PTAnhNgaPHDChuyenVeMotNguoi

 

Chuyện về một người

* tặng anh và bạn bè của anh, những người đă từ lâu tôi nợ những mẩu chuyện kể này.

 

Chuyện thứ nhất : Chiều cao của anh

Xưa nay anh vẫn luôn là người cao nhất trường. Thuở c̣n là sinh viên, cũng như sau khi tốt nghiệp, đă trở thành thầy giáo. Đặc điểm về vóc dáng ấy không phải là đặc điểm nhận dạng duy nhất của anh, nhưng ít ra, nó cũng khá đủ để trong câu chuyện, bạn bè hay người quen muốn nhắc đến anh có thể nêu ra để khẳng định về anh mà chẳng mảy may e ngại người nghe chuyện nhầm lẫn với ai khác. Mà quả là anh cao thật, chả thế mà ngay từ thời anh học trung học, cái thời tôi c̣n chưa quen anh, thậm chí chưa biết có anh hiện hữu trên đời, các thầy giáo là tu sĩ của Thiên Hữu học đường đă chẳng gọi anh là Grand N. đó sao. Grand N. v́ vóc dáng vượt người nhưng cũng v́ cái đầu thông minh và sự sáng dạ thuộc loại hơi hiếm của anh : anh liên tục là "sơ mi" cho nhiều môn học ở lớp. Và rất lâu sau đó, dễ chừng phải đến hơn mười năm sau, khi đă quen biết nhau, khi giữa anh và tôi đă bắt đầu hoà một nhịp đập chung, và thấp thoáng nơi xa hé mở viễn ảnh một khung trời chung hạnh phúc, nghe anh kể về những năm tháng xa xưa thú vị ấy, tôi đă kín đáo và thích thú nắn nót hai chữ GN để "gọi" anh trong những lá thư thi thoảng viết gửi cho anh hay trong nhật kư của riêng ḿnh, mà hoàn toàn an tâm rằng đó là cách gọi rất riêng chẳng sợ trùng lặp với bất kỳ một ai khác.

Chính nhờ ở vóc dáng cao hơn người đó mà giữa một đám đông ngh́n nghịt người, tôi có thể dễ dàng nhận ngay ra anh. Ở giảng đường, những hôm sinh hoạt chung hay hội họp toàn trường, vào lúc bắt đầu giờ giải lao và mọi người lục tục đứng dậy, chỉ cần đảo mắt quanh một lượt là tôi thấy ngay anh đang ở góc nào. Đầu anh nhô cao, vượt hẳn lên như một chiếc đũa so le, lạc đàn giữa những chiếc đũa xếp cùng bó, những chiếc đũa dẫu có chông chênh đôi chút về chiều dài nhưng cũng xấp xỉ ngang bằng nhau. Cũng v́ vậy mà với chiều cao một mét sáu mươi của tôi (tôi vẫn là người cao nhất nhà và cao nhất khoa, so với tất cả các chị em khác), tôi đă từng được anh thương mến gọi là "người yêu bé nhỏ ... một mét sáu". Và những dịp tiếp xúc với đồng nghiệp hay bạn bè phương Tây, anh vẫn an nhiên tự tại, không chút mặc cảm bởi chẳng thua sút ǵ họ về vóc dáng bên ngoài, mà cũng có thể về cả tầm vóc trí tuệ.

 

Chuyện thứ hai : Gặp nhau

Nhưng sự cao to về ngoại h́nh đó không phải là lư do khiến anh và tôi rốt cuộc trở thành "nửa kia" của nhau. Điều khiến tôi cảm thấy anh thật sự thân thuộc và trở thành một phần đời không thiếu được của tôi lại thuộc về một phạm trù khác, ở một chiều kích sâu thẳm nào đó khó nắm bắt của nội tâm, của tâm linh và vô thức.

Không nhớ rơ tôi bắt đầu biết anh từ khi nào. Có thể là từ những ngày bắt đầu tập tễnh làm sinh viên ở ngôi trường đại học sư phạm, nhưng cũng có thể là sau đó một vài tháng, hay từ trước đó ít lâu, qua những câu chuyện thỉnh thoảng tôi được chị tôi và bạn bè của chị khi đó đă là sinh viên của trường hào hứng kể cho nghe. Bởi anh thường là một trong những "nhân vật" hay được nhắc đến trong những mẩu chuyện kháo nhau giữa bạn bè cùng lớp, cùng trường.

Với tôi ấn tượng xa xưa nhất về anh có lẽ là h́nh ảnh một anh chàng cao to, dềnh dàng, mắt luôn mang cặp kính dày cộm, vẻ nghiêm nghị, đôi khi c̣n có phần bí ẩn, trong những buổi sinh hoạt tập thể của sinh viên toàn trường. Tôi không nhớ rơ lắm, nhưng dường như khi tôi vẫn c̣n bước đầu tập làm quen với khung cảnh thư viện, pḥng đọc sách, sân trường, những dăy hành lang dài ở Sư Phạm hay Văn Khoa ..., th́ anh đă lừng lững dọc ngang khắp các ngơ ngách của cả hai ngôi trường, trước ánh mắt thán phục của nhiều người, trong đó có cả những anh chị học trên anh đến mấy khoá. Nghe đâu anh c̣n tham gia những hoạt động bí mật nào đó mang nặng màu sắc chính trị. Cũng như một số bạn bè thân của tôi hồi đó, tôi rất dè chừng với những ǵ, những ai có "dính" đến đấu tranh, đến chính trị, đến xuống đường, băi khoá ... Cuộc sống b́nh lặng, khép nép trong khung cảnh gia đ́nh, mở rộng ra một chút nữa là bạn bè, trường lớp, một số sinh hoạt văn nghệ, thể thao, báo chí ... khiến tôi sống khá "viễn mơ". Cuộc sống phong kín đó chỉ cho phép tôi và các bạn tôi biểu lộ sự quan tâm đối với những nỗi khốn khó và nhọc nhằn của người khác bằng những buổi cùng đi thăm trẻ cô nhi, người tàn tật, nhưng vội vă co người lại khi thoáng thấy có chút ǵ là "chính trị" xen vào. H́nh như tôi đă gặp và tiếp xúc với anh chính vào thời điểm đó.

Có thể anh được tổ chức phân công t́m hiểu và phát triển cơ sở ǵ đó, khi anh bắt đầu quan tâm t́m gặp tôi. Măi cho đến giờ này tôi vẫn không biết có đúng thế không, bởi chưa một lần tôi hỏi anh về việc đó. Nhưng điều tôi nhớ rất rơ, là hồi ấy có dăm lần anh đến t́m tôi ở thư viện, dúi cho tôi mượn một cuốn sách dịch như Exodus hay một tập thơ in ronéo để truyền tay nhau của sinh viên học sinh. Những tập thơ kêu gọi t́nh yêu quê hương đất nước, tinh thần dân tộc, đôi khi c̣n có lời những bài hát hào hùng và đầy nhiệt huyết như "Hát cho dân tôi nghe" hay "Tự nguyện", những bài thơ của Quang Dũng, Hoàng Cầm...

Thuở ấy, anh chỉ khiến tôi ngại ngùng và né tránh.

 

Chuyện thứ ba : Trở thành "nửa kia" của nhau

Anh chỉ thực sự đóng một vai tṛ quyết định trong đời tôi vào hơn chục năm sau đó, khi chúng tôi đều đă là thầy cô giáo ở trong cùng một ngôi trường xă hội chủ nghĩa, đă trở thành những "cán bộ trẻ" như hồi ấy các thầy cô của chúng tôi thường gọi, ở hai khoa khác nhau nhưng thường có một số buổi sinh hoạt chung. Lúc đó anh đă trải đời hơn và tôi cũng đă phần nào trải đời hơn. Bạn bè cùng trang lứa lần lượt lập gia đ́nh, có nhiều đôi cả hai đều là giáo viên trong trường, khiến các thầy cô và nhiều người quen, sau khi ḍm tới ḍm lui điểm mặt những đồng nghiệp trẻ c̣n "pḥng không", đă t́m cách gán ghép chúng tôi một cách đầy thương mến và thiện chí. Anh chỉ cười và tôi cũng chỉ cười. Không hiểu anh nghĩ ǵ và cảm thấy ra sao, nhưng riêng tôi lúc ấy vẫn mải vương vào một câu chuyện dai dẳng đă nhiều năm, mà ḷng không sao dứt được. Thời gian đó tiêu chí mạnh mẽ nhất của tôi để xác định về t́nh yêu cho riêng ḿnh là người ấy phải thực sự lấp đầy một khoảng trống trong tim tôi, cái chỗ từ nhiều năm vẫn để trống không, từ khi người bạn cũ đă xa tôi và chẳng hiểu sao chẳng một ai có thể thay vào. Bởi mỗi một công cuộc "t́m quên" của tôi đều kết thúc khi tôi chân thành hiểu ra trong nước mắt là vẫn chưa một ai, dù có thiện chí và chân t́nh đến bao nhiêu, có thể giúp tôi thực sự "quên". Cuối cùng phép lạ đă xảy ra, khi bên anh tôi dần dà nhận ra anh chính là người tôi đang mong đợi, cái người không những có thể giúp tôi thoát khỏi bao ám ảnh cũ, mà c̣n có thể khơi mở cho tôi một nhịp tim mới, một nhịp sống mới, một niềm tin yêu mới.

Chúng tôi đă kín đáo gặp nhau trong thành phố nhỏ và cổ kính từ ngh́n năm xưa này, cái thành phố rêu phong, nề nếp và cũng vô cùng cay nghiệt, nơi anh và tôi đă sinh ra, đă ngoan ngoăn lớn lên trong mọi khuôn phép gia đ́nh và xă hội. Chúng tôi thường chỉ hẹn gặp nhau ở nhà, và vẫn thật kín đáo và bí mật, hàng xóm và bạn bè hầu như không ai hay biết. Chúng tôi không dám dù chỉ một lần cùng thong dong trên đường phố, ngày cũng như đêm. Gặp nhau trong trường, có khi tôi hồn nhiên chào nhưng anh chỉ cười loáng thoáng và lẩn nhanh về hướng khác. Anh sợ điều tiếng cho tôi và cả cho anh, trước những ánh mắt có thể một lúc nào đó đâm xoi và có khả năng đưa đến bao điều đơm đặt. Mọi thứ cứ diễn ra như thể chúng tôi đang cùng tham gia hoạt động bí mật trong phong trào sinh viên học sinh thuở trước, chỉ sơ sẩy một chút là có thể lộ hành tung và gây hậu hoạn khôn lường cho bản thân ḿnh và cả cho bạn chiến đấu. Chỉ những dịp t́nh cờ cùng ở Sài G̣n hay Hà Nội, anh mới dạn dĩ đóng vai người hùng, dơng dạc xuất hiện cùng tôi ở chốn đông người, dẫu cũng chỉ là với chiếc xe đạp lọc cọc, cà tàng mà mỗi lần tuột xích là anh luống cuống chẳng tài nào sửa nổi, trong lúc tôi ngó lơ đi phía khác thay v́ bụm miệng để ngăn tiếng cười.

Kín tiếng thế, nên măi đến khi mẹ anh mang trầu cau đến dạm ngỏ, và gia đ́nh tôi đem cau trầu và bánh trái ra mắt xóm giềng, bạn hữu, có người đă "À th́ ra...". Và chúng tôi chỉ thực sự dám đi sóng đôi với nhau ở Huế, nhất là vào buổi tối, sau mấy lần pháo hồng rền vang ngoài ngơ nhà ba mẹ tôi và trước hai họ chúng tôi đă thực sự nên vợ nên chồng. Những cuộc "hẹn ḥ" chỉ thực sự diễn ra sau đó, và chúng cũng thi vị không thua kém ǵ những cuộc hẹn ḥ thi vị nhất trên trần đời. Vẫn là hẹn ḥ thôi, bởi những hôm đó, cơm tối xong anh lúng túng đề nghị cùng đi chơi và tôi th́ có quyền gật hoặc lắc đầu. Và thường th́ tôi gật. Và có lần, trong bóng đêm khuya khoắt vào cuối một buổi hẹn, dưới một tán cây to rậm và âm u gần nhà anh (và cũng đă trở thành nhà của tôi), anh rụt rè nắm tay tôi, và ngần ngại ôm vai tôi như thể sợ tôi không bằng ḷng và sẽ phản đối. Tôi cũng bắt nhịp với câu chuyện bông đùa của anh, nín cười và vờ ấp úng : "Thôi ... khuya rồi em phải về, không ba mạ em la chừ". Và chúng tôi cùng phá lên cười. Tiếng cười vang lên trong trẻo trong đêm thanh vắng. Những buổi hẹn ḥ khác người đó cũng là dịp để tôi t́m cách giúp anh hiểu ra chiều cao của anh chính là cái vốn trời đă phú cho, và chẳng việc ǵ anh phải mặc cảm v́ nó. Trái lại là đằng khác. Thế là tôi trở thành huấn luyện viên bất đắc dĩ cho những bài tập của anh, những bài tập về đi đứng, để anh quen dần với việc đi và bước ở tư thế thật thẳng lưng, không như một thời anh luôn cố khom lưng để có được cảm giác thấp hơn đôi chút cho giống mọi người.

 

Chuyện thứ tư : Cưới xin

Thật ra, khó khăn lắm anh và tôi mới có thể đi đến hôn nhân. Không do hai gia đ́nh ngăn trở, nhưng thời ấy đời sống của ai ai cũng vô cùng chật vật thiếu thốn, với đồng lương hạn hẹp và tiêu chuẩn lương thực, thực phẩm có định mức của giáo viên mang về nhà hàng tháng (gói gọn trong mười ba ki-lô-gam lương thực và bảy lạng thịt, một lít nước mắm loại hai, nhúm ḿ chính, nửa kư đường), nếu không nhờ gia đ́nh mỗi bên phụ giúp thêm th́ anh cũng như tôi khó ḷng đủ ăn cả tháng. Cái thời bảy mươi mấy phần trăm lương thực là "độn", chỉ hơn hai mươi phần trăm là được lĩnh bằng gạo, mà có phải khi nào cũng là gạo thơm và độn ḿ bột hay ḿ sợi như ở Hà Nội cho đâu. Giấc mơ về một mái ấm nhỏ, b́nh dị nhưng tự lập do đó mà tưởng đă chao đi, nhợt đi trước cuộc sống luôn phải giật gấu vá vai và những khốn khó vô chừng về cơm áo gạo tiền. Nhưng cuối cùng, như trong một câu chuyện cổ tích có hậu, t́nh yêu đă thắng và chúng tôi hiểu ra khó mà sống thiếu nhau trong đời. Và thế là mím môi liều cưới.

Nhưng chẳng như trong các truyện cổ tích, nơi mọi việc đều xem như kết thúc khi hai nhân vật chính sau những thăng trầm ch́m nổi, cuối cùng đă cưới được nhau, con đàn cháu đống và sống hạnh phúc bên nhau suốt đời ... Trong cuộc sống thực hôn nhân chỉ có thể là một cái mốc, một bước ngoặt, một điểm khởi đầu, ít ra là cho một giai đoạn thử thách mới không kém phần gai góc trong đời người. Những ngày đầu về với anh, dẫu đă chuẩn bị tinh thần cho những t́nh huống mới, tôi không khỏi hoang mang và cứ thế đi từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác, bởi tôi dần hiểu ra những ǵ bấy lâu tôi đă biết về anh chỉ mới là một phần rất nhỏ so với toàn bộ con người khi đó đă là "một nửa" của đời ḿnh. Lắm lúc tôi tự hỏi liệu tôi có sai lầm ǵ không trong cuộc hôn nhân đă được hai gia đ́nh và chính anh và tôi mong muốn và dày công vun đắp đó. Chỉ dần dà tôi mới hiểu, để càng thấy vừa buồn cười vừa thương anh và thương chính ḿnh hơn. Ngày nay, giả sử có ai biết chuyện hỏi tôi v́ sao anh lại như thế, sao anh có thể cư xử như thế và nói năng như thế, th́ có lẽ điều duy nhất tôi có thể trả lời, là nếu không như thế th́ có thể anh đă không c̣n là anh, và khi đó tôi cũng đă không là người bạn đường thân thiết của anh trong suốt chiều dài cuộc sống này, mà chỉ có thể là một con người dửng dưng xa lạ nào khác.

Nghe th́ có vẻ trầm trọng và bi thiết thế, nhưng những ǵ tôi dần hồi khám phá về anh thật ra rất đỗi buồn cười, thậm chí c̣n vô cùng khó tin. Khó tin đến mức khi kể lại cho ai khác nghe, tôi vẫn thích có anh bên cạnh, để hỏi "Đúng rứa không anh ?" và để anh gật đầu cười, xác nhận rằng câu chuyện tôi kể không có tí ti nào là thêm thắt, và chẳng có chút hư cấu nào cả.

Dẫu cho mọi bước tiến hành về việc dạm ngỏ, hỏi, cưới đều diễn ra rất qui củ, đúng mực, không có ǵ sai sót và chúng tôi đă đàng hoàng đi đăng kư kết hôn ở phường, trước ngày cưới không lâu anh đề nghị : "Hay ḿnh cứ thử sống với nhau một thời gian xem sao. Nếu thấy tiếp tục được, th́ ḿnh hẵng tiếp tục, bằng không được th́ ... thôi". Tôi ngớ ra, nhưng cũng chẳng hiểu sao lúc đó tôi lại gật đầu. Ngày cưới, mọi thủ tục lễ lượt đều tăm tắp chu toàn, từ các nghi thức trước bàn thờ gia tiên, bàn thờ tơ hồng, đến việc lễ bái ở khắp các bàn thờ tổ tiên trong Phủ Tôn nhơn là nơi thờ cúng trang trọng nhất của ḍng tộc hoàng phái của anh. Buổi chiều, trong bữa tiệc dành riêng cho giới trẻ và bạn bè, khách đến khá đông. Anh bị hút vào đám đông khách khứa, hào hứng ca hát, vỗ tay, và khắp ngôi nhà vang lên rộn ràng những tiếng hát tiếng đàn. Đă đành phần lớn thực khách là anh em trong phong trào sinh viên học sinh ngày nào hoặc thuộc giới văn nghệ sĩ, thậm chí có nhiều anh em từ Hà Nội vào hay ở Sài G̣n cất công ra dự... Nhưng một đám cưới mà chú rể lại hoàn toàn quên mất cô dâu mới để chỉ say sưa gào đến khản cổ những câu ca, dù cho đó là những câu trong các bài ca cách mạng, những bài hát hào hùng đă một thời theo anh em xuống đường tranh đấu..., thậm chí chú rể ấy c̣n hứng chí nắm tay một cô bạn trong phong trào để cùng bắt nhịp hát, th́ như thế đâu c̣n là một đám cưới nữa. Thế là tôi đánh liều, xin mọi người một phút im lặng, để tự giới thiệu ḿnh chính là cô dâu của tiệc cưới này, bởi tôi dám chắc lúc ấy có người vẫn chưa biết mặt cô dâu, và mải vui nên cũng quên bẵng mất cái chi tiết tuy nhỏ nhưng không thể thiếu trong một đám cưới đó. Có lẽ thấu hiểu nỗi uất ức của tôi nên một anh bạn của anh đă hùng hồn tuyên bố cuộc vui hôm đó là một cuộc vui thực sự của anh em phong trào, một cuộc vui "rất phong trào", và có thể xem như ngày hôm đó là ngày ... kết nạp tôi vào phong trào. Để rồi sau đó, họ tranh nhau đọc bài thơ "Tố Chân" của Trần Quang Long theo lời đề nghị của thành viên mới được kết nạp vào phong trào là tôi, tranh giành nhau đến mức có hai anh thi nhau leo lên ghế, rồi lên bàn, v́ ... ai cao hơn th́ người đó thắng, nghĩa là được quyền ... đọc thơ ! Tiệc cưới rơ ràng không giống ai, không giống cái ǵ, nhưng ấn tượng dường như vẫn rất sâu đậm đối với nhiều anh em, theo lời họ bộc bạch nhiều năm sau đó. Nghe đâu tối hôm đó, sau khi chia tay chúng tôi, do c̣n hào hứng và tiếc nuối cuộc vui nên nhiều anh em đă rủ nhau cùng kéo qua Thành đoàn tiếp tục và ca hát măi đến sáng. Về sau, anh kể lại với tôi là do ngày cưới của chúng tôi, chẳng biết run rủi thế nào mà được mẹ anh coi và chọn theo ngày giờ âm lịch lại rơi đúng vào ngày truyền thống của sinh viên học sinh, khiến nhiều anh em hứng chí tuyên bố dẫu không mời họ cũng đến, bởi "cái thằng, ai từng đời lại chọn ngày cưới là ngày của anh em phong trào răng chừ". Họ đến là để vui chơi ca hát, "có phải đến để ăn đâu mà phải đợi mời".

 

Chuyện thứ năm : Cuộc sống chung

Cưới nhau về, anh chỉ ở nhà độ vài tuần, sau đó phải trở ra Hà Nội v́ anh đang là nghiên cứu sinh ở ngoài đó. Một cảnh hai quê, anh tất bật ra vào Hà Nội - Huế, và nhiều năm chúng tôi sống cảnh vợ chồng Ngâu như thế, chưa kể là sau đó, đến lượt tôi lại phải đi học xa.

Thời gian đầu, những ngày ngắn ngủi có anh ở nhà, tôi phải lắm phen dỡ khóc dỡ cười. Đi chợ hôm nào tôi cũng cố tính toán để bữa cơm không chỉ toàn rau dưa cà mắm, để bồi dưỡng một chút cho anh v́ anh đang cần nhiều chất xám, bồi dưỡng cho cả tôi và nhất là cho đứa con đang dần dần thành h́nh trong tôi. Hồi đó, nhà có nuôi chó và nó mới "sinh hạ được mấy chú cún con. Một hôm cơm nước chuẩn bị xong, trước khi ăn anh lấy riêng ra một ít cơm, tỉ mẩn xắn miếng thịt trong soong thịt kho tàu, rồi thủng thỉnh nói, vẻ nghiêm nghị, giảng giải : "Chó đẻ cũng như em đẻ...". Tôi lạnh gáy, chưa kịp hoàn hồn th́  anh b́nh thản nói tiếp : "...phải cho hắn ăn ngon ba ngày". Tôi sững sờ, tim thắt lại, nhưng vẫn im không nói ǵ, hai mắt h́nh như đă rơm rớm nước mắt. Ḷng tự hỏi có thật là anh đó không, cái con người tế nhị, dịu dàng, bao dung, đôn hậu và dễ thương mà tôi vẫn vô cùng thương yêu, mà tôi đă trao thân gửi phận... Có thật là anh đó hay không... Phải rất lâu sau đó, lựa lúc anh vui, tôi mới nhẹ nhàng hỏi anh, th́ anh mới ngớ ra, nhớ lại và... cười. Ôi chao, tổng hợp trong anh có biết bao nhiêu là "nhà" mà mỗi một "nhà" th́ có thể tương ứng với một cái bồ đầy ắp chữ nghĩa, một nhà văn, một nhà thơ, một nhà giáo, một nhà báo, một nhà nghiên cứu phê b́nh văn học, vân vân và vân vân, để rồi với cô vợ mới cưới về không lâu, anh nói năng như thế... Chó đẻ cũng như ...

Độ ba bốn tháng ǵ đó sau ngày cưới, tôi nhắc anh về ư định ban dầu của anh là thử cùng sống chung trong thời gian ba tháng xem sao, và hỏi : "Răng, anh thấy ... chừ liệu có nên tiếp tục không ?" th́ anh tủm tỉm cười, nói tỉnh khô : "Biết rứa ... anh đă lấy vợ cách đây cả chục năm rồi." Điều tôi cũng không thể ngờ, là trước ngày cưới ít lâu, gặp một người đă một thời đeo đuổi tôi mà tôi rất quí mến và xem như bạn, và sau đó ít lâu anh ta cũng đă có gia đ́nh, con cái, anh kể với anh ta là anh định cưới tôi, và hỏi xem người đó thấy có ǵ trở ngại không. Ơ hay, cứ như anh đi xin phép anh ta để được cưới tôi không bằng... Mà anh ta là cái ǵ kia chứ ? Nghe anh kể lại, tôi vừa ức lại vừa tức cười. Sao anh lại có thể ngô nghê đến thế ?

 

Chuyện thứ sáu : "Xa" và "gần"

Do nhu cầu công tác và cả học tập, tôi có những đợt đi Pháp nhiều tháng liền. Lần đầu tôi đi thực tập chín tháng ở Paris, con gái đầu ḷng của chúng tôi mới chừng hơn một tuổi. Một hôm tôi nhận thư anh, một bức thư rất buồn và đầy trĩu ưu tư. Trong thư anh đề nghị là nếu tôi thấy trong đoàn thực tập sinh có người nào vừa ư và nếu họ yêu thương tôi và tôi thật sự yêu thương họ, th́ hăy an nhiên đến với t́nh yêu đó, không phải vướng bận ǵ về anh và con nữa. Tôi vẫn chưa hiểu chuyện ǵ xảy ra, chưa kịp cả điện thoại về hỏi nguyên do, th́ ngay hôm sau, tôi đă nhận thêm một bức thư khác  của anh, viết vội vă và gửi cũng vô cùng vội vă. Trong thư anh cẩn thận dặn tôi hăy xem như không có cái thư trước và đừng bao giờ nghĩ đến việc xa anh và con như anh đă "ngu ngốc" thoáng nghĩ trước đó. Chẳng qua, nh́n ảnh tôi chụp chung với đoàn thực tập sinh Việt Nam (chụp với cả đoàn có đến hai ba chục người !), thấy tôi đứng cạnh một anh chàng mặt mày sáng sủa, tươi cười, duyên dáng, không hiểu sao anh đă mặc cho trí tưởng tượng h́nh dung ra những điều bậy bạ... Thật may mắn là anh đă kịp tỉnh ra, bởi trong thời gian tôi nhận bức thư đó, nỗi nhớ thương con vẫn khiến tôi hay khóc đến sưng mắt mỗi ngày, khi những giọt sữa ở ngực cứ ứa ra thấm ướt cả áo v́ tôi chưa kịp cai sữa cho con trước khi lên đường.

Cũng có một lần anh nói đến chuyện chia tay nhau.

Hồi đó Bộ Giáo dục tổ chức tập huấn toàn quốc tại trường tôi về chương tŕnh chuyên ban cho các môn học ở bậc phổ thông trung học. Bạn bè ở khắp các tỉnh thành được dịp tụ hội về Huế, vừa dự tập huấn vừa gặp gỡ, chuyện tṛ râm ran vui vẻ v́ đă nhiều năm, kể từ ngày ra trường, hầu như chưa có dịp nào gặp được nhau đông đủ như thế. Thế là ban ngày làm việc, ban đêm t́m cách vui chơi tiệc tùng. Tối hôm đó đến lượt khoa của anh tổ chức gặp mặt bạn bè cũ và tôi hoàn toàn an tâm khi loay hoay lo cơm nước cho các con và đến tối th́ cho chúng nó đi ngủ. Đến rất khuya vẫn chưa thấy anh về. Mười hai giờ, rồi một giờ khuya. Tôi mắc mùng, vào giường nằm thao thức, bắt đầu cảm thấy lo lo. Kim đồng hồ mọi hôm quay nhanh thế mà sao hôm đó lại gần như bất động. Không biết tối trời và đường xa, với đôi mắt cận cả mười đi-ốp của anh, lại có thể đang ngà ngà say, anh về đến nhà có an toàn không. Phải làm ǵ bây giờ... Không lẽ gọi điện thoại cho bệnh viện, hay cho cảnh sát... Tôi bắt đầu run lên v́ sợ, nhưng không dám làm ǵ để rồi cuối cùng cũng thiếp đi mê mệt, mà đèn vẫn để sáng.

Tiếng chuông điện thoại đă đánh thức tôi khỏi giấc ngủ nặng nề. Ở đầu dây bên kia là giọng của thầy Nguyên, chồng cô Quỳnh chủ nhiệm khoa của anh, xin được nói chuyện với anh. "Thưa Thầy, anh ấy ... vẫn chưa về đến nhà." Giọng tôi h́nh như đă bắt đầu run rẩy, lắp bắp. Tiếng thầy Nguyên ngạc nhiên : "Cô Quỳnh về từ lúc chín giờ, tôi tưởng N. cũng đă về rồi chứ". Tôi nghẹn ngào. Thầy Nguyên ấp úng : "Cho tôi xin lỗi v́ đă gọi vào giờ này. Tưởng N. có nhà... Cũng v́ vợ của Xuân vừa điện thoại đến hỏi ... " Tôi nh́n đồng hồ. Hai giờ mười lăm phút. Ruột đă rối bời lại càng bấn thêm. Làm ǵ bây giờ, gọi điện thoại cho ai vào giờ này được. Và liệu có ích ǵ không, hay rồi sớm mai, cả Huế sẽ um lên cái tin sốt dẻo là anh đi đêm không về nhà và tôi lùng sục khắp nơi để t́m kiếm ? Nước mắt tôi ứa ra. Tôi với tay tắt đèn, và nằm thao thức, hai mắt mở thao láo tưởng xuyên cả bóng đêm. Rồi ch́m dần vào giấc ngủ. Một lúc sau, lại tiếng chuông điện thoại vang lên. Lần này là chị Tiên, thư kư khoa. "N. chưa về à ? Tiệc đă xong từ đầu hôm lận. Chị Lư đạp xe đi khắp nơi t́m anh Thân, mới vừa ở đây xong..." Tôi chỉ c̣n biết tự an ủi rằng dẫu sao ḿnh cũng không phải là người duy nhất gặp cảnh ngộ này. Khác chăng là tôi đă không tất tưỡi và bươn bả đi t́m anh...

Anh về đến nhà khoảng sáu giờ sáng hôm sau. Tôi đă hoang mang suốt đêm, đến nỗi dù bên tai nghe tiếng khoá lách cách ngoài cổng vẫn không tin là anh đă về. Anh vào nhà, cười với tôi và giải thích là đêm qua say quá, các anh em lăn ra ngủ ở Nhà văn hoá Hữu nghị. Tôi khóc, hỏi anh sao không báo về nhà cho tôi. Thấp thoáng bên vuông cửa sổ là bóng anh Thanh, hàng xóm của chúng tôi và cũng là đồng nghiệp cùng khoa với anh. H́nh như thấy sự thể không đến nỗi nào quá nghiêm trọng, không cần sự can thiệp của ḿnh, Thanh lặng lẽ rút lui.

Anh chui vào mùng, v́ cả đêm mệt anh đă không thể ngủ ngon. Không c̣n nhớ lúc đó cảm giác của tôi như thế nào, nhưng tôi không giận dữ lên được. H́nh như tôi đă rất buồn, càng buồn khi thú nhận với anh rằng nếu việc này lặp đi lặp lại, th́ e có ngày t́nh cảm tôi dành cho anh sẽ hao hụt đi, dù tôi không muốn thế. Bởi về mặt lư trí tôi có thể hiểu được phần nào, nhưng t́nh cảm trong tôi đă thực sự bị thương tổn, và tôi không dám chắc nếu tiếp tục như vậy liệu nó có thể cứ đầy đặn măi hay không... Thế là anh đột ngột nói đến chuyện chia tay nhau. Chẳng biết ma xui quỉ khiến thế nào, anh đă nói đến chia tay một cách vô cùng b́nh thản, lạnh lùng, thậm chí c̣n phác hoạ cả một kế hoạch xem ra có vẻ rất cặn kẽ và hợp t́nh hợp lư : "Anh sẽ vô Sài G̣n và sống trong đó. Em cứ tiếp tục ở nhà này. Chuyện con cái tuỳ em muốn sao cũng được." Tôi khóc. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến việc này, chưa bao giờ và có lẽ sẽ không bao giờ...

Sáng hôm sau anh như tỉnh ra, như thể trước đó chẳng phải anh nói cái điều kinh thiên động địa đó mà chỉ là rượu hay bia đă nói. Và dường như sau đó anh đă tỏ ra dịu dàng và đằm thắm với tôi hơn. Trong khi ở trường, sự việc các đức phu quân tối hôm trước không về nhà đă gây ra một làn sóng dư luận khen chê hai chiều mạnh mẽ, và thiên hạ được dịp kháo nhau về cảnh các phu nhân nháo nhác t́m chồng trong đêm khuya. Cũng có một số phu nhân dường như muốn khẳng định về vai tṛ nội tướng của ḿnh, đă dơng dạc lên án những người bạn thiếu ư thức đă cù rủ, lôi kéo các đấng ông chồng mọi khi vẫn ngoan hiền của họ, những đức ông chồng trước nay chưa bao giờ dám đi qua đêm mà không về với họ như thế.

Riêng tôi vẫn váng vất với những điều anh đă bật ra trong cơn ngà ngà sáng sớm hôm đó, dù đó chỉ là một bóng mây đen che khuất bầu trời quang trong thoáng chốc. Chuyện tưởng đâu chỉ có thế...

Chừng vài tháng sau, vào dịp có bạn từ trong Nam về Huế chơi, chúng tôi cùng đi thuyền nghe ca Huế trên sông Hương. Khi đoàn nghệ sĩ nghỉ giải lao, người bạn đă giúp chúng tôi thuê đ̣ và mời các nghệ sĩ đă thân mật nói với tôi : "Thỉnh thoảng anh em sẽ mượn N. một đêm để được vui như hôm nọ...". Tôi chưa kịp hiểu, và măi một lúc sau tôi mới hiểu ra là cái đêm anh không về và đến sáng hôm sau về đến nhà lúc sáu giờ sáng đó, anh đă cùng bạn bè lênh đênh suốt đêm trên sông Hương. Nhưng tôi vẫn im lặng, đợi đến lúc chỉ c̣n anh và tôi trên đường về, mới hỏi "Rứa là răng anh ?". Anh cười trừ, bảo hôm nọ anh không dám kể đă qua đêm trên đ̣ v́ sợ tôi nghi ngờ chuyện bậy bạ. Rằng đêm đó, khi tiệc đă tàn, anh em rủ nhau thuê đ̣ ra giữa sông để hóng gió và ca hát, và khi ra đến giữa sông, có người hứng chí bắt tất cả phải ở lại trên đ̣. Đêm đó có mấy anh đă phải cởi áo để liều bơi vào bờ...

Không thể tin được. Anh lo sợ tôi nghi ngờ đến mức "phịa" chuyện để "lừa" tôi, và tôi đă ngoan ngoăn tin theo trong nhiều tháng liền... Vậy mà chính anh lại là người nói đến chia tay...

 

Chuyện thứ bảy : Những chứng nhân xa và gần

Những chuyện như đùa như đă kể trên không thiếu ǵ trong suốt quăng đời tôi làm bạn đời của anh. Có những chuyện tôi là người duy nhất chứng kiến, chẳng hạn việc anh nói "Chó đẻ cũng như ..." thời mới cưới, nhưng cũng có chuyện xảy ra giữa đám đông người, trước bao nhiêu bá quan văn vơ, thậm chí trong một buổi lễ quan trọng như hôm bảo vệ luận án của anh năm nào ở Hà Nội. Hồi đó, gần đến ngày anh tổ chức bảo vệ luận án phó tiến sĩ, gặp dịp có cậu em trai cũng đang là nghiên cứu sinh ở Hà Nội về thăm nhà và sắp trở ra ngoài ấy, tôi năn nỉ được theo cùng để có thể có mặt trong ngày "đăng quang" của anh. Hồi ấy tôi đang mang thai đứa con thứ hai, đă hơn tám tháng, đi đứng đă bắt đầu khó khăn, nặng nề. Tôi ́ ạch vác bụng bầu và dắt đứa con gái mới lên bốn ra Hà Nội. Có lẽ quá xúc động nên vào cuối buổi bảo vệ, khi phát biểu cảm tưởng, anh đă nói đến nỗi mừng vui khi trong hội đồng đánh giá có một thầy trước kia là hiệu trưởng của anh và của cả tôi, khi bạn bè đến tề tựu đông đủ, và đặc biệt nhất là khi có mặt trong ngày quan trọng đó "... tám bà vợ có bầu". Cả pḥng oà ra cười không ǵ ngăn được nổi. Tất nhiên ai cũng hiểu ư anh muốn nói "...bà vợ có bầu tám tháng" nhưng sự nhầm lẫn sao cứ như cố t́nh, hữu ư, sao như cốt để trêu ngươi. Làm sao t́m thấy trên đời một ai khác có thể nói năng độc đáo được như thế ?

Nhưng có lẽ sau tôi, hai đứa con thân yêu của tôi mới là những kẻ nhạy cảm nhất với tố chất "hài" vốn dĩ tiềm tàng trong anh. Tôi nhớ ngày c̣n nhỏ xíu, học môn "Giáo dục lối sống" ở trường, con gái chúng tôi ở tuổi lên bảy hay tám ǵ đó đă trả lời câu hỏi "Đặc diểm của ba em là ǵ ?" bằng một câu hết sức ngây ngô nhưng lại gần với sự thật : "Ba em là người hay làm cho cả nhà cười". Phải công b́nh mà nói là không phải bao giờ các con tôi cũng đúng, ví dụ cũng trong khuôn khổ môn học "Giáo dục lối sống" đó con gái tôi đă sai lầm tai hại khi trả lời các câu hỏi "Công việc thường ngày của ba em là ǵ ?""Công việc thường ngày của mẹ em là ǵ ?" như sau : "Mẹ em đi chợ, nấu ăn, quét nhà, giặt áo quần, rửa chén", "Ba em coi ti-vi, đọc báo, đi lên đi xuống". Quả thật, cứ theo đúng lời con bé kể, th́ anh khác ǵ một ông bố, một ông chồng phong kiến, gia trưởng, trong khi sự thật nào phải là như thế... Nhưng thường th́ hai con tôi khá tinh nhạy và có những nhận xét khá đúng và kịp thời về bố. Chuyện mới nhất xảy ra cách đây chừng vài tháng. Tôi vẫn chưa kịp phản ứng hay nghĩ ngợi ǵ th́ con trai tôi đă nhanh nhẩu nhận xét : "Mẹ chỉ được xếp ngang hàng với chó, nhưng vẫn thua mèo" khi anh dặn con gái : "Ăn cơm th́  con nhớ chừa phần cho em với mèo" rồi sau một vài giây, chừng như sực nhớ ra, anh tiếp : "...và cho cả mẹ nữa". Có các con, tôi cảm thấy được "chia sẻ" ít nhiều. Dù sao tôi cũng đă có "đồng minh", những đồng minh trời cho, hoàn toàn tự nguyện và đầy cảm thông...

Một dịp khác, cũng trong giờ cơm, cả nhà đang quây quần đông đủ ở bàn ăn, nghĩa là có cả anh, tôi và hai con, th́ từ ngoài xóm bỗng nhiên có tiếng trẻ con gọi "Ba ơi". Và thế là anh "ơi" một tiếng ngon lành và rơ to. Cả nhà ngơ ngác, và cuối cùng th́ ai nấy đều ôm bụng cười ngặt nghẽo. Hỏi anh sao thế, th́ anh đáp, giọng tỉnh khô : "Biết mô lại là con ḿnh..." Việc này xảy ra đă lâu lắm, cách đây dễ có đến năm sáu năm ǵ đó. Tưởng đó là lần duy nhất, và anh đă "chừa". Ai ngờ cách đây không đầy một tháng, khi chị của tôi hiện sinh sống ở Anh về thăm gia đ́nh và ghé nhà chúng tôi ăn tối, anh đă thêm một lần nữa dơng dạc "ơi"... Chẳng cần ai giải thích, mọi người đều hiểu chuyện ǵ đang xảy ra. Cứ như thể ông trời muốn trêu ngươi, cố tạo ra t́nh huống mới tương tự để khẳng định rằng câu chuyện "ơi" đă được truyền tụng về anh là chuyện hoàn toàn có thật, thậm chí khi cần nó có thể tái diễn lại một cách rất là in vivo.

 

Chuyện thứ tám : Chiếc xe vàng của anh

Sẽ vô cùng thiếu sót nếu nói về anh mà không nhắc đến chiếc xe vàng độc đáo của anh, chiếc xe đă từ mười hai năm qua gắn liền với anh như h́nh với bóng và đă góp phần hoàn thiện diện mạo, chân dung của anh dưới mắt bạn bè, người thân, đồng nghiệp cũng như học tṛ. Chiếc xe có màu vàng rực hiếm thấy và là duy nhất trong thành phố này. Nếu chiều cao dễ dàng tố giác anh trong một đám đông, th́ chiếc xe có mặt ở đâu là mọi người biết ngay có anh quanh quẩn gần nơi đó. Thậm chí nhiều anh bạn của anh cứ trêu tôi khéo mua cho chồng chiếc xe màu chẳng giống ai, để dễ dàng quan sát, theo dơi và phát hiện ra nếu lỡ ra anh có lạc bước vào các quán bia ôm hay karaoké ǵ đó.

Thật ra, tôi làm ǵ có đủ bản lĩnh để chọn lấy cho chồng ḿnh một chiếc xe có thể nổi đ́nh nổi đám như thế. Chẳng qua lần đầu đi thực tập ở Pháp, thấy anh chị em trong đoàn rủ nhau đăng kư mua xe "băi rác", tôi cũng gom góp tiền để gửi mua. Tôi chẳng thạo ǵ chuyện bán chác, nhưng thời ấy chiếc xe máy là cả một gia sản lớn, và theo suy nghĩ của mọi người hồi ấy, cả đời tích cóp có khi chúng tôi cũng chẳng thể nào sắm nổi. Gộp được sáu mươi chiếc xe anh chị em nộp tiền mua là đủ để đóng một container. Ít tháng sau chúng tôi được thông báo hàng đă gửi từ Nhật về đến cảng Hải Pḥng. Em trai tôi đang có mặt ở Hà Nội thay mặt tôi đi Hải Pḥng dự bóc thăm nhận xe : bóc thăm nhằm chiếc nào là "chủ nhân" nhận chiếc xe đó về. Chiếc xe vàng "về" với chúng tôi như thế đó.

Dạo đó ở Huế, ra đường nh́n quanh nh́n quất giỏi lắm số xe máy cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Dân ḿnh thời đó c̣n gian nan khốn khó, dân Huế lại càng tội nghiệp hơn. Đi lại chủ yếu là bằng xe đạp, chưa kể có người c̣n chịu khó cuốc bộ hàng bao nhiêu cây số, dù mưa dù nắng. Anh là một trong số hiếm hoi những người di chuyển bằng xe máy, lại là chiếc xe với cái màu vàng vừa nghệ vừa thợ mă vừa ǵ ǵ nữa th́ quả thật tôi cũng không biết. Tất nhiên anh em trong nhà khi cần đều có thể mượn, và do đó chiếc xe cung cúc phục vụ không những cho anh, cho tôi (ở yên sau), cho con cái chúng tôi mà c̣n cho cả nhiều người trong họ hàng nội ngoại. Nhưng thường khi th́ h́nh ảnh anh với chiếc xe vàng xuất hiện trên đường phố vẫn là một h́nh ảnh khá là quen thuộc đối với người dân xứ Huế.

Một dạo họp bạn cũ, một anh bạn bây giờ là phóng viên ở Huế trách tôi xây nhà lầu mà không báo cho bạn bè biết để mừng. Tôi giải thích thế nào cũng không thuyết phục được anh chàng là chúng tôi vẫn ở ngôi nhà cấp bốn đă được phân trong khu tập thể của trường, v́ rơ ràng anh chàng "vẫn thường xuyên thấy chiếc xe vàng của anh N. dựng trước sân một ngôi nhà hai tầng ở Trường An"... Có nói ǵ đi nữa, anh chàng vẫn cho là tôi "giả nai", "giấu của". Phải rất lâu sau đó, tôi mới hiểu đúng là cũng ở Trường An, cách nhà chúng tôi chừng hai ngơ phố, có một ngôi nhà hai tầng khá đẹp và chủ nhân của nó cũng có một chiếc xe máy màu vàng, có điều ... chiếc xe vàng này có đèn tṛn trong khi xe vàng của anh th́ lại là xe đèn vuông. Và cái màu vàng của hai xe cũng có khác nhau : h́nh như màu vàng của xe anh có úa hơn, nâu hơn một ít...

Nhiều bạn bè lâu không gặp, thường nhắc đến "chiếc xe vàng ngày xưa" của anh v́ họ nghĩ anh đă thay xe, đă lên đời xe hoặc chí ít cũng đă sơn lại màu xe... Và họ tṛn xoe mắt ngạc nhiên và tỏ ư thán phục, khen anh là người "chung thuỷ" khi biết chiếc xe vàng vẫn là bạn đường của anh, trong khi tôi tự hỏi liệu lời khen đó có thực tâm không hay chỉ là lời mai mỉa. Nhưng có hệ trọng ǵ chuyện đó. Điều cơ bản là cả anh và tôi đều không có ư định đổi xe mới, và đều ít nhiều gắn bó với con ngựa sắt cũ kỹ của ḿnh, như với một người bạn chiến đấu thuỷ chung và chịu thương chịu khó.

 

Chuyện thứ chín : Bên bờ ngộ

Nh́n lại quăng đời cùng anh đồng hành trong cuộc sống, dẫu bao phen cười ra nước mắt như đă kể ở trên và cũng chẳng thiếu ǵ những dịp giận hờn trách móc, tôi vẫn có thể nói rằng về "duyên số" tôi là người gặp nhiều may mắn. Tuy vậy tôi chẳng có kinh nghiệm nào sáng giá để có thể đem truyền đạt cho ai khác về việc vun đắp và ǵn giữ hạnh phúc gia đ́nh (eo ơi nghe ghê quá), thậm chí tôi không tin có một công thức nào có thể mang ra dùng chung cho nhiều người trong lĩnh vực tinh tế này. Riêng tôi, tôi vẫn mày ṃ tự t́m kiếm và dần dà hiểu ra là dường như trong cuộc sống chung anh không chỉ có nhu cầu làm một người chồng, mà anh c̣n có cả nhu cầu làm anh, làm bạn, và cả làm ... người yêu, thậm chí đôi lúc c̣n muốn làm em và cả làm con nữa. Từ đó với anh tôi cố gắng vừa là bạn đời, nhưng đồng thời cũng là em gái, là bạn chí cốt, là người yêu, là chị và cả là mẹ. Dạo mới cưới nhau về, có lần anh săm soi chải tóc, chăm chú ngắm ḿnh hơi lâu trước gương, rồi đột ngột hỏi tôi : "Anh hỏi thiệt, em đừng cười. Em thấy anh có ... đẹp trai không ?" Tôi bật cười. Dám đoan chắc chẳng một đấng ông chồng nào lại đi hỏi vợ ḿnh một câu "hồn nhiên" và buồn cười đến thế. Thú thật lúc đó tôi cũng chẳng hiểu anh xem tôi đang là ǵ của anh, và anh đang là ǵ của tôi nữa. Nhưng cũng có lúc tôi thấy anh như một ông bố uy nghiêm nhưng độ lượng, và khi đó dường như anh cũng đang nhận thấy tôi như một đứa con ngoan ngoăn dù hay ṿi vĩnh của anh.

Mối quan hệ giữa anh và tôi cứ thế diễn ra lúc này lúc khác một cách vô cùng đa dạng. Không chỉ có thế, xét một cách "vĩ mô" th́ trong cuộc sống c̣n có biết bao mối quan hệ gia đ́nh và xă hội khác chi phối anh và tôi theo nhiều cách khác nhau, và do đó làm sao tôi có thể khư khư "chiếm lĩnh" anh và tách anh khỏi những mối ràng buộc công việc cũng như t́nh cảm rất đỗi đời thường, rất đỗi "người", mà nhiều khi tôi không thể góp phần vào đó. Dạo anh mới xuất bản hai tập thơ với rất nhiều bài thơ t́nh, bạn bè thường hỏi đùa tôi có biết trong thơ anh có tất cả là bao nhiêu "em" không và liệu tôi có biết hết những "em" đó hay không. Tôi chỉ cười, nói có thể chính anh cũng không thể đếm hết và biết hết các "em" đó. Hơn nữa, các "em" đó có thật cả hay không và "em" này có tách bạch khỏi "em" kia hay không, th́ điều đó vẫn c̣n phải xem xét lại. Điều khiến tôi cảm thấy thoả nguyện là ít ra tôi cũng có phần trong những bài thơ anh viết, ít ra tôi cũng là một "em" trong đó, một "em" có thật trong đời thường của anh, hiện hữu không những trong "thơ" mềm mại mà cả trong "văn xuôi" thô ráp của cuộc đời, không những trong mộng mơ mà cả trong cuộc sống thực, nghĩa là vẫn cùng anh sẻ chia những buồn vui cay đắng, những lo toan với bao bộn bề cơm áo. Có một bài thơ anh đă làm trong lúc khắc khoải chờ đợi trước pḥng mổ của khoa sản bệnh viện Huế, và tôi th́ đang mê man trong ca mổ thập tử nhất sinh, khi đứa con đầu ḷng của chúng tôi chuẩn bị chào đời. Có "em" nào khác được cuộc đời ưu ái như thế đâu...

Vả lại, lúc anh và tôi "gặp" nhau th́ mỗi bên đều đă có một bề dày nào đó về cuộc đời, một ngày xưa và một "người xưa" để nhớ và rồi để cố quên, và chúng tôi đă cùng giúp nhau vượt qua quá khứ để cùng vươn đến một tương lai chung. Cũng v́ thế, kể cũng dễ hiểu nếu anh và tôi cùng chấp nhận "nửa kia" của ḿnh một cách đa chiều với tất cả bề dày đáng trân trọng của quá khứ, của hiện tại và của cả tương lai. Để có thể thong dong cùng đồng hành trên suốt đoạn đường c̣n lại của cuộc đời.

 

Chuyện thứ mười :  Mộng và thực

Không phải ngày một ngày hai mà tôi ngộ được những điều với tôi đă trở thành chân lư đó. Có lẽ đó là hệ quả của một cuộc kiếm t́m nghiêm túc để tự giải mộng. Nhiều năm, trong những đêm say ngủ và mê màng tôi thường ch́m vào một giấc mơ. Giấc mơ ấy cứ diễn đi diễn lại, có khi gần như lặp lại hoàn toàn, cũng có khi giấc mơ sau là đoạn tiếp nối của giấc mơ trước, dù chúng cách nhau có thể nhiều tuần hay nhiều tháng. Điều luôn cố định trong những giấc mơ đó là tôi ư thức rất rơ tôi đă có gia đ́nh, có một người chồng, nhưng mặt mũi người đó ra sao th́ tôi không thế nào nhớ nổi, bởi dường như đă lâu lắm chúng tôi không gặp nhau. Có vẻ như người đó đang sống một cuộc đời riêng và tôi cũng đang sống một cuộc đời riêng. Cố lắm, tôi cũng chỉ h́nh dung ra được một dáng người, một khuôn mặt mơ hồ, nhàn nhạt nào đó, một dáng h́nh, một khuôn mặt dường như chưa bao giờ tạo cho tôi một ấn tượng nào đáng kể. Và tôi cam chịu an phận trong cảnh sống vô lư đó. Và rồi cũng trong mơ ... tôi gặp anh. Anh, với cương vị là một người quen và dần dần trở thành người mà tôi đem ḷng yêu thương. Rơ ràng là anh chứ không ai khác. Anh với vóc dáng to cao, nụ cười hiền hậu dễ thương nhưng không hiểu sao trong giấc mơ lại không "đóng vai" chồng mà lại là một "người t́nh", một người t́nh yêu tôi rất mực. Trong trạng thái mê muội và bị khung trong giấc mơ đó, tôi vẫn c̣n ư thức được rằng việc ḿnh đang làm, t́nh cảm đang nẩy nở và bùng lên mănh liệt trong tôi là những điều hoàn toàn không nên, và tôi đă bị giằng co, xâu xé, vật vă trong cuộc giao tranh quyết liệt, sống mái giữa "t́nh" và "lư" đó. Sự phi lư của những giấc mơ đó khiến tôi vô cùng sợ hăi, ngay cả những lúc đă tỉnh giấc. Nó có nghĩa là ǵ và tại sao tôi lại có thể sống kỳ quặc và "loạn" đến thế.

Phải rất lâu sau, tôi mới dần dần t́m ra lời giải cho những giấc mơ lạ lùng đó. Hiểu biết của tôi về Freud quá hạn hẹp, không đủ để cho phép tôi tự giải thích mọi thứ một cách có qui tŕnh và hệ thống, nhưng bằng linh giác và một gợi mở thiêng liêng nào đó của tâm thức, tôi hiểu là những ǵ diễn ra trong các giấc mơ ấy thật ra chẳng có ǵ khác hơn là kết quả của những ǵ bản thân tôi đă cảm nhận về cuộc sống thực : một "đời thường" có khi đều đặn, mệt nhọc, thô ráp đến mức tẻ nhạt, vô vị khiến mờ phai dần mọi cảm xúc, khiến ḿnh quên cả ḿnh, cả người yêu dấu, nhưng đồng thời và bên cạnh đó vẫn âm ỉ một t́nh yêu thực sự sâu đậm với một người. Một người có khuôn mặt rơ ràng là của anh, một khuôn mặt của dấu yêu, của hạnh phúc. Nếu trong cuộc sống thực hai mặt đó hoà lẫn vào nhau, tan nhoà trong nhau đến mức khó mà nhận biết được mỗi một mặt ấy một cách rơ ràng, th́ trong giấc mơ chúng hiện ra rơ rệt là hai mảng tách bạch, trong một thế vừa đối lập lại vừa bổ sung cho nhau.

* * *

H́nh như ở đâu đó tôi chẳng c̣n nhớ rơ, tôi có đọc được một câu như thế này : Hôn nhân chỉ có thể mang đến hạnh phúc nếu mỗi người hôn phối vẫn c̣n độc thân một chút. Cái câu có vẻ là châm ngôn đó vẫn thường xuyên ám ảnh tôi và tôi hay tự hỏi "một chút" đó là ngần nào, ở chừng mực nào, để có thể cho phép mỗi một người sống thoải mái nhưng không buông thả, gắn bó với "nửa kia" nhưng không bị ràng buộc nặng nề. Và tôi vẫn không thôi tự hỏi, bởi với tôi điều đó dường như vẫn c̣n là một ẩn số.

                                                                          Tháng 9 / 2003

                                                                       Phạm thị Anh Nga