Bố và món bún xào

 

Quỳnh Chi dịch

Nguyên tác: Chichi to Yakibifun của Morishita Noriko

 

Gia đinh tôi ăn món bún xào khi nào cũng là vào thứ bẩy hay chủ nhật. Hễ mẹ tôi vừa xoay chiếc chảo đen thật to trên bếp gas, vừa xào, là bố tôi mắt sáng rỡ, hai tay soắn vào nhau, xúyt xoa:

-Ồ, bún xào à.

Bố c̣n dặn:

-Xào thật kỹ vào nhé. Cho có những chỗ bị cháy cơ, mới ngon.

Tôi cũng thích bún xào nên tôi hiểu ư bố. Bún xào ngon là ở chỗ sợi bún mảnh mà gịn, dai, không dính bết vào nhau. Đó là nhờ bún làm bằng loại gạo indica của Thái Lan, ngâm nước cho mềm, đem giă thành bột, để ráo, đoạn đem hấp chín. Sau đó mới cho bột đă hấp vào khuôn nặn thành sợi bún, rồi lại đem hấp. Sau khi hấp chín mới đem phơi khô, và phải lấy tay gỡ từng sợi bún cho không bị dính vào nhau. Làm mất công như thế nên bún khô ráo, không bị rối hay dính bết vào nhau, và ăn vào không bị đầy bụng.

Lúc c̣n trẻ, bố bị bệnh loét dạ dầy nên ăn uống thanh cảnh, chỉ những lúc có món bún xào mới thấy bố tỏ ra háu ăn.

Lần đầu tiên bố ăn món bún xào này là vào thời chiến, nghe nói là khi ở Indonesia. Hễ kể chuyện ở Indonesia là bố nói luôn một mạch:

- Người th́ không có ai cả (oran), cơm th́ không (nashi), cá th́ không được (ikan), bánh th́ ăn đi (kue).

Hóa ra trong tiếng Malay, “oran” có nghĩa là người, “nashi” là cơm, “ikan” là cá, “kue” là bánh… Bố bảo rằng khi ấy chắp các từ lại thành câu theo kiểu chơi chữ như thế để học tiếng Malay.

Thế nhưng hầu như bố không hề kể những điều từng trải trong chiến tranh cho tôi và em tôi nghe. Người kể lại những chuyện ấy cho tôi nghe là mẹ. Mẹ bảo đó là những điều được kể lại trong chồng thư dầy cộm của bố gửi cho mẹ, trước khi cưới nhau.

 

Năm Showa thứ 18, khi bố được 20 tuổi, là chuyên viên kỹ thuật của hải quân, và đang trên tàu đi về phương nam, th́ bị tấn công bằng ngư lôi của Mỹ ở ngoài khơi Đài loan. Sườn tàu bị đột phá rất mạnh, bố đă bị hất văng ra biển, phải lấy hết sức b́nh sinh bơi thật xa con tầu đang ch́m xuống, nhưng rồi sau đó bố bị ngất đi. Lúc tỉnh dậy, bố thấy ḿnh đang nổi giữa một biển dầu thô.

Những người khác cũng nổi lềnh bềnh trên biển dầu thô đă cất tiếng gọi nhau, gom lại các mảnh xác tàu văng ra mà bám vào đấy, bập bềnh trôi trên biển. Máy bay địch kéo tới nhắm vào những người c̣n sống sót nổi trên mặt biển mà nả súng tạch tạch tạch. Sáng ra, số đồng bạn c̣n nổi trên biển đă ít hẳn lại.

Nghe đâu đến khoảng 40 giờ đồng hồ sau mới có tàu đến, họ quăng xuống biển chùm dây buộc vào đầu sào. Bố khi ấy c̣n trẻ đă lấy hết sức bơi và bám vào được sợi dây, rồi được kéo lên tàu; nhưng những người không c̣n đủ sức bám vào dây th́ cứ thế c̣n lại giữa biển.

Thư của bố viết tả lại cảnh trên biển nhuộm ánh hoàng hôn với những cánh tay người giơ lên vẫy gọi “…ơi!.. ơi!” cứ mỗi lúc một nhỏ lại và xa  dần.

Chiến tranh kết thúc đă ba bốn mươi năm rồi, mà thỉnh thoảng có lúc bố lại đột nhiên đờ người ra lẩm bẩm nói với mẹ rằng

 -Lúc ấy, tôi đă chết một lần rồi nhỉ..

Có lẽ h́nh ảnh những người giơ tay vẫy trên biển suốt đời không bao giờ phai mờ trong kư ức của bố.

Sau phút thập tử nhất sinh ấy, bố được đưa tới chữa trị ở một bệnh viện  tại Singapore, rồi sau khi b́nh phục th́ được chuyển tới Bandung ở Indonesia.

-Những dẫy phố nhà lợp ngói đỏ giữa hàng cây xanh đẹp lắm cơ, có hoa giấy nở rộ. Họ bán bún xào để trên lá chuối, món này ngon thật là ngon. Sợi bún mảnh, mà có cái dai, ḍn riêng của nó. Những chỗ thật ḍn, lại hơi cháy, mới ngon ơi là ngon cơ.

Bố nghe tin Nhật Bản bại trận cũng là khi đang ở Bandung.

-Không biết có sống sót mà về Nhật được không. Không biết ngày mai sẽ ra sao.

Bố bảo lúc ấy gần như chán chường, muốn ra sao th́ ra.

Có lần tôi nghe nói rằng bố đă uống xăng.

-..tại sao chứ?

-Uống xăng th́ thấy có vị cồn. Uống thay rượu mà. Uống xăng rồi ngửng lên nh́n sao Nam Tào mà nghĩ bụng không biết rồi đây sẽ ra sao.

Tôi chỉ biết h́nh ảnh của bố trong thời kỳ khôi phục sau chiến tranh và phát triển mạnh, trường kỳ của Nhật Bản. Bố làm trong công ty đóng tàu, chuyên đóng những chiếc tàu chở dầu thật lớn, luôn tự hào đă góp phần khiến Nhật Bản thành một nước lớn về ngành đóng tàu, nhưng v́ bệnh loét dạ dày nên không lúc nào rời thuốc men ra được. Ấy thế mà tối nào bố cũng uống rượu. Cho đến năm 42 tuổi th́ gục ngă, phải cắt mất hai phần ba dạ dày. Thế mà vẫn không chừa, c̣n bảo:

-Chỗ bị hỏng th́ cắt bỏ rồi, như thế là lại uống được.

Mẹ và tôi rất giận v́ lo cho sức khỏe của bố. Mẹ và tôi cho rằng bố không bỏ rượu được chỉ là v́ thích uống. Sau đó bố vẫn tiếp tục uống rượu, cho đến năm 66 tuổi th́ đột nhiên qua đời v́ xuất huyết năo.

Bố mất được hơn mười năm sau, có lần tôi ở trong ban giám khảo đọc các bài dự thi Giải văn học dành cho các tác phẩm viết về Biển.Trong các bài dự thi, có một hồi kư kể lại trải nghiệm trong chiến tranh của một người cùng trang lứa với bố.

Cũng như bố, con tàu của người ấy đă bị ch́m v́ ngư lôi, rồi người ấy cũng đă nổi lên giữa biển dầu thô. Không ngờ là mọi t́nh tiết từ việc thoát chết nhờ nắm được sợi dây ném xuống biển rồi được kéo lên, cho đến cảnh những người bị bỏ lại giữa các đợt sóng biển giơ tay vẫy, nhất nhất đều giống hệt như câu chuyện của bố. Tôi có cảm tưởng như đang đọc hồi kư kể lại trải nghiệm của chính bố ḿnh.

Trong hồi kư này có đoạn viết rằng, dầu thô uống vào bụng đă dần dà thấm sâu vào và gặm ṃn ruột gan.

Bất giác tôi nghĩ bụng “À ra thế”. Đột nhiên, tôi có cảm tưởng rằng ḿnh đă hiểu ra được phần nào. 

Nguyên nhân sâu xa và đích thực của bệnh loét dạ dày đă hành hạ bố trong suốt bao nhiêu năm trời, có lẽ chính là vết thương chiến tranh. Và cho dù đă cắt bỏ hai phần ba dạ dầy, có lẽ là vết thương của bố vẫn cứ tiếp tục lở lói.

Thời bấy giờ chưa có từ trauma. Cho dù mang vết thương ḷng do chiến tranh gây ra, nhưng nạn nhân vẫn không nhận ra rằng đó là vết thương, và dù muốn dù không vẫn phải ra sức làm việc để mà sống. Những người đă xây nền tảng cho sự thịnh vượng của Nhật Bản có lẽ chính là những người mang vết thương mà mắt thường không thấy được.   

Năm nay ngày kỷ niệm kết thúc thế chiến thứ hai  lại sắp đến.

Đă lâu lắm rồi, hôm nay tôi mới lại dùng thịt lợn và rau có sẵn trong tủ lạnh để làm món bún xào. Và sẽ xào cho bún cháy một chút, như sở thích của bố.

(16/6/2018)

 Quỳnh Chi dịch “Chichi to Yakibifun” của Morishita Noriko