Để tang đất

 

 

Để tang đất

 

Nguyễn Thị Từ Huy

 

Để gọi lănh thổ quốc gia, người Việt chúng ta dùng một từ ghép tổng hợp : « đất nước », ghép hai yếu tố chính tạo nên lănh thổ. Huyền thoại về nguồn gốc dân tộc, câu chuyện rồng-tiên, gắn với h́nh ảnh đất (bao hàm cả núi) và nước. An Dương Vương, trong truyền thuyết, khi làm mất đất đă chọn nước (biển cả) làm mồ chôn của ḿnh. Ư nghĩa của đất và nước đă được bàn nhiều, ở đây không nhắc lại nữa.

detangdat

Nông dân Vụ Bản chống cưỡng chế

(nguồn : Nguyễn Xuân Diện)

 

Không phải ngẫu nhiên mà người nông dân Nam Định mới đây đă đeo khăn tang trong nỗ lực cuối cùng và tuyệt vọng để ǵn giữ đất sống của họ. V́ họ đă biết trước rằng không thể giữ được đất, và v́ đất đối với họ chính là cuộc sống, là linh hồn. Đất mang một giá trị thiêng liêng. Đất làm nên bản thể sâu thẳm của người nông dân, đất là một trong những yếu tố định nghĩa người nông dân. Đơn giản là v́ nếu không c̣n đất canh tác th́ họ không c̣n là nông dân nữa. Sâu xa hơn, v́ họ gắn bó với đất suốt đời, v́ họ « bán mặt cho đất bán lưng cho trời » trong suốt cuộc đời họ. Cái tư thế « bán mặt cho đất » khiến họ thiết lập một mối quan hệ đặc biệt với đất, mà có thể nông dân ở những nước công nghiệp hóa không c̣n cảm nhận được. V́ thế mà đất là máu thịt của họ, là sinh mệnh của họ. V́ thế mà họ để tang đất. Đây là điều mà những kẻ cướp đất của họ không thể nào hiểu được, bởi lẽ đối với những người thu các lợi nhuận khổng lồ từ đất đai th́ đất chỉ được nh́n như một phương tiện sinh lăi mà thôi.

 

Người nông dân để tang đất, người ngư dân để tang biển, và những người Việt Nam đang trong thời kỳ để tang đất nước. Cứ nh́n cách mà chính phủ của một đất nước nhỏ bé như Philippin bảo vệ biển của họ, và cách mà chính phủ Việt Nam đang tiến hành trước mối đe dọa hàng này, mối đe dọa toàn diện của Phương Bắc, th́ bất kỳ ai có chút ít óc phân tích và có chút t́nh t́nh cảm với lănh thổ này đều cảm thấy dâng lên trong ḷng cảm giác tang tóc, cái cảm giác mà một người nông dân Văn Giang đă thốt lên thành lời trong cái ngày người ta cướp đất của ông : « thế này th́ mất nước ».

 

V́ sao vào thời khắc mất đất người nông dân lại nghĩ tới chuyện mất nước ?

 

Khi những người có quyền quyết định sinh mệnh quốc gia ủng hộ những kẻ cướp đất th́, đối với họ, cả bên ăn cướp lẫn bên bảo trợ, đất chỉ là một món hàng hóa đẻ ra lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, ngoài ra không có một giá trị nào khác. Trong trường hợp đất tuyệt đối không c̣n mang một chút giá trị tinh thần nào nữa, trong trường hợp các nhà chức trách (không phải cá biệt mà là phổ biến) có thể đàn áp những người nông dân khốn khổ, tước đoạt sinh mệnh (đất) của người nông dân, chỉ v́ lợi nhuận của cá nhân mà thôi, th́ làm sao c̣n có thể hy vọng rằng các nhà chức trách đó sẽ sống chết cho cái lănh thổ này, cái lănh thổ chỉ có ư nghĩa khi nó tồn tại với tư cách là một giá trị tinh thần ? Khi quân đội và cảnh sát, vốn là những lực lượng bảo vệ tổ quốc và bảo vệ nhân dân, chính thức đứng ra trấn áp nhân dân, th́ người dân c̣n biết hy vọng vào cái ǵ ? Các giá trị mà quân đội và cảnh sát bảo vệ là ǵ ? Chức trách và nhiệm vụ của quân đội và cảnh sát là ǵ ? Khi quân đội và cảnh sát không cần biết đất có ư nghĩa như thế nào đối với người nông dân, không cần biết họ sẽ sống chết như thế nào, và hơn thế, không ghê tay khi đánh đập hành hung họ, th́ thử hỏi giờ đây điều mà người dân c̣n có thể trông mong ở lực lượng quân đội ấy và cảnh sát ấy là ǵ ? Thực tế của Hưng Yên, Nam Định, Hải Pḥng, và nhiều địa phương trên đất nước này, liên quan đến việc tranh chấp đất đai, cho thấy rằng, đối với một bộ phận xă hội, cái bộ phận có quyền quyết định, từ lâu đất đă thôi không c̣n là một giá trị tinh thần, chỉ c̣n là miếng mồi béo bở để hốt bạc mà thôi. Đă có bao nhiêu dự án liên quan tới đất được tiến hành suốt gần nửa thế kỷ vừa qua ? Những cơn sốt đất kéo dài nhiều thập kỷ qua đă phá hủy hồng cầu của những kẻ hưởng lợi từ đất, khiến máu của họ trở nên lạnh ngắt và tim họ trở thành sắt đá. T́nh cảm nhân đạo, ư thức về đạo lư, về t́nh người, về sự công bằng, về pháp luật… đă đóng băng hoặc đă tiêu biến ở họ. Điều kinh khủng khiến cho cơn sốt của họ không giảm, và nhân tính của họ không ngừng bị phá hủy, là họ khám phá ra rằng, với lợi nhuận thu được từ đất họ có thể điều khiển cả pháp luật, cả bộ máy công quyền, cả cảnh sát và quân đội, như những ǵ mà người dân Việt Nam phải chứng kiến thời gian vừa qua, và hẳn c̣n chưa chấm dứt.

 

Đất càng lên giá, càng là đối tượng đầu cơ siêu lợi nhuận th́ càng mất đi giá trị tinh thần. Đất càng lên giá th́ con người càng bị coi rẻ. Cứ như thể trong xă hội này, chỉ có một số ít đáng được hưởng cuộc sống của con người, c̣n đa số c̣n lại th́ phải chịu một đời sống khổ sở, dù đó là giáo viên, viên chức, công nhân hay nông dân. Đấy là lư do để người ta có thể xây những khu đô thị đảm bảo không gian sinh hoạt lư tưởng cho một số kẻ có tiền bằng cách đẩy những người dân vào cảnh khốn cùng. Và đất càng lên giá th́ đất nước càng bị những kẻ hưởng lợi từ đất coi rẻ. Đấy là lư do để người nông dân than lên tiếng than mất nước.

 

Và họ để tang đất.

 

Sài G̣n, 9/5/2012

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

 

 

 

Quand le paysan

porte le deuil de la terre

 

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

Pour désigner le territoire national, les Vietnamiens accolent deux mots : « đất » (terre) et « nước » (eau), synthétisant ainsi les deux éléments constitutifs de leur espace. Le mythe fondateur de la nation vietnamienne, celui des descendants « du Dragon et de l’Immortelle », évoque aussi terres (dont les montagnes) et eaux. Lorsque An Dương, le roi de la légende, a perdu ses terres, il a choisi les eaux (la mer) pour y mourir. Beaucoup a été dit et écrit sur la signification de la terre et de l’eau, il est superflu d’y revenir.

 

detangdat

Les paysans de Vụ Bản (Nam Định)

face au pouvoir (archives Nguyễn Xuân Diện)

Ce n’est pas par hasard que les paysans de Nam Định ont porté récemment le bandeau de deuil dans leur ultime tentative de défendre leur terre nourricière. Ils savaient à l’avance que la terre leur serait enlevée, et avec elle, leur vie, leur âme. La terre est sacrée. Elle est pour ainsi dire l’essence du paysan, un constituant fondamental de son identité. Sans terre, il n’est pas de paysans. C’est une évidence, mais il y a plus : l’existence du paysan est liée à la terre, il est « face à face avec la terre, le dos tourné au ciel » sa vie durant. Ce « face à face » tisse un lien spécial entre le paysan et sa terre, lien qui n’existe plus pour les paysans des pays hautement industrialisés. La terre du paysan vietnamien est devenue sa chair, sa vie même. C’est précisément pourquoi il porte aujourd’hui le bandeau de deuil. Un deuil que ne sauraient jamais comprendre ceux-là qui se sont emparés de sa terre, pour qui elle n’est que source de profit.

 

Le paysan porte le deuil de la terre, le pêcheur celui de la mer, et les Vietnamiens entrent en deuil de leur pays. Regardez comment le gouvernement d’un pays tel que les Philippines défend son espace marin, et voyez comment à l’inverse celui du Vietnam se comporte face aux menaces quotidiennes, multiformes venues du Nord. Toute personne pourvue du moindre esprit d’analyse et d’une parcelle de sensibilité ne peut qu’être saisie d’un sentiment de deuil. Ce sentiment qu’un paysan de Văn Giang a su si bien exprimer le jour où sa terre a été confisquée : « Ce pays est perdu ».

 

Pourquoi les paysans, en perdant leur terre, pensent-ils avoir perdu leur pays ?

 

Quand ceux qui tiennent en mains le destin du pays soutiennent les accapareurs de terre, le terre ne représente rien de plus, pour les uns comme pour les autres, qu’une valeur marchande, une source de super-profit. Quand la terre ne présente plus aucune valeur morale, lorsque les gouvernants (collectivement, et non pas individuellement) répriment de pauvres paysans, leur ôtent la vie pour servir des intérêts privés, comment peut-on croire qu’ils défendront ces terres et ces eaux qui n’ont de sens qu’en tant que valeur morale ? Quand l’armée et la police dont la mission est de défendre la patrie et protéger le peuple matraquent le peuple au grand jour, sur qui celui-ci peut-il encore compter ? Quelles sont les valeurs que défendent l’armée et la police qui ignorent ce que représente la terre pour les paysans dont le sort leur semble indifférent ? La réalité des événements qui se sont produits à Hưng Yên, Nam Định, Hải Pḥng et de nombreuses régions du pays, tous reliés à la question de la terre, montre à l’évidence que pour une partie de la société – celle qui a le pouvoir de décision – la terre a depuis longtemps perdu toute valeur morale, devenant une simple source d’enrichissement. Combien de prétendus projets d’aménagement territorial ont ainsi vu le jour depuis près d’un demi-siècle ? Chez les profiteurs, la fièvre de l’expropriation est comme une maladie malogne qui a glacé leur sang et fossilisé leur cœur. Le sentiment humain, la conscience morale, le sens d’équité et de justice semble avoir disparu chez eux. Le plus terrible est qu’ils semblent avoir découvert qu’avec la richesse ainsi accumulée, ils peuvent faire la loi, contrôler le pouvoir politique, la police et l’armée en prime. Ce spectacle se déroule ainsi aux yeux de tous et rien ne semble l’arrêter.

 

Plus la terre devient l’objet de spéculations en vue de super-profits, plus les valeurs morales se perdent les unes après les autres. Le prix du mètre carré monte, la dignité humaine descend. Ainsi dans cette société, seule une poignée de gens bénéficie d’une vie décente ; tous les autres, qu’ils soient enseignants, fonctionnaires, ouvriers ou paysans, sont condamnés à vivre dans des conditions indignes. Les « écoparks » sont construits au profit des nantis au détriment d’une population acculée à la misère. Plus le prix de la terre monte, moins les terres et les eaux, notre pays, ont de l’importance pour les profiteurs. Voilà pourquoi les paysans pensent que le pays est perdu.

 

Voilà pourquoi ils portent le deuil de la terre.

 

Saigon, 9 mai 2012

Nguyễn Thị Từ Huy

 

 

traduit par Nguyễn Ngọc Giao

Source :http://www.diendan.org/viet-nam/quand-le-paysan-porte-le-deuil-de-la-terre/