“Thư thất điều” của Phan Châu Trinh, một bản cáo trạng đanh thép, hùng hồn

 

Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 24/3/1926) là Nhà cách mạng, Nhà văn, Nhà thơ, Nhà văn hóa lớn của Dân tộc Việt Nam. Tất cả những lời nói, bài viết và hành động của Ông đều nhằm đấu tranh cho một Quốc gia Việt Nam Độc lập, Tự do, Dân chủ và Phồn vinh.

 

Tuy được trui rèn trong môi trường Nho học nhưng Phan Châu Trinh đă sớm nhận thức được sự lạc hậu của thể chế phong kiến chuyên chế, sự ưu việt của thể chế dân chủ, tự do. Bởi vậy, hơn ai hết, Phan Châu Trinh đă kịch liệt phê phán thể chế phong kiến chuyên chế, mạnh mẽ lên án vua quan phong kiến thối nát, bạo tàn.

 

“Thư thất điều” được Phan Châu Trinh viết ngày 14 tháng 7 năm 1922 để gửi cho vua Khải Định nhân dịp vua Khải Định sang Pháp, dự cuộc đấu xảo tại Marseille.

 

“Thư thất điều” được viết bằng chữ Hán. Phan Châu Trinh đă tự dịch ra quốc ngữ và nhờ người dịch ra tiếng Pháp để đăng trên các báo Pháp. Tác phẩm dài 28 trang A4, gồm: phần mở đầu nêu lí do và mục đích viết thư, phần chính liệt kê 7 tội của vua Khải Định, phần kết gút lại những nội dung chủ yếu và phần bị chú ghi chú về cách thức viết thư, cách thức xưng hô, cách chấm câu.

 

Tuy mang h́nh thức thư nhưng “Thư thất điều” thực chất là một bản cáo trạng, một bản án. Trong “Văn tế Phan Châu Trinh” (Huế, 1926), Phan Bội Châu đă viết về “Thư thất điều” như sau:

 

“Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh cùng chẳng hăi.”

 

Đúng vậy, “Thư thất điều” chỉ có thể được viết bởi một người nhiệt thành yêu Nước thương Dân, kiên cường, dũng cảm như “Lời nhà xuất bản” Anh Minh (Huế, 1958) đă nêu:

 

“Giữa thời đại quân chủ đang thịnh hành, sau lưng thêm bọn thực dân ôm ấp, thế mà Tây Hồ (1) tiên sinh đường đường tại Paris gửi ngay cho vua Khải Định bức thư nầy, trong lúc nhà vua hôn ám sang xem cuộc đấu xảo tại Marseille năm 1922, mạt sát tàn tệ, vạch ra 7 tội, làm cho nhà vua khiếp hồn, đ́nh thần le lưỡi”.

 

Ba chữ “Thư thất điều” khiến ta liên tưởng ngay đến “Thất trảm sớ” của Chu Văn An (1292-1370). Nhưng “Thất trảm sớ” chỉ là kêu xin nhà vua chém 7 nịnh thần c̣n “Thư thất điều” là bản luận tội, bản cáo trạng, kết án một ông vua đang trị v́.

 

A. MỞ ĐẦU

 

Ngay đầu bức thư có một không hai này, Phan Châu Trinh đă xác định: “Tôi là người yêu b́nh dân chủ nghĩa, ghét chuyên chế quân quyền, đau đớn v́ quan lại tham lam, thương xót v́ dân sinh khốn khó. Vậy nên tôi sẵn ḷng liều cả thân mạng tôi, ra gánh vác việc đời, trông mong có cứu lại cuộc hiểm nghèo được chút nào chăng!” (*).

 

Tiếp đó, tác giả nêu những chủ trương đúng dắn, cần kíp như lập trường dạy tiếng Tây (Pháp) và chữ quốc ngữ, bày ra hội thương, hội nông, thay đổi cách ăn mặc, ... nhưng: “Thế mà triều đ́nh nước ta, từ trên đến dưới, cứ khư khư cố giữ lấy thói chuyên chế cũ để hà hiếp dân ngu, cướp lấy lợi riêng cho ḿnh; ghét việc thay đổi như cừu thù, coi nhân dân như rơm rác, t́m cớ bới việc, phá phách đủ đàng, làm cho ḷng dân ai ai cũng tức giận, để mà giết hại những kẻ thông minh lương thiện trong nước.”

 

V́ vậy, theo Phan Châu Trinh, chỉ có một giải pháp duy nhất là: “Chúng ta bây giờ cần phải đánh thức nhau dậy, chúng ta phải đồng ḷng hiệp sức mà chống cự với lũ vua dữ quan nhơ, chúng ta phải phá nó cho tan, đạp nó cho đổ; chúng ta lại lấp tận nguồn, cắt tận rễ, làm cho tiệt hẳn cả cái sức ma quỉ chuyên chế, nó đă ám ảnh chúng ta mấy ngàn năm nay, nếu mà không làm như thế th́ không bao giờ trông thấy ánh sáng mặt trời mặt trăng nữa!”

 

Để kết lại phần nêu lí do và mục đích viết thư, Phan Châu Trinh  khẳng định: “Theo luật hiến pháp các nước văn minh trong đời bây giờ, vua nào trái phép, dân có quyền cứ luật mà bắt tội. Tuy ngày nay dân quyền nước Nam c̣n bị đè nén, hiến pháp c̣n chưa thành lập, song cứ theo lẽ công b́nh chung trong đời nay, Bệ hạ không sao mà gỡ tội với dân chúng tôi được.

 

Nay tôi trích ra bảy việc quan hệ thứ nhất đến dân đến nước chúng tôi, bảy việc đó là bảy tội của Bệ hạ, tôi sẽ xét đoán bắt buộc như sau nầy, khi Bệ hạ được thư nầy th́ Bệ hạ phải tự xử lấy.”

 

B. BẢY TỘI CỦA VUA KHẢI ĐỊNH:

 

I. TỘI TÔN QUÂN QUYỀN:

 

Phan Châu Trinh đă trích dẫn hàng loạt câu nói của Khổng tử, Mạnh tử và những thực tế trong lịch sử Âu Á rồi Á Âu để khẳng định vua “phải thuận theo ư muốn của dân, phải làm những việc lợi dân ích quốc.” “nếu không thế, th́ cũng bị phạt, bị tội như mọi người vậy.”

Tác giả đă vạch ra nguyên nhân khiến nước ta bị Pháp xâm chiếm và càng ngày càng sa sút, tàn mạt: «… ông bà nhà Nguyễn, trong 200 năm mở mang gần nửa nước Nam, công đức lớn biết là bao nhiêu, mà con cháu làm vua chỉ chưa đầy 50 năm, đă bị họa mất nước, là bởi cớ đó, thảm thay! Sự học hành thời hủ bại, nên học tṛ dốt nát, chỉ biết thi đậu làm quan để ăn cướp của dân, chẳng biết Nhà nước là ǵ.

 

Vậy cho nên đến nay Nhà nước một ngày một sa sút, càng ngày càng tàn mạt, chẳng c̣n đứng vào bực nào cả …». «Cứ sự đă qua đó mà buộc tội, chẳng vua th́ ai? Dẫu có anh thầy kiện giỏi miệng lưỡi đến thế nào, cũng không căi cọ ǵ được».

 

Tác giả chỉ ra sự hư hỏng của Khải Định, kết án Khải Định một cách quyết liệt:  «Nay Bệ hạ … lúc chưa làm vua, chẳng nghe có một điều ǵ là hay, mà sự xấu xa th́ đă chán chường trước mắt thiên hạ, chỉ lo chạy ngược, chạy xuôi để lên làm vua cho được; đến lúc làm vua được rồi, chỉ làm việc cho con dân oán thán mà thôi. Vậy mà nay lại c̣n dựa hơi quyền nọ quyền kia, bắt buộc dân c̣n phải tôn ḿnh nữa kia!

 

Chiếu theo luật xưa nay, dân Âu, Á chúng nó bắt tội các vua của chúng, mà xử Bệ hạ, th́ một cái giết, hay là cái đuổi, hai cái đó Bệ hạ không thể tránh được».

 

II. TỘI THƯỞNG PHẠT KHÔNG CÔNG B̀NH:

 

Sau khi lí giải v́ sao việc thưởng phạt phải công b́nh, tác giả nêu ra những việc làm bất công, gian dối, mờ ám của Khải Định: «Tôi nghe đích rằng: Bọn tên X là bạn chơi bời lăng lố với Bệ hạ khi trước. Khi Bệ hạ làm vua rồi, thằng th́ được thăng chức Thống chế để hầu hạ bên ḿnh, thằng th́ cho làm Tri phủ, Tri huyện, quan Tỉnh hay quan Kinh, vấn vân. Lại nghe có anh quan Thị lang nọ, vợ anh ta có oán riêng với Bệ hạ lúc c̣n chưa làm vua, khi Bệ hạ lên ngôi rồi, nhơn sự rủi ro nho nhỏ, anh ta bị cách chức đuổi về ngay. Lại một người Thượng thơ hay bán rao những cái tịt riêng của Bệ hạ ra ngoài, nhơn dịp nó mất chỗ dựa, Bệ hạ t́m cớ buộc tội nặng, xử 8 năm tù, án đă làm rồi, sau nghe anh ấy túi tham vẫn đầy, trút ra 5 vạn đồng bạc, mới được đổi lại, giáng chức đuổi về.

 

Vậy th́ sự thưởng phạt, Bệ hạ cứ theo cái ư riêng của ḿnh, chẳng cần ǵ phép nước, làm cho thêm sự gian dối lo lót ra. Vua như thế, thời vua làm ǵ?

 

Lại nghe Bệ hạ nuôi một tụi lính kín hơn 40 người ở bên ḿnh, để mai chiều đi do thám chốn hương thôn, nơi thành thị, xem có ai gièm chê ǵ ḿnh không. Nếu có, th́ Bệ hạ hoặc là t́m cách buộc tội ngay, hoặc là dùng cách bí mật làm hại mà không cho người ta biết Những quân đó rặt là quân côn đồ, cậy thế gần vua, làm lắm điều phi pháp, khiến cho lương dân ai ai cũng phải sợ hăi, khóa mồm bịt miệng, ra đường gặp nhau chỉ lấy mắt trông nhau mà thôi, thiệt là làm cho nhân dân khổ sở thảm thê.

 

Tác giả đă kết lại như sau: Xưa vua Lệ nhà Châu là người lắm nết xấu, sợ dân chỉ trích, mới đặt ra một cái phép để giữ sự chê gièm, cũng làm như Bệ hạ vậy. Ông Thiệu công can rằng: «Bịt miệng dân khó hơn là bịt miệng sông», vua Lệ không nghe, sau quả bị dân giết. Sao Bệ hạ không lấy gương đó mà soi? 

 

III. TỘI CHUỘNG SỰ QÙ LẠY:

 

Tác giả cho rằng: «Một người ngồi sồ sồ ở trên, bao nhiêu người dưới phải áo măo dập đầu xuống đất, chẳng những là làm mất cái phẩm giá của loài người, mà lại làm cho người trên sinh ḷng kiêu căng, người dưới mất ḷng liêm sỉ, thực là một cái lễ phép rất mọi rợ».

 

Tác giả mạnh mẽ chỉ trích, đả kích việc chuộng sự qú lạy của vua Khải Định, chỉ ra những hệ quả xấu của nó: Lễ lạy không phải là lễ văn minh, vua cũng không phải là Trời, quan và dân không phải là đầy tớ mạt, ga xe lửa và bến tàu không phải chỗ Triều đ́nh, mà sao Bệ hạ dám bắt người ta vùi áo măo trong chốn lầm than, xem loài người như tuồng trâu ngựa, làm cho người ngoại quốc trông vào, chẳng những là chê cười Bệ hạ, mà lại mỉa mai khi dể cả và ṇi giống dân An Nam nữa. Những sự đó, phàm những người có ít nhiều trí khôn, biết được một tí văn minh đời bây giờ, chẳng ai chịu làm, mà Bệ hạ cứ vui vẻ tự đắc mà làm được, thực là quá! Vậy không phải một người ngu là ǵ?

 

Và, tác giả đă đặt ra cho vua Khải Định một câu hỏi hóc búa: «Vậy th́ Bệ hạ chẳng biết việc ǵ là xấu hổ sao? Bệ hạ chẳng quản ǵ danh tiếng của Bệ hạ mặc ḷng, c̣n thể diện nước Nam th́ sao?»

 

IV. TỘI XA XỈ VÔ ĐẠO:

 

Tác giả cho rằng việc Khải Định không dùng những cung điện cũ của các vua trước và cho xây cung điện mới nguy nga, đồ sộ ở An Cựu (2) và chế khăn, mũ, áo, giày là hoang phí, tốn kém vô ích: «… liền làm ngay một sở cung điện nguy nga ở làng An Cựu, mua những đồ sứ của Tàu, mỗi lần vài ngàn bạc, đem về đập bể ra, lựa những miếng nào bông hoa đẹp, để gắn những h́nh con long, lân, phụng cho thỏa ḷng xa xỉ của Bệ hạ. Lại đem bạc tiền thuê người Tây đúc ba, bốn cái tượng đồng của ḿnh, phí tổn ước mỗi cái trên dưới một vạn đồng bạc, để chưng trong nhà đấu xảo. Lại từ cái khăn, cái mũ, cho chí cái áo, cái giày, Bệ hạ đều đính vàng, ngọc, kim cương, giá phí biết là bao nhiêu! Rất đỗi lấy vàng luột giát ra làm cái ủng để bao cả bắp chưn, xa phí dại dột, từ xưa đến nay chưa có nghe ông vua nào làm như thế bao giờ ».

 

Tác giả kịch liệt đả kích việc chi tiêu hoang phí, biếu xén và cho tặng bừa băi của vua Khải Định lúc ở Pháp: «Lại Bệ hạ lúc qua Tây, xuống tàu từ Tourane cho đến khi qua đến Tây, lúc ở trên tàu, gặp khách bộ hành nào, những rượu sâm banh hạng nhứt là đăi cho thả cửa, chỉ nói những tiền cho «buộc boa» (pourboire) cũng đến 20.000 quan, c̣n kim tiền, kim khánh th́ đụng ai cho nấy, chẳng kể sao hết được!

Tác giả đặt vấn đề : « Ai c̣n lạ ǵ, khi Bệ hạ chưa làm vua, trong túi chẳng có một xu, vậy th́ tiền đó ở đâu mà tới? Chẳng phải Bệ hạ ăn cắp tiền kho, tiền kín của nước ta, th́ tiền đâu? ». 

 

Tác giả cho rằng nếu vua Khải Định dùng tiền bạc hoang phí nói trên để xây một trường Đại học, mua sắm trang thiết bị cho trường, nuôi học sinh du học tại Pháp th́ «hai cách dùng tiền, th́ bên nào lợi hơn và bên nào hại hơn?Bệ hạ sẽ xét đấy mà xem».

 

Tác giả đặc biệt phẫn nộ khi dân chúng phải ăn đói mặc rách, phải c̣ng lưng ra để đóng đủ các thứ thuế để vua có tiền tiêu xài lăng phí: «Thế mà nay khi thâu th́ bóp chắc từng xăng tim mà khi văi ra th́ coi như tro bụi! Vậy th́ dân An Nam có tội lỗi  ǵ mà bắt chúng nó phải chịu cả trăm điều đau đớn, đem những đồng tiền máu mủ của chúng nó mà dâng cho một người vua tiêu phá một cách dại dột như thế ư?». 

 

Và, tác giả đă gút lại về cái tội thứ tư của vua Khải Định như sau: «Bệ hạ viết thư cho Bộ trưởng thuộc địa có câu xưng là «cha mẹ dân». Thử hỏi nước ta xưa nay vốn trọng luân lí gia đ́nh, mà có đâu thứ cha mẹ tàn nhẫn bất lương như vậy? Đổi lại, phải nói thằng giặc của dân th́ đúng hơn».

 

V. TỘI PHỤC SỨC KHÔNG ĐÚNG PHÉP:  

 

Trước hết, tác giả phê phán cách ăn mặc không giống ai, không theo định chế nào cả của vua Khải Định: «Bệ hạ tự ư chế ra một thứ lễ phục kiểu mới, tự mặc để ra Triều. Kiểu ấy là trên áo cẩm bào cũ, thêu vào cái cầu vai kiểu Âu, c̣n cổ áo và tay áo th́ đính vàng ngọc ḷe loẹt, Âu không ra Âu, Á không ra Á, lại trên nón vua th́ thêu thêm những h́nh rồng h́nh phụng sáng ngời. 

 

… Nếu nói rằng cách mặc xưa không hợp với đời nay, phải cải cách cho hợp thời, th́ đó không phải việc không nên làm. Xem như Tàu với Nhật công phục đều theo lối Âu châu th́ sao? Nhưng phải đặt làm thể thức nhất định, trên dưới một loạt, thay đổi theo mới, lấy thể lệ công bố ra ai nấy đều phải theo, như vậy th́ sao lại không nên?

 

Cuối cùng, tác giả chỉ ra những tác hại của việc ăn mặc chẳng giống ai của vua Khải Định và xem đó là một tội: «Nay Bệ hạ lại trái hẳn, tự chế tự mặc, chỉ lo làm sang một ḿnh, người trong nước xem vào không ǵ là chính đính, lại làm cho tai mắt người ngoài lầm lạc! Đă sai phép bang giao, lại làm nhục quốc thể, chiếu luật pháp nước nhà, phải chịu điển h́nh (3). Đó là năm tội». 

 

VI. TỘI DU HẠNH (4) VÔ ĐỘ:

 

Tác giả phê phán việc vua Khải Định đi lại chơi bời tốn kém tiền bạc, công sức của nhiều người, làm khó làm khổ cho dân chúng, bỏ bê việc nước việc dân: «Sau khi Bệ hạ lên ngôi, th́ ra sức khuếch trương nghi trượng nhà vua, thường thường ra đi chơi rông, nào là voi, nào là kiệu, nào là xe, nào là ngựa, những người theo hầu, nhiều th́ đến hàng trăm, ít cũng ba bốn chục, chiều lại dong chơi trong thành thị. Trang sức lộng lẫy, nghi thức oai nghiêm, quân hầu nghênh ngang, nước ta bốn mươi năm chưa từng có. Người đi đường khổ việc chạy tránh, dân trong nhà chán sự hầu phiền, c̣n Bệ hạ th́ dương dương tự đắc, ư muốn tỏ cho người ta biết rằng Hoàng đế là sang».

 

Tác giả chỉ ra sự sai trái của việc đi lại, chơi rông của nhà vua và kết án: «Xét luật pháp các nước văn minh, không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ kèm theo. Nay Bệ hạ tự tôn quân quyền, tự ư làm oai làm phúc, chính trị bỏ lơ không mảy may lưu tâm đến. Nhân dân đói lạnh chẳng chút hỏi han, mà lại ngày ngày chơi rông, kiêu căng buông lung, th́ c̣n trách kẻ bầy tôi sao được? Bệ hạ th́ cao quí lắm đó, c̣n quốc dân đau khổ th́ sao?

 

Như vậy là chỉ biết quyền lợi mà không biết có nghĩa vụ, chiếu theo luật, hễ không làm hết nghĩa vụ thời phải chịu trách nhiệm. Cái tội hại nước hại dân, Bệ hạ phải chịu là thủ phạm trước hết». 

 

VII. TỘI SANG PHÁP LÀM VIỆC ÁM MUỘI:

 

Trước hết, tác giả nêu ra ba mục đích khác nhau của chuyến đi Pháp của vua Khải Định rồi phê phán, bác bỏ cả ba:

 

- Đưa Hoàng tử đi học, đi điếu quân sĩ nước ta tử trận, đi xem các thành phố phía bắc nước Pháp bị tàn phá: Tác giả cho rằng «những việc đó đều là việc tư của Bệ hạ, không phải việc công của quốc dân ta, lại đó là những việc không cần kíp ǵ cả». 

 

- Đi du lịch nước Pháp để khảo sát văn minh của họ rồi về cải cách chính trị trong nước: Tác giả cho rằng «Bệ hạ không phải là tay làm việc ấy được. Sao vậy? V́ nước Pháp là nước dân chủ, mà Bệ hạ là vua tôn quân quyền, … Vả chăng Bệ hạ không am hiểu tiếng Pháp, mà mấy ông đại thần đem theo, như tên X tên Y đều là bọn hạ tiện nước ta, trí thức của họ c̣n thấp hơn con nít 10 tuổi của Pháp. Lại trong khi Bệ hạ ở Ba lê (Paris), chỉ có một lần đến trường đua ngựa, cá được 200 quan, c̣n những Viện bác cổ lớn, học đường lớn, thương quán lớn, công xưởng lớn và những nơi nhóm họp bao nhiêu văn minh tinh túy của nước Pháp v.v.. th́ chưa từng bước chân vào, nói rằng đi khảo sát, thời khảo sát mà như vậy ư?».

 

- Đi dự cuộc đấu xảo thuộc địa Marseille: Tác giả cho rằng «Trung ḱ là cái xứ ở dưới quyền chuyên chế của Bệ hạ, th́ sĩ phu ḷng đen như mực, nông dân xương gầy như củi, có ǵ là xảo đâu! Chỉ duy đại thần và quan lại của Bệ hạ, th́ cái xảo qú lạy, cái xảo dua nịnh, cái xảo ăn hối lộ, cái xảo xẻo thịt dân để ăn cho béo cho mập, nhưng tiếc thay! cái loài quỉ sứ ấy, th́ tại Pháp đây, sáu bảy mươi năm về trước, họ đă nhận xuống nước sâu, ném vào lửa đỏ cả rồi, nay Bệ hạ đem loài ấy qua, thời không ai c̣n mà đấu với nữa!».  

 

Tiếp theo, tác giả nói đến việc dư luận cho rằng vua Khải Định «cậy oai chuyên chế, vơ vét của dân, mua đồ xa xỉ hạng nhất của các nước Á Đông và nước ḿnh, tóm thâu tất cả đồ quí báu của các triều trước để lại, chứa đựng có hơn trăm ḥm, ngày nay đem cả theo, nhờ người Pháp tên X tên Y vận động, dâng lễ cho đảng quân chủ nước Pháp, để nhờ củng cố ngôi vua cho cha con Bệ hạ và nhờ họ làm hậu viện để mong đạt cái mộng tôn quân quyền, sau thành việc rồi Bệ hạ về nước sẽ thị oai dâm bạo, khóa hết miệng lưỡi quốc dân, rồi sẽ kí điều ước này điều ước nọ để đền đáp. Việc nầy tuy c̣n ở trong ṿng bí mật, nhưng người ta đă đồn rầm ở ngoài, không phải là không có cớ, theo lời tục ngữ của Pháp «không lửa mà có khói» ai tin!» 

 

Tác giả khẳng định ư đồ này của vua Khải Định là thất sách và nhất định sẽ thất bại v́ «Bệ hạ muốn giữ vững ngôi quân chủ, mà lại đi cầu khẩn với dân của một nước dân chủ, tôi đă biết muôn phần không có một phần nào thành công được.

 

Cái bệnh của Bệ hạ là bởi ngu muội, chưa từng đọc lịch sử cách mạng dân chủ của nước Pháp vậy. Nếu một mai biết được th́ sẽ gục đầu chán nản, cuốn gói mà về sớm vậy». 

 

Tiếp theo, tác giả tŕnh bày quá tŕnh sụp đổ của thể chế phong kiến chuyên chế và thắng lợi của dân chủ tự do tại Pháp, châu Âu và trên toàn thế giới và khẳng định «cái chủ nghĩa dân quyền thần thánh bất khả xâm phạm, nó đương bồng bồng bột bột như mặt trời giữa trưa, chiếu thấu cả bầu trời, mà về sau chính thể quân chủ tất không c̣n chỗ đứng chân, c̣n nói chi đến việc chuyên chế dă man nữa». 

 

Kết lại phần nói về cái tội thứ bảy này, tác giả tiếp tục đả kích những việc làm sai trái và kết án vua Khải Định: «xem lại hơn trăm ḥm đồ quí của Bệ hạ đáng giá bao nhiêu, lại dám đem bạch bích mà nhem thèm, đem huỳnh (hoàng) kim mà đen ḷng, đi ngược lại phong triều (trào) thế giới, trái với công lí nhân đạo, làm dơ danh dự của quốc dân, để v́ Bệ hạ giữ lại cái vận mạng của nền quân chủ chuyên chế, nó đă gần tàn như giọt sương ban mai rồi. Nói rằng 20 triệu quốc dân oán là việc nhỏ, c̣n mặt mũi nào đối với vạn quốc trên thế giới ư? Xem vậy Bệ hạ đi chuyến này chắc chắn là thất bại, không c̣n ngờ ǵ nữa. Chỉ tiếc thay, bao nhiêu máu mỡ của 6-7 triệu quốc dân ta, bao nhiêu cái kho tàng quí báu của nước nhà ta dành dụm mấy trăm năm nay, chỉ v́ sự lơ lỉnh nhỏ nhen mà Bệ hạ đem vứt đi một cái, làm ch́m lỉm hết thảy theo ngon sóng Tây dương!». 

 

C. PHẦN KẾT:

 

Để tổng kết «Thư thất điều» của ḿnh, Phan Châu Trinh đă gút lại những điểm chủ yếu như sau :

- Chỉ nêu bảy điều có quan hệ đến quốc kế dân sinh, những điểm xấu xa c̣n nhiều không kể xiết nhưng không quan hệ đến việc nước cho lắm hoặc có dính đến đời tư cá nhân nên không nói đến làm ǵ.

- Dân trí thế giới tiến bộ mỗi ngày ngàn dặm, ngày tàn của quân chủ chuyên chế trên thế giới không xa mấy, không cần khôn ngoan cũng biết.

- Nước ta, dưới chính thể chuyên chế vô trách nhiệm đă tụt hậu thê thảm, thua kém nhiều nước Á Đông, kể cả Xiêm La (Thái Lan) từng thua kém ta rất nhiều. Đó là tội lỗi của chế độ chuyên chế.

- Xu thế toàn cầu là như vậy, cái ngôi của Khải Định đă nguy «tợ như trứng mỏng». Thế mà Khải Định c̣n mê muội, làm đủ điều xằng bậy.

- Đến đây, viết đă cùn, tay đă mỏi, giấy đă hết, điều muốn nói hăy c̣n. Tác giả cho rằng ḿnh không công kích cá nhân Khải Định mà là công kích hôn quân, không v́ tư kỉ của tác giả mà v́ 20 triệu đồng bào, quyết xô ngă chuyên chế, ủng hộ tự do.

- Nếu Khải Định có đủ thiên lương, chút biết hối ngộ th́ hăy quay về, tự thoái vị, đem chính quyền dâng trả cho quốc dân. Đó là cách tốt nhất, dân có thể dung thứ cho.

- Nếu Khải Định cố bấu víu quân quyền chuyên chế, tác giả sẽ phải cùng 20 triệu đồng bào quyết liệt tuyên chiến với Khải Định, «nguyện để cho cái đầu của Trinh cùng với cái quân quyền chuyên chế dă man của Bệ hạ đồng thời rơi xuống đất».

 

D. BỊ CHÚ:

 

Ở phần bị chú, tác giả ghi 4 ư:

- Thư được viết bằng Hán văn để gửi cho Khải Định, dịch ra Pháp văn để đăng báo và rải truyền đơn để rộng đường công luận.

-  Giữa tác giả và Khải Định đă đoạn tuyệt quan hệ nên nói «gởi» không nói «dâng». Hai chữ «Bệ hạ» được dùng để xưng hô cho tiện, chứ không phải là tôn kính.

- Tác giả không kiêng tên húy, viết thẳng ra, là để tỏ ư phản đối.

- Tác giả nói rằng chấm câu theo kiểu mới trong thư là để Khải Định khỏi mất nhiều th́ giờ.

 

Marseille, ngày 14 tháng 7 năm 1922

Phan Châu Trinh

 

Tóm lại, «Thư thất điều» của Phan Châu Trinh, là một cái thư có một không hai, đă mạnh mẽ, quyết liệt đả kích vua Khải Định, đả kích chế độ phong kiến chuyên chế lỗi thời, thủ phạm gây nên thảm họa mất nước, làm cho đất nước lạc hậu, nhân dân nghèo đói, khốn khổ, tủi nhục.

 

Qua «Thư thất điều», người đọc thấy rơ những tư tưởng cách mạng tiên tiến, đúng đắn, những t́nh cảm cao đẹp, nồng thắm của Phan Châu Trinh. Đó là tư tưởng cách mạng dân chủ, dân quyền. Đó là ḷng yêu Nước thương Dân sôi nổi, thiết tha. Đó là nỗi căm ghét tột cùng tất cả những ǵ có hại cho Nước cho Dân.

 

“Thư thất điều” rất hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi lập luận chặt chẽ, mạch lạc, bởi chứng cứ phong phú, xác thực, bởi giọng văn hào sảng, hùng hồn, sôi nổi, ngang tàng.

 

Sau hết, «Thư thất điều» c̣n cho người đọc thấy được dũng khí cách mạng, tinh thần kiên cường, bất khuất của Phan Châu Trinh, đúng như Phan Bội Châu đă ngợi ca: «Gan to tày bể, sức xông pha nào kể ức muôn người;… Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê; Một ng̣i lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm rạng chói». («Văn tế Phan Châu Trinh» - Phan Bội Châu – Huế, 1926).

 

Ninh Thuận, ngày 03-4-2018

PHAN THÀNH KHƯƠNG

 

CHÚ THÍCH:

 

(*) Tất cả các trích dẫn trong bài viết này đều được lấy từ “Tuyển tập Phan Châu Trinh” in lần hai (có sửa chữa, bổ sung và tăng cường) của Tiến sĩ Nguyễn Văn Dương, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, năm 2006.

(1) Tây Hồ là tên hiệu của Phan Châu Trinh, v́ vậy người ta c̣n gọi Phan Châu Trinh là Phan Tây Hồ. Ông c̣n có một tên hiệu khác là Hi Mă.

(2) Đó là cung An Định ở An Cựu (Huế).

(3) Điễn h́nh (殄刑): đuổi đi, buộc thôi việc, không cho làm vua nữa.

(4) Du hạnh (遊婞): đi chơi, giải trí.