ThaiTuanTDCTKXT

 

THÁI ĐỘ CẦN THIẾT

KHI XEM TRANH

 

 

 

Thái Tuấn

Sáng Tạo, số 12, tháng 9 - 1957, tr. 33-37.

 

 

 

Xem tranh có người đă hỏi tôi:

 

Bức tŕnh này vẽ người đàn ba ngồi như thế để làm ǵ? Hoặc sao bức tranh lại vẽ một người đầu nhỏ đến thế, chân tay th́ dài loằng ngoằng, vẽ như thế để làm ǵ?  Sao cái cây lại tím, mặt trời lại xanh?

 

Thật là khó trả lời, và bối rối cho kẻ bị chất vấn. Nhưng đấy là những câu hỏi thành thực và có thiện chí muốn t́m hiểu về hội họa. Có lần tôi cũng đă tự hỏi tôi như vậy khi nh́n một bông hồng nhung tuyệt đẹp. Bông hoa này được nở ra để làm ǵ?  Sao cánh nở lại đỏ, nhị nở lại vàng?  Và rồi tôi t́m ra nhiều duyên cớ chính đáng cho sự có mặt và tồn tại của bông hoa. Trước hết, nhà dược sĩ có thể dùng nó để bào chế ra một thứ thuốc (như thuốc ho chẳng hạn), nhà hóa học dùng nó trong kỹ nghệ chế dầu thơm, người mộ đạo dùng nó để dâng lên bàn thờ làm một lễ vật, v. v... Nhưng đối với tôi hiện tại lúc ấy, tôi chỉ thấy vẻ đẹp của nó. Nên nó đă được tôi cắm vào trong b́nh hoa của tôi. Mải suy nghĩ vẩn  vơ làm tôi bỏ trôi bao nhiêu giây phút quư báu để thưởng thức vẻ đẹp của bông hoa. Điều đó đối với tôi mới chính là điểm quan trọng và là cái cớ chính đáng nhất.

 

Nếu một vị tu hành thấy bức họa có một đề tài hợp với giáo lư của minh, th́ cứ việc lấy nó làm công cụ truyền đạo cho ḿnh. Nhà chính trị nhận thấy có thể đề tài này hợp với đường lối tranh đấu của ḿnh, th́ thiết nghĩ cũng chả sao nếu họ lợi dụng nó làm một lợi khí tuyên truyền cho chủ nghĩa của họ. Đúng ra một bức họa mà có một giá trị nào đứng đắn và xứng đáng th́ cũng vẫn chỉ là một giá trị về nghệ thuật, chẳng phải rằng mục đích của nó là làm công việc nghệ thuật  hay sao?

 

Có những bạn hết sức thành thật, không ngần ngại ǵ mà thú nhận rằng:  chả hiểu một tư ǵ về hội họa, phải làm thế nào để hiểu một bức tranh, hay có tiện th́ giải thích cho bạn ấy về một bức tranh, mách cho bạn ấy một vài «bí mật» hay «mánh lới» để xem một bức tranh. Chính sự ham muốn hiểu biết và cố gắng trau dồi kiến thức sẽ dần dần giúp các bạn ngày càng tiến bộ. Nghệ thuật không phải xây dựng bằng những công thức hay những phương số. Vấn đề kỹ thuật tuy cần thiết nhưng mới chỉ là những vần quốc ngữ. Muốn thưởng thức một áng văn chương, điều cần tối thiểu là phải biết đọc. Nhưng biết đọc chưa chắc là đă hiểu biết những điều ḿnh đọc được.

 

Tôi cũng từng biết một số người vào pḥng triển lăm tranh, ca tụng bất kỳ một bức tranh nào, mà lối vẽ hết sức cầu kỳ và bí hiểm. Họ không ngần ngại ǵ mà phát biểu rằng:  lối vẽ tối tân nhất là lập thể hay trừu tượng. Ngoài lập thể và trừu tượng ra đều là xoàng hết;  vẽ ǵ mà dễ hiểu quá là tầm thường. Họ đoán những h́nh này, h́nh nọ ở trong một bức họa lập thể hay trừu tượng. Và coi bức họa như là một cuộc đánh đố giữa người vẽ tranh và người xem tranh. Hiểu

về tranh như vậy cũng là nhầm lẫn, nhưng dù sao cũng là những bộ óc ưa cải cách và tiến bộ.

 

Đành rằng cuộc đời đ̣i hỏi phải có sự tiến bộ, nhưng nghệ thuật hội họa thuộc phạm vi t́nh cảm, và ở địa hạt t́nh cảm th́ không thể nói chuyện tiến hay lùi.

 

T́nh yêu của những chàng trai ở đời Trần đời Lư chắc cũng chẳng kém phần say đắm như ở thời đại nguyên tử của chúng ta, cảm xúc có thể cũng chỉ là một, có khác chăng là ở cách diễn tả. Mà cách diễn tả không bắt buộc phải theo một đường lối. Miễn sao đạt được tới đích.

 

Khi xem tranh mà chỉ chú ư đến đề tài th́ không khác ǵ kẻ muốn thưởng thức một tác phẩm về văn chương, mà chỉ nóng ḷng xem tác giả sẽ kết thúc câu truyện ra sao?

 

Cách thưởng thức một bức họa có đôi phần khác với thưởng thức một bản nhạc, một bài thơ hay một tác phẩm văn chương. Nghe một bản nhạc ta phải tuần tự nghe từng nốt đàn, từ khúc đầu đến phần chót, cuối cùng ta sẽ có một ư kiến về toàn bản.

 

Đọc một tác phẩm văn chương, hay nghe ngâm một bài thơ cũng vậy. Ta phải tuần tự đi vào từng chương mục, từng chi tiết. Tất cả hợp lại cho ta một kết luận về toàn thể. Thưởng thức một tác phẩm hội họa, bao giờ ta cũng thu cả toàn thể tác phẩm trong một thoáng nh́n ở giây phút đầu. Cảm xúc đưa lại tuy nhanh chóng nhưng rất rơ rệt, hoặc là bức họa cho ta một cảm giác ghê sợ, buồn bă hay vui vẻ từng bừng, v. v... Giây phút đó hoàn toàn là của cảm xúc, nó đi qua mau hay chậm tùy theo từng người. Sau đó, ta b́nh tĩnh và ta bắt đầu để ư đến từng chi tiết, ta băn khoăn về chỗ này, ta thú vị ở chỗ kia. Lúc đó là lúc lư trí đă bắt đầu góp phần vào cái việc xem tranh. Khi đă xem xong, ta quay lưng đi, nếu có ai hỏi chúng ta tả lại cảnh trong bức họa, chúng ta sẽ kể rằng đó là một băi biển, hoặc là một cảnh rừng núi. Nhưng có một điều rất chắc chắn là không có thể nào chúng ta nhớ hết được tất cả mọi chi tiết trong bức họa. Nhưng thử hỏi:  chúng ta nhớ hết tất cả chi tiết để làm ǵ, và có cần thiết hay không?  Khi quay lưng khỏi bức tranh th́ trong đầu ta đă có một bức tranh khác ít chi tiết hơn, nhưng chẳng kém phần linh động và cũng là một cảnh núi rừng âm u, hoặc là biển cả mông mênh. Ở địa hạt văn chương, há cũng chẳng như vậy sao?  Vài đ̣ng chữ có thể gợi lên cho bạn cả một đại dương mênh mông, náo nhiệt, nào có cần ǵ đến năm bảy trang giấy đầy đủ mọi chi tiết. Tại sao khi xem một bức tranh, ta cứ đ̣i hỏi phải có chi tiết này, chi tiết kia. Chi tiết ví như những đồ nữ trang, có thể làm tăng vẻ đẹp cho người đeo và cũng có thể làm giảm vẻ đẹp đi, nếu không nói là có hại. Ngắm một người đẹp, mà chỉ chủ ư đến đồ nữ trang th́ kể cũng khả nghi.

 

Bởi vậy khi thưởng thức một họa phẩm, chúng ta nên dẹp hết mọi thành kiến, mọi băn khoăn của lư trí. Để cho phần cảm xúc của ta làm việc tự do hơn. Thưởng thức một bức tranh không đ̣i hỏi đến sự hiểu biết kỹ thuật hội họa. Việc nghiên cứu một bức họa là phần của các người chuyên môn. Khi nghe máy vô tuyến truyền thanh, nếu bạn hiểu rơ những máy móc bộ phận trong máy đó th́ càng hay, nhưng nếu bạn không hiểu rơ th́ không phải v́ thế mà bạn không nghe được, hay là nghe kém phần thú vị đi.

 

Một tác phẩm họa có thể tả lại một đồ vật, một phong cảnh, cũng có thể để diễn tả một tư tưởng, diễn đạt một t́nh cảm, nhưng cũng rất có thể không diễn tả một cái ǵ khác, ngoài sự băn khoăn về cái đẹp - mục đích duy nhất của nghệ thuật hội họa. Có thể lấy một trường hợp bức họa của Matisse làm thí dụ. Trong bức tranh «L'Odalisque au tambourin» sáng tác năm 1956 [1]. Đó là bức họa một người đàn bà lơa thể ngồi trong một chiếc ghế bành, với dáng điệu kiểu cách, giữa một gian pḥng màu sắc huy hoàng một cách rối loạn. Ở góc pḥng, có một cái trống. Qua một khung cửa sổ, người ta thấy một mảng trời. Không tượng trưng một hành động nào, không có đề tài, nếu có th́ chỉ có ở cái tên họa sĩ đặt cho bức tranh, không có ǵ làm cho người ta rơ người đàn bà đó là một cung nữ. Người đàn bà khỏa thân trong một gian pḥng, đó là một đề tài hết sức thông thường trong hội họa. Nhưng ở đây họa sĩ Matisse không chú ư đến sự khỏa thân, hay ở chiếc ghế bành hoặc chiếc trống. Điều mà họa sĩ chú ư là việc xếp đặt màu sắc. Việc đó rất rơ ràng khi chúng ta quan sát bức họa.

 

Ở trung tâm bức họa, Matisse đă dùng những màu rất nhạt khác hẳn với thói thường của ông. Những bóng tối trên h́nh khỏa thân là màu xám tím, những chỗ sáng trên thân thể người đàn bà là màu nâu rất nhạt. Những khoảng khác là đen hay xám với màu lơ nhạt hay tím nhạt. Tất cả những khoảng màu sắc trên, người đàn bà khỏa thân họp thành một mảng màu nhàn nhạt nằm ở trung tâm bức họa. Xung quanh trung tâm điểm ấy, biểu diễn một vũ điệu của những màu sắc huy hoàng. Màu đỏ tấm thảm, màu xanh của bức tường, những chấm vàng ở sọc ghế, tất cả được tạo nên quư giá chiếu sáng như màu sắc của những viên kim cương ngọc bích. H́nh thể đều mở rộng không có đường biên giới. Màu sắc xâm chiếm bức họa không đếm xỉa ǵ đến h́nh thể, đường nét, tuy vậy vẫn không quên phần ḥa hợp. H́nh thù bàn tay và bàn chân của người đàn.bà chỉ là những chấm màu hết sức sơ sài, họa sĩ không cố ư diễn tả bàn chân hay bàn tay, nhưng đă cho nó màu sắc để nó có thể dung ḥa với toàn thể các màu khác.

 

Nh́n người đàn bà khoả thân chúng ta cũng phải công nhận rằng thực quả Matisse đă có một sự hiểu biết rất sâu sắc về h́nh thể, và đồng thời cũng có một kinh nghiệm vững chắc về sự nghiên cứu những giáng điệu của người khỏa thân. Nhưng tất cả sự hiểu biết đó, ông khéo gói ghém dưới những nét vẽ rất đơn giản và có vẻ như khờ khạo. Tạo thành một h́nh ảnh ở trong một h́nh ảnh. Con người khỏa thân mơ hồ như h́nh dáng ở Liêu trai. Mượn thực tế để rồi tách rời khỏi thế giới thực tế, họa sĩ Matisse dẫn dắt người xem vào một thế giới kỳ lạ, ảo huyền của những truyện thần thoại, ở trong đó sự giàu có, sang trọng, huy hoàng của màu sắc đă khéo xếp đặt, điều ḥa khiến cho chúng ta khi ngắm tranh, có một kỳ thú không kể xiết. Nhưng chỉ có thế thôi, sau khi xem tranh chúng ta cũng chẳng có một băn khoăn ǵ, hay một tư tưởng ǵ ở bức tranh đưa lại cho chúng ta.

 

Matisse cũng đă muốn như vậy. Ta hăy nghe ông nói:  «Tôi diễn tả một quăng không gian và những vật trong đó như là trước mặt tôi chỉ là bầu trời và mặt bể, nghĩa là hết sức giản dị. Tôi vẽ không khó khăn chút nào, v́ mọi sự đến trong lúc sáng tác một cách rất tự nhiên. Tôi chỉ lo ghi lại những cảm xúc. Cái điều khó khăn nhất cho các họa sĩ trong công việc sáng tác là không phân loại nổi cảm xúc của ḿnh v́ lư trí đánh lạc mất hướng. Lư trí chỉ có chỗ dùng để kiểm soát lại khi đă hoàn thành xong tác phẩm».

 

Về kỹ thuật, Matisse viết:  «Khi tôi vẽ một cảnh trong nhà, trước mặt tôi là một tủ đứng, tôi có cảm giác đó là một màu đỏ, tôi đưa một màu đỏ hợp với ư muốn và vẽ lên vải. Từ màu đỏ ấy đến màu trắng của bức vải nẩy lên một sự ḥa hợp. Rồi bên cạnh màu đỏ, tôi vẽ thêm màu xanh của bức tường, và màu vàng của nền nhà. Màu xanh, màu vàng ấy với màu trắng của bức vải cũng vẫn cần đến một sự liên hệ mà tôi mong muốn. Nhưng theo đà tiến triển của sự sáng tác, dần dần các màu sắc sẽ giảm bớt sự liên hệ với nhau. Lúc ấy, tôi phải dùng đến một vài đường nét hoặc màu sắc phụ thuộc để gây lại thăng bằng và điều ḥa, mà tránh cho các màu sắc khỏi đối chọi lại nhau. Đôi khi phải thay đổi lại một số màu sắc chính của bức họa».

 

Về nội dung, Matisse đă viết:  «Cái điều mà tôi mong ước nhất là một thứ nghệ thuật êm dịu và điều ḥa, không có những đề tài cầu kỳ và những nội dung làm mệt óc. Một thứ ǵ, tựa như là một chiếc ghế bành, giúp cho những ai mệt mỏi một sự thoải mái dễ chịu».

 

Họa sĩ Matisse có đi quá trớn khi cho rằng nghệ thuật hội học chỉ có công dụng như một chiếc ghế bành hay không? Tôi tưởng rằng: sự thành thực của họa sĩ chỉ đáng ta khen ngợi. Đó là lư tưởng của ông, và những tác phẩm của ông chủng tỏ sự thành công của ông với lư tưởng đó. Riêng tôi, tôi nhận thấy ở một sổ tác phẩm của ông một nụ cười rất hồn nhiên, nhưng dù sao cũng là sự hồn nhiên của một triết nhân họa sĩ.

 

Khi bước chân vào pḥng triển lăm về hội họa, tôi biết chắc có rất nhiều người băn khoăn và tự hỏi:  «Không biết bức nào là đẹp?  Bức nào là xấu?  Ḿnh thú bức tranh này có đúng hay không, hay là một sự nhầm lẫn?». Tôi xin trả lời  rằng:  «Bạn thích bức nào, là bức ấy đẹp nhất đối với  bạn;  c̣n không phải v́ ư thích của bạn mà bức họa sẽ được tăng thêm giá trị nghệ thuật hay giảm sút đi. Nhưng điều ưa thích là quyền của bạn, tại sao bạn không thành thực với ư thích của ḿnh? Đây mới chỉ là nhận xét cái đẹp, cái xấu của bức họa để chơi thôi. Chắc có nhiều bạn sẽ thắc mắc hơn khi có ư định mua một bức tranh. Các bạn thắc mắc những ǵ? Trước hết là ngại rằng bức tranh có xứng đáng với món tiền bỏ ra mua nó không?  Hai là khi treo ở nhà, nếu nhỡ ra bức họa tồi thực th́ bạn bè đến chơi sẽ nghĩ chủ nhân như thế nào?  Tôi đă nghe một anh bạn giải đáp như sau:  điểm thứ nhất, mua một ư thích không hao giờ sợ đắt cả. Về điểm thứ hai, bạn bè sẽ nghĩ rằng: chủ nhân và tác giả rất có thể là hai người bạn thân. Về phần tôi, th́ tôi nghĩ rằng:  mọi vấn đề cần phải có sự thành thực. Kẻ sáng tác phải thành thực, th́ người xem và mua tranh tại sao lại không thành thực làm theo sự ưa thích của ḿnh. C̣n về tŕnh độ thưởng thức, nếu ta muốn được sâu sắc, tế nhị hơn, th́ đó là một việc đ̣i hỏi đến sự học hỏi, trau dồi không ngừng và lâu dài về mọi mặt trong địa hạt văn nghệ;  chứ không thể với việc có sẵn một vài «mánh khóe» ở trong túi là được. Tiếc rằng ở nước ta chưa đặt thành vấn đề «giáo dục về thẩm mỹ cho nhân dân». Nghệ sĩ với điều kiện hẹp ḥi, với phương tiện thiếu thốn của ḿnh không thể đứng riêng mà làm nghệ thuật cho có hiệu quả được. Việc đó đ̣i hỏi sự hiểu biết và thiện chí của chính quyền. Và tất nhiên là một bổn phận của nhà nước trong muôn ngàn bổn phận khác. Trong lúc chờ đợi, chúng ta hăy tự kiếm lấy phương tiện .

 

 

Thái Tuấn



[1] Tấm h́nh này có in bằng màu trong cuốn «Matisse» thuộc loại «Le grand art en livre de poche»  của nhà Flammarion, và hiện có bán ở một vài hàng sách ở Saigon