Phạm Thị Ngọc viết Mảnh Vỡ vào ngày c̣n rất trẻ, nhưng văn chương này đặc biệt già dặn và tinh tế. Tâm trạng phức tạp, cảm xúc rời ră u buốt của nhân vật đă được lột tả một cách tường tận, nhạy bén hiếm có, lại trong một giọng văn không nặng nề, sáng gọn. Điểm mà tôi yêu thích và ao ước ở một nhà văn hải ngoại.
Mai Ninh
Phạm Thị Ngọc
Mảnh
Vỡ
Vượng hoàn tất công
việc dọn ra vào sáng sớm Chủ Nhật, kết thúc
tuần lễ thứ sáu mươi ba chung sống với
tôi. Dậy sớm vào sáng Chủ Nhật thường là
khó, nhưng suốt đêm nằm bên nhau chúng tôi đă không
ngủ, dù chẳng ai bảo ai điều này. Chờn
vờn trong cơn nửa tỉnh nửa mê cho đến
gần sáng th́ Vượng nhấc người, xoa tay trên
sống lưng tôi nằm xoay. Tôi thức, nhưng nằm
yên, nghe cử chỉ lưu luyến của Vượng
lan trên da thịt. Rồi tôi cũng dậy, giúp
Vượng thu dọn những ǵ của anh c̣n lại
để đem đi lúc sau cùng. Tôi đi theo anh ṿng quanh
nhà thu nhặt những ǵ thuộc về anh c̣n lại để
đem đi lúc sau cùng. Tôi đi theo anh ṿng quanh nhà thu
nhặt những ǵ thuộc về anh, như trước
đây tôi đă theo anh ṿng quanh nhà khi anh đem những
thứ đó vào đây. Khi cầm đến quyển album
mỏng, tôi nói anh đem hết h́nh ảnh đi đi, em
không muốn giữ. Hôm trước, tôi đă bảo
đùa với Vượng, anh lựa tấm nào thích th́
giữ, c̣n lại em sẽ đốt hết.
H́nh như trục trặc là từ khi chúng tôi không c̣n
nhận ra được lúc nào là đùa, lúc nào là thật.
Rồi đến lúc cả hai hết chịu nổi
những cái đùa cái thật của nhau.
Lúc tôi nói đùa về quyển h́nh ảnh, Vượng nh́n
tôi làm tôi suưt nói thêm rằng anh đừng nh́n em ngạc
nhiên như thế. Nhưng sáng Chủ Nhật th́ tôi đă
nói thật, nói khẩn khoản - anh đem hết h́nh
ảnh đi đi, làm ǵ cũng được, em không
muốn giữ.
Tôi tiễn Vượng ra xe, và ở đó đă nhận
từ anh nụ hôn chót. Tôi đứng và nh́n theo chỉ
vừa đủ đến lúc Vượng quay đầu
xe lại được để có thể lái thẳng.
Nhưng khi tôi trở về, đứng trước
cửa gỗ đóng im, tôi biết tôi đang đứng
trước một thách đố. Vượng không c̣n
ở đây nữa, mà tôi th́ lại quá quen với sự
sống của anh trong đó. Tại sao tôi không nghĩ
trước đến chuyện dọn đi một
nơi khác.
Không c̣n những đôi giầy của Vượng ngổn
ngang ở chỗ cửa ra vào. Giầy của anh nhiều
và to gấp đôi giầy tôi, đủ loại cũ
mới tôi đă đếm và đă quen với vị trí
của chúng để những khi đi về mà không có
Vượng ở nhà, t́m đôi nào thiếu tôi có thể
đoán được Vượng hôm ấy đi đâu,
làm ǵ với ai. Vượng đi nhiều loại giầy
quá, tôi nhận ra được điều này khi anh
trở lại với tôi lần thứ hai, chẳng
hiểu nó phát sinh từ lúc nào. Tôi vào buồng tắm,
mở cửa sổ cho thoáng, cho thoát đi mùi nồng quen
thuộc của Vượng. Khi đứng trước
gương để lau chùi những vết bọt kem
đánh răng, bọt kem cạo râu đă bắn lên đó,
tôi không hiểu tại sao tôi đă không nghĩ trước
về việc dọn đi một nơi khác.
Thật ra, tôi có nghĩ đến việc dọn đi,
nếu có ngày nào chúng tôi ră đám. Nhưng tôi có nói với
Vượng, em không muốn chạy ṿng quanh nữa. Tôi nói
với Vượng điều đó khi gặp lại anh,
lần thứ hai. Vượng bảo anh hiểu. Tôi nói
với Vượng, trở lại với nhau lần
thứ hai rất dể, và cũng rất dễ mất
hết những ǵ đẹp đẽ ta có trước
đó nếu lại đường ai nấy đi lần
thứ hai. Vượng bảo anh hiểu. Ừ, th́ anh
hiểu.
T́nh cờ gặp lại nhau lần thứ hai,
Vượng đă nh́n sững tôi bằng đôi mắt
đỏ ngầu men rượu. Vượng nh́n sững
tôi như nh́n thấy một sự lạ lùng ǵ đó, và
tôi cũng chẳng cần biết anh có thích sự anh
thấy. Tôi buông một câu hỏi thừa thăi - anh làm ǵ
ở đây. Vượng vẫn nh́n tôi - cô làm ǵ ở
đây. Tôi hỏi lại một câu khác, không biết là
thừa hay ǵ - vợ chồng căi nhau hả. Vượng
nh́n ra chỗ khác - không, chỉ ly dị thôi.
Tôi ngồi tính thấy đă năm năm từ lần
cuối gặp Vượng. Sau năm năm, gặp
lại, Vượng chẳng ngần ngại, chẳng né
tránh tóm lược gọn ghẽ trong hai chữ về
năm năm qua của anh: ly dị. Tính Vượng
dễ bộc lộ, không giữ được ǵ lâu bên
trong. Hay có thể anh chỉ dễ bộc lộ với
tôi. Ha ha. Tôi cười. Chẳng lẽ lại khóc.
Vượng lừ mắt - cô lại muốn kiếm
chuyện ǵ nữa đây.
Trong năm năm, Vượng lấy vợ, rồi ly
dị, nhưng tôi th́ vẫn chưa chồng để
không hả ḷng nh́n anh lỡ dở. (Có thể là tôi có
hả ḷng chút chút, nhưng không tỏ ra điều đó.)
Không lâu sau ngày tái ngộ Vượng, tôi tự nguyện
từ bỏ chủ nghĩa "untouchable" để
nhận Vượng trở về, không lễ nghi, không khao
rao. Em giới thiệu anh là ǵ với mọi người
đây, tôi nói ngày Vượng dọn vào. Th́ cứ bảo
là anh họ, Vượng nói. Không, ư em muốn nói c̣n cha
mẹ ḱa. Th́ cứ thưa là anh kết nghĩa,
Vượng nói. Tôi không lấy đó để
cười.
Đêm kết nghĩa với Vượng, tôi nhiệt t́nh
như tôi đă nhiệt t́nh với tất cả những
chuyện trên đời tôi không chọn mà đă nhận.
Nhưng tôi đă chọn Vượng. Đêm tôi kết
nghĩa với Vượng, không ai nồng nhiệt
bằng tôi.
Vượng ít tiền, không bằng cấp, không trí
thức, không biết làm thơ, không đàn hát, không yêu
nước, cũng chẳng đẹp trai. Tôi chọn
người đến thế là cùng. Tôi ở với
một chàng thiếu nho nhă, bất tài vô tướng
(của lạ), và cảm thấy tôi đầy đủ.
Khi đủ can đảm, điều mà tôi thiếu, tôi
tuyên bố niềm hạnh phúc quái đản của tôi
với những người cần thiết. Nói với
mẹ tôi xong, bà im lặng giây lâu rồi trả
lời: con gái lớn
rồi lại thừa tiền mà, tôi không lo chị đói,
từ giờ trở đi chị không phải về nhà
nữa. Nói với con bạn thân nhất xong, nó bảo nó
không thích tṛ khỉ ấy của tôi. Tṛ khỉ, theo nó
dịch từ chữ monkey business mà ra.
Cũng được, tôi không đ̣i hỏi ǵ ở ai. Tôi
không cảm thấy bị xúc phạm, có lẽ sẽ quên
chuyện monkey business trong một thời gian ngắn. Tôi
cũng đă quen với những im lặng, ngập ngừng
trên điện thoại ở người khác, dù là
người thân. Nhưng tôi vẫn chờ đợi ngày
nào được người hiểu ḿnh. Sự chờ
đợi, tùy vào vấn đề, có nhiều mức
độ. Tôi chờ ngày được người
hiểu ḿnh với mức độ vừa phải.
Điều tôi hiểu được là sống với
Vượng tôi không có ngay cả tham vọng tạo
dựng hạnh phúc, hai chữ đó làm tôi cười ha
ha, hay lắc đầu quay đi. Tôi cũng không chắc
là mối liên hệ của chúng tôi đặt trên t́nh yêu.
T́nh yêu thường khi rất ích kỷ, thường khi
chỉ là sự nhận và trả những nhát chém vào ḷng
nhau. (Lư thú nhất là khi trả.) Tôi cố tự giải
thích, cho tôi, tại sao tôi chọn ở với
Vượng, và tôi chỉ có một giải thích xác thực
và hợp lư nhất - có thể là chúng tôi thuộc về
nhau, trong giai đoạn này?
Tôi nghĩ, sống chung với Vượng để tôi
không phải khoe, và để tôi chẳng có ǵ để
khoe. Ở đây, tôi phải giải thích với
Vượng, là về Vượng, tôi không muốn khoe
những ǵ người ta không hiểu. Tôi không nghĩ là Vượng
hiểu tôi muốn nói ǵ.
Vượng bảo - anh thấy em c̣n bệnh hơn
xưa. Tôi bật cười, cái ǵ đă khiến anh nói câu
như vậy. Nằm trên giường, hút thuốc,
Vượng chỉ có bấy nhiêu so sánh về tôi bây
giờ và tôi năm năm về trước. Rồi anh
đă quấn lấy tôi bằng ṿng tay (trời ơi sao
tôi nhớ.) Vượng bảo kể anh nghe đi tuổi
thơ của em. Tuổi thơ của em? trước
giải phóng hay sau giải phóng? Vượng cười,
bảo kể từ thời điểm nào đó đă
khiến em trở nên bệnh như vầy, em đă
mất mát ǵ. Tôi nghĩ, rồi trả lời không mất
mát ǵ hết, không gặp khủng hoảng ǵ hết.
Nhưng như vậy không đủ để giải
thích, để chứng minh cho cái bệnh của tôi sao. Tôi
nói với Vượng - em không bệnh, anh mới là
bệnh.
Tôi nói với Vượng hăy kể cho tôi nghe chuyện anh
trong năm năm qua, chỉ trong năm năm qua thôi,
kể những ǵ anh muốn kể. Để làm ǵ?
Để biết đâu từ năm năm trước
đó, tôi sẽ phác hoạ ra Vượng năm năm
tới đây. Vượng cúi hôn tôi. Cách anh hôn h́nh như
phản ảnh cuộc đời. Nụ hôn anh không
giống năm năm trước. Nhưng tôi không c̣n
thuộc về năm năm trước nữa.
Trong ṿng tay Vượng tôi ngủ, và trong ṿng tay
Vượng tôi tỉnh giấc nửa đêm giữa
cơn mơ. Trong cơn mơ, tôi thấy tôi trẻ thơ
rong chơi để rồi chạy hoài chạy măi không dám
về nhà với đôi giầy trắng vấy bùn sợ
mẹ tôi buồn. Nỗi buồn lay tôi tỉnh giấc, có
hơi thở Vượng đều đặn, hơi
ấm của anh bao bọc lấy tôi. Tôi muốn lay
Vượng dậy, và nói với anh điều duy nhất
- đừng bỏ em. Nhưng tôi chỉ thấy tôi
ngắm mặt Vượng, thánh thiện hiền từ
khi ngủ. Đừng bỏ em. Không biết anh có nghe tôi
chăng trong giấc ngủ.
Đến ngày Vượng bảo tôi rằng anh không
muốn làm khổ em nữa, tôi ngồi lặng. Anh không
muốn làm khổ em nữa, Vượng nói nhưng không
hề nh́n vào mắt tôi lúc đó để chẳng thể
hiểu được rằng tôi không cần một câu
nói thừa như thế, để không thấy tôi chờ
Vượng nói đúng câu thần chú là tôi sẽ đổ
người xuống trước anh mà nói đừng
bỏ em. Nhưng dù ǵ đi nữa, chính tôi đă tự
nguyện đợi chờ, dù tôi đă không biết rơ
điều tôi chờ, chính tôi đă chọn để ngă
chới với trong bể ngọt đắng nơi
Vượng.
"Anh có
lư do của anh. Em sẽ không sao đâu." Tôi chỉ có
thể nói bấy nhiêu đó khi Vượng lập lại
lần thứ ba câu nói thừa kia. Anh không muốn làm
khổ em nữa.
Chiều Chủ Nhật hôm Vượng đi, tôi hoàn
tất công việc thu dọn những vết tích của
anh khi đem chăn gối đi giặt. Sau đó, tôi
gọi về nhà.
"Thưa Mẹ, con muốn nói chuyện với em gái
con."
"Hey, little sis., hăy kể cho chị nghe chuyện t́nh yêu
của em. Chị thèm được nói chuyện với
em."
"Vượng đi rồi, em ạ."
"Chị có vài đôi bông tai, quá nhiều. Em thích th́
chị cho."
"Vượng đi sáng nay, em ạ."
"Chị cũng không biết nói ǵ với em bây
giờ."
"Rồi chị làm sao, hở? Chị cũng chưa
biết làm sao nữa."
"Chị có định về nhà không, hở? Không,
chắc không."
"Em cứ thưa lại với Mẹ, nhưng nói là
chị chưa về đâu. Chị chưa đói khát ǵ
hết."
Chiều Chủ Nhật ngày Vượng đi, tôi ngă
quỵ, nh́n nhận cơn đói khát t́nh yêu, t́nh
thương, với chính ḿnh. Nhưng tôi nhất
định không chạy đi đâu nữa.
Tối trước khi đi ngủ, tôi khẩn khoản
khấn xin chỉ một điều - cho tôi ngủ qua
giấc đêm, chỉ ngủ yên qua đêm thôi. Bất
cứ hậu quả ǵ của những việc tôi làm, tôi
xin chịu hết vào ban ngày. Tôi chỉ xin một
điều là được ngủ yên.
Phạm
Thị Ngọc
4/1991