Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ

Những bộ óc tuyệt nhất đang dùng vào việc nhỏ

- Những bộ óc tuyệt vời nhất của trường đại học Việt Nam đang bị dùng vào một việc rất nhỏ là mưu sinh để tồn tại.  Đó là lư do TS Nguyễn Thị Từ Huy quyết định từ bỏ công việc dạy học để chuyển sang làm việc ở Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục (Institute for Research on Educational Development), gọi tắt là “Viện IRED”, một công việc cho phép chị tiếp tục đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam.

VietNamNet có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thị Từ Huy, người lấy bằng tiến sĩ văn chương của ĐH Paris 7 về h́nh ảnh của người thầy đại học ngày nay.

 

PV: V́ sao chị rời bỏ nghề giảng viên để chuyển sang làm nghiên cứu giáo dục?

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Làm giảng viên, để có thể sống được, tôi buộc phải đi dạy quá nhiều, không có thời gian cho công việc nghiên cứu. Qua các giờ giảng cho bậc cao học và nghiên cứu sinh mà tôi từng tham dự ở Pháp, phát hiện quan trọng nhất của tôi là: giảng viên không truyền thụ kiến thức, giảng viên làm công việc sản xuất ra kiến thức (nghiên cứu). Bài giảng là các nghiên cứu mới của họ, không lặp lại của người khác, và không lặp lại chính họ. Ở tŕnh độ cử nhân, có những loại bài giảng nhằm tổng hợp kiến thức hoặc diễn giải phân tích các tác, giả tác phẩm kinh điển.

Tuy nhiên, xem xét kỹ ta thấy các diễn giải đó đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân của người giảng dạy. Viện IRED sẽ cho tôi cơ hội gắn bó với công việc nghiên cứu mà tôi yêu thích, và hơn cả yêu thích, nghiên cứu là điều kiện cho sự phát triển và hoàn thiện. Có hiện tượng nào trong đời sống có thể đạt chất lượng cao, đạt hiệu quả mà không cần tới sự nghiện cứu không? Tôi nghĩ muốn phát triển giáo dục cần có những nghiên cứu cẩn thận.

PV: Những giảng viên ĐH hiện nay có thể coi là nguồn trí thức rất quan trọng của đất nước, nhưng theo chị, họ có đang được sử dụng đúng với tiềm năng của họ? Phải chăng chúng ta đang không để cho “những bộ óc mạnh nhất, những bộ óc tuyệt vời nhất phải được dùng để giải quyết các vấn đề lớn nhất” (Bill Gate)  mà diễn ra t́nh trạng ngược lại như chị từng phát biểu: “nhiều trí tuệ mạnh đă chỉ được sử dụng để giải quyết những việc rất nhỏ nhặt, đôi khi buộc phải dùng chỉ để giải quyết vấn đề mưu sinh cá nhân mà thôi”?

"Nếu giảng viên đại học của chúng ta có mức lương đủ sống, điều kiện làm việc tương tự th́ khả năng của họ không thua kém giảng viên nước ngoài" (TS Nguyễn Thị Từ Huy)

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Đa số những đồng nghiệp trẻ của tôi, những sinh viên xuất sắc được giữ lại làm việc ở các trường đại học đều là những người rất có năng lực. Nhưng năng lượng của họ, chất xám của họ, trí tuệ của họ phần lớn bị tiêu dùng vào việc làm thế nào để tồn tại, bởi v́ đồng lương không cho phép họ tồn tại, thậm chí chỉ tồn tại ở mức độ tối thiểu.

Những cựu lưu học sinh nước ngoài như chúng tôi thường chia sẻ với nhau ư nghĩ rằng chúng ta (các giảng viên ĐH) sẽ không thua kém quá nhiều các đồng nghiệp trên thế giới như hiện nay, nếu chúng ta có điều kiện làm việc tương tự. Tôi thực sự rất đau ḷng khi nh́n thấy nguồn năng lượng chất xám, nhiệt t́nh và tâm huyết của “những bộ óc mạnh” đang bị lăng phí hàng ngày hàng giờ trên đất nước này nơi đang rất cần đến trí tuệ để phát triển xă hội.

Làm sao có thể nâng cao chất lượng đại học nói riêng và giáo dục nói chung khi mà giáo viên phải sống dưới mức nghèo khổ như hiện nay, khi mà chất lượng giảng dạy và nghiên cứu bị hy sinh một cách không thể tránh khỏi trước nhu cầu “phải sống”?  Có lẽ là tôi quá bi quan khi nghĩ như vậy, nhưng làm sao chối bỏ được thực tế. Mọi mong muốn nâng cao chất lượng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ mong muốn mà thôi, nếu điều kiện sống tối thiểu của giáo viên không được bảo đảm, và nếu không đảm bảo được điều kiện căn bản của giáo dục: tự do học thuật, tự do giảng dạy và tự do học tập.

PV: Chị từng viết:“Thầy không chỉ truyền dạy cho tṛ, mà c̣n đánh giá được các giá trị của tṛ” nhưng cũng viết “sinh viên có nghĩa vụ phải vượt qua giảng viên, người thuộc về thế hệ trước”, chị giải thích điều này như thế nào?

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Quan hệ thầy tṛ đúng nghĩa không chỉ là quan hệ giữa người cung cấp tri thức và  người tiếp nhận tri thức, mà c̣n là quan hệ giữa  người giữ vai tṛ đào luyện văn hóa và người sẽ bảo tồn và phát triển các giá trị của cả nền văn hóa, ở phạm vi hẹp của một quốc gia và ở phạm vi rộng của nhân loại.

Nh́n như vậy th́ thầy là một giá trị và tṛ cũng là một giá trị. Lúc đó người thầy sẽ xem học tṛ như là các giá trị mà ḿnh cần góp phần xây dựng và góp phần vào quá tŕnh tự xây dựng các giá trị của tṛ. Người thầy không thể giúp tṛ tự xây dựng các giá trị của ḿnh nếu như họ không đánh giá được rằng mỗi học sinh có những giá trị riêng như thế nào, nếu họ không đánh giá được khả năng và thế mạnh của học sinh.

Người thầy cần hiểu rằng việc học sinh có thể giỏi hơn họ ở nhiều phương diện là chuyện b́nh thường. Và người học tṛ cần hiểu rằng ḿnh phải cố hết sức để đi xa nhất có thể trong khả năng của ḿnh, và đi xa hơn cả thầy, v́ như thế mới tạo nên sự phát triển, không chỉ cho chính ḿnh mà  cho cả xă hội.

Tuy nhiên chúng ta không nên tuyệt đối hóa chữ “vượt qua”. Có những đầu óc không bao giờ nhân loại vượt qua được. Người ta thừa nhận rằng cho đến nay nhân loại đă tiến những bước dài trên con đường nhận thức thế giới và  nhận thức chính ḿnh, nhưng vẫn chỉ là giải quyết những ǵ đă được đặt nền móng bởi các đầu óc khổng lồ thời Hy Lạp cổ đại. Tuy nhiên một trong những nghĩa vụ làm người của mỗi cá nhân là phải vượt qua chính ḿnh; và nghĩa vụ của mỗi thế hệ là phải đi xa hơn thế hệ trước. Điều đó làm nên sự phát triển.

Ảnh: Lê Anh Dũng

 

PV: Từng là giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ, chị thấy sinh viên ngày nay học tập như thế nào? (Sự chủ động thay v́ thụ động, ḷng khát khao kiến thức, tự nghiên cứu, tính sáng tạo, khả năng ngoại ngữ…)

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Trước đây, trong các giờ giảng của ḿnh, tôi thường để cho sinh viên tự t́m hiểu tác phẩm (sáng tác và lư luận) ở nhà và thuyết tŕnh phần chuẩn bị của họ ở trên lớp. Do vậy, những ǵ họ bộc lộ cho tôi thấy là sự chủ động, khả năng t́m kiếm các nguồn tư liệu một cách độc lập, khả năng xử lư tư liệu. Một số sinh viên đă làm tôi ngạc nhiên về những ư tưởng độc sáng của họ khi họ vận dụng một vài kiến thức lư luận để phân tích thực tế sáng tạo.

Tuy nhiên, nguồn tư liệu tiếng Việt của chúng ta, trong lĩnh vực hẹp của tôi là lư luận về văn chương, không có sự đa dạng, và không cập nhật được thời sự của giới nghiên cứu ở lĩnh vực này trên thế giới. Và sinh viên, dù chủ động đến mấy, th́ cũng không thể tự sáng tạo ra các phương pháp hay cách thức nghiên cứu riêng của họ, khi mà các bờ vai khổng lồ c̣n ở đâu đó rất xa xôi. Chúng ta đều biết rằng ta chỉ có thể tư duy trên cơ sở kết quả tư duy của người khác mà thôi.

C̣n về năng lực ngoại ngữ th́ không thể phủ nhận một thực tế đáng buồn là sinh viên ngành khoa học xă hội nh́n chung yếu kém về ngoại ngữ. Trước t́nh trạng thiếu trầm trọng các tác phẩm dịch như hiện nay th́ ngoại ngữ là một công cụ hết sức quan trọng để tiếp xúc với các nguồn tư liệu, với sự hỗ trợ kỳ diệu của Internet.

PV: Điều sinh viên phải làm là suy nghĩ (chứ không phải học thuộc ḷng) về những ǵ giảng viên nói, SV cần biết cách hoài nghi và phản biện để có thể đi tới xác lập sự tin tưởng trên cơ sở của lư lẽ và lập luận. Tại các lớp chị dạy, có bao nhiêu phần trăm sinh viên làm được điều này?

"Công nghệ "chiếu chép" có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của năo bộ, c̣n nguy hiểm hơn h́nh thức đọc chép cổ truyền" (TS Nguyễn Thị Từ Huy)

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Tôi nghĩ rằng hầu hết SV có khả năng làm điều này, nếu có sự khích lệ đồng bộ của tất cả các giảng viên. Nếu (lại nếu) chỉ có một số giảng viên khuyến khích hoài nghi, phản biện, trong khi một bộ phận vẫn giảng dạy, ra đề thi và chấm điểm theo kiểu thầy truyền thụ kiến thức, tṛ ghi nhớ đầy đủ, trung thành với quan điểm của giáo viên thể hiện trong bài giảng, th́ dưới áp lực của điểm số, SV sẽ khó có thể xây dựng khả năng hoài nghi, phản biện, (áp lực của điểm đồng nghĩa với áp lực về cơ hội công việc sau khi ra trường).

Một số ít sinh viên rất bản lĩnh và có ư thức đầy đủ về giá trị cá nhân và về khả năng tư duy của họ, điều khiến họ chấp nhận những điểm số thấp, đổi lại là giữ được sự độc lập trong nhận thức và trong việc tŕnh bày nhận thức riêng. Tuy nhiên rủi ro là những sinh viên đó sẽ gặp khó khăn khi t́m việc, và các nhà tuyển dụng sẽ có nguy cơ bỏ lỡ mất những người có năng lực thực sự nếu việc tuyển dụng chỉ dựa trên hồ sơ (ở đây chúng ta giả định là đă loại bỏ những “tiêu chí” tuyển dụng  khác như quan hệ cá nhân, phong b́, quyền lực…giả định là nhà tuyển dụng muốn chọn những người có năng lực).

PV: Giáo dục thế giới đang trở thành một “công nghệ” nhiều hơn là sáng tạo, chị có đồng ư như vậy không?

TS Nguyễn Thị Từ Huy: Theo những kinh nghiệm cá nhân mà tôi có được khi tiếp xúc với các khoa về khoa học xă hội của một số trường đại học ở Paris th́ không thấy có ǵ mang tính công nghệ. Các kỹ thuật như máy chiếu rất ít được sử dụng, trừ khi họ dùng để chiếu các tư liệu ảnh, phim…Dạy học đ̣i hỏi các phương pháp. Các kỹ năng giảng dạy có thể được công nghệ hóa. Tuy nhiên dạy học là cả một nghệ thuật.

Đó không phải là nghệ thuật thôi miên học tṛ, mà đó là nghệ thuật thức tỉnh năng lực tư duy, nhận thức, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, đánh thức các khát vọng và bồi đắp cảm xúc, mở rộng nhăn quan… Nghệ thuật ấy đ̣i hỏi người thầy cũng phải huy động tất cả những năng lực đó ở chính ḿnh.

Công nghệ chỉ là phần phụ trợ, theo tôi. Hơn nữa, chính các sinh viên của tôi nhận thấy rằng công nghệ “chiếu chép” ngày nay, nếu không cẩn thận, c̣n nguy hiểm hơn h́nh thức đọc chép cổ truyền. V́ trong quá tŕnh đọc chép, dù sao sinh viên vẫn c̣n phải để cho năo bộ hoạt động, năo cần phải ghi nhớ những ǵ nghe được trước khi chép ra giấy. C̣n công nghệ “chiếu chép” có nguy cơ thủ tiêu hoàn toàn các chức năng của năo bộ, chỉ c̣n lại mắt và tay hoạt động mà thôi. Và công nghệ “copy-paste”, được sinh viên vận dụng khi chuẩn bị bài thuyết tŕnh, hoàn tất nốt quá tŕnh thủ tiêu các năng lực tư duy, và tạo điều kiện cho nạn dịch đạo văn phát triển.

PV: Cảm ơn chị về cuộc tṛ chuyện thú vị này.

TS Nguyễn Thị Từ Huy đă hoàn thành bậc Tiến sĩ ngành Văn học Pháp đương đại, Khoa Văn học - Nghệ thuật và Điện ảnh, Đại học Paris 7 năm 2004-2008. Chị vừa rời bỏ vị trí giảng viên khoa Văn học và Ngôn ngữ của ĐHKHXH&NV (TP.HCM).

 

Hương Giang (thực hiện)