Nam Dao
Cọp ngày
(Trích : Nam Dao, Những con người, những bóng ma, Văn Mới, 2005)
...
Tôi gặp Trần Dần khoảng tháng 11 năm 1981. Đó là thuở tôi gồng ḿnh chống lại tan vỡ của những huyễn tưởng. Bắt đầu, từ giải phóng đất nước, đến xây dựng một xă hội công bằng. Rồi từng bước một nhích vào thế giới hiện đại, đỡ nghèo, đỡ khổ, và nhất là băng bó cho lành vết thương nội chiến. Nhưng phía dưới những con nắng là bọt xà pḥng cả. Bọt xà pḥng phản chiếu h́nh ảnh những trại cải tạo. Học tập một tuần, một rồi ba tháng, và nay đă sáu năm. Những đứa em gái tôi tuổi hai mươi lấm lét uống thuốc ngừa thai sẵn sàng vượt biển. Các em ơi, sao vậy ? Bảy phần chết, ba phần sống, không sợ à ? Cướp biển hăm hiếp, giết chóc. Trời nổi cơn, sóng cuộn, nước nhận người vào đáy đại dương. Vả lại, cứ như nhà thơ kia hát, « ( nếu em ? ) có vết bẩn trong hồn, vết nhơ trên má. Th́ t́nh yêu Tổ Quốc chữa cho lành » ( thơ Chế Lan Viên). Nhưng ai có cái quyền phán xét bảo vết này bẩn, vết kia là nhơ, hả Trời ! T́nh yêu Tổ Quốc không nhốt ai để chữa cho lành, kẻ đi nhốt nhởn nhơ hô ḿnh nhân đạo chỉ mong cải tạo đám lầm lối lạc đường, người ở tù ấm ức khẩu hiệu ḥa hợp ḥa giải dân tộc nghe như tiếng gọi hồn oan.
Ghê rợn hơn, chính quyền non trẻ ( từ 1945, hay 55, sao cứ vẫn non trẻ ? ), « vừa học vừa làm, sai th́ sửa…», mà có sai th́, chẳng phải « cấp trên » mà do « cấp dưới » không ( hoặc chưa ) thông nghị quyết ( thường rất chung chung ). Đảng dẫm lên chân nhà nước, cơ quan nào cũng có một vị đảng ủy, từ cấp Bộ trở xuống. Tôi có ‘’làm việc’’ với một vị Trưởng ban Ngoại Giao của Đảng, nghĩa là ngang cơ và lắm khi c̣n quan trọng hơn Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch thời bấy giờ. Đó là Đảng, mà Đảng th́ phải vận động quần chúng, nhất là quần chúng như tôi, nhân sĩ ngờ nghệch sống xa quê hương. Ôm vai tôi (để gần quần chúng), vị ấy bảo, « Chú là tiến sĩ kinh tế thật đấy, lại chuyên môn về tài nguyên, nhưng chú chưa biết cái này đâu ! » Ghé vào tai tôi, ông th́ thào : « Chú biết không, dầu lửa của ta ở thềm lục địa ấy mà. Này nhé, trữ lượng ở Trung Đông ai cũng bảo là lớn nhất thế giới, phải không ? » Tôi gật đầu, ông xiết tay, mắt tóe lửa, say sưa « …thế mà nó chỉ như con tem ! So với trữ lượng của ta th́ là lấy tem dán lên đít con voi ! » Ông phá lên cười, nước bọt bắn vào mặt tôi, răng vàng xịt khói thuốc lào Vĩnh Bảo. Một tay vẫn xiết vai tôi, tay kia ông quơ cái điếu cầy ( rất quần chúng ), hồn nhiên phán, thế th́ c̣n sợ cái ‘’đếch’’ ǵ ! Vâng thưa anh, mừng thật. Chúng nó ( bọn đế quốc, dĩ nhiên ) mù cả, đi sờ voi mà chẳng biết đâu vào đâu. Chỉ có ta mới biết chỗ nào là đít con voi, dán tem lên mông, và đợi voi ỉa ra dầu. Dầu thô, màu đo đỏ, công nông ra phết. Lỡ có mùi, ừ th́ « cũng tốt thôi » !
Đít voi trên bong bóng bọt xà pḥng cho phép tiến mạnh, tiến nhanh, tiến vững chắc lên xă hội chủ nghĩa mà không qua giai đoạn tư bản, chỉ hai mươi, ba mươi năm ta sẽ kịp, và tất nhiên là vượt bọn Mỹ. Người người hồ hởi, nhắc đi nhắc lại, vẽ vời ra viễn tượng một tương lai rực rỡ. Nhưng tôi không thể nói như thế khi gặp anh Dần. Tôi không nói ǵ cả. Buổi trưa hôm ấy, nắng hanh và trời lên cao đến không c̣n đó. Anh dựa lưng vào tường nơi quán nước cửa nhà Dương Tường, nâng chiếc điếu cầy rít ṣng sọc, miệng chiêu ngụm nước chè, mắt nhắm, đầu khẽ ngật ra đằng sau. Kḥ khè ho khan, anh mở mắt ra rồi lại nhắm lại. Tường vỗ vai tôi, nhón nhén bảo, cậu này cũng là bạn của Nguyễn Hữu Hiệu đấy. Lúc ấy anh mới mở mắt nh́n tôi tṛng trọc. Cặp mắt anh sáng, sáng lạ lùng. Và long lanh rừng rực đam mê, ánh đỏ lè, như mắt cọp. Từ đấy, nghĩ đến anh, tôi cứ liên tưởng đến một con cọp. Một con cọp ngủ ngày, th́nh ĺnh thức dậy, quắc mắt, tác giả của « Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc. Đất hôm nay tầm tă mưa phùn. Bỗng nhói ngang lưng máu nhỏ xuống bùn. Lưng tôi có tên nào chém trộm ? A, cái lưỡi dao cùn. Không đứt được mà đau ! »
Anh lửng lơ, « Có tin ǵ của Hiệu không ? ». « Dạ, Hiệu đă đi Mỹ ! Nghe đâu gập cả Henry Miller, tác giả sách Hiệu đă dịch…». Anh mỉm cười, cái cười méo mó vui buồn, lại nhắm mắt lại. Con cọp nhắm mắt nhưng không ngủ, cḥm râu bạc thỉnh thoảng lại nhếch lên như phản xạ. Khuôn mặt anh tạc đá, thứ nham thạch lạnh mặt trên, bốc lửa phía dưới. G̣ má u lên nhô thành một khối hoạn nạn, liệu dưới sâu c̣n một hỏa sơn nào âm ỉ chực phun ra chất bỏng cuộc đời ? Anh xua tay, quán nước không phải là chỗ nói. Người ta thuở đó có thói quen thầm th́ với nhau, ghé vào tai, và thường là cứ ngoái lại, nh́n ra sau, miệng ŕ rầm như khấn vái những điều làm như ma quỉ đang ŕnh ṃ đợi lỡ lời nói to là xẻo lưỡi.
Vào độ cuối đông, Hà Nội thu ḿnh khép gió. Những tàn cây trụi lá co ro trơ xương chống đỡ cơn may hiu hắt lạnh, mênh mang nhớ, rưng rức đau nỗi niềm không tên gọi, có đây rồi lại vụt mất, chập chờn kéo hiện tại nhập vào một tiền kiếp không thể ngày một tiêu ma dấu vết. Trần Dần chống gậy, lao chao bước, vứt lại một « thôi nhé », đi không quay đầu lại. Tấm áo cánh trắng xóa ngơ Phan Huy Chú, chiếc mũ len sùm sụp, anh một ḿnh lê cho về đến phố Vũ Lợi, chẳng gần, cũng chẳng xa, để vào ḷng tôi một nỗi man mác.
A, cái lưỡi dao cùn, không đứt được mà đau !
Tôi chạnh nghĩ đến đợt anh bị « quân kỷ ». Ba tháng tù. Chị Khuê đang có mang cháu đầu ḷng. « Tổ chức » không vun vào việc « xây dựng ». Chị công giáo, gia đ́nh lại di cư vào Nam hết. Anh viết đơn xin giải ngũ. Và đơn xin ra khỏi Đảng. Trong lao lung, anh ngẫm, tại sao ? Tại sao đám quan lại văn nghệ ḥ nhau đánh bài « Nhất định thắng ». Có phải ta đầu hàng giai cấp ? Hay là năm trước, ta đă cùng Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Tử Phác… đệ tŕnh « Đề nghị cho một chính sách văn hoá » yêu cầu tự do sáng tác, trả quyền lănh đạo văn nghệ về văn nghệ sĩ… Hay là trước đấy, ta quá nặng lời phê b́nh « Cách nh́n sự vật của nhà thơ Tố Hữu ». Ta bảo, một, thơ Tố Hữu không có cách nh́n mới nào rơ rệt. Hùa với Lê Đạt, ta cũng nhận xét rằng Tố Hữu nói những chuyện mới mà không hiện tại, lại đẩy lùi vào quá khứ. Hai, là thơ lười biếng, chính trị công thức, kiểu « cụ Hồ sáng soi », hoặc « Chúng bay chỉ một đường ra. Một là tiêu diệt hai là tù binh », chỗ nào có hay th́ lập lại Nguyễn Du, Tản Đà, ca dao. Ba, cách nh́n Tố Hữu thật nhỏ bé quá. Nh́n vấn đề ǵ, vấn đề ấy thu hẹp lại. Yêu ai, người ấy nhỏ đi. Nh́n lănh tụ, h́nh thức gượng gạo « Cḥm râu mát rượi ḥa b́nh », sau lại biến ra đạo sĩ nhàn tản « ung dung yên ngựa bên đường nói reo ». Sau cùng, cách nh́n Tố Hữu bao phủ lên vấn đề một cái buồn yếu đuối, và « chất tiểu tư sản là cái chính của tập thơ Việt Bắc ». Trời ơi, Tố Hữu là ủy viên Trung Ương phụ trách Văn Hóa Văn Nghệ ! Thế thời…
Thế thời, thế thời phải thế, cái kiếp phải lột quần đánh trên sân Văn Miếu, có khác ǵ Ngô thời Nhậm xưa. Đêm thăm thẳm. Tôi thui thủi mơ ṃng. Ván cờ, tốt chúng qua sông, lơ láo nhập cung, lách ca lách cách những chân lư mới, như tính tổ chức, tính giai cấp, quần chúng… rồi lủng củng nào những chính sách, những quan hệ…tít mù quay như chiếc đèn cù. Tôi, con pháo tịt ng̣i, ngửng đầu t́m lửa, sờ soạng một ván chiêm bao, tay lại quơ vào lưỡi dao cạo.
Trần Dần cứa cổ.
Ôi, không đứt được mà đau ! A, cái lưỡi dao cùn.
*
Lưỡi dao cùn để lại một vết sẹo. Vết thương trông tưởng lành, nhưng ba mươi năm máu nhiễu vào trong, giọt rơi tí tách đánh nhịp tháng năm một trái tim bị chấn thương đời. Trần Dần thở phào, « Không có ǵ chống lại được với cái kim đồng hồ ». Tôi nghe, im lặng. Những buổi đến với anh, thật khác khi thăm Lê Đạt, Hoàng Cầm, Đặng Đ́nh Hưng, Văn Cao. Có « rượu», anh chỉ nhấp. Không ham vui, ăn ít nói ít, mắt trừng trừng, anh thỉnh thoảng câu đực câu cái, đôi khi đúng một chữ. Thường, tôi dựa xe đạp cạnh cái cửa sổ có chấn song, ngồi đối diện anh, nơi có chút ánh sáng hắt vào, trước cái khay có để ấm chè, cái điếu cày và một ngọn đèn hoa kỳ le lói cháy.
Tôi kể, đêm qua tôi chiêm bao. Nh́n đồng hồ, chiếc kim dạ quang quay ngược chiều đẩy mọi sự về phía đằng sau. Hoảng hốt, tôi chồm dậy, nh́n lên tường. Chiếc đồng hồ treo cũng vậy. Nó câm, không cứ tích ta tích tắc, nhưng kim cũng quay ngược, mỗi lúc mỗi nhanh. Tôi tung cửa lao ra đường. Hà nội giữa trưa không một bóng người. Ven theo hồ, tôi cắm cổ chạy về phía Bưu Điện. Nh́n lên cái đồng hồ lừng lững ngất ngưởng, tôi nhướng mắt, ô hay, hai cái kim đồng hồ quay, cũng ngược, và quay mỗi lúc một nhanh, như chong chóng. Cứ thế này, tôi thầm nhủ, chắc trở lại thời nhà Tiền Lê trong một khắc. Đúng thế thật, mặt đất chao nghiêng, tiếng người ơi ới thứ thổ ngữ tôi không thật hiểu. Thêm dăm phút, tôi chắc mẩm, chắc là đến thời Hồng Bàng mất. Nhưng hai chiếc kim bỗng tuột ra, bay lên, mỗi lúc một cao, tít tắp cuối trời. Mặt đồng hồ trơ ra. Mấy giờ rồi ? Tôi nh́n xuống cườm tay. Hai chiếc kim dạ quang trên chiếc đồng hồ tay của tôi cũng biến đâu mất. Ghé nó cạnh tai, tôi lắng nghe. Tích tắc, tích tắc. Nó vẫn sống. Nhưng chiều quay đẩy thời gian về đằng sau hay kéo ta lên phía trước ? Tôi réo lên hỏi. Tiếng tôi kêu lạc lơng. Mặt hồ Hoàn Kiếm lăn tăn bọt. Tôi chắc là Rùa thần sắp lên. Tôi đợi. Th́nh ĺnh một bọn người áo vàng ập đến túm lấy lưng, ḥ nhau, nó đây, bắt được nó rồi. Tôi vùng vẫy. Tại sao ? Tôi làm ǵ mà bắt. Tôi sợ. Phía dưới cơ thể bỗng nóng lên, rồi uớt nhơm nhớp … Tôi hét cho đến khi tỉnh dậy.
Anh Dần nghe, nhếch mép, được, viết nó ra. Tôi không đáp. Kim quay ngược, lúc này là đến kỷ Hồng Bàng rồi. Anh th́ thào, thời « vỡ kỷ », mảnh văng tứ phía. Anh nhắm mắt. Cọp ngủ ngày, chiêm bao cái chiêm bao của cọp. Tôi khẽ khàng đứng lên. Anh mở mắt. Th́ ra cọp giả ngủ, đang ŕnh. Ŕnh một tứ thơ chăng ?
...
*
Năm 82, Hoàng Cầm viết trên tập « Về Kinh Bắc » anh tặng tôi « …là một năm đầy hạnh phúc và cũng đầy oan nghiệt ».
Hạnh phúc ? Tôi muốn hát lạc quan xanh. Nhưng hiện thực màu tro nghiệt ngă. Phản chiến, bị chính quyền Thiệu cấm về miền Nam, rồi Canada trục xuất… nhưng tôi chưa hề bi quan, tôi vẫn giữ trong tôi một ngọn lửa. Phải chấm dứt chiến tranh đă. Rồi về để xây dựng, bắt đầu lại, tất cả. Nghĩa là từ từng người, với từng người . Hàn gắn cho nhau những vết thương chưa đóng miệng, cùng nhau xua những cơn ác mộng vẫn ŕnh đêm về để đánh úp, và chân thành nói với nhau bằng lẽ phải, với con tim. Nhưng về, tôi chỉ thấy sự sợ, sự nghĩ một đằng nói một nẻo, sự có hai ba nhân cách trong một con người. Và con người tư riêng h́nh như bị cắt khỏi con người xă hội, cái thằng lúc nào cũng phải đối phó, phải tranh thủ, phải ngụy trang bằng nụ cười và ém dao dưới áo đề pḥng mọi kẻ khác, già cho đến trẻ, từ hàng xóm đến cán bộ cùng cơ quan. Một nhạc sĩ nghèo xoay thế nào mời tôi được bữa cơm có một phần tư con gà luộc. Gọi bọn cháu, con Ly và thằng Phương, chúng đáp « …chúng cháu ăn cả rồi ! » Cuối bữa, dọn bát đĩa đi rửa. Tôi thấy Phương lúi húi ra bươi đất gốc cây cuối vườn. Làm ǵ vậy cháu ? Nó lấm lét « …cháu chôn xương gà ! Không th́ hàng xóm họ biết… ».
Hạnh phúc cũng có, nhưng phải may. Tôi gặp và kết bạn được với những người đáng yêu và đáng tin... Rồi tôi gặp các anh Nhân Văn-Giai Phẩm. Thuở ấy, Tạ Trọng Hiệp ở Paris tiễn tôi ra phi trường Charles de Gaule đi chuyến bay Air France về Sài G̣n. Anh dặn ḍ giao tiếp phải cẩn thận. Anh kể kinh nghiệm của anh. Đinh Trọng Hiếu, cũng đă từng về nước, cười khuyên phải « khép lại mà đi » ( marcher les fesses serrées ), dạng háng ra là phiền. Th́ tôi cũng biết vậy. Nhưng làm sao đây ? Nếu không đánh cho tan cái sự sợ, người đâm thành ngợm cả, th́ tiền đồ một xă hội đa phần hóa ngợm sẽ ra sao ? Mới vừa giao tiếp với Nhân Văn-Giai Phẩm, đă có người đến « nhắn », quan hệ không được tốt. Tôi đáp, dạ, xin cứ cho tôi một danh sách những người không nên quan hệ, tôi sẽ tuân thủ. Thách thức như vậy, quả là tôi là một người không biết điều. Không biết điều, nhưng tôi biết sợ. Như đứa bé sợ ma trong bóng đêm giữa nghĩa địa hoang vu, chống lại cái sự sợ không có cách ǵ khác là vừa đái, vừa hát, hát càng to càng đỡ sợ. Cứ thế, tôi đă hát những lạc quan không hát.
Tôi đă hát, với Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Văn Cao. Và rồi với các anh. Có « Gấu chợ », giữa bề bộn khăn, màn, giấy vệ sinh, xà pḥng. Ở một căn nhà phía dưới là tạp hóa trên phố Hải Thượng Lăn ông, Lê Đạt gấu ( với các vị chức trách ), nhưng mẫn cảm và trí tuệ. Anh đùa bảo, cậu cứ về chơi, mang cho chúng tớ một ít không khí để thở, thế là « đóng góp » rồi. Tôi đọc những bài thơ gom lại trong Bóng Chữ xưa làm tôi ngỡ ngàng. Có « Phượng bặt hơi », nhà khu Trung Tự, thuở ấy vừa mới có tin con trai « sắp » được giải Chopin. Đặng Đ́nh Hưng dán trên tường một Bến Lạ những thơ. Bến lạ và đẹp, lạ như phong cách hào hoa của anh, và đẹp nghiêng ngả xa vắng những giấc mơ nửa chừng, cũng của anh, mang mang day dứt. Có « Hạc nội », lâng lâng một nỗi mây ngàn, rượu Đ́nh Bảng mang ngâm mơ, ngâm mận. Phần anh, anh cũng ngâm, ngâm thơ. Giọng ngâm của anh nửa như hát cung văn, nửa như than van khóc lóc, tức tửi nghẹn ngào. C̣n thơ, là thơ Hoàng Cầm của Về Kinh Bắc, của Men Đá Vàng, với những Cây tam cúc, Quả vườn ổi, Lá diêu bông. Có « Én trái mùa », mang chút hơi xuân ngơ ngác xót lại buổi đầu đông, se sẽ buồn, se sẽ hát, se sẽ nhớ. Dương Tường dịu dàng, quí bạn, hấp háy nh́n làm vẻ vô tư qua cặp kính cận dầy bằng nửa gang tay. Và các chị, Thúy của Đạt, Khuê của Dần, Yến của Cầm. Lấy nhau, họ đều có vấn đề với tổ chức v́ « quan hệ xă hội phức tạp » cả. Trường hợp Trinh và Tường, chắc không. C̣n Đặng Đ́nh Hưng, anh ở một ḿnh, chuyện riêng tư với vợ là bà Thái thị Liên, anh không nhắc. Có nhắc, anh nhắc Đặng Thái Sơn, ôm vai tôi, dặn ra ngoài nhớ t́m cháu, chú cháu gặp nhau cho tôi vui.
Thuở ấy, Cọp ngày đang loay hoay với Lễ Zàng Sao, với các Tư mă, Tư mă găy, Tư mă ổi… và nỗi buồn « vỡ kỷ » cùng những hạt bụi anh xổ vào bao la. Xổ bụi, đó là cách trối trăn với đồng loại. Bóng anh hắt hiu khập khiễng cuối ngơ, khiến gió cũng chẳng nỡ ḷng thổi, nắng chẳng nỡ ḷng lên. Nỗi ấy, có tên bơ vơ. Tôi đọc Cổng Tỉnh những ngày cuối năm 81 :
…Có phố nào xanh
Hoa lay hàng dậu tím ?
Có phố mờ chờ tha thiết tự ngày xưa
Để tôi phải bơ vơ
Bơ vơ ?
Tôi ?
…Tôi cô đơn trời xanh cô đơn trời tím
Cô đơn nắng đào cô đơn mưa tái nhợt đầu ô
…Cô đơn ḷng ngơ rỗng trăng chênh
Cô đơn sân ga tầu chạy tốc hành
Không đỗ lại các cuộc đời xé lẻ…
Tôi thấm câu anh hỏi « Tôi có thời cay đắng, nào kịp cay đắng đâu ? Sao đă cho tôi những phố xào xạc ? Sao đă ghi tôi vào mép sổ buồn rầu ? » Anh hỏi, nhưng hỏi ai ? Ai đáp ? Mà dẫu có đáp, tin được ǵ
Khi thế kỷ c̣n rung chuông lừa bịp
Những canh gà báo trượt rạng đông
Con rắn lưỡi cắn người như cắn ngoé
Khi xe tăng chửa đi cấy đi cày
Như một lũ tội nhân cần cải tạo
Khi con tḥ ḷ ngày đêm hai mặt đói meo
C̣n quay tít trên kiếp người hạ giá…
( Hăy đi măi, Văn, 1957 )
Bài thơ này anh viết, hai mươi bốn năm sau tôi mới được đọc. A, th́ ra hai mươi bốn năm chẳng thay đổi được ǵ à ? Phạm thị Hoài ghi đây là chương kết của Trường ca Đi ! Đây Việt Bắc. Năm 90, Trường ca được xuất bản ở Hà Nội với tên Bài thơ Việt Bắc, song toàn bộ chương Hăy đi măi bị cắt bỏ. Trên tập thơ tác giả đem tặng người « biên tập » cho ḿnh, anh Dần viết :
Gửi Vân Long,
Người biên tập lại Đi ! Đây Việt Bắc !
Thông minh và công phu !
Song tôi vẫn phản đối mọi kiểm duyệt…
( Ghi, trang 451 )
....
*
... Cách đây bốn năm, tôi lại về Hà Nội. Tôi đến thắp hương cho Trần Dần, cho Văn Cao… Như những năm xưa, tôi đến thắp hương cho Nguyễn Tuân, cho Bùi Xuân Phái… Tôi có cảm giác họ vẫn đâu đây, như những người muôn năm cũ, lẩn quẩn trong tâm tư những kẻ ṇi t́nh gắn bó vào chữ, vào nghĩa, và vào cả cái định mệnh khốn khổ của những người làm nghệ thuật nhưng không có tự do. Đâu đó, tôi nghe tiếng Nguyễn Tuân rủ rỉ, nước mắt tràn trề trên những sợi râu bạc, kêu khẽ … Sợ ! Tôi tồn tại được là v́ tôi biết sợ !
Tôi cũng thế, nghĩa là tôi từng sợ, từng hèn, từng yếu,… có lắm lúc buông trôi, nhưng cũng có đôi khi nổi loạn ! ... Tôi kể, tôi mơ thấy ông Dần ngồi trên vạch phấn, một bên là thiên đường, một bên là địa ngục. Cạnh ông, một rổ đá, cục nào cục nấy to bằng nắm tay. Ai đi qua, ông cũng ch́a cho một cục, miệng bảo « Không từng sợ, không từng hèn… th́ cứ ném đá cho tôi chết thêm một lần ! »
Làm ǵ có kẻ chết được hai lần !
Nói đến cái chết. Và chôn. Trong dịp chuyện tṛ với anh em biên tập Sông Hương, Trần Dần kêu «…Thế hệ trẻ à ? Tôi cứ đợi măi. Nó bị trong ṿng vây của văn chương cung đ́nh, tôi sốt ruột đợi lớp trẻ lớn lên để chôn bọn tôi, như chúng tôi đă chôn tiền chiến. »
Những ai đă chôn Trần Dần ? Chưa chôn ? V́ anh chưa chết, thế hệ trẻ ơi !
*
Post scriptum 2008 :
Bút Kư này, có tên Xổ Bụi, đăng lần đầu trên Văn, xuân Quí Mùi, 2002. Không thể ngờ được lời Trần Dần tiên tri :
Đối với BÊN NÀY
Sống? Eo ơi sống?
Xưa nay. Từ sống mấy ai về?
...
C̣n với BÊN KIA:
Càng chết tôi càng - bất tử
Eo ơi
Chết vẫn không yên.
(Sổ bụi 1988)
lại thành hiện thực, thứ hiện thực ngô nghê nhất trên thế gian này: có những quyền thế vẫn c̣n muốn khóa miệng một nhà thơ đă nằm xuống. Cho nên, càng chết Trần Dần càng bất tử, với thơ. Và với tất cả những ai c̣n giữ lương tri trong một thời đại khi đen ng̣m, khi đỏ loét.