Sinh hoạt văn hóa của NHẤT LINH

Sinh hoạt văn hóa của NHẤT LINH

Giai đoạn cuối đời với

Hội BÚT VIỆT

và Giai phẩm VĂN HÓA NGÀY NAY

 

NHẬT TIẾN

 

 

Lời người viết : Bài viết này được soạn thảo trong dịp nhà văn Phạm Phú Minh và bằng hữu chuẩn bị tổ chức 2 ngày “Triển lăm và Hội Thảo về hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay” ở Nam Cali vào đầu tháng 7-2013. Những tưởng buổi Hội thảo chỉ có quy mô hẹp, không rầm rộ như sau này mọi người đă thấy, nên tôi đă đáp ứng ngay lời mời  đóng góp một bài trong cuộc Hội Thảo do nhà văn Phạm Phú Minh nhân danh Ban Tổ Chức chuyển đạt, và tôi đă hoàn tất bài viết này ngay từ cuối tháng 5-2013.

Qua đầu tháng 6, nhà văn Phạm Phú Minh công bố trong ṿng nội bộ toàn bộ chi tiết của hai ngày Hội thảo và cho tới lúc này tôi mới thấy sự nhận lời mời tham dự của tôi là một điều không mấy thích hợp đối với mục tiêu của Ban Tổ Chức.

 Lư do :  Các diễn giả trong suốt 2 ngày tổ chức đều tập trung vào chủ đề "Tự Lực Văn Đoàn" với những công tŕnh tốt đẹp mà Nhất Linh cùng các văn hữu của ông đă thực hiện được. Đây là một nỗ lực hết sức công phu của Ban Tổ Chức và nội dung các bài phát biểu đă nêu ra được một bức tranh toàn cảnh rất đẹp đẽ về Văn Đoàn này. Như thế, bài nói của tôi về các sinh hoạt văn hóa của nhà văn Nhất Linh lúc cuối đời  (buồn nhiều hơn vui, có những sự thực về tờ Văn Hóa Ngày Nay không thể không nói ra), có thể sẽ làm mờ nhạt hào quang của người đứng đầu Tự Lực Văn Đoàn mà Ban Tổ Chức muốn phô bầy.

 Qua đầu tháng 6-2013, tôi đă gửi Email tới nhà văn Phạm Phú Minh nêu rơ ư nghĩ của ḿnh và xin ban Tổ Chức cho tôi được rút tên ra khỏi cuộc Hội thảo. Nhà văn Phạm Phú Minh đă rất thông cảm với sự quan ngại này của tôi nên đă đồng ư hoàn toàn và hẹn sẽ mời tôi hợp tác trong một dịp khác.

Nay cuộc Triển Lăm và Hội Thảo về 2 tờ báo Phong Hóa-Ngày Nay cùng Tự Lực Văn Đoàn đă hoàn tất, mà theo báo chí tường thuật th́ rất là quy mô và mỹ măn. Như vậy, tôi nhận thấy cũng đă tới thời điểm thích hợp để tôi cho đăng tải bài viết của ḿnh, sau khi bổ sung thêm vài chi tiết mà trước đây v́ phải g̣ bó trong khuôn khổ một bài nói chuyện, tôi không thể nêu ra được hết.

Xin gọi là một chút đóng góp nhỏ nhoi  về một cái nh́n riêng tư của tôi đối với những sinh họat văn hóa của nhà văn Nhất Linh khi Ông ở vào giai đoạn cuối đời. Nếu bài viết có điều chi sai lầm hay thiếu sót, tôi xin sẵn sàng ghi nhận những lời chỉ giáo của bạn đọc.

                                                                                 Nhật Tiến

                                           

 

 

Trong mấy năm vừa qua, người quan tâm đến công cuộc bảo tồn văn hóa bỗng rất ngạc nhiên và vui mừng khi được biết đă có nhiều nhóm thiện chí ở nhiều nơi khác nhau đang nỗ lực phục hồi những công tŕnh ấn loát đồ sộ và giá trị của thế kỷ trước bằng cách “số hóa” những bộ báo giá trị như Nam Phong, Tri Tân, Thanh Nghị, Phong Hóa, Ngày Nay, Tập San Sử Địa,  và ngay cả bộ Văn Hóa Ngày Nay thời hậu chiến.

Thế rồi, những nỗ lực ấy, dù xuất xứ từ bất cứ nhóm nào, tất cả cũng đều được hoàn tất. Các bộ báo kể trên vốn chỉ nằm trong thư viện hay trong các bộ sưu tập cá nhân với những trang giấy nhiều khi đă ố mầu thời gian th́ nay được chuyển thành từng trang báo đọc được rất rơ ràng, và ai ngồi ở nhà cũng có thể vào Internet coi được qua dạng thức mà vi tính gọi là PDF tức tên gọi tắt của Portable Document Format ( Định dạng Tài liệu Di động)

Riêng công việc số hóa toàn bộ 2 tờ Phong Hóa - Ngày Nay, v́ có tài liệu trên Internet nên người đọc mới có thể biết được nhóm thực hiện, trước hết là bà Phạm Thảo Nguyên (nhũ danh Phạm Thị Thảo), con dâu của nhà thơ Thế Lữ - một trong những thành viên chủ chốt của Tự Lực Văn Đoàn. Kế đó là ông Nguyễn Trọng Hiền, quư nam của họa sĩ Cát Tường (1912-1946). Họa sĩ Cát Tường trên tờ Ngày Nay c̣n lấy biệt danh là Lơ-muya  (theo tiếng Pháp th́ Le mûr là bức tường), khi đó đă tham gia việc tŕnh bầy và minh họa cho 2 tờ báo cùng các họa sĩ khác như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, và cả Nhất Linh kư bút hiệu Đông Sơn

 Vốn là một nhà nhiếp ảnh nghệ thuật, Ông Nguyễn Trọng Hiền đă bỏ nhiều công tŕnh cho việc ứng dụng kỹ thuật nhiếp ảnh cho toàn bộ bản số hóa này với sự góp sức về kỹ thuật của các vị như Lê Thành Tôn, Đỗ Thị Kim Dung, Lê HuyềnThanh.

Ngoài ra, trong công tŕnh sưu tập c̣n có thể kể các vị khác như Martina Nguyễn Thục Nhi, Đỗ Tuấn Khanh, nhà văn Vu Gia (trong nước) và đặc biệt, có ông Nguyễn Tường Thiết, quư nam nhà văn Nhất Linh, người đă chia sẻ một tư liệu vô cùng quư giá. Đó là Di cảo viết tay “Đời làm báo” của Nhất Linh.

Khi Bộ báo đă được số hóa, coi như tài liệu đă sẵn sàng rồi, th́ việc nghiên cứu nội dung của nó trên b́nh diện chính trị, văn hóa, xă hội cùng vai tṛ của nó trong thời kỳ ấy là một việc rất nên làm nếu không muốn nói là rất cần thiết.

Nhà văn Phạm Xuân Đài cùng nhóm thân hữu của ông đứng ra tổ chức một tuần lễ triển lăm Phong Hóa Ngày Nay cùng một số bài tham luận đọc trong dịp này đă là một công tŕnh khởi đầu cho công cuộc nghiên cứu lâu dài kể trên.

Do nhă ư của ban Tổ chức, tôi được mời tham dự một bài phát biểu về Bộ báo Phong Hóa-Ngày Nay này. Tuy nhiên, v́ chỉ chuyên việc sáng tác và không có sở trường trong vấn đề nghiên cứu những công tŕnh văn hóa nên tôi chỉ xin được đóng góp phần nhỏ bé của ḿnh dưới một đề tài khác, tuy không đi  hẳn vào chủ đề chính  nhưng cũng liên quan ít nhiều đến người chủ chốt của hai tạp chí Phong Hóa và Ngày Nay. Đó là nhà văn Nhất Linh khi ông ở vào giai đoạn sau Phong Hóa Ngày Nay, tức những sinh hoạt văn học nghệ thuật thời kỳ cuối đời của ông, qua hai hoạt động văn hóa:  Hội Bút ViệtGiai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay.

 

Hội Bút Việt

 

Theo nhà biên khảo Đoàn Thêm (1915-2005), tác giả bộ sách Hai Mươi Năm Qua (1945-1964), việc từng ngày th́ Hội Văn Bút Việt Nam được chính thức thành lập ở Sài G̣n vào ngày 21-10-1957.

Và đáng ngạc nhiên thay, cũng theo tác giả Đoàn Thêm th́ Hội Văn Bút Việt Nam đă xin gia nhập và được Hội Văn Bút Quốc Tế chấp nhận trong Đại hội Văn Bút QuốcTế lần thứ 29 tại Tokyo (Nhật Bản) ngày 2-9-1957, tức là trước ngày chính thức thành lập ở VN tới gần 2 tháng !

Ta có thể lư giải sự kiện tréo cẳng ngỗng này như sau : “ Một nhóm nhà văn, nhà báo vào thời kỳ đó đă tự động ngồi lại với nhau, lập thành một nhóm cầm bút để xin gia nhập Tổ chức Văn Bút Quốc Tế (tên gọi chính thức hồi đó là PEN Club International, với ư nghĩa PEN  là cây bút, mà cũng là chữ mang 3 mẫu tự đầu liên quan đến giới cầm bút, như P = Poetes, Playwrights, E= Essayists, Editors, N=Novelists).

Hẳn cũng v́ muốn dịch chữ PEN trong tên gọi mà Nhóm lấy tên là Hội Bút Việt.

Rồi sau khi được sự chấp thuận của Văn Bút Quốc Tế, Hội Bút Việt mới xin giấy phép hoạt động ở trong nước và do đó mới có ngày chính thức thành lập trễ gần 2 tháng như tác giả Đoàn Thêm đă ghi lại.

Văn nghệ sĩ thành lập Nhóm Bút Việt bao gồm nhiều cây bút lăo thành. Có thể kể : Nhất Linh, Đỗ Đức Thu, Vũ Hoàng Chương, Vi Huyền Đắc, Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Đào Đăng Vỹ, Nguyễn Hoạt, Mặc Thu, Nguyễn Thiệu Lâu, Bùi Xuân Uyên, Lê văn Siêu, Mai Lâm Nguyễn Đắc Lộc, Phạm Việt Tuyền, Nghiêm Xuân Việt, Lê văn Hoàn…v..v…

Nhóm tự nhận ḿnh là “Một cây cầu ṿng nối hai chân trời”, đó là chân trời văn hóa dân tộc với chân trời thế giới. Trong bài nhận định đăng trên Kỷ Yếu Bút Việt (mà Văn Hóa Ngày Nay in lại), trong có đoạn nói:

Chiến tranh thứ hai chấm dứt. Những chân trời mới đă mở rộng ra cho những con người văn hóa chúng ta. Thế giới tự do đă dần dần tiến tới cuộc sinh hoạt cộng đồng về mọi mặt, vậy không có lư ǵ chúng ta chỉ thiên trọng phần t́m hiểu mà sao lăng phần tự giới thiệu. Chính v́ mục đích đó  mà Trung Tâm Bút Việt  của tổ chức Văn Bút Quốc Tế  được thành lập”.

Khi thành lập, Nhóm  Bút Việt  tuyên bố :

Nhóm không phải là một tổ chức có hệ thống chặt chẽ, có chủ trương cương lĩnh hoặc đường lối nhất định nào hết. Nó không phải là một văn đoàn, văn phái. Cũng không phải là  một hội ái hữu.  Bút Việt chỉ là một câu lạc bộ của các nhà cầm bút muốn gặp nhau để trao đổi ư kiến về sáng tác, về công phu t́m hiểu cũng như công phu giới thiệu”.

Như vậy trong buổi khởi đầu, Nhóm Bút Việt đă h́nh thành trong một ư niệm hết sức rộng răi và tự do. Các thành viên của Bút Việt sinh hoạt như một Câu lạc bộ và không có sự bầu bán nào. Mọi chức vụ điều hành hầu như chỉ theo cung cách phân công. Theo nhà báo Hiếu Chân Nguyễn Hoạt th́ nhà văn Nhất Linh nhận chức vụ Cố vấn theo lời thỉnh cầu của nhiều người và chức vụ Chủ Tịch đầu tiên của Bút Việt là nhà văn Đỗ Đức Thu. Qua năm 1959, Bút Việt đă tham dự Hội Nghị Văn Bút Quốc Tế lần thứ 30, họp tại  Francfurt (Tây Đức). Phái đoàn Việt Nam gồm có Chủ tịch  Đỗ Đức Thu và một hội viên là nhà biên khảo Lê văn Siêu.    

Nhân nói đến nhà văn Đỗ Đức Thu, Chủ tịch đầu tiên của Văn Bút, tôi muốn nêu lại sự kiện rằng đă có một thời, văn giới đặt nghi vấn ông có phải là một thành viên của Tự Lực văn Đoàn hay không ?

Nhà văn quá cố Đặng Trần Huân (1929-2003) trong tác phẩm “Những Người Thích Dấu Huyền” do nhà xuất bản Văn Mới in năm 1988, đă khẳng định : “Đỗ Đức Thu không phải thành viên của Tự Lực Văn Đoàn”.

Ông nêu lư do :

1) Theo nhà văn Nguyễn Thạch Kiên viết trong cuốn “Về Những Kỷ Niệm Quê Hương” do Phượng Hoàng ấn hành năm 1996, th́ Tự Lực Văn Đoàn có mời Đỗ Đức Thu gia nhập nhưng thời gian đó ông không ở Hà Nội mà đang làm cho Sở Khí Tượng ở Quảng Châu, Trung quốc, kể như việc gia nhập không thành.

2) Ông Đặng Trần Huân cũng cho biết ông chưa hề thấy tác phẩm nào của Đỗ Đức Thu có in ḍng chữ “trong Tự Lực Văn Đoàn” dưới tên tác giả, cho dù nhà văn Duy Lam lại nói chính ông đă thấy tác phẩm Đứa Con của Đỗ Đức Thu có in mấy ḍng chữ này ở ngoài b́a. Nhưng v́ Duy Lam không có cuốn sách trong tay để làm bằng chứng nên cũng kể như Đỗ Đức Thu chưa có chân trong TLVĐ.

Vào thời gian nẩy sinh ra những nghi vấn đó (1988), sự phát triển của ngành tin học chưa được bao nhiêu. Việc truy cập tài liệu trên Internet c̣n rất phôi thai và chậm chạp. Nhưng ở thời điểm này (2013), việc truy tầm tài liệu để t́m giải đáp cho một nghi vấn th́ không mấy khó khăn ǵ. Riêng trong vụ này, tôi đă có 2 bằng chứng để có lời giải đáp:

1) Trong Văn Hóa Ngày Nay số ra mắt, Nhất Linh đă chọn in một truyện ngắn của Đỗ Đức Thu, tựa đề là  “Cúng Cơm” và ghi dưới tên tác giả ḍng chữ “trong Tự Lực Văn Đoàn”.

2)  Tôi lại cũng đă t́m thấy phóng ảnh tấm b́a tác phẩm Đứa Con của Đỗ Đức Thu, dưới tên tác giả cũng ghi rơ “trong Tự Lực Văn Đoàn” đúng như nhà văn Duy Lam đă nói. Tác phẩm này do nhà Phượng Giang ấn hành năm 1953.  (nguồn: sachxua.net)

 

 

Như vậy, đích thực “Nhà văn Đỗ Đức Thu, Chủ tịch đầu tiên của Văn Bút Việt Nam từ năm 1957, cũng đă là một thành viên của Tự Lực Văn Đoàn”.

 

*****

Trở lại sinh hoạt của Bút Việt, vào khoảng đầu năm 1959 sau khi tôi đă cho in tác phẩm đầu tay Những Người Áo Trắng do nhà xuất bản Huyền Trân ấn hành th́ nhà văn Nhất Linh đă giới thiệu tôi gia nhập Hội. Vào thời gian đó th́ danh xưng không c̣n là Nhóm nữa mà trở thành Hội, Hội Bút Việt, mà công việc tổ chức đă vào quy củ, như có trụ sở riêng, có con dấu riêng, có nhân viên thường trực được trả lương để trông nom trụ sở, hồ sơ, giấy tờ. Việc quản trị mọi thứ được giao cho ông Tổng thư kư Phạm Việt Tuyền khi ấy  đang là Chủ nhiệm nhật báo Tự Do.

Theo nhà báo Nguyễn Hoạt  trong bài “Hoài Niệm Nguyễn Tường Tam” in trên báo Văn số 156, ra ngày 15-6-1970 tại Sài G̣n th́ trụ sở đầu tiên của  Hội Bút Việt là ở đường Phan đ́nh Phùng, nhưng khi tôi gia nhập th́ Hội đă dọn về số 39 đường Cô Bắc Sài G̣n. Đây là một con phố hẹp, tọa lạc ở ngay khu Chợ Cầu Ông Lănh, đi khỏi Chợ, tới đường Đề Thám th́ có lối rẽ vào.

Căn phố này có 2 tầng, tầng dưới dành cho gia đ́nh ông Nguyễn văn Hinh, là  thư kư của Hội cư ngụ. Vị thư kư này không thuộc giới nhà văn, chỉ là thư kư hành chánh, nhưng cũng đă gắn bó với công việc của Hội bền bỉ cho tới tháng 4 -1975 (tôi đă có dịp nhắc tới công lao của vị này trong một bài viết năm 2009 nói về Trung Tâm Văn Bút)

Tầng trên của trụ sở Văn Bút chỉ kê vỏn vẹn có một cái bàn dài để hội họp, bên vách tường có một tủ kính đựng sách báo và hồ sơ.

Vào thời gian này, việc gia nhập Hội cũng rất giản dị. Tôi cứ y hẹn tới tham dự một kỳ họp của Ban Thường Vụ và được các vị hiện diện hôm đó bắt tay chào mừng. Thế là xong! Tôi đă trở thành một Hội viên của Văn Bút ! Dù vậy, sau buổi họp th́ tôi cũng phải điền vào một cái đơn xin nhập Hội, trong kê khai đầy đủ tên, họ, địa chỉ, năm sinh, nơi sinh, bút hiệu, các báo đă từng cộng tác và tác phẩm đă xuất bản.

Theo đúng chủ trương nhận ḿnh là “Một cây cầu ṿng nối hai chân trời”, Hội Bút Việt rất chú trọng đến công việc dịch thuật, nhất là việc dịch một số truyện ngắn của các nhà văn VN ra Anh và Pháp ngữ. Truyện dịch xong th́ đăng trong tập Kỷ Yếu của Hội. Cũng có vài truyện được gửi đi dự Giải Truyện Ngắn của các nhà văn trong khu vực Á Châu và Thái B́nh Dương (Pacific Rim). Hai tác giả VN có tác phẩm được gửi đi dự giải mà tôi c̣n nhớ là nhà văn B́nh Nguyên Lộc ( Ba Con Cáo) và nhà văn Linh Bảo (dường như là Tầu Ngựa Cũ). Về dịch giả th́ phải kể tới hai người vẫn tham gia việc phiên dịch bền bỉ cho tới năm 1975. Đó là luật sư Nghiêm Xuân Việt, người chuyên dịch ra Pháp ngữ và dịch giả Lê văn Hoàn chuyên dịch ra Anh ngữ.

Hội Bút Việt cũng tổ chức nhiều buổi nói chuyện về Văn học-Nghệ thuật thí dụ trong năm 1958 có vài buổi như Ông Vũ Huy Chấn, trong ban Chèo Cổ Đào Duy Từ thuyết tŕnh về Chèo Cổ, nhà báo Phạm Việt Tuyền nói về  “Vấn đề nghiên cứu Văn Hóa Á Châu với ư thức hệ Dân tộc”, nhà thơ Vũ Hoàng Chương nói về  “Giấc mộng giải thoát của Thi nhân” . Khi Hội chưa có trụ sở riêng khang trang th́ các buổi nói thường được tổ chức tại Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ hay Hội trường của Đại Học Văn Khoa, c̣n những năm về sau th́ các buổi nói chuyện hàng tháng được tổ chức tại trụ sở của Hội ở số 107 Đoàn thị Điểm Sài G̣n. 

Hội Bút Việt về sau đổi danh xưng thành Trung Tâm Văn Bút Việt Nam kể từ nhiệm kỳ Chủ tịch là thi sĩ Vũ Hoàng Chương kế nhiệm nhà văn Đỗ Đức Thu, và Chủ tịch sau cùng là LM Thanh Lăng. Trong những nhiệm kỳ sau này, ban Thường Vụ tăng cường thêm nhân sự, bao gồm Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch, Tổng thư kư và một số Ủy viên như Dịch thuật (Anh, Pháp ngữ), Xuất bản (nguyệt san Tin Sách). Riêng các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ Tịch và Tổng Thư kư th́ đều phải thông qua một cuộc bầu phiếu tại Đại Hội Văn Bút được tổ chức cứ 2 năm một lần. Những văn hữu ở xa có thể gửi giấy ủy quyền để tham dự bầu cử. Chương tŕnh hoạt động của Văn Bút do đó ngày càng phong phú với sự tham gia đông đảo của nhiều văn nghệ sĩ trong các hoạt động.

Có thể kể như Hội mở Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Sĩ để các nhà văn, nhà thơ, nhà báo lui tới gặp gỡ nhau bàn chuyện văn nghệ riêng tư; rồi tổ chức các buổi nói chuyện hàng tháng, ra tờ nguyệt san Tin Sách chỉ chuyên loan những tin tức về sách hay các bài phê b́nh sách, các bài nói chuyện trong tháng. Văn Bút c̣n lập Giải Văn Chương hằng năm, như năm đầu (1970)  dành cho thể Thi Ca (hai nhà thơ Tường Linh với Sầu Tuổi Đá và Hoàng Lộc với Trái Tim C̣n Lại chiếm giải đồng hạng), qua năm sau, thể loại Biên Khảo, tác giả Lê Hương với cuốn Lịch Sử Người Việt tại Kampuchea từ năm 1853 đến 1970 đoạt giải, rồi những năm kế tiếp có thể loại Truyện Ngắn (nhà văn Minh Quân đoạt giải với truyện ngắn Những Ngày Cạn Sữa), thể Truyện Dài (nhà văn Nguyễn Mộng Giác đoạt giải với truyện dài Bóng Thuyền Say). Cho đến năm 1975 dự tính trao giải cho thể loại Kịch th́ biến cố 30-4 xẩy đến, Hội đă phải hoàn toàn ngưng hoạt động.

 Ngoài ra, Văn Bút c̣n đề cử Hội viên ứng cử vào Hội đồng Văn Hóa Giáo Dục, một tổ chức cấp Quốc Gia, theo quy chế Hiến Định. Nhiệm kỳ nào của Hội Đồng cũng có thành viên Văn Bút. Như nhiệm kỳ I (1972-1974) có LM Thanh Lăng, nhiệm kỳ II (1974-1976) có Nhật Tiến, cả hai đều đắc cử nhân danh đại diện cho Trung Tâm Văn Bút VN.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                           Hai câu lục bát trên vách tường:

 Dân ta khổ sở, bơ vơ- Lẽ nào người viết bỏ lơ cho đành.

 

 

Trong khuôn khổ bài viết chỉ nói về Nhất Linh nhân dịp triển lăm và hội thoại về hai tờ báo Phong Hóa và Ngày Nay, tôi xin tạm chấm dứt phần nhắc tới Hội Bút Việt và xin bước qua phần Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương.

                                                    

                                                    *******

Giai  Phẩm   VĂN HÓA NGÀY NAY

            

           Tập 1 (Tháng 6-1958)                     Tập 11- (Tháng 4-1959)

                     Số  đầu                                                Số cuối

 

Năm 1951 nhà văn Nhất Linh từ bỏ cuộc sống lưu vong ở Hồng Kông để trở về Hà Nội. Một năm sau, tức năm 1952, Ông thành lập nhà xuất bản Phượng Giang, sau đổi tên thành Đời Nay rồi Ngày Nay. Nhà xuất bản này trong những năm đầu hoạt động hầu như chỉ chuyên tái bản các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn, mặc dù cũng in một số tác phẩm của vài cây viết mới như Nguyễn thị Vinh với Thương Yêu, Hai Chị Em, Linh Bảo với Gió Bấc, Duy Lam với Gia đ́nh tôi, Tường Hùng với Gió Mát. Năm 1961, cuốn Thềm Hoang của tôi được ông ấn hành dưới tên nhà xuất bản Đời Nay (xin coi h́nh)

 

Năm 1958, Nhất Linh chủ trương Giai Phẩm Văn Hóa Ngày Nay mà số đầu ra mắt vào ngày 17-6-1958, một ngày mà theo nhà báo Hiếu Chân th́ Nhất Linh cố ư lựa chọn v́ 17-6-1930 là ngày mà những liệt sĩ Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị Thực dân Pháp đưa lên đoạn đầu đài  xử trảm tại Yên Bái.

Văn Hóa Ngày Nay (VHNN) không được chính phủ đương thời coi là một tờ báo. Nó chỉ được gọi tên là một Giai Phẩm. Theo dịch giả Trương Bảo Sơn, một đồng chí thân cận của Nhất Linh  th́  v́  chính quyền lo ngại tên tuổi của Nhất Linh nên VHNN không được phép xuất bản như một tạp chí được phát hành có định kỳ. Ngoài ra, theo ông th́  tờ báo c̣n bị Cơ quan kiểm duyệt Bộ Thông Tin cố t́nh giữ lâu mới trả bản thảo để mang in, gây t́nh trạng báo ra chậm trễ nên không thể có hạn kỳ nhất định cho ngày ra báo.

Trong bài “Văn Hóa Ngày Nay với Văn Hóa Việt Nam” mở đầu cho số ra mắt, coi như một “tuyên ngôn về văn hóa”, nhà văn Nhất Linh nhận định:  

Văn Nghệ Việt Nam hơn mười năm nay vẫn ở trong t́nh trạng ngưng đọng, chưa t́m được lối đi. Một số lớn b́nh luận gia và văn nghệ sĩ cho rằng văn nghệ chậm tiến v́ không biết phụng sự thời đại; họ cố bắt mạch cho được  ư thức công cộng của nhất thời để khơi xúc động trong ḷng độc giả. Thế rồi nhiều tác phẩm ra đời để ướm thử, thăm ḍ dư luận nhưng chỉ ít lâu sau đều ch́m trong lăng  quên !” (VHNN tập I- trang 17)

Để khắc phục t́nh trạng bế tắc này, Văn Hóa Ngày Nay đề  ra chủ trương :

“ Không đề cập đến vấn đề chính trị, kinh tế, khoa học : tập san của chúng tôi sẽ nặng về phần t́m sống hơn về phần t́m  hiểu(VHNN tập I- trang 18)

 ( phần chữ in nghiêng là của chính  ṭa soạn VHNN muốn nhấn mạnh).

Hẳn cũng đă có nhiều độc giả thấy khó nắm vững được ư tưởng của ṭa soạn trong chủ trương này, v́ hiểu như thế nào là t́m sống ? Và tại sao lại gắn chuyện t́m sống với chuyện t́m hiểu để có chủ trương t́m sống sẽ đặt nặng hơn t́m hiểu. Mà nếu coi nhẹ việc t́m hiểu th́ thành quả của sự t́m sống sẽ có được tốt đẹp không ?

Tuy nhiên, suy nghĩ kỹ th́ ư nghĩa của hai chữ “t́m sống” h́nh như đă được giải thích thêm trong đoạn dưới của bài nhận định :

Về tư tưởng, chúng tôi sẽ giải quyết những thắc mắc thời đại và cố đi đến một nhận định đúng đắn về vũ trụ, về đời người; đă đến lúc loài người phải giở sổ soát lại vốn tư tưởng quá khứ để định hướng đi tương lai, t́m chân lư làm kim chỉ nam cho người đời giữa biển khơi sóng gió”  (VHNN -Tập I-trang 19)

Đoạn văn này cho người đọc cái cảm tưởng như đấy là một chủ trương của một tổ chức tôn giáo hơn là đường lối chỉ đạo cho nội dung của một tờ báo. Nhưng ở nhiều trang  khác, nhà văn Nhất Linh lại đă luôn luôn nhấn mạnh đến quan điểm nghệ thuật của Văn Hóa Ngày Nay là: “Văn chương phải có giá trị vượt thời gian và không gian”.

Quan điểm này không có ǵ phải thắc mắc. Trong gia tài văn hóa dân tộc đă có đầy dẫy những tác phẩm có giá trị “vượt không gian và thời gian”. Nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa, dù là sách hay báo, nhiều khi những vấn đề nhỏ nhặt thời sự hàng ngày - hay nói theo ngôn từ  của Giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay là ư thức công cộng của nhất thời -  sẽ cũng vẫn là những nhu cầu của độc giả. Nhất là trong bầu không khí khởi sắc của những năm cuối thập niên 50’s, dân chúng miền Nam bắt đầu tạo dựng cho ḿnh một đời sống tự do khác biệt với miền Bắc CS.

Ở thời điểm đó, sau cuộc chia đôi đất nước mới chỉ vài ba năm nên có thể coi như một vết chém chia ĺa dân tộc chưa ngưng rỉ máu. Cuộc di cư khổng lồ với cả triệu con người từ Bắc vô Nam tất gây xáo trộn trong cả nước và như thế  th́ hẳn đời sống có rất nhiều vấn đề thời sự nóng hổi bầy ra trước mắt. Vậy th́ việc từ bỏ ư thức công cộng của nhất thời để chỉ đi t́m những đề tài vĩnh cửu sẽ có khiến cho người sáng tác quay lưng lại với thực tế hay không ?

Nói thế không phải tôi phủ nhận quan điểm làm báo của VHNN. Thế giới chữ nghĩa là cả một rừng hoa với nhiều mầu sắc. Văn Hóa Ngày Nay đương nhiên là một tạp chí tô điểm thêm cho sinh hoạt báo chí thời đó vốn đă vô cùng sôi nổi với nhiều tờ báo danh tiếng khác như Đời Mới, Vấn Đề, Sáng Tạo, Bách Khoa, Văn Hóa Á Châu, Quê Hương..v..v..  

Tuy nhiên, sau vài số đă phát hành, có vẻ như Văn Hóa Ngày Nay đă hiện diện như một bông hoa tuy nhiều hương sắc nhưng lại có vẻ như lạc lơng giữa ḍng đời đang trôi đi hối hả. Đọc những trang chính Nhất Linh trả lời thư độc giả ở những số đầu, ta thấy hầu như Ông chưa nhận ra được sự lạc lơng này. Ông vẫn bộc lộ sự chủ quan qua những lời lẽ như nhận ḿnh là con voi nằm thù lù trong sở thú, hay trách độc giả sao bắt ông làm việc quá nhiều trong khi ông cũng chỉ có 24 giờ như mọi người...

Mặt khác, Nhất Linh lại là một nhân vật nổi tiếng với nhiều thành tích văn học quá lẫy lừng. Phải chăng chính sự nổi tiếng này đă trở thành một yếu tố bất lợi cho chính ông bởi v́ các độc giả đă kỳ vọng ở nơi ông quá nhiều. Cứ nh́n số báo ra mắt Văn Hóa Ngày Nay được đón nhận thế nào th́ đủ thấy. Theo học giả Đoàn Thêm trong cuốn “Hai Mươi Năm Qua, việc từng ngày”, th́ VHNN số đầu tiên đă bán hết tới 10 ngàn số, và Thế Uyên, người cháu gọi Nhất Linh bằng Bác c̣n tiết lộ trong cuốn “Chân Dung Nhất Linh” do tạp chí Văn ấn hành, rằng :

Trước khi phát hành Văn Hoá Ngày Nay số 1, Nhất Linh dự đoán sẽ bán được năm ngàn số. Duy Lam lạc quan hơn, đưa con số tám ngàn. Tất cả đều đoán sai. Tám ngàn là con số bán hết trong mấy ngày đầu, sau đó phải in đi in lại nhiều lần.

Nếu đúng như thế th́ đây là một kỷ lục mà sau đó chưa có một tạp chí văn nghệ nào theo được bén gót. Nó cũng nói lên rằng độc giả đă quư trọng và đón chờ công tŕnh văn hóa mới của Nhất Linh như thế nào sau biết bao nhiêu biến cố lớn lao của đời sống, cả chính trị lẫn văn học.

 Ta hăy thử xem trong VHNN số đầu tiên đă chứa đựng những ǵ ?

Điểm sơ qua th́ thấy Nhất Linh dành tới 6 trang để trả lời thư độc giả xa gần ở nhiều tỉnh từ Huế vào Sài G̣n, từ Biên Ḥa, Vũng Tầu xuống  Mỹ Tho, Trà Vinh ....Báo chưa phát hành mà đă có nhiều độc giả gửi thư về ṭa soạn đến thế.  Họ có thể là những độc giả ṭ ṃ hay hối hả gửi thư chất vấn ông ngay cả khi tờ báo chưa ra số đầu chăng ?

Ngoài phần trả lời thư độc giả, Nhất Linh c̣n viết 4 bài khác, trong đó có 2 sáng tác gồm truyện ngắn Bắn Vịt Trời và truyện dài Xóm Cầu Mới, cộng 1 bài nghị luận “Văn Hóa Ngày Nay với Văn Hóa Việt Nam” như đă nhắc ở trên và thêm một bài khởi sự cho tập biên khảo “Viết và đọc Tiểu Thuyết”.

Nhà giáo Nguyễn Thành Vinh, một đồng chí của Nhất Linh trong lănh vực chính trị, viết 1 bài b́nh luận nêu cao chủ trương “Văn chương phải có giá trị vượt thời gian và không gian”, Trương Bảo Sơn dịch Một Bản Đàn của Leon Tolstoї,  Nguyễn thị Vinh có truyện dài Cô Mai,  Duy Lam, một cây viết mới có tới 4 bài, và Tường Hùng cũng là một cây viết mới có 2 bài, hầu hết là loại văn vui. Sau cùng là những truyện ngắn của các tác giả, cả mới lẫn cũ như Khái Hưng, Đỗ Đức Thu, B́nh Nguyên Lộc, Linh Bảo, Quỳ Hương.

 

Một nội dung như thế, có thể gây đôi chút cảm giác ngỡ ngàng cho người đọc sau những ngày chờ đợi. Gọi là ngỡ ngàng v́ Giai phẩm VHNN hầu như không đáp ứng được nhu cầu đọc sách của độc giả lúc đương thời. Hàng triệu con người vừa di cư vào Nam, trước cuộc sống mới vô vàn khó khăn, bỡ ngỡ, với biết bao nhiêu nhu cầu đặt ra trước mắt và biết bao nhiêu vấn đề phải đối phó, tất nhiên nội tâm của họ phải sôi động, tâm t́nh phải gắn bó với cuộc sống đang dồn dập thay đổi xẩy ra từng ngày, từng giờ ở chung quanh. Sống trong một hiện trạng xă hội như thế, hẳn độc giả rất muốn được nghe tiếng ḷng của Ông, hoặc nghe ông kể về  những kinh nghiệm dầy dạn trong sinh hoạt cả về Văn Chương lẫn Chính trị khi họ tuyên xưng Ông vừa là một Văn gia, lại cũng vừa là một Chính trị gia lăo thành.

Vậy mà trong những trang sáng tác mới, những nhân vật vượt không gian và thời gian của Ông như Cô Mùi, như Ông Năm Bụng, như Bà mẹ Lê..v..v.. tuy vẫn là những h́nh tượng vĩnh cửu, nhưng lại thiếu ngọn lửa hừng hực của cuộc sống đương thời và đó không phải là những nhu cầu mà  người đọc đă  nôn nóng chờ đợi như khi vừa nghe tin “nhà văn Nhất Linh xuống núi, ra báo trở lại”.

Cảm nhận này không chỉ ở phía đa số độc giả mà ở ngay cả những người trong nhà, lại là những người cũng đă trở thành nhà văn sau này. Tôi muốn nói đến hai nhà văn Thế Uyên và Duy Lam, những người có họ hàng ruột thịt với Nhất Linh và cũng đă tiếp cận với ông khi VHNN đang được chuẩn bị ra số đầu. Duy Lam thực sự là một cây bút chủ lực của VHNH, nhưng Thế Uyên th́ lại không thấy xuất hiện bài nào. Trong cuốn “Những Ư Nghĩ Của Bọt Biển”, nhà văn Thế Uyên đă thuật lại rằng khi chủ trương ra tờ Văn Hóa Ngày Nay, Nhất Linh đă nói với ông rằng : “ cháu viết được nhưng kiểm duyệt không cho đăng đâu.”

Khi VHNN đă ra được vài số, cả Duy Lam lẫn Thế Uyên cũng đều có cảm nhận giống như tôi đă tŕnh bầy ở trên. Trong tập “Chân Dung Nhất Linh” do tạp chí Văn ấn hành, Thế Uyên đă viết trong bài “Người Bác’  như sau:

“ Cả hai đứa đều không chịu nổi những bài khảo luận linh tinh, những bức thư Nhất Linh viết trả lời độc giả. Đọc loạt bài này đôi khi thấy cũ kỹ và lẩm cẩm. Về văn, tuy vẫn phục nghệ thuật phân tích tâm lư, nghệ thuật tŕnh bày nhân vật, nhưng tôi đă cảm thấy Nhất Linh không c̣n là nhà văn của thế hệ trẻ. Trường giang tiểu thuyết Xóm Cầu Mới có những nhân vật đặt trong một không gian thật xa cách.”

Điều này hầu như cũng là nguyên do khiến cho chỉ sau vài số, số lượng báo VHNN bán ra đă sút giảm dần.

Dịch giả Trương Bảo Sơn sau này góp bài viết trong cuốn “ Nhất Linh, Người Nghệ Sĩ-Người Chiến Sĩ” do Thế Kỷ xuất bản năm 2004, đă nêu nhận xét :

Tập Văn Hóa Ngày Nay bán chạy như tôm tươi mấy số đầu, đă bị ế đi. Nhà phát hành độc quyền của chính phủ đă thi hành độc kế không gửi đủ số báo cho các tiệm sách đă đặt mua. Chúng tôi khi buộc báo thành từng bó đă cố ư đánh dấu riêng, khi nhận báo từ nhà phát hành trả về, thấy những dấu ấy vẫn c̣n y nguyên, tức là nhà phát hành đă không làm đúng nhiệm vụ, đă giữ báo của chúng tôi trong kho, không phân phối đi. Có những tiệm sách đến điều đ́nh mua thẳng báo với chúng tôi để có đủ báo bán, nhưng chúng tôi phải từ chối v́ sợ chính quyền gài bẫy. Đă nghèo lại bị thua lỗ, chúng tôi đành đ́nh bản tờ Văn Hóa Ngày Nay.”

Có thể đấy lư do chính mà tờ Văn Hóa Ngày Nay bị đ́nh bản, nhưng cũng chưa hẳn đó là lư do duy nhất. Dù tờ báo có bị chính quyền cấm cản bằng những thủ đoạn nào th́ cũng không thể bỏ qua yếu tố độc giả, là những người cũng đă ít nhiều trực tiếp tham dự vào sự sống c̣n của một tờ báo. Sau vài số báo, có chăng sự kiện độc giả không c̣n hứng thú theo dơi VHNN như trước nữa nên báo ế và nhà phát hành có thể đă  ḱm hăm những cọc báo không gửi đi các tỉnh cho đỡ tiền cước phí ?

Dẫu sao th́ sự sút giảm độc giả hẳn cũng làm nản ḷng người chủ trương VHNN. Cũng trong  bài “Người Bác” nói trên, nhà văn Thế Uyên c̣n cho biết :

“Sau khi Văn Hoá Ngày Nay số 8 phát hành, Nhất Linh tuyên bố với người thân: “Thôi, không làm nữa!”. Bạn bè xúm lại can. Nể người thân, ông chịu để Tường Hùng và Duy Lam tiếp tục. Ra tiếp hai số, ông cương quyết kết liễu Văn Hoá Ngày Nay. “Nó đă làm xong nhiệm vụ!”.

Nếu sự thể đă xẩy ra đúng như vậy th́ số báo cuối cùng do Tường Hùng và Duy Lam thực hiện chỉ c̣n 98 trang kể cả 8 trang quảng cáo, so với số đầu dầy tới 180 trang, tức là về h́nh thức đă sa sút gần một nửa.

Trong ngót 100 trang của số 11, tức số cuối cùng này, truyện dài Cô Mùi của Nhất Linh chiếm tới 25 trang, tức hơn ¼ số báo, một điều khá kỵ trong kỹ thuật làm báo. Cũng như vậy, truyện ngắn Ả Hầu của Đỗ Tốn cũng bị chia cắt thành 3 kỳ (khởi đăng từ số 9), cũng làm độc giả bớt hứng thú theo dơi. Cũng trong số này, nhà thơ Bùi Khánh Đản chiếm tới 7 trang Thơ, cũng là một sự thiên vị bất thường. Và theo thông lệ, ng̣i bút Duy Lam vẫn giữ vai tṛ chủ lực. Ông có tới 5 bài, 2 bài b́nh luận : một về Văn, một về Hội Họa, 3 bài c̣n lại là văn vui. Tường Hùng chỉ có một bài duy nhất “Kiểu mẫu Thanh Niên”, cũng là văn vui.

Ngoài ra, những sáng tác khác vẫn gồm 4 truyện dài của Nhất Linh, Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo và bản dịch truyện của Leon  Tolstoї.

Một số báo như thế báo hiệu sự sa sút rơ rệt về mặt  nội dung, càng là lư do để ta có thể đánh giá mức độ đón nhận của độc giả đối với tờ VHNN ra sao. 

Tuy nhiên, tờ Văn Hóa Ngày Nay đ́nh bản dẫu v́ bất cứ lư do nào, kể cả  sự liên đới của nhà văn Nhất Linh đối với vấn đề chính trị lúc đương thời, th́ cũng là một điều đáng tiếc  !

Tiếc nhất là VHNN chỉ ra được 11 số nên không c̣n cơ hội tiếp tục vun trồng và khích lệ những cây bút mới như: Duy Lam, Tường Hùng, Tuyết Hương, Trần Tuấn Kiệt, Lê Tất Điều, Đỗ Phương Khanh, Đặng Phi Bằng.. v.v.. .. và cả chính tôi, Nhật Tiến nữa. Một số người trẻ đă nhờ Văn Hóa Ngày Nay mà có đà để đi được những chặng đường xa hơn.

 

                                                            ***

Do quen biết với gia đ́nh nhà văn Nguyễn thị Vinh nên sau khi VHNN đ́nh bản, tôi c̣n có vài cơ hội gặp gỡ nhà văn Nhất Linh ở nhà in Việt Liên, đường Gia Long Sài G̣n do bà Nguyễn thị Vinh làm chủ. Có một buổi gặp gỡ mà măi sau này trong kư ức của tôi vẫn thấy như là mới mẻ, đó là buổi tối của hôm trước khi xẩy ra cuộc đảo chính ngày 11-11-1960. Nhà tôi, Đỗ Phương Khanh th́ đă lên lầu tṛ chuyện với anh chị Trương Bảo Sơn và Nguyễn thị Vinh. Ở tầng dưới, nhà văn Nhất Linh  ngồi trầm ngâm bên một cái bàn nhỏ, chung quanh đầy những cột ram giấy của nhà in chất cao nghệu.

Thấy tôi, ông mỉm cười và rủ tôi chơi bài domino. Thế là tôi xà vào bên ông, vui vẻ đổ cỗ bài lên mặt bàn và ngắm nh́n ông xếp những con bài nhựa bằng đôi bàn tay đă bắt đầu hơi run run. Có lẽ đấy là lần đầu tiên tôi có cảm giác gần gũi với ông nhất. Bởi v́ sự liên hệ giữa tôi và ông lúc này chỉ là hai con người trong một tṛ giải trí chứ chẳng phải là  giữa một nhà văn vốn đă lừng lẫy trong suốt một chiều dài của lịch sử Văn học Việt  Nam  với một thanh niên mới chỉ có 24 tuổi đời, vừa chập chững đi vào thế giới của văn chương. Tôi nhớ là ḿnh đă “gí” ông tận t́nh và rất thích thú nh́n đôi lông mày rậm của ông nhíu lại, vầng trán cao ngất phảng phất nhiều nếp nhăn, và mỗi khi phản công lại th́ ông mỉm cười, nụ cười nom rất hiền từ và bao dung khiến tôi thấy ḷng ḿnh như ấm áp hơn lên.

Trong những giây phút thân ái đó, tôi thật đâu có ngờ là đầu óc của ông lại c̣n đang suy tưởng về một cuộc đảo chính sắp sửa xẩy ra, chỉ trong vài giờ sau đó !

1 giờ 30 sáng ngày 11-11-1960, tiếng súng bắt đầu rộ lên trong thành phố. Tiếng súng của phe đảo chính !

Cuộc đảo chính mà sau này nhiều người cho là ông không trực tiếp tham dự nhưng biết  trước và có ủng hộ tinh thần. Tôi cũng muốn đồng ư như vậy, bởi v́ nếu ông là người có dính líu đến nội vụ th́ hẳn tối hôm trước, ông đă chẳng ngồi chơi domino với tôi như thế.  

Thế nhưng một đồng chí của ông, dịch giả Trương Bảo Sơn trong bài “Những kỷ niệm riêng với Nhất Linh Nguyễn Tường Tam” in trong cuốn “Nhất Linh, người chiến sĩ - người nghệ sĩ”, do Thế Kỷ 21 xuất bản năm 2004, th́ lại cho biết về việc làm truyền đơn trong biến cố 11-11-1960 này như sau :

    “ Khi thảo truyền đơn, trong danh sách những người kư tên, chúng tôi đă để tên Nguyễn Tường Tam lên đầu, rồi mới tới tên các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Trần Văn Văn, Nguyễn Xuân Chữ v.v... Ông Tam đă sửa lại để tên ông sau tên ông Chữ. Trước sự ngạc nhiên của tôi, ông giải thích: “Anh đừng quên người ta vẫn nói miền Nam của người Nam, ḿnh là người Bắc di cư, phải lưu tâm và tôn trọng điều đó.”

 

Mặc dù có liên quan hay không th́ ông vẫn bị chính quyền quản thúc tại gia và đưa ra ṭa xét xử vào ngày 11-7-1963. Thế nhưng, ngày 7-7-1963 ông đă dùng độc dược quyên sinh v́ đời ông, ông chỉ chịu để cho  lịch sử phán xét.

Sự ra đi của ông là một mất mát lớn lao cho văn giới.

Không mất mát lớn lao sao được khi một nhân tài lỗi lạc như thế đă không c̣n nữa.

Một nhân tài mà quư nam của Nhất Linh, ông Nguyễn Tường Thiết đă tóm gọn một câu về cuộc đời của thân phụ ông trong cuộc phỏng vấn do kư giả Lê Quỳnh Mai thực hiện trên Tạp chí Hợp Lưu số tháng 7 & 8 năm 2008,  như sau :

“Tôi suy nghĩ về toàn thể cuộc đời ông. Từ hồi ông có bài thơ đăng báo Trung Bắc Tân Văn năm ông mới 16 tuổi, cho đến ngày ông mất năm ông 57 tuổi. Ông đă sống một đời lỗi lạc, làm được quá nhiều việc trong một đời ngắn ngủi. Một người bận rộn như thế, nổi tiếng như thế, th́ làm ǵ có được một cuộc sống thanh thản, b́nh dị, như cuộc đời nơi mỗi chúng ta?”

Và ông Thiết đă kết luận chính xác như đă nói thay cho mọi người rằng  :

“ ...Tôi tin rằng sự nghiệp của cha tôi sẽ trường tồn không phải đơn thuần nhờ vào văn tài của ông mà c̣n nhờ vào sự ngưỡng mộ và quư trọng về cả con người, cuộc đời và cái chết của ông nữa. ”

C̣n riêng đối với tôi, một người cầm bút sau Nhất Linh cả một thế hệ, khi ông mất đi, tôi vừa thấy đă mất một nhà văn lăo thành, vừa mất một nguồn khích lệ lớn lao trên con đường văn nghiệp của tôi v́ ông đă khuyến khích tôi rất nhiều sau khi đọc xong bản thảo cuốn truyện dài đầu tay của tôi. Rồi ông lại dành chỗ trang trọng để đăng tải những truyện ngắn của tôi trên Văn Hóa Ngày Nay, tờ báo tiếp nối công tŕnh của Phong Hóa và Ngày Nay. Ông cũng lại ân cần giới thiệu tôi vào Trung Tâm Văn Bút, nơi mà tôi đă có dịp được sinh hoạt liên tục trong suốt gần 20 năm sau đó, cho đến khi miền Nam mất vào tay CS. Có thể nói tóm gọn, con đường đi vào thế giới Văn chương Chữ nghĩa của tôi đă có được sự khích lệ của nhà văn Nhất Linh rất nhiều.

Để có cơ hội viết bài này, tôi cũng xin cám ơn nhà văn Phạm Phú Minh và những vị trong ban tổ chức Triển lăm và Hội luận về hai tờ báo Phong Hóa - Ngày Nay. Nếu không có lời mời tham dự của quư vị th́ tôi không có dịp ngồi ôn lại những kỷ niệm trong lănh vực văn chương ở vào thuở khai sinh Việt Nam Cộng Ḥa mà khi đó mọi người đă cùng gắng công vun đắp một Miền Nam Tự Do với vô vàn sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng mà sức lan tỏa vẫn c̣n cho đến tận ngày nay.

                                                             

                                                                                     NHẬT TIẾN

                                           Garden Grove, California ngày 20 tháng 5 năm 2013