Tại sao không yêu thích vẻ đẹp của cái khó ?
Được bạn yêu thơ biết đến với tư cách là tác giả lọt vào chung khảo Giải Lá Trầu với tập "Chữ cái". Giờ đây chị lại xuất hiện với tư cách một tiến sỹ nghiên cứu phê b́nh văn học với chuyên khảo mang tính học thuật cao về một tác giả văn học Pháp. Xin hỏi chị, công việc nghiên cứu văn học và làm thơ của chị được chị phân bổ thời gian như thế nào? Công việc nào là chính? Là khát vọng suốt đời của chị?
Thơ là một cái ǵ rất phụ trong cuộc sống của tôi hiện nay.
Công việc chính của tôi là giảng dạy cho sinh viên về văn học Phương Tây. C̣n khát vọng ư? Có lẽ từ này quá to tát đối với tôi. Tôi chỉ muốn làm nghiên cứu và giúp sinh viên phát triển năng lực nghiên cứu của họ. Nhưng trong điều kiện hiện tại, với những ràng buộc hiện tại, tôi sợ rằng mong muốn đó sớm muộn sẽ chỉ là một ảo tưởng.
2. Trở về Giải Lá Trầu. H́nh như "Chữ Cái" là tập thơ đầu tay của chị? Có người nhận xét, Chữ Cái là tập thơ có hàm lượng trí tuệ, triết học lớn, có chiều sâu tư tưởng v́ tác giả của nó là... tiến sỹ văn học? Chị có e rằng với chiều sâu tư tưởng ấy, thơ của chị sẽ kén độc giả?
Tôi viết tập “Chữ cái” không phải với tư cách là tiến sĩ văn học (lúc đó tôi chưa là tiến sĩ, vả chăng cái học vị tiến sĩ chẳng có nghĩa lí ǵ với thơ cả, đôi khi nó cũng chẳng có nghĩa lí ǵ với khoa học). Tôi viết v́ muốn tự giải phóng khỏi một số nỗi sợ: sợ ngôn ngữ, sợ tư duy, sợ vần điệu, sợ thuốc trừ sâu, sợ sự vô trách nhiệm, sợ nỗi sợ… nhưng trong đó không có nỗi sợ đối với người đọc. Heidegger nói rằng chúng ta luôn luôn là một tồn-tại-cùng-với, tức là chúng ta luôn tồn tại với những người khác, cái tồn-tại-cùng-với này cấu thành bản thể của chúng ta. Nếu như tập “Chữ cái” tồn tại được, th́ đương nhiên, nó sẽ tồn tại cùng với một ai đó, một độc giả nào đó, hoặc những độc giả nào đó. C̣n nếu nó không tồn tại được, th́ không có ǵ phải nói về nó cả. Tôi đă trút bỏ được những chữ cái ấy ra khỏi tôi, c̣n nó kén chọn ai, nó có tồn tại được hay không, không c̣n là việc của tôi nữa.
3. Làm luận án tiến sỹ văn học tại Pháp, bằng tiếng Pháp, về một nhà văn Pháp. Đó là điều mà ít người Việt Nam làm được, nhất lại là phụ nữ. Bằng cách nào chị phấn đấu được điều đó?
Chẳng có ǵ đặc biệt cả. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng làm được điều đó, cả phụ nữ cũng như đàn ông, nếu họ muốn. Muốn và yêu thích. C̣n lại, chỉ cần chịu khó quan sát một chút, chỉ cần xác định một phương pháp, chỉ cần đầu tư thời gian thích hợp. Và cái luận án sẽ ở trong túi bạn. Đối với tôi, điều quan trọng không phải là cái luận án, không phải là cái bằng tiến sĩ. Điều quan trọng là thời gian làm luận án đă giúp tôi mở rộng nhận thức, đă giúp tôi khám phá nhiều giá trị, nhiều tư tưởng mới lạ, tiến bộ và nhân văn, giúp tôi khám phá ra rằng đời sống có những thứ khác hơn rất nhiều những ǵ tôi từng biết trước đây, rằng có những thực tế rất khác, những lối làm việc, hành xử và tư duy rất khác.
4. Chị có khi nào thấy ḿnh đă “mất” ǵ đó v́ mải mê cho sự học, cho sự nghiệp?
Chữ “mất” của bạn làm tôi nhớ tới câu chuyện “Tái ông thất mă”.
5. Nghiên cứu sinh văn học ở Pháp, nay quay trở về VN, chị thấy nền lư luận phê b́nh của ta hiện nay có điểm ǵ mạnh, yếu? Chị có tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu phê b́nh của ḿnh ở Việt Nam?
Thực trạng của nền phê b́nh hiện nay đă được mổ xẻ đến từng milimet, từ năm này qua năm khác, từ hội thảo này qua hội nghị kia. Tôi chẳng có ǵ mới để thêm vào những điều người khác đă nói. Cái chúng ta cần, là quan tâm đến việc tạo ra một thực trạng khác cho phê b́nh và nghiên cứu. Để làm được điều này, cần mấy điều kiện:
- Có sự phát triển của tư duy trừu tượng.
- Người làm nghiên cứu phải có đủ thời gian rảnh rỗi để tập trung vào công việc nghiên cứu, nếu không, không thể tư duy; phải có đủ các tài liệu nghiên cứu, và các tài liệu thời sự nhất để theo dơi những ǵ đang diễn ra trong lĩnh vực chuyên môn của họ.
- Người làm nghiên cứu cần đẩy tư duy đi đến những giới hạn xa nhất có thể của nó, nghĩa là được tự do phát triển và kiểm tra các phát hiện của ḿnh.
Tất cả những điều kiện này hiện nay chúng ta không có. Vậy nên tôi mới nói rằng cái mong muốn làm nghiên cứu của tôi xem ra cũng chỉ là một ảo tưởng. Nhưng dù thế nào th́ tôi cũng tiếp tục công việc. Bởi v́ xung quanh tôi có nhiều người đang lặng lẽ làm việc, đang lặng lẽ nỗ lực đặt nền móng cho một nền phê b́nh khác, tôi có thể kể ra một vài cái tên: Đỗ Lai Thúy, Trần Văn Toàn, Phạm Xuân Thạch, Trần Ngọc Hiếu…
6. Nhiều người đọc thơ chị, nh́n vào những ǵ chị đă đạt được nghĩ rằng, một người có “tầm” trí tuệ như chị sẽ nh́n cuộc sống một cách khắt khe? Thực tế, trong cuộc sống thường nhật, chị mơ mộng hay khắt khe?
Giữa mơ mộng và khắt khe là điều ǵ? Tính hay quên? Trong cuộc sống thường nhật, tôi là người hay quên: thức ăn thường để bị mốc meo trong tủ lạnh.
8. Có bao giờ chị thấy thích một câu thơ nào đó rất “sến” về t́nh yêu, cuộc sống... như nhiều bạn trẻ hiện nay vẫn đọc và truyền bá trên mạng internet? Chị có nhớ một câu nào đó?
Tôi nhớ câu này của Phan Thị Vàng Anh: “Năo đàn bà làm bằng ǵ mà chỉ toàn nghĩ chuyện t́nh yêu”. Chắc là không chính xác từng từ một, và chắc là không sến.
9. Chị có thường đọc thơ trẻ Việt Nam hiện nay? Chị đánh giá sao về những người làm thơ trẻ ở ta? Một ai đó đă khiến chị ấn tượng?
Tôi có ấn tượng với những người làm thơ rác. Những ǵ bị xem là rác rưởi trong hiện tại có thể sẽ tồn tại cùng với thời gian. Không biết họ sẽ đi tới đâu.
10. Chị cũng là người dịch với hai cuốn sách đă được xuất bản là: Giờ im lặng - tập truyệnngắn của Albert Pouvourvil(NXB Văn học-2001), Những tiểu thuyết của Alain Robbe-Grillet của Bruce Morrissette (2005). Văn học dịch Việt Nam dưới con mắt của tiến sỹ văn học Từ Huy như thế nào? Chị nghĩ bản thân chị sẽ đóng góp thêm ǵ cho nền văn học dịch?
Tôi có ư định dịch một số nhà tư tưởng, một số nhà văn, được xem là các tác giả khó. Tôi muốn góp phần cùng với một số dịch giả khác hiện nay, giới thiệu vẻ đẹp của cái khó. Muốn cho cái khó có một chỗ trong đời sống của chúng ta. Tại sao ta có thể yêu thích vẻ đẹp của một người phụ nữ, yêu thích vẻ đẹp của một trận bóng đá, yêu thích vẻ đẹp của những vần thơ lăng mạn, mà lại không thể yêu thích vẻ đẹp của cái khó? Những cái khó cũng có vẻ đẹp của chúng. Chỉ khi nào chúng ta yêu thích cái khó, tôn trọng và ủng hộ cái khó, nh́n thấy được vẻ đẹp của cái khó, khi đó chúng ta mới có thể hy vọng có các tác giả lớn được.
Tuy nhiên, nói theo cách của Robbe-Grillet, có lẽ tôi đang ở thời kỳ không biết, không hiểu: không biết tôi có thực hiện được mong muốn đó không. Công ty cổ phần phát triển văn hóa Đại Việt là nơi duy nhất hiện nay muốn giúp tôi hiện thực hóa kế hoạch này. Họ nh́n thấy ư nghĩa lâu dài của công việc đó, nhưng họ chưa đủ tiềm lực về kinh tế, họ đă từng kêu gọi đầu tư, nhưng (lại nhưng) không có kết quả.
11. Dịch để cống hiến cái hay, cái đẹp của văn học thế giới cho nền văn học Việt Nam và dịch để bán sách thật chạy, chị thấy hai điều đó đang “chung sống” trong văn học dịch Việt Nam như thế nào?
Tôi không theo dơi vấn đề này. Nhưng theo những ǵ tôi được biết th́ sách có giá trị thường không bán chạy. Và tôi biết rằng ở những nước phát triển về kinh tế, dịch là một chiến lược quốc gia. Có thể nói, một phần, nhờ chiến lược dịch đó mà họ có thể phát triển kinh tế. Nhật Bản là một điển h́nh. Trung Quốc hiện nay dịch không thiếu thứ ǵ, và chính phủ Trung Quốc sẵn sàng đầu tư rất nhiều để dịch các tác giả khó, kể cả các tác giả khó trong lĩnh vực văn học, tư tưởng. Cứ nh́n thành tựu của Trung Quốc trong văn học, hội họa, điện ảnh những thập kỷ gần đây th́ sẽ thấy tác động của việc dịch như thế nào.
12. Với văn học Việt, là người làm nghiên cứu, phê b́nh, chị có khát vọng thay đổi ǵ đó?
Như tôi đă nói, khát vọng là một cái ǵ quá to tát, văn học Việt cũng là một cái ǵ quá to tát. Điều mà tôi cần phải làm là thay đổi bản thân tôi. Văn học Việt, hay xă hội Việt, được cấu thành từ những cá thể; nếu như tất cả, hay phần lớn, các cá thể thay đổi th́ sẽ có sự thay đổi trên b́nh diện chung. Muốn thay đổi được, cần xuất phát từ sự hoài nghi, và từ việc thừa nhận tính-có-thể-mắc-sai-lầm, thừa nhận sự thiếu hoàn hảo, sự khiếm khuyết của mỗi cá thể. Đương nhiên, đây là tinh thần của Robbe-Grillet mà tôi đă phân tích trong chuyên luận của ḿnh; và không chỉ của riêng Robbe-Grillet, đó là tinh thần của tất cả những ai muốn thay đổi.
Trân trọng cảm ơn chị!
Ái Vân thực hiện
Bài đă đăng trên tờ “Đời sống gia đ́nh”, tuần san của báo Phụ nữ Thủ đô, số 41, tháng 10 năm 2009.