ẨN HOA

‘ Chúng ta khó biết lắm, những biến cố, tai ương, chưa nói đến thiên tai như băo lụt, hạn hán, đói khát. Những biến cố, dù vô t́nh hay cố ư đều đảo lộn mọi trật tự của cuộc sống, có khi cả mọi giá trị của cuộc đời. Biến cố lớn nhất trong cuộc đời Kiều khi tên bán tơ xưng xuất khiến nàng phải bán ḿnh chuộc cha. Từ đó, cuộc đời Kiều rẽ sang một khúc ngoặt…’ đang giảng say sưa, giáo Hạnh chợt ngưng bặt. Đôi con mắt trong veo hơn cả con sông chảy qua làng của bé Ngoan mở to nh́n thầy, tưởng chừng có hàng ngàn con bướm xinh bay lượn trong đó. Giáo Hạnh khi không khát cháy cổ, nâng li lên uống một ngụm, và hết mọi hứng thú giảng bài. Đă mấy đêm thao thức rồi, và bây giờ con Thúy Kiều đang ngồi kía, đang ngước đôi mắt say sưa lên nghe thầy giáo giảng bài. Rơ là…

Hạnh cho học tṛ nghỉ sớm, sau khi dặn ḍ bài ngày hôm sau, vài đứa nghe đang hay, tỏ dấu hiệu phản đối. Hạnh dứt khoát không giảng nữa và chỉ c̣n năm phút nữa là hết giờ. Nổi tiếng dạy hay nhất trường, cái trường nhỏ bé ở ngôi làng ven vùng biển, chẳng có chi để cuộc đời hưng phấn lên cả, đồng lương giáo làng th́ vẫn thế, dạy văn không cần dạy thêm làm ǵ, Hạnh chỉ dạy lớp luyện thi. Vả chăng, cái lớp Hạnh đang dạy cũng là lớp đi thi. Trường không nằm trên đường cái quan, mà nằm sâu trong làng. Đă mấy lần Huyện ủy về chơi, khen cảnh trường đẹp, không cần đổi địa điểm nữa. Trường có hai cây phượng loại cổ thụ lâu năm đứng trong sân che rợp bóng sân trường, lại có bồn hoa vây quanh các lớp học do học tṛ làm. Cũng chỉ là các giống hoa dại thôi. Tṛ Ngoan nỏi tiếng đẹp nhất làng, không những thế c̣n lém lỉnh, thông minh. Hai cái nhất ấy hợp lại quả là có khó cho thầy, nếu như thầy đừng mỗi tiết dạy lại nh́n Ngoan. Ngoan đẹp cái đẹp của gái quê, làn da bánh mật mịn màng, đôi môi cong gợi cảm, đẹp nhất là đôi mắt. Nhưng, ngay cả những đứa hoang nghịch nhất trong cái trường này và nhất là trong lớp của thầy Hạnh, cho đến nay chúng vẫn để Ngoan được b́nh yên. Những tṛ đùa nghịch chúng chừa Ngoan ra. Dù Ngoan không phải là không đáo để nếu có đứa nào muốn trêu vào cô bé. Tuy thế, Ngoan là cái đinh của những chức sắc trong làng, ngoài Huyện, muốn xin cưới cho con gái họ.

Trường chỉ có mười hai thầy cô, con số khiêm tốn này so với cái trường nhỏ bé th́ cũng vừa. Vậy mà không hiểu sao chẳng ai muốn đổi đi trường khác. Một số thầy ở dướí huyện. Họ mê khung cảnh của ngôi trường, trường ngó ra một cái hồ sen thành ra được măt mẻ quanh năm, mùa hè hương sen tỏa ra ngào ngạt, học tṛ ngoan và phụ huynh dù nghèo mặc ḷng vẫn kính trọng ông thầy lắm. Cô Công biệt danh Công xù là vợ thầy Hạnh, hai người không có con, cũng không nuôi con nuôi. Đối với cô Công, họ có một đàn chim bé kia. Là những học tṛ của họ, chúng hồn nhiên và chấc phác, chúng vô tư dù khốn nghèo. Trận băo lũ năm 99 khiến cho những ngôi làng ven biển trải qua một trận kinh hoàng. Làng nào cũng thế, nhà cửa trốc mái, gạo ướt v́ lũ do triều cường. Chưa kể người trôi, vật mất, nhà tan. Những tai ương…giáo Hạnh hay nhắc đến điều đó và chiều nay khi ở trường về, cô Công thấy chồng có vẻ gầy hơn mọi ngày, đôi mắt vốn đă sâu càng sâu thêm. Giáo Hạnh đến rửa mặt ở ảng nước mưa kê ở góc vườn, sau khi đă đưa vợ cái cặp tàng cũ rích của ḿnh. Hầu như các thầy giáo ở đây, không ai màng chưng diện, trừ các cô trẻ, phía nam độc nhất có thầy Quang là c̣n để ư tới áo quần của ḿnh. Cái cặp của thầy cũng mới hơn cặp của các vị khác, người ta nói thầy đang si t́nh ? Hay đúng hơn đang để ư đến con Ngoan. Điều này có thể đúng. Người ta đồn đại sắc đẹp của Ngoan đến dưới huyện và lên tới tỉnh nữa cũng nên. Tuy nhiên thầy Quang mê Ngoan e có lẽ thật đấy.

- Anh vào ăn cơm, tối nay c̣n họp.

- Họp à ?

- Họp thôn. Anh là trưởng ban văn nghệ sao c̣n hỏi. Bàn về trại đoàn 26/3. Huyện chỉ đạo rồi, phải cho học sinh vui chơi một tí.

- Thôn th́ có thôn, trường có trường, mắc mớ chi đến ḿnh ?

- Họ muốn xin ư kiến ấy mà.

Giáo Hạnh không nói thêm, lẳng lặng ngồi vào bàn. Thầy chỉ ăn một chén rồi đứng dậy, bữa cơm có món canh rau tập tàng nấu với cá đồng là món mà thầy Hạnh thích, không hiểu sao thầy ăn ít thế. Cô Công nh́n chồng lo âu, cô không nài Hạnh ăn thêm v́ biết tánh người đàn ông này, một khi đă quyết không dễ ǵ lay chuyển.

 

.

Ngày hôm ấy mưa từ đêm suốt sáng hôm sau, thời tiết không dịu đi chút nào. Mưa lay phay buốt lạnh từ tháng mười một cho đến bây giờ đă ra giêng. Viên thường thưc khuya, tối nay cùng chồng đi ngủ sớm. Trời lạnh quá. Ở giữa một thung lũng sa mù, mù suốt năm nhất là vào đầu tháng 9 âm lịch, cho đến lập hạ mới tan ; thành phố của họ nằm lọt thỏm giữa một bên núi chập chùng, một bên biển, như ở giữa một thung lũng. Mùa đông bị ảnh hưởng bởi gió mùa đông bắc từ thềm lục địa thổi vào, mùa hè bị cái nắng gay gắt trút lên khiến cây cối khô cằn, nếu không nhờ con sông chảy qua th́ khó ai chịu nổi một thứ thời tiết khắc nghiệt như thế. Những đợt rét độc từ bắc đến nam làm trâu ḅ chết, lúa má chưa kịp lên đă tàn lụi. Cái đói đến với người dân quê. Học tṛ nghỉ học từng lớp đi làm việc khác kiếm cái ăn. Những người già bị bịnh dài ngày trong đợt rét này lần lượt nối nhau ra đi. Có người mới nhuốm bệnh như ung thư cũng chết nhanh, con cháu nhẹ người, dù sao cái chết giải phóng cho một kiếp người.

Những chiếc áo dạ cũ xưa được mang ra sửa lại và sử dụng, dù sao cũng phải lo cho sức khỏe của ḿnh trước. Ngày hôm ấy nếu không tham dự vào một cuộc họp để rồi về nhà quá trễ. Chỉ là một cuộc gặp gỡ các bạn bè đầu năm. Nhận được thiệp mời họp bạn, Viên nửa muốn nửa không đến. Khanh chồng nàng nói.

- Lâu nay em không đi đâu rồi, sao không đi đi.

- Có lẽ thế. Viên ậm ừ.

- Có lẽ cái ǵ ! Đi đi !

Viên sửa soạn lấy lệ, sự thật với bức tranh vẽ núi chưa xong nàng không muốn đi chút nào. Nhưng nể lời chồng nàng đành đi vậy. Nàng biết các cuộc họp kiểu này. Những câu chuyện đời, chuyện dạy học, chuyện chồng con…đủ các thứ chuyện trên đời. Họ ôn lại những quăng đời đă đi qua, những chuyện t́nh đă đi qua. Sự thật Viên cũng chỉ muốn đi dạo một lúc dưới cơn mưa lay phay, hồi tháng 11 nàng có một chuyến đi vài ngày cũng dưới cơn mưa nhưng không lạnh lắm với hai người bạn từ bên kia về. Mục đích của Viên không phải là cuộc họp, năm nào cũng có những chuyện kể cười ra nước mắt ; thường cười nhiều hơn khóc và vui nhiều hơn buồn, kể cả lúc họ ôn lại những kỉ niệm xưa.

Phải nếu không có ngày hôm đó, nhưng biết sao ! Viên đột nhiên nhớ lời thầy dạy :” Một biến cố tự nó là vô nghĩa nhưng đặt nó vào toàn bộ lịch sử th́ nó có nghĩa”. Nàng đến dự họp trễ, xin lỗi v́ bận việc. “ Bận đến nỗi không đi dự họp à » ?  Có người hỏi. Th́ tôi đă đến rồi đấy thôi.” Họ ăn mứt gừng, cắn hạt dẻ nói đủ thứ chuyện. Từ chuyện trợt giá, vàng cao đến chuyện nhà nước cứu đói cho các hộ dân nghèo..v..v…Một lát sau Viên đứng dậy.

- Tôi về trước đây, đă nói với các bạn rồi nhá.

Lại một bức tranh nữa chứ ǵ ? Một người hỏi. Viên cười lắc đầu. Bức tranh nàng vẽ núi c̣n đang dang dở và sẽ c̣n dang dở măi, nàng định vẽ một bức khác. Bao giờ nàng cũng thành công ở bức thứ hai cũng như Khanh luôn đạt được kết qủa với bản vẽ đầu cho thiết kế. Đă biết tánh Viên, nói đi là đi, không ai cản. trời bớt mưa nhưng lạnh hơn. Viên bẻ cao cổ áo choàng, không ngờ nàng đăng trí đă đi ngược con đường về nhà, đi đến khu thành cổ thay v́ đi ngược lại.

Vừa đi vừa nghĩ đến trẻ cô nhi, nàng vừa mới lên thăm viện cô nhi trước tết. Nh́n những đứa trẻ nằm trong cái nôi sắt chỉ lót một tấm đệm cao su mỏng nàng tự hỏi chúng có đủ ấm không. Có đứa khóc ngằn ngặt măi v́ rét. Có nôi chỉ có một gối ôm. Bồng một đứa trẻ lên nàng nghe hơi thỏ kḥ khè, cô Minh Thanh bảo vừa có 6 em đi nhà thương v́ bị viêm phổi. Có tất cả trên hai trăm em, có đứa hoc cấp ba. Viên băn khoăn không biết chúng ăn có đủ lượng đạm để chống rét không, những đứa trẻ này may mắn c̣n có một mái nhà. Làm sao c̣n đ̣i hỏi hơn được nữa. Cô Minh Thanh cho biết viện cô nhi sống nhờ vào ḷng hảo tâm của Phật tử nhiều lắm, các đoàn thể từ bên kia về. Nàng ra về với ít nhiều bịn rịn. Đứa trẻ nàng đang bồng phải đặt xuống, nó không có tất cũng chẳng có giày, không hiểu tại sao lại thế. Cái lạnh khiến thằng bé khóc thét và sư cô gọi một chị ra mang nó vào đặt lên giường. Nhưng làm sao buộc một đứa trẻ ngồi yên trên giường được nếu nó không được no ? Công việc bộn bề khiến nàng chưa biết ngày nào sẽ lên núi lại, sau đó về nhà Viên viết một lá thư đề nghị thay đổi bữa ăn cho các trẻ em và các thiếu niên, có thể cho chúng ăn chay thêm v́ thức ăn như cá thịt qúa đắt, đậu nành cũng có đạm. Giàu đạm là đằng khác, bức thư không nhận được hồi âm. Nàng nhớ câu chuyện ḿnh đọc được trong Jane Eyre, hàng trăm trẻ em một cô nhi viện chết v́ bịnh lao, do nhiễm lạnh từ sương mù trong thung lũng. Viện cô nhi này nằm dưới chân núi, mùa lạnh tất lạnh nhiều. Cũng có thể lời góp ư qúa thẳng thắn chăng nên không được đáp ứng, dù sao nàng cũng nói lên được lời định nói rồi.

 

 

Lúc Viên về tới nhà trời đă tối. Bây giờ Khanh đang c̣n coi tivi. Người vú của Khanh đang dọn cơm.

- Đi mô dữ thế. Họp chừ mới xong à.

- Không em về trước.

- Lại t́m cảm hứng ?

- Có thể. Định mai lên núi sớm.

- Em nói chơi à ?

- Không, nói thật, định lên núi lại, bức tranh em vẽ núi không đạt.

- Không đạt th́ lên làm cái ǵ ? Sao không vẽ thành cổ ?

- Không, đề tài ấy cũ rồi.

- Vậy vẽ núi th́ được cái ǵ ? Em nhớ ngày mai mồng 5 là ngày nguyệt kị chớ.

- Có thể em quên, nhưng có thể ḿnh rủ Minh Trang lên chùa chơi cũng được chứ sao.

- Hừ em thật là cứng đầu đấy. Khanh chợt nh́n bức ảnh đám cưới treo tường, họ cưới nhau được bốn mươi năm, có với nhau bốn đứa con. Trong ảnh là một Khanh cao lớn, trông rất ưa nh́n với cô Trần Viên Viên xinh xắn trong chiếc áo dài ngày cưới. Viên ưng mặc áo dài, từng đoạt hoa khôi áo dài ngày c̣n đi học. Bỗng dưng một nỗi tiếc nuối mơ hồ len vào bên trong, Khanh hối tiếc cái ǵ chàng không để ư đến nhưng câu nói của Viên nhắc chàng nhớ ra, lúc đó Viên không yêu chàng mà yêu một anh chàng bác sĩ cơ. Không hiểu v́ sao nàng nhận lời lấy chàng nữa, nhà Viên có gốc người Minh hương rất giàu. Ông ngoại nàng là một viên quan lớn triều Nguyễn, có cuộc sống nho phong điều độ đúng phong cách nhà nho. Th́nh thoảng Viên cũng kể lại, những kỉ niệm với ông ngoại mà hồi nhỏ mẹ nàng hay kể với con cái.

- Ba nh́n cái ǵ thế ? Mật, con gái họ đột nhiên ló đầu ra khiến cả hai giật ḿnh.

- Cơm đă dọn rồi đấy, thầy cô vào ăn kẻo nguội. Người vú già với khuôn mặt đầy nếp nhăn phúc hậu bất ngờ hiện ra nơi ngưỡng cửa làm Khanh giật ḿnh; năm nay bảy mươi tuổi vú vẫn c̣n khỏe. Nhiều lần chàng cho vú về quê với con nhưng cũng cứng đầu như cô chủ, vú ra rồi vào lại. Chợ búa đă có Viên lo mua đủ các thứ, vật giá leo thang họ ăn chay xen lẫn ; người vú già nổi tiếng nấu ăn ngon.

- Ba muốn coi lại tấm ảnh này. Khanh không đứng lên mà vói tay giật mạnh. Chẳng ngờ do chàng giật mạnh, cái đinh lâu ngày rỉ sét bung ra. Tấm gương mà chàng tưởng c̣n mắc vào đinh rơi xuống nền nhà vỡ tan tành trước sự sửng sốt của Viên và của Khanh.

 

.

Có những cuộc t́nh mới nở đă rơi vào say đắm cuồng si. Hạnh yêu Ngoan, không phải là cái ǵ tội lỗi lắm như trong suy nghĩ của giáo Hạnh. Hạnh yêu cô bé với đôi mắt trong như nước hồ, không phải đó là vẻ đẹp ước lệ, nó c̣n có một cái ǵ khác trong đôi mắt ấy. Ngoan thông minh lém lỉnh đă đành và thuần khiết, chính nét thuần khiết này khiến bao nhiêu nhà thơ tốn mực và các thầy giáo ca tụng. Họ cũng tôn trọng học tṛ như con em của ḿnh, đó là cái duy nhất nền giáo dục thôn quê c̣n giữ đươc, nơi không bị cái ác chi phối tất nhiên không loại trừ nạn cường quyền. Nhưng thôi đó là chuyện ngoài học đường. Ngoan lớn lên như cây cỏ dưới mái trường thân yêu, mạnh mẽ như thông và tinh khiết như hoa sen, làn da và ánh mắt nó ăn đứt các diễn viên ngôi sao v́ những cô gái này trải qua nhiều cuộc giải phẫu thẫm mỹ, quá dày dạn trước mắt nh́n của nhiều người đàn ông. Ngoan là một cô bé thông minh, chăm học, đôi khi nó cũng nghịch ngợm, đừng ḥng chọc nó ngay cả mấy đứa nghịch tinh nhất. Mà cái lớp 9a của thầy Hạnh nổi tiếng ngang với sắc đẹp của con Ngoan.

Hạnh yêu Ngoan, một t́nh yêu hơi khác thường. Tất cả những ǵ của Hạnh đều thuộc về Ngoan và ngược lại. Tất cả những ǵ Hạnh nói đều gương mẫu cho Ngoan. Đó là suy nghĩ trong bộ óc lệch lạc của giáo Hạnh. Cô Công thấy chồng dạo này biếng ăn, lo cho chồng con gà ác chưng hạt sen tươi mua từ trên Huế về, nếp ở nhà và đậu xanh cũng ở nhà. Con người ấy là chồng cô và cô yêu kính thầy với một t́nh yêu lạ lùng, không hẳn đội thầy lên đầu mà thờ nhưng cũng không coi chồng là một kẻ tầm thường. Giáo Hạnh trong mắt Công là tất cả, giáo Hạnh hay thức khuya chấm bài, đọc sách. Công lo cho thầy không thiếu thức ǵ. Mùa nào thức ấy, từ chén chè hạt sen đến chén chè đậu ngự. Công gởi người mua trên Huế, chợ huyện không có. Hạnh không bao giờ sáng suốt - mà làm sao đủ sáng suốt khi ngươi ta đang mê đang say ? Để nhận ra không thể nào xóa được cái hố ngăn cách vĩnh viễn giừa hai người. Ngoan là b́nh minh, Ngoan là mặt trăng và Hạnh là mặt trời. Ngoan hồn nhiên lớn, dự định tốt nghiệp năm nay sẽ lên Huế học. Ngoan có một ông chú lập nghiệp trên đó, làm nghề sửa máy móc điện tử hiện đang rất giàu nhờ mở hàng cho thuê máy tính và tṛ chơi điện tử.

Mỗi lần nhà tṛ nào có việc như cưới xin, kị cúng thậm chí lễ thượng đ̣n giông, họ đều mời các thầy đến dự, đó là thuần phong mỹ tục ở thôn quê, nó khiến người ta gần gũi nhau, t́nh thầy tṛ thắt chặt hơn. Để yêu mến họ. để thương những đứa trẻ con nhà nghèo học giỏi. Để yêu quư thêm mảnh đất làng nơi bao đời khó nhọc làm ra hạt gạo. Kể cả vụ mùa bội thu và thất thu thầy tṛ có nhau. Vậy mà con ma tội lỗi nào xen vào hành hạ giáo Hạnh hằng đêm. Cô Công có lần nói, coi con bé Ngoan học cao đẳng mà lấy chồng cho rồi. Thầy Hạnh đang ngồi chấm bài quay nh́n vợ, thầy không dấu cái giật ḿnh.”V́ sao thế ?’ “Nó đẹp qúa chớ sao, cả làng này có ai xứng mặt anh hào, chỉ có thầy Quang, mà nghe nói nhà nớ phong kiến không ai đi cưới gái quê đâu. “

Chỉ nh́n Ngoan thôi vô vàn ước mơ thầm kín dần dần làm chủ tâm trí thầy. Những ẩn ức về nghề nghiệp không reo lên hồi chuông báo nào cả. Vầng trán thanh thản và đôi mắt mênh mông đó, có lần cô Công nói, có khi ta có thể nh́n thấy một cánh buồm ! Chúng chính là những biểu tượng gây cảm xúc khi ta nh́n vào. Nó khiến thầy vừa hưng phấn vừa khiến thầy đau khổ. Chúng hành hạ dằn vặt thầy hằng đêm. Đêm đêm thầy thức khuya chấm bài và đọc sách, nhưng h́nh bóng Ngoan choáng hết trang giấy của thầy. Làm sao ra khỏi cơn địa chấn này, chấm dứt cơn mơ cay đắng là chiếm đoạt nó. Nó là của ta và phải thuộc về ta. Có thế mới khiến ta thôi cơn mộng đẹp khiến mồ hôi lạnh toát ra, sóng lưng đau nhừ hằng đêm. Ngoan hiện lên trên trang sách giảng Kiều với cặp mắt to đen muội, hiện lên trên trang giấy học tṛ nhất là khi giáo Hạnh sốt ruột lôi bài làm của Ngoan ra chấm trước. Nhưng rồi tiếc, thầy lại chôn sâu dưới đống bài làm. Vốn Ngoan có khiếu về văn( cô Công th́ chẳng bao giờ muốn Ngoan theo nghề này cả). Cô bé từng đi thi giỏi văn huyện rồi giỏi văn tỉnh. Chỉ có đi thi quốc gia th́ Ngoan không muốn đi, sợ rớt, may thay, mẹ Ngoan bị một cơn cúm nặng. Thế là Ngoan ở nhà. Giáo Hạnh nghiến răng, thầy đă trông mong nó đậu văn quôc gia, mang về cho ngôi tường huyện hẻo lánh này một giải thưởng danh giá rồi biết đâu thầy được chuyển lên dạy trường chuyên văn ở Huế.

“Tại sao mi không đi thi giỏi văn quốc gia ?”

“Thầy này ! Mạ con đau, với lại, tài t́nh chi lắm cho trời đất ghen !””Con Thúy Kiều !” Thầy Hạnh nghiến răng, c̣n Ngoan vừa cười như nắc nẻ vừa bỏ chạy mất.

 

Rầm ! hai chiếc xe du lịch, một chiếc đến từ ngă ba ôm cua ra qúa ngả đường lên dốc, một chiếc đi đường thẳng cắt ngang. Có lẽ đường thẳng là đường ưu tiên, tài xế chiếc xe kia cho rằng ḿnh đă ôm cua qúa nửa đường rồi, không lùi tránh chiếc đang vùn vụt chạy và thế là ầm ! khiến Viên và người phụ nữ ngồi bên cạnh bổ ngửa. May mà một trong hai tài xế giảm tốc độ là tài xế đang cua ra. Cả hai người hùng hổ lao xuống xe.

- Tao cua nửa đường, tại sao mi không nhường !

- Đường thẳng là đường của tao ! ? Mi ôm cua, sao không lùi !

- Mi nói ngang như cua ! Không thấy tao đă cua ra nửa đường rồi sao ?

- Đường thẳng là đường ưu tiên ! Đường tao tao đi ! Mi làm bể cái sườn bên trái xe tao, c̣n nỏ mồm à ?

- À cái thằng ngang ngược ! đèn xe tau bể, ai đền hả ? Mi dám à ?

- Dám th́ dám !

Cả hai xông lại, người ngồi trong qúan nước bên đường nhảy ra can, ồn cả lên, đám căi nhau đang hăng, hai người lái xe mặt đỏ gay. Viên chép miệng :” đúng là ngày mồng 5.”

- Thôi đi. Giọng nói nhỏ nhẹ của một người ngồi bên cạnh khiến Viên giật ḿnh v́ tuy giọng nhỏ mà dứt khoát. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài màu lam, năy giờ Viên không để ư lắm bây giờ ngạc nhiên khi thấy người này vẹt Viên và con gái sang bên, để lấy đướng đi xuống.” Tại sao mỗi người không chịu trách nhiệm về phần lỗi của ḿnh ?” Mọi người ngồi trong quán nước một người góp vô một câu và thế là yên.

- Tui bị bể mất cái đèn, người tài lái chiếc xe họ đang đi leo lên trước, vừa khởi động máy vừa càu nhàu. Người tài kia cũng về xe của ḿnh.

- Cô đi chùa à, sao đi đường ni.

- Dạ, cũng định.

- Sao lại định, có khi ḿnh không đi lại đến rồi, người đàn bà nói mơ hồ mang ư nghĩa sâu sắc khiến Viên ngạc nhiên im lặng. Nàng leo lên chiếc xe này không chủ ư, nghe nói tất cả gồm sáu người đều định đi chùa trên núi. Núi đang ám ảnh Viên và thế là hai mẹ con cùng leo lên ngồi.” Me định sửa bức tranh ầy à, đi chùa có hứng vẽ không. Me không định lên chùa, định lên núi. Núi th́ có chi hấp dẫn.” Viên cười không đáp. Núi luôn luôn hấp dẫn nàng, rừng th́ âm u bí ẩn và biển rộng bên dưới hấp dẫn nàng. Có những ngôi chùa không có biển mà đứng trơ vơ trên sườn núi. Những ngôi chùa ấy có nét quyến rũ riêng, đó là cái hồn thiêng của đạo giáo phương Đông và Viên nghĩ rằng ḿnh có thể vẽ được sự im lặng của nó. Nhưng nàng cũng hiểu ḿnh không bao giờ vẽ được điều đó cả. Nàng c̣n quá vọng động và c̣n hay giận hờn lắm, trong cuộc sống không phải lúc nào Khanh và nàng cũng ḥa hợp được với nhau. Có điều Khanh yêu nàng và t́nh yêu có thể cứu chuộc tất cả.

- Chúng ta sẽ lên một ngôi chùa trên núi cao, cao lắm. Người phụ nữ nói giọng nhẹ nhàng. Cô cũng thích đi chứ, có núi có biển. Có thể vẽ được đấy.

- Sao…chị biết em thích vẽ.

- Vừa nghe cô bé này nói đấy thôi.

- Chùa trên núi th́ em đă đi đến ba lần rồi. Viên đáp, tại sao lại có những người phụ nữ lại thích mở chùa trên núi ? Viên nói như tự hỏi ḿnh. Chùa của sư cô Minh Không dựng ngay trên đỉnh núi, thuộc một xă miền cao, và chỉ duy có một ngôi chùa đó, dưới chân là đầu nguồn sông. Nàng đă đi qua đó bằng thuyền, chỗ con sông chia hai nhánh, chỗ gịng nước chia đôi chỉ toàn là nước, gịng chảy xoáy ốc, miên man chảy măi như cuộc đời, chảy không ngừng bày ra một cảnh đẹp huy hoàng. Nguồn nước và con sông un đúc nên con người sư cô Minh Không, hay đạo hạnh tạo nên ? Một cái ǵ đó hoang sơ chấc phác bên trong con người này. Nói về Trí tuệ Bát Nhă mà chính nàng cũng không hiểu, sư cô giải thích, cô ngủ trong cái cḥi tranh đêm mô cũng có ma tới quấy, sau cầu Phật mới yên. Bây giờ ngôi chùa được phật tử góp tiền xây dựng đàng hoàng tuy không lớn. Phật tử trên núi th́ hiếm, chùa một tháng đi chợ một lần v́ nhà đ̣ một tháng ghé bến một lần.

Gần trưa họ đến nơi, trời đang mưa lay phay lạnh. Lái xe ngần ngại một lát lấy đà lùi lại, ṿng qua bên kia đường, băng qua đường ray rồi thẳng xuống con dốc trước khi tăng tốc lên tuỵêt đỉnh Nga My. Ngồi bên Mật là một thanh niên cao ráo mặt mũi dễ ưa, họ gặp nhau trên chuyến bay về Huế rồi quen nhau. Anh ta xin phép được đến thăm con gái của nàng và Viên đồng ư. Con đường được đổ bê tông trơn láng, dù thế dấu tích sỏi đá đọng lại hai bên đường cho biết nó mới được làm không bao lâu. Khung cảnh rất tĩnh mịch, núi quá cao, người phụ nữ cho biết đứng trên ngọn núi này có thể nh́n thấy cửa Tư Hiền bên dưới. Chuyến xe leo lên một con dốc dài rồi dừng lại trước hai cánh cửa mới làm sơ sài tạm gọi là cổng chùa. Viên và mọi người xuống xe, trầm trồ trước khu vườn cây kiểng, đất sỏi đá núi hăy c̣n dấu tích. Ít nhất một ngọn núi mới được sang bằng. Và ít nhất ngôi chùa mới được xây chưa bao lâu. Một ni cô mà nụ cười rất dễ mến, khoảng chừng hai mươi ra mời họ vào trong. Ni cô pha nước trà, có vẻ rất quen với người phụ nữ ngồi bên Viên.

- Chị lại lên à, lần ni ở lại có lâu không, hay lại vội về ?

- Lần này có thể lâu, c̣n chi vướng bận mà không lâu.

- Ni sư bị cảm từ trong tết, ra bây giờ đó. Ni cô trẻ tuổi nói. Một lát cánh cửa bật mở và vị sư trưởng bước ra, ngoài chiếc áo lam có khoác thêm một chiếc áo choàng. Mọi người đứng cả dậy chào. Sư cô cười ngó Viên và hai người tuổi trẻ bên cạnh.

- Cô bị đau, chưa lành.

- Cô nên ăn một ngày hai trái cam ạ. Mật vốn méo mó nghề nghiệp khuyên sư cô. Mà ở đây th́ mua cam chỗ nào ? Viên mỉm cười. Gió lạnh qúa, họ dời chỗ vào ngồi phía trong. Pḥng tiếp khách làm ṭan gỗ mới, hai bộ sa lon mới đóng, hai bộ tràng kỉ mới đóng. Ư chừng để tiếp khách thập phương. Hai người đi cùng chuyến với họ yên lặng. Mật và bạn trai mới quen ngồi lắng nghe câu chuỵên của sư trưởng, chuyện xây chùa.

- Chùa ni xây không dễ, mà cũng không lâu, không phức tạp lắm. Sư cô như đọc được ư nghĩ trong óc Viên và mọi người. Ai tới đây cũng hỏi cùng một vấn đề. Không ai cho phép bất cứ xe nào chạy qua đường tàu. Tỉnh càng không cho. Cuối cùng chúng tôi làm được. Bằng một cách thôi. Tất cả vật liệu xây dựng đều được chuyên chở đúng trong một tuần.

- Một tuần ? Mọi người đồng thanh kêu lên.

- Phải, một tuần, để có thể băng qua đường ray chúng tôi làm con đường lên núi trước đă, rồi mới san bằng ngọn núi này. Tượng Phật bà bên phải chùa nh́n xuống cửa Tư Hiền, đó là chỗ đẹp nhất và cao nhất. Lát nữa các vị ra ngoài chiêm bái sẽ thấy. Chúng ta qua chánh điện lễ Phật nhé.

- Các cây kiểng trong chùa đều có vẻ mới, thưa sư cô ? Viên hỏi, không dấu dược vẻ ngạc nhiên.

- Đều mua hôm 29 tết, người ta lạnh quá và lạnh nên cây kiểng bị ế khách một phần. Rét quá cô mua giúp họ một trăm chậu, cả hàng tùng bên ngoài đều mới trồng đều mua của người ta cả.

- Ôi vị Bồ tát cứu độ chúng sanh. Viên thốt lên. May ra có vị bồ tát này người bán hoa đỡ lạnh.

- Chùa ni làm ra có duyên, tôi nói với cô bạn hay lên đây, khi mô giận chồng th́ lên ở một tuần cho khuây. Mới nói hôm trước hôm sau có người lên liền, sư cô cho con ở một tuần với, chồng con độc tài qúa không chịu nổi. Thiệt là linh hè !

- Linh thật, người phụ nữ ngồi bên Viên thở dài đứng dậy. Ḿnh lên chùa lễ Phật đi.

- Me, me vẽ biển đi me, tiếng thỏ thẻ của Mật bên tai, bấc giác Viên mỉm cười. Tất cả đang c̣n làm Viên choáng ngợp, mà không hẳn v́ câu chuyện xây chùa. Đúng hơn nàng cảm thấy cảm phục vị sư cô này ở trí quyết đoan, dám nghĩ dám làm. Tại sao những người phụ nữ yếu đuổi lại thích t́m đến chốn non cao ?

Cái trí tuệ bát nhă nàng hay nghe nói đến phải chăng chính ở hành động hơn là những trang kinh ?

 

.

 

Ngày mà thầy Hạnh và các học tṛ mong chờ đă đến. Riêng với Hạnh chẳng phải là sự t́nh cờ run rủi nào hết. Nó thuộc về thầy Hạnh và nó nằm trong ước muốn của thầy. Những quả đào tiên của bố Ngoan cho, lũ bạn dành dựt nhau, Ngoan là đứa ăn ít nhất, nó nhường cho các bạn. Nó bảo ba tao nói ăn trái đào ni khỏe mạnh, sống lâu trăm tuổi. Láo, thằng Man rú lên cười khành khạch, bao giờ nó cũng có nụ cười đó. Và càng chế nhạo nó càng ăn nhiều, đây là cây đào duy nhất ngọt lạ lùng, không bón phân cũng ngọt. Ba Ngoan hái dành riêng cho Thầy Hạnh một bịch ni long nhưng thầy cho học tṛ ăn. Thầy ngồi nh́n những đứa học sinh đang tuổi lớn, chúng dành nhau những trái lớn nhất rồi cười choe chóe. Ngoan dựt lại những trái to tụi bây ăn không để dành cho thầy chi cả, đồ hư. Sau cùng, chúng lăn ra ngủ. Một ngày chơi đùa, những tṛ chơi lớn, mệt đừ rồi c̣n ǵ ! Hạnh nh́n Ngoan ngủ mà phát thèm, thèm được có một một nét b́nh yên tuỵệt đối nơi hai hàng mi cong, một nét phơi phới xuân th́ trên bộ ngực thanh tân, chiếc miệng khép kín để lộ làn môi cong gợi cảm. Không cần rũ bỏ những ư nghĩ và t́nh cảm lộn xộn trong đầu, thầy ra khỏi căn lều, định đi bộ về nhà.

- Thầy về hả ? chợt Ngoan vùng dậy, rồi cả bọn cùng vùng dậy. Trại của lớp 9A, té ra chỉ giả vờ ngủ. Chúng biết thầy giáo thương Ngoan,cả bọn không dám cười to mà bụm miệng cười rũ rượi. Chúng nhao nhao :

- Thầy kể chuyện đi thầy ! Thầy kể chuyện !

- Thầy kể chuyện ma nhé ?

- Eo ơi, không dám !

 

- Thày kể chuyện cổ tích cơ !

Nửa khuya, con trăng tṛn vành vạnh trên đầu, giáo Hạnh không ngủ được, vùng dậy đi xuống bến sông. Ngoan đang ngồi bó gối một ḿnh. Cái ǵ làm Ngoan không ngủ được thế, cô bé đang tuổi ăn no chóng lớn, đáng lẽ giờ này lăn ra ngủ cùng các bạn. Giáo Hạnh tự nhiên ngồi xuống đốt một điếu thuốc, mùi khói thuốc lá thơm khiến Ngoan muốn sặc. Ban đầu Ngoan giữ ư ngồi xa, sau càng về khuya càng gió lạnh cô bé ngồi nép vào vai thầy, và Hạnh, không kềm được nữa ép cô bé vào ḷng ḿnh, cúi nh́n đôi môi cong đang hé mở như cười. Ngoan chưa kịp phản ứng th́ một tràng cười khành khạch vang lên, thằng Man ! Thằng Sân, con Si và cả bọn của đội bốn do Ngoan làm đội trưởng. Hạnh giật ḿnh xô Ngoan ra, Ngoan đứng lên sấn sổ.

- Tụi bây làm ǵ thế, tau ngồi với thầy, không được à ?

- Thầy có vợ rồi, hi hi, giọng thằng Man. Tiếng cười của chúng vang động một góc sông vắng. Cái tiếng cười có thể giết chết một tâm hồn trong trắng làm Ngoan xấu hổ vùng lên, sấn tới định tát cho Man một tát nhưng nó đă bỏ chạy cùng các bạn. Cái tiếng cười theo đuổi Ngoan nhiều năm liền và thằng Man lẫn thằng Sân nữa hói hận nhiều năm liền.

Đêm văn nghệ là đêm sau, có đại diện dưới pḥng lên tham dự, nguyên nhân là cô bé Ngoan mới giật được cái giải văn Tỉnh đem về cho huyện nhà nói chung và trường nói riêng nhiều vinh dự. Ngoan được lên ti vi, khiến các em Ngoan chạy đi khoe với các bạn học cùng trường, cùng xóm, xóm làng thơm lây. Hơn nữa Ngoan lại đẹp khiến nhiều tay chức sắc muốn về coi Ngoan múa.

Vũ khúc”Ngày mùa” do thầy Hạnh và cô Công làm biên đạo múa rất thành công. Sân khấu được trang hoàng rực rỡ, trang trí nhiều tua hoa giấy ngũ sắc, đó là công của hai thằng hoang nghịch nhất lớp và nổi tiếng với nhiều tṛ đùa tai quái là thằng Man và thằng Sân. Được thầy giáo điều động chúng chăm chỉ làm không so kè. Ngoan đẹp lạ lùng trong chiếc áo màu nâu, đầu chít khăn mỏ qụa, tay cắp thúng vung từng nắm hoa giấy xuống sàn theo từng nhịp trống cùng với đội múa và tiếng hát phía sau sân khấu. Vũ khúc được tập luyện công phu gặt hái thành công rực rỡ. Trong số những người ngồi bên dưới không có thầy Hạnh, thầy kêu nhức đầu đă bỏ về trước khi mở màn.

Những lời x́ xầm đồn đại không phải từ học sinh lớp 9A do thầy chủ nhiệm, mà từ lớp 8. Nhà trường, sau cùng phải mời giáo Hạnh lên văn pḥng để ông Hiệu trưởng đánh giá lại đạo đức của một người theo đuổi nghiệp giáo lâu năm, có tiếng là thầy Hạnh.

Cô Công được cử tra hỏi bé Ngoan.

- Tṛ Ngoan, sao em lại vào giờ đó ngồi nơi bến sông, em sợ ma lắm mà. Nói thiệt với cô đi, cô sẽ không hạ đạo đức em đâu.

Cô Công vốn có biệt danh” Công xù” do học tṛ đặt, đúng hơn là hai thằng quỷ Man và Sân đặt tên rồi cười hô hố.

- Dạ em ngồi ngắm sao, đêm rằm sao chi chít đẹp lắm cô à.

“Những v́ sao ? Con môt gia đ́nh nông dân học ít, lại không mê những cánh c̣, cánh vạc, con cá thia rô, con cá rô phi, mà lại đi mê những vi sao ! ? Con bé ḱ cục này cuộc đời mi rồi đây sẽ ra sao với một tâm hồn như thế ? Thanh danh của thầy giáo Hạnh giữ ǵn mấy chục năm nay, nay sắp bị hoen ố v́ mi ư ?” Nhưng cô Công lại yêu qúy Ngoan, cô phụ trách môn Địa và cô là người hay kể cho các em nghe chuyện các v́ sao, các hành tinh lạ kia mà. Trường Dương Diên Nghệ( đó không phải tên trường, tụi học tṛ nghịch gọi như thế) này nổi tiếng với nhiều thầy giáo giỏi có kiến thức, trong đó cặp Hanh Công được pḥng giáo dục huyện đánh giá cao.

- Đáng lẽ khi thấy thầy, em nên chào rồi về nhà mới phải, cô Công biết điều ḿnh nói là vô lí,. Với khuôn mặt rỗ hoa mè sau một cơn thủy đậu suưt chết, cô trông xấu đi nhiều nếu không có tính t́nh nhân hậu dễ thương.

- Em…Ngoan không sợ hăi, không cúi mặt trước cái nh́n của cô giáo. Rồi cô Công cho nó về. Đến lượt thằng Man và thằng Sân. Man là con trai độc nhất của ông xă trưởng, Sân là con thứ nh́ của ông Chủ tịch xă.

- Tṛ hăy nói thật đă thấy những ǵ ?

- Dạ em không thấy chi hết.

- Dạ em cũng không thấy chi hết. Thằng Sân trả lời.

- Vậy tại sao mấy đứa lớp 8 nói là mi có thấy ?

- Em đă nói không thấy là không thấy. ! Thằng Man nổi cáu. Nó vùng vằng tính bỏ đi.

Cô Công thở dài, nh́n đôi mắt thằng Sân cô biết có hỏi nữa cũng vô ích.

Khi thằng Man chui qua cánh cửa liếp, nó thấy Ngoan đang cúi đầu trên nồi cám heo, lửa rơm đỏ rực, đôi má nó đỏ rực, những lọn tóc mai bết hai bên thái dương. Trông nó trong bộ điệu này, quần vo quá gối, chiếc áo hở cả lưng, tóc cuốn lên cao để lộ cái gáy trắng vẫn đẹp.

- Tại răng mi không chịu nói sự thật ? Đi đi.

Thằng Man không đi. Vốn tên nó không phải là Man, khi làm khai sinh chẳng rơ ba nó hay người làm giấy mới học lớp hai, khiến cái tên Mănh hay ho như vậy biến thành Man.

- Tau xin lỗi. Tau có sai. Thầy ḿnh vẫn là thầy. Nói xong như trút được gánh nặng nó bỏ đi ra.

Ngoan năm đó thi đậu vào lớp 10 dưới huyện, về huỵên học. Lên tỉnh thi vào trường Sư Phạm, rồi đi dạy trên đó lâu lâu mới về làng một lần. Giáo Hạnh được trắng án, nhà trường vẫn cần đến người như thầy giáo Hạnh. Cứ đến ngày 20/11 lớp 9A cũ vẫn có đứa đến thăm trừ hai thằng Man và thằng Sân, chúng rời khỏi làng và làm ǵ đó không ai biết. Thằng Sân lâu lâu có về, thật ra Man và Sân vốn là hai đứa trẻ thông minh, chúng chỉ v́ được qúa cưng chiều nên nghịch qúa mà thôi.

Cho đến một ngày giáo Hạnh phác giác bị ung thư ṿm cổ, chở lên bệnh viện Huế rồi chở về, người gầy rộc đi. Những biến cố trong đời người không thể biết trước được, có khi người ta không gượng dậy nổi trừ những kẻ có bản lĩnh. Biến cố lớn nhất đời thầy là t́nh yêu đối với Ngoan, t́nh yêu đó đă quật ngă thầy.

- Em thương anh suốt đời, cô Công nén tiếng nức nở - anh ráng ăn hết chén cháo này cho khỏe.

- Đời anh lo cho học tṛ đến đây là đủ rồi, anh chỉ muốn gặp con Ngoan.

Một thiếu nữ trong bộ đồ tây ngắn gọn, tóc cắt ngắn đờ mi bước vào.

- Em đây thầy.

- Ngoan, em ngồi xuống đây, cô Công đứng dậy. Ngoan ngồi xuống dưới chân thầy, trên chiếc giường hẹp kê dưới nhà ngang, trong gian nhà thấp lợp tranh mát rượi mà sao ḷng Ngoan nóng như lửa đốt. Giáo Hạnh ngước đôi mắt đục lờ nh́n lên. Một chốc mới nhận ra Ngoan, con bé chân quê chạy chân trần trên đồng ruộng ngày nào ! Môi son, má phấn, tóc cắt ngắn để lộ sóng mũi cao. Nó là thiếu nữ thị thành chứ đâu phải con Ngoan tóc kẹp qúa đỉnh đầu, cúi ḿnh khuấy nồi cám heo nữa ?

- Ngoan, thầy muốn nói lời xin lỗi em. Tối hôm ấy, thầy biết em xuống bến và thầy cũng biết bọn thằng Man theo dơi chúng ta…

Ngoan uất lên : - Đồ khốn nạn,. em có biết chi mô !

- Chúng biết em ưa ngắm sao, mà em là con bé ḱ cục nhất và đẹp nhất làng sao không khỏi cho chúng nó trêu được ? Cái ấy b́nh thường thôi nếu ta đừng tác ư, đừng gán cho nó nhăn hiệu này khác. Thầy Hạnh ngừng nói, thở hào hển. Cô Công vội múc nước đổ cho thầy một muỗng sâm. - cái thánh thiện của em làm ta yêu mến rồi từ đó…con ma trong ta hành hạ ta, nó xui ta phải biến em là của ta. Con ma muốn ta làm cho em phải khổ và ta muốn đánh gục niềm kiêu hănh trong em.

Thầy Hạnh vuốt tóc Ngoan. Cô bé rùng ḿnh chợt hiểu ra tất cả. Cái trực giác mách bảo Ngoan tối hôm ấy chính xác hơn một ngàn từ dùng để biện minh, điều đó làm cho hai thằng quỷ Sân và Man im lặng, chúng cũng hiểu như Ngoan mà sau này cơ, sau khi bị cha mẹ chúng la hét, và đánh cho vài tát tai.

Thầy Hạnh chết. Làng buồn thiu một dạo, t́m đâu ra một thầy trẻ nào chịu về ngôi làng này và dạy văn hay như thầy ?”Chúng ta khó biết lắm, những biến cố xảy ra, hay lường được, những tai ương xảy ra trong cuộc đời.”Lời thầy giảng Kiều vẫn c̣n vọng âm trong từng lớp học, mà người nhớ nhiều nhất dĩ nhiên là học tṛ lớp 9A. Vào một đêm tối trời, có một người âm thầm trở dậy, đi ra vườn sau mở hai cánh cửa, lách ḿnh ra ngoài. Hai bên con đường đất gập ghềnh khúc khủy, chỉ rặng tre kêu xào xạc.

 

 

Đứng trên miền núi, dưới cơn mưa lạnh lay phay Viên vẫn chưa qua hết cơn choáng.

- Me, me đứng chi ngoài đó gió lạnh ? Me vào đi ?

- Ừ. Viên rùng ḿnh, nh́n đăm đăm xuống dưới vịnh biển thăm thẳm, nơi mở ra trăm ngh́n cơn nước xoáy cuốn trôi, xóa sạch mọi dấu vết. Những mảnh gương vỡ, ư niệm “cuốn trôi, xóa sạch” đeo theo nàng lúc chánh điện lễ Phật. Một người phụ nữ trong chiếc áo dài lam có làn da rỗ hoa mè nhưng khuôn mặt nh́n nghiêng rất xinh đang quỳ bên nàng năy giờ, với tràng hạt trên tay. Đó là người đàn bà đă gạt tay nàng ra một cách dứt khoát, nhảy xuống xe can hai người tài xế ra khi hai xe đụng suưt gây tai nạn.

Ngay trong đôi mắt trong như nước hồ của Ngoan, chỉ cô Công với trực giác riêng của ḿnh nh́n thấy rơ nét một cánh buồm. Rồi nó sẽ đi xa, xa lắm…Cầu mong cho em được b́nh yên hạnh phúc. Thầy muốn giết chết “con Thúy Kiều” trong em, nhưng hỡi ơi, làm sao tránh được cái gọi là định mệnh bây giờ ? ! Chỉ có cách là cố gắng khắc phục nó như em đă làm.

Cả ta, rồi ta cũng đi xa, như mây trời. Trong giấc mơ của ta, h́nh dung một ngày nào đó ta sẽ trở về. Không phải với cô Công già nua, xác xơ, mà trở về đẹp đẽ, trang nghiêm. Ta đang hồi sinh từ những tro tàn dĩ văng, sẽ mở ra một cánh cửa khác, một cuộc đời khác ngay trong chính ta này, trong hiện tại này.

Bức tranh vẽ núi của tác giả Trần Viên Viên một tháng sau được gởi qua Canada triển lăm chung với những họa sĩ khác ở Huế Núi và mây ch́m khuất trong làn sương mù. Chỉ riêng trên đỉnh cô phong, vỏn vẹn một pho tượng Quan thế âm đang nghiêng bầu Tịnh b́nh nh́n xuống…

Dư dục vô ngôn.

Nha Trang ngày 26/03/08

Phạm Ngọc Túy