Những khó khăn trong giảng dạy Lư luận phê b́nh văn học
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2011-07-17
Con số các nhà phê b́nh văn học Việt Nam hiện đang hoạt động quá ít ỏi so với các nhà văn đang có mặt trên sân chơi chữ nghĩa.
Ít ỏi và thiếu chuyên môn là hai điểm yếu của giới phê b́nh văn học Việt Nam. Nhược điểm này đă dẫn tới t́nh trạng hỗn độn của những bài viết trên báo chí và nhiều tác phẩm không có cơ hội đến được những cây viết phê b́nh chuyên nghiệp hầu mài giũa kỹ năng viết, hay cận cảnh những hạt sạn mà nhà phê b́nh nhặt ra hộ cho họ.
Người đọc b́nh thường th́ dừng lại ở những tác phẩm hạng nh́ và họ chưa bao giờ cảm thấy cần thiết đọc những bài tiểu luận xuất sắc viết về phê b́nh văn học nhằm nâng cao nhận thức thẩm mỹ trong văn học, cũng như làm quen với những câu chữ của giới chuyên môn này.
Lâu ngày, nhà văn và độc giả gần như quên hẳn con mắt thứ ba hết sức quan trọng này. Nhà văn cứ ung dung lập lại những sáo ṃn, những lạc lỏng khó thấy dưới đôi mắt dễ dăi bao dung của chính ḿnh, và cứ thế con đường văn học ngày một phẳng ĺ không một chút gợn sóng. Do độ phẳng ngày một cao hơn, con đường này dẫn rất nhanh tới một nền văn học không phê b́nh, có nghĩa là ḍng văn học đang trở thành một chiều, đơn điệu và tự ḿnh hài ḷng lấy ḿnh.
Trong môi trường đào tạo của đại học th́ sao? Liệu nhà trường hôm nay có đủ lực để huấn luyện cho một tầng lớp sinh viên có rất nhiều nhiệt huyết muốn thâm nhập vào bộ môn Lư luận phê b́nh Văn học và xây dựng sự nghiệp của họ trong vùng đất vốn khô khan và c̣i cọc này?
Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với TS Nguyễn Thị Từ Huy, đang giảng dạy tại Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM để biết thêm những khó khăn thuận lợi của bộ môn này đối với sinh viên ngày nay.
TS Nguyễn Thị Từ Huy tŕnh luận án Tiến sĩ tại Đại học Paris 7 Denis Diderot ngành Văn học Pháp đương đại, với đề tài: Vérité et interprétation chez Alain Robbe-Grillet. Và sau đây là cuộc nói chuyện của chúng tôi với TS Nguyễn Thị Từ Huy.
Thiếu chương tŕnh dịch thuật quy mô
Mặc Lâm: Thưa bà, điều ǵ làm một giảng viên phụ trách giảng dạy phê b́nh lư luận văn học tại đại học Việt Nam băn khoăn nhất?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Điều làm chúng tôi băn khoăn nhất hiện nay là t́nh trạng thiếu tư liệu, đặc biệt là thiếu các tài liệu mang tính thời sự. Đối với giảng viên là như vậy, c̣n đối với sinh viên, th́ khó khăn càng lớn hơn v́ sách dịch thuộc lĩnh vực này rất ít, và nh́n chung tŕnh độ ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam không đủ để tiếp cận với văn bản gốc.
Đấy là lư do khiến tôi, và nhiều người khác, rất mong muốn có những chương tŕnh dịch thuật hệ thống mang tầm chiến lược, được thực hiện ở quy mô quốc gia. Nếu không có những chương tŕnh như vậy, nếu chỉ trông chờ vào nỗ lực riêng lẻ của từng cá nhân, th́ không biết bao giờ chúng ta mới thoát khỏi t́nh trạng tụt hậu quá xa so với khu vực, chứ chưa nói là so với thế giới.
Mặc Lâm: Những tác giả lư luận phê b́nh nào của thế giới đang được giới thiệu cho sinh viên bộ môn lư luận phê b́nh văn học hiện nay?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Nhiều tác giả lư luận phê b́nh của thế giới đều đă được giới thiệu, tùy vào các mức độ khác nhau, trong một số chuyên đề dành cho sinh viên các cấp (ít nhất t́nh h́nh là như vậy ở nơi tôi đang làm việc hiện nay, nơi mà tôi biết rơ hơn là những nơi khác.)
Các trường phái lư luận Marxit, các trường phái của Nga như chủ nghĩa h́nh thức, thi pháp học, được truyền bá rộng răi trên toàn quốc. Tuy nhiên đối với phần lớn các tác giả đương đại quan trọng, chẳng hạn Derrida, Foucault, Deleuze… chỉ mới được giới thiệu ở mức độ khái quát và trong một vài trường đại học, v́ các công tŕnh của họ chưa được dịch, và cũng chưa có người thực sự nghiên cứu về các tác giả đó.
Nhờ những nỗ lực cá nhân của những người như Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Thị Thanh Xuân… các nhà phân tâm học như Freud, Jung, Bachelard, được phân tích và giành được sự quan tâm của sinh viên. Các nhà thông diễn học như Gadamer, Jauss, Ricoeur, Eco, các nhà hậu hiện đại như Lyotard, Deleuze cũng đang được chú ư. Vấn đề là làm sao thúc đẩy việc dịch các công tŕnh của họ ra tiếng Việt để tạo thuận lợi cho sinh viên trong học tập. Trong quá tŕnh giảng dạy, tôi thấy, ở một bộ phận sinh viên, nhu cầu tiếp xúc với cái mới và cái khó rất lớn.
Tạo môi trường, điều kiện
Mặc Lâm: Là người có kinh nghiệm về nghiên cứu cũng như giảng dạy, theo bà th́ để h́nh thành một nền lư luận phê b́nh đích thực đ̣i hỏi phải có những yếu tố nào?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Lư thuyết văn học h́nh thành ở những khu vực có sự phát triển mạnh về triết học. V́ lư thuyết văn học đ̣i hỏi kiểu tư duy trừu tượng, tư duy khái quát. Chúng ta đều biết rằng những nền văn hóa lớn (mà triết học là sản phẩm chứng tỏ sức mạnh của chúng) đều có khả năng sản sinh các nghệ sĩ lớn và các nhà lập thuyết. Tuy nhiên sự h́nh thành các lư thuyết c̣n được lư giải từ những góc độ khác.
Theo Antoine Compagnon, trong cuốn “Bản mệnh của lư thuyết”, bản chất của lư thuyết, sự thú vị của lư thuyết là ở chỗ nó đă tiến hành cuộc chiến chống lại những thói quen trong nghiên cứu, những khuynh hướng đă trở thành cố định, cũ ṃn, mất sức sống trong nghiên cứu, v́ thế mà sứ mệnh của nó là mang lại sức sống mới, đồng thời nó cũng kiên quyết kháng cự lại những thành kiến chống đối nó. Do đó sức mạnh của lư thuyết nằm ở sự dấn thân của nó, nằm ở khả năng bút chiến của nó.
Nó mang trong ḿnh tính cách liều lĩnh của kẻ khám phá. Lư thuyết gia, về phương diện này, cũng giống như các nhà sáng tạo, họ là những kẻ phiêu lưu, khai phá những vùng đất mới, những không gian chưa biết tới. Với đặc tính này, lư thuyết hoàn toàn đối lập với sự chiết trung, sự thỏa hiệp. Điều đó giải thích tại sao lư thuyết khó có thể h́nh thành ở những cộng đồng, những môi trường bị bao bọc bởi bầu khí quyển của tinh thần chiết trung và thỏa hiệp, khó có thể h́nh thành ở những cộng đồng thiếu tính cách mạo hiểm và phiêu lưu, thiếu óc phê phán và sáng tạo.
Đặc tính của lư thuyết c̣n nằm ở sự “phẫn nộ chính đáng” (từ dùng của Compagnon) của nó, từ sự phẫn nộ đó mà h́nh thành nên các phương thức chiến đấu chống lại những diễn ngôn sáo ṃn về văn chương. Quan điểm của Antoine Compagnon mà tôi vừa đề cập trên đây cũng trùng hợp với cách h́nh dung của Nietzsche về tư duy: “tư duy một cách tích cực có nghĩa là hành động một cách không hợp thời, nghĩa là, chống lại thời đại, và qua đó thậm chí tác động đến thời đại, có lợi cho tương lai”. Tôi dẫn lại theo ư của Deleuze.
Mặc Lâm: Thưa bà truyền thống triết học Tây Phương không được coi trọng và giảng dạy trong khuôn viên đại học của nước ta vậy làm sao sinh viên có thể thu lượm kiến thức căn bản của triết học hầu áp dụng vào lư luận Văn học?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Chúng ta không có truyền thống về triết học, không có truyền thống về lư thuyết. Chuyện đó hiển nhiên. Nhưng trường hợp Trần Đức Thảo cho thấy, trong chúng ta tiềm tàng những khả năng, những năng lực mà điều kiện xă hội không cho phép phát triển. Như vậy điều quan trọng không nằm ở cái mà ta không có trong truyền thống, mà quan trọng là phải tạo môi trường và điều kiện cho tất cả mọi năng lực tiềm tàng của người Việt Nam được bộc lộ. Các năng lực mà những Trần Đức Thảo, những Nguyễn Mạnh Tường đă chứng tỏ trong môi trường xă hội Pháp. Tiếc thay, sau đó đă tàn lụi trong điều kiện của chúng ta.
Tôi nghĩ bây giờ đă quá muộn để tiếp tục than phiền về việc thiếu vắng triết học, thiếu vắng lư thuyết gia và các nhà văn lớn. Tất cả chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về việc đó. Chẳng lẽ lại bắt người Trung Quốc hay người Nhật Bản chịu trách nhiệm về sự thiếu vắng triết học và lư thuyết ở Việt Nam? Hay chẳng lẽ lại đổ cho thiên tai và chiến tranh cái lỗi đă không để cho triết học và lư thuyết đến với Việt Nam? Đă đến lúc phải thấy rằng không thể đổ lỗi cho bất kỳ ai khác ngoài chúng ta.
Mặc Lâm: Vậy theo bà th́ cần phải làm ǵ để lấp cái hố khiếm khuyết về tư duy triết học này?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Cần phải làm ǵ đó để đặt nền móng cho sự thay đổi thực trạng. Cần phải dịch, giới thiệu các thành quả của triết học và lư luận văn học của thế giới. Và khi có tác phẩm dịch rồi, th́ cần phải đọc và lĩnh hội chúng. Thay v́ nghi kỵ và ḱm hăm lẫn nhau, chúng ta cần phải hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện công việc đặt nền móng này. Những người làm nghiên cứu hay dịch sách như chúng tôi chỉ muốn duy nhất một điều: giúp người Việt Nam tiếp cận với tài sản tinh thần, với sức mạnh trí tuệ của nhân loại được kết tinh trong sách. Nếu sử dụng tốt th́ những sức mạnh ấy có thể biến thành những sức mạnh của chúng ta.
Cần đầu tư nghiên cứu
Mặc Lâm: Trong t́nh h́nh khó khăn như bà vừa nói th́ khả năng phát triển lư thuyết văn học ở đại học Việt Nam hiện nay như thế nào? Đặc biệt là các nghiên cứu trong khuôn viên đại học của các học giả hay giáo sư chuyên ngành thưa bà?
TS Nguyễn Thị Từ Huy: Với điều kiện làm việc hiện tại ở đại học Việt Nam, các giảng viên rất khó chuyên tâm vào việc nghiên cứu, v́ thế mà rất khó có thể trở thành chuyên gia. Tại sao nước Pháp có được một người như Michel Foucault? Ông đă làm việc trong điều kiện như thế nào? “Ông có mười hai giờ mỗi năm để tŕnh bày trước công chúng ư nghĩa của công việc nghiên cứu mà ông tiến hành trong năm vừa qua.” (Xem cuốn Le courage de la vérité). Và tất nhiên là Foucault được trả lương xứng đáng để có thể tập trung toàn bộ thời gian vào việc nghiên cứu và giảng dạy. Và ông có quyền nghiên cứu bất cứ vấn đề ǵ, có quyền công bố tất cả các nghiên cứu của ḿnh.
Công việc nghiên cứu muốn hiệu quả phải được tiến hành một cách liên tục bền bỉ, chỉ cần ngắt quăng một thời gian là mọi thứ sẽ trượt khỏi đường rầy, trí năo sẽ mất thói quen tư duy, kiến thức sẽ lạc hậu. Sự đầu tư thời gian là điều kiện tối quan trọng trong hoạt động nghiên cứu.
Giảng viên đại học ở Việt Nam rất khó có thể tập trung hoàn toàn cho nghiên cứu. Họ phải chia sẻ thời gian và sức lực để làm nhiều việc khác, đôi khi không liên quan ǵ đến chuyên môn của họ, nếu không th́ họ không thể tồn tại nổi, đừng nói ǵ đến việc nuôi con cái và có trách nhiệm với gia đ́nh. Nghiên cứu bắt buộc phải trở thành một công việc thứ yếu. Nhiều người có lẽ cũng cảm thấy rất đau ḷng, nhưng họ không có lựa chọn nào khác. Có lẽ chỉ trừ phi họ không phải ăn uống, không phải đi viện, không phải nuôi con…
Đối với một số ít người quyết tâm gắn bó với việc nghiên cứu, th́ có thể gặp phải những vấn đề khác: họ không có đủ tài liệu, nhất là các tài liệu thời sự. Lương không đủ sống, làm sao có thể mua các tài liệu chủ yếu là bằng tiếng nước ngoài? Họ không có sự cọ xát về tư duy, ít có cơ hội đi sâu thảo luận thực sự về chuyên môn với các đồng nghiệp quốc tế.
Và cuối cùng, nếu như một số rất ít người giải quyết được các vấn đề trên, th́ lại có những giới hạn mà họ không được phép vượt qua, có những vấn đề mà họ không được phép đề cập đến. Tư duy không được phép đẩy xa đến những giới hạn tối đa của nó. Các năng lực của tư duy sẽ mất nếu tư duy không liên tục tự vượt lên chính nó, không tự đẩy xa hơn cái giới hạn hiện tại của nó. Nói theo cách của Compagnon, không có môi trường cho lư thuyết phát triển.
Có thể thấy là trên đây tôi chỉ giới hạn ở các yếu tố khách quan. Nhưng các yếu tố khách quan này sẽ tác động không nhỏ tới các yếu tố chủ quan. Chẳng hạn chúng có thể góp phần quy định những tập quán sinh hoạt, những lề lối suy nghĩ, những cách thức làm việc. Tất cả những điều này ảnh hưởng tới việc có thể hay không thể h́nh thành nên các cộng đồng khoa học, và ảnh hưởng tới việc cá nhân những người làm nghiên cứu có thể hay không thể phát huy tối đa năng lực của ḿnh, ảnh hưởng tới việc các năng lực của tư duy bị ḱm hăm hay được phát triển.
Mặc Lâm: Xin cám ơn TS về cuộc nói chuyện ngày hôm nay.