Đề thi, đáp án và…  chán học môn văn

 

Dưới đây là một vài suy nghĩ về đề thi đại học và đáp án môn Văn. Do đây là một ư kiến ngắn nên tôi không thể đề cập hết tất cả các khía cạnh của vấn đề, chỉ nêu lên một số điểm mà tôi cho là cốt lơi.

Về cơ bản, đề thi môn văn, cho đến hiện nay, thuộc dạng kiểm tra kiến thức, tức là kiểm tra khả năng học thuộc ḷng của học sinh. Các câu nghị luận xă hội tạo cảm giác mở cho học sinh khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, theo dơi cách làm từ mấy năm nay sẽ thấy là hướng giải quyết các đề nghị luận ấy đă được chuẩn bị sẵn, đó là hướng được hợp thức hóa trong đáp án. Do đó, sâu xa, dù các đề nghị luận xă hội có khác nhau, th́ đối với người ra đề, đó cũng chỉ là cách để kiểm tra những quan điểm giải quyết vấn đề đă được định sẵn. Dù các vấn đề có thể khác nhau, có thể rất thời sự, nhưng quan điểm giải quyết vấn đề th́ dường như được quy định theo một số hướng nhất định, thậm chí đôi khi các từ ngữ trong đề thi đă chỉ rơ các hướng đó. Các « nhà luyện thi »[1] nhanh chóng nắm bắt được điều này và t́m cách « kiến thức hóa » các vấn đề sẽ được đưa ra nghị luận, các quan điểm mà thí sinh cần tuân theo nếu muốn được điểm cao. Rốt cuộc, vẫn không thoát được cái  khung « kiểm tra kiến thức ».

 Đọc tất cả các đáp án của các đề thi môn văn sẽ thấy rằng đáp án thực ra chỉ là một quan điểm tiếp nhận tác phẩm. Chấm bài thi văn theo đáp án duy nhất có nghĩa là hướng tất cả học sinh vào một quan điểm duy nhất. Tính chất áp đặt về ư tưởng của đáp án mâu thuẫn với lời kêu gọi về năng lực sáng tạo và sự độc đáo của học sinh. Dù có kêu gọi kiểu ǵ th́ cũng chỉ là kêu gọi mà thôi, trên thực tế học sinh không thể sáng tạo được, không có chỗ để sáng tạo.

Trên thực tế, những ǵ thuộc về « sáng tạo » chỉ có thể là ở phương diện câu chữ (Đáp án chấm thi quy định rơ : « Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, chấp nhận cả những cách khác đáp án, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức ». Thực ra, « yêu cầu về kiến thức » chính là yêu cầu rằng các ư trong đáp án, phải được đảm bảo, học sinh chỉ được phép khác nhau về « cách làm bài », thuộc về diễn đạt, tổ chức cách ư). Nhưng những bài văn mẫu cũng đă góp phần tước đoạt nốt khoảng không gian cuối cùng này của sự sáng tạo. V́ thế, ai có dịp tham gia chấm thi môn văn đại học sẽ thấy : ngoài việc tuyệt đại bộ phận bài làm đều phải có các ư đồng phục của đáp án th́ các bài đạt điểm cao có thể giống nhau về văn phong, nhiều bài giống nhau về cách triển khai, cách diễn đạt, nếu đó là những thí sinh luyện cùng một ḷ, học thuộc ḷng cùng một cuốn văn mẫu.

 « Giáo dục là quốc sách, con người là vốn quư của xă hội ». Bao giờ th́ những người ra đề văn nói riêng và những người làm giáo dục nói chung thực thi quan niệm này trong công việc cụ thể của họ ? Bao giờ th́ những người ra đề văn nói riêng và những người làm giáo dục nói chung hiểu rằng chính những đề thi như hiện nay đă góp phần xóa bỏ chủ thể con người trong việc tiếp nhận, lĩnh hội văn học, và cả trong việc đánh giá năng lực học sinh ; chúng chỉ cho phép tồn tại một chủ thể duy nhất là chủ thể ra đề thi và làm đáp án cho đề thi. Tiếng nói của chủ thể đó, quan điểm của chủ thể đó được dùng làm định hướng và áp đặt cho toàn bộ những người dạy và học văn. Chính điều này đă đẩy học sinh vào t́nh trạng chán ghét môn văn, ghét nền giáo dục nước nhà, đến mức giờ đây có cả một phong trào tị nạn giáo dục rầm rộ (mà đi đầu trong phong trào tị nạn giáo dục sang các nước khác - kể cả các nước châu Á như Singapore, Malaixia, Đài Loan…- là con cái của giáo viên) đến mức một học sinh đă không thể chịu đựng nổi mà làm một bài diễn văn dài cả tiếng đồng hồ phát lên youtube để phản đối cả nền giáo dục?

 Bao giờ  th́ môn văn mới được trả lại ư nghĩa đích thực của nó ?

Môn văn, ngoài việc giúp học sinh rèn các kỹ năng về ngôn ngữ, nắm được các kiến thức cơ bản về văn học, lẽ ra phải giúp cho học sinh khám phá thế giới của con người trong toàn bộ tính phức tạp của nó, nhất là khám phá chính bản thân ḿnh, khám phá ra cái « là một, là riêng », là duy nhất của họ, khám phá giá trị của việc họ được sinh ra làm người như thế nào, thấy được sự phong phú của đời sống, thấy được ư nghĩa của sự sáng tạo ở người nghệ sĩ và khả năng sáng tạo ở chính bản thân học sinh, thấy được giá trị của đời sống tinh thần như thế nào... Nhưng ở nhà trường, môn văn rốt cuộc chỉ c̣n là những đáp án khô cứng, khuôn mẫu, biến học sinh thành những kẻ nhai lại những ư tưởng nhạt nhẽo, rập khuôn, áp đặt, biến tất cả các học sinh thành ra như nhau. Có nghĩa là môn văn được dạy và thi theo cách hiện nay đă góp phần phủ nhận chủ thể tính của học sinh, phủ nhận cá tính và khả năng sáng tạo của học sinh.

 « Vợ chồng A Phủ », « Hai đứa trẻ », « Đời thừa »… đă ngự trị bao nhiêu năm nay trong các ḷ luyện thi ? Năm này qua năm khác, thập kỷ này qua thập kỷ khác, thế hệ này qua thế hệ khác, cũng chỉ mấy văn bản ấy, cũng chỉ mấy tác giả ấy, xào đi xào lại như thế th́ hỏi làm sao học sinh không trở nên trơ ́ ? Hỏi làm sao giáo viên không trơ ́ ? Đáp án năm này qua năm kia cũng chừng đó ư, sách ôn luyện tràn lan cuốn này qua cuốn kia cũng chỉ chừng đó ư. Giáo viên dạy theo những cuốn văn mẫu đó th́ c̣n sáng tạo vào đâu ?. Học sinh c̣n sáng tạo vào đâu, độc đáo được ở chỗ nào ? Làm sao đ̣i giáo viên có được cảm xúc ? Làm sao đ̣i học sinh có được cảm xúc ? Học sinh c̣n có thể làm ǵ ngoài việc nặn ra những cảm xúc giả dối, những cảm xúc vay mượn và nhai lại từ văn mẫu và từ bài giảng của giáo viên? Và dĩ nhiên những học sinh không muốn tham gia vào tṛ chơi giả dối do các thầy cô tạo ra th́ sẽ bỏ môn văn. Càng ngày học sinh càng bỏ môn văn mà đi.

Tháng 12 năm ngoái, tôi có phỏng vấn một số giáo viên phổ thông Pháp về chương tŕnh và cách giảng dạy môn Văn của họ, tư liệu đă công bố trên tạp chí Tia Sáng. Tôi trích ra đây một đoạn trong phần phỏng vấn Claire Montanari, để thấy sự khác biệt trong cách làm việc của họ và cách làm việc của chúng ta :

« Nói chung, các chương tŕnh tiếng Pháp là rất tốt, và các giáo viên lại được hưởng cái gọi bằng «tự do sư phạm», khiến cho ta hoàn toàn đam mê với nghề dạy học.

Dĩ nhiên là các chương tŕnh đó ấn định ra một bộ khung để tất cả học sinh thuộc một lứa tuổi đều có thể đề cập tới những chủ đề lớn như nhau và các khái niệm ngữ pháp cơ bản. Nói chung ở trường trung học cơ sở, các tác phẩm được học theo tŕnh tự thời gian, làm theo cách như vậy ngay cả khi có những chủ đề nhất định được học theo chiều cắt ngang. Các em lớp 6 (mười một tuổi) học các tác phẩm lớn thời Cổ đại (Homère, Virgile).  Lên lớp 5 [tương đương với lớp 7 của chương tŕnh ở Việt Nam], các  em học thời Trung đại và thời Phục hưng. Các em lớp 4 [tương đương với lớp 8 của chương tŕnh Việt Nam] học tác phẩm thế kỷ thứ XIX, c̣n các em năm lớp 3 [tức là lớp 9 ở chương tŕnh Việt Nam] th́ học tác phẩm thế kỷ thứ  XX và  XXI.

Các quy định chính thức xác định chi tiết các đường nét lớn đó và gợi ư cho giáo viên tạo ra các giáo tŕnh riêng dựa trên một danh mục các tác phẩm nhất định. Các giáo viên được tự do lựa chọn trong các danh mục nói chung là rất đầy đủ đó. Mặc dù có các lời gợi  ư song chúng không hạn chế công việc của giáo viên. Chẳng hạn như, ở lớp 9, học sinh phải học «Tiểu thuyết và truyện vừa thế kỷ XX và XXI đề cập tới lịch sử và thế giới đương đại» và chương tŕnh đề ra là «việc lựa chọn được nhường cho cách đánh giá của giáo viên» và không đưa ra một thí dụ nào hết. Theo ư tôi, cái quyền tự do to lớn này rất là căn bản đối với việc giảng dạy văn chương.  Học sinh nhận thấy ngay giáo viên có hứng thú hay không trước một văn bản tác phẩm nào đó. Chỉ có thể tạo ra hứng thú đọc cho học sinh nếu như các em chia sẻ hứng thú đó. Ngoài ra, việc cho phép giáo viên tự tạo ra loạt văn bản tác phẩm sẽ kích thích hứng thú của người dạy học rất nhiều: công việc đó đem lại  ư nghĩa cho việc làm của nhà giáo. Lời một thanh tra học đường tại một cuộc họp đă khiến tôi rất có ấn tượng. Ông bảo chúng tôi thế này: «các bạn hăy nhớ kỹ rằng khi các bạn tự tạo ra giáo tŕnh của ḿnh, th́ các bạn cũng là những nghệ sĩ». Công thức này khiến tôi rất thích thú và tôi thường nghĩ đến nó ngay cả khi tôi không dám in chắc ḿnh đáng mang danh hiệu nghệ sĩ! Dẫu sao, tôi thích tự chọn các văn bản và không tự hạn định ḿnh ở các văn bản do sách giáo khoa đề xuất. Thiếu cái quyền tự do sư phạm đó, nghề dạy học nhanh chóng biến thành công việc của người nhai lại bài giảng. » (Claire Montanari, giáo viên trường Trung học Cơ sở Molière, Vùng Paris, Pháp) [Phạm Toàn dịch]

 

Một người bạn của tôi, là giáo viên giỏi môn văn cấp II, tâm sự với tôi rằng cô và học sinh của cô rất đau khổ, v́ mọi nỗ lực của cô tṛ trong việc tiếp nhận văn chương một cách sáng tạo đều bị xóa bỏ bởi chỉ một chi tiết thôi : cuối kỳ cô phải ra đề và giảng theo đáp án được quy định bởi Sở Giáo Dục. Không làm thế th́ học sinh của cô sẽ bị trượt hoặc bị điểm kém. Cô và tṛ chẳng làm được ǵ khác hơn là chui vào cùng một cái khuôn đó, được Sở nặn ra cho tất cả các trường, cho tất cả các giáo viên và học sinh.

Nhiều người quan tâm đến môn văn ở Việt Nam đă đặt vấn đề : muốn cải cách môn văn, trước tiên phải thay đổi cách làm chương tŕnh, cách ra đề và đáp án. Tại sao bao nhiêu năm nay không thể nào thay đổi được, dù bao nhiêu hội thảo về cải cách môn văn đă được tổ chức khắp nơi ?

Nhưng vấn đề c̣n phải được đặt ra theo một cách khác : Liệu những người ra đề văn cho học sinh trên toàn quốc có thể làm khác đi được không ? Để trả lời câu hỏi này th́ phải trả lời những câu hỏi khác : Những người ra đề văn có MUỐN làm khác đi không ? Nếu họ không muốn th́ là v́ sao ? Nếu họ muốn nhưng không làm khác được th́ do đâu ? Do họ không c̣n có thể có đủ năng lực để làm khác đi ? Do phải chịu áp lực từ bên ngoài, họ không được phép làm khác đi ?

Trả lời một loạt các câu hỏi đó sẽ hiểu được nền giáo dục của chúng ta đang vận hành như thế nào ? Chúng ta có thực sự coi trọng con người, là đối tượng của nền giáo dục không ? Chúng ta có làm việc v́ con người không, chúng ta có làm việc v́ học sinh không, hay là v́ một cái ǵ khác ?

Có bao giờ những người ra đề văn nghĩ đến khả năng về mối liên hệ rất chặt chẽ giữa những đề văn của họ và sự suy thoái văn hóa chung của xă hội hiện nay ?

Năm này qua năm khác, hội thảo này qua hội thảo khác, có bao giờ những người làm chương tŕnh và những người ra đề thi môn văn cảm thấy ḿnh phải có trách nhiệm trước sự suy tàn của ngành văn nói riêng và sự xuống cấp của giáo dục nói chung ? Bởi chỉ cần thay đổi cách thi th́ giáo viên sẽ phải thay đổi cách dạy, và bởi chỉ cần đa dạng hóa chương tŕnh th́ sẽ tạo cho giáo viên cơ hội tiếp xúc và giới thiệu những tác phẩm mới, chỉ cần được tự do lựa chọn các tác phẩm trong sự phong phú của chúng, tự do tŕnh bày các suy nghĩ đánh giá độc lập của ḿnh về tác phẩm, th́ học sinh sẽ được đáp ứng nhu cầu nội tâm và sự đa dạng của cá tính.

 

Nguyễn Thị Từ Huy

Bài đă đăng ở tạp chí Tia Sáng, tháng 10-2013

 



[1] Các « nhà luyện thi » một mặt bao gồm  những người luyện thi chuyên nghiệp của các ḷ luyện thi, trong đó có không ít các giáo viên đại học và cả những người ra đề thi, chấm thi đại học,  mặt khác bao gồm cả các giáo viên đứng lớp ở các trường phổ thông, ngày nay muốn được công nhận giáo viên giỏi th́ đồng thời phải là người luyện thi giỏi, v́ chỉ số để đánh giá giáo viên giỏi là phải có nhiều học sinh đỗ đại học hoặc đỗ các kỳ thi học sinh giỏi. Và thi ǵ th́ cũng phải luyện hết.