Milan ngập nắng
Ảnh: Nikonian
Đă lâu lắm rồi, tôi có một buổi chiều ngồi với J., một đồng nghiệp người Bỉ, thông tuệ, chân khập khiễng, nhưng chơi violon trác tuyệt như Isaak Perlman. Trong buổi chiều sấm chớp băo bùng đó, J. mở máy hát hết công suất, cho tôi nghe bản cầu hồn Requiem của Giuseppe Verdi, nhà soạn nhạc Ư. Cái cảm giác khi nghe những giai điệu khẩn cầu đầy thống thiết, đau đớn nhưng tràn đầy hy vọng vào sự cứu vớt của một đấng tối cao trước niềm hăi hùng của sự chết, thật lạ lùng và khó quên. Nhất là khi chúng ḥa quyện vào mưa giông, vào ánh chớp lập ḷe, trong tiếng sấm vang rền của một cơn mưa mùa hạ. Khi những âm thanh cuối cùng của Requiem chấm dứt, điều bật ra ngay trong đầu là một câu hỏi: dân tộc Ư là ai, hành tŕnh tư tưởng của họ nhọc nhằn và chông gai đến mức nào? Đến nỗi một người con của họ, Verdi, có thể viết được những tụng ca hướng về Thượng đế, khắc khoải, và thống thiết đến vậy?
Khát vọng tinh thần
Chỉ một lần đến Milan, đứng lặng lẽ trong ánh sáng mờ mờ của Đại thánh đường Duomo, trung tâm tinh thần của thủ đô thời trang này, tôi đă lờ mờ hiểu được điều đó. Duomo, ngôi thánh đường mà Mark Twain gọi là “ một tác phẩm thi ca bằng cẩm thạch”, ngôi nhà thờ lớn thứ ba ở châu Âu, sau thánh đường thánh Peter ở Roma và thánh đường của thành phố Seville, được xây dựng vào năm 1386, và chỉ hoàn tất cho đến năm 1813. Gần 500 năm, đủ để cho những người thợ điêu khắc tài hoa người Italia, vẽ lên đá những đường nét tuyệt tác và kiến tạo nên sự vĩ đại của một kiến trúc ngoại thất với thật nhiều chi tiết điêu khắc hoa mỹ. D.H. Lawrence đă từng gọi là “một thánh đường bắt chước con nhím”, do những vách đá đầy những tượng thánh tuyệt mỹ nhưng dày đặc, trên nền những hoa văn lởm chởm và rườm rà của các họa tiết Gothic. Tuy nhiên, không gian bên trong của thánh đường này th́ trái ngược hẳn, bao la, sang trọng, vương giả nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc tối giản. Những hàng cột đá khổng lồ, chống đỡ cho 5 cánh của thánh đường vĩ đại, đủ sức chứa 40 ngàn người. Trong không gian rộng lớn của ngôi thánh đường này, người ta đă tính toán để sự cộng hưởng âm thanh đến mức tối ưu. Để khi những giai điệu thánh ca vang lên, dưới ánh sáng mờ ảo sau khi khuếch tán qua những tấm tranh kính màu tuyệt đẹp, người ta dễ dàng hướng ḷng lên Thượng đế, Đấng được tin là alpha và omega, khởi nguyên của sự sống, tận cùng của sự chết. Phải chăng, Verdi cũng đă từng suy tưởng như thế ở nơi chốn này, khi những giai điệu của bản Requiem bất hủ đang bay lượn trong tâm thức?
Dân tộc Ư, mà Verdi là một đại diện, ắt hẳn phải yêu sự sống vô cùng, mới có thể khắc khoải, day dứt về cái chết đến như vậy?
Cuộc đời tuyệt đẹp
Trước khi nhắm mắt chia tay cơi đời v́ một cơn đau tim đột ngột, câu cuối cùng của bố già Mafia Corleone của Mario Puzzo là “đời đẹp quá”. La dolce vita, cuộc đời tuyệt đẹp, cũng là nếp nghĩ bất thành văn của dân tộc Ư. Tôi tin điều đó, chỉ trong 5 ngày ngắn ngủi lưu lại Milan. Khác với những đô thị rực rỡ của châu Âu, Milan không có nhà cao tầng. Kiến trúc phố, cổ điển với những căn phố liền nhau, đủ sắc màu, điểm xuyết duyên dáng bằng những mái che nắng đỏ, vàng, hay những chậu hoa đủ màu trước hiên nhà. Dân Ư hạnh phúc, khi đám đông quanh tôi đều tươi tắn, khỏe mạnh, hồng hào, nụ cười không chỉ rạng rỡ trên môi, mà c̣n lấp lánh trong mắt. Cái hạnh phúc của một số đông người, chẳng phải khó khăn ǵ mà không cảm nhận được, dù mù tịt về ngôn ngữ Ư.
Chỉ cần dăm bước ra khỏi nhà thờ Duomo, người ta đă lạc lối vào Galleria, trung tâm mua sắm và đốt tiền cùa các nhà giàu mới nổi người Nga. Galleria đầy ắp những hàng hóa thời trang, mà các thương hiệu như Versace, Prada, Armani, Breil, Gucci, Dolce e Gabbana, Ferragamo, Furla…, mà tự cái tên, đă nói lên tính chất hoàn mỹ, tinh tế, chăm chút đến từng chi tiết. Với giá cả cao ngất ngưỡng, Galleria không phải chỉ toàn những kẻ đi nh́n hay window-shopper, chỉ ngắm cho thỏa cơn thèm. Galleria đông nghẹt người mua sắm, lỉnh kỉnh tay xách nách mang, hớn hở tiêu tiền, khoái hoạt với niềm vui vật chất đầy thế tục, như thể ngày mai là tận thế và chẳng thể hưởng thụ niềm vui mua sắm được nữa.
La dolce vita, cuộc đời tuyệt đẹp, khi trời xanh ngăn ngắt. Cái khí quyển ôn đới của châu Âu mùa hạ, trong vắt v́ ít hơi nước, tán xạ ánh sáng đến mức tối thiểu, đă làm cho trời dường như xanh hơn, cao hơn. Đến nỗi mọi khung h́nh hiện ra trong kính ngắm, dường như luôn lấy cái màu xanh tinh sạch đó làm nền một cách vô thức. Và dưới bầu trời đó, nắng đổ chan ḥa, tinh khiết trên vạn vật. Nắng lấp lánh qua tóc cụ già thư thái đọc báo trong công viên. Nắng ve vuốt làn da mịn màng, nâu hồng hay trắng như tuyết của những thiếu nữ đang rảo bước trên đường. Nắng lấp lánh nghịch ngợm chiếu qua muôn ngàn lá non màu xanh ngọc, làm cho lề đường cũng rạng rỡ lao xao hẳn lên dưới ṿm lá xanh chớp tắt ấy. Đời không đẹp sao được, khi người ta là cư dân của hồ Como, một điểm đến của Milan và được xếp vào một trong những hồ đẹp nhất châu Âu. Sống ở Como, với một ngôi nhà trắng tinh, soi bóng xuống mặt hồ xanh ngát, rặng Alps quanh năm phủ tuyết che bóng sau hiên nhà, đời quả là đáng sống. Làm sao ta có thể chụp một tấm h́nh buồn bă, khi vạn vật quanh ta, từ cảnh đến người, đều hoan hỉ và reo vui dưới ánh mặt trời như thế?
Nh́n trời xanh, nắng vàng chan ḥa ở nước Ư, tự dưng chợt nhớ đến một lời tụng ca của một người Ư lỗi lạc vào thế kỷ 12, St. Francis: “Cảm tạ Thượng đế, v́ Ngài đă cho Anh Mặt trời, đổ tràn ánh sáng trên kẻ bất lương, cũng như trên người công chính”. Nền văn hóa thâm hậu nào, đă nuôi dưỡng và h́nh thành một t́nh yêu cuộc sống đến mức độ cao nhất của thiền định như thế?
La bella figura
H́nh dong đẹp đẽ, la bella figura, là một chuẩn mực tối quan trọng của người Ư. Phải, thấy tận mắt, phải sờ tận tay những viên pha lê màu Murano, dưới bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ của người thợ Ư, trở thành những kiệt tác mỹ nghệ vô song về kiểu dáng, màu sắc, tinh tế đến từng chi tiết nhỏ mới hiểu được cái chuẩn mực này. Với óc thẩm mỹ vô địch như vậy, người Ư ăn mặc đẹp và thanh lịch. V́ chỉ cần một vài vết bẩn trên đôi giầy là đủ để phá hỏng một giao tiếp xă hội. Xứ sở của những thương hiệu thời trang lừng danh xứng đáng để ăn mặc đẹp, v́ những lụa là, nhung gấm đó không hề đối chỏi với những người mặc nó. Những người Ư tôi thấy trên đường chỉ có hai loại: đẹp và không đẹp, không có người xấu. Như một sân bóng khổng lồ, đường phố tôi qua ở Milan đầy ắp những cầu thủ Ư đẹp trai, đầy nam tính, tóc đen nhánh, da nâu, miệng rộng cười tươi đầy nhục cảm. Sánh cùng những bản sao đẹp đẽ của tượng David này là những signora Ư đẹp mê hồn với làn da mịn màng trắng như tuyết, tóc đen nhánh như mun. Cái đẹp chết người mà ta thường gặp trong những tạp chí thời trang, dường như đổ ào ra một cách hào phóng trên đường phố Milan. Khiến cho ống kính của tôi, nếu không v́ một chút lịch sự tối thiểu, đă phải dương lên chụp bắt, đầy tham lam, háo hức. Hèn ǵ mà E.M. Forster, nhà tiểu thuyết Anh, đă phải thốt lên: “người Ư, c̣n đẹp đẽ, tuyệt diệu hơn xứ sở của họ”.
Xứ sở của những thái cực
Chính những con người h́nh dong đẹp đẽ đó, con cháu của hai anh em sinh đôi, Remus và Romulus, đă làm nên cái gọi là “sự quyến rũ đời đời” (chữ viết hoa của tạp chí Discovery: Eternal Seductress) đầy chất Ư. Làm sao có thể hiểu được một đất nước, không có tài nguyên, bao quanh là biển cả, tài nguyên chỉ toàn núi đá, có thể sản sinh ra những thái cực cách biệt đến thế? Từ một Dante với Thần khúc sang trọng, đến một Machiavelli lưu danh muôn thuở v́ sự phi đạo đức, người chủ trương lấy mục đích biện minh cho phương tiện. Từ ḷng khao khát hiểu biết của Gallileo, hay một Michelangelo nghệ sĩ thiên tài, cho đến chủ nghĩa giáo điều hà khắc của các tu sĩ ḍng Tên thời Trung cổ. Từ một St. Francis thánh thiện, kẻ gọi mặt trời là anh, gió là chị, chim muông là em út, cho đến hung hăn như trùm phát xít Mussolini, hay Mafia khét tiếng. Từ những đồ mỹ nghệ trang sức mong manh, đẹp đẽ, xinh xắn, cho đến những sản phẩm công nghiệp lừng danh về độ bền bỉ, cũng như tính mỹ thuật của nó. Những chiếc Vespa Ư đủ màu sắc tươi đẹp ṿng vèo trên các đường phố Milan là ví dụ điển h́nh cho nền mỹ thuật Ư, chất lượng Ư. Và cũng không dưới một lần, gă bộ hành là tôi phải dừng chân để xuưt xoa ngắm những chiếc Ferrari, Alfa Romeo, Lamborghini… đậu san sát bên đường. Bên cạnh những tác phẩm công nghiệp tuyệt đẹp này, Harley Davidson, Hummer của con cháu chú Sam trở thành thô kệch, quê mùa một cách tội nghiệp. Tốt, nhưng phải đẹp, và đẹp thượng hạng, đó là triết lư sản xuất theo kiểu bella figura. Bằng đầu óc thẩm mỹ tinh tế, tŕnh độ cao về kỹ thuật và bàn tay khéo léo, người Ư đă làm cho kinh tế xuất khẩu của nước ḿnh đứng hàng thứ 7 của thế giới. Tŕnh diễn và bán cái đẹp, cái mỹ thuật vô song của ḿnh, với giá rất cao, là cách người Ư giới thiệu đất nước ḿnh và chinh phục sự khâm phục của phần c̣n lại của thế giới. Khác hẳn với những sản phẩm du lịch vô ư thức, rao bán sự nghèo khó, bần hàn, lam lũ theo kiểu chợ nổi Cần thơ để đổi lấy sự thương hại, tội nghiệp của khách phương xa, như cách chúng ta đang làm!
Làm sao hiểu được nguyên ủy của sự phân hóa đầy cực đoan của nền văn hóa Ư, chỉ với mấy ngày ngắn ngủi. Nhưng t́nh yêu th́ cần ǵ hiểu, cần ǵ lư giải! V́ nước Ư chan ḥa niềm vui sống đă chinh phục ḷng lưu luyến của tôi vô điều kiện. Những nơi chốn đi qua, tôi chưa hề thấy một dân tộc hạnh phúc, sung sướng với một thiên nhiên tươi đẹp đến thế.
Arrivederci, grazie mille! Tạm biệt, cảm ơn nước Ư!. Hẹn ngày trở lại…
PS. Đây chỉ là những ghi chép nhanh, rất nhanh sau mấy ngày rảo bước trên đất Ư, tối về nằm đọc sách. Viết ra để chia sẻ với bạn bè, hoàn toàn không phải là một biên khảo về dư địa chí của đất nước lạ lùng này.
Cảm ơn những góp ư rất xác đáng của bạn Ginola và người anh thân mến của tôi, GS Thạch Nguyễn. Sẽ nghĩ đến những gợi ư của Ginola trong bài viết tiếp theo về Venise và hậu tạ bằng một chầu cappucino sau khi có nhuận bút.