Những sự thật của Alain Robbe-Grillet
Nietzche đặt vấn đề : người đi t́m sự thật muốn ǵ? Một sự t́m kiếm được tiến hành quyết liệt như vậy liệu có thể che giấu những động cơ bí ẩn ǵ? Và tại sao câu hỏi này lại làm nhức nhối nhiều triết gia hay – lạ lùng hơn nữa – nhiều nhà văn đến thế? Nguyễn Thị Từ Huy trong cuốn sách hay của ḿnh đă đặt lại chính câu hỏi này về một nhà văn nổi tiếng là quái quỉ, Alain Robbe-Grillet, mà thoạt ḱ thủy, người ta tưởng như không bị giày ṿ bởi những băn khoăn siêu h́nh loại này. Tuy nhiên, cô đă chứng minh, một cách tinh tế và tài t́nh, việc đánh giá lại sự nghiệp phức hợp và đa dạng của Robbe-Grillet (tiểu thuyết, trước tác lí luận, phim, phỏng vấn), xét về tầm quan trọng của những vấn đề sống c̣n nó đặt ra trong nền văn học Pháp hiện đại, là cần thiết đến mức nào.
Thực vậy, cô đă chỉ ra rằng vấn đề sự thật là một vấn đề vừa cấp bách vừa dễ làm nản ḷng, v́ quả thật mối liên hệ giữa khái niệm và hư cấu, giữa tư duy và viết, là một trong những vấn đề cơ bản mà văn học hiện đại đặt ra cho chúng ta. Theo ư nghĩa đó – Nguyễn Thị Từ Huy đă có lí khi nhắc lại điều này – Robbe-Grillet không chỉ là chủ soái của trào lưu Nouveau roman, kẻ tranh căi không mệt mỏi từng làm những phim ḱ lạ với tính gợi dục bí hiểm và khiêu khích, nhưng cũng là một người bị ám ảnh bởi cái phần bí ẩn mà mọi tư duy đều hàm chứa (điều này có lẽ giải thích phần nào sự việc kể trên), một người luôn khắc khoải với những vấn đề lí luận: những vấn đề về nghĩa, về sự thật và về diễn giải. Cuốn sách này phân tích mối liên hệ thường xuyên mà ông dệt nên giữa lí thuyết và thực hành trong văn học. Nguyễn Thị Từ Huy cũng phục hồi một mảng cơ bản trong hành tŕnh của nhà văn: cuộc thám hiểm của ông (đặc biệt qua việc ḍng Nouveau roman đặt vấn đề xét lại các phương thức kể chuyện cổ điển) vào lănh địa biến động của chủ thể tính – “chủ thể Robbe-Grillet”, lĩnh vực rộng lớn đầy mâu thuẫn và nghịch lí mà cuốn sách này đề cập đến một cách tinh tế.
Cuốn sách xuất phát từ nhận định độc đáo và đúng đắn này đối với một nhà văn mà người ta sẵn sàng coi là một nhà khuyển nho, thậm chí một nhà ngụy biện: Robbe-Grillet suốt đời bị ám ảnh bởi vấn đề sự thật. Vậy mà ở ông, không phải chỉ là một vấn đề lô-gích (sự thật vs[1] sai lầm) mà là vấn đề hiện sinh (triết học và tâm phân học) của quan hệ bản thân ông với một sự thật chủ quan. Do đó, vấn đề đặt ra không c̣n là cái giả mà là tính chất giả. Tiếp đến là tất cả những câu hỏi mà ta có thể coi như là cơ sở cho lối viết của ông: “tôi có thực sự tồn tại không?” “tôi có tồn tại trong bản chất thật không?” Như ta biết, những chủ đề ảo ảnh, phân thân, ảo tưởng hư cấu và hiện sinh ấy, vấn đề sự thật xuyên suốt toàn bộ tác phẩm của ông. Một giả thuyết cơ bản nữa của cuốn sách được đặt ra ngay từ tiền đề của việc chứng minh: ở Robbe-Grillet, viết “rút lại là tra vấn, chứ không phải là diễn giải”; thế nên mới có sự nhẹ nhàng thanh thoát, sự vô trách nhiệm của người kể truyện (“một trạng thái vui vẻ của người kể truyện vô trách nhiệm”, như ông viết) buộc người đọc phải diễn giải, đặt người đọc vào thế phải phân tích văn bản. Theo Nguyễn Thị Từ Huy, Robbe-Grillet gợi ư rằng không có cách đọc nào khác ngoài cách đọc-phân tích, cách đọc-diễn giải. Đây chính là phạm vi của « nguyên tắc không » mà cô thấy hoạt động trong cấu trúc về sự thật ở nhà văn, một cấu trúc mang tính nghịch lư.
Ta có thể nh́n nhận đúng tầm giá trị những đoạn viết về vận hành của tư duy ở Fink và Gadamer – cái khía cạnh vừa cực ḱ nghiêm túc vừa có tính chất tṛ chơi trong lối viết của Robbe-Grillet. Cuốn sách đặc biệt phân tích rất đúng chỗ các phim Năm ngoái ở Marienbad và Người nói dối và đề xuất những nghiên cứu đầy sức thuyết phục về cấu trúc trần thuật cũng như cấu trúc điện ảnh của những tác phẩm ấy. Tác giả cũng nêu bật những sức mạnh biểu năng của từ, sức thuyết phục của chúng, những hiệu ứng điều khiển khán giả hay độc giả.
Ta sẽ thích thú đọc những phần phát triển bàn về Sartre, về vần đề tự do và ngụy tín, và về cách Robbe-Grillet đọc những khái niệm đó. Một vấn đề cơ bản nữa, nhân bàn đến bộ ba những tác phẩm mang tính tiểu thuyết, là vấn đề mối quan hệ với bản thân và đến thể tự truyện (thật hay giả, đích thực hay không, vả chăng điều đó không quan trọng lắm). Có thể – như Nguyễn Thị Từ Huy gợi ư – điều khẳng định chủ yếu của Robbe-Grillet là thế này: “tôi chỉ tồn tại trong văn chương” hoặc nữa: “tôi chỉ tồn tại với tư cách là bản thể văn chương” (bản thể giấy, muốn nói thế cũng được) – một sự tồn tại mà, lật ngược lại, có lẽ là nơi tồn tại duy nhất khả dĩ. Từ đó dẫn đến sự khai phá cuối cùng của lí thuyết Nietzsche về diễn giải, chí ít cũng như cách Deleuze diễn đạt lại: “Không có chân lí; chỉ có những diễn giải”. Do vậy, ta hiểu rơ hơn những phân tích rất thích đáng tiếp theo về cách “đọc trắng” và về xung năng vô tận của sự giải mă. Nói thế tức là ở Robbe-Grillet, trong những sự lặp lại và “tái diễn” vô tận của ông, không chỉ là phủ định hoặc xung năng chết, mà c̣n là những tái diễn day dứt và đê mê mà ta sẽ sai lầm nếu bỏ qua không đếm xỉa đến: những đà trượt tăng dần của khoái lạc, như ông nói. Vậy đây là một cuốn sách đến đúng lúc, nó rọi một ánh sáng khác với những cuốn từ trước tới nay vào những tṛ chơi hư cấu của Robbe-Grillet, sự nghiêm trang của chúng cũng như sự bất lực của chúng.
Dương Tường dịch