Gradiva

Belkis B

Chính Gradiva gọi ngươi đó

 

Gradiva

C’est Gradiva qui vous appelle (Chính Gradiva gọi ngươi đó), bộ phim cuối cùng của Robbe-Grillet phát hành vào tháng 5 năm 2007. Đó là ngày hội tàn bạo của những cơn đau thể xác, của những nhục h́nh mà người phụ nữ phải chịu, từ đời này qua đời khác, những cảnh tượng tàn nhẫn khiến tác giả của chúng có thể bị kết tội là phi nhân, là đồi truỵ, vô đạo đức…  Nhưng đồng thời đó cũng là nơi hội tụ của « niềm hoan lạc tinh thần » (le plaisir intellectuel, chữ mà Tom Bishop, một nhà nghiên cứu người Mỹ, đă dùng), bởi v́ trong đó có vô số những chi tiết khiến  khán giả phải liên tưởng đến hàng loạt tác phẩm mà tác giả quy chiếu về :  tiểu thuyết Gradiva của Wilhelm Jensen, nhà văn Đức ; nghiên cứu của Freud về tác phẩm này theo hướng phân tâm học trong tập tiểu luận Hoang tưởng và giấc mơ trong « Gradiva » của Jensen ; huyền thoại về cuộc đời của hoạ sĩ Pháp Delacroix ; bức tranh « Cái chết của Sardanapale » của  Delacroix, tinh thần của triết gia John Locke, người mà nhân vật chính mang tên… Tiếng gọi của Gradiva là ǵ? Tiếng gọi của cô gái duyên dáng trên bức phù điêu trong tiểu thuyết của Jensen, của người t́nh bí ẩn trong cuộc đời bí ẩn của Delacroix ? Tiếng gọi của bản năng dục tính, của khuynh hướng tội lỗi cần phải đối diện để vượt qua ? Tiếng gọi của nghệ thuật, của cái đẹp ? Tiếng gọi của niềm hoan lạc tinh thần ? Tiếng gọi của bản ngă, của kẻ song trùng ?  Tiếng gọi của biển ? Hay tiếng gọi của cuộc sống và của cái chết ?...tiếng gọi mở ra những khả năng bất tận của diễn giải.

Chúng tôi xin giới thiệu  một vài trích đoạn trong kịch bản C’est Gradiva qui vous appelle, xuất bản năm 2002 ở nhà xuất bản Minuit, trước khi được dựng thành phim.

Từ Huy

 

 

John dùng bữa sáng do Belkis mang tới. Bộ mặt anh ta luôn có vẻ căng thẳng, lo lắng, khép kín. Cô hầu rối ra rối rít, kín đáo quan sát  ông chủ  bằng ánh mắt lo lắng. Cuối cùng cô thốt ra những ǵ đang đè nặng trong tim:

    “Thưa ông?

    -Sao?

    -Ban đêm, thưa ông…

     -Sao, ban đêm cái ǵ?

    -Khúc ca vọng tới qua cửa sổ, ban đêm…

    -Cô biết nó vọng tới từ đâu không?

    -Không, thưa ông, nhưng nó không phải bài hát của vùng này.

    -Cô muốn nói ǵ?

    -Đó không phải là nhạc Ả rập, cũng không phải nhạc Ber-be.

    -Vậy th́ sao?

    -Chính  Cái Chết  gọi ông đó, thưa ông…

    -Belkis!

    -Vâng, thưa ông?

    -Cô có yêu tôi không?

    -Ôi! Có, thưa ông

 

Qua một cảnh nghịch hướng giả, sau đó một lúc ta lại thấy John, cận cảnh, với cùng một khuôn mặt, cùng một trang phục. Nhưng anh ta sải bước trong một con phố náo nhiệt của Marakech, hướng về phía cà phê X, giống như lần đầu tiên…, anh ta nhận ra Claudine ở bàn ngoài thềm tiệm cà phê, nhưng ngay lập tức không nh́n thấy cô ta nữa v́ đám khách qua đường chen giữa họ. Khi đến gần cái bàn cô ta vừa ngồi lúc trước, anh ta ngạc nhiên nh́n thấy, không phải Claudine, mà là Hermione. Cô này đă thay đổi hoàn toàn. Cô ta vui vẻ, thoải mái, lắm lời. Anh nói:

    “Xin chào! Claudine không ở đây sao?”

    -Cô ấy quên cái ǵ đó quan trọng ở nhà. Một dụng cụ để làm việc. Lát nữa cô ấy trở lại.

    -Cô ấy ở gần đây à ?

    -Tôi chịu, không biết ǵ ! (Cô ta cười, rơ ràng cô ta nói dối). Dù sao th́ thợ chụp ảnh lúc nào cũng tới muộn.

    -Cô cũng làm mẫu ảnh thời trang phải không ?

    -Thỉnh thoảng, vâng, thời trang và những thứ khác. Nhưng đó không phải là nghề của tôi, tôi là diễn viên.

    -Phải, tôi biết, tôi thấy cô tối hôm qua trên sàn diễn.

    -Ôi, đúng vậy, khiếp quá ! Nhưng sân khấu cũng không phải nghề của tôi nốt.

    -Vậy cô đóng phim à ?

    -Không phải điện ảnh, cũng chẳng phải sân khấu. Không. Tôi là diễn viên giấc mơ[1].

    -À, thú vị đấy ! Đó là cái ǵ vậy ?

    -Th́ đấy, đúng như tên gọi ấy : tôi diễn trong những giấc mơ của con người.

    -Sao có thể như vậy được ?

    -Nhưng chuyện đó  hoàn toàn tự nhiên mà ! Thế giới của những giấc mơ cũng  thực như thế giới lúc ta tỉnh thức vậy. Ông không biết điều này sao, ông Locke ?

    -Cô muốn nói rằng nó cũng cụ thể, cũng rơ ràng không kém ư ?

    -Dĩ nhiên rồi. Thậm chí có thể c̣n cụ thể, rơ ràng hơn. Câu hỏi của ông thật lạ lùng ! Thế giới của giấc mơ rất giống với thế giới tỉnh. Nó là bản sao chính xác, là anh em sinh đôi của thế giới kia. Có các nhân vật, đồ vật, lời nói, sự sợ hăi, niềm vui thú, các thảm kịch. Nhưng tất cả diễn ra trong giấc mơ dữ dội hơn rất nhiều.

    -Những dâm mộng ư ?

    -Tất cả những giấc mơ thực sự đều là những dâm mộng. Đó là điều làm cho các diễn viên say mê.

    -Nghề này hẳn phải khó lắm ?

    -Nghề này học được. Có các trường, có thi tuyển, có cấp bằng. Và những người không chuyên nghiệp sẽ nhanh chóng bị loại.

    -Người ta dạy những ǵ trong các trường này ?

    -Hàng đống thứ : cách biểu hiện bằng cơ thể, rèn giọng, tự sự học, phân tâm học, luật h́nh sự, hội hoạ phương Đông, nguyên tắc nhân quả, mâu thuẫn là động lực của lịch sử…

 

………………..

 

Đang đi ḷng ṿng trong một phố nhỏ, đột nhiên anh ta  thấy ḿnh ở trước mặt viên cẩm Mahdi, người đang đứng cạnh chiếc ô tô cảnh sát với cái đèn hiệu chuyên dụng trong nghề, đúng hệt như cảnh lần đầu tiên John nh́n thấy qua cửa sổ, ở Tazert. Anh ta  lùi lại một cách bản năng, động tác này c̣n dễ hiểu hơn sau lời cảnh báo vừa rồi của Claudine. Nhưng cô gái trẻ, ngược lại, dứt khoát bước về phía viên cảnh sát vẫn giữ nguyên nụ cười vui vẻ trong khi Claudine nói cao giọng:

    “Cảnh sát Mahdi thật tốt bụng v́ cho chúng ta mượn chiếc ô tô này”

    C̣n Mahdi giải thích với John:

    “Không may là tôi không thể tự lái xe đưa ông tới Essaouira được, v́ tất cả những cuộc điều tra mà tôi đang phải đảm nhiệm, cái cuộc ḍ xét phức tạp và đa dạng mà tôi có nói sơ qua với ông tối qua đó.”

    Với phong cách lịch sự, ông ta mở cánh cửa trước phía bên phải cho Claudine, cô ta ngồi ngay lên ghế,  không quên gửi cho viên cảnh sát một cái hôn nhanh từ biệt vào khoé miệng. Người đàn ông này mở tiếp cánh cửa sau phía bên phải cho John, và v́ anh ta (vẫn không nói một lời nào) h́nh như ngần ngại không muốn lên, ông ta động viên bằng một cử chỉ dễ thương và nói:

    “Vào đi, ông bạn, chính biển gọi ông đó”, bằng ngữ điệu và nhịp điệu của nó, câu này hẳn gợi lại câu nói của Belkis về Cái Chết.

 

 

La mort de Sardanapale

Eugène Delacroix, 1827, huile sur toile, 392 × 496 cm, Musée du Louvre

 



[1] Chúng tôi tạm dịch từ « comédienne de rêves » là « diễn viên giấc mơ », trong đối sánh với các từ như « diễn viên sân khấu », « diễn viên điện ảnh ».