Florence

 

PHẠM THỊ NGỌC

 

FLORENCE

 

 Ngày xưa, trong một lúc lẫn lộn giận yêu, chàng đă phê b́nh tôi một câu như vầy: em sao con gái ǵ mà khó bảo. Bây giờ, hiện giờ, khi lại một lần nữa chỉ c̣n một ḿnh trên quăng đường đời thênh thang, tôi có nhớ đến chàng, và tôi thấy điều chàng đă nhận xét ngày xưa chưa thấm vào đâu so với hiện tại. Ngày xưa, tôi đă giải thích cho chàng hiểu tại sao tôi cứng đầu, giải thích bằng một vài câu về "tiểu sử", về "thuở ấu thời" mà tôi nghĩ giá ngày xưa tôi đừng nói ǵ th́ hơn. Nhưng cũng chẳng sao. Chàng hiểu được ǵ, tôi hiểu được ǵ, bây giờ cũng chẳng có ǵ khác biệt đối với tôi.

Ngày xưa, vào cái thời mà chàng c̣n có thể gắt "sao em ngày càng cứng đầu" đó, và vào khi tôi c̣n có thể giải thích cho chàng, tôi nói rằng tôi lớn lên thiếu thốn sự đùm bọc của người đàn ông nên ra như vậy. Sau 75 tôi không có cha, và lại mất đi người anh khi anh tôi đổ xuống như một loài cổ thụ hoang bị đốn ngă, mở ra một mảnh trời, hé ra một chút mặt trời cho các loài sâu bọ cây dại khác từ trước tới giờ vẫn sống dưới bóng cây. Ngày ấy, chàng không thích cách giải thích của tôi.

Nhưng bây giờ, nhớ lại cách giải thích ấy chỉ làm cho tôi thấy buồn cười, và nhớ nét mặt đăm chiêu của chàng lúc ấy càng làm tôi thấy buồn cười hơn. Tôi, con nít con nôi, giải thích tâm lư học. Chị tôi từ thuở bé cho đến thuở lớn luôn có bố tôi che chở, luôn có bố bênh vực cho cả những lần chị tử chiến với trẻ con họ hàng láng giềng. Vậy mà lớn lên chị vẫn không trở thành nữ nhi nhu nhược. Nhưng, chị tôi h́nh như sanh ra đă là một nghịch lư (chứ không chỉ là một ngoại lệ), một antithesis (nói theo tiếng triết học cho oai). Và c̣n mẹ tôi nữa. Mẹ tôi không thiếu sự hiện diện của người đàn ông trong đời bà, lập gia-đ́nh khi c̣n rất trẻ, và chỉ xa ông ngoại tôi khi bà cùng chồng đi Nam. Nhưng về mẹ tôi, tôi nghĩ đó là một đề tài tôi chỉ nên nói thật ít.

Tôi nhớ tôi có nói với chàng thở ấu thời làm tôi cứng đầu, nhưng cũng làm tôi cần có một người đàn ông, có lẽ cần hơn mọi người đàn bà b́nh thường khác. Điều này tôi không bao giờ phủ nhận hay đem ra để khôi hài. Lúc nói với chàng, tôi có thu người tôi lại trong ṿng ấm thoát ra từ người chàng. Nhưng bây giờ, tôi biết rơ hơn, tôi cảm thấy rơ hơn, sự thiếu thốn của tôi. Tôi biết, dẫu có chàng trong căn pḥng này đi nữa, dẫu có chàng bên trong ṿng ấm của tôi đi nữa, tôi vẫn thấy chưa đầy đủ. Sự hiện diện không đầy đủ. Sự hiện diện của chàng là sự hiện diện không đầy đủ. Dù sao, tôi cũng mừng v́ ngày xưa tôi đă không nói với chàng điều đó.

Anh tôi, ngày xưa đứng trên mặt đất vững vàng như một loài cổ thụ, bây giờ nằm dưới ḷng mặt đất, chẳng c̣n là ǵ. Đă mười mấy năm rồi, h́nh ảnh về cái chết của anh trở về trong trí nhớ tôi cũng chỉ phảng phất mơ hồ thôi. Ngày giỗ, tôi đi thăm mộ, đem theo vài chậu hoa tươi và hoa giả. Nhớ về anh, tôi có một ư nghĩ: anh già quá. Già trong mọi chọn lựa, từ áo quần đến bạn bè đến cả lời ăn tiếng nói. Anh già, nhưng lại quá trẻ trong sự lựa chọn bạn gái. Anh mê một đứa con gái chỉ hơn tôi có non một tuổi. Thu Sương với tôi ngày ấy chưa bao giờ nói chuyện với nhau. Thu Sương tiểu thư mấy ai được gặp, tôi có bao giờ được dạy thế nào là tiểu thư. Thu Sương... học dốt, tôi đỡ dốt hơn. Thu Sương ra đường chỉ đi chơi với em gái, tôi có cả một bầy bạn gái.

Bây giờ, có lẽ tôi chẳng c̣n bạn nào nữa. (Mười mấy năm qua rồi, đến bây giờ tôi mới bắt kịp Thu Sương của mười mấy năm trước). Thu Sương bây giờ nghe đâu cũng đă hai con, và vừa mới ly dị chồng. Anh tôi c̣n sống chắc chẳng đi đến chuyện ǵ với Thu Sương, nhưng chắc anh cũng chẳng vĩ-đại như tôi đang vĩ-đại-hóa anh bây giờ. Sống bấy nhiêu cũng đủ.

Tôi quay lại khi mẹ tôi bảo sửa lại chậu hoa bên cạnh bia đá. Tôi làm theo lời bà, rồi hai mẹ con đọc đoạn kinh ngắn trước khi rời nghĩa trang. Có lúc tôi nh́n bà, và nghĩ h́nh như sự phiền khổ không c̣n nữa trên nét mặt bà, trên hơi thở bà. Mười mấy năm rồi, anh bây giờ sướng hơn mẹ. Nh́n bà, tôi muốn để ư, t́m một nét lạ nào đó qua khuôn mặt. Lâu nay bà hay than tim đau, đau nhất là khi tôi căi, cho nên đừng căi bà nữa. Tôi cho đó là một cách bà dọa tôi, làm áp lực bắt tôi phải lấy chồng. Nhưng tôi vẫn để ư một nét lạ nào đó, nếu có.

"Bây giờ, ḿnh đi thăm bà Florence. Tiện có con về Mẹ mới đi thăm người ta được," mẹ tôi nói. Florence Baudoin. Tên Florence Baudoin lướt thật nhanh trong đầu tôi, t́m ra một khuôn mặt. H́nh ảnh Florence Baudoin được gợi lên, làm ḷng tôi chợt chùng xuống.

Nhưng trước khi lên xe, đầu óc tôi chưa bỏ hẳn mộ anh. Tôi nhớ, những buổi trưa ngày xưa c̣n bé, tôi hay đến bên anh những lúc anh ngủ, vạch mí mắt anh ra để xem lúc anh ngủ rồi th́ mắt anh đi đâu, có nh́n thấy tôi không. Tôi nghịch mgợm vạch mí mắt anh bằng bàn tay nhỏ, vạch rồi lại buông, buông rồi lại vạch. Mắt anh vẫn c̣n nguyên ở đó, không đi đâu cả. Mắt hơi lồi, c̣n đủ cả ḷng trắng ḷng đen. Nhưng anh không nh́n thấy tôi. Tôi đă nghĩ rằng anh chỉ giả vờ ngủ, và giả vờ không nh́n thấy tôi. Chỉ giả vờ thôi.

 

*

 

Chàng có đi với tôi một lần đến thăm bà Florence Baudoin. Chúng tôi đứng gơ cửa măi mới được bà ra mở cửa cho vào. Chàng lúng túng khi bước vào một thế giới hiu hắt của một người đàn bà bảy mươi không chồng. Tôi th́ không lạ lùng ǵ cả, v́ đă biết trước. Tôi không có mục đích đem chàng đến để khoe với bà. Tôi đến v́ muốn chào bà trước khi tôi đi học xa. Dù có chàng, nhưng tiện đường, thành thử tôi ghé vào từ giă một người đă đối xử với gia-đ́nh tôi rất tốt.

Tôi nhớ chàng đă lúng túng khi bước vào thế giới ngăn nắp không một hạt bụi, và cũng là một thế giới lạnh lẽo thiếu ánh sáng của một bà già độc thân. Trong thế giới đó, sự tối tăm lờ mờ lúc nào cũng đ̣i người ta phải điều chỉnh lại con ngươi khi bước vào, sự sạch trơn từ sàn nhà cho đến vách tường đến cả mọi góc cạnh làm người ta không dám đi sâu vào quá vài bước từ ngưỡng cửa. Sàn nhà gỗ bóng loáng làm chàng lúng túng cởi giầy. Bà Florence bảo cậu không phải cởi giầy. Nhưng khi chúng tôi đă bước vào trong, và khi tôi ngồi nói chuyện c̣n chàng th́ đứng ngắm tranh trên tường, có lúc chàng toan rút bao thuốc từ trong túi áo th́ Florence đă vội nói cậu đừng hút thuốc ở đây. Chàng đưa mắt nh́n tôi, và tôi cười trong mắt để chàng biết rằng tôi hiểu chàng đang nghĩ ǵ. Florence quay qua tôi và hỏi tôi sắp đi có cần thêm tiền không. Tôi trả lời thưa không, tôi đến chào bà v́ tôi coi bà như mẹ. Bà bảo từ bé đến lớn tôi là đứa con gái ngoan, bà muốn tôi luôn ngoan như vậy.

Mắt Florence sau cặp kính nhà giáo nh́n thẳng tôi. Mắt bà xanh, xanh như đôi mắt của loài mèo, xanh biếc tôi thấy cả con ngươi chính giữa. Màu tóc th́ thay đổi theo thời gian, nhưng màu mắt th́ không thay đổi. Mắt th́ đục mờ đi theo thời gian nhưng mắt Florence th́ vẫn c̣n tinh sáng. Florence ngồi đối diện tôi, ngồi thẳng lưng trên chiếc ghế bành bà thường ngồi, chân này chéo qua chân kia dưới làn áo wardrobe. Chân bà xỏ đôi giày đi ở trong nhà, loại giầy bông thật nhẹ. Nhưng đôi cổ chân bà, tôi thấy, sưng vù như bị phù thủng, đôi chân sưng trắng bệt, đây đó lốm đốm những mảng da nám màu nâu nhạt.

Tôi nghĩ, h́nh thù của đôi chân người ta cũng là do cuộc đời, số mệnh uốn nắn. H́nh thù đôi chân, đôi bàn chân, tùy thuộc vào loại giầy dép người ta mang, vào mặt đất người ta đứng, vào lộ tŕnh người ta phải đi qua. Đôi chân mẹ tôi ḷi mắt cá hai bên, có những lằn gân từ đó chạy lần lên ống khuyển.

Bàn chân mẹ tôi bị chai ở gót, lâu lâu đau nhói bà bảo tôi cắt hộ bà lớp da khô chai dầy cộm. Có lần, khi tôi hỏi về một vết thẹo ở bắp chân, mẹ tôi kể ngày c̣n bé bà bị chó nhà ông ngoại cắn bậy. Tôi nh́n bà không hiểu. Bà giải thích, chó nhà ông và bà trẻ.

Khi chúng tôi đứng lên cáo từ Florence th́ ngày đă ngả về chiều. Đèn đường đă tự động bật sáng dù trời chưa đậm màu. Tôi ngỏ ư nuốn xem khu vườn của Florence th́ bà nói cứ tự nhiên nhưng c̣n bà th́ ở lại trong nhà v́ bà không hay ra ngoài vào giờ đó. Khi cánh cửa lưới ṿng ngoài được đóng lại, tôi chỉ c̣n thấy lờ mờ vạt áo Florence di động loáng thoáng ở bên trong, và rồi cũng biến mất khi bà đóng nốt cánh cửa gỗ. Chàng hỏi tôi c̣n muốn coi vườn nữa làm ǵ. Thật ra, tôi muốn nh́n lại căn nhà bên cạnh, nơi gia-đ́nh tôi đă ở được năm năm đầu khi mới đến.

"Ở lại với em một lát nữa thôi," giọng tôi thấp, "phim chưa đến xuất mà."

Căn nhà bên cạnh, căn nhà gỗ sơn vàng với rất nhiều cửa sổ, là nơi đă đ̣i hỏi ở chúng tôi tất cả sức chịu đựng của con người. Đó là nơi đă chất chứa tất cả những tiếng thở dài năo nề nhất khi một gia đ́nh liên tiếp trải qua những tang thương, phân ly, lỡ làng. Tôi có kể chàng nghe tuổi thơ của tôi ở căn nhà đó. Tôi đă nói cho chàng nghe những ǵ tôi ao ước cho tương lai, những ao ước nảy sinh từ tuổi thơ tôi. B́nh thường thôi, phải không anh. Tôi đă hỏi, nhưng chàng không trả lời. Cũng chẳng có ǵ cần thiết.

Căn nhà bên cạnh có rất nhiều cưả sổ, những cửa sổ viền nâu trên vách nhà vàng. Căn nhà bên cạnh có rất nhiều cây, những cây cao thấp trổ hoa thơm ngát những mùa xuân. Tôi đứng bên hàng rào ngăn chia hai nhà, nói với chàng về một loài hoa màu hồng bên vườn nhà cũ:

"Hoa azaleas đó anh, c̣n gọi là hoa quyên."

 

*

 

Ngày chúng tôi đến thành phố, hoa azaleas chưa nở. Ngày chúng tôi đến thành phố, vào mùa đông, nước Mỹ có rất ít để chào đón. Một nửa căn nhà trống trải, đêm ngủ trên sàn nhà gỗ gió lạnh lùa dưới gầm nhà lạnh thấu qua lưng. Bên nửa kia của căn nhà, bên kia vách tường và cánh cửa gỗ luôn luôn được khóa kín, là những cô hàng xóm có lẽ v́ nghề nghiệp nên không thân thiện, những cô kỵ nữ thức đêm ngủ ngày nên lâu lâu vào những buổi sáng nào chúng tôi hơi ồn họ đă ném mạnh một vật cứng vào cánh cửa gỗ để nhắc nhở. Tiếng cạch chát chúa khi một vật cứng đáp vào cánh cửa nghe thật dữ dằn, nhưng đó chỉ là một chi tiết nhỏ trong một xă hội đầy bất ngờ này. Ngày chúng tôi mới đến, nước Mỹ vào mùa đông chỉ có những cơn mưa lạnh đi trước những lần tuyết rơi lấm tấm. Nửa bên căn nhà chúng tôi có cả mười sáu khung cửa sổ, những khung cửa sổ dài h́nh chữ nhật được che bằng những tấm màn ny-lông mỏng bám đầy bụi, để những khi mưa gió nh́n ra đường tôi chỉ thấy nước Mỹ ở nơi chúng tôi tứ phía là mưa lạnh. Màn cửa ny-lông rẻ tiền, trong suốt, tôi có thể thấy được khi anh tôi đạp xe về nhà giữa trưa thứ Bảy bảo rằng trời mưa ướt át không có khách rửa xe nên chủ nó bắt về sớm. Màn ny-lông trong suốt, mỗi buổi tối tôi có cảm giác như từ ngoài đường người ta nh́n vào để thấy chúng tôi bên trong đang làm ǵ, chúng tôi c̣n có thể làm ǵ nữa.

Và những buổi tối khi đă tắt đèn, tôi nằm nh́n qua cửa sổ, qua màn ny-lông trong suốt, nh́n ngọn đèn ga-ra nhà bên cạnh, nguồn ánh sáng duy nhất của căn nhà, nh́n và đoán xem nước Mỹ c̣n ǵ cho chúng tôi nữa không.

Khi tôi tâm sự với chàng rằng tuổi thơ của tôi ở đó sâu đậm hơn tuổi thơ ở Việt Nam, chàng đă cười và cho đó là chuyện dĩ nhiên. Tôi c̣n quá nhỏ để nhớ, chàng nói. Nhưng tôi nhớ, tôi nhớ rất rơ. Tôi chỉ không hay nói ra điều tôi nhớ, và nhiều khi cũng chẳng nói ra rằng tôi nhớ. Những kinh nghiệm không vui thường đậm màu hơn, tôi muốn nói như vậy. Nơi căn nhà có cả thảy mười sáu khung cửa sổ, những khung cửa sổ như những ngơ thoát của hạnh phúc, là nơi tôi được trải qua những kinh nghiệm rất khiêm nhượng nhưng rất căn bản của cuộc sống. Nơi đó đă đến thật rơ ràng bấy nhiêu mưa và nắng, bấy nhiêu tuyệt vọng và hy vọng, bấy nhiêu nước mắt và tiếng cười, đưa và đón, mộng và thực. Không bao nhiêu cả, chỉ vừa đủ cho tôi.

Trước khi mùa đông đi qua, những người hàng xóm đă dọn ra khỏi nhà bên cạnh. Mùa xuân đến, có người Việt ở thế vào chỗ đó, hai vợ chồng Việt cũng kín cổng cao tường. Mùa xuân đến, mẹ tôi có thể bước ra ngoài và khởi sự một góc vườn nhỏ ở sân sau, chiều đi học về tôi có phận sự tưới. Chủ nhà, sau mùa đông đă đến và dọn lại cỏ cây chung quanh nhà cho quang hơn.

Nhưng h́nh như ông đă không trở lại lần nào nữa suốt mùa xuân đó. Mùa xuân, cây cỏ đă được dọn tàm tạm quang đăng, tôi có thể chơi rượt bắt ṿng quanh, lâu lâu khám phá ra đây đó có vài cốt xương khô của những con mèo hoang đă chết dưới gầm nhà.

Và, mùa xuân cũng ấm áp đủ khiến bà Florence như một loài chồn sóc tḥ ra đường thăm xuân, đứng làm quen với tôi bên kia hàng rào.

Lần đầu đối diện bà Florence, tôi ngỡ như ḿnh đang thấy một bà tiên. Bà đạo mạo với mái tóc trắng búi cao, với khuôn mặt gầy nghiêm nghị, với cách phục sức dịu màu trang nhă. Tôi đang đứng tưới những cây hoa khi bà lên tiếng gọi, giọng cao.

Tôi ngẩng lên nh́n, nhưng dù cho bà đă như là một bà tiên trước mắt tôi, sự xuất hiện đột ngột của bà đă làm tôi thấy sợ. Mấy hôm trước, em trai tôi trong một lúc nghịch ngợm với cái ná đă lỡ tay bắn một ḥn sỏi qua bên vườn của người hàng xóm đàng sau. Viên sỏi bắn lỡ không làm gẫy hoa, không làm vỡ cửa kính, không làm chết chim chóc, nhưng bà chủ nhà cũng dọa gọi cảnh sát. Anh tôi cũng mấy hôm trước trong ngày dọn vườn, đă đốt lá khô ngoài sân sau. Khói bốc đă gây báo động sở cứu hỏa, và chỉ độ mười lăm phút sau đă có hai xe cứu hỏa đầy đủ ṿi rồng c̣i hú kéo đến trước nhà. Cho nên sự xuất hiện trong nháy mắt của bà Florence đă làm tôi giật ḿnh. Tôi có làm ǵ sai không, tôi chỉ đang tưới cây thôi.

Tôi hiểu khi bà nói rằng bà là Miss Baudoin, nhưng tôi có thể gọi bà là Florence. Miss Florence hỏi tôi học lớp mấy trường nào và giáo viên tên ǵ. Tôi nói tôi học tiểu học La Rosen, cô giáo tên Ernie. Cô Ernie ngày xưa là học tṛ tao, Miss Florence nói. Tôi không biết nói à như vậy bà là sư tổ của tôi nên tôi im lặng.

Khi tôi vào nhà và báo động mẹ tôi rằng có người hàng xóm muốn gặp, bà nh́n tôi ái ngại như trời ơi con lại làm chuyện ǵ nữa đây. Ngày đó, tôi rất sợ làm mẹ tôi buồn, những cơn buồn cấn thêm vào những cơn hoang mang khi chưa ổn định đem bà tới mức nóng nảy tôi chưa bao giờ thấy. Tôi cố để làm bà vui ḷng. Đàng nào đi nữa, ít nhất tôi đă không bỏ nhà ra đi như các anh chị em khác trong nhà hết thẩy đều đă ít nhất một lần bỏ nhà ra đi rồi lại trở về. Cảnh bỏ nhà ra đi đă buồn, cảnh trở về lại càng buồn hơn.

Sáng đó là sáng Chủ Nhật. Gặp mẹ tôi, Florence nói rằng bà hay thấy chúng tôi đi bộ đến nhà thờ, vậy mai mốt hăy đi chung xe với bà nếu muốn. Thế là mẹ tôi có được một người láng giềng gần, một người láng giềng tốt. Mẹ tôi, cả một đời chỉ biết lo cho chồng con, không có đến một người bạn gần gũi. Nhưng Florence không chồng con mà h́nh như cũng chẳng có bạn bè, cũng chẳng thân thiện với hàng xóm chung quanh. Quen được một thời gian, tôi biết bà chỉ có hai thứ để bầu bạn: cái ti-vi, và cái xe hơi hiệu Ford truyền lại cho bà từ đời song thân.

Cái ti-vi để mở từ sáng đến tối Florence bảo là để cho căn nhà c̣n có tiếng người. Cái xe Ford bốn cửa tuy đă lâu đời nhưng c̣n được giữ ǵn rất kỹ tôi nghĩ không bao giờ được lăn bánh đi đâu quá ba mươi dặm từ sân chứa.

Tôi theo mẹ vào nhà Florence cái ngày bà mở cửa mời láng giềng vào chơi. Florence bảo từ ngày mẹ bà chết, cách đây cũng hơn hai mươi năm, căn nhà bà không có ǵ thay đổi. Cho nên trước khi bước vào nhà bà, tôi đă tưởng tuợng đến một viện bảo tàng, và khi đă bước vào rồi tôi không hiểu sao bà có thể sống trong sự u tối đó mấy chục năm. Tôi rón rén bước qua từng pḥng trong nhà Florence, chân nhẹ nhàng nhón gót, tay không dám chạm bất cứ đồ vật ǵ trong nhà, sợ làm xê dịch vị trí đă được ổn định từ mấy chục năm qua. Mẹ tôi sửng sốt trước sự nối tiếp êm đềm từ đời mẹ sang đời con của gia-đ́nh Baudoin, một sự tiếp nối gần một thế kỷ không gián đoạn. Mẹ tôi sửng sốt v́ nơi đây, mặt đất quá hiền ḥa người ta có thể dung thân tại một chỗ duy nhất suốt một thế kỷ, hay nhiều thế kỷ nữa, dung thân yên ổn, không cần phải biết, không cần phải thấy, và có lẽ không tin rằng ở những nơi khác, dù trên cùng một mặt đất, một thế kỷ trải qua đă có liên tiếp nhiều thế hệ như những lớp sóng táp vội vào bờ, đến rồi đi, những thế hệ bỏ đất mà đi, những thế hệ vùi sâu dưới ḷng đất.

Mùa xuân đến đem theo loài azaleas, loài trà mi, mộc lan, và những thứ hoa khác tôi không biết tên. Mùa xuân thứ nhất, các anh tôi tính lại chuyện học hành, trong đó có anh thu xếp vào nội trú, để lại cho tôi mấy chậu cá lia thia. Trước tuần nghỉ xuân, tôi đem giấy nhà trường về nhà, giấy mời phụ huynh đến trường cùng với giáo viên kiểm điểm lại học vấn của con em. Lần ấy anh tôi ṭ ṃ, kư giấy sẽ đến. Anh đă đến gặp bà giáo Ernie, để trở về nhà với phiếu điểm của tôi và một nụ cười khó hiểu.

Anh đưa tôi xem phiếu điểm, nói: "Bà Ernie cho anh biết em đang chơi với vài đứa trẻ không ngoan."

Tôi cầm phiếu điểm, chột dạ, dù đă biết trước được điểm của ḿnh. Không có ǵ quá đáng, chỉ có điểm hạnh kiểm là dưới mức "có thể chấp nhận được". Tôi dán mắt vào phiếu điểm, không hiểu những đứa khác giờ này cũng đang nh́n phiếu điểm không biết có bấn loạn hơn tôi. Tôi không nhớ tôi có tội ǵ, chỉ nhớ có một lần, sau giờ ra chơi, chúng tôi trở vào lớp mà theo lời bà Ernie lúc đó th́ chúng tôi không c̣n h́nh dạng ǵ cho thấy chúng tôi là con người. Bà Ernie nói khó hiểu quá. Hèn chi chúng nó vẽ râu lên h́nh bà, bắn b́ trong lớp bà, nghịch lửa trong lớp bà, truyền thư trong lớp bà, dấu ch́a khóa vào lớp của bà. Tôi vui v́ đă được lũ trẻ Mỹ thu nhận và ưa thích. Tôi vui v́ được nhập bọn với Karen thông minh nhất lớp, và Quinn Martie nghịch ngợm nhưng hay bênh vực bạn. Có lẽ, anh tôi cũng vui v́ em gái đang bắt đầu sống trở lại nên anh cười.

Tôi, một đứa trẻ, đang tập sống trở lại giữa những đứa trẻ khác giống. Những đứa trẻ không biết phân biệt ṇi giống hầu để ghét hay để ưa. Tâm t́nh mọi đứa trẻ ở mọi nơi đều giống hệt như nhau. Trẻ em không ngoan nhưng cũng không nên có anh hùng. Một xă hội huấn luyện trẻ em thành anh hùng là một xă hội có một cái ǵ đó đă sai.

Bà Ernie cuối năm ấy về hưu. Dù không ưa bà, bọn trẻ cũng định tổ chức một bữa tiễn đưa bà, chỉ thêm cớ để khỏi phải học. Tôi xung phong viết thư tiễn biệt, dù chẳng ai mời, dù biết ḿnh c̣n dở chữ. Bọn trẻ chỉ ậm ừ thôi. Tôi cũng không quan trọng hóa việc viết thư, nháp được một trang rồi cất một góc lớp. Rồi tôi quên bẵng. Gần đến ngày băi trường, bà Ernie dọn lớp và bắt được lá thư. Lá thư viết nháp cũng đủ làm bà rơi lệ, và chẳng nói chẳng rằng bà đến ôm chầm lấy con Quinn Martie là đứa học tṛ thiếu khả năng nhất. "Quinn Martie, tôi không ngờ tṛ đă viết lên những lời này." Bà Ernie nghẹn lời.

Tôi có cảm giác rất chính xác là nước mắt của bà không hơn ǵ những giọt nước mắt ứa ra khi tôi ngáp dài mỗi sáng. Karen nh́n tôi, nói vừa đủ để tôi nghe rằng nó biết tôi mới là người viết thư đó. Nhưng bà Ernie cũng biết chứ! Nét chữ đó là nét chữ của tôi, lời lẽ đó chỉ có tôi mới viết được, bà là người chấm bài tôi hằng ngày chẳng lẽ bà không biết! Tôi nh́n Karen, cười oh I lied, tao viết xạo đó mày.

Nhưng cũng từ đó trở đi, tôi biết tôi không nên viết dối những chuyện như vậy nữa. Tôi vẫn viết dối, chỉ không viết dối để người tôi không ưa hiểu lầm t́nh cảm của tôi thôi.

Không được chuộng bằng một đứa học tṛ bản xứ, tôi cũng chẳng lấy ǵ làm buồn rầu. Điều làm tôi khó chịu là bà Ernie sau khi đă về hưu vẫn thường hay lui tới nhà tôi, như thể bà là người giàu ḷng bác ái. Bà Ernie đến chơi nhưng ít khi nào ghé sang thăm người giáo cũ của bà là Florence. Bà Ernie bảo Florence từ hồi nào đến giờ vẫn khó tính, luôn luôn có một thái độ như ḿnh ở một địa vị cao hơn mọi người, rất khó thân. Đến đỗi Florence đă từ chối hôn nhân với vị hiệu trưởng vào thuở xưa khi c̣n dạy học. Ông ta về sau làm đến thị trưởng, c̣n Florence vẫn là gái già. Bà Ernie hé một tí t́nh sử của Florence, kể qua khói thuốc. Chẳng hiểu v́ bà Ernie đă hút thuốc lá hay sao mà tôi đă cảm thấy không thích nghe.

"Sao bà không lấy chồng," mẹ tôi vui miệng hỏi Florence một lần. Florence im lặng, tôi tưởng bà sẽ quay qua và dạy rằng đó là một câu hỏi thiếu lịch sự, như khi bà bảo tôi là bấm kèn inh ỏi trước sân nhà người, dù người quen, là một hành động bất lịch sự. Nhưng Florence đă trả lời mẹ tôi, v́ dù sao mẹ tôi cũng không phải là người đáng ghét nhất đă hỏi bà điều đó. Florence nói bà không định để sống độc thân, bà cũng không nghĩ bà phải lấy chồng, bà đă sống một lối sống thích hợp nhất nên chẳng bao giờ nghĩ đời sống bà có thể khác đi như thế nào.

Câu trả lời của Florence chẳng trả lời ǵ cả. Tôi cũng chẳng thắc mắc ǵ, chỉ tưởng tượng bà ở một ḿnh trong căn nhà đó thừa chỗ quá, giá chi bà cho tôi vào ở ké. Tôi tưởng tượng một ḿnh tôi một pḥng trong căn nhà rộng răi mát mẻ. Nhà tôi chật chội hơn nhiều, sự chật chội không có chi là đầm ấm cả, và nhất là không buồn cười đâu.

Mùa đông thứ hai, một người anh của tôi trở về từ nội trú với cánh tay bó bột. Cả nhà không hề được anh báo tin bị gẫy tay, gẫy v́ chơi đô vật trong giờ thể thao trường. Mùa đông ấy, Florence mua quà cho tôi, đôi găng tay màu đỏ bà mua từ một trong những hiệu đắt nhất. Đôi găng tay màu đỏ quá sang trọng tôi không bao giờ dám đeo v́ không hợp với loại quần áo tôi mặc. Mùa đông ấy, Florence cũng báo tin em gái bà sắp trở về từ Trung Hoa. Laurie, người em gái ngoài sáu mươi tuổi của Florence đă măn việc ở ṭa lănh sự Hoa Kỳ tại Trung Hoa và sẽ về nghỉ hưu với chị. Và, cũng như chị, Laurie Baudoin không hề lập gia-đ́nh.

Những ngày Laurie mới về là những ngày nhà Florence đông khách nhất. Khách đến thăm lẻ tẻ, kéo dài nhiều ngày, và đến khi không c̣n khách nữa th́ Laurie qua nhà chúng tôi chơi. Laurie cũng cốt cách như người chị già, dáng dấp nhỏ nhắn thanh tao, y phục màu sắc trang nhă. Những câu chuyện của Laurie rộng đề tài hơn của chị, những câu chuyện như vô tận của người từng nay đây mai đó trong cơi Á Châu bao la. Nhưng, Laurie nhấn mạnh chữ nhưng, bà chưa bao giờ được đến Việt Nam cả.

Laurie đi khắp Á Châu trong mấy chục năm liền nhưng không một lần dừng chân lại Việt Nam, về đến nhà lại nghe chị nói rất nhiều về những người Việt Nam sống bên cạnh. Vâng, Laurie nói chuyện rất khéo léo, bắt hết từ chuyện này qua chuyện kia để sự hiện diện của Florence ở đó chỉ c̣n là một sự hiện diện phụ thêm. Lần có Laurie ghé sang chơi, mẹ tôi ngại ngùng phân trần nhà chúng tôi không có ǵ đẹp đẽ để dẫn bà đi thăm nhà.

Cắt lời mẹ tôi, Florence nói rằng mai kia chúng tôi sẽ phải đến thăm kho tàng Laurie mới đem về từ Á Châu, những đồ đạc trang hoàng quư giá Laurie sẽ dùng vào căn nhà mới.

Mẹ tôi sửng sốt hỏi Florence "vậy bà sẽ dọn đi sao." Florence lắc đầu, trả lời rằng Laurie sẽ dọn ra riêng. Hai chị em, nhưng vẫn là hai thế giới riêng biệt, và cả hai đều đầy đủ, vững vàng trong thế giới riêng của mỗi người.

Laurie về cũng kịp đám tang anh lớn của tôi vài tháng sau đó. Trong những ngày gia-đ́nh tôi lúng túng trước cái tang bất ngờ, Florence và Laurie đă luôn luôn ở cận kề, một sự thường trực quá chu đáo chúng tôi không thể đ̣i ǵ hơn. Khi anh tôi đă yên mồ, Florence bảo chúng tôi nên thay màn cửa, và vài ngày sau bà đem qua nhà chúng tôi bộ màn cửa bên nhà bà, treo từ đời người mẹ. Bộ màn cửa custom-made cũ kỹ chỉ vừa cho pḥng ngủ. Mẹ tôi không có ư kiến ǵ về chuyện thay màn. Vải màn dầy cộm che ánh sáng mặt trời ban ngày làm cho căn pḥng lúc nào cũng mang một màu lờ mờ khiến tôi liên tưởng đến nhà quàn.

Florence nói, qua những khung cửa sổ thiếu màn che của chúng tôi, có nhiều tối bà đă thấy rơ mồn một cảnh sống gia-đ́nh tôi.

Tôi không hiểu bà có nh́n qua nhà tôi chăng, tối trước đêm anh tôi ra đi vĩnh viễn. Chẳng hiểu bà có thấy tối có bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp trên tường đă tụt đinh rơi xuống đất, để anh lật đật đi t́m búa đóng đinh vào tường treo tranh trở lại.

Chẳng hiểu bà có thấy tối đó anh đă ḿnh trần đứng trước gương chải đầu bực ḿnh không biết sẽ rẽ ngôi tóc bên phải hay bên trái hay chính giữa. Chẳng hiểu tối đó bà có nh́n qua chăng, để thấy anh tôi bực dọc hơn mọi ngày, mắng mỏ em lớn em bé là một lũ ngu như ḅ, để thấy tôi nằm quay mặt vào tường bực bội thầm giục thôi anh đi làm th́ đi đi cho tôi c̣n ngủ.

Và anh đă đi luôn, để tôi c̣n nhỏ bước vào những bóng đêm dài nhất cuộc đời, dù không có ác mộng, những bóng đêm khi tôi ngộp thở nằm lắng nghe những tiếng động sẽ sàng nhất để tưởng chừng như anh đang trở về nhà, lưu luyến xác nhận sự hiện diện của anh, sự hiện diện mỏng manh nhẹ hẫng chỉ có tôi mới biết.

Anh đi luôn để tôi vỡ tan, vỡ tan tôi biết tôi không thể nào gượng dậy nổi. Anh buông bàn tay giữ dắt để tôi ch́m sâu, ch́m sâu để vùng vẫy đạp chân đạp tay hoài mà tôi vẫn không tài nào ngóc được lên trên.

Tôi đă nằm nín thở, không dám thở, nh́n bóng đêm không hiểu tôi c̣n muốn ǵ nữa, c̣n có thể muốn ǵ nữa. Tôi nh́n bóng đêm nước Mỹ nơi chúng tôi ở, không biết nước Mỹ c̣n ǵ cho chúng tôi, c̣n có thể c̣n ǵ nữa cho chúng tôi.

 

*

 

Cuốn phim chúng tôi đi xem là một phim về chuỵện t́nh của một người đàn bà với một người đàn ông điên. Một t́nh yêu thật bền bỉ của nàng dành cho chàng, bỏ gia-đ́nh xă-hội để t́m đến với chàng, đi với chàng qua những cơn điên loạn, sẵn sàng chịu đựng khi người đàn ông điên trút cơn giận dữ vô nghĩa lên nàng, thô bạo giải quyết sinh lư trên nàng. Cuối phim, người ta bắn chết chàng để cứu đứa bé trai, con của chàng và nàng, mà chàng trong cơn điên loạn đă bắt đi trong đêm. Một người điên bị bao vây bởi muôn người tỉnh, sợ hăi nắm lấy cổ đứa bé con ḿnh và cứ xiết chặt xiết chặt cho đến khi một viên đạn bắn xuyên qua lưng chàng, viên đạn của những người tỉnh không c̣n biết cách nào khác hơn một viên đạn.

Tôi th́ nghĩ rằng cuốn phim ấy không thể có một kết thúc nào khác. Dù thế, tôi cũng quay hỏi chàng lúc chàng dắt tôi ra về.

"Lúc coi phim, anh có khóc không?"

"Anh mà khóc ǵ!" Chàng reo nhỏ, rồi kéo tôi lại gần khi hai đứa đi bộ với nhau một quăng đường dẫn về nhà tôi. Tôi thường thích bắt chàng đậu xe ở đầu khu phố, rồi đi bộ về nhà.

"Em khóc," tôi nói.

"Sao anh không nghe ǵ cả?"

"Th́ em chỉ chảy nước mắt thôi."

"A, như vậy gọi là khóc thầm."

"Em thấy cuốn phim nói lên một nỗi cô đơn. Nàng cô đơn, chàng cô đơn, xă hội của họ cô đơn..."

"Anh thấy tội cho nhân vật nữ. Em có thể hy sinh cho ai như vậy được không? Em có thể hy sinh cho anh như vậy được không?"

Tôi nh́n chàng, tự nhiên cảm thấy chàng không nên hỏi như vậy. Dù sao tôi cũng trả lời.

"Hy sinh cho t́nh yêu? Dĩ nhiên." Tôi trả lời để bỗng cảm thấy tôi thật cô đơn, bỗng cảm thấy một sự sợ hăi rất nhẹ vừa thấm vào ḷng. Tôi bỗng nghĩ đến một ngày khi ước mơ ruồng bỏ. Và, tôi nói để chàng biết điều tôi sợ.

"Em mơ mộng nhiều quá, em nhạy cảm quá anh theo không kịp."

Chàng nói trong lúc ṿng tay ôm trọn lấy tôi khi chúng tôi ngừng lại ở ngă tư đường. Tôi nghe hơi thở chàng thật gần.

"Anh đă chẳng yêu em v́ những ước mơ của em sao?"

"Thôi, em."

"Rồi, thôi anh về đi, em đi một ḿnh ở quăng này cũng được."

"Giận rồi? Để anh đi với em."

"Tối nay em muốn đi một ḿnh ở quăng này."

Chàng c̣n ngần ngừ. Tôi nói bằng một giọng vui: "Mai em đi rồi, anh ở nhà nhớ ngoan kẻo em giận."

"Yeah, đi nhớ viết thư về kẻo anh trông."

Chàng quay ngược đường, tôi tiếp tục con đường về nhà. Cảm giác nhẹ tênh của một ràng buộc nào đó vừa mới đứt làm tôi muốn ngă quỵ. Nhưng, thế giới này chẳng phải là một cơi cô đơn sao. Mỗi con người thật ra là một phần tử rất lẻ loi cô đơn, thế giới có cả hằng tỷ con người cô đơn. Thời đại này là thời đại của những kẻ cô đơn. Những con người cô đơn ngày càng xuất đầu lộ diện, thật hợp thời như những con người mắc chứng AIDS, hợp thời như chứng ung thư, như phụ nữ b́nh quyền, ERA. Tôi chỉ là một phần tử rất nhỏ nhoi, lạc lơng trong khối cô đơn vĩ đại đó. Tôi sẽ không khóc trong chính cuộn phim cô đơn này của riêng tôi.

 

*

 

Trong một lần nói chuyện với tôi qua điện thoại, mẹ tôi kể rằng bà Florence mới bị tai nạn xe. Lúc đó, chúng tôi không c̣n được là hàng xóm của Florence nữa. Mẹ tôi kể Florence lái xe vào một buổi sáng đi lễ về như mọi sáng, nhưng sáng ấy bà bị đụng bởi một chiếc xe truck chạy vượt đèn đỏ. Bà không bị thương tích, nhưng chiếc xe của bà kể như bỏ. Chiếc xe của bà, truyền xuống từ đời mẹ đời cha, được ǵn giữ nâng niu như đứa con yêu, sau khi bị đụng chỉ c̣n giá trị vài trăm bạc. Tôi nói với mẹ, bà Florence có thể mua được một chiếc xe khác. Nhưng mẹ tôi chậc lưỡi, bảo Florene đâu có giàu như Laurie, mà Florence cũng không muốn một chiếc xe nào khác. Vậy bà Florence di chuyển đi lại như thế nào, tôi hỏi. Mẹ tôi nói có Laurie đến nhà đưa đón mỗi ngày. Năm ấy, người em trai của cả hai bà cũng vừa mất, để hai chị em Florence là hai người niên trưởng sau cùng của gịng họ Baudoin.

Khi tôi về nhà mùa đông đó, hai chị em Florence đến thăm nhà tôi vào ngày trước Giáng Sinh. Tôi chợt nhớ tới đôi găng đỏ Florence cho tôi năm nào tôi c̣n giữ kỹ. Laurie không thay đổi, nhưng Florence th́ đă chịu thua tuổi già. Bà ngồi ở cái ghế Laurie dắt bà đến ngồi, và chỉ nói khi Laurie gợi chuỵện cho bà nói.

"Đây là con Ngọc, chị nhớ nó không, Florence?" Laurie hỏi khi tôi đến bên cạnh hai người.

Chị nhớ nó không? Câu hỏi ǵ lạ vậy? Chẳng lẽ Florence không nhớ tôi? Chỉ mới có hơn một năm thôi khi tôi đến chào bà ở nhà cũ, chẳng lẽ bà không nhớ tôi.

"Yes," Florence trả lời, nh́n tôi ngờ ngợ tôi đọc được trong ánh mắt bà một sự cố gắng lôi ra trong trí nhớ một vài h́nh ảnh quen thuộc.

"Oh, yes, Ngọc. Mày có đủ tiền tiêu dùng không?"

"Oh, Florence!" Laurie càu nhàu khiến ánh mắt Florence đang mới linh động lại tắt ngúm. Florence im lặng trở lại.

"Chị lại giận nữa rồi phải không," Laurie nói rồi quay qua tôi, "hồi này bả hay giận lắm. Tôi lỡ miệng một tí là bả giận ngay."

"Bây giờ Florence chịu ở với bà rồi?" Tôi hỏi.

"Bả phải ở với tôi chứ ở hai nơi làm sao tôi trông bả nổi.

Nhưng ngày nào hai chị em cũng về nhà cũ và ở lại từ sáng đến chiều, v́ đó là điều Florence thích. Mỗi lần như vậy, tôi thu dọn dần dần đồ đạc của bả qua nhà tôi. Florence không thể sống một ḿnh được nữa."

Mùa đông đó là lần cuối cùng Florence đến thăm chúng tôi.

Bây giờ, cũng đă hơn một năm kể từ ngày đó, tôi nghe tin rằng Florence đă chính thức bước chân vào cơn mê của căn bệnh Alzheimer.

Tôi đến thăm Florence với mẹ, cũng để chiều mẹ. Bao nhiêu năm trời, tôi chạy theo những thay đổi của thời gian, những đ̣i hỏi của cuộc sống, chẳng hề nghĩ lại về một người hàng xóm tốt, lúc xưa hằng ân cần thăm hỏi, chẳng hề nhớ đến một người bạn gia-đ́nh đứng bên ngoài những xô đẩy của cuộc đời. Bây giờ đến thăm?

Căn nhà màu xám của Laurie nằm tại một khu vực sang trọng của những người về hưu có tiền. Nhà rộng, sân rộng, nhưng bước vào bên trong th́ lại thiếu chỗ ngồi. Florence đă có lần bảo rằng Laurie rất bừa băi. Chúng tôi đến, không thấy Florence mà chỉ thấy Laurie. Bà thu dọn vội vàng đống sách vở báo chí ngổn ngang trên mặt bàn mặt ghế, cho chúng tôi được chỗ ngồi.

Laurie vừa thu dọn vừa than phiền bao nhiêu năm nay rồi mà cái nhà của bà vẫn như một cái nhà kho. Đồ đạc vẫn c̣n ở trong thùng, và từ hồi nào tới giờ bà mới chỉ tạm ổn định được cái buồng ngủ cho Florence. Bao nhiêu năm nay, bà chỉ lo nổi cho Florence là hết sức.

Laurie nhắc về Florence, để tôi thấy yên tâm cho một nỗi lo âu thắc mắc vô cớ Florence c̣n sống hay đă mất. Laurie cũng đă quá sáu mươi. Bà sẽ cố thêm được bao nhiêu năm nữa? Người Mỹ ngày càng sống lâu, nhưng y học th́ chưa trang bị đầy đủ để đương đầu với những căn bệnh đi đôi với tuổi già. Laurie bước tới, hôn tôi bên má, nói bà đang nấu xúp. Và trước khi mọi người ngồi xuống ở pḥng ngoài, Laurie kéo mẹ tôi xuống ngay gian bếp và bắt nếm th́a xúp beef stew c̣n đang sôi. Công thức mới, bà nói. Florence rất thích beef stew, và cái ǵ Florence thích là bà nấu. Tôi đứng lại một ḿnh nh́n quanh gian pḥng.

Lại cái tivi để mở. Lại dĩa chuối xanh trên mặt bàn ăn. Bên trong hành lang tối mờ, có một ánh đèn đổ ra từ một căn pḥng.

Tôi bỗng thấy ớn lạnh. Kinh nghiệm khiến cho tôi không sợ ǵ bằng sợ nhà quàn và bệnh viện. Tôi đang ở nhà Laurie, nhưng tôi đi thăm một người bệnh. Khi từ dưới bếp trở ra nhà ngoài, Laurie hỏi sao tôi không ngồi xuống.

"Florence đâu?" Tôi hỏi, và ngồi xuống.

"Chị Florence đang nghỉ trong nhà," Laurie trả lời, nh́n tôi như tuyệt vọng. "Bả bị Alzheimer, cô biết chứ?"

Tôi gật đầu nhưng Laurie đă quay sang mẹ tôi, hỏi cùng một câu hỏi, rồi trả lời luôn câu hỏi của bà. Alzheimer, chứng bệnh di truyền bộc phát lúc về già, tế bào óc năo chết dần chết dần để người bệnh mất dần trí nhớ và các khả năng căn bản. Người Á-đông không thấy ai bị, nhưng có thể là người Á-đông chưa thọ lâu đủ. Tôi định nói cho Laurie nghe về khám phá mới nhất của y học nhưng tôi thấy bực với ư nghĩ của tôi, để tôi trở về câu chuyện của Laurie lúc bà nói đến chỗ đời trước mẹ của bà cũng bị Alzheimer nhưng trong các anh em Baudoin đời bà th́ chỉ có Florence mới bị. Làm sao Laurie biết trước được bà sẽ không mắc bệnh?

Nhật báo mấy ngày qua có loan tin một người đàn bà cao niên đă tự sát bằng một liều thuốc độc chích vào gân, tự sát khi mới biết ḿnh có giống Alzheimer, chết trước khi căn bệnh có cơ hội tàn phá. Die in dignity. Chết sớm để c̣n giữ phẩm cách. Florence có nghĩ đến điều này chăng.

Laurie quay qua hỏi tôi về chuyện học hành. "Florence ngày trước hay nói về tương lai của cô."

"Florence bị bịnh không đúng lúc. Bà về đây để hưởng tuổi già mà, Laurie?"

"Chị Florence yếu đi từ ngày mất cái xe. Nhưng chị Florence chỉ bắt đầu nhắc về cái chết ngày người em trai tôi chết. Florence bắt đầu sợ chết từ đó, lúc nào cũng sợ ḿnh sắp sửa chết. Nhưng thôi, cô đến đây không phải để thăm một người bệnh."

Laurie kéo một chiếc ghế từ bộ bàn ăn, rồi kê sát ghế vào tường, để lưng ghế làm thành góc với vách. Chúng tôi hiểu bà sắp làm ǵ. Mẹ tôi lên tiếng ngăn trước.

"Laurie, bà không phải đem Florence ra đây."

"Không, bà Phạm, khách đến thăm Florence phải gặp. Tôi cũng muốn Florence ra khỏi giường. Ôi bà Phạm, bà không biết tôi cực đến mức nào, mẹ tôi nuôi Florence không biết có cực bằng tôi chăng. Ngày ngày tôi lo từng mảnh tă đến muỗng ăn cho Florence."

Rồi không nghe ai nói thêm, Laurie đi vào hành lang tối mờ. Từ căn pḥng có ánh đèn đổ ra, tôi nghe có tiếng ú ớ không ra lời của Florence khi Laurie bước vào. Tiếng ú ớ gắt gỏng phản đối, rồi tiếng dằng co của tay chân chạm vào nhau, rồi tiếng những bàn chân dặm lết trên sàn nhà. Laurie từ trong nhà trở ra, ṿng tay ôm ngang người Florence cao lớn hơn, bế xốc từng bước từ trong nhà bước ra rồi đặt ngồi vào cái ghế đă kê sẵn. Laurie đặt Florence vào ghế, cho lưng tựa hẳn ra ghế, cho đầu tựa vào vách tường. Rồi Laurie đứng thở dốc.

Florence mặc áo chùng màu đỏ. Tôi cố t́m ra bà tiên năm nào trong con người ngồi kia. Mẹ tôi đến bên cạnh Florence, bàn tay run run vuốt mái tóc bạc Florence để xơa dài, bù rối.

"Florence, Florence," mẹ tôi thầm gọi theo mỗi bàn tay vuốt nhẹ lên mái tóc người ngồi đó. Tôi nghe như có sự xót thương, tiếc nuối trong giọng nói của mẹ tôi.

Florence không phản ứng. Tôi nh́n Florence trong áo chùng màu đỏ, cố h́nh dung ra một Florence ngày xưa. Con người đó, Florence, ngồi dạng háng để hở phần kín thân thể mà không biết, nhưng đă có Laurie che lại cho. Mái tóc bạc phơ chải ngược, xơa xuống lưng chỉ c̣n là một mái tóc khô. Miệng không đeo răng giả, móm mém. Miệng há hốc như đang cười, chiếc miệng ấy ngày xưa có nụ cười chúm chím. Đôi mắt xanh đă đục mờ, đôi cửa sổ hoang vắng của linh hồn không c̣n ở đó nữa. Florence ngồi tựa đầu vào tường, ai muốn làm ǵ th́ làm, ai muốn ngắm sao th́ ngắm.

Tôi ngắm Florence, chợt thấy bà như to lớn nặng nề hơn trước, giống như khi người ta chết th́ thân thể bỗng trở nên nặng nề hơn lúc sống. Florence c̣n thở, nhưng bà không c̣n ở đây nữa. To die in dignity. Chẳng biết Florence có nghĩ đến điều đó không.

Mẹ tôi vẫn đứng bên cạnh Florence. Cuộc đời bà, chồng con đầy đủ, nhưng có chắc bà yên ổn hơn, đầy đủ hơn những người đàn bà không chồng con này chăng.

To die in dignity. Tôi nh́n Florence ngồi ngả đầu qua một bên, há hốc mồm. Florence ngồi dạng háng nhưng Florence c̣n phẩm cách. Florence ngồi dạng háng với đầy đủ phẩm cách của bà, v́ dignity (danh dự? phẩm cách?) c̣n nằm trong sự can đảm. Sống cho trọn những ǵ đă được an bài, nếu đă tin vào sự an bài.

Tôi đứng lên và tiến đến hôn lên má Florence. Da thịt bà chằng chịt những vết tích dọc ngang của thời gian, da thịt bà lành lạnh ở môi tôi. Trước khi bước ra về, ở ngưỡng cửa, tôi quay lại nh́n Florence một lần nữa.

"Good bye, Florence," tôi nói thật lớn, tay tôi vẫy cao.

Trong một thoáng ngắn ngủi, tôi đă gọi được Florence trở về. Bà đảo đôi mắt, t́m tôi bên ngưỡng cửa, rồi giơ tay vẫy trả.

"Bye!"

Một tiếng ngắn ngủi thôi. Một tiếng ngắn ngủi the thé. Nhưng tôi thấy như có nụ cười vụt sáng trong ánh mắt ấy. Tôi ôm nụ cười ấy, ra về. Chắc tôi không gặp bà lần nào nữa. 

 

PHẠM THỊ NGỌC