nhất định tại các nước phát triển phải thất nghiệp v́ công nghiệp làm ra những sản phẩm có thể nhập khẩu với giá rẻ không c̣n tồn tại nữa. Hiện tượng “tấm huy chương hai mặt” như thế diễn ra trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. V́ cậy, cách giải thích “những hiện tượng bất cập mới” là biểu hiện tha hóa của chủ nghĩa tư bản để biện minh cho tính đúng đắn của chủ nghĩa xă hội như hiện nay vẫn đang giảng dậy ở nước ta là sai sự thật, với những hệ qủa nguy hiểm. Tuy nhiên, rất đáng tiếc là “những hiện tượng bất cập mới” lại là đất sống của chủ nghĩa dân túy mới.
[37] Tham khảo: Niall Ferguson, “The Great Degeneration: How Institutions Decay and Economies Die”
[38] Đă trích dẫn: http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_KienNghiTamQuyet.html
[39] Có câu hỏi đặt ra: Đảng nói phải kiên tŕ CNML là kiên tŕ hay trung thành với cái ǵ, so với Marx hay Lénin đă viết ra như thế nào? So với Tuyên bố của 71 ĐCS và CNQT tại Moscow 1957 sẽ ra sao?.. V… v… Tôi không tin rằng tuyên giáo có thể t́m ra được câu trả lời, hoặc trả lời những thứ không có so với những ǵ Marx hay Lénin đă viết ra. Vậy CNML ở đây như đảng và tuyên giáo của đảng đang nói ra phải chăng chỉ c̣n lại mỗi nội dung bảo vệ cái chính danh của đảng?
[40] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Phải sống!” http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_PhaiSong.html
[41] Tham khảo: Nguyễn Trung, “Sau thế kỷ đỏ, sẽ là thế kỷ xám”, 06-11-2017 viet-studies.net http://www.viet-studies.net/NguyenTrung/NguyenTrung_TheKyDoXam.html
[42] List of Countries by Projected GDP per capita
https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/23724/VN2035Vietnamese.pdf
International Monetary Fund World Economic Outlook (April - 2018) |
[43] Nhân dịp 200 năm ngày sinh của Marx, Tập Cận B́nh có diễn văn trọng thị, khẳng định: Marx là nhà tư tưởng vỹ đại nhất thời hiện đại, chủ nghĩa Marx là công cụ để TQ đi đến thắng lợi trong tương lai, Trung Quốc sẽ là giám hộ và là học tṛ của Marx.. … (!), (song xưa nay TQ không bao giờ nói đến chủ nghĩa Lênin). Nhiều học giả thế giới cho rằng CNM là ngọn cờ và là chỗ dựa cho tư tưởng Tập Cận B́nh, là công cụ cho quyền lực toàn trị của ĐCSTQ, trong khi đó xă hội TQ đang diễn ra không có ǵ giống với CNM như thể hiện trong Tuyên ngôn Cộng sản và trong “Das Kapital”, TQ đă hoàn thành kiểm soát Biển Đông về mọi mặt chỉ có chiến tranh mới có thể thay đổi được t́nh trạng này (hội thảo của đại học Berkley, Mỹ, 15-05-2018), vân vân… Nhân dịp này TQ tặng thành phố Trier – quê hương của Marx, một bức tượng đồng cao 4 m về Marx, gây tranh căi phức tạp tại địa phương này. Riêng đối với Việt Nam, từ đầu năm 2018 đến nay sự có mặt về quân sự trên Biển Đông tăng lên ráo riết chưa từng có, người phát ngôn BNG VN đă phải lên tiếng phản đối. TQ đă hoàn tất và đặt tên lửa trên các căn cứ quân sự lập trên các đảo đă lấn chiếm, máy bay ném bom H-K6 đă diễn tập ở Hoàng Sa, đă uy hiếp và buộc Việt Nam phải rút các hợp đồng khai thác dầu kư với Repsol, sắp tới có thể sẽ là với Rosneft (Nga), hợp đồng đă kư với Exxpl-Mobil (Mỹ) khai thác khu Cá Voi Xanh bị đẩy lùi tới 2019, tầu đánh cá TQ có lúc đă vào cách Đà Nẵng 30km… Sau sự kiện 2 chiến hạm Mỹ ngày 27-05-2018 vào sát Hoàng Sa cách 12 hải lư, TQ dọa sẽ giải ḿn trên Biển Đông…
[44] Xem trong: Martin Jacques, “When China rules the World – the End of the Western Word and the Birth of a new Global Order”, 2nd Edition 2012 – 2014 – A penguin Book.
[45] T́m xem: Martin Jacques, sách đă dẫn.
[46] T́m xem Martin Jacques, sách đă dẫn,
[47] Tham khảo: Nguyễn Trung, Tạp chí Tia Sáng 06:25' SA - Thứ năm, 17/08/2006, “Tham nhũng - tiếp cận từ phía hệ thống” http://www.chungta.com/vi-VN/DF813127C0CC44E8808B1137C152BEE4/View/Tu-lieu-Tra-cuu/Tham_nhung-tiep_can_tu_phia_he_thong-E/Print.aspx
[48] Trong lịch sử thời phong kiến ở châu Á cũng như châu Âu, sự việc một thế lực (nhà vua) này nhờ cậy một thế lực khác ở bên ngoài lănh thổ quốc gia ḿnh để tranh giành với các thế lực khác trong nước ḿnh là một thực tiễn khá phổ biến. Ở châu Á, năm 1781, khi c̣n chưa lên ngôi, chính Nguyễn Ánh đă giúp Xiêm La đánh quân xâm lược Miến Điện và giúp vương triều Chakri ở Thái Lan ra đời c̣n tồn tại đến hôm nay!
[49] Khoảng đầu năm 1997, mặc dù lúc này đă từ dă nhiệm sở, sau chuyến đi thăm Phú Quốc đầu tiên, hồi đó phải đi nhờ tầu của hải quân, tôi đă đề nghị với Thủ tướng Vơ Văn Kiệt lập đặc khu kinh tế Phú Quốc, song đó sẽ phải là một đặc khu mang tính quốc tế - tương tự như ư tưởng biến Cam Ranh thông qua hợp tác kinh tế quốc tế thành một áo giáp sắt để bảo vệ đất nước mà tôi đă đề nghị trong báo cáo năm 1994 gửi Bộ Chính trị (tr. 15), trong đó lưu ư để chậm sẽ lỡ thời cơ và TQ sẽ đi quá xa trên Biển Đông. Rất tiếc những ư tưởng này không thành, v́ hồi đó sự hoài nghi Mỹ và phương Tây rất nặng, quá tŕnh b́nh thường hóa quan hệ Việt – Mỹ rất chật vật, thường xuyên bị nỗi lo mất CNXH ám ảnh... Ư tưởng này hôm nay đă bị thời gian và trật tự quốc tế mới vượt qua, TQ trên thực tế coi như đă hoàn thành việc kiểm soát Biển Đông, t́nh h́nh hôm nay hoàn toàn khác so với cách đây 20 năm.