Bạch đàn

Quỳnh Chi dịch

Nguyên tác Byakudan của Higashi Naoko

 

Tôi cảm thấy có ánh sáng. Là v́ ngăn kéo được mở ra.

Toàn thân tôi tắm trong ánh sáng ban trưa rọi qua lớp kính. Và rồi, trước mắt tôi là..

 

Thầy Hama, lâu ngày em mới lại được gặp thầy. Lại đến hè rồi nhỉ.

Thầy âu yếm khẽ vuốt lên bề mặt của tôi, đoạn từ tốn mở ra. Rồi dùng tôi để quạt gió.

-Hôm nay, trời lại nồng nực hẳn lên đấy nhỉ.

Tôi vừa nghe tiếng thầy ở ngay bên cạnh ḿnh, vừa chuyển ḿnh qua lại mà nh́n chiếc cổ trắng ngà với hai dái tai hơi ửng đỏ ấy. Có một giọt mồ hôi lấp lánh sáng trên cần cổ.

-Trời nóng thật đấy ạ.

Đấy là tiếng của cô. Thầy và cô đều vẫn c̣n khỏe mạnh. Thế cũng mừng.

-Năm nay đây là lần đầu ông dùng đến chiếc quạt này đấy nhỉ.

-Thế à.

Thưa thầy đúng thế ạ. Tôi vừa quạt gió, vừa khẽ nói bên tai thầy.

-Chiếc quạt bạch đàn ..

Cô khẽ nói.

-Hễ ngửi mùi thơm này là lại nhớ đến cô Momoko.

-Cô Momoko à. Có thế sao?

-Chiếc quạt này có mùi hương của cô Momoko đấy ạ. Cô ấy lúc nào cũng tỏa ra mùi hương bạch đàn. Chắc là cô ấy hay đốt hương bạch đàn trong pḥng.

Đúng vậy. Cô đă để ư và đoán biết là tôi thường hay đốt hương bạch đàn trong pḥng.

-Vả lại, chiếc quạt ấy là quà tặng của cô Momoko là ǵ.

Cô nhớ giỏi thật.

-Ra là thế? Ừ, mà có lẽ thế thật.

Thầy ơi, thầy! Thầy phải nhớ cho em chứ.

Tôi nói với giọng hài hước. Mồ hôi chảy thành gịng phía sau cổ thầy, thầy phất tôi thật mạnh để quạt gió. 

Tôi vừa chuyển ḿnh thật mạnh vừa thầm nghĩ.  Thưa thầy, không lẽ nào mà thầy lại quên. V́ là trước mặt cô nên thầy nói thế thôi, phải không ạ. Nhưng thưa thầy, thầy không phải giữ ư như thế đâu ạ. Cô đă biết hết cả rồi. Em trông thấy cô đang mủm mỉm cười ở đằng sau lưng thầy đấy ạ.

Khóe miệng thầy hơi nhếch lên. Đến nay, chắc hẳn là thầy và cô vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Tôi rất vui v́ mùa hè năm nay lại được gặp lại thầy cô.

 

Lúc ấy, bất giác tôi đă buột miệng nói rằng ḿnh chẳng có ǵ để bận ḷng nuối tiếc.

-Tôi chẳng có ǵ để bận ḷng nuối tiếc cả..

Tuy quả quyết nói vậy, nhưng vừa nói xong tôi đă nghẹn lời. Không lập gia đ́nh, song thân cũng đă qua đời từ lâu, người thân chẳng c̣n ai, nhưng nếu bảo rằng tôi hoàn toàn chẳng có ǵ để bận ḷng nuối tiếc, th́ thực ra cũng không hẳn là thế.

-Chẳng có ǵ để bận ḷng nuối tiếc à…

Người phụ trách nhập hồn lập lại lời tôi. Tôi nghĩ ngợi trong giây lát rồi nói:

-Cũng không hẳn là tôi chẳng có ǵ để bận ḷng nuối tiếc đâu ạ..

-Có thế chứ..

Người ấy ra chiều mừng rỡ, tṛng mắt đen láy khẽ mỉm cười.

-Thầy Hama đă định sẽ bảo trợ suốt đời cho tôi, một môn đệ của thầy.

-Thầy Hama là người thầy dậy thư pháp cho cô, phải không?

-Vâng. Tôi có ngờ đâu tôi lại là người ra đi trước. Thầy Hama bây giờ thế nào rồi? Nếu bảo tôi không bận tâm, th́ thành ra là nói dối.

-Vậy cô có muốn trở thành một món đồ vật ǵ ở nhà thầy không?

-Vâng, thế nhưng tôi…

-Hay là cô c̣n có điều ǵ vướng mắc chăng?

-Tôi không muốn làm điều ǵ quấy rầy cuộc sống của thầy. Tôi cũng rất mến cô. Tôi không muốn ḍm ngó vào đời sống của thầy cô.

-Vậy à. Nếu thế th́ thôi, cũng được.

-Thế nhưng, chừng nào thầy c̣n sống th́ thỉnh thoảng tôi cũng muốn được trông thấy thầy. Chỉ thỉnh thoảng thôi ạ.

-Vậy th́ làm vật ǵ chỉ thỉnh thoảng mới dùng đến là được thôi.

-Thỉnh thoảng ư..

Tôi vừa khẽ lẩm bẩm vừa nhớ đến chiếc quạt bạch đàn đă tặng thầy dạo nào. Khi ấy tôi mới ngoài đôi mươi. Tôi đă t́m mua chiếc quạt ấy trong lần đi du lịch Trung Quốc để đem về làm quà tặng thầy, th́ thầy tỏ vẻ hết sức vui mừng. Tôi c̣n nhớ như in nét mặt tươi cười của thầy khi ấy.

-Ồ, quư hóa quá. Tôi là không chịu được gió từ máy điều hoà nhiệt độ thổi ra, có cái này tốt quá.

Thầy nói thế rồi liền mở quạt ra dùng ngay lúc ấy cho tôi xem.

 -Quạt bằng gỗ bạch đàn nhỉ. Có mùi hương thơm lắm. Nan quạt chạm trổ cũng tinh xảo, thật là tuyệt vời.

Sau đó, cứ đến hè là thầy lại lấy quạt ra, để trong ngực áo. Có lần chốt quạt bị long, nan quạt rụng rời cả ra, thầy đă cất công đưa đi sửa.

Chắc hẳn là cho đến giờ thầy vẫn c̣n dùng chiếc quạt ấy.

 

Quả đúng như tôi nghĩ.

Khi đă nhập vào chiếc quạt, h́nh ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là trần nhà của pḥng học. Thấy có vết mực không biết của ai đă văng lên từ lúc nào.

Căn pḥng vẫn như xưa.

Mùi mực. Tiếng th́ thầm. Tiếng giấy chồng lên nhau. Tiếng bút cọ trên giấy bản.

Thầy đă đưa tôi đến nơi tôi thích nhất. Đúng lúc tôi đang nghĩ thế, th́ thầy từ tốn mở tôi ra.

Mùi hương bạch đàn.

Thầy ạ, cô bảo nhờ mùi hương này mà cô nhớ đến em, nhưng thực ra đây là mùi hương của thầy đấy ạ.

Lần đầu tiên gặp thầy, khi đi ngang qua thầy, tôi thấy có mùi hương lạ lùng này tỏa ra. Bất giác, tôi đă ngoảnh lại.

Lúc ấy thầy mặc chiếc áo kimono bằng vải dệt kasuri màu xanh đậm. C̣n tôi th́ mặc đồng phục. 16 tuổi, học sinh cấp ba.

Mùi hương lạ và màu áo kimono thật đẹp làm tôi ngẩn ngơ, bất giác đứng sựng lại đăm đăm nh́n thầy. Thầy nhận ra ánh mắt tôi, cất giọng ôn tồn bảo:

-Em có điều ǵ muốn hỏi tôi à?

Bị hỏi bất ngờ, tôi sững sờ không trả lời đàng hoàng, mà lại bỏ chạy. Lúc ấy quả là tôi đă thất lễ với thầy.

Bây giờ hồi tưởng lại, th́ lúc bấy giờ chắc là thầy cũng c̣n trẻ lắm, thế nhưng dưới mắt tôi lúc ấy, tôi chỉ thấy thầy là một người đàn ông có tuổi mặc kimono, và tỏa ra một mùi hương thật lạ. Tuy nghĩ đó là một người đàn ông đă có tuổi, nhưng thần thái phong cách đẹp đẽ ấy đă in sâu vào tâm khảm tôi.

Lúc ấy tôi đang đi đến chỗ nha sĩ. Đến nơi, t́nh cờ khi cầm quyển tạp chí để trong pḥng đợi lên xem, th́ thấy có đăng ảnh của người ḿnh vừa t́nh cờ gặp, cũng với dáng dấp hoàn toàn giống như thế, bất giác tôi đă kêu lên thành tiếng.

Chiếc áo kimono bằng vải dệt kasuri. Nụ cười đôn hậu. Mái tóc đen chải thật gọn gàng.

Tôi nh́n như xoi vào ḍng chữ ghi chú bên cạnh bức ảnh: Nhà thư pháp Hama Shirou.

 Đó là bài phỏng vấn chỉ dài chừng vài trang giấy, nhưng gói ghém t́nh cảm sâu sắc và nhiệt t́nh dành cho thư pháp của thầy.  Trang tạp chí như phảng phất mùi hương của thầy lúc nẫy.

Thú thực là cho đến lúc ấy, tôi hoàn toàn không để ư đến môn thư pháp. Nhưng chăm chú đọc bài báo ấy xong, bất giác tôi đă lấy từ trong cặp sách ra cuốn sổ học sinh, rồi cắm cúi chép lại tên thầy.

Thầy Hama Shirou.

Tôi vừa le lưỡi chạm vào chiếc răng hàm mới chữa xong, vừa đăm đăm nh́n cái tên đă  chép vào cuốn sổ học sinh.

Thế rồi tôi bỗng muốn thế nào cũng phải gặp thầy lần nữa.

Vừa mới t́nh cờ gặp ngoài phố th́ ngay sau đó lại nh́n thấy trên trang tạp chí. Tôi cảm thấy xao xuyến vô cùng.

Toàn những chuyện t́nh cờ, nhưng biết đâu đây là số mệnh, cô gái mới lớn trong tôi đă tin chắc như thế.  Đời tôi từ nay phải chăng là sẽ ở bên cạnh người tên Hama Shirou này.

Tôi muốn được đắm ḿnh giữa mùi hương lạ lùng ấy, và bước vào thế giới mà thầy yêu mến.

Tôi lần giở từng trang sổ điện thoại để t́m lớp dậy thư pháp của thầy. T́nh cờ gặp thầy trên con đường gần nhà, nên tôi đoán chắc là lớp học cũng ở gần đây, bèn đánh dấu những nơi đáng chú ư rồi gọi điện thoại hỏi xem thử. Thế nhưng, rốt cuộc tôi đă không t́m được đến với thầy bằng sổ điện thoại.

Khi ấy tôi không nghĩ ra được rằng chỉ là thầy t́nh cờ đi dạo trong khu phố của tôi, trong một chuyến du lịch mà thôi.

Sau nửa năm cố gắng t́m kiếm, cuối cùng tôi đành thôi không t́m chính thầy nữa, mà nghĩ trước hết hăy đi học thư pháp, thử tiếp xúc với thế giới của thầy đă.

Mới đầu, cha mẹ tôi ngạc nhiên lắm. Là v́ đứa con gái đă để mặc cho bút lông c̣n dính mực khô cứng c̣ng lại, chữ viết th́ xấu thảm hại, mà nay bỗng nhiên lại nói rằng muốn  học thư pháp thật bài bản cơ.

Nhưng cha mẹ tôi cũng vui mừng, bảo rằng hễ viết được chữ đẹp th́ c̣n ǵ bằng, và rất vui v́ tôi đă tự ḿnh quyết chí học.

Nghĩ lại th́ từ trước đến giờ đă có khi nào tôi yêu thích đến say mê điều ǵ như thế đâu.

Tôi bèn đến một lớp dậy thư pháp gần nhà nhất, bắt đầu học từ đầu cùng với các em học sinh tiểu học. Đó là một lớp học rất nhỏ, nhưng tôi đă được chỉ dẫn rất chu đáo tỉ mỉ từ cách mài mực, cách cầm bút lông, cho đến tư thế ngồi viết. Có lẽ v́ tôi đă tỏ ra tích cực hơn bất cứ ai, nên đă được dậy dỗ tận t́nh.

Bản thân tôi cũng chẳng biết sức mạnh nào đă lay chuyển được ḿnh, khiến ḿnh cố gắng theo học. Cứ gắng học rồi sẽ có ngày gặp được thầy Hama Shirou. Tôi tin là thế.

Sau đó dần dà tôi đă đạt được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi, rồi cuối cùng đă gặp lại được thầy Hama trong một giải thưởng mà thầy làm giám khảo.

Tôi xúc động lắm. Đă 5 năm trôi qua kể từ lần đầu tôi gặp thầy.

-Người b́nh chọn là thầy Hama Shirou.

Ngực tôi nóng bừng lên khi lời người dẫn chương tŕnh vang lên qua micro.

Cuối cùng em đă gặp được thầy.

Em t́m thầy đă lâu lắm rồi ạ.

Tôi cố nén xúc động đang trào dâng để lắng nghe lời thầy và nhận bảng giải thưởng do thầy trực tiếp trao cho.

Tay em đă run phải không ạ?

Mắt em đă mọng ướt phải không ạ?

Trong buổi tiệc mừng những người được giải thưởng, tôi hỏi xin địa chỉ liên lạc của thầy, rồi bỏ học đại học, thuê nhà ở gần nhà thầy, xin vào làm môn đệ của thầy.

Thầy ngạc nhiên bảo sao lại quyết định táo bạo thế, nhưng đó là điều tôi tha thiết mong đợi từ bao nhiêu năm qua. Tuyệt nhiên không phải là v́ nhẹ dạ nông nổi đâu.

-Cứ tốt nghiệp đại học hẳn hoi đă, có phải là hơn không?

Thầy lo cho tôi nên đă nhiều lần bảo thế, nhưng qua bao năm tháng chất chồng, quyết tâm của tôi đă vững như bàn thạch. 

-Ư em đă quyết như vậy th́ tôi cũng đành chịu thua.

Cuối cùng thầy đă cười nhăn cả đuôi mắt lại mà bảo tôi thế.

Em xin cảm ơn thầy đă bằng ḷng thu nhận đứa học tṛ đột nhiên lân la lại gần này, cứ như là vợ theo không bằng.

Khi mua được chiếc quạt bạch đàn ở Trung Quốc, tôi đă nghĩ đúng là cái này.

H́nh như thầy không hay đốt hương bạch đàn, nhưng tôi đoán là mùi mực mà thầy thường dùng và mùi thơm toát ra từ người thầy đă quyện vào nhau, thành một mùi hương giống như bạch đàn.

Từ đó lúc nào tôi cũng đốt hương mùi bạch đàn trong pḥng ḿnh. V́ thế, tôi bây giờ là mùi hương toát ra từ thân ḿnh, đồng thời cũng là mùi hương của thầy.

 

-Cô Momoko yêu ông th́ phải?

Cô đột nhiên nói thế.

-Bà nói ǵ vậy? Ông già như tôi làm ǵ có chuyện như thế mới được chứ.

Không đâu, thưa thầy. Cô đoán đúng đấy ạ.

Em đă yêu thầy. Từ lâu, lâu lắm rồi. Có lẽ ngay từ lần đầu t́nh cờ gặp giữa đường. Măi từ lúc 16 tuổi đến giờ.

Măi măi và măi măi.

-Ông đối với cô Momoko cũng có b́nh thường đâu, phải không ạ?

Cô nói tiếp, có vẻ như hoàn toàn không để tai nghe thầy nói.

Thầy im lặng không nói hồi lâu.

Tay thầy đang cầm tôi cũng dừng hẳn lại.

-Cô Momoko quả là người học tṛ dễ thương. Trong ư nghĩa đó th́ tôi cũng có dành sự ưu ái cho cô ấy.

Thầy khẽ ôn tồn nói. Trống ngực tôi đập th́nh thịch.

-Vâng, tôi cũng xem cô ấy như con gái ḿnh.

Em xin cảm ơn cô. Em vui lắm ạ. Em không bao giờ quên là cô đă rất tốt với em.

-Cô Momoko, cô có thích quả momo không?

Tôi c̣n nhớ một hôm, cô cầm quả đào trong ḷng bàn tay, tinh nghịch hỏi tôi thế.

 -Dĩ nhiên là em thích ạ.

Tôi đáp lại, th́ cô nói tiếp:

-Vậy để tôi dạy cô cách cắt quả đào sao cho đẹp nhé.

Đoạn cô dắt tôi vào trong bếp.

-Trước hết là khía một đường như thế này.

Cô để mũi dao vào chỗ có vết xẻ trên vỏ quả đào, rồi xoay một ṿng quanh quả đào.

-Sau đó dùng hai bàn tay khẽ cầm quả đào, rồi từ tốn xoay ngược theo hai chiều nhé. Đấy, xem này.

Cô ch́a cho tôi xem hai nửa quả đào, như có phép lạ, đă tách ra làm đôi. Một nửa c̣n dính cả hột. Cô để đào vẫn c̣n nguyên vỏ, cứ thế cắt thành từng miếng h́nh chiếc lược, rồi mới bỏ vỏ và hột, đoạn xếp lên chiếc đĩa sứ Arita. Những miếng đào được cô cắt chia ra, nằm trên đĩa trông đẹp đẽ óng ả.

-Đào của người ta biếu đấy, ta ăn ngay thôi.

Cô nói thế, nên hai chúng tôi ăn hết cả. Đào có vị thật ngọt dịu. Quả đào khá to, nên no căng cả bụng.  Hôm ấy thầy đi giảng ở địa phương nên vắng nhà. Hương vị của quả đào được cô cắt thành miếng thật đẹp, và lén thưởng thức không cho thầy biết, thật là ngon.

Cô không có con nên có vẻ hơi buồn, nhưng v́ vậy mà lúc nào cũng hồn nhiên như cô thiếu nữ.

Thầy và cô. Tôi thường hay vừa chuẩn bị các thứ trong lớp vừa ngơ ngẩn nh́n cảnh thầy cô luôn kề cận bên nhau, cùng ngồi nh́n ra vườn. Nhưng giờ đây, tôi cũng được kề cận bên thầy như thế này.

Những buổi chiều có đông trẻ em đến lớp.

Những buổi tối có người lớn đến học.

Những khuôn mặt quen thân. Những mặt chữ quen thuộc.

Có cả em này, em kia. Có cả người này, người kia.

Trẻ con ngày càng lớn. Người lớn ngày một từ từ già đi. Ai nấy đều chăm chút nắn nót viết chữ, trong giây phút này của ngày hôm nay.

Mùa hè năm nay, lớp thư pháp vẫn đông vui nhỉ.

Những chữ viết thâm trầm ư vị của học viên được dán trên cột hôm nay vẫn c̣n thơm mùi mực, đang khô dần. Thấy cả nét bút điểm xuyết màu son đỏ của thầy nổi bật lên, thật đẹp.

Tôi được xếp lại nằm yên trên bàn, thỉnh thoảng được thầy, hơi rơm rớm mồ hôi, mở ra quạt cho có gió.

Thầy quạt gió mát cho chính ḿnh, nhưng tôi cầu mong cho ngọn gió hiền ḥa thổi khắp lớp học. 

Tôi thực ḷng yêu mến lớp học này. Yêu mến, hay nói đúng hơn, nơi đây là chỗ dựa tinh thần cho tôi.

Lớp học này là nơi tôi đă trải qua suốt tuổi xuân th́, trưởng thành, rồi được làm việc ở đây với tư cách là môn đệ của thầy.

Người yêu thư pháp dù chỉ mới gặp nhau lần đầu cũng đă có thể thân thiện ngay được. Tôi thành người lớn mà vẫn không bỏ được tính sợ người lạ, nhưng nhờ thư pháp mà đă có thể ḥa đồng với mọi người dễ dàng hơn. 

Thật là hạnh phúc.

Điều mà tôi cảm nhận ở tuổi 16 quả là đă quyết định vận mệnh của đời ḿnh.

Em Momoko. Cô Momoko. Cô giáo Momoko.

Cách xưng hô đổi khác dần, và tôi đă sống những chuỗi ngày nuốt trọn vào ḷng những nồng ấm trong khoảnh khắc gặp gỡ, cùng với cả nỗi buồn.

Vâng, cũng có buồn đấy ạ.

Người ḿnh yêu mến nhất trên đời này lại là người mà khi gặp mặt phải khép lại cánh cửa ḷng. Tuy thực ra là chỉ mong được người ấy ôm thật chặt vào ḷng.

Mong ước không toại nguyện. Mà nếu toại nguyện lại là điều không nên. Có những buổi sáng vừa khóc vừa tỉnh dậy v́ đă nằm mơ thấy thầy.

Thầy Hama Shirou, em đă yêu thầy.

Trong mùi hương bạch đàn, tôi lại khẽ nói thầm. Ngọn gió thoang thoảng mùi hương này liệu có đưa được làn không khí gói ghém tâm sự của tôi vào tận trong hốc tai và tới từng chân tơ kẽ tóc trong cơ thể của thầy hay không.

 

-Thật không ngờ là cô Momoko lại mất trước chúng ta.

Có tiếng của cô, và tôi giật ḿnh khi nghe cô nói tiếp:

-Phải chi mà tôi chết trước th́ có lẽ cô Momoko vui lắm nhỉ.

Thầy gấp tôi lại, đặt lên bàn, đoạn đứng lên. Cô quay sang phía sau lưng thầy, đứng lên nh́n ra vườn. Thầy khẽ đưa tay đặt lên lưng cô, bảo:

-Bà nói thế, cô Momoko không vui đâu.

………..Vâng, thưa thầy, đương nhiên là thế ạ.

 

 

Thế rồi, một mùa hè nóng nực cũng trôi qua.

Tôi lại được cất cẩn thận vào trong góc ngăn kéo tối tăm.

Thầy Hama, lại đến sang năm nhé. Đến mùa hè năm tới, ta lại gặp nhau nhé.

Mỗi năm cứ đến hè, xin thầy lại mở em ra nhé.

 

(3/8/2018)

Quỳnh Chi dịch Byakudan của Higashi Naoko