Chúng ta giống nhau hơn là chúng ta tưởng

 

Để kết thúc một năm cũ

 

 

Việc những người nông dân mới đây kư tên vào Lời kêu gọi do những trí thức khởi xướng và việc những cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa kư tên vào văn bản do những người cộng sản soạn thảo đă làm tôi nghĩ đến điều này : chúng ta giống nhau hơn là chúng ta tưởng.

Không ai phủ nhận được sự khác biệt giữa các cá nhân, sự khác biệt giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp có nghề nghiệp khác nhau, có mức độ tài sản khác nhau… Nhưng liệu có thể phân biệt một cách hết sức rạch ṛi giữa người miền Nam và người miền Bắc, giữa công nhân, nông dân và trí thức, giữa người trong nước và người sống ở hải ngoại ? Có thể nào vạch ra một ranh giới rơ rệt giữa những con người, có thể nào phân chia con người thành những chiến tuyến bất di bất dịch ? Có lẽ chúng ta giống nhau hơn là chúng ta tưởng. Thế nên những người chống cộng sẽ có một ngày ngỡ ngàng chứng kiến một nghệ sĩ cộng sản (mà nếu có sang biểu diễn ở Cali rất có thể sẽ bị họ tẩy chay) từ chối nhận bằng khen của người đứng đầu chính phủ mà bà cho là « làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân ». Nhưng Kim Chi nói là bà không chống cộng, bà chỉ chống cái xấu, cái ác, sự hủy diệt. Có lẽ những người chống cộng cũng đă không chống cộng nếu sau khi chiến tranh kết thúc họ được sống trong t́nh nhân ái, họ được đối xử b́nh đẳng, được nh́n nhận như là nạn nhân của một hoàn cảnh cụ thể chứ không phải như kẻ thù không đội trời chung, nếu họ có một cuộc sống b́nh an, có một cuộc sống của con người.

Chúng ta cùng có những nỗi niềm, dù có thể khác nhau nhưng đều là những nỗi niềm.

Các nhà văn miền Nam phải vào trại cải tạo dĩ nhiên bị tổn thương. C̣n các nhà văn miền Bắc phải bị giam cầm như nhóm Nhân Văn, Hoàng Hưng, Hoàng Cầm, Dương Thu Hương, Bùi Ngọc Tấn… có bị tổn thương không ? Chúng ta đều tổn thương, với các mức độ khác nhau nhưng đều tổn thương. Sao vẫn không hết nhu cầu tiếp tục làm tổn thương nhau ? Tuổi thơ tôi từng trải qua những đêm dài bên bếp lửa mùa đông, ba tôi đọc cho chúng tôi nghe những câu thơ về miền Nam, và ông khóc. Giảng viên và sinh viên miền Bắc t́m đọc các tác giả Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Mộng Giác, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền…với tất cả sự yêu mến chân thành của họ. Nhiều sinh viên miền Bắc ngày nay hứng thú làm các bài tập nghiên cứu về các nhà văn nhà thơ đô thị miền Nam trước 75, những nhà văn nhà thơ mà sinh viên ở không ít trường đại học miền Nam cho đến thời điểm này vẫn không được tiếp cận trong phạm vi trường đại học. Vậy sao không tin là người miền Bắc thật ḷng với miền Nam ?  Sao có thể gộp tất cả những người sống ở miền Bắc vào cái danh từ « người miền Bắc » đầy định kiến?

Hỏi th́ hỏi vậy, nhưng tôi và nhiều người khác đều hiểu cái quá khứ đau thương mà người miền Nam phải trải qua sau khi chiến tranh chấm dứt.

Điều quan trọng là một bộ phận nhỏ trong xă hội, ở cả hai miền, bộ phận lănh đạo có khả năng và trách nhiệm thực hiện quá tŕnh hóa giải cho nỗi đau của những người dân của hai miền, cái bộ phận ấy cho đến giờ vẫn chưa có những động thái cần thiết cho sự ḥa giải.

Tại sao những người lănh đạo lại phải nh́n đồng bào của ḿnh như những kẻ thù truyền kiếp ? Tại sao không thể nh́n nhận họ như là nạn nhân của thời cuộc, không hiểu rằng họ đă chẳng có lựa chọn nào khác ? (Mà suy cho cùng, có sai không khi nói rằng tất cả, bên này hay bên kia, đều là nạn nhân của thời cuộc ? ) Tại sao không thể đối xử với họ như là đồng bào, và như là con người ? Tại sao không thể làm như Nelson Madela ?

Tại sao giờ đây vẫn cứ phải tiếp tục nh́n đồng bào ḿnh như những kẻ thù, tại sao vẫn phải luôn t́m kiếm kẻ thù, tại sao cứ phải biến mọi người thành kẻ thù, kể cả khi chiến tranh đă kết thúc?

Ngày nay khắp nơi đều xảy ra cảnh bất công. Nông dân trong Nam bị cướp đất, c̣n nông dân ngoài Bắc th́ không ư ? C̣n ai là không biết tới các vụ Tiên Lăng, Văn Giang, Nam Định ? Công dân trong Nam « thắt cổ tự tử » chết trong đồn công an, c̣n công dân ngoài Bắc bị công an đánh chết công khai. Giờ đây c̣n ai không biết tới bi kịch của gia đ́nh chị Thanh Tuyền và chị Kim Tiến ? Và càng ngày càng nhiều người phải vào tù v́ các hoạt động đấu tranh cho quyền con người, cả ở miền Nam cũng như miền Bắc.

Bắc hay Nam có khác ǵ nhau ?

Những người như tôi là người ở đâu ? Sinh ra lớn lên ở miền Trung, từng làm việc ở miền Bắc và giờ đây sống ở miền Nam, tôi chẳng là người của miền nào, hay là người của cả ba miền ? Điều mà tôi biết rơ : tôi là người Việt Nam.

Liệu chúng ta có thể không chỉ nh́n ḿnh như là người của một vùng nào đó, không chỉ nh́n ḿnh như là người của một giới nào đó, để có thể vừa nh́n thấy ḿnh vừa nh́n thấy cả người khác, để thấy rằng chúng ta giống nhau hơn là chúng ta tưởng ? Nếu một người như André Menras Hồ Cương Quyết có thể kiêu hănh giơ tấm chứng minh thư lên để tự xác nhận ḿnh là người Việt Nam th́ chúng ta có nên cứ giữ măi cái ranh giới bắc nam như một vết thương không bao giờ khép miệng ?

Chúng ta có nhiều thứ chung hơn là chúng ta tưởng, cho dù chúng ta ở bên nào : bên bị đạp vào mặt hay bên đạp lên mặt người khác, bên phải vào tù v́ can đảm dám nói lên sự thật hay bên phải bịa ra những bản án kết tội những người vô tội. Dù chúng ta là những dư luận viên hay là những người cầm bút để phản biện th́ hàng ngày có thể chúng ta vẫn đi trên cùng những con đường dưới cùng những hàng cây, thở cùng một loại không khí, uống cùng một nguồn nước, ăn cùng những thực phẩm như nhau. Con cái chúng ta có thể chơi đùa trong cùng một công viên, có thể đến cùng một trường học, có thể sẽ được dạy dỗ bởi những người thầy cất tiếng nói phản biện v́ mong muốn một tương lai tốt đẹp cho học sinh sinh viên của họ. Một vài người thầy trong số đó, như Đinh Đăng Định, đă chấp nhận chịu bất công, chịu bị trừng phạt với hy vọng rằng con cái của chúng ta, con cái của chính các dư luận viên có một xă hội công bằng hơn, nhân văn hơn, có những trường học tiến bộ hơn, chất lượng hơn và không phải đi nước khác để tị nạn giáo dục.

Chúng ta đón cùng một cái tết, ăn cùng một loại bánh chưng. Chúng ta có cùng một quá khứ, có cùng một nguồn cội, có cùng những nỗi đau. Dù chúng ta là kẻ gây ra nỗi đau hay là kẻ chịu đựng nỗi đau th́ đó cũng là nỗi đau chung của chúng ta. Và ngày nay chúng ta cùng đối diện với những vấn nạn chung của xă hội, với cái nguy cơ chung là an ninh quốc gia bị đe dọa.

Dù có tạo ra khác biệt cỡ nào về quyền lực và vật chất, khi tước đoạt tự do của toàn xă hội th́ thiểu số quyền lực và giàu có cũng không có tự do đích thực, tất cả đều cùng bị đẩy vào trạng huống của những kẻ nô lệ.

Dù chúng ta có đứng về phía nào, phe nào, phái nào, dù chúng ta có mạt sát nhau, gây tổn thương cho nhau, trừng phạt nhau đến mức nào, th́ khi mất nước chúng ta sẽ cùng là những kẻ nô lệ.

Chúng ta giống nhau hơn là chúng ta tưởng.

Sài G̣n, ngày 15/1/2013

Nguyễn Thị Từ Huy