SIMIC NÓI VỀ THƠ (tiếp)
Huyền thoại: t́m một cốt truyện nấp trong ẩn dụ. Trong mỗi ẩn dụ lớn có một tuồng tích và một vũ trụ quan.
Có những nhà phê b́nh không có khả năng cảm nghiệm nghĩa bóng, tựa những kẻ mù màu (color blind), điếc nhạc (tone deaf), hoặc thiếu óc khôi hài. Khi gặp một ẩn dụ họ biết chứ nhưng nó không tác động ǵ đến họ. Nếu không thể giải rơ nghĩa ẩn dụ họ xem đó là chứng cứ khiến cho nó vô giá trị hoàn toàn.
Phê b́nh duy ư hệ bao giờ cũng đứng yên một chỗ. Nó đă t́m được vị thế từ đó nó không c̣n xê dịch. Tựa như kẻ khẳng quyết rằng ngắm tranh phải đứng cách ba thước, và chỉ ba thước mà thôi! Với khoảng cách đó, dĩ nhiên nhiều bức tranh không hiện hữu trọn vẹn được. Mặt khác không bao giờ chỉ có một điểm ngắm duy nhất ngoại trừ trong trí năo. Trong đời sống và trong nghệ thuật cùng lúc ta ở nhiều nơi khác nhau.
Từ bài thơ hiện đại suy ra là mỹ học với triết học hiện đại. Không thể hiểu những bài thơ viết theo cách thức này nếu không am hiểu lịch sử tri thức hiện đại. Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng không phải ai cũng biết. Nhiều nhà phê b́nh văn học hàng đầu của chúng ta không đọc rộng bằng các thi sĩ. Các thi sĩ phiêu lưu hơn nhiều. Dĩ nhiên c̣n phải nhắc đến hội họa và điện ảnh mà giới phê b́nh thường không bận tâm đến.
Có hai cách sáng tạo: phơi bày cái có sẳn hoặc làm ra điều hoàn toàn mới. Tin vào cả hai là vấn nạn của tôi.
Thần linh trong thoáng chốc, người Hi lạp đă nghĩ như thế về từ ngữ.
Các ư tượng đẹp, bí ẩn mang tính bất động (static). Quá nhiều ư tượng như thế sẽ làm nghẽn bài thơ. Một ư tượng bí ẩn là một biểu hiệu linh thiêng tạo nên phép lạ. Từng bài thơ một có thể chứa bao nhiêu ư tượng như thế?
Rimbaud, người phát minh ẩn dụ hiện đại cho là ḿnh có thần nhản (seer). Ông nhận ra rằng tham vọng bí mật của một ẩn dụ căn để là siêu h́nh. Nó có thể khai mở những thế giới mới, chạm được đến tuyệt đối. Khi bắt đầu ngờ vực sự thật ấy ông thôi không làm thơ nữa.
Phần lớn các nhà thơ không hiểu được chính các ẩn dụ của họ.
Tôi đề xướng minh giải luận (hermeneutics) của cái hoàn toàn sáng tỏ. Nó có tham vọng t́m ra những tối tăm ẩn tàng trong ánh dương chói chang nhất.
Các thi sĩ hôm nay phần đông đă quên chủ nghĩa tượng trưng, đặc biệt là khải ngộ lớn của chủ nghĩa này là không thể nói bàn mà chỉ có thể ám chỉ về Hữu thể.
Một vài triết gia hiểu ư tượng trong thơ khá hơn các nhà phê b́nh văn học. Có thể nhắc đến Bachelard, Heidegger, Ricoeur. Họ nắm được tham vọng tri luận và siêu h́nh của ư tượng. Các nhà phê b́nh lắm khi chỉ có một quan niệm thuần văn chương về ư tượng.
Chúng ta hiểu được người khác nhờ vào tốc độ truyền đạt vượt trên ngôn ngữ, Valéry nói thế. Với tôi nhận định này mô tả điều xảy ra trong một bài thơ tự do. Nhà thơ tăng tốc, hoặc ḱm hăm ḍng chảy ngôn từ… dừng lại…không nói ǵ… Đoạn nhà thơ lại quay về với nhịp độ của ḿnh…
J. Riddel: Nhà thơ vươn đến cái chi? Không chỉ tri kiến thuần túy, nhà thơ mở lối đi vào quan hệ giữa chữ và vật.
Giới phê b́nh của chúng ta mắc bệnh tỉnh lẻ: đọc B và Y nhưng không đọc Z, D hoặc N. Với sự hiểu biết cực kỳ hạn hẹp về mặt này họ lại thích khái quát hóa về thơ Hoa kỳ.
Gadamer nói: Chân lư tuột khỏi người chỉ bám vào phương pháp. Tạ ơn Trời! Bởi thế c̣n có cơ may cho các nhà thơ.
Ghi chú tặng các nhà sử học tương lai: Đừng đọc những tờ báo New York Times cũ. Hăy đọc các nhà thơ.
Thời gian là cái chủ quan par excellence . Khách quan mà nói thời gian không hiện hữu mặc dù có vô vàn sắc tướng…
Chù nghĩa ư tượng (imagism) là nỗi đam mê t́m sự chân xác, làm thế nào chụp bắt sự vật cho đúng. Nhưng nào dễ ǵ! Đó là một bài toán triết học! Chủ nghĩa này là tri thức luận của thơ hiện đại.
Điều sâu xa nhất Emerson nói về các nhà thơ là họ hiểu ra Bí Mật của Thế Giới: rằng Hữu Thể hoá làm Sắc Tướng và Nhất Nguyên trở thành Đa Dạng.
Điều nguy hại nhất cho thơ là chất thơ. Tôi không c̣n nhớ ai nói lời này.
Các thi sĩ tự sự hăy nghe đây. Các người nghĩ thế nào khi Pound nói rằng: Đừng thuật lại với những câu thơ tồi những ǵ đă được viết ra bằng văn xuôi hay.
Ai cũng muốn có được khả năng diễn nghĩa (paraphrase) nội dung bài thơ, ngoại trừ nhà thơ.
Sự gặp gỡ giữa triết và thơ, các con cừu non của ta ơi, không phải bi kịch mà là một hài kịch siêu phàm.
Trong thơ có sự chọn lọc phần riêng để biểu hiện cái toàn thể. H́nh thức trong nghĩa sâu nhất là chọn lọc. H́nh thức chân thật là sản phẩm của con mắt thần (extraordinary vision).
Nhà thơ kêu gọi triết gia trong mỗi chúng ta quan tâm đến thế giới qua sự hiện diện đầy nghi vấn của nó.
CHÂN PHƯƠNG tuyển dịch