Sáng Tạo, số 11, tháng 8, 1957
___________________
Ôn Như Hầu chinh tên là Nguyễn gia Thiều, con Đạt Vũ Hầu Nguyễn Gia Cư và bà quận chúa Ngọc Trân tức Quỳnh Liên công chúa, con gái chúa Trịnh Cương.
Ông sinh năm 1741, niên hiệu Cảnh Hưng triều vua Lê Hiển Tôn. V́ có họ với chúa Trịnh, lên 5, ông được vào cung chúa Trịnh Doanh ăn học. Tư chất thông minh, ông giỏi nghề văn lại tinh thông nghề vơ. Năm 19 tuổi được tuyển vào trong cung làm chức Hiệu Úy quản binh mă. Về sau có chiến công, thời chúa Trịnh Sâm, ông được phong tước Ôn Như Hầu. Từ phong hầu về sau, ông hay giao du cùng với những triết gia, và thi gia trong nước, mê man trong những cuộc thanh đàm về đạo Phật, đạo Lăo, lấy sự nhàn hạ khoáng dật làm chí thú, không quản việc triều đ́nh nên mất sự tín nhiệm của vua Lê cùng chúa Trịnh. Gia dĩ lại có nhiều kẻ ganh tài, ghen ghét mà dèm pha, ông lại càng chán ngán việc đời. Kịp đến khi Nguyễn Huệ lấy Bắc Hà, ông bèn dựng nhà ở Tây Hồ ở ẩn. Triều Tây Sơn có triệu ông ra tham chính, ông cáo bệnh mà từ chối.
Ôn Như Hầu mất năm 1798, thọ được 52 tuổi, cuối triều vua Cảnh Thịnh, Tây Sơn.
Trong thời ông ở ẩn, ông chuyên về việc sáng tác. Những tác phẩm chính của ông là:
Ôn Như thi tập gồm hơn một ngh́n bài thơ chư Hán. Tác phẩm này hiện thất lạc.
Tây Hồ thi tập, viết bằng chữ nôm.
Tứ Trai thi tập, viết bằng chữ nôm.
Ngoài ra, c̣n bộ Sơn Trung Am, Sở Từ Điệu phổ vào âm nhạc.
Tác phẩm nổi tiếng nhất được lưu truyền đến bây giờ là một tập trường ngâm viết bằng chữ nôm, nhan đề là Cung Oán Ngâm Khúc.
_____________________
Nhưng ít người bàn luận về Cung Oán Ngâm Khúc, so sánh với những tác phẩm cổ điển khác, như Đoạn Trường Tân Thanh, như Chinh Phụ Ngâm.
H́nh như Ôn Như Hầu. trên văn đàn Việt Nam đă được rơ ràng định đoạt địa vị. H́nh như về mọi phương diện, Cung Oán Ngâm Khúc đă được giải thích rơ ràng. Thật vậy, tự cổ chí kim, tất cả những người nghiên cứu tác phẩm này, ít nhiều, đều như đă đồng ư mà cho rằng viết nên Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu chỉ nhằm một mục đích thiển cận là giăi bày nỗi oán của ḿnh khi thấy mất sự tín nhiệm của vua Lê và chúa Trịnh. Vậy tâm sự của ông chỉ là tâm sự của một viên quan bị thất sủng. Cũng như tâm sự của người cung nữ trong tập Cung Oán. Và cũng như người cung nữ, tuy oán nhưng ông vẫn không dám giận hờn và vẫn nuôi một chút hy vọng mỏng manh:
Giữ sao cho được má hồng như xưa...
Chủ trương đó, mới xét qua, có vẻ hợp lư, cảnh ngộ của tác giả tưởng chừng như ăn khớp với cảnh ngộ của nhân vật chính trong tác phẩm là người cung nữ. Cả hai cùng đă được sủng ái rồi cả hai đều đă bị thất sủng.
Nhưng, đọc kỹ tác phẩm, chúng tôi thấy không thể không thắc mắc. V́ nếu muốn nhằm mục đích kêu nài một chút ơn mưa móc của một «đấng quân vương» mà Ôn Như Hầu đă sáng tác ra cả một tập trường ngâm, th́ tại sao khi nói đến «đấng quân vương», ông hầu Ôn Như lại đă vụng về đến nỗi hơn một lần mắc lỗi mạn thượng?
Trong cái đêm đầu tiên gặp gỡ giữa nhà vua và người cung nữ, giữa lúc người cung nữ phấp phỏng đợi chờ như:
Chồi thược dược mơ màng thụy vũ,
Đóa hải đường thức ngủ xuân tiêu.
Ta hăy nghe thi sĩ mô tả cử chỉ vũ phu của nhà vua:
Gió đông thôi đă cợt đào ghẹo mai.
Ta hăy nghe thi sĩ mô tả thái độ tục tằn của «đấng quân vương»
Khi ấp mận, ôm đào gác nguyệt,
Lúc cười sương cợt tuyết đền phong.
Đoá lê ngon mắt cửu trùng,
Và ngay trong khi được sủng ải, chiều chuộng, đây là lời tâm sự của người cung nữ:
Cho cam công kẻ nhúng tay thùng chàm.
Đến khi bị thất sủng, đây là một ỷ nghĩ chua chát của nàng:
Cá no mồi cũng khó nhử lên.
Nói đến «đấng quân vương» giữa thời quân chủ chuyên chế mà dùng đến những danh từ «cợt», «ghẹo», «ôm», «ấp », «cười » để mô tả cử chỉ, hay «thùng chàm», «cá no mồi» để ám chỉ đến chính «đấng quân vương», th́ cấu tứ nên non bốn trăm câu thơ, Ôn Như Hầu nhất định không nhằm cải đích oán thầm «quân vương» để mong «quân vương» thương lại, để mong vớt lại một chút ơn mưa móc...
Gia dĩ, đương thời tác giả th́ «đấng quân vương» là ai? Là Lê Hiển Tôn, Lê Chiêu Thống, là Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải, Trịnh Bồng, nghĩa là những người đại diện cuối cùng cho những triều đại suy tàn đến độ diệt vong. Lê Hiển Tôn suốt đời bị uy hiếp; Lê Chiêu Thống chết nơi đất khách; Trịnh Sâm cúi đầu trước Đặng Thị Huệ; Trịnh Cán, Trịnh Khải nép ḿnh dưới uy thế Kiêu Binh; Trịnh Bồng thất bại trước Nguyễn Hữu Chỉnh. «Đấng quân vương» đă như vậy, cái «ơn mưa móc» nếu có, thật đă ra ǵ ? Ôn Như Hầu c̣n mong ǵ ở «đấng quân vương» ấy mà đă phải làm thơ để kêu nài một chút tín nhiệm?
Vậy nếu cứ lập luận, dựa vào cái điển tích cũ rích «người cung nữ nhà Tần oán Lưu Bang» để chủ trương rằng sáng tác nên tập Cung Oán Ngâm Khúc, Ôn Như Hầu chỉ muốn kư thác cái tâm sự thấp hèn của một viên quan thất sủng th́ thật quả là quá đắc tội với cổ nhân, mà vô t́nh hạ giá nội dung của một tác phẩm cổ điển.
Bởi tâm sự của Ôn Như Hầu không phải là tâm sự của một bề tôi không đắc dụng, mà chính là tâm sự của một kẻ sĩ mắt đă nh́n thấy bao nhiêu cuộc tang thương biến đổi, tai đă nghe bao nhiêu câu chuyận thăng trầm, đích thân lại đă sống giữa bao nhiêu biến cố lịch sử quan trọng, tâm tư đ̣i phen bận rộn về ư nghĩa của cuộc đời.
Tâm sự đó là một tấn kịch day rứt tiềm tàng một mâu thuẫn khá gay go giữa một cuộc sống nội tâm muốn siêu thoát và những triền phọc trong thực tại nó bó buộc con người phải «nhập ngũ» Tâm sự đó tố cáo một thế sống chênh vênh bởi «người trong cuộc» vẫn c̣n thắc thắc, vẫn c̣n cảm thấy lạc loài trong mê cung của thế sự.
*
Ôn Như Hầu là một sĩ phu. Đẳng cấp của thi sĩ là một đẳng cấp luôn luôn nắm quyền chủ động trong mọi công cuộc quan trọng của dân tộc. Đó là đẳng cấp của những Tô Hiến Thành, Lư Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trăi... Con người sĩ phu v́ vậy đă luôn luôn tự nhận và đ̣i hỏi một phận sự trong xă hội, một trách nhiệm trước lịch sử.
Cách đấy mấy chục năm về sau, Nguyễn Công Trứ, một đại diện xứng đáng của đảng cấp cũng đă viết:
Tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ, sĩ vi chi tiên
Có giang sơn th́ sĩ đă có tên
Và đă long trọng công nhận:
Trong vũ trụ đă đành phận sự....
Đi sâu thêm vào cuộc sống nội tâm, th́ ngoài cái lư xử thế của Khổng học, con người sĩ phu lại c̣n mang thêm cái sắc thái thanh thoát của Thiền học và Lăo học. Chính cái sắc thái này đă giúp cho con người sĩ phu giữ trọn tiết tháo mỗi một khi không gặp thời mà lui về an bần lạc đạo.
Đă từ lâu, bởi cái tương quan giữa hoàn cảnh bên ngoài và con người nội tại của kẻ sĩ vẫn giữ được thế thăng bằng cho nên mâu thuẫn không có cơ nẩy nở: người sĩ phu dầu gặp thời hay không đạt vận, dầu xuất hay xử vẫn giữ trọn được tính cách của đẳng cấp, vẫn được tôn trọng, kính nể trong xă hội.
Nhưng cái thế thăng bằng đó không thể vĩnh viễn. Và kịp đến khi, Ôn Như Hầu:
Th́ mâu thuẫn giữa con người sĩ phu và thời đại đă trở nên gay go. Thời thế đă thôi thanh b́nh. Người sĩ phu trở nên hoang mang trong một xă hội chuyển biến gấp rút.
Thật vậy, từ năm 1741 - là năm Ôn Như Hầu ra đời - cho đến năm 1798 - là năm Ôn Như Hầu mất - suốt giải đất Việt Nam đă trở nên một băi chiến trường. Từ Nam ra Bắc, bao nhiêu cuộc giao tranh đă diễn ra: Trịnh - Nguyễn, Tây Sơn - Nguyễn, Tây Sơn - Trịnh, Trịnh - Nguyễn Hữu Chỉnh, Tây Sơn - Nguyễn Hữu Chỉnh, Tây Sơn - Măn Thanh... Riêng ở Bắc Việt, bỏ ra ngoài những vụ loạn như Ngân Già, Ninh Xá, Quận He, Quận Hẻo,... vào những năm I741, 1742, đă bao nhiêu lần xảy ra biết bao nhiêu là cuộc tranh chấp! Nào là Kiêu Binh tàn phá Thăng Long, nào là Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh, rồi đến Nguyễn Hữu Chỉnh ra Bắc lập nghiệp, Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, Măn Thanh ở Trung Hoa tràn xuống, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Măn Thanh, Nguyễn Huệ đột ngột nằm xuống, Nguyễn Ánh sửa soạn Bắc tiến.
Ở vào thời đó, thiên hạ đua nhau theo đuổi việc binh mà sao lăng văn học. Giới sĩ phu trở nên vô dụng. Bộ máy cai trị diễn ra cái cảnh tượng vô cùng rối nát. Văn vơ quan lại trốn tránh nhiệm vụ, phỉnh nịnh người trên, tàn bạo, hà hiếp dân lành. Việc thi cử hoặc tuyển dụng công chức trở nên luộm thuộm. V́ thiếu công quỹ, chính quyền ra lệnh ai bỏ tiền ra cũng được đi thi, ai bỏ tiền ra th́ được làm quan. Trường thi biến thành chợ thi. Quan trường trở nên một chỗ buôn danh bán tước. Không có lúc nào sĩ khí suy vong như trong thời bấy giờ. Có kẻ hùa theo thế mạnh. Lại có người trốn trách nhiệm mà về ở ẩn. Nhưng cũng có những người vừa ư thức được nhiệm vụ truyền thống của đẳng cấp, lại cũng vừa hiểu rơ nỗi bất lực của đẳng cấp trước thời cuộc, vừa muốn làm, lại vừa biết rằng có làm cũng là vô ích. Những người này là những con người đau khổ của thời đại.
Ôn Như Hầu là một trong đám người trí thức này. Hơn ai hết, tâm sự của Ôn Như Hầu bị dày ṿ. Một mặt, thi sĩ cảm thấy phải làm một cái ǵ, theo lời gọi của tinh thần truyền thống kẻ sĩ tiềm ẩn trong thâm tâm, mặt khác, lại không biết phải làm ǵ. Theo Tây Sơn ư? Theo Tây Sơn lúc đó là phù thịnh, là phản bội lại cái nghĩa trung của đạo Khổng. Phù Lê ư? Hơn ai hết, bởi đă được sống trong cung cấm, Ôn Như Hầu đă hiểu rơ những thối nát và đớn hèn của cảnh vua Lê, chúa Trịnh. Đi ở ẩn chăng? Cuộc đời ẩn sĩ mà Ôn Như Hầu đă chọn sau bao nhiêu suy nghĩ, tuy có làm thỏa măn cái cốt cách Lăo Trang của thi sĩ, nhưng đồng thời lại mâu thuẫn với cái lư «nhập thế cuộc» để nhận trách nhiệm của một kẻ sĩ.
Làm hay không làm? Nhập thế hay xuất thế? Tấn kịch manh nha đă trở nên mănh liệt. Và cùng một lúc, cái hoàn cảnh khách quan ác nghiệt nó làm đảo lộn tất cả cái thế thăng bằng trong tâm hồn Ôn Như Hầu, vụt trở nên nghiêm khắc như một định mệnh.
Thế là Ôn Như Hầu tuy tài trí có dư - như người cung nữ tài sắc vẹn toàn trong Cung Oán Ngâm Khúc - Ôn Như Hầu cũng đành thúc thủ trước Định Mệnh đă an bài tất cả. Nhà Lê mất cũng v́ Định Mệnh. Nghiệp Trịnh cáo chung cũng v́ Định Mệnh. Nguyễn Hữu Chỉnh, Vũ Văn Nhậm bất đắc kỳ tử cũng chỉ v́ Định Mệnh. Nguyễn Huệ oanh liệt một thời rồi đột ngột từ giă cuộc đời cũng v́ Định Mệnh. Định Mệnh là tất cả. Trước Định Mệnh, con người chỉ là một con số không kinh khủng. Trước Định Mệnh, hỡi ơi! C̣n đâu là Tự Do của con người?
Quyền họa phúc trời giành mất cả,
Chút tiện nghi chẳng trả phần ai.
Cái quay búng sẵn trên đời,
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.
Trong cái lưới mênh mang của Định Mệnh khắt khe, người sĩ phu bị kẹt là Ôn Như Hầu chỉ c̣n có biết:
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm.
Kêu lên để vợi bớt nỗi bất b́nh, để cho tâm hồn t́m được đôi phần b́nh thản giữa cái ồn ào của thế sự.
Một tiếng kêu năo nuột, bốn trăm vần thơ trác tuyệt, thiên đoàn bách luyện. Một bàu tâm sự u uất. Một tấm thảm kịch day rứt.
Đấy là nội dung của một tác phẩm: Cung Oán Ngâm Khúc. Đấy là ư nghĩa của một cuộc đời: Ôn Như Hầu.