Phạm Ngọc Tuư
|
Ra khỏi chợ, Thái Anh chợt níu tay mẹ:
- Mẹ, mẹ cho ông nớ hai ngàn.
Loan ngạc nhiên nh́n con: - Ông nào thế? sao lại...
- Ông nớ tề, mẹ nói ông nớ hát hay mà.
Chính anh ta, người hát rong mù, Loan gặp nhiều lần, nhiều năm trước đây trên tàu hoả. Đôi vai rộng, vóc người tầm thước, dáng dấp không có ǵ đặc biệt. Nối ḿnh với đứa bé trai sau lưng bằng sợi dây thừng, anh ta ôm cây đàn ghi ta cũ bắt đầu hát. Người kẻ chợ bảo, người đàn ông này hát hay nhất trong đám những người hát rong (không nhiều). Loan mở ví đưa cho Thái Anh tờ bạc hai ngàn. Con bé vội vă lách ra, chạy tới bỏ đồng bạc vào cái hộp thiết cũ thằng bé cầm. Không phải anh ta, mà chính là giọng hát. Tiếng hát đi thẳng vào trái tim, chọc thủng những ǵ thầm kín nhất. Nó là ngôn ngữ của kẻ mù, duy nhất. Mà cái cách anh ta hát. Hát cứ như là tṛ chơi. Hát như thể không c̣n ai. Như không c̣n ǵ trên thế gian này. Loan đứng quay lưng vào hàng chén bát, vờ lựa mua hai cái li. Không có chi làm Loan xao xuyến đến thế. Người nhạc sĩ nào sáng tác những bản nhạc ấy nếu c̣n sống, hẳn phải cám ơn anh ta.
Cơn mưa sầm sập đổ xuống khi Loan rời bàn giấy đứng dậy. Ở đây không khí nặc mùi bụi bặm. Chỗ nào cũng có giấy. Giấy lớn, giấy nhỏ, giấy vụn. Nhà in đang lúc bận rộn in sách giáo khoa, tiếng máy in chạy xoành xoạch suốt ngày. Cơn mưa trút xuống khác nào ḍng thác cuốn đi bao nhiêu ô nhiễm. Khoảng sân hẹp nối văn pḥng và nhà máy ngập nước. Lượng mưa nhiều và dữ dội. Công nhân lo cứu cái kho dột nước. Sau nửa giờ, những bao giấy to được cất vào nơi ổn định.
Mưa chừng một tiếng mới ngừng. Trong gian pḥng cũ kĩ rộng mênh mông chỉ c̣n một ḿnh Loan. Người khác đă ra về. Loan không có áo mưa, không đi xe. Loan sẽ đi bộ về, chiều nay sinh nhật Loan. Không khí trong trẻo lạ, trời c̣n mưa rớt hột và Loan đi dưới cơn mưa nhẹ, ḷng thầm vui khi nghĩ đến người hát rong mù.
- Cô ơi, cô về xa gần hả cô?
Giọng thật trong. Cô quay lại, ngạc nhiên trước một cô bé khoảng mười sáu, mười bảy, mặc jupe màu nâu sáng, áo chemise màu vàng, đi chiếc xe đạp Trung Quốc. Loan nói, cô thích đi bộ một lát, và cám ơn.
- Trời c̣n mưa mà cô. Để em đưa cô về.
Chưa bao giờ Loan gặp chuyện như thế này. Những giọt mưa thu với cơn gió nhẹ se thắt lạnh. Loan đành nhảy lên xe.
- Em đi đâu về? Loan hỏi. Cô bé liến thoắng, em ở nhà nhỏ bạn về, nhỏ bạn đánh dương cầm bài "Giọt mưa thu" hay quá. Em chỉ chơi ghita, không có tiền mua đàn lớn. Nhà cô ở gần đây chứ?
- Ở cuối đường Nguyễn Huệ, đầu hẻm.
Cô bé reo lên, thế là thuộc dạng nhà xịn rồi. Loan cười, ừ. Chẳng mấy chốc đă tới nhà, chim vành khuyên dừng lại, để Loan xuống. Hẹn gặp lại em, Loan tŕu mến nh́n cô bé, cũng xinh thật. Cô bé chào và đạp xe đi.
Thái Anh không có nhà, hôm nay Quốc Thanh chở con sang nhà nội ở lại. Sinh nhật mẹ cũng không về, chẳng hiểu tại sao. Loan lấy ch́a mở cổng sắt, bước vào khoảng sân rộng để đầy cây kiểng. Bước lên thềm nhà, tra ch́a khoá vào ổ, Loan bước vào thế giới thật của ḿnh. Hôm nay sinh nhật, như mọi ngày. Không bè bạn, không hoa, không đèn nến. Không ǵ cả. Chỉ muốn lắng ḷng nghe một khúc nhạc. Nhạc của kẻ khác. Tiếng nói của ḿnh. Thổn thức một ḿnh. Vào ngày này, sáu năm trước, Loan được chồng tổ chức một sinh nhật nhỏ. Thức ăn ngon do chồng Loan đặt làm. Mời vài người bạn. Sau đó, bé Thái Anh ra đời. Sau đó và cho đến bây giờ, không có ǵ lạ xảy đến.
Khung cảnh quen. Chiếc dương cầm kê trong góc, bộ xa-lông nệm đỏ. Bàn làm việc của Quốc Thanh có máy vi tính. Bàn dài dùng tiếp khách. Một đồng hồ lớn mạ đồng, với bốn ngựa kéo đứng trên tủ chè...Con búp bê trong tủ. Ngoài trời bắt đầu tối. Loan băng qua pḥng, bỏ vào máy một băng nhạc. Tiếng hát một đời. Một đời lận đận khổ cực. Người hát rong mù đi khắp nơi kiếm sống. Không có giọng hát, anh ta cũng không tồn tại. C̣n ta, ta tồn tại v́ cái ǵ đây? V́ chồng, v́ con, hay v́ ta? Một đời trôi qua, vô nghĩa lí, không giận hờn, oán trách, chỉ c̣n sự lạnh lẽo dửng dưng. Trái tim chai sạn dần, mười năm ta không đụng đến cây đàn. Tự hứa, năm nay phải dạy đàn cho bé. Đừng bắt bé phải chịu đựng những xấu xa ích kỉ của người lớn. Thái Anh có năng khiếu. Ngày nào cũng giở nắp đàn, đập những ngón tay bé xíu mũm mĩm lên phím đàn. Sáu tuổi, có sớm lắm không. Nhưng chính sự lạnh lẽo dửng dưng làm ta mệt mỏi.
Người hát rong mù thường là khách quen của tàu Thống Nhất. Loan gặp anh ta nhiều lần, vào những dịp hè. Giọng hát là một giọng hát vàng, ăn đứt tất cả những ca sĩ ngôi sao. Anh ta không rên rỉ, không gào thét. Anh ta chỉ diễn đạt trung thành những ǵ nhạc sĩ muốn nói. Khi những chuyến tàu Thống Nhất đông đúc, nhớp nháp mùi hơi người, chen lấn hỗn độn v́ nạn buôn chuyến, nạn bán vé chợ đen, nạn trộm cắp chấm dứt thời ḱ bao cấp. Người hát rong mù không c̣n môi trường sinh sống, anh ta đi hát ở chợ. Loan mời anh ta về nhà, thu lại những bài anh ta hát. Mời anh ta bữa cơm. Cho anh ta ít tiền và hỏi anh ta. Tôi hát những bài t́nh ca được phép. Loan và chồng đă căi nhau một trận kịch liệt. Quốc Thanh hôm đó về sớm. Lấy nhầm cuộn băng Loan thu bỏ vào máy. Thế là cuộc chiến tranh nổ ra. Từ lâu chỉ có sự nguội lạnh về phía Loan. Quốc Thanh vặc lên:
- Cái quỷ ǵ thế? Sao lại có thứ nhạc này?
- Xin anh lắng nghe. Chúng ta có c̣n con nít nữa đâu mà không biết hay dở.
- Tôi không nói hay dở, tôi chỉ nói nhạc. Chồng Loan chợt im bặt lúc nghe:
"Ai mua trăng tôi bán trăng cho. Chẳng bán t́nh duyên ước hẹn ḥ".
Cái giọng xuống xề ấy thật quá ngọt ngào, tê buốt, chết một nửa hồn người. Mà nhất là đối với Loan, Loan đă ngắt cầu dao, tắt hết tất cả mọi niềm khát khao cháy bỏng, mănh liệt nhất v́ một mối t́nh. Dang dở v́ ta. Có nói ǵ th́ cũng bằng thừa. Loan là người phụ nữ thông minh tinh tế. Quốc Thanh biết vậy mà vẫn ấm ức. Anh ta đi tới đi lui, hoạnh hoẹ:
- Làm sao em có những bản này - à không, giọng hát này?
- Tôi mời anh ta về nhà thu băng.
Quá đơn giản! Loan nói dối th́ đă êm. Đăng này, sự kiêu hănh không cho Loan nói dối. Loan không ưa lừa dối kẻ khác. Mỗi người có tự do riêng. Thật hết nói. Quốc Thanh chỉ muốn tát cho Loan một cái.
- Cô... cô ngoại t́nh.
- Ngoại t́nh cái ǵ? Loan chồm lên, to tiếng. Giá Thái Anh không đi học về, ắt có xô xát. Chồng Loan vốn nóng, anh ta cho ḿnh là nhân vật quan trọng cũng phải. Phó giám đốc kia mà. Những ngày sau đó, họ không trở lại chuyện cũ. Một bữa, lúc vào giường, Quốc Thanh nói vào tai vợ: "Em không ngoại t́nh, nhưng... em cất tiếng hát của thằng đó vào trái tim". Loan im lặng ôm gối sang pḥng con.
Bây giờ, giọng hát ấy vang lên trong gian pḥng rộng. Căn nhà này mới xây, trang trí nội thất hiện đại. Chiều nay chỉ có Loan và anh ta."Một ngày nào, anh chết đi em tiễn đưa anh về cuối trời..." "Sao không hát đưa em về cuối trời?". “Tôi không hát cho tôi. Tôi không nhớ ḿnh bao nhiêu tuổi. Tôi hát v́ không thể không hát. Lấy ǵ nuôi miệng đây cô, tôi c̣n mẹ già".
Cửa mở, Quốc Thanh đột ngột bước vào. Loan không giật ḿnh, không mỉm cười, không quay lại. Hôm nay là ngày của cô. Quốc Thanh sẽ không thể làm ǵ. Anh ta đến bên vợ, nghe nhạc, lặng lẽ một lúc lâu rồi nắm tay Loan. Cô đứng dậy định đi.
- Em cứ nghe những ǵ em thích. Đây quà sinh nhật.
Năm ngoái, Loan sơ ư làm mất chiếc nhẫn đính hôn. Bây giờ, Thanh mua tặng vợ chiếc khác, có phần đẹp hơn. Loan để chồng đeo nó vào ngón tay.
- Sao không chở Thái Anh về?
- Em muốn một ḿnh kia mà. Nó ở lại bên kia rồi.À, anh có nhờ vú làm con gà đút ḷ, tối ni ḿnh ăn gà với xà lách, bánh ḿ dăm bông. Bánh anh đặt ở tiệm, lát họ mang vào. Hoa cũng vậy.
Mỗi lần Quốc Thanh muốn cầu ở vợ điều ǵ, anh lại nhắm vào những ngày lễ. Lễ Noel, Tết, lễ Phật đản, sinh nhật... Đáng lẽ mỉm cười, Loan lại muốn khóc. Cô đến tắt máy hát. "Tôi đi nhiều nơi, có vui có buồn, mà từ lâu tôi cũng quên buồn. Buồn là ǵ, khi tôi không hát cho tôi. Nghiệp cầm ca của người sang trọng, vinh quang, giàu có. Tôi mù v́ mảnh đạn pháo, biết làm chi kiếm sống ngoài tiếng hát. Ở quê người ta mời tôi hát trong những đám tiệc. Họ cho tôi ăn và tiền". Loan khóc trong giấc ngủ. "Em không ngoại t́nh, nhưng em cất tiếng hát của thằng đó trong trái tim". Quốc Thanh nói đúng.
- Loan. Quốc Thanh bỏ một băng nhạc vào máy, d́u Loan đứng lên. Một nụ hôn nhẹ nhàng đặt lên môi.
- Tối nay, em hứa với anh một điều. Quốc Thanh d́u Loan theo điệu nhạc. Loan cười gượng.
- Nói đi.
- Em đàn cho anh nghe bản Elisse.
Đàn...rồi sau đó....Bây giờ Loan hiểu, v́ sao Quốc Thanh để con ở lại nhà ông bà nội.
Vành Khuyên ngập ngừng đứng trước hai cánh cổng sắt mở hé. Nhà này đẹp thật, c̣n lâu ba mẹ ḿnh mới có ngôi nhà như thế. Cô mời ḿnh đến làm ǵ nhỉ, hẳn là có chuyện ǵ muốn nói. Vành Khuyên đẩy cửa, dựng xe sát tường. Nửa cái sân gần bốn chục chậu hoa hồng Pháp, đang nở hoa khoe sắc. Vành Khuyên nhẩm tính, hoa hồng bán ở chợ khá đắt, nhà này chỉ trồng chơi. Sang quá. Nửa c̣n lại là cây kiểng. Ở giữa, con đường trồng đầy hoa móng tay dẫn thẳng vào cửa chính. Chợt có tiếng chân bước ra, một người phụ nữ trẻ mặc áo trắng, cô ấy đấy. Loan mỉm cười nh́n cô bé, xinh xắn trong chiếc áo đầm hồng:
- Chào em, vào chơi.
- Hôm nay có dịp ǵ vậy cô? Vành Khuyên bước theo cô vào căn pḥng khách rộng.
- Chẳng có chuyện ǵ cả, ḿnh ăn bánh và nghe nhạc thôi.
Thái Anh chạy đến bên mẹ, Vành Khuyên cúi xuống hôn em bé: Dễ thương ghê.
Một lọ hoa hồng cắm giữa bàn, hai dĩa bánh tây, một dĩa bánh Huế. Bàn trải khăn trắng. Vành Khuyên theo Loan ngồi xuống salon. Pḥng khách rộng với những tấm màn màu đỏ thẫm.
- Tên em là chi, Loan hỏi cô bé, có phải là sơn ca không?
- Cô nói gần đúng, em là Khuyên, chim Vành Khuyên ấy.
- Ḿnh qua bàn ngồi chơi đi, ăn bánh cho vui. Lâu lắm... mới có được niềm vui.
Khuyên nh́n Loan lạ lùng - Tôi nói thật đó. Cuộc sống có êm mà không có ấm. Gia đ́nh em thế nào?
- Vui, cô à. Em có bốn người anh em. Vành Khuyên nh́n quanh - nhà đẹp quá nhỉ, lại có dương cầm. Cô đàn hay không cô? Nhỏ bạn em biết cô. Sao cô không mở lớp dạy? Em biết chơi guitare. Không có tiền mua đàn lớn. À, cô bé ni giống cô, chắc sẽ học đàn piano, thích không hả?
Thái Anh leo lên ngồi cạnh mẹ, chỉ cười không đáp.
- Này em, dễ chừng gần mười năm, tôi chơi piano hai lần. Mà lần nào cũng do người khác yêu cầu. Tôi không tự nguyện.
- Chà, giọng oanh ríu rít - thế th́ ai đó chắc là.. được cô ưu tiên lắm.
- Ba bé đó. Mẹ không ưa ba, mẹ buồn hoài- Thái Anh vọt miệng. Loan cười, sau bao nhiêu năm, lần đầu tiên cô thấy ḿnh thật sự cười.
- Người đó là chồng tôi. Tôi không hề tổ chức sinh nhật cho ḿnh, ngoài hai người là con bé ni và Quốc Thanh.
Loan bóc một cái bánh nậm bỏ vào dĩa Vành Khuyên. Cả hai ăn ngon lành. Buổi chiều c̣n dài, Loan vừa ăn vừa nói chuyện. "Không có chiều mưa nào mà tôi không ray rứt nhớ những kỉ niệm. Em biết gia sư là ǵ không, dạy kèm đó mà. Em biết chớ, em cũng có thầy đến nhà dạy guitare cổ điển, ông thầy đẹp trai ghê cô ơi- Đừng dại mà yêu thầy. Tôi đă dại dột yêu ông thầy dạy Pháp văn, ông ta học y khoa năm thứ sáu. Trong khi đó Quốc Thanh đă tốt nghiệp hai đại học: Xây dựng và Kiến trúc. Hai người đều học giỏi, có tài. Ai cũng cho là tôi sẽ lấy Duy, nhà anh ta không giàu lắm nhưng gia đ́nh có truyền thống học thức. Tôi quen Duy năm mười sáu, rồi Duy đến dạy kèm luôn tại nhà. Quốc Thanh cũng con nhà đàng hoàng, anh ta nói với bạn bè, anh ta sẽ lấy tôi. Những chiều mưa, chỉ có hai chúng tôi. Duy thường đến muộn, anh ấy rũ áo mưa trước cửa, băng qua pḥng, với khuôn mặt điển trai, đôi mắt sáng thông minh. Tôi yêu mái tóc đẫm nước của anh ấy. Dáng dấp mạnh bạo, anh ấy chào tôi bằng tiếng Pháp - Bonjour ma amie, tôi chào lại và chúng tôi bắt đầu giờ học. - Cô nhớ lâu thế à, Vành Khuyên kêu lên, cô yêu thầy Duy rồi - Đúng vậy, không hiểu các em gái bây giờ thế nào, chứ tôi yêu sớm lắm. Quốc Thanh làm như không biết ǵ, vẫn thường mang hoa hồng tặng tôi. Duy bảo, tôi với Thanh có thể là một cặp xứng đôi. Tôi đă giận Duy rất lâu. Có Duy, căn nhà bừng sáng lên, hơi ấm Duy mang vào, trái tim non dại chưa một lần yêu đă vội vàng hối hả, chỉ sợ buổi chiều trôi đi mất. Mà chiều th́ thường đi không trở lại. Sau giờ học, chúng tôi cùng đàn hát với nhau. Duy hát khá truyền cảm. Ngày sinh nhật mười sáu tuổi, tôi được phép mời bạn bè khá đông. Trong buổi tiệc ấy chúng tôi gần như công khai mối t́nh của ḿnh. - Đẹp thật, giống như trong phim.
- Vâng, và chỉ có trong phim thôi. Cái ǵ quá hoàn hảo đều không tốt, tôi nhớ ba tôi đă nói như thế. Năm đó, tôi tṛn hai mươi. Tôi đă chuẩn bị sinh nhật cho cho ḿnh thật lớn, v́ chúng tôi đă được người lớn chấp nhận và nhân dịp này, đặt vấn đề. Chúng tôi sẽ đính hôn vào Noel, dự định như vậy. Bây giờ Quốc Thanh mới hành động. Trước đó một tháng, anh ta đưa một bạn gái đến giới thiệu với Duy. Bạn ấy là Kiều Mi, hoa khôi trường Luật, bạn của tôi. Kiều Mi yêu Duy và Duy h́nh như - tôi linh cảm thế, không lạnh nhạt với Mi lắm. Mi con nhà giàu, đă thế từng đoạt danh hiệu Á khôi. Quốc Thanh nói với Duy - Cậu không yêu Loan, tôi biết. Cậu chỉ tính toán cho tương lai ḿnh. Nếu vậy, cha mẹ Kiều Mi đều là những người giàu có, thế lực. Tại sao cậu không chọn mặt gởi vàng, một nơi có thể cho ngay một chỗ làm, một ngôi nhà mặt tiền và có thể mở pḥng mạch tư? C̣n ḿnh, ḿnh yêu Loan điên cuồng cậu biết đấy. Thử hỏi, trái tim ai dành cho Loan nhiều nhất? Cậu xen vào giữa làm ḿnh phải tạm lánh đi. Ḿnh là kẻ đến trước - Ra cậu cần một cuộc trao đổi? - Chỉ mong cậu sáng suốt hơn thôi. Cậu có thiệt ǵ? Những lời Kiều Mi nói lại với tôi, sau khi lấy Duy, không khác ǵ lưỡi dao lóc trái tim ra khỏi lồng ngực tôi. Đúng là tôi yêu Duy nhiều hơn anh ấy, anh ấy chưa nói tiếng yêu bao giờ.
Những nụ hôn say đắm. Những quà tặng đắt tiền? Th́ chỉ v́ tôi khiến anh ta không thể kềm ḷng được. Rồi ngày sinh nhật đến, Duy đứng trước một sự chọn lựa khắc nghiệt, và anh ta đă đến... đến muộn sau khi tiệc mừng đă đông đủ, tôi gần kiệt sức bởi sự đợi chờ. Anh ta đến với Kiều Mi. Họ cặp tay nhau, công khai... Tôi hiểu, sự t́nh rồi sẽ như vậy. Kiều Mi đă cho tôi biết mọi sự thật để tôi đừng ảo tưởng nữa. Quốc Thanh đă bao trọn gói cho ḿnh như thế đấy".
- Rồi cô lấy Quốc Thanh? Vành Khuyên hỏi, đôi mắt ánh lên vẻ ngây thơ.
- Ừ, Loan thở dài.
- Ông ấy không yêu cô, ông Duy ấy.
- Ồ, em nói như là đi trong bụng ta vậy. Loan bật cười:
- Cho đến ngày tôi gặp lại người ca sĩ mù, anh ta không có chi đặc biệt cả. Sau chừng ấy năm, anh ta không già, không c̣n trẻ, chỉ có giọng hát. Giọng hát làm ấm trái tim tôi.
- Người ca sĩ mù, có phải cái ông dắt thằng bé con đi xin tiền ở chợ?
- Chớ lầm, anh ta hát đổi lấy manh áo, bát cơm cơ mà.
- Th́ chính ông nớ, ông nớ hát tuyệt, cô hí.
Loan im lặng, những ǵ chôn sâu đang được khơi lên, sống chỉ một lần! Anh ta không có ǵ cả ngoài tiếng hát. Đôi dép cao su ṃn gót, chiếc quần jean bạc màu, tấm áo cũ tương đối lành lặn. Lạ là anh ta không hề tỏ ra đau khổ hay yếu đuối. Ngược lại. Có cái ǵ đó tự tin, ở khuôn mặt vuông hiền hậu. Trái tim trơ lạnh chỉ mỉm cười có một lần. Đó là lần sinh Thái Anh. Bác sĩ bảo, "Cô không có con không phải lỗi ở chồng. Khi gần chồng, người phụ nữ phải có cảm giác, phải thể hiện t́nh yêu bằng sự hiến dâng. Nói tắt là sự cộng hưởng ở hai phía. Cô đă không hưởng ứng, theo tôi nghĩ như vậy". Dù biết rằng ḿnh hơi cố chấp, Loan vẫn khó có thể tha thứ cho Quốc Anh. Cái điều anh ta đă làm, bằng mọi cách để có cô. Trái tim chỉ có một, t́nh chỉ có một. Từ ngày lấy chồng, cô như người chết hẳn một cái ǵ trong ḷng. Cảm giác hụt hẫng và bị chiếm hữu, bị lừa dối. Có lẽ do cô, cô từ chối Thanh, biết đâu cuộc đời sẽ khác? Ấn tượng hồi mười sáu mạnh quá, nỗi thất vọng lớn quá. Đúng là trái tim chỉ rung lên có một lần. Cho đến ngày cô gặp lại người ca sĩ mù. Vành Khuyên chợt cất tiếng:
- Tiếng hát của ông ấy, biết đâu...cô có thể mở lại lớp dạy đàn.
- Tôi đă chọn cho tôi cái nghề không dính chi đến đàn hát. Suốt ngày bên những cái bàn bụi bặm, sửa lỗi mô rát, hay làm một số việc vớ vẩn khác. Để quên. Quên tất cả, trừ anh ta. Anh ta hát với cả tâm hồn ḿnh, không đơn thuần chỉ kiếm sống. Có những người trông bề ngoài tầm thường, ăn bữa nay lo bữa mai, lại cho ta cảm tưởng như vậy. Họ là hạng người dưới đáy xă hội, ngày nắng đi hát ngày mưa nghỉ. Tôi bị thu hút. Không phải cách anh ta diễn đạt. Quá nhàm với những ca sĩ bây giờ. Mà anh ta để cả tâm hồn vào đó. Lời nhạc hiện nay: "Cho em khát khao anh..dù chỉ một lần..", người ca sĩ thật sự không hát những lời ấy. Với tôi, nhạc là cái ǵ khác hẳn. Không vụ theo thị hiếu rẻ tiền. Đôi khi Nhạc mà người ta đang gào trên ti vi, thứ nhạc trẻ ấy không phải nhạc. Nhạc là một thứ lễ nhằm nâng cao tâm hồn người chứ không phải để khơi dậy thú tánh. Em hiểu chứ? Dân kẻ chợ ít chữ họ mê giọng hát ấy. "Anh không nhàm chán sao? không mệt mỏi ư?" Tôi đă hỏi câu ngu ngốc đó. Anh ta trả lời giản dị, "Thưa cô, tôi không hát, ai sẽ nuôi tôi. Tôi không vào hội người mù vót tăm tre v́ tù túng. Ánh sáng đôi mắt tôi đă mất trong cuộc chiến. Từ lâu tôi không biết đến hai chữ lí tưởng. Tôi chỉ có giọng hát. Khi người ta nghe tôi hát, tôi có thể thấy được sự xúc động trên nét mặt họ. Tôi không cầu xin của bố thí. Hát là ánh sáng của cuộc sống, hát là ngôn ngữ". Anh ta đưa mắt nh́n quanh nhà. Đột nhiên anh ta hỏi, cô có chơi đàn dương cầm không? Tôi ngạc nhiên. Thay v́ trả lời, tôi nắm tay anh ta đưa đến chỗ đàn. Người hát rong mù đưa tay dở nắp đàn lên. Rồi anh ta nhấn vài phím. Ánh sáng của đời tôi đă tắt từ ngày Duy phản bội, và khám phá ra âm mưu của Quốc Thanh.
- Cô không hề vui, bởi cô không biết chơi đàn - anh ta nói.
- Tôi có, tôi chống đỡ.
- Cô không. Nếu có cây pianô, với cuộc sống sang trọng, nhà cửa thế này, hẳn không bao giờ cô mời tôi đến đây". Anh ta thật là... Không thiếu những hiệp hội từ thiện mời tôi biễu diễn để lấy tiền giúp người nghèo. Không ít lần, trường nghệ thuật mời tôi tham dự một khoá dạy. Tôi từ chối. Từ ngày lên xe hoa, mọi nỗi rộn ràng, háo hức không c̣n. Quốc Thanh có tôi nhưng tôi không có anh ta. Tôi không ưa danh vọng và ghét đám đông. Cả Quốc Thanh và Duy đều v́ tiền. Họ là quá khứ, c̣n anh ta, anh ta là yêu tinh. Sau khi hát vài bản để tôi thu băng, anh ta cám ơn bữa ăn tôi mời rồi cùng đứa trẻ ra đi. Trước khi đi, anh ta nói:
- Cô đừng như thế nữa. Như thế là thế nào? Tha thứ- tôi không có nhiều chữ, thưa cô. Từ ngày đó tôi ít gặp lại anh ta.
- Cô mở lại lớp dạy đàn cô tham gia các hoạt động từ thiện cho vui, cô.
Vành Khuyên thỏ thẻ: mười năm qua rồi, cô cũng nên quên đi.
- Thôi em đừng có lẻo mép. Loan cười rộng miệng - thôi được, hôm nay tôi mời em đến đây để đền ơn tri ngộ, và để... lấy lại những ǵ đă quên.. Nào, ta sẽ vừa hát vừa đàn, hăy đến đây.
Lần đầu tiên bản Sérénata được chơi trọn vẹn. Đă cuối thu rồi, cùng những cơn mưa chiều không báo trước.
Tháng 8/2000.