MeChongToiBaTheLu

Mẹ chồng tôi, bà Thế Lữ

Thảo Nguyên

 

'Bà Lang', mẹ ruột của nhà thơ Thế Lữ

Thế Lữ

Thế Lữ (13 tuổi), "U" (mẹ già) và em gái (1920).

Thế Lữ đoàn tụ với vợ tại Sài G̣n sau 1975 (ảnh chụp năm 1977)

 

Khi cưới tôi về ở với gia đ́nh trong Nam, chồng tôi chỉ có mẹ, chị, và anh thứ hai đă ra ở riêng. Bố và anh lớn của anh ở ngoài Bắc, đă mười tám năm không tin tức.

Mẹ người tầm thước, vừa người, vấn khăn vải, ăn trầu và c̣n răng đen. Mẹ là người cổ kính, ăn nói nhỏ nhẹ, không thấy to tiếng bao giờ. Mẹ rất hiền và nghe theo ư của các con, nhất là ư chị lớn. Việc mẹ bằng ḷng cho con trai lấy tôi, một cô bạn học của anh, theo đạo Phật, và chấp nhận tôi không phải theo đạo Chúa, được xin “ miễn chuẩn dị giáo ”, là do các con khuyên được. Mẹ chăm lo cho các con, dù đă lớn, từng miếng ăn, giấc ngủ. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ khóc, ngay cả khi tiễn con cháu đi xa không biết bao giờ mới trở lại. Mẹ nói mẹ không c̣n nước mắt.

Hồi trước năm 1945, gia đ́nh chồng tôi gồm cả bà nội, sống ở Hải Pḥng, bố là con độc nhất của bà, bố rất có hiếu với bà. Những năm 1933-1946 bố đi Hà Nội làm báo, mỗi tháng chỉ về nhà độ một hoặc hai lần, mà mỗi lần về chỉ một hai ngày thôi. Khi bố có viêc cần, bố viết thư cho mẹ. Thư chỉ độ một trang giấy hoc tṛ, mẹ thường phải giấu bà, để tới tối không ai thấy, mới dám mang ra đọc. Mẹ chỉ biết đọc, không biết viết.

Mẹ sinh năm 1905, tại một làng đạo tỉnh Hà Nam. Cha xứ dạy con chiên học đọc để đọc kinh, không dạy viết. Con gái xóm quê, chưa từng đi học bao giờ, học khó quá, th́ cha ra lệnh : “ Không biết đọc th́ không được phép thông công ”, nên mẹ biết đọc. Đến khi muốn trả lời thư bố, th́ mẹ phải nhờ cô em nuôi trong nhà viết dùm, giấu bà. Đến mấy chục năm sau, thỉnh thoảng cô ấy lên chơi nhà, vẫn kể cho chúng tôi nghe chuyện thay mẹ viết thư cho bố. Tuy nhiên, mẹ rất thông minh, thuộc tất cả thơ của bố. Mẹ cũng chịu khó đọc thêm sách, truyện, báo chí ...

Tính bà nội rất khó, nhất là đối với mẹ. Bố đă giải thích cho mẹ hiểu là tại t́nh duyên của bà gặp nhiều trắc trở, bà khổ quá, bà hành con dâu v́ những điều uất ức không nói ra được... Có một lần, bố viết một truyện ngắn, mang về nhà, giả vờ là truyện của văn sĩ khác, đọc cho bà nghe, mong bà thương mà nghĩ lại cho. Đang đọc, th́ bà cầm lấy cái tráp đựng trầu, dằn mạnh xuống phản một cái rầm, rồi nói :

À, thế ra anh lại muốn dạy tôi đấy ! ”.

Bố sợ quá, chạy thẳng một mạch không dám trở về nhà nữa. Và người phải chịu đựng mọi thứ chuyện ở trên đời lại vẫn là mẹ.

Ông nội người làng Phù Đổng, từ Hà Nội nh́n ra là “ bên kia sông Đuống ”, ông học tây học, đi làm sếp ga xe lửa (những năm đầu thế kỷ 20). Ông thuộc ḍng trưởng trong họ, đi làm xa không trông nom được nhà thờ họ nữa, nên nhường lại cho ḍng thứ, vẫn c̣n ở trong làng thờ cúng tổ tiên tới bây giờ. Do không bao giờ sống ở trong làng, bố cũng như anh lớn quên mất quê Phù Đổng, luôn luôn khai ḿnh quê ở Hải Pḥng. Văn học sử chắc c̣n chuyện sai đó măi.

Hồi trẻ, bà đi buôn tơ, nên thường đi lại trên tầu hoả, gập ông sếp ga trẻ, v́ thế mới nên duyên. Bà lấy ông nội trước, nhưng “ vượt quyền gia đ́nh ” nên không được làm vợ cả của ông. Nghĩ lại mà coi, ngay thời bây giờ, có ai lại vui ḷng cho con trai giỏi giang độc nhất của ḿnh lấy một cô “ đi đạo ”, hồi đó có nghĩa là “ bỏ không thờ cúng tổ tiên nữa ”, mà lại không đợi bố mẹ hỏi vợ cho không ? Kết cục là cụ nội cưới cho ông một bà khác làm vợ cả, mang về sống cùng gia đ́nh.

Về sau, ông nội chúng tôi đổi về ga Lạng Sơn, ông mang gia đ́nh tới ở đó. Bà nội vẫn sống một ḿnh ở Hải Pḥng, nuôi hai con là bố chồng tôi và một người anh. Hồi bố c̣n bé, bà cả chưa có con, cụ nội đă bắt bố mang về Lạng Sơn, cho làm con nuôi bà cả, để mong bà cả sớm có con. Sau đó, bà cả sinh được ba con trai và một gái. Trong tiểu sử của ḿnh, bố kể lại cho thi sĩ Xuân Diệu viết, có đoạn :

Khi lớn lên bắt đầu hiểu biết, th́ thấy ḿnh sống mà lúc nào cũng thương nhớ, thương nhớ một người gọi bằng mợ, và sống trong nhà với một người gọi bằng u...”

Thỉnh thoảng bà nội lên Lạng Sơn thăm bố, hai mẹ con rù ŕ nói chuyện. Đến lúc bà đi tầu hoả về, bố đưa tiễn, khi tầu đi rồi, bố cứ áp tai xuống đường ray nghe tiếng tầu chạy vọng lại, vọng lại măi...

Thế rồi, anh lớn của bố bị bệnh mất mấy năm sau đó, lúc đó c̣n nhỏ tuổi. Ông nội thương bà nội quá, bà ở một ḿnh, nên đă ra tay “ đánh tháo ”cho bố trốn khỏi Lạng Sơn về Hải Pḥng với bà. Từ đó, bố mới được sống với mẹ đẻ. Khi lớn lên, theo nghiệp văn chương, nhiều truyện bố viết c̣n chịu ảnh hưởng thời kỳ Lạng Sơn này. Bố cũng hay dắt các con về thăm ông và gia đ́nh ở Lạng Sơn.

Lúc bố mới bắt đầu viết văn, ông nội thấy con trai viết được nhiều loại khác nhau, chưa nghiêng hẳn về thể loại nào, đă chọn cho bố tên Thế Lữ (cũng do tên Thứ Lễ nói lái).

Bà nội là bà lang đạo, chuyên chữa bệnh trẻ con nổi tiếng ở Hải Pḥng thời đó, v́ vậy thường được gọi là “ bà lang ”. Có lúc, bố đă định sẽ theo nghề lang của gia đ́nh, nếu như thế thật, liệu có c̣n “ Hổ Nhớ Rừng ” cho thời niên thiếu của chúng ta không nhỉ ?

Đến khi bố được mười bảy tuổi, bà nội về một làng đạo ở Hà Nam, đi xem mặt các cô gái trong làng, bà chọn mẹ chồng tôi, một cô gái hiền lành ngoan đạo mười chín tuổi cho con trai của bà. Mẹ kể lại là trước đó, có nhiều người đến dạm hỏi mẹ, nhưng cứ có người đến hỏi, là mẹ ốm rất nặng, chỉ khi bà lang đến hỏi cho bố th́ không ốm, nên gia đ́nh bằng ḷng gả.

Cưới con dâu về, theo tục lệ, bà nội truyền nghề “ bà lang ” cho. V́ vậy, mẹ vừa phải lo cơm nước cho toàn gia đ́nh, nuôi con nhỏ, cho con bú, vừa phải làm thuốc để bán, vừa đi khám bệnh cho thuốc, khi có khách mời, (cũng có lúc, gia đ́nh nuôi thêm người giúp việc). V́ phải làm thuốc, mẹ học được tính làm việc rất sạch sẽ, kỹ lưỡng, cẩn trọng khi nuôi trẻ, và làm cơm nước khéo léo, tinh khiết. Và cũng v́ đi chữa bệnh cho trẻ con đau ốm tận nhà, nên mẹ có chút tiền dư để riêng, không phải để tiêu cho ḿnh, mà để bù tiền chợ cho bà hài ḷng.

Tính bà lang rất hay dỗi, thỉnh thoảng lại lên cơn hờn. Có lần bà hờn rồi bỏ nhà đi mất. Cả nhà sợ quá bổ đi t́m, chẳng thấy cụ đâu cả, đang quá bối rối th́ bà về. Bà vào nhà, lên cái phản gỗ, ngồi vào cái vơng riêng treo ngay trên đó, lấy trầu ăn, rồi nói :

- Ḿnh ngồi ngay ở nhà ga chứ có đâu xa, mà chẳng đứa nào thèm ra đón ḿnh về, cứ như con chó tiền rưỡi ấy thôi !

Ấy là thời xưa người dân ta hay nói ví von như thế.

Có khi bà hành con dâu (mẹ chồng tôi) đủ kiểu rồi, không thấy nó khóc lóc ǵ, th́ lại nói ví :

Nắng măi mà hoa không héo,

      Hoa cứ reo réo hoa tươi.

Mẹ sau này nghiện trầu cũng là tại bà. Mỗi khi đi đâu ra đường, th́ bà gọi lại, ấn miếng trầu vào tay, dạy bảo :

- Ăn trầu đi, cho môi nó đỏ, mặt mũi hồng hào lên chứ, đàn bà ra đường mà môi thâm thế kia.

Nhiều lúc mẹ khốn khổ quá, không chịu nổi, đă trốn về gia đ́nh ḿnh. Nhưng về tới nhà, th́ bà ngoại lập tức khóc lóc nói :

- Con đă lấy chồng, là con người ta, th́ sống chết cũng phải về đó không được bỏ, nếu không, mẹ chết ngay bây giờ đây.

Rồi cụ đưa mẹ về lại nhà chồng.

Mỗi lần mẹ ốm, phải uống thuốc, th́ bà nội lại ngấm nguưt :

- Ḿnh ốm rơi răng cũng chẳng thuốc men ǵ, c̣n nó th́ hơi tí đă thuốc.

Mẹ giận quá, nên đến lần ốm đó, mẹ không uống thuốc nữa, ốm luôn một mẻ vài tháng. Đang lúc đó, mẹ lại mang thai chị lớn, mẹ ốm tới nỗi thai đang lớn lại nhỏ đi, mười một tháng mới sinh, về sau chị lớn lên, rất yếu đuối.

Có một chuyện mẹ hay kể cho chúng tôi nghe là :

Nhà có ba gian, ông ấy (bố chồng tôi) ngủ nhà ngoài, bà lang (bà nội) ngủ nhà giữa, c̣n mẹ ngủ nhà trong. Mà có xong đâu, mỗi khi bà lang đi vào trong Thanh (tỉnh Thanh Hoá) vài ngày, đi mua xương hổ nấu cao hổ cốt, th́ gọi mẹ ra dặn :

- Này, nó đang ốm đấy, đừng có lộn xộn !

Thế nhưng khi mẹ có thai th́ bà mừng lắm, v́ bà rất thích có cháu.

Mẹ vừa cười vừa kể, lần nào cũng đúng từng câu như vậy. Mẹ kể thêm một chuyện nữa, bắt đầu bằng : - Con đă biết chuyện mẹ là người sung sướng nhất đời chưa ? Có một lần, mẹ đi tầu hoả, có nói chuyện với một người trên tầu, khi biết rằng mẹ là vợ ông Thế Lữ, người đó đă nói : “ Giời ơi ! thật thế à ? Chị thật sung sướng quá, chị là người sung sướng nhất đời ”.

Đấy, con đă nghe chuyện mẹ là người sung sướng nhất đời chưa ?

Mỗi lần thấy mẹ kể chuyện, chồng tôi lại ra vuốt lưng mẹ : “ Mẹ lại kể chuyện cổ tích rồi ”. Các con chúng tôi cũng được nghe dăm ba câu chuyện “ cổ tích ” như thế.

Chuyện cổ tích ngày xưa này, dài mấy chục năm.

Bố đi làm báo xa, mẹ ở nhà nuôi các con và phụng dưỡng mẹ chồng thay bố. Mỗi tháng bố về một hay hai lần. Nhiều khi bố về là bà kể tội các cháu.. Bố mệt và giận, nên lôi các con ra bắt nằm trên phản, quất cho một trận phất trần, con khóc, vợ buồn... bố lại bỏ đi...

Tuy nhiên, nhiều lúc bốn anh em cũng được bố chiều, dẫn đi chơi, có lần trời mưa không dẫn con đi xem xiếc như đă hứa được, bố đă xuất thần hoá trang làm nhân vật sân khấu, làm hề, giúp vui cả nhà...

Anh cả, đạo diễn Nguyễn Đ́nh Nghi, c̣n nhớ có lần bố dắt anh đi xe hàng ra Đồ Sơn hóng gió biển... thấy bố dũng mănh bế ḿnh đứng trên xe, anh rất phục và rất hănh diện v́ bố. Anh cũng là người con duy nhất theo được nghề đạo diễn của bố, được sống gần bố lúc mới lớn, được bố nuôi dưỡng những đam mê về nghề kịch cho anh, được bố dẫn dắt anh lúc bắt đầu. Sau này, hai bố con nói chuyện, bàn bạc về kịch rất tương đắc, bố vẫn là một cố vấn theo dơi công việc đạo diễn của anh suốt đời. Có những vở kịch anh làm theo gợi ư của bố, đă rất thành công.

Bố tính hay pha tṛ, con cháu ai có tật ǵ, dáng ǵ không đẹp, là ông bắt chước, làm như hề, giúp trẻ hiểu cái xấu để sửa lại. Anh thứ hai là người khó ăn, anh không ăn nổi một cọng hành. Có lần, bố vẽ h́nh anh đang khóc bên cái bát có cọng hành... để dỗ anh ăn.

Cả nhà các con các cháu đều học được tính hay nói đùa, ai cũng thích kể chuyện cười. Hôm nào ăn cơm đông đủ là tranh nhau kể chuyện. Con gái tôi khi c̣n bé, cháu cũng thích kể lắm, nhưng khi cô bé kể chuyện cười th́ vừa được vài câu, đến chỗ buồn cười là cô nàng cười trước, rồi càng lúc càng cười, cười đến nỗi không nói nổi nữa, cả nhà cứ nh́n nó cũng thấy buồn cười rồi, nên người nọ chỉ người kia, ai cũng lăn ra cười. Câu chuyện th́ chưa kể xong ! Mà có ai cần nghe xong câu chuyện đâu ! Cười là vui rồi.

Trong lá thư đầu tiên anh Nghi gửi cho chồng tôi sau mấy chục năm xa cách, không hề có liên lạc, anh viết : “ H́nh ảnh cuối cùng của em, mà anh c̣n giữ măi, là một chú bé mươi tuổi đang lăn ra cười trên đê. Lúc đó em đang kể chuyện “ Ganh đ̣n bá ” (ba đ̣n gánh) cho anh nghe ở hậu phương ”.

Mẹ hay nhắc lại là hồi trẻ bố c̣n hay nóng giận, nhưng khi bố giận, bố chỉ nện giầy nặng thêm lên thôi. Mẹ nghe tiếng giầy là biết ngay, nên tránh không nói ǵ hết cho đến khi cơn giận của bố tan đi.

Bố sống xa nhà, phần nhiều ở Hà Nội, bố gia nhập Tự Lực Văn Đoàn, làm thơ, làm báo, viết truyện, viết Tin Văn Vắn chuyên về phê b́nh thơ... Bố nổi tiếng, bố lập ban kịch, rồi đi tŕnh diễn các nơi... Bố vẫn về thăm gia đ́nh đều đặn hàng tháng. Nhưng rất ít bạn bè, đồng nghiệp của bố quen biết gia đ́nh vợ con bố.

Thế rồi, chuyện phải đến, đă đến. Ngay từ những năm bắt đầu làm kịch 1937-40, bố gập một người cùng chí hướng, bà Song Kim, bà giỏi thiên bẩm về nghề kịch, có cùng những ước mơ những đam mê sân khấu như bố... Bà Kim đă cùng bố xây dựng nền kịch nói, từ đó...

Anh Nghi nhiều lúc nói với chúng tôi :

- Anh là người không có tuổi thơ, v́ mới có mười mấy tuổi, đang ở Hải Pḥng, nghe tin bố có “ bà khác ” ở Hà Nội, mẹ khổ quá, mà mẹ không có ai bàn bạc, anh là con lớn nên mẹ chỉ nói chuyện với anh.

Bà nội nghe chuyện ấy rất buồn. Tuy xă hội ta trong những năm xa xôi đó, đa thê là chuyện b́nh thường và hợp pháp.

Thế rồi Đảo chính Nhật, rồi Cách mạng tháng Tám. Bố cùng ban kịch đang đi lưu diễn vội trở về Hà Nội. Đến khi chiến tranh chống Pháp bắt đầu, cả đoàn kịch đă theo Kháng Chiến, đi khắp các nơi biểu diễn.

Như tất cả mọi người, gia đ́nh ở Hải Pḥng gồm bà nội, mẹ và bốn anh em cũng chạy tản cư. Vào một ngày năm 1948, đang ở nhờ trong một nhà dân vùng hậu phương xa thành phố, nghe tin có ban kịch đi qua, các anh đi t́m ngay được bố, đưa bố về gặp gia đ́nh. Bao nhiêu lâu mới được một lần sum họp, mới có một bữa ăn đông đủ cả nhà... Nhưng, người lớn có chuyện quan trọng cần bàn ngay : Nhà đă hết tiền, không có cách sinh nhai, không thể tiếp tục sống ngoài hậu phương được măi. Gia đ́nh quyết định cho tất cả đàn bà trẻ con về thành, trừ anh lớn. Bố nói : “ Nghi đi với cậu, con về thành sẽ bị bắt đi lính cho Pháp ”.

Từ đó, chia ly hai ngả.

Năm 1954, sau hiệp định Genève, bố và anh Nghi về Hà Nội, nhưng nửa kia của gia đ́nh lại ở trong Nam. Mẹ không hành nghề “ bà lang ” nữa, v́ ít có người bệnh t́m đến, hoặc nếu người ở xa mời đi th́ không dám đi v́ mẹ không biết đường... Thế rồi, mẹ già đi, trẻ con trở thành người lớn...

Sau năm 1975, khi bố mẹ được sum họp, bà nội đă mất từ lâu, thỉnh thoảng bố viết thư cho chúng tôi, trong những lá thư gửi con cháu ở xa, có những câu :

Bây giờ cậu được sống ở nhà với mẹ và chị lớn của các con, cho bơ những ngày xưa thương nhớ ”.

Chúng tôi rất hạnh phúc v́ chuyện bố về với mẹ “ cho bơ những ngày xưa thương nhớ ”. Tuy nhiên, việc đó cũng làm một người khác khổ. H́nh như trên đời này không có ǵ toàn vẹn. Mẹ từ chối việc liên hệ với phía đó, có nói riêng với tôi rằng :

- Kể ra th́ chuyện cũng xa rồi, bố mẹ cũng già rồi, trên 70 cả, nhưng mẹ là người theo đạo Chúa, mẹ không được phép chính thức chấp nhận việc đó.

Tuy vậy anh em chúng tôi vẫn giữ liên lạc rất tốt đẹp với bà Song Kim, tự biết ḿnh là con, ḿnh phải biết chấp nhận gia đ́nh như nó là, và trân trọng những người thân của bố. Mỗi lần về thăm Hà Nội chúng tôi đều tới thăm bà và gia đ́nh, tham dự giỗ tết, cũng như những bữa cơm sum họp... Bà rất quư chồng tôi, vẫn thường nhắc những chuyện cũ như : Ngày ban kịch Anh Vũ (?) xuống Hải Pḥng lưu diễn, nhà tôi mới có mấy tuổi, bà c̣n bế ngồi trên ḷng... Bà vẫn thăm hỏi các chú em trai của bố, mất liên lạc từ những năm 1946...

Anh Nghi nói riêng với chúng tôi rằng :

Công bằng mà nói, bố sống xa gia đ́nh rất lâu, nổi tiếng như thế, hồi đó rất nhiều các mệnh phụ đẹp như bà hoàng của Hà Nội, mê bố. Cho nên, không có người này th́ có người khác. Bố đă gặp được người cùng chí hướng, cùng bố xây dựng, thực hiện những đam mê nghệ thuật, hơn nữa bố có được một gia đ́nh an ổn, hạnh phúc để làm việc trong rất nhiều năm, nhất là trong suốt những năm đất nước chia cắt, có người săn sóc tinh thần cũng như vật chất cho bố, thật là đáng quư. Ḿnh phải kính trọng và cám ơn bà Kim. Vả lại, đây là một chuyện đă được xă hội ngoài này trong bao nhiêu năm nay công nhận, ḿnh nên tôn trọng việc đó. Họ hàng làng nước, ai có nói ǵ cũng mặc họ.

Bố chúng tôi là người không biết ǵ tới đồng tiền, có ǵ dùng nấy, không đ̣i hỏi. Trong bao nhiêu năm, cụ vẫn có số lương rất nhỏ, v́ không biết lên xin, nên người ta quên cho cụ Chủ Tịch hội Nghệ Sĩ Sân Khấu lên lương... Tuy nhiên, khi gặp lại chúng tôi, cụ vẫn cho rằng ḿnh sống rất thoải mái. Trong những năm tháng cuối đời, cụ vẫn giữ thói quen mê đọc sách, cụ đọc 8 tiếng một ngày, thỉnh thoảng xem truyền h́nh, thích nhất là xem kịch, dĩ nhiên ! Các bạn cũ, mỗi khi đi qua thành phố, đều t́m tới thăm, chúng tôi gặp được những người xưa cũ như thi sĩ Xuân Diệu, thi sĩ Huy Cận... các văn nghệ sĩ lớp sau như nhà văn Nguyễn Khải, hoạ sĩ Lưu Công Nhân... rồi các anh học tṛ như Tào Mạt, Thế Ngữ... và đặc biệt là nghệ sĩ Bảy Nam, bà rất thương cụ, nghe mấy cụ nói chuyện với nhau anh anh tôi tôi, rất hay ! Đi đâu xa, bà cũng nhớ mang quà về cho, khi th́ nải chuối, khi th́ ít bánh đặc sản... Đó là tôi chỉ kể được một vài.

Riêng đối với cháu trai nhỏ của chúng tôi, cụ rất yêu chiều cháu. Mỗi khi chúng tôi sắp về thăm, cụ sửa soạn trước ít truyện để kể riêng cho cháu nội nghe, chúng tôi có xin ghi âm nhưng cụ không chịu. Về sau, khi cháu lớn lên, cháu hiểu được những việc làm của ông : “ Ồ, hoá ra ông nội có viết về truyện kinh dị, nên hồi xưa ông hay kể cho con nghe những truyện lạ lắm ! ”.

Những món quà chúng tôi mang về biếu, được cụ thích nhất là sách và những bó bút nguyên tử giản dị, cụ để dành để biếu bạn bè tới chơi. H́nh ảnh cụ cầm cả bó bút giơ lên xuưt xoa nói : “ Cậu cảm thấy giầu có quá ! ”, thật là đẹp. Và món quà cụ muốn được mua riêng cho ḿnh là khăn mùi xoa giấy ! Các bạn có biết tại sao không ? V́ cụ không muốn người khác phải giặt hầu những khăn bẩn (những món này, hồi đó c̣n chưa mua được dễ dàng ngoài phố).

Có người than thở cho cụ, nói rằng cụ nghèo quá, nếu ở nước khác mà nổi tiếng như thế , tha hồ mà giầu có.

Tôi nghĩ khác, tôi nghĩ cụ là người sung sướng nhất, v́ một nghệ sĩ như cụ, vừa hơn hai mươi tuổi, ra đời, viết cái ǵ cũng được bạn bè, đồng nghiệp, độc giả cũng như xă hội đón tiếp rất trân trọng, nồng nhiệt, ngay lập tức : Dưới ba mươi tuổi đă được coi như thi bá thời bấy giờ, đến khi bước sang kịch nói cũng không có ǵ là không thành công, tuy chưa làm được hết những ước mơ của ḿnh, nhưng không hề thất bại. Cụ đă mở đầu thơ mới, mở đầu kịch nói, đóng góp được bao nhiêu cho văn hoá nước nhà. Tư cách của cụ trước sau vẫn luôn luôn là gương mẫu cho những thế hệ tiếp theo, cụ đă truyền kinh nghiệm, dậy bảo cho nhiều lớp học tṛ, xây dựng cho thế hệ sau với tấm ḷng chan hoà hiếm có... Đó là một nghệ sĩ được hiểu, được quư trọng ngay khi vừa ra đời và suốt cuộc đời. Đó là điều hạnh phúc nhất. Văn hoá là chuyện muôn đời, đời nay chưa biết làm rơ công của cụ trong văn học th́ đời sau sẽ làm. Chúng tôi tin như thế.

Riêng về mẹ chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng bố chúng tôi đă về với gia đ́nh, với mẹ trong 12 năm cuối đời của cụ, là điều quư nhất cho mẹ. Danh tiếng, mẹ chúng tôi không cần, mẹ biết là “ người đi đă trở về ” là đủ. Tới bây giờ, bố mẹ chúng tôi đă mất cả rồi, lâu rồi. Bốn anh em cũng đă ra đi hết. Những người đó chưa bao giờ cần giải thích cho ai cả. C̣n tôi, tôi phải viết những ḍng này v́ cuộc đời âm thầm của mẹ chồng tôi, không nên để âm thầm măi, như thế không công bằng. Và để các con, các cháu hiểu, thương và hănh diện v́ cụ.

Chúng tôi vừa nhận được tin :

Cụ bà Phạm thị Nghĩa, tức Nghệ sĩ Nhân Dân Song Kim vừa qua đời, vào tháng 11 năm 2008. Chúng tôi ở xa không về được, chỉ biết vọng về thương cảm, xin cầu nguyện cho hương linh cụ bà sớm được siêu thoát, thanh thản về cơi tịnh.

Nếu chúng ta do những nhân duyên riêng đă được gần gũi, được hiểu, được sống với một vài vị thuộc thế hệ đă trở thành xưa cũ đó, ta sẽ cảm được số phận riêng của mỗi người... Những người đó sinh ra, lớn lên trong một hoàn cảnh xă hội rất khó khăn, khác của chúng ta ngày nay nhiều lắm. Mong rằng, họ không bị những thành kiến của những người ngày nay xét nét. Họ đă sống qua những vinh quang, những hạnh phúc, cũng như những cay đắng, những tủi hờn... Họ đă khai phá, đă làm việc, đă thương yêu, đă hy sinh, đă chịu đựng những ràng buộc, những khổ đau...

Thương biết bao nhiêu, kính phục biết bao nhiêu.

Thảo Nguyên

NGUỒN : bài và ảnh do tác giả cung cấp

Copyright © 2006 by Dien Dan Forum, BP 50, 92340 Bourg-La-Reine, France

Với sự đồng ư của tác giả