NHƯ CÓ, NHƯ KHÔNG

Thuở ấy ấy bạn và Liên học cùng  một lớp ở trường Đồng Khánh. Biến cố lịch sử năm 75 khiến bạn bè mỗi đứa mỗi ngả.  Đứa may mắn ở gần Huế đi dạy đứa theo gia đ́nh vào Nam  đứa làm nghề khác. Bạn là đứa may mắn nhất, vẫn dạy lại trường cũ, Liên tiếp tục về dạy ở trường huyện cách thành phố gần ba chục km. Măi gần mười năm sau, khi con gái của Liên lên bảy tuổi họ mới gặp nhau. Bạn đang đi bộ c̣n Liên đạp xe hướng ngược lại. Bạn là người nh́n thấy Liên trước.

      - Ô Liên! Lâu ngày quá, mi đi mô mất biệt?

      - Tau vẫn ở đây chứ ở mô.

      - C̣n dạy chứ?

      - C̣n, lên gần thành phố được nửa đường.

Được nửa đường là mỗi ngày bánh xe lăn hơn mười hai km một buổi chưa kể các buổi họp chiều họp tối  nhưng Liên thấy không cần thiết nói ra điều đó.

Bạn nh́n Liên chăm chú. Có vẻ muốn hỏi Liên đi đâu lạc qua con đường này, bởi Liên ở trong thành nội, nhà bạn ở dưới chân cầu Đông Ba.

-             Nhà tau ở gần đây, mi về nhà tau chơi đă.

-             ừ.

-             Mi không thay đổi chi cả, qua đây làm ǵ. T́m nhà ai à?

-             T́m nhà cô em họ, mà e là không có cuốn sách tau cần. Không biết hoàng thân Vinh Y có cuốn ấy không?

-             Cuốn ǵ mà quan trọng thế?

-             Để về nhà rồi nói.

Bạn th́ không thay đổi thật, vẫn trắng trẻo và dễ thương với mái tóc đen dài bây giờ được cột lên sau gáy. Bạn ở trong chái trên của nhà thờ, một chỗ hơi tối thuộc nhà rường cổ. Tuy vậy, bạn đang có cuộc sống đầy đủ - tương đối – thuê được một bà già làm công, chỉ đang chuẩn bị làm mẹ chứ chưa có con. Hoàng thân Vinh Y chồng của bạn tuy mang trong ḿnh gịng máu quư tộc, đời thường ông sống  hài ḥa với mọi người. Liên biết hoàng thân từ lâu, cô biết qua những bài khảo luận của ông đăng báo trước đây. Trong cuộc phần thư sau 75 cô cất giữ những bài viết này lại v́ tiếc công và tài người viết.

-             Rồi, bây giờ nói đi nào, mi đi t́m cuốn sách nào?

-             Cuốn Khung cửa hẹp của André Gide.

Bạn trố mắt nh́n Liên, giữa lúc cả nước đang ăn độn hạt bo bo mà đi t́m một cuốn sách cũ? Tuy nhiên biết rơ tánh Liên, bạn chỉ nói:

-             Để tau t́m đă, sách của ông ấy để tùm lum trên bàn, mi coi ḱa. Chỗ bàn ông ấy làm việc đó.

Cả hai ra ngoài hiên. Bạn khoe bài báo ông  hoàng viết về hội họa, nhân cuộc triễn lăm tranh của một họa sĩ. Bạn nói về cuộc sống đủ đầy của ḿnh. Nhắc lại những bạn bè cũ, những kỉ niệm cũ hồi xa xưa. Mười năm trôi qua mau, bao nhiêu cảnh bể dâu, bao nhiêu vật đổi sao dời.

Buổi chiều hoàng thân đi dạy về, khi từ giă ông  hỏi mượn cuốn tự điển Triết học của Liên, cô hứa sẽ cho mượn. Cuốn sách t́m không ra, thỉnh thoảng họ vẫn gặp nhau. Mấy năm sau, bạn sửa nhà mới trên mảnh đất cũ. Mười năm sau nữa Liên in cuốn sách đầu tay và họ gặp nhau thường xuyên hơn. Liên in cuốn sách khi đứa con gái đầu ḷng mười tám tuổi, bây giờ cô đă mua được cuốn sách ḿnh t́m. Đối với cô, việc in được cuốn sách của ḿnh là một niềm vui lớn, nó giúp cô quên được bao vất vả trong cuộc sống đời thường.  

-             Mà tại sao mi lại  cứ đi t́m cuốn ấy?

-             Có ba tác giả cùng dịch, chỉ duy nhất cuốn của Bùi Giáng dịch có in hai bài thơ của ông. Mua lần thứ hai mới thấy  họ in lại hai bài thơ, lần đầu không có.

-             Vậy mi đi t́m hai bài thơ đó?

-             ừ.

Bạn ngó Liên  mỉm cười thông cảm. Con bạn mỗi tháng xuống bệnh xá mười lần. Người ta nhớ kẻ khỏe mạnh tràn đầy sức sống, ai nhớ kẻ yếu . Bạn bè tuổi mới lớn vô t́nh như thế. Liên là đứa học sinh học ngoại sổ và được nhà trường cho phép nghỉ bất cứ khi nào cô đau – cô suưt xỉu ngay trong lớp mấy lần, con bạn ngồi cạnh cứ mỗi lần đưa cô xuống trạm xá lại chắt lưỡi hít hà, làm như chính ḿnh đau vậy. Pḥng Giám học đề nghị với ba cô:” Khi nào đau bác cứ để cháu ở nhà, chứ  mưa gió mà bác đi tới đi lui nộp đơn khổ bác quá”.

Thế mà bây giờ cô có ba đứa con. Bạn vẫn vậy,  kể từ khi hai vợ chồng ở trong chái trên của ngôi nhà cổ cho đến khi tạm sửa lại căn nhà mới rồi sau đó vài năm, họ đập luôn ngôi nhà ở tạm, xây lầu, một ṭa lầu hồng xinh xắn, đẹp đẽ. Đó c̣n là một salon kiểu mới dành cho giới trí thức, văn nhân và nghệ sĩ. Khi rảnh, không thường xuyên lắm, cô đạp xe qua nhà bạn nghe Minh Mẫn và Thanh Hương ca Huế, đó c̣n là nơi tụ hội của ca Huế hàng tuần.

Bây giờ bạn đă vẽ tranh và vẽ rất nhiều. Có một lần bạn chỉ mặt cô nói:

- Con kia, lo uống cà phê đi. Mỗi ngày một tách.

- Tại sao?

- Cà phê là chất kích thích nhưng ở một mặt nào đó nó cần cho hệ thần kinh.

Cô không đáp lời bạn. Lần duy nhất cô đi uống với ông anh họ là cái lần ông anh đưa cô tới luôn bác sĩ. Vài năm sau cô thỉnh thoảng có uống lại với các bạn, là những trường hợp rất hiếm hoi.

2.

Trái tim nhỏ bé của cô hợp với biển hơn là núi; chỗ cô hàng năm hay về với chồng là biển Cảnh Dương. Có một năm cô ở lại đó suốt mấy tháng hè với con trai út,  hai đứa lớn đă vào đại học, một đứa sắp ra trường.  Chúng biết nấu ăn và đi chợ được. Nhà họ ở giữa một khu vườn rộng đầy cây ăn trái,  xa con lộ chính, lại có nhà chị em ruột ở xung quanh, họ có thể yên ḷng đi vắng một thời gian. Tuy vậy, Thành đưa vợ con xuống biển một tuần rồi trở lên nhà, anh không nỡ để hai đứa con gái đang tuổi lớn ở nhà một ḿnh.

Người cần ở một ḿnh bên biển là cô.

Cô, biển xanh cùng mây trắng, gió và những cánh buồm trắng. Ở đây, thức ăn đều là cá tươi rất rẻ, chỗ thuê nhà cũng rẻ. Số tiền thuê nhà chị chủ nhà lấy rất ít, gần như cho không. Cô dạy hai đứa nhỏ mặt mũi đen đúa nhưng dễ coi như một sự đền bù. 3 giờ sáng, có khi  2 giờ, chị trở dậy xuống biển  đi chợ khuya.. Những con cá và mực tươi xanh.

Ít nữa, tạm lánh xa tất cả những tiếng ồn đô thị, mọi lo lắng đời thường khi về đây; cùng sóng gió trùng khơi xô giạt đi mọi căng thẳng buồn phiền. Tất cả làm cho trái tim hiền ḥa trở lại và những nhịp xoang tim gấp rút dần dần trở lại b́nh thường.

Chứng hở van tim lành, bác sĩ bảo theo thời gian nó sẽ hàn kín lại, miễn đừng  có chuyện ǵ xảy ra. Bên biển, gần như không có thời gian, chỉ có không gian, mây trắng với trời dài. Chỉ ḿnh cô với thằng cu Út , nó siêng đọc sách không thua mẹ. Cô có thể tự ḿnh pha cà phê sữa uống mỗi ngày( thật ra chỉ uống một phần, hai phần c̣n lại dành cho chị chủ nhà ). Có lần bạn điện hỏi:“ Khỉ, mi đang ở đâu thế ”.“ Đang ở Cảnh Dương, và bữa ni…uống cà phê được rồi”.“ Không sợ ông Paul la à”. “ Không, lần ni ông cho phép”.

Thánh Duyên tự là ngôi chùa  được xây dựng từ triều đại vua Minh Mạng, đứng vững chăi trên mặt bằng cao ngất ngưởng, giữa núi và biển. Liên biết như vậy song cô chưa đến đó lần nào. Đó là một nơi danh lam thắng cảnh, một chỗ không xa lạ với Gia đ́nh Phật Tử và  Hướng đạo sinh. Cô không hề nghĩ có ngày ḿnh đến đó, đường đi không phải xa xôi quá, mà đường leo lên ngôi chùa trên núi cao là một thử thách đối với trái tim cô.( Độ cao của mặt bằng này là 43m ). Ngày hôm đó Lê Pháp cùng Lê Trí đến nhà chơi. Hai người là một cặp bài trùng, một người không thể gọi là đẹp được( ḱ tài dị tướng ). Người kia đang tuổi thanh niên, vừa tốt nghiệp Phật học  viện, cả hai cùng gầy nhom, làm như trên đời này không c̣n chất dinh dưỡng nào hợp với họ nữa. Họ là đôi bạn chân t́nh xét trên t́nh đạo và cả hai đều thân thiết với vợ chồng Liên. Pháp học cùng khoa trước đây với cô. Chỗ nơi Lê Pháp làm việc nằm trên bờ sông, hàng tuần họ thường gặp nhau.

-             Có thầy ở Úc về, mời anh chị đi Túy Vân chơi.

-             Có giống như bài anh viết không? Liên hỏi đùa.

-             Ấy, tui viết bài ni theo đơn đặt hàng, đi lên đi xuống ba lần, tui đổ đau luôn.

-             Bây giờ tới lúc hưởng thành quả rồi chứ sao.

Chuyến đi có sư cô và tiểu sư cô, có hoàng thân, thầy Phan gậy đầu rồng, gọi như vậy v́ đi đâu thầy cũng mang cây gậy đi theo, trên có ấm trà đất nung, có thể đun nấu trà ngay tại chỗ được.!

Họ khởi hành sớm, cùng tập trung tại nhà hoàng thân. Lê Pháp giới thiệu Liên với vị sư

-             Đây là cô Liên, Hồng Liên.

-             Đây là anh Thanh, chồng cô Liên.

-             A di đà Phật. Thầy đưa cặp mắt sáng như sao nh́n Liên. Liên biết sư qua những bài thơ. Sau này cô đọc nhiều bài thơ của sư, ngạc nhiên và thán phục trước một thứ thơ – nói sao cho cho chính đây –thiền học, ngôn ngữ thơ hàm súc, có chỗ đơn giản, ẩn chứa một thứ thần thức mănh liệt do một người xuất gia từ nhỏ viết ra.

 

Nhân chuyến đi này Liên quen với sư cô. Đi chơi một ngày rất vui vẻ, Thánh  Duyên là ngôi cổ tự đứng giữa núi và biển, đẹp trầm mặc, thâm u. Họ leo lên tháp Điều Ngự, nỗi bàng hoàng không khác khi đứng ở Vọng Hải Đài. Xung quanh đầy mây trắng, tháp Điều Ngự cũ kĩ tháng năm bỏ mặc cùng hoang sơ. Đứng giữa đất trời mênh mang Liên không nghĩ ǵ khác, không cả bạn. Không c̣n trời, không c̣n đất, không c̣n nắng, không c̣n mưa. Những ư niệm về đêm và ngày, sáng và tối, không c̣n ư nghĩa sai biệt khi đến trước cổng chùa và khi leo lên tháp cao. Cảm tưởng đang leo lên mấy tầng trời, cảm thấy ḷng thanh tịnh vô biên, một nơi chỉ c̣n lại biển xanh và mây trắng.  Xung quanh mây trắng với trời dài, dường như trời rộng hơn, cao hơn và biển mênh mông vô tận xung quanh. Cao vút giữa chốn biển trời tháp Điều Ngự trơ gan cùng tuế nguyệt, những bức tường ố vàng, cầu thang nhỏ leo lên đỉnh tháp hằn vết chân bao người. Cảnh sắc vây quanh yên ắng lạ thường, cái yên này chỉ có thể t́m thấy ở cơi trời Đâu Suất.  Im lặng bát ngát, thăm thẳm một màu trời và biển ḥa lẫn vào nhau. Con người đứng đó nh́n ra không cảm thấy cô đơn.

Mây…ngút cao một điều ǵ đó không lời..

 Buổi trưa mỗi người một hộp cơm chay. Ư Thầy không muốn làm phiền đến chùa. Nghỉ trưa chừng 1 giờ dưới chân bảo tháp, rồi họ ra về. Trên đường ra xe hoàng thân và Thầy Úc nói chuyện văn chương. Đột nhiên Liên nhớ thơ Kiều.

Giữa khoảng vắng đêm trường Thúy Kiều đi t́m Kim Trọng:

“ Xăm xăm băng lối vườn khuya một ḿnh”

Cô đọc câu thơ và nói với hoàng thân:

-             Giữa thế kỉ đó, vào thời đại xa xưa đó mà cụ Nguyễn Du viết được như vậy, đúng là cách tân! Người đọc không thấy điều ǵ xấu, chỉ thấy cái đẹp thôi!

-             Đúng vậy. Ḿnh chỉ thấy cái đẹp.

-             Cũng như cuốn Khung cửa hẹp của Andre Gide…

-             Tôi để sách lung tung, nhà tôi t́m không ra. Liên thích hai bài thơ đó?

-             Xuân Allisa. “ Em nằm với lá trong cây

          Bữa hôm nay mộng thấy ngày hôm qua…”…

Và câu cuối để kết thúc câu truyện: “ Một người vú bước vào, mang theo ngọn đèn ”. Giàu h́nh tượng quá! Một câu kết đẹp. Ngọn đèn này làm cho người đọc thấy được nỗi cô đơn và sự cô độc, của Jerome, của cả thân phận con người suy rộng ra.

Sư cô chợt mỉm cười hắng giọng

-             Nghe thơ Thầy một chút đi: “ Chữ tṛn khép lại chữ vuông

Rụng rơi cát đá vỡ tuôn ngọc ngà

Chữ gần khép lại chữ xa

Không gian nín thở nữa là thời gian..”

Câu thơ vừa đọc như một cung đàn vang lên giữa khỏang trời rộng mênh mông trên cao gây cảm giác bất ngờ. Liên cảm thấy tâm hồn ḿnh dao động. H́nh như mọi người đều có cảm giác tương tự. Đă ra đến chỗ xe đậu, câu chuyện c̣n tiếp tục cho đến khi tới thăm núi Linh Thứu, dăy núi nằm cách chùa không xa. Lê Pháp có dịp để thuyết pháp về lịch sử xây dựng ngôi chùa. Cả một vùng trời biển mênh mông, cô tịch, hoang vu.. Gần hết ngày, cuối cùng, trên xe chỉ c̣n lại thầy Phan, sư cô và hai vợ chồng Liên. Sư cô bảo Thầy muốn ghé chùa Kim Tiên. Trước lúc leo lên các bậc thang cao của chùa, sư tỉ thở hào hển phải dựa vào cô. Ở chùa Kim Tiên về đến chùa nhà, trời tối mịt. Liên đưa sư cô lên lầu, không những sư tỉ mệt phờ, mà Liên cũng cảm thấy gần…bở hơi tai. Im lặng một lúc, sư tỉ nói:

-             Ḿnh gặp nhau đến đây đủ rồi, cái duyên giữa chúng ta có chừng đó thôi

-             ?

-             A di đà phật. Cô về đi.

Liên chắp tay cáo từ ra về. Trong ḷng không sao chịu nổi một phán đoán như thế, lúc đó cô chưa biết sư tỉ đang mắc chứng bịnh trầm kha. Cô chỉ biết rằng sư tỉ mập quá mức b́nh thường. Có vẻ như bị một chứng phù nề nào đó.

 Sự ra đi của bạn…Bây giờ cô mới chợt nhớ, bạn mất rồi. Lúc ở nhà hoàng thân, khi nh́n thấy hai đứa trẻ, cô nhận ra chúng đang lớn rất nhanh, cô nói điều đó với hoàng thân. Cô không nhận ra cô bé Mưa cách đây mấy năm, con bé thích hóng chuyện và nó cũng biết cười rất dễ thương khi câu chuyện giữa mẹ và bạn đến hồi gay cấn. Liên nhớ nụ cười đó,( nó giống cha hơn mẹ, không biết ít nữa lớn có thay đổi không ), cũng như sau chuyến đi này cô sẽ nhớ măi nụ cười hồn nhiên thanh thoát của tiểu ni cô.

Chuyến đi này, nhà sư đặt cho Liên một pháp danh.

 

1bis.

Một ngày, cô cầm qua nhà bạn những bài viết của hoàng thân cô cắt trên báo. Khi họ c̣n cái bếp tranh, cô để những bài viết này kẹp trong đống bản thảo trên giàn bếp.“ Tao giao lại cho mi đây, bây giờ tao không giữ nữa ”. Đa phần là những bài viết về Andre Gide trước 75.

 Bạn không nói ǵ.

 

 

Bạn vẽ đủ, vẽ cảnh, vẽ người, tĩnh vật, vẽ hoa vẽ lá. Xem tranh bạn Liên có một cảm giác lạ lùng, sao đến tuổi này bạn mới phát tiết ra ngoài cái phần gọi là tinh anh? Chừng như bạn cũng hiểu: “ Ờ, hội họa mới là điều tao nghĩ ra, rồi thực hiện. Tốn kém nhiều lắm, mi à. Mi thích bức nào tao cho bức đó nhé. ” Điều Liên nhận xét và nói ngay khi xem tranh: “ Tranh hồn nhiên và trong sáng như người”. “ viết bài b́nh đi”! Liên không hứa. Cô đạp xe qua vài lần, nhiều lần. Hoàng thân nói, cô nên sang buổi chiều, chiều tối rộng thời gian. Làm sao cô đi được, thằng cu ÚT chưa đầy sáu tuổi. Tuy vậy có một buổi bạn mời Liên“ hạ cố lên lầu xem thêm tranh của tau với thằng Tây ”. Kinh ngạc trước nét vẽ sắc sảo và khoáng đạt của vài bức do một cậu bé chưa học đến cấp ba vẽ, Liên thầm nhủ chắc chắn cậu sẽ là một tài năng hứa hẹn trong tương lai đây, không biết về ngành ǵ. Cậu sẽ theo hội họa hay theo ngành kiến trúc, biết đâu. Lần đầu tiên hoàng thân nói chuyện cởi mở với Liên, vốn ông dè dặt và thận trọng, nói rất chậm. Ông khoe với Liên ảnh của ông cụ, Liên thành thật khen ảnh vị thân sinh rất đẹp. Lần đầu tiên nh́n thẳng mặt Liên ông nói:

-             Một tác phẩm không được lên báo, mọi người giành nhau đọc, vậy là ḿnh thành công rồi.

        Cô hiểu hoàng thân nói về cái ǵ.  

Tranh vẽ sống động và có hồn, trớ trêu thay, lại là những bức bạn vẽ người khác. Liên không biết nói thế nào. Có lắm lúc cô thấy bạn mộc mạc quá thể, y như những bức tranh bạn vẽ hoa lá, khung cảnh Đại nội. Và có thể là điềm báo trước, cô vô t́nh không biết, lại thích bức tranh vẽ thiếu nữ đàn tranh. Bức tranh này sao buồn thế, vậy mà cô chỉ thích bức vẽ đó. Nó thiếu hẳn một cái ǵ đó, cô không nghĩ ra, cho đến ngày bạn mất, cô không nghĩ nữa. Khi bạn điện thoại gọi cô qua đem về, chồng cô treo trong pḥng khách hẹp của họ, ở nửa căn trước chỗ dùng để tiếp khách. Căn sau là bàn thờ bố mẹ chồng. Bức treo bên hông nhà là bức Bồ Đề Lạt Ma, bạn thân của chồng cô tặng. Bởi không c̣n một chỗ nào khác thích hợp hơn.

Bức Bồ Đề Lạt Ma sống động trông như thật, cái hồn của bức tranh này dường như lấn át bức Thiếu nữ với đàn tranh. Người thiếu nữ để cây đàn trên đầu gối, bàn tay đặt hờ lên những phím đàn. Trong bộ đồ lụa đen( có lần bạn hỏi: e là mi mất nhiều áo dài trong cuộc di tản năm 75? Tại sao hỏi câu đó? Tau đă mất bộ đồ lụa đen, v́ thế mà tau nghĩ chắc mi cũng…Ừ, đứa nào thời sinh viên cũng có ít nhất ba bộ đồ dài, một màu đen, một màu trắng, một màu tím Huế. Tau không tiếc màu trắng, chỉ tiếc bộ đồ lụa màu đen ). Người thiếu nữ trông buồn và cô đơn, chừng như không có vẻ ǵ tha thiết với hiện tại. Cô đặt cây đàn trên hai chân, đàn với vẻ ơ thờ nào đó, là ư nghĩ của Liên, cô thích bức tranh v́ vẻ cô đơn của hiện thể.

 Cô đơn, ánh trăng cũng cô đơn, bức tranh buồn lạ lùng.

Đứng trên b́nh diện của ngôn ngữ bất nhị, ánh trăng có mặt cho người, nền trời xanh sau lưng có mặt cho cây. Người điểm xuyết cho cảnh và ngược lại. Trực giác cô không mách bảo điều ǵ cả. Cảnh nơi đây không phải là cảnh động. Nó cần thêm. Màu xanh đậm hơn, cây nên có lá xanh và người…Người thiếu nữ cô đơn, hờ hững với cây đàn. Ngày, tháng, năm…Liên đi qua bức tranh, bạn bè đến hỏi thăm. Trả lời:“ Của cô bạn tặng ”.

 

Bạn ra đi, đông người đến phúng điếu, tiễn đưa. Chỉ không có Liên. Cô không thể đi. Trước đây hai năm, cô tiễn đưa một người bạn “ về nơi cuối trời” để rồi gần như ngay sau đó, tai nạn xảy ra và cô nằm bệnh viện gần nửa tháng,về nhà cô nằm một chỗ gần nửa năm mới có thể đi lại được.

     

Sau đó, cô cùng chồng sang thăm hoàng thân. Ông là chồng của bạn cô.

       

2bis.

Sư tỉ càng ngày càng phiền muộn. Liên chưa hiểu  tỉ mắc bệnh ǵ, nhưng bịnh có vẻ trầm kha. Có ngày tỉ treo miễn chiến bài“ không tiếp khách ”. Th́ ra là một chứng bịnh về thận. Lại nữa, c̣n mang thêm tâm bịnh, đi t́m chốn thanh tu. Ngôi chùa tỉ đang trú tạm, ( tỉ nói, ở đâu chả là cơi tạm, mà chốn này ồn quá, dung tục quá ). Nó dung tục không phải v́ cảnh đưa đón hàng ngày của phụ huynh – ngôi  chùa ở ngày bên hông một ngôi trường tiểu học. Tỉ đang  bịnh nặng, bỏ luôn những tiết dạy ở Phật học viện ( tỉ có bằng Đại học Phật giáo), mẹ phải vào thăm ở lại nấu cho ăn. Bây giờ lại phải nghe hàng ngày một cái loa muốn chọc thủng vào tai, những âm thanh chát chúa không sao chịu nổi. Có ngày tỉ ở luôn trên chánh điện. Điều này th́ đúng. Liên đến thăm tỉ vài lần đâm ngán.

     

-             Tại sao vậy? chùa phải nói với trường chứ.

-             Nói rồi mà họ bảo nhạc thiếu nhi.

-             Nhạc thiếu nhi thiếu ǵ bài êm dịu?

-              Tỉ không chịu  nổi, cái loa quá lớn c̣n những bài hát như chọc thủng tai người nghe. Tỉ không nhớ nổi đó là loại nhạc ǵ. Thế mà cái điều khó tin ấy có thật. Liên kể cho Tỉ nghe, người hàng xóm ở trước mặt nhà cô là một cán bộ trẻ tuổi, muốn cho con  thuộc ḷng các bài hát thiếu nhi, anh ta mỗi sáng sớm đă bỏ nhạc rất lớn. Ngày nọ qua ngày kia…Cô tỏ ư phàn nàn với bà vú, anh ta mới thôi, nghĩa là vặn nhạc nhỏ lại. Nước ḿnh thua nước người ở chỗ đó. Một bản nhạc hay mà bắt người nghe hàng chục lần đă chán, huống ǵ là nhạc thiếu nhi ở nước ta là loại nhạc khoảng bốn đến năm câu hát, bỏ quá lớn, người thường c̣n không chịu được huống ǵ người đang bịnh.

-             Cô c̣n không chịu được huống ǵ tôi.

Tỉ đưa cho Liên cuốn sách nhỏ“ Những lời dạy của đức Phật ” bằng tiếng Anh nhờ dịch giùm. Trước đó, tỉ có nhắm một ngôi chùa ở ngoài quê. Làng có một ngôi chùa nhiều năm cần một sư trụ tŕ, tỉ lại người cùng quê, có chết cũng mời ra. Ti vui vẻ nhận. Ra đến nơi th́…một ngôi nhà đă lấn chiếm non nửa con ngơ hẹp vào chùa, nghĩa là ngôi nhà án ngữ gần như ngay trước cửa tam quan mặc dù có một khoảng cách. Làm thế nào được? Chùa không có sư trú tŕ lâu ngày cũ kĩ, nhà mới xây trên đất làng ở một vị thế như vậy, tỉ khó thuyết phục họ xây hướng. Đành thôi.

Vài tháng sau, một vị sư cô trẻ tuổi bị tai nạn xe chẹt chết ở đường tránh. Tỉ được mời ra thay ni cô đă mất, tức làm trụ tŕ. Chùa ở ngoại thành ở trong làng, cảnh chùa khá bắt mắt với mặt tiền thoáng đăng, căn pḥng tỉ ở rộng răi, tiện nghi, ngó ra một mảnh vườn nhỏ trồng cỏ nhật và trồng …ớt, trồng rau.

Tỉ có vẻ vui. Chỗ căn pḥng  ở hướng đông mát rượi. Được nửa năm. Một bữa, Liên ghé chùa, tiểu ni cô cho biết:“ Tỉ trở bệnh nặng, nửa đêm chở đi cấp cứu, bây giờ về lại chùa cũ rồi ”. Bây giờ trời đang trở gió đông lạnh lẽo. Liên mang theo cuốn sách bỏ túi tỉ đưa mà cô lười chưa dịch. Trong mấy năm đó, cô lo cho ba đứa con, một đứa sắp ra trường, một đứa c̣n ba năm nữa. Lo chuyện t́m việc làm cho nó. Lo dạy cho đứa út thi tốt nghiệp cấp ba. Đủ chuyện trên đời. Có khi cô quên phứt ḿnh là phụ nữ, chỉ c̣n lại một kẻ bộn bề công việc. Ngày hôm đó tỉ trùm chăn kín mặt, cô ra pḥng ngoài nơi có bộ ngựa kê sát cửa sổ và ngồi dịch một hơi cho tỉ mấy trang sách, gió lạnh quá, cô cầm mấy trang sách mang vào để trên bàn.

-             Sao cô không vào trong ngồi. Mẹ tỉ nói.

-             Dạ được rồi ạ, em phải về đi chợ.

Cô đạp xe về nhà, ḷng miên man nghĩ, sao trên đời có chuyện như thế,  người tu hành cứ mải mốt đi t́m chốn thanh tu?

Năm tháng sau Liên cùng chồng xuống thăm tỉ, như có một phép lạ, tỉ gặp đúng thầy, đúng thuốc, chân và mặt hết phù nề. Tỉ vui vẻ hẳn lên. Tỉ kể cho Liên nghe về cái chùa đầu tiên:

-             Sư đặt cọc nửa số tiền, người đại diện bảo khi làm thẻ đỏ phải có tên ông chủ đất đứng đồng sỡ hữu, họ mới nhận tiền cọc?!

-             Cái ǵ?

Liên và chồng cùng kêu to, tách trà suưt rời khỏi tay. Tờ giấy biên nhận viết tay, không có dấu đỏ, chứng nhận đă nhận tiền đặt cọc mua đất, với điều kiện như tỉ vừa tiết lộ…Linh cảm một vụ lừa đảo nào đó…Bàn luận một hồi, hôm sau tỉ kêu Kim, cô nàng hay chở sư đi đây đi đó xem đất, lấy lui lại được số tiền đặt cọc!

Ngôi chùa thứ hai, một chỗ từ lâu thiếu sư trụ tŕ, nằm cách thành phố mười hai km. Tỉ ra xem, thấy thích liền. Chùa bỏ lâu năm, cỏ mọc lút. Đă thế, dân chúng có phần mê tín, mê đốt giấy tiền, vàng, bạc cho mẫu, một thứ tín ngưỡng gần như đồng bóng. Tỉ ở luôn ba tháng, tuy nhiên, c̣n do dự. Một người có văn hóa cao, thường thích có đệ tử kha khá để mạn đàm, hoặc một người như Liên để nói chuyện. Nhiều lần thuyết pháp, họ đến nghe đông, số người đặt câu hỏi không có ai. Tỉ buồn, lại nghe đồn khu đất chùa này có ma. Dẫu thế nào, vẫn được sự yên tĩnh cần thiết. Người tu hành, sợ ǵ ma chướng?

Một ngày, Kim chạy xe lên nhà Liên:

-             Thế nào rồi?

-             Không thế nào hết, bây giờ đă dời lên Ngũ Tây.

-             Trên đó có nhiều thất?

-             Cô đặt cọc tiền rất lớn, nhất định mua. Đường lên Chín hầm nhiều cây xanh, cảnh đẹp. Tiền đưa rồi, mới phác giác ra đất quy hoạch, đ̣i tiền cọc lại không được!

Liên c̣n biết nói ǵ? Đến mấy tháng sau, lễ Phật Đản, hai vợ chồng mới biết tỉ đă về ở gần chùa Tây Thiên. Đó là một căn nhà ba căn, một phụ nữ nhường cho chùa nửa khu đất, c̣n lại phái bên này giành cho tỉ ở tu hành.

Chùa cũ, là một ngôi nhà ba căn có hai mặt đường, từ trước ra sau, tạm sửa lầu phía trên làm chánh điện thờ đức Bổn sư. Nhưng lại gần bên trường tiểu học quá ồn. Chùa mới hẹp hơn, tuy chưa phải là chùa v́ nhà tư nhân tạm cho mượn. Dầu vậy nó sẽ là chùa tương lai nếu tỉ đồng ư mua và sửa.

“ Vu lan này ghé chùa nhé” Liên dạ, cô quên nghĩ đến chuyện ḿnh c̣n bận cháu ngoại.

 

3bis

Bốn năm liên tiếp Liên không có dịp nào thư thả, mẹ cô mất, hai đứa con gái đă có việc làm, bốn đứa cháu ngoại, khiến cô ít có dịp đến chùa. Cô cũng ít gặp hoàng thân. Một ngày, Kim gọi điện nói:

-             Chị ghé thăm chùa , sư trưởng mất rồi.

-             Thế c̣n ..?

-             Sư cô vẫn ở đây.

Nghĩa là chưa có chi thay đổi. Tỉ mệt, không muốn tiếp Liên. Lại trở về ngôi chùa bên hông trường tiểu học đáng ghét đó. Liên và chồng xuống thăm đám ma sư trưởng rồi không ở lại. Chồng cô vừa mất người chị ruột. Sinh, lăo, bịnh, tử..Và đến lượt anh trai cô. Một người bị bịnh về cuống tim, máu ít chảy về tim, hay mệt, th́ c̣n sống. Một người khỏe mạnh, có hiếu, thông minh, lại chết.

Cô được tin anh yếu từ tháng 12, sang tháng ba th́ cô không chờ được nữa. Cô vẫn c̣n nhớ biết bao kỉ niệm về anh trai. Một người thường gởi cho cô những số tiền – bằng vào đồng lương công nhân của ḿnh – như nước chảy về xuôi, như sông chảy về biển. Anh trai cô mất, chị cô mới phác giác ra anh đóng góp đến vài chục cơ sở từ thiện, mà không hề cho ai hay! Anh làm việc ở một trường tiểu học, măi đến khi bịnh nặng phải nghỉ, nhà trường vẫn trả lương cho anh đến tám tháng.

Chuyện làm giấy tờ ở Huế tuy có nhanh hơn, song việc xin giấy quá cảnh ở Úc không đơn giản. Yoco- building khi nào cũng đông nghẹt người. Đi tới đi lui nhiều lần, lần sau cùng mới được gọi vào phỏng vấn cô ra khỏi ṭa nhà đó gần 12 giờ trưa. Nhờ giấy chứng nhận của bệnh viện và chữ kí của bác sĩ một tuần sau cô được cấp giấy nhập cảnh. Nóng ruột muốn sang thăm anh, sợ anh không c̣n sống, cô mua vé liền, quên phứt rằng ḿnh là người Việt, phải xin giấy quá cảnh. Cô đă đi thẳng đến ṭa lănh sự Úc để xin cấp cho giấy trong thời hạn ba ngày, nếu không sẽ trễ chuyến bay. Và họ đồng ư.

Vậy mà con người ấy, anh trai cô, con người hiền lành học rất giỏi, đă chết. Cái chết của anh trai khiến cô đau đớn vô cùng.

Thế là hết, mấy năm nay cô không trở lại Cảnh Dương, không trở lại nhà bạn, bạn cũng đi rồi. Sư trưởng mất chưa đầy năm, chùa đập đi làm lại, khi cô đạp xe xuống chùa, tỉ không c̣n ở đó. Tỉ tạm lánh ra Hương Trà, chỉ có điều, không biết tỉ hiện ở đâu.

Không biết khi viết những gịng này, tỉ đă t́m thấy được chốn thanh tu, xa lánh hẳn chốn bụi hồng?

Thi thoảng nh́n bức tranh treo tường, cô nhớ đến bạn. Đành thắp một nén tâm nhang. Chỉ có thế thôi.

Pham ngọc Túy

 29/11/2015