Vĩnh biệt nhà thơ lăo thành Khương Hữu Dụng
thanh thảo
HÓA XANH TRONG
Nhà thơ lăo thành Khương Hữu Dụng sinh ngày Tết Dương lịch 1-1-1907, tṛn 98 tuổi tây nhưng lại đầy 100 tuổi ta, là hội viên cao tuổi nhất Hội nhà văn Việt Nam cho tới nay, đă “cưỡi hạc về trời” vào lúc 0 giờ 45 phút (giờ Tí) ngày 17-5(ngày Tân Sửu) tại bệnh viện quân đội 108. Sinh thời, Bác Dụng có hàng ngh́n bài thơ sáng tác, hàng ngh́n bài thơ dịch, hàng trăm bài viết về thơ, nhưng Bác chỉ tâm niệm một điều: “Được câu thần cú đủ vui rồi”. Không ít lần, Bác Dụng đă “được” những câu thần cú, những câu thơ đến tự nhiên như khách thơ ghé nhà, như cái gió đầu hè chợt mát, lại như chút nhụy hoa mà con ong vô t́nh làm dính nơi song cửa. “Ḍng đục ḍng trong thu nạp cả-Tan vào chất mặn hoá xanh trong”, không biết hai câu thơ này đă là “thần cú” với Bác Dụng hay chưa, nhưng tôi ngẫm đời một người làm thơ có thể tổng kết trong chỉ hai câu này. Làm thơ là một quá tŕnh thu nạp, thu nạp đời sống, thu nạp kiến văn, thu nạp niềm vui nỗi buồn nỗi đau của con người không phân biệt. Nào ai biết “ḍng trong ḍng đục” nơi tầng sâu của nhân loại là đâu, và có thể nào tách ra được những thân phận, những hy vọng và thất vọng, những ánh sáng và những bóng tối…Cứ thu nạp cả, vô tư, hồn hậu, nhân ái, không biện biệt, người ta sẽ có thơ. Để cuối cùng, người làm thơ có thể nương theo thơ của ḿnh mà ra với biển rộng, hoà vào biển rộng, nơi vô thường vô cùng nhưng lại là nơi cải biến, thay đổi, nơi có thể hoá mà vẫn không mất đi “chất mặn’ của thơ ḿnh. “Hoá xanh trong” là cái hoá tột cùng, tận cùng, cái hoá thênh thang mà một con người chỉ mong có được khi trở về với Đại Ngă, mà một nhà thơ cảm thấy ḿnh không đến nỗi sống vô ích cả một đời. Cuộc đời rất dài của nhà thơ Khương Hữu Dụng là một cuộc đời lặng thầm nhưng hữu ích. Đă có lúc Bác băn khoăn về cái tên “Hữu Dụng” mà cha mẹ đặt cho ḿnh, không biết ḿnh có “hữu dụng” được với cuộc đời này không ? Câu hỏi ấy người ta thường để dành cho giờ phút “cái quan định luận” mới bàn tới. Giờ th́ cái thời khắc trọng đại ấy đă tới với một con người đă sống xuyên hai thế kỷ, qua hai cuộc chiến tranh và một cuộc Cách mạng, qua bao hy sinh mất mát của gia đ́nh và người thân, qua những rào cản tưởng chừng không thể vượt. Ở vào giờ phút ấy, ta có thể nói: nhà thơ Khương Hữu Dụng đă đóng góp đến tối đa những ǵ có thể đóng góp được của ḿnh, của gia đ́nh ḿnh cho đất nước, cho nhân dân, cho cách mạng. Bác đă làm tṛn hai chữ “thi nhân” mà trong đó phần “người” luôn chan hoà với phần “thơ”. Với Bác Dụng, thơ là người, và người phải sống cho ra người th́ thơ mới có thể sống cho ra thơ. Bác có hai người con trai thương yêu nhất th́ một người đă hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, một người đă lăn lộn suốt bao năm ở chiến trường chống Mỹ để cuối cùng sau hoà b́nh mang trên người bao thương tích, tật bệnh và cuối cùng phải ra đi trước cả người cha của ḿnh.Nh́n vào đời Bác Dụng cứ thấy Bác khổ, nhưng đó chỉ là cái nh́n của người ngoài. Riêng Bác Dụng, có cảm giác Bác chấp nhận tất cả, “thu nạp” tất cả, và cuối cùng, “hoá” tất cả, để thành thơ, thành ḷng nhân ái, thành nghĩa vị tha. Có cảm giác trong cả đời ḿnh Bác Dụng không giận ai bao giờ, dù không phải đời Bác lúc nào cũng suôn sẻ. Dường như Bác đă được “lập tŕnh” để chỉ biết yêu thương và không oán thán. Thông hiểu cả Thơ Phương Đông và Phương Tây, dịch hàng ngh́n bài thơ từ Lư Bạch tới Aragon, Petofi…nhưng Khương Hữu Dụng vẫn chỉ viết ra những ǵ ḿnh đă trải nghiệm đă tâm cảm. Những lúc cách mạng cần, Bác Dụng c̣n biết hy sinh những bài thơ có thể viết để tập trung viết truyền đơn binh vận, viết diễn ca phục vụ cuộc kháng chiến của toàn dân tộc. Ai thấu hiểu hết những hy sinh thầm lặng như thế nơi một người làm thơ không đảng viên không chức quyền ? Không phải cứ sống lâu th́ lên lăo làng, cứ cao tuổi th́ được người đời mặc nhiên kính trọng, nhưng với Bác Khương Hữu Dụng, có thể nói như tờ báo Thơ của Hội nhà văn VN, Bác là một “đại lăo thi sĩ”, là một nhà thơ cao tuổi đáng kính trọng về nhân cách lẫn cách sống, cách hy sinh thầm lặng v́ thơ, cho thơ. Mỗi khi nghe Bác Dụng khen nồng nhiệt thơ một nhà thơ trẻ nào đó, lại thấy ở Bác h́nh ảnh một người hành Đạo, Đạo Thi Ca. “Chỉ ước trọn đời khi nhắm mắt-Được câu thần cú đủ vui rồi”. Đă có mấy nhà thơ ở ta biết ước ao một cách đơn giản như thế ?
Quảng Ngăi 18-5-2005
thanh thảo