ThaiTuan-HHSDVD

HỘI HỌA

SẼ

ĐI VỀ ĐÂU ?

 

Thái Tuấn

Sáng Tạo, số 7, tháng 4 - 1956, tr. 33-35

 

____________________________

Thái Tuấn vừa từ trần ngày 26-9-2007 tại Saigon. Chúng tôi thành thật chia buồn cùng gia quyến họa sĩ, đồng thời xin trân trọng giới thiệu lại một số bài viết của ông đă đăng trên Sáng Tạo vào những năm 1956-1957.

Phạm Trọng Luật

____________________________ 

Nếu chúng ta nh́n một cách bao quát t́nh h́nh tiến triển của nghệ thuật hội họa qua các thời đại, th́ chúng ta sẽ nhận thấy rằng: thời kỳ đầu tiên, gọi là phôi thai, kẻ làm việc hội họa chỉ là một người thợ vụng về t́m kiếm một cách chật vật, vất vả để cố gắng diễn tả cho đúng cảnh vật thiên nhiên ḿnh trông thấy. Người ấy chưa được hưởng một tư kinh nghiệm nào về kỹ thuật, ngay đến cả vật liệu họ cũng phải t́m ṭi lấy.

 

Qua bao nhiêu thời gian, qua bao nhiêu thế hệ, những kẻ đi sau đă đạt được mục đích nhờ ở kinh nghiệm kẻ trước, khi kỹ thuật ghi chép thiên nhiên đă nắm vững trong tay. Họ không muốn làm nô lệ cho kỹ thuật nữa. Chán ghét lối tả chân, hiện thực, họ bắt đầu đổi hướng. Bước sang một giai đoạn mới: thực hiệnl cho bằng được sự diễn tả tư tưởng ḿnh trên bức họa. Đó là thời kỳ lư tưởng hóa sự vật thiên nhiên. Nghệ sỹ chỉ muốn ghi chép những cái ǵ gọi là bất diệt ở trong con người và ở thiên nhiên. Họ muốn sự tuyệt đối, sự bất di bất dịch.

 

Nhưng sau khi đă ôm một mớ lư tưởng như vậy độ vài thế kỷ, họ bắt đầu thấy nhàm, chán, và lại trở về với thực tế! Hiện thực lại đến lúc thắng thế. Qua một thời kỳ biến chuyển, nó lại nẩy nở và tiến triển một cách vô cùng mạnh mẽ.

 

Hiện thực cũng không giữ vững địa vị được lâu dài. V́ sự quá lạm dụng nó, nghệ thuật lại trở lại với quan niệm lư tưởng hóa sự vật. Cũng bắt đầu từ đó, một sự giao động đổi thay kế tiếp nhau giữa hai quan niệm ấy. Thành một ṿng tṛn luẩn quẩn.

 

Từ nửa thế kỷ thứ XVI, quan niệm tả chân, hiện thực dần đần mất thế đứng. Michel Ange bị ảnh hưởng ở quan niệm lư tưởng hóa sự vật, ông ta chỉ sống trong thế giới tư tưởng, bỏ hẳn lối vẽ về người và cảnh vật cho đến đỗi những trạng thái tâm lư biểu hiện trên các khuôn mặt cũng làm ông chán ghét. Các tranh vẽ có tính cách ghi chép những đề tài về lịch sử cũng hiếm dần. V́ các họa sĩ hồi ấy cho rằng: không nên làm thành bất diệt những cảnh chỉ có tính cách của một thời đại. Lối vẽ truyền thần cũng biến nốt.

 

Tất cả những cái ǵ nói đến một thời đại, một cá nhân, hay một dân tộc đều trở nên tầm thường. Chỉ những cái ǵ là trừu tượng mới được coi là cao quư. Thời kỳ này là thời kỳ của lư trí, và tư tưởng thuần túy ngự trị trong địa hạt nghệ thuật hội họa. Người ta bỏ quên cảnh vật thiên nhiên, cái cảnh vật thiên nhiên mà người ta trông thấy, người ta cảm thấy. Đến thế kỷ thứ XVIII th́ nghệ thuật hội họa lại được đưa trở về với thiên nhiên mà thế kỷ trước đă lăng quên. Dầu vậy, quan niệm lư tưởng hóa sự vật đâu có phải đă chết hẳn.. Nó lại sống rất mạnh mẽ ở cuối thế kỷ XVIII, với những xu hướng ngả về cổ điển một cách thật là mănh liệt. Lịch sử nghệ thuật hội họa qua các thời đại đă giúp ta cắt nghĩa rất rơ ràng về những xu hướng của nền nghệ thuật hội hoa ngày nay.

 

Tư tưởng loài người không nhắc lại giống nhau một cách bất định t́nh cờ. Nhưng rất có quy luật.

 

Đặt vào một t́nh trạng, một hoàn cảnh giống nhau, loài người sẽ cùng nhắc lại một tư tưởng, một kiểu mẫu, một h́nh thể giống nhau. Người ta há chẳng đă t́m thấy ở những dân tộc khác nhau, xa nhau hàng ngàn dặm và hàng thế kỷ, những pho tượng, những h́nh thể mỹ thuật giống nhau. Những sự giống nhau đó không phải là một sụ bất ngờ ngẫu nhiên. Nhưng là theo một nhịp điệu tiến triển nhất định phải có. Chúng ta sự xiết bao kinh ngạc nếu có dịp để chúng ta so sánh những tác phẩm nghệ thuật hội họa của thời đại chúng ta đang sống với những thời đại cổ cách nhau hàng thế kỷ. Nếu dĩ văng soi sáng cho hiện tại, th́ hiện tại cũng phản chiếu lại dĩ văng những cái ǵ của nó.

 

Những bức họa theo lối lập thể, những bức tranh theo lối trừu tượng các nhà khảo cổ cũng đă từng t́m thấy từ thời đại tân thạch khí, thờ́ đại Hy Lạp và hiện nay c̣n thấy cả ở những dân tộc bán khai. Thật quả là lập thể và trừu tượng đă lộn lại thời kỳ chập chững của nghệ thuật hội họa. 

 

Nếu t́m hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về sự tiến triển và thay đổi của nghệ thuật hội họa, th́ liệu chúng ta có thể biết chắc hội họa sẽ đi về đâu không?

 

Những nhận xét về sự thay đổi của hội họa ở các thế kỷ trước theo một nhịp điệu rất là đều đặn. Sự giao động giữa hai tư tưởng hiện thực hóa và lư tưởng hóa sự vật, thiên nhiên cho phép chúng ta nghĩ rằng nghệ thuật hội họa lại sẽ theo nhịp điệu cũ, v́ chúng ta không thể chối căi được rằng những h́nh thể mỹ thuật, những tư tưởng nghệ thuật, nếu đem đối chiếu, so sánh, th́ luôn luôn là một sự song hành với những h́nh thể, những tư tưởng đă qua của các thế kỷ trước. 

 

Có người sẽ lại hỏi rằng: như vậy th́ không có sự tiến bộ của nghệ thuật hội họa chăng?

 

Nghệ thuật hội họa thuộc phạm vi, địa hạt t́nh cảm. Nếu lư trí có tiến bộ th́ t́nh cảm lại là một phần ở trong con người luôn luôn đứng vững như vậy măi, không tiến hơn mà cũng không lùi.

 

Cũng giống như ḷng tin tưởng đối với Tôn giáo, t́nh cảm trong địa hạt nghệ thuật có thể thay đổi bằng những danh từ khác nhau, nhưng nó không bao giờ đổi bản chất của nó, tuy có khoác

những h́nh thức giống nhau, khi có hoàn cảnh giống nhau.

 

Những tác phẩm ở thời cổ Hy Lạp và thời kỳ Phục Hưng có khác ǵ nhau. Chẳng qua cũng một trạng thái tâm lư giống nhau và t́nh cảm như nhau. Không những các tư tưởng tạo nên tác phẩm giống nhau, mà cả ngay đến những h́nh thể và kỹ thuật cũng cùng chung một lối. Người vẽ tranh lụa của nước Trung Hoa cổ đời Đường, đời Tống há chẳng cùng một kỹ thuật như ngày nay, dầu đă cách nhau hàng thế kỷ.

 

Như thế th́ sự tiến triển của hội họa sẽ chẳng rơi vào sự hỗn loạn hay sao?

 

Người ta sẽ hiểu rằng những tác phẩm của nghệ thuật hội họa không phải hoàn toàn là một sản phẩm bất ngờ, do một ư muốn của cá nhân tạo ra. Nhưng nó theo một định luật không dời đổi do ảnh hưởng của các thế hệ đă qua, đang có, nó ảnh hưởng ở đời sống hiện tại, hoàn cảnh của từng dân tộc, từng xă hội, từng đời sống cá nhân.

 

Theo một nhịp điệu tiến triển mà ta có thể định biết trước được, sự tiến triển của nghệ thuật hội họa sẽ không phải là một sự ngẫu nhiên, bất ngờ. Nó cũng không tiến triển một cách rối loạn. Nhưng nh́n đúng theo khía cạnh trên, nó trở thành một vấn đề lịch sử của các tư tưởng, tiến triển có nhịp điệu và theo một định luật.

Thái Tuấn