Nguy ễn Xu ân

Nguyễn Xuân Xanh trích dịch

Henri Poincaré

 

Suốt thế kỷ 20, làng văn, văn học và chính trị Ziao Chỉ mắc một bệnh trầm trọng : duy "khoa học". Không biết bao nhiêu lần, dưới ng̣i bút của bao nhiêu người, tôi kinh hăi đọc mấy từ : khoa học, khách quan, quy luật, e tutti quanti. Có lúc tôi tự hỏi : tác giả có hiểu ḿnh viết ǵ không ?

Henri Poincaré là một nhà khoa học bậc nhất trong thế kỷ 19-20 và là nhà khoa học duy nhất bước vào Hàn lâm viện… văn chương PhuLăngXa.

Mời bạn thưởng thức ư tưởng của ông về hai lĩnh vực tư duy trên.

phđ

 

Cuộc đời con người thực sự là một cuộc đấu tranh không ngừng. Con người phải đối mặt liên tục với các thế lực tuy mù quáng nhưng lại đáng sợ hơn, chực đánh gục nó, gây muôn vàn khổ đau, và cuối cùng sẽ tiêu diệt nó, nếu con người không thức tỉnh liên tục.

Nếu chúng ta đến giờ này hăy c̣n hưởng được một sự yên ổn tương đối, đó là v́ cha ông chúng ta đă chiến đấu anh dũng. Sức mạnh và sự cảnh giác, nếu chỉ cần bị lơ là trong giây lát, chúng ta sẽ đánh mất tất cả thành quả của các cuộc chiến đấu của cha ông, mất tất cả những ǵ cha ông ta đă giành được. Nhân loại do đó giống như một dân tộc sẳn sàng chiến đấu. Mỗi binh chủng cần một kỷ luật sắt, mà nếu chỉ biết phục tùng vào ngày chiến đấu thôi th́ điều đó chưa đủ. Người ta phải phục tùng nó ngay trong những ngày hoà b́nh. Nếu không, sự tiêu vong là chắc chắn. Và sự anh dũng lớn nhất cũng không đủ sức để đem lại sự cứu rỗi.

Điều tôi muốn nói phù hợp với một cuộc chiến đấu mà nhân loại phải thực hiện, để bảo đảm sự sinh tồn của ḿnh. Kỷ luật kia mà nhân loại phải tuân thủ, đó chính là đạo đức, moral. Một ngày nào mất đi đạo đức, nhân loại sẽ bị đánh bại và sẽ rơi vào vực thẳm của bất hạnh. Nhân loại đồng thời cũng băng hoại, biến chất. H́nh ảnh của nhân loại sẽ không c̣n đẹp đẽ, bị hạ thấp. Người ta sẽ không những ta thán sự bại hoại, điều chắc chắn sẽ đến, mà c̣n ta thán cả sự biến dạng của một tác phẩm nghệ thuật.

Động lực thúc đẩy trong con người là các cảm xúc. Chúng ta thật sự rất cần tất cả sức mạnh trú ngụ trong ta và không có quyền xem thường bất cứ sức mạnh nào.

Chúng ta bắt gặp những con người lớn lên, họ dường như có tri giác nhưng chỉ để dối trá, và có trái tim, nhưng chỉ để hận thù.

Các bảo vệ tốt nhất chống lại thứ khoa học nửa vời là sự tiến bộ của khoa học đích thực.

Trước nhất, mọi sự đam mê là vị kỷ. Nó khiến chúng ta gạt bỏ ra ngoài tất cả những ǵ không liên quan tới nó. T́nh yêu đối với chân lư không nghi ngờ là một điều vĩ đại, nhưng sẽ là nghiêm trọng nếu chúng ta, những người đuổi bắt nó, hy sinh tất cả các giá trị quư báu khác, như ḷng nhân ái, đoái hoài, yêu thương đối với đồng loại. Trước tin tức về một tai nạn nào đó, một cuộc động đất chẳng hạn, chúng ta có thể quên đi sự đau khổ của các nạn nhân, và không c̣n để ư ǵ khác hơn là chiều hướng và biên độ các địa chấn. Vâng, chúng ta có thể nh́n thấy niềm vui trong cái bất hạnh nếu động đất kia cung cấp cho ta một định luật mới chưa hề biết đến về địa chấn học.

 

Do đó khoa học một ḿnh không thể xây dựng đạo đức. Nó cũng không thể một ḿnh và trực tiếp làm cho định luật đạo đức truyền thống rung chuyển hay đánh đổ nó. Nhưng…khoa học có thể tác dụng làm cho những cảm xúc mới h́nh thành, không phải v́ những cảm xúc đó là đối tượng của sự chứng minh khoa học, mà bởi v́ mỗi hoạt động con người sẽ tác động ngược lại lên nó và đánh thức những cảm xúc mới trong nó.

Khoa học luôn luôn đưa chúng ta tiếp xúc với những sự vật lớn hơn bản thân ta. Nó đem lại cho ta một tầm nh́n hằng ngày mới, hằng ngày mở rộng; và những cái to lớn mà khoa học cuối cùng đem lại cho ta, luôn luôn kích thích chúng ta h́nh dung những sự việc lớn hơn nữa. Vở kịch này là niềm vui đối với chúng ta, một niềm vui làm cho chúng ta quên đi cái ngă, và đó chính là điều tốt về đạo đức ở khoa học.

Khoa học này của đạo đức không là bản thân của đạo đức, và sẽ không bao giờ. Nó cũng không thể thay thế đạo đức như một bài khảo luận sinh lư học về sự tiêu hóa có thể thay thế cho một bửa ăn trưa.

Không có đạo đức khoa học theo đúng nghĩa của từ, và sẽ chẳng bao giờ có cả. Nhưng khoa học có thể đem lại cho đạo đức một sử hỗ trợ gián tiếp. Khoa học, theo nghĩa rộng nhất của từ, chỉ có thể hữu ích cho đạo đức; sự hiểu biết nửa vời tự nó là nguy hiểm…Khoa học và đạo lư cũng sẽ thích nghi nhau khi cả hai cùng phát triển.

Trái tim con người là một mạch suối không bao giờ tắt của những động cơ (tốt) như thế, một mạch suối phong phú, giàu có và đầy sức sống sinh động. Lực đẩy của những động cơ này là những t́nh cảm; và những người đại diện cho đạo đức học có nhiệm vụ đưa chúng vào phục vụ và hướng chúng theo nghĩa tốt, giống như nhà kỹ thuật làm chủ được sức mạnh của tự nhiên và sử dụng nó cho những nhu cầu kinh tế con người.

Tại sao những con người, tuy có những vũ khí khác nhau nhưng nhắm cùng một đối thủ lại hiếm khi đoàn kết nhau như thế, trong khi họ là những đồng minh tự nhiên? Tại sao những người này thỉnh thoảng lại vui mừng trước sự thất bại của người khác? Họ đă quên chăng rằng một sự thất bại như thế đồng nghĩa với sự chiến thắng của kẻ thù truyền kiếp, một sự giảm bớt giá trị tài sản chung của cha ông? Cho nên chúng ta cần đến tất cả sức mạnh tiềm tàng trong chúng ta và không có quyền xem thường bất cứ sức mạnh nào. Cho nên chúng ta không nên từ chối bất cứ ai, không khinh khi, trách móc ai, trừ khi đó là sự căm thù.

Chắc chắn căm thù là một sức mạnh, một sức mạnh khổng lồ là khác. Nhưng chúng ta không thể sử dụng nó, bởi nó làm nhỏ lại tất cả, giống như một ống ḍm khi người ta nh́n ngược vào. Sự căm thù dân tộc này với dân tộc khác là một tội lỗi, và không phải nó làm nên những anh hùng đích thực. Tôi không biết người ta có tin rằng căm thù có thể làm tăng ḷng yêu tổ quốc hay không.

Chúng ta hăy đến gần nhau hơn, học quen biết để kính trọng nhau, và hăy cùng lao động để thực hiện lư tưởng chung. Chúng ta hăy cẩn thận không nên đ̣i hỏi mọi người rằng họ nên cùng đi một con đường. Điều đó không thể thực hiện, cũng như không phải là điều mong muốn. Quy tất cả về một khuôn mẫu chung, điều đó có nghĩa là tự sát, có nghĩa đóng bít cánh cửa trước mọi sự tiến bộ ngay từ đầu. Tất cả những ǵ bị cưỡng bách đều không mang lại hiệu quả, và đáng buồn.

Hội nghị hôm nay với các tham luận…tự nó là một minh chứng rằng người ta có niềm tin cháy bỏng, đồng thời cũng đối xử công bằng với các cảm xúc với những người khác; rằng tất cả chúng ta, dù dưới những ngọn cờ khác nhau, nhưng đều là những bộ phận của một binh chủng sẳn sàng chiến đấu vai sát vai.

(Từ Các ư tưởng cuối cùng)

 

Để t́m chân lư người ta phải độc lập, hoàn toàn độc lập. Nếu, ngược lại, chúng ta hành động, nếu muốn mạnh, chúng ta phải đoàn kết. Đó là điều khiến cho nhiều người trong chúng ta sợ hăi trước chân lư; họ xem chân lư như nguồn gốc của sự yếu đuối. Tuy nhiên chúng ta không được sợ hăi sự thật, bởi v́ sự thật đẹp tự nó.

Nếu tôi nói chân lư ở đây, dĩ nhiên trước hết nói đến chân lư khoa học; nhưng tôi cũng nói đến chân lư đạo đức, trong đó cái người ta có thể gọi là công lư chỉ là một mặt. Có thể nói, nếu người ta muốn, tôi chơi chữ, rằng có phải cùng một tên mà tôi đă ghép lại hai nội dung không có ǵ liên quan nhau; rằng chân lư khoa học, điều người ta có thể chứng minh, không hề giống chân lư đạo đức, cái người ta phải cảm nhận.

Nhưng tôi không thể tách rời hai thứ, cái mà người này có thể yêu th́ người khác lại không yêu. Để t́m ra chân lư này hay chân lư kia, người ta phải nỗ lực làm cho tâm hồn hoàn toàn tự do khỏi thành kiến và đam mê; chúng ta phải có sự thành thật vô điều kiện. Hai loại chân lư này, một khi được khám phá, sẽ gây cho ta niềm vui; từ giây phút chúng ta nhận ra chúng, chân lư này hay chân lư kia sáng tỏ ra cùng một ánh hào quang, hệ quả là chúng ta phải nh́n nhận nó hay nhắm mắt lại. Cả hai lôi cuốn ta cũng như trốn bỏ ta; chúng không bao giờ đứng yên cố định; nếu ta tin đă đạt được chúng, th́ sẽ thấy ta c̣n phải đi xa hơn nữa, và ai theo đuổi chúng sẽ bị ‘đoạ đày’ chẳng bao giờ được sống yên tĩnh nữa.

Nhưng tôi muốn nói rằng, ai sợ hăi chân lư này th́ cũng sợ hăi chân lư kia;…nói ngắn gọn: tôi kết hợp lại hai chân lư bởi lẽ sự yêu thương hay trốn chạy đều có cùng những lư do như nhau.

Nếu ta không lo ngại chân lư đạo đức th́ chúng ta lại càng không có lư do sợ hăi chân lư khoa học. Và nhất là chân lư khoa học không tranh chấp với đạo đức. Khoa học và đạo đức có những lănh vực riêng của chúng, hai lănh vực tiếp xúc nhau nhưng không đan xen nhau. Cái này chỉ ta mục đích để ta vươn tới, cái kia chỉ ta các phương tiện để ta đạt tới mục đích đă định. Do đó chúng không bao giờ mâu thuẩn nhau, v́ chúng không bao giờ gặp nhau. Không thể có một khoa học đạo đức, cũng như không thể có một đạo đức khoa học. […]

V́ thế, con người tuy không hạnh phúc bằng khoa học, nhưng ngày nay con người lại càng không hạnh phúc nếu không có khoa học.

 

Tôi từng có dịp nhấn mạnh rằng trực giác cần có vị trí trong toán học. Nếu không, các mái đầu xanh sẽ không t́m thấy ư nghĩa của toán học, chúng sẽ không biết yêu nó và chỉ nh́n thấy trong đó chỉ là một mớ hỗn độn chữ nghĩa. Đặc biệt chúng sẽ không bao giờ có khả năng ứng dụng toán học.

Tôi không muốn nói rằng khoa học được làm ra cho các ứng dụng; không chút nào như thế; người ta phải học khoa học v́ khoa học. Nhưng một cái nh́n vào lănh vực ứng dụng sẽ bảo vệ chúng ta khỏi chủ nghĩa hoài nghi.

Sự phát triển công nghệ hiện đại, nh́n chung, sẽ không khả thi nếu không có tiến bộ của khoa học. Một người thiếu hiểu biết hôm nay sống trong một môi trường đang được khoa học kiến thiết lại và nhận lấy ảnh hưởng của khoa học một cách không ư thức. Chính khoa học đă đem lại một kiến trúc cho các giấc mơ mà trong những thế kỷ khác có thể hoàn toàn khác.

(Từ Giá trị của Khoa học)