Tác giả cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin,  Nguyễn Thị Từ Huy

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

 

 

Gửi người yêu và tin

Mặc Lâm phỏng vấn tác giả.

 

 

Tiểu thuyết Gửi người yêu và tin của Nguyễn Thị Từ Huy vừa được nhà xuất bản Người Việt phát hành tại hải ngoại với lời giới thiệu đầy trân trọng của ba ng̣i viết uy tín là Hoàng Ngọc Tuấn, Đỗ Quư Toàn và Phan Huy Đường.

Nhà thơ Đỗ Quư Toàn viết rằng Nguyễn Thị Từ Huy kể chuyện một nhân vật hư cấu để mượn cớ viết bản cáo trạng lối sống giả dối bao trùm trên xă hội hiện tại. Không cần nói ra, ai cũng biết, tác giả muốn mọi người thức tỉnh, từ chối cách sống đó.

Nhà phê b́nh văn học Hoàng Ngọc Tuấn th́ viết: Từ Huy đă viết cuốn tiểu thuyết Gửi người yêu và tin với một ng̣i bút tỉnh táo và sắc bén của một nhà phân tích tâm lư và một nhà phê phán xă hội và, dưới ng̣i bút ấy, nhân vật chính trong tác phẩm - một nhân vật hư cấu nhưng đích thực là điển h́nh của loại người đang làm mục ruỗng xă hội và đạo đức ở Việt Nam hiện nay -  tự phơi bày bản chất qua nhiều chặng biến đổi khác nhau từ trang sách đầu tiên cho đến trang sách cuối cùng.

Chúng tôi có cuộc trao đổi ngắn với tác giả Nguyễn Thị Từ Huy hy vọng sẽ mở ra thêm những trang sách mà tác giả c̣n ấp ủ chưa thể viết ra mời quư vị theo dơi.

 

Mặc Lâm: Thưa bà, “Gửi người yêu và tin”. Cái tựa có vẻ đánh đố người đọc lắm. Chữ tin có phải bắt đầu cho một loạt câu hỏi về sự bất tín của nhân vật trong tiểu thuyết hay chỉ đơn giản như nó vốn có?

Nguyễn Thị Từ Huy: Biết nói như thế nào ? Có một thời điểm, hai chữ “tin” và “yêu” gần như đi tới chỗ mất hết trọng lượng, và tôi cần phải làm ǵ đó để giữ lại một chút sức nặng của hai chữ đó, cho tôi. Hoặc nói cách khác, đó là thời điểm mà tôi cảm nhận một cách rơ rệt đời sống đang bị sa mạc hóa xung quanh tôi, đến mức chữ “tin” và chữ “yêu” bị khô quắt lại. Chúng ta đều biết một số trường hợp thực tế: chữ “yêu” càng được sử dụng nhiều bao nhiêu, th́ đối tượng “được yêu” càng bị tàn phá, bị hủy hoại bấy nhiêu. Các diễn từ viết về ḷng tin càng đẹp bao nhiêu, càng long lanh bao nhiêu th́ trong thực tế niềm tin càng bị đánh mất bấy nhiêu. Hai chữ “tin” và “yêu” dường như chỉ c̣n lại vỏ chữ mà thôi.

Giữa lúc đó, tôi nhận thấy phần của ba tôi vẫn tiếp tục chảy trong tôi, phần của yêu tin, là thứ mà ba tôi lúc c̣n sống luôn giữ tràn đầy nơi trái tim ông, trong cái h́nh hài lúc nào cũng khô gầy của ông, là thứ mà trước lúc mất đi, ông để lại cho chúng tôi, và nó chảy thành cuốn sách này. Yêu và tin phải chảy qua những thử thách của thác ghềnh bất tín, đôi khi phải bị hút khô như cát trên sa mạc, để có thể chảy ra thành chữ.

Và khi tôi gửi lá thư đầu tiên trong cả série này cho Hoàng Ngọc-Tuấn, anh ấy trả lời rằng: “Anh đọc truyện này 5 lần, thấy như sống lại cái cảm giác những ngày tuyệt vọng ở Việt Nam những năm 70, 80, trước khi phải vào tù nhiều lần, rồi phải liều chết vượt biển ra đi... Đọc lại 5 lần, và lần nào cũng thế, không thể không rơi nước mắt... ”. Lúc đó anh ấy không biết rằng nước mắt của anh đă làm cho sa mạc nở hoa trong ḷng tôi.

Ở đây, con người đang bị biến thành những búi cỏ khô trên sa mạc. Tôi mượn lối nói của Milovan Djilas, bởi nó quá chính xác. Từng ngày từng giờ, con người bị đe dọa bị khủng bố và bị mua chuộc, cả hai cách đó đều dẫn tới chỗ sa mạc hóa xă hội người, biến con người thành bụi, thành cỏ khô hoặc thành thú dữ.

Vậy, c̣n lại là, mỗi người có chịu để cho người ta biến ḿnh thành cỏ khô hoặc thành công cụ hay không. Vấn đề chỉ c̣n là như vậy mà thôi. Mỗi cá nhân có tự bảo vệ được ḿnh trước sự sa mạc hóa của chế độ hậu toàn trị này hay không mà thôi.

Mặc Lâm: Nhân vật nam trong tiểu thuyết phản ảnh trần trụi một nền giáo dục tha hóa đến tận cùng, có phải là kinh nghiệm đau xót của chính tác giả vốn là người làm việc lâu năm trong môi trường đại học hay không?

Nguyễn Thị Từ Huy: Thế nào là phản ảnh trần trụi? Không. Tôi không cạnh tranh với thực tế. V́ không cạnh tranh nổi. Thực tế khủng khiếp hơn rất nhiều so với những ǵ tôi có thể viết. Đó cũng chẳng phải là kinh nghiệm của riêng tôi. Chẳng cần phải làm trong ngành giáo dục cũng biết được mức độ tha hóa của những hiệu trưởng như Sầm Đức Xương, của những giáo sư đại học hay hiệu trưởng đánh bạc, đạo văn, đăng đầy trên các báo chính thống. Nhân vật của tôi cũng không ăn hối lộ của chỉ một người thôi mà lên đến 1,5 triệu đô la như tướng Phạm Quư Ngọ, mà khắp các báo đều nói đến. Thực tế là thứ mà văn chương của tôi không chạy theo nổi.

Nỗi đau xót cũng là nỗi đau xót chung, của tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều mà tôi băn khoăn là : làm sao một hiện thực như thế lại có thể trở nên b́nh thường trong mắt chính những người làm giáo dục ?  “ Ở đây người ta làm như mọi việc đều b́nh thường, trong khi chẳng b́nh thường tí nào, nhiều chuyện bất thường xảy ra mà người ta cố t́nh không nh́n thấy, như thế thật nguy hiểm”, một người Pháp nói với tôi như vậy.

Tôi không viết để phản ánh. Hoàng Ngọc Tuấn nói một cách chính xác về “ niềm hy vọng mong manh ” trước khả năng thức tỉnh của con người.  Niềm hy vọng mong manh ấy đứng ở cuối con đường mà các chữ phải đi qua, nó là động lực khiến cho các chữ phải bước vào cuộc hành tŕnh của những bức thư này.

Mặc Lâm: Sự giả dối, hèn nhát, lừa lọc và đạp lên nhau mà sống dường như đă không c̣n cứu chữa được nữa. H́nh ảnh địa ngục ấy phải chăng chỉ dễ chia sẻ trong một giới nào đó v́ xă hội h́nh như không có cùng cách nh́n như vậy?

Nguyễn Thị Từ Huy: Điều mà tôi nh́n thấy, Phan Huy Đường đă diễn tả trong mấy chữ đó : “sự giả dối với chính ḿnh”. Đỗ Quư Toàn cũng có lư khi nói rằng sự dối trá đă trở thành một thứ “ hệ thống điều hành ”của năo trạng cá nhân và năo trạng xă hội. Không phải chỉ là lừa dối người khác, mà kẻ tự lừa dối bản thân đến một mức nào đó tin luôn vào những ǵ do chính ḿnh bịa ra, đồng thời lại vẫn biết rơ đó là những thứ bịa đặt. Địa ngục không chỉ là tha nhân, địa ngục là chính ḿnh. V́ thế, không c̣n có thể nh́n vào chính ḿnh được nữa. Nội tâm trở thành một khoảng trống, một khoảng trắng. Nội tâm là thứ người ta không đụng đến, người ta nh́n vào người khác, để khỏi phải nh́n vào bản thân ḿnh. Chỉ cần tự nh́n ḿnh, tự vấn ḿnh, chỉ cần có chút ít ǵ đó cựa quậy trong nội tâm, người ta sẽ khó mà trở thành độc ác đến như thế, khó mà có thể vô cảm đến như thế, khó mà phạm tội được. V́ cái nội tâm ấy trống rỗng nên dẫn đến sự nghèo nàn tinh thần và thiếu vắng nhân tính. Tôi chỉ t́m cách lấp đầy một khoảng trống thôi, cấp cho nội tâm trắng hếu của một người bất kỳ nào đó cái  nội dung tinh thần do tôi tưởng tượng ra.

Tôi nghĩ, chỉ có thể cứu chữa được, một khi con người quyết định nh́n thẳng vào nội tâm của chính ḿnh. Chỉ khi đó mà thôi.

Mặc Lâm: Trong 16 bức thư ấy bà thấy bức nào cần phải đọc ít nhất hai lần mới chạm được những ẩn ư chôn sâu mà ngôn ngữ tiểu thuyết cũng không chuyên chở nổi?

Nguyễn Thị Từ Huy: Câu hỏi này có lẽ nên dành cho độc giả chăng…

Mặc Lâm: Tác phẩm được viết dưới h́nh thức các bức thư, nó tước mất những thói quen của người đọc và có khi làm cho họ bỏ dở các trang sách để hít thở không khí bên ngoài cuốn sách. Bà có ǵ nói thêm khi chọn cách viết rất khó này?

Nguyễn Thị Từ Huy: Tôi không nghĩ rằng cách viết này là khó đối với người viết. H́nh thức thư tín đến với tôi một cách tự nhiên, như nó phải vậy, như thể nó là h́nh thức cần thiết cho tác phẩm này.

Nhưng có thể nó buồn chán với người đọc, như anh nói, để họ phải bỏ giữa chừng mà ra đứng cửa sổ chăng. Điều ấy c̣n tùy độc giả.

V́ sao tôi đă nghĩ đến việc dùng những lá thư để kết nối các cá nhân với nhau, và để kết nối các mảnh tưởng chừng như không thể tương hợp trong một con người ?

Thư đang là một h́nh thức được sử dụng khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày của chúng ta hiện nay. Có biết bao nhiêu văn bản được viết dưới h́nh thức thư !  Từ trao đổi giữa hai cá nhân, đến các đề nghị gửi một nhân vật lănh đạo nào đó, hay gửi một tập thể nào đó. Chúng ta cứ đọc báo mạng mà xem, thư đang là một phương tiện hiệu quả để tŕnh bày những yêu cầu chung của cộng đồng. Nhiều khi người ta cũng công bố những thư riêng có ư nghĩa xă hội. Trong số đó có những bức thư rất hay, đó là những thư của Trần Huỳnh Duy Thức gửi con, viết ở Xuyên Mộc, từ ngày 3 đến ngày 6/11/2013. Tôi thấy những bức thư của anh Thức giống như một tác phẩm văn học vậy đó. Những thư đó không chỉ là câu chuyện giữa người cha và các con của ḿnh, đó là câu chuyện của cả dân tộc này.

Cũng tương tự như thế, nhà văn Hoàng Ngọc Biên đă nhận ra rằng những bức thư của tôi không chỉ là câu chuyện giữa hai người yêu nhau, đó là câu chuyện của cả đất nước này, v́ thế ông đă dùng bức tranh “ Đất & Nước ” của ông để tŕnh bày b́a cho cuốn sách.

Chúng ta, ai nấy đều biết rằng hầu như tất cả những thư tŕnh bày nguyện vọng của người dân sau khi được gửi đi đều bị rơi vào im lặng. Nhưng mọi người vẫn tiếp tục viết thư. Tôi cũng biết thế, nhưng tôi vẫn viết những bức thư này.

Vừa qua là cuộc trao đổi ngắn giữa chúng tôi và TS Nguyễn Thị Từ Huy tác giả tiểu thuyết Gửi người yêu và tin. Chúng tôi xin một lần nữa trích đoạn giới thiệu của Hoàng Ngọc Tuấn nói về tác phẩm này để giới thiệu đến người yêu sách :

“Đọc xong Gửi người yêu và tin của Từ Huy, tôi chợt có thêm một thoáng hy vọng nữa, một thoáng hy vọng cũng vô cùng mong manh, rằng tác phẩm này sẽ có cơ hội được đọc bởi chính những con người mà nó phản ảnh, và biết đâu có một giây phút tự phản tỉnh sẽ xảy ra trong ḷng những con người ấy.”

Nguồn : http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/dr-nguy-thi-tu-huy-04052014052744.html