Nhật Tiến,   người dấn thân vào thời thế

 

Ngày 7 tháng 7 năm 1963,  Nhất Linh  uống thuốc độc quyên sinh, viết  lại ‘’ Đời tôi để lịch sử xử’’ trước ngày chính quyền Ngô Đ́nh Diệm buộc ông ra ṭa.  Chúng ta chia tay một nhà văn lớn. Nhất Linh sáng lập Tự Lực Văn Đoàn , đẩy văn chương  Việt lên một  tầng cao với ngôn ngữ trong sáng và văn phong hiện đại vào thập niên 30  thế kỷ trước. Ngày tiễn ông về cơi vĩnh hằng, cùng bạn bè  trong giới học sinh sinh viên, tôi  đi đưa  đám ông, bồi hồi nghe những câu ai điếu của những người gần gũi ông trong sinh hoạt chính trị và văn nghệ  thuật.  Trong số điếu văn, có  phát ngôn của Nhật Tiến, một nhà văn tuổi mới 27  thời đó.

Thời tôi được đọc nhiều sáng tác của Nhật Tiến là thời anh xuất bản Chim hót trong lồng trên báo Văn. Kích  thích từ truyện vừa  này, tôi tiếp cận Những người áo trắng (1959), Những v́ sao lạc (1960), Thềm hoang(1962) và Người kéo màn (1962), hai tác phẩm đoạt Giải văn chương  toàn quốc ở miền Nam thời  đó.  Con  đường  văn chương của anh, anh ghi lại trong tập bút kư  Một  thời như thế (2013). Từ ngày anh ở hải ngoại, tôi được đọc thêm Mồ hôi của đá(1988),  Quê nhà quê người(1984), những tác phẩm gây  nhiều phản ứng ‘’ chính trị’’ đa chiều và phức tạp, trong cũng như ngoài nước.

Vậy nhà văn Nhật Tiến, anh là ai?

Câu trả lời có thể t́m được trong bài điếu văn anh đọc ngày đưa tiễn Nhất Linh. Nhật Tiến nói , và nói rơ ràng, về  sứ mệnh một nhà văn trước thế cuộc với  một  tinh  thần  dấn thân quyết liệt.

 

Điếu Văn Của Nhà Văn Nhật Tiến Đọc Trước Mộ Văn Hào Nhất Linh Khi Hạ Huyệt

 

Nhat Linh

 

“Kính thưa anh hồn văn hào Nhất Linh,

Thật là vô cùng đau đớn và xót xa cho chúng tôi khi chúng tôi nhận được tin văn hào đă quyết tâm từ bỏ hoàn cảnh sống nhỏ nhen và tăm tối này để đi về chốn thanh cao. Đại diện cho một nhóm nhà văn độc lập, không phụ thuộc một màu sắc chính trị, không gia nhập một đảng phái, hôm nay trước anh hồn của văn hào, chúng tôi xin được bày tỏ ḷng tiếc xót của chúng tôi.

Trọn một đời gian khổ, không ngại khó khăn, không màng danh vọng, văn hào đă tận tụy hy sinh, từ bỏ mọi quyền lợi riêng tư để tranh đấu cho lư tưởng tự do, cho cuộc  sống hạnh phúc của dân tộc.

Văn hào đă hoàn thành sứ mạng cao qúy của người cầm bút.

Văn hào đă nêu cao sĩ khí bất khuất của truyền thống những nhà văn chân chính.

Cái chết của văn hào sẽ măi măi là bó đuốc soi sáng con đường tăm tối của chúng tôi đang đi, là niềm khích lệ lớn lao cho những nỗi khổ nhọc mà chúng tôi sẽ gặp gỡ, là một tấm gương sáng láng mà măi măi  những kẻ cầm bút đi sau như chúng tôi phải soi vào để suy ngẫm.

Chúng tôi xin nguyện trước anh hồn của văn hào là chúng tôi sẽ nhất  quyết theo đuổi con đường cao đẹp mà văn hào đă vạch ra.

Đó là sự hoàn thành sứ mạng cao quư của các nhà văn.

Đó là sự chống đối lại măi măi bạo quyền và bạo lực.

Đó là sự đ̣i hỏi đến kỳ cùng quyền tự do được sống đúng nghĩa làm người của toàn thể dân tộc, như ư muốn của văn hào trướùc khi nhắm mắt.

Ôi! Nói làm sao cho xiết nỗi ḷng thống thiết của chúng tôi trong giờ phút đau đớn này.

Chúng tôi chỉ xin cầu nguyện cho anh hồn của văn hào sớm tiêu diêu nơi cực lạc, cũng như xin văn hào linh thiêng chứng giám những lời nói chân thành của chúng tôi trong giây phút vĩnh biệt này.”