NhungDiVatCuaQuachTan-QuachGiao

Những di vật của Quách Tấn

 

Sáng sớm thứ bảy ngày 10 tháng 4 năm 2010 tôi nhận được bức thư của Hội Nhà Văn Việt Nam do anh Nguyễn Văn Khuy ở Đà Nẵng đem đến.

 

 Nội dung bức thư có đọan:

Hội Nhà Văn Việt Nam đă thành lập Bảo tàng Văn học Việt Nam. Chúng tôi đang thu thập mọi tư liệu và hiện vật có liên quan đến các nhà văn Việt Nam từ xưa đến nay.

Nhà thơ Quách Tấn là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam, xuất hiện trên văn đàn từ trước năm 1945. Chúng tôi kính mong gia đ́nh giúp đơ để chúng tôi có được những tư liệu và hiện vật về nhà thơ Quách Tấn cùng mối liên hệ của ông với các bạn trong nhóm thơ B́nh Định (Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan).

Chúng tôi cử nhà thơ Thanh Quế cùng các anh chị trong tổ sưu tầm hiện vật cho Bảo tàng Văn học Việt Nam tại miền Trung mang thư này liên hệ với gia đ́nh. Kính mong gia đ́nh giúp đỡ tận t́nh.

(Kư tên Chủ tịch :Nhà thơ Hửu Thỉnh.)

 

Suốt cả buổi sáng chúng tôi làm việc với nhau và cuối cùng đă nhất trí sau khi  anh Khuy điện đàm cùng với giới chức cao cấp  Trung ương. Các tặng phẩm gồm có:

 Một chiếc rương bọc da dài trên 1 thước, ngang trên 6 tấc và cao 5 tấc. Bên ngoài rương có một  màn bao bọc bằng mây đan. Lai lịch chiếc rương này như sau:

 

Nguyên vào năm 1939 thân phụ tôi làm ở ṭa án thuộc ṭa sứ Nha Trang có đến làm biên bản kê khai đồ vật trong nhà của một người Pháp tên là DURAND cư ngụ tại đường Công Quán (nay là Hoàng Văn Thụ) v́ chết tại Việt Nam. Trong các đồ vật liệt kê có một cái rương da. Thân phụ tôi buột miệng khen chiếc rương này đẹp. Liệt kê xong ngôi nhà được niêm phong. Vài tháng sau th́ có văn thư ở Sài  G̣n gởi ra cho biết trong chúc thư ông DURAND có ghi là ngôi nhà và đồ vật trong nhà ông cho người vợ Việt Nam hiện ở Nha Trang thừa hưởng. Lệnh niêm phong được xé mở. Sau đó khoăng một tuần khi đi làm về thân phụ tôi thấy có một bác phu xe cơng chiếc rương da này vào nhà. Người đưa chiếc rương chỉ nói là bà chủ nhà thuê đem chiếc rương đến biếu ông nhà. Thân phụ tôi hết sức từ chối song người đem rương chỉ cho biết là nếu đem rương về th́ bà chủ cũng đích thân đem đến.

 

Nhớ lại buổi lập biên bản kiểm kê nhà , phụ thân tôi nhớ ngay đến một thiếu phụ có mặt buổi hốm đó cho biết là chiếc rương được mua từ bên Pháp:loại da bọc bên ngoài là thứ thiệt rất đặc biệt nên ông DURAND rất quí. Nhờ ở vẻ mặt thùy dịu xinh tươi với nước da mịn màng nồng thắm của gia chủ mà chiếc rương da được khen lây.. Tuy nhiên tính của phụ thân tôi vốn nể vợ và mẫu thân tôi lại có t́nh ghen  cho nên nếu không nhận rương th́ mai kia đích thân chủ nhân mang đến th́ khó mà phân trần trong sạch . Cho nên bất đắc dĩ thân phụ tôi mới nhận. Và từ đó dùng rương để đựng bản thảo thơ văn.

 

Năm 1945, v́ t́nh h́nh Mỹ, Nhật đánh nhau nên gia đ́nh tôi phải tản cư về quê ngoại là Phú Phong B́nh Định. Tiếp đó chiến tranh xảy ra và thân phụ tôi cùng gia đ́nh sống tại B́nh Định trong thời gian 9 năm kháng chiến.

 

Tại Nha Trang v́ ngôi nhà không người ở nên kẻ gian xâm nhập lấy hết vật dụng. Trong số tổn thất có tất cả sự nghiệp văn chương của thân phụ tôi và các thân hữu như bản thảo của Tán Đà, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Chế Lan Viên, Yến Lan v.v…

 

Năm 1954 gia đ́nh chúng tôi trở về Nha Trang. Một vài vật dụng mà những người chung quanh đă cất giùm cho gia đ́nh đem trả lại như bộ xa lông, tủ sách và nhất là chiếc rương. Tuy nhiên tất cả đều trống rỗng. Thân phụ tôi lại dùng chiếc rương cùng với chiếc tủ con đựng tư liệu về văn chương. Riêng chiếc rương th́ bao giờ phụ thân tôi cũng để trên đầu giường. Bên trong chứa đựng bản thảo, bên trên để những sách vở và bàn máy đánh chữ để hằng ngày tiện dùng.

 

Trong những bài viết trên báo chí, vài nhà văn nhà thơ thỉnh thoảng cũng có nhắc đến chiếc rương này mỗi khi đến thăm thân phụ tôi. Từ ngày phụ thân mất, gian pḥng khách được biến thành pḥng lưu niệm Quách Tấn, v́ không đủ không gian bày biện nên chúng tôi tạm để cái rương da trên đầu tủ quần áo. Bên trong vẫn chứa những bản cảo của bạn bè và  của thân phụ.

 

Ngày anh Nguyễn Văn Khuy di chuyển chiếc rương da ra đi, vợ chồng chúng tôi ḷng bồi hồi ảo nảo. Tuy vẫn biết rằng các di vật này sẽ có một chỗ  sắp xếp đặc biệt và lưu giữ lâu năm.  Nhưng cũng như khi đưa con về nhà chồng ḷng cha mẹ bao giờ cũng bùi ngùi tuy biết rằng con ḿnh rồi đây sẽ được nương tựa một nơi xứng đáng hơn.

 

Sáng nay khi ngồi viết bài này đứa cháu nội 8 tuổi đi học về đă hỏi bà nội chiếc rương da đă chuyển đi đâu. Tuy được bà nội giải thích cặn kẽ nhưng đứa cháu nội vẫn c̣n hỏi bao giờ th́ chiếc rương da kia trở về. Ḷng bồi hồi thêm.

 

Vật thứ hai là chiếc đồng hồ treo tường.

Nguyên đây là chiếc đồng hồ quà cưới của người con gái thứ 9 tên là Tường Vi. Sau ngày đất nước thống nhất em Tường Vi đưa gia đ́nh gồm 3 người con gái về sống cùng gia đ́nh phân phụ tôi. Song không được bao lâu th́ mẹ con cùng mất. Từ đó chiếc đồng hồ luôn luôn được treo trong pḥng ngủ của thân phụ tôi.

Năm 1987 thân phụ tôi bị mù. Tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ làm bạn với thân phụ tôi cả ngày lẫn đêm. Âm thanh của nó  sống măi trong bài thơ:

 

 

Cảnh Giới Duy Ma

 

Ngày qua chầm chậm vách kim thinh

Cảnh giới duy ma ḿnh với ḿnh

Hoa trải tờ thơ hương lạnh lạnh

Trăng cài nhánh mộng bóng xanh xanh

Ngân dài khúc vịnh ḍng Ngưu chữ

Trải rộng màu non sóng Động Đ́nh

Rằng mộng rằng hư hư vẫn thực

Sống cùng thiên cổ bướm Trang Sinh   

1992

 

Ngày  thân phụ tôi mất (21/12/1992) tự nhiên chiếc đồng hồ rơi xuồng làm mặt kính rạn nứt. Chúng tôi gói để vào chiếc rương da. Anh Khuy khi quét dọn chiếc rương đă để ư  song không hỏi ǵ tôi. Sau khi anh nh́n thấy chiếc ảnh chụp trong pḥng ngủ thân phụ tôi ngồi với nhà văn Châu Hải Kỳ trên vách có treo chiếc đồng hồ này, trên chiếc bàn con có đặt một chiếc máy thu thanh. Anh Khuy có gợi ư xin hai vật kỷ niệm này cho nhà Bảo tàng. Chiếc rương da đă ra đi th́ hai bạn cùng pḥng cũng đồng đi theo.

 

Thứ ba là chiếc máy thu thanh hiệu SONY.

Thân phụ tôi không thích tiếng máy thu thanh. Có bài thơ:

 

Tiếng Vui

 

Cảm ơn ông hàng xóm

 Ngừng mở máy thu thanh

Vơng đưa thềm mận chín

Nghe sẻ gọi b́nh minh

NhaTrang 1963

 

Chiếc máy thu thanh này thân phụ tôi chỉ dùng để nghe đài BBC và đài Hà Nội. Nghe đài BBc để theo dơi tin tức và đài Hà Nội để dơi t́m tin tức của các bạn thân và thân nhân ở Hà Nội (như Chế Lan Viên, Yến Lan, Khương Hữu Dụng, Quách Tạo, Nguyễn Việt).

 

Một hôm trên đài tiếng nói Việt Nam có phát một bài viết của Hồ Ngạc Ngữ nói về thơ Quách Tấn.T́nh cờ phụ thân tôi nghe được, từ đó thân phụ tôi hằng đêm mong theo dơi luồng tin để mong gặp lại tiếng các thi bằng hiện ở nơi xa cách. Trong những năm tháng mù ḷa, đêm đêm thân phụ tôi nằm nghe nhạc cổ dân tộc (ngoại trừ ca nhạc trẻ và cải lương). Khi ông mất đi chiếc máy thu thanh không người xử dụng bổng nhiên ngưng tiếng hát và được vào nằm trong chiếc tủ thờ. Anh Khuy nhờ thấy trong tấm h́nh mà hỏi đến. Khi vào mở tủ thờ, th́ khóa hỏng đành hẹn lại lần sau. Tuy nhiên khi viết biên bản nhận kỷ vật anh Khuy có ư muốn cho được mười kỷ vật cho tṛn. Tôi đành vào h́ hục cùng “bà xă” ráng nạy cánh cửa. Cuối cùng cũng đem ra được chiếc máy thu thanh để về nhà chồng cùng với chiếc rương da và chiếc đồng hồ kỷ niệm. Vợ tôi căn dặn anh Khuy khi tŕnh bày chiếc đồng hồ và máy thu thanh th́ nên kèm theo tấm anh chụp phụ thân tôi cùng nhà văn Châu Hải Kỳ ngồi trong pḥng ngủ bên cạnh hai vật lưu niệm này.

 

Vật thứ tư là cây gậy trúc.

Đây là một giống cây rất nhẹ và rất cứng. Đó là kỷ vật của chú tôi là Quách Tạo nguyên là chuyên viên Viện kiểm sát tối cao Hà Nội. Trước đây làm ở ngành ṭa án miền Nam. Năm 1948 đă được chủ tịch Hồ Chí Minh  kư bằng tặng khen số 87 –Sổ Vàng ngày 28-4-1948 với nội dung:

 

Chủ Tịch Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Tặng Khen ông Quách Tạo Biện lư Ṭa án Phú Yên đă có công nỗ lực thực hiện khẩu hiệu  “Cần, kiệm, liêm, chính”.

 

Đây là bằng khen duy nhất ở miền Nam về Cần Kiệm Liêm Chính. Sau đó không bao giờ có nữa.

 

Năm 1954 chú Tạo tập kết ra Bắc ở gần Chế Lan Viên và Yến Lan. Đất nước thống nhất về thăm anh, tặng chiếc gậy làm kỷ niệm. Chiếc gậy trúc xuất phát từ Hà Nội nay lại được trở về lại quê hương.

 

Vật thứ năm và thứ sáu là tập thơ Mộng Ngân Sơn và Trăng Hoàng Hôn. Hai tập thơ này in để tặng chớ không bán. Tập Mộng Ngân Sơn là tập đặc biệt in trên nền hoa văn và giấy dày quí. Tập này xuất bản năm 1966, các bài thơ đều có ghi năm sáng tác. Đây là tập thơ đầu tiên làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú (bốn câu năm chữ) và tập Trăng Hoàng Hôn là tập thơ tứ tuyệt lục bát. Một thể thơ đặc biệt Việt Nam. Hiện nay có một sinh viên trường Đại học Vinh (Thanh Hóa) tên Lê Hồng Phong viết một luận án Thạc sĩ lấy tên là Thơ Tứ Tuyệt của Quách Tấn. Đây sẽ là một trùng phùng hy hữu về thi thoại thơ tứ tuyệt của Quách Tấn.Vật thứ bảy và thứ tám là hai bản thảo viết cẩn thận: Mộng Ngân Sơn và Tấm t́nh riêng.

 

Mộng ngân sơn đă ấn hành và bản thảo tập thơ này  chứng tỏ tác giả rất thận trọng và quư mến tác phẩm của ḿnh. Khi chưa in th́ viết và chữa bài cẩn thận.  Đọc bản thảo  Mộng Ngân Sơn với những câu sửa lại rất mực nghiêm chỉnh không như những bản thảo của các nhà thơ Mới. (như Chế Lan Viên chẳng hạn) Bản thảo Mộng Ngân sơn bị mối ăn mất vài bài thơ. Trong thời gian nhà  dự định trưng thu  thành lập bảo tàng Lê Duẩn nên mái nhà dột mà chưa có lệnh cho phép lợp lại do đó mối nương nhà dột ẩm ướt mà xông lên ăn phá sách vở trong nhà. Bản thảo tập thơ Mộng Ngân Sơn vẫn c̣n giữ được nét thanh lịch và trân trọng dù bị mối  cắn phá song vẫn c̣n lưu lại tấm ḷng của nhà thơ với tác phẩm của ḿnh.

 

Vật lưu niệm thứ chín là  hộp mực đen dùng để viết chữ Hán tập thơ  dịch Ngục Trung Nhật Kư của Hồ Chí Minh..

 

Năm 1960 Viện Văn học Hà Nội xuất bản tập thơ dịch Nhật kư trong tù của Hồ Chủ tịch. Chú Quách Tạo gởi một tập qua Pháp nhờ cô Quách Thị Thược chuyển về miền Nam cho thân phụ tôi. Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1969) thân phụ tôi âm thầm phiên dịch. Mùa thu năm Ất Măo tập thơ dịch được hoàn tất với  thủ bút Hán tự của bác Lâm và thủ bút Quốc ngữ của thân phụ tôi. Bản thảo viết thành nhiều tập và cất hộp mực c̣n lại để làm kỷ niệm.

 

Và cuối cùng là chiếc kính lăo có hai tṛng mắt khác nhau . Một bên là kính lăo, một bên là kính cận thị độ cao. Nh́n vào đă nhận biết ngay v́ bên trái mặt kính thường và bên phải mặt kính lồi lên rất rơ ràng.

 

Sau khi nhận tặng vật, anh Thùy nhân danh ủy nhiệm của chủ tịch Hội nhà văn trao cho gia đ́nh chúng tôi một khoảng kinh phí để góp thêm phần giúp gia đ́nh chúng tôi thực hiện xuất bản tập thi thoại NHỮNG BỨC THƯ THƠ do nhà xuất bản Hội Nhà Văn ấn hành trong năm 2010.

 

Nha Trang ngày11 tháng 4 năm 2010

Quách Giao