Đau ḷng Sổ bụi, những bức thư không gửi
Trần Trọng Vũ
“… Bi kịch lớn bắt đầu khi con người TÔI của ông một lúc nào đó cũng đă hoá thân thành nhà thơ …”
Năm 1993 tôi được đọc lần đầu Paul Auster qua bản dịch tiếng Pháp L’invention de la solitude. Cuốn tiểu thuyết mang nhiều tự sự, nhật kư và hồi kư. Sau khi cha ông mất, nhà văn trở lại căn hộ nơi gia đ́nh ông đă sống nhiều năm trước, để ngồi lại trong pḥng riêng của cha, để nhận ra rằng ông đă không biết ǵ nhiều về cha ông, để lục t́m những đồ vật cũ, gạn hỏi quá khứ, để hiểu hơn về con người này. Thời ấy, họ sống ngay cạnh nhau, trong cùng một căn hộ, nhưng mỗi người trong pḥng của ḿnh, nhưng không có những chia sẻ thân thiết. V́ nỗi cô đơn của mỗi người quá lớn. Cuộc t́m kiếm quá khứ của nhà văn lại kéo dài khoảng cách của họ. Những sự kiện đến từ quá khứ mỗi lúc một thêm cụ thể th́ h́nh ảnh cha ông ngày càng mờ nhạt, đến lúc dường như cha ông chưa bao giờ tồn tại trong cuộc đời của ông.
Năm 1997, bố tôi, nhà thơ Trần Dần mất tại Hà Nội. Phải đợi nhiều thời gian sau tôi mới cảm thấy sẵn sàng mở lại di cảo của ông. Nhưng không phải với hy vọng được xích lại gần với ông hơn, không phải để hiểu ông hơn. Cũng không phải v́ sợ mất ông. Tôi đă không thể sử sự được như trong văn học. Quan hệ chật hẹp của chúng tôi chưa bao giờ sóng gió đă cho phép tôi lựa chọn phần riêng tư nhất trong hàng trăm bản thảo và t́nh phụ tử nhiều ích kỉ dĩ nhiên đă khiến tôi, một cách tầm thường nhất, chỉ giữ lại những ǵ liên quan đến con người Trần Dần, và nhà thơ Trần Dần.
Tất cả những sổ nhật kư của ông đều c̣n nguyên vẹn, nối liền những năm những tháng, ṛng ră từ năm 1954 tới 1989. Nếu như những sổ tay đầu mang đề tựa Ghi vặt, có thể giúp tôi đọc lại được nhật kư của một người bố, một người chồng, một người yêu, thông qua những sự kiện thường nhật th́ từ năm 1973 những sổ nhật kư đă trở thành những Sổ thơ và từ năm 1979 là những Sổ bụi hoặc vở bụi. Không c̣n những chuyện đời thường, để có thể đem kể lại cho một ai đó để cung cấp bí mật về các nhân vật có thật hoặc để làm tổn thương danh dự của một vài người. Không c̣n cách nào khác là phải đọc cuộc đời của ông bằng văn học.
Nhưng một lần nữa tính ích kỉ của ḷng hiếu lại cho phép tôi được xếp trả vào di cảo một phần rất lớn của những Sổ thơ và Sổ bụi này. Đó là khi nhà thơ viết lại những suy nghĩ chồng chéo của ông về một cuốn sách, một đoạn trích, một tác giả, một buổi nói chuyện văn học, một ư kiến triết học hoặc Phật học, hoặc Kinh Dịch, trong những phép chính tả của riêng ông, đôi khi trong những kư hiệu thị giác không ai có thể giải mă được.
Tôi chỉ có thể lấy ra những câu thơ hoặc bài thơ nằm rải rác khắp nơi trong ba mươi tư sổ tay-nhật kư văn học của ông, như những hạt bụi trong muôn vàn cơn mưa bụi.
TÔI và CHO TÔI
Nếu như các nhân vật xưng TÔI của Nhất định thắng, Cổng tỉnh, Bài thơ Việt Bắc , Jờ joạcx, Mùa sạch…có thể gợi ư người đọc liên tưởng tới Trần Dần th́ chữ TÔI của các Sổ bụi được khẳng định là tác giả khi ông gọi chúng là journal sauvage, là nhật kư anti-tự sự. Phản tự sự không có nghĩa không có tự sự, mà trái lại tự sự là một trong những vị trí trung tâm của nhật kư. Không có tự sự th́ làm sao phản được tự sự? Nhưng nhật kư theo kiểu Trần Dần lại vượt khỏi mọi giới hạn của tự sự, để trở thành VĂN HỌC. Tự sự bị phản bội bởi chính nhà thơ v́ văn học không bao giờ thuộc sở hữu của một người.
Chữ TÔI của ông, từ Sổ thơ đến Sổ bụi, không dùng để làm đối thoại. Những hội thoại văn học được b́nh lại trong nhật kư thường không có chữ TÔI. Rất khó t́m thấy ở đây những đại từ nhân xưng mà người Việt ưa dùng để định vị trí, đẳng cấp của nhau, và để tỏ thái độ với nhau. Khi thuật lại một cuộc nói chuyện ba người dài suốt cả một cuốn Sổ thơ (1976) ông bắt đầu thế này:
«Một hôm, vô hại, vô thưởng vô phạt, như mọi hôm vô vị vô mùi:
BÀNG: Có khi cần một travail symbolique?
ỔI: Không, không, mọi thiết định! Không?
CÁT: Làm quái ǵ, travail théorique?
BÀNG: Ừ, làm quái ǵ? …»
(Bàng = Trần Dần. Ổi = Đặng Đ́nh Hưng. Cát = Đoàn Chúc [chú thích của TTV])
Không thấy ai xưng danh cả. Và những trang thoại dài như thế đ̣i được giải mă, chỉ ngay từ những cái tên người. Nhưng tôi không nghĩ tất cả những độc thoại này đều chỉ đơn thuần là những ghi chép? Mà là một h́nh thức của văn luận? Nếu có chữ TÔI trong những tranh luận này th́ đó là những câu trích thơ của ông, lấy lại từ chính những trang khác của nhật kư. TÔI của Sổ thơ của Sổ bụi là chữ dành riêng cho tự sự, và cho thơ. TÔI không thể đứng chung với một người nào khác. TÔI để báo trước một cá thể cô độc. Có thể dựng lại chân dung và cuộc đời của người xưng TÔI, một cách hoàn chỉnh, từ lúc sinh tới khi chết, thông qua rất nhiều chữ TÔI như thế này:
Tôi chôn rau ở tận trời sao.
(Sổ thơ 1973)
Tôi chẳng phải tù binh quả đất.
(Sổ bụi 1979)
Tôi đă leo nhiều ngơ cụt cổ điển.
(Sổ bụi 1979)
Tôi không bao giờ hú với chó sói, chỉ một tội này họ chẳng thể tha tôi.
(Sổ bụi 1982)
Chết đi, tôi vẫn mất ngủ.
(Sổ bụi 1988)
TÔI bao giờ cũng ngạo nghễ, đầy khí phách, nhưng cũng không ít mâu thuẫn, không ít dằn vặt, không kém phức tạp. Những cuộc gặp gỡ trong văn chương Việt Nam thường xuyên chỉ cho tôi làm quen với những cái tôi đạo đức như ngọn cỏ, hoặc dễ chịu như một vị anh hùng không có thật. Ít thấy ở đâu có ai dám đặt ḿnh bên cạnh quả đất, vũ trụ, nhân loại, chân trời, cơi chết, v́ sao bay, hoặc tồi nhất th́ cũng dám đứng gần chó sói, sâu bọ, nhà tù… TÔI của Sổ bụi không bao giờ c̣n đi cùng một cái tên cụ thể, dù chỉ là một địa chỉ như Tôi ở phố Sinh Từ của năm 1955. Cùng với thời gian phố Sinh Từ đă bước ra khỏi cuộc đời nhà thơ, ra khỏi bản đồ hành chính thành phố Hà Nội, để ba mươi hai năm sau ông viết:
Tôi sống ở hai chân trời…
một trời hoành đạt, một trời sao bay?
Chữ TÔI của Sổ bụi thường xuyên được đặt cùng với những yếu tố tích cực, luôn thay đổi, luôn chuyển động, không kích thước: chân trời, chân mây, gió, mưa, các v́ sao. Ông đă đến rất nhiều chân trời để biết rằng mỗi thay đổi chân trời / một thay đổi nhân sinh, để báo trước «đám ma tôi»: hôm ấy- lă chă sáu chân trời, lă chă sáu chân mây. Và cũng để thú nhận rằng ông mỗi ngày thay áo mấy chân mây. Và các chân trời cũng đối ngược nhau làm sao. Nếu có một lúc nào đó ông nói: ở một chân trời tôi mở những chân mây, nếu có một lúc nào đó ông phàn nàn: những giờ phút vắng chân mây? bao nhiêu lấp hổng không vừa, th́ cũng nhiều khi chân trời lại làm ông thất vọng: bốn cẳng chạy tới chân trời? không bơ? không bơ? vớt về một canh cánh chiêm bao.
Chữ TÔI có vẻ bất biến, nhưng ở phía sau lúc nào cũng hiện rơ một con người, cũng đau, cũng ốm, cũng buồn, cũng nợ, cũng hy vọng, cũng nổi loạn. Và cái đau ấy, con bệnh ấy không c̣n nằm trong khuôn khổ những tự sự của người ghi nhật kư, không c̣n là cái đau vật chất đời thường:
Tôi ốm ở toàn – tôi fố cây đường đèn lúc mưa lá lẩm hoa trời sao và tín hiệu lạ.
(Sổ thơ 1973)
Nhưng đau đau. Tôi lại đau rồi. Zương thế biết không?
Nhưng nói để làm ǵ? tôi chỉ biết đau thôi?
(Sổ bụi 1982)
Tôi đau ở…
mỗi người là một vụ án?
mỗi người
chôn
sống - một chân mây?
(Sổ bụi 1988)
Tôi đau ở…
tôi thồ thơ văn tự xứ này lên.
(Sổ bụi 1988)
Rồi có một lần, ông nói về hạnh phúc, nhưng không có chữ TÔI, và bản thân hạnh phúc cũng khó khăn thế nào:
Thôi đi những hạnh phúc - quần đùi may sẵn! giầy dép - đóng sẵn! Số? Cỡ? Hạnh phúc chẳng mua ở công ti-may mặc-sẵn? những si lip sách chẳng vừa…cóoc sê jáo khoa ca mà thịt hở… (Sổ thơ kể kệ 1976)
Hoặc những phút hiếm hoi như thế này cũng được kể lại theo cách viết rất riêng của ông:
«Tôi có nghèo đâu, trăng sao lủng liểng. Mây phơi dằng dặc khắp chân trời. Hương hỏa của tôi, kho nào chứa xuể? Ê hề vũ trụ sao bay. Tôi di lại cho ai giờ? Tầng tầng mây, lục địa lục địa của cải»
(Sổ bụi 1979)
Nhưng có khi TÔI trở thành CHO TÔI. Cặp quan hệ «tôi cho ai» và «ai cho tôi» có mặt trong thơ ông từ thời Cổng tỉnh, chẳng bao giờ được trả lời. CHO TÔI thực ra là cái vô lư mà trong đó TÔI không thể hiểu được, là cái không thể mà TÔI khao khát, là những t́nh thế mà TÔI không thấy lối ra. Nếu như TÔI có mặt thường trực suốt cuộc đời thơ của ông, th́ CHO TÔI lại chỉ tập trung ở những thời gian nhất định, có vắng bóng, có hội ngộ:
Sao lại cho tôi quê cháo lú. quên cha quên mẹ. quên ngày hội. quên chạm ngơ. cưới xin. chôn cất. tang chồng không để. để tang xô.
Cho tôi về dưới Tía. cả ngày chong bóng xế. cho tôi về quá Mễ. tào lao giấc trắng phèo phèo.
Sao lại cho tôi nhiều xương sống thế? trước quyền không biết lom khom?
(Sổ bụi 1979)
Ai xuất tiền mặt cho tôi?
(Sổ bụi 1982)
Cho tôi ngồi fố khói? ga khói của ḷng? bướm khói liệng sân ga?
(Sổ bụi 1989)
Chữ TÔI kiểm điểm bản thân cùng một thời đại buồn rầu của Cổng tỉnh năm 1960 đến những Sổ bụi không c̣n xếp cùng với thời đại của ông nữa. TÔI những năm tám mươi từ chối bên ngoài:
Nhân loại- tôi không chơi với các anh nữa
Ván nào anh cũng ăn jan…
(Sổ bụi 1982)
Biết bao nhóm chữ TÔI KHÔNG này được sử dụng để TÔI được quay về với TÔI. Nếu quan hệ TÔI và TÔI c̣n nhiều hoài nghi trong Cổng tỉnh khi ông viết tôi có tôi làm ǵ, th́ tới những Sổ bụi cuối quan hệ này lại có vẻ êm đềm hơn:
Tôi rủ tôi đi vào cửa khó
dễ ăn, dễ ngủ
siêu lạm phát
động vật dễ dàng…
(Sổ bụi 1987)
Tôi bước lặng bên tôi
không một hai- mà vẫn bước đều
cho đến lúc- say nâu
Tôi rẽ vào fố lặng.
(Sổ bụi 1988)
Người đọc cũng có thể hiểu được rằng con đường từ TÔI đến TÔI đâu phải chỉ khép lại trong cô đơn, mà là kết quả của rất nhiều năm lao động:
Từ tôi tới ḿnh? vạn lí trường chinh..? mấy ai đi hết lữ tŕnh? nửa đường rơi rụng sinh linh? (Sổ bụi 1987).
Người đọc cũng có thể được lư giải v́ sao chữ TÔI của thơ mini 1988 vừa khoẻ mạnh, vừa đau đớn, lại vừa kiêu hănh, đến ấm ḷng:
Tôi khóc những chân trời không có người bay
Lại khóc những người bay không có chân trời
Có thể đây là một trong những lư do v́ sao những bài thơ ngắn và cực ngắn , bắt đầu từ các Sổ thơ 1973 đôi khi chỉ được đánh số thứ tự, phần nhiều chỉ được gọi là những bài «thơ lẻ», phải đợi đến năm 1988 những bài thơ ngắn mới được gọi là «thơ mini».
2. THƠ và KHÁCH THƠ
Khi đọc bố tôi viết tác phẩm là bản gốc, đời là bản sao (Sổ bụi 1988) tôi đă cho rằng hai mươi ba năm sống cạnh ông tôi mới chỉ học thuộc bản sao của ông. Bản sao này cũng không trọn vẹn. Tôi không được ở cùng bố tôi tám năm cuối của ông. Sau khi ông mất, bản sao này dần dần được thay thế bằng một cái ǵ khác, một cái ǵ mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không dám khẳng định có phải là THƠ của ông, là di cảo của ông. Tôi vẫn muốn làm sao giữ lại được bản sao ấy, dù chỉ là bản sao, dù nó không hoàn thiện.
Nhưng nếu cuộc đời ông đă được ông đem tặng cho THƠ? Nhưng nếu cuộc đời ông chính là một tác phẩm không được viết?
Tuy nhiên tôi không muốn băn khoăn t́m hiểu v́ lư do ǵ cuộc sống gia đ́nh và những thăng trầm của xă hội không được tham gia trực tiếp vào nhật kư của ông từ 1973. Ông c̣n có một mối nợ khác vô cùng riêng tư, mối nợ vẫn đi theo ông từ Bài thơ Việt Bắc, từ Nhất định thắng, từ Cổng tỉnh:
Tôi như có lời hứa chưa xong. Có lời nguyền chưa trọn. Có câu thề c̣n trăn trở nơi tim- thơ là tṛ rồ của những kẻ như tôi.
(Sổ thơ 1976)
Thơ là thuốc chữa cho ta, bệnh sống.
Chẳng bệnh ǵ đâu, chỉ mỗi bệnh sống. Không thơ, lấy j́ chữa chạy júp dùm ta?
(Sổ thơ 1975)
Thơ với tôi như tôn giáo không nhà thờ, không giáo chủ, chẳng tăng sư. Tôi vẫn chốt ở đền Bay-on chữ. Thơ là mạng sống, là lư lịch thật đời tôi.
(Sổ bụi 1988)
Mối nợ của ông là THƠ. Mặc dù TÔI của Sổ thơ Sổ bụi đă được ông đem tặng hết cho THƠ vẫn có những lúc ngắn ngủi THƠ tách ra khỏi TÔI cũng giống như tạm xếp lại những t́nh bạn tuy thắm thiết nhưng lại ít dễ chịu của họ. Những lúc ấy ông hiểu rằng:
Thơ v́ thơ, tuyệt đối. Hễ v́ bất cứ ǵ khác, dù cao quư mấy, thơ sẽ chẳng c̣n là thơ. V́ vậy, thơ khôn thể v́ chim gái chẳng hạn. Những thơ t́nh, thơ chính trị, bất ḱ tính từ nào, đều vô nghĩa, với tôi. (Sổ bụi 1988).
Và THƠ không có TÔI lập tức vứt bỏ mọi ràng buộc và giới hạn, của ngôn từ và kích cỡ, được nhà thơ chiêm ngưỡng từ xa, vô cùng say sưa:
Thơ là cái thăm thẳm.
(Sổ bụi 1988)
Có một vùng thơ tên gọi không lời.
(Sổ bụi 1988)
Vùng mù…vùng tổ của vùng thơ.
(Sổ bụi 1984)
Tuy nhiên, việc phi thường chờ người phi thường, có nhà thơ mới có thơ (Sổ bụi 1984), nhà thơ được ông gọi là người thơ, thi sĩ… và khách thơ. KHÁCH THƠ mang nhiều trùng lập với con người Trần Dần, cả hai cùng bị lạc tới quả đất, và ông quan sát KHÁCH THƠ với nhiều thương xót. Bản thân ông là người chôn rau ở tận trời sao, bản thân ông c̣n xa lạ quá quả đất, để có thể cảm thông với vị khách lạc, để nói nhưng không rơ với ai: Khách thơ chẳng thích ǵ quả đất. Anh lạc hành tinh rồi! Tội nghiệp! (Sổ thơ 1975).
Trong cùng một Sổ thơ, ông gặp những con đường cũng biết ước mơ, gặp một sân ga im lặng trắng, gặp những v́ sao biết là áy náy hộ v́ ai, gặp khách thơ nhưng không bao giờ, và bao giờ, khách thơ có chỗ, ở trong huyên náo địa dư-người. Ông trách: Trăng Á mặt trời Âu đều chẳng chiếu. Vào chỗ nào là chỗ khách thơ đau. Trong những Sổ thơ và Sổ bụi sau này không thấy KHÁCH THƠ quay trở lại quả đất nữa. KHÁCH THƠ giống như một cuộc viếng thăm không lời, đến từ một vùng thơ không lời, và vội vàng khép lại.
Chỉ có Trần Dần, và nhà thơ, và người thơ… vẫn c̣n đấy. H́nh ảnh KHÁCH THƠ tội nghiệp được thay thế bằng những nhà thơ ở lại trần thế, mạnh mẽ hơn, những nhà thơ bao giờ cũng mơ trên sức người, ngoài khả năng người, vượt điều kiện người (Sổ bụi 1984). Bốn năm sau khi gặp KHÁCH THƠ ông viết:
Thi sĩ là ǵ? người chết hai buông tay vẫn ằm ặp đầy sao.
Và một năm sau nữa :
Tắt thở… tay ăm ắp đầy sao? người ấy không chết.
Đến thời gian làm thơ mini 1988 nhà thơ của ông có lúc không c̣n mang bóng dáng của người khách thơ im lặng và thi sĩ đầy khát vọng, mà gai góc khó chịu: Mỗi nhà thơ mang một địa ngục. không ai người chung sống nổi với nhà thơ. Nhưng nhiều khi nhà thơ ấy lại đời thường biết bao, và ngay cái đời thường lại nghịch lư đến tầm thường. Tôi không thể mỉm cười được trước những bông hoa không được rắc nước hoa, bởi bài thơ chính là quan niệm của ông về THƠ và NHÀ THƠ:
người thơ
không rắc nước hoa
lên những bông hoa ḿnh trồng.
C̣n con người Trần Dần, nhân vật TÔI, có thể thu xếp cho ông một cuộc sống hoà thuận với nhà thơ ở trong ông? Cả hai thực ra cùng chia sẻ một số phận, cùng sống ngoài ŕa xă hội, cùng không chấp nhận và không được chấp nhận, bởi cả bản thân và xă hội. Cả hai cùng chung một sứ mệnh THƠ, làm sao để xây một tập thơ là phá một nhà tù (Sổ thơ 1974). Và phải chăng tất cả họ, nhà thơ, người thơ, thi sĩ, khách thơ, và nhân vật tôi đều mang một cái tên Trần Dần? Đều là Trần Dần ở những giây phút khác nhau, hy vọng hoặc thất vọng, yếu đuối hay lạc quan, dù chỉ là lạc quan đen? Bi kịch lớn bắt đầu khi con người TÔI của ông một lúc nào đó cũng đă hoá thân thành nhà thơ?
3. CHỮ và NGHĨA. BÊN NÀY và BÊN KIA
Không phải ngẫu nhiên mà thói quen người đời trong khẩu ngữ đặt CHỮ lên trước NGHĨA, BÊN NÀY rồi mới đến BÊN KIA. Khái niệm về khoảng cách địa lư không gây nhiều tranh căi, v́ sự hợp lư ở đây hoàn toàn có thể cụ thể hoá được. Lẽ đương nhiên là gần rồi mới đến xa. Thứ tự này là bất biến, không thể phủ nhận. Nhưng khi bước vào lĩnh vực nghệ thuật thói quen định vị của CHỮ và NGHĨA lại thường xuyên bị nhầm lẫn, thứ tự của chúng luôn bị xáo trộn, ở mọi thời, mọi nền văn hoá. Công chúng khi đứng trước một tác phẩm hội hoạ thường đ̣i hiểu ngay lập tức cái này muốn nói ǵ, khi nghe một bài hát thường phàn nàn không nghe được hết lời, khi đọc văn học thường chỉ đọc NGHĨA mà quên CHỮ, hoặc khá hơn một chút th́ đặt NGHĨA lên trước CHỮ.
Ngay trong hàng ngũ những người làm nghệ thuật và phê b́nh nghệ thuật quan hệ CHỮ và NGHĨA này cũng quay tṛn như chong chóng gặp gió, gió chiều nào quay chiều ấy. Chưa kể đến những thoả hiệp giữa họ và công chúng. Thử mở những bài giới thiệu b́nh luận tác phẩm, NGHĨA bao giờ cũng được phóng to nhiều lần, dễ giải thích hơn, và cũng dễ hiểu hơn.
Thói xấu này trở nên quá phổ biến, đến mức đối với phần đông đọc NGHĨA không có CHỮ là một tập quán, tệ hơn nữa là một nguyên tắc bất di bất dịch. Đến mức chỉ cần đề nghị thiết lập lại vị trí của CHỮ và NGHĨA theo đúng như trong thói quen nói, không hề là một phát hiện thông minh nào, đă sánh ngang được một cuộc cách tân lớn.
Khi Trần Dần viết : «Đố ai chọc mắt các v́ sao» (Sổ thơ 1976), một người khác cũng có thể viết : «Tôi đố anh nào có đủ dũng cảm có đủ khả năng đủ tài năng đủ phương tiện để trèo lên được tận các v́ sao để tắt chúng đi đấy!». Câu thứ hai đủ ư đủ nghĩa, rơ ràng mạch lạc, nhưng lại đóng cửa mọi tưởng tượng, và mất hết mọi sức mạnh.
Khi ông viết : «Họ cứ vu oan mặt trời ngủ» (Sổ thơ 1976), tôi không thể h́nh dung được ai đấy có thể viết nổi câu văn thứ hai có thể mang cùng một nghĩa. Câu thơ quá đơn sơ, CHỮ nào cũng dễ hiểu, mà toàn bộ câu thơ lại mở ra rất nhiều NGHĨA, rất nhiều liên tưởng, h́nh ảnh, âm thanh. Câu thơ có vẻ dễ làm, nhưng không thể thêm hoặc bớt CHỮ của nó, không thể thay đổi chỗ của chúng. Và trên hết, câu thơ là một kinh ngạc. Một kinh ngạc lại chứa nhiều kinh ngạc khác. Từ họ đến mặt trời, từ mặt trời đến mặt trời ngủ, từ vu oan mặt trời đến vu oan mặt trời ngủ…và mặt trời ngủ rơ ràng là một h́nh ảnh thị giác. Tôi cứ h́nh dung thấy một mặt trời vàng vô cùng oai vệ nằm ngủ như một con người, thế thôi, chẳng mộng mị, chẳng lo lắng. Nhưng tôi đă bị lừa, h́nh ảnh của tôi chỉ là ảo ảnh, v́ biết đâu mặt trời lại không ngủ, ông bị vu oan.
Người nhiều tưởng tượng hơn có thể đi từ câu thơ đến những thân phận người, những số phận oan nghiệt. Người nhiều khả năng tổng hợp hơn có thể nghĩ đến những đám đông lười suy nghĩ, vẫn lười suy nghĩ. Nhưng họ không biết rằng chính những con CHỮ này đă cho họ ham muốn được tiếp tục giải nghĩa những ǵ c̣n giấu đằng sau câu thơ. «Biển giấu sâu. Trời giấu rộng. Chữ giấu nghĩa» ( Sổ thơ 1976) là như vậy.
Nhưng tôi không có ư định giữ CHỮ của Sổ bụi ở lại BÊN NÀY, để NGHĨA của thơ được gửi sang BÊN KIA mặc dù có lúc ông viết: đừng viết cái ǵ không rơm rớm bên kia, mặc dù bên kia? ai rồi cũng đến - bên này? ai rồi cũng qua (Sổ bụi 1983). Tôi không đề nghị độc giả đi t́m biên giới của CHỮ và NGHĨA như có thể lấy phấn trắng mà phân chia địa phận của BÊN NÀY với BÊN KIA. Thực ra BÊN NÀY và BÊN KIA của những sổ nhật kư không được Trần Dần sử dụng cho không gian hoặc địa lư. Nhưng tôi xin được đặt chúng song song với cơi sống và cơi chết.
Khi viết về sự sống và sự chết ông đặt chúng vào một quan hệ, như gửi với về, như dụng và thể, như tử số và mẫu số. BÊN NÀY và BÊN KIA được nhà thơ thường xuyên đến thăm. Nhưng với hai thái độ:
Đối với BÊN NÀY
Sống? Eo ôi sống?
Xưa nay. Từ sống mấy ai về?
(Sổ bụi 1988)
C̣n với BÊN KIA:
Càng chết tôi càng - bất tử
Eo ôi
Chết vẫn không yên.
(Sổ bụi 1988)
Cả hai bài thơ mini đều dùng chữ Eo ôi, nhưng nếu Eo ôi đầu, mắc kẹt giữa hai chữ sống, có vẻ đi nhanh hơn th́ Eo ôi sau, rơi vào trong khoảng trống, lại kéo dài hơn. Chữ thứ nhất vừa đi kèm chữ sống, vừa từ chối chữ sống. Chữ thứ hai không dành cho chết, mà cho chữ bất tử. Cả hai bài đều được viết để từ xoá từ, câu bác câu, lưỡng nghĩa đè lưỡng nghĩa. “Sống mấy ai về” là cả một vô lư và ngược đời. Người ta hay nói: Từ chết mấy ai về, cũng hay an ủi: Chết là yên thân. Người đời cũng mấy ai không thích bất tử? C̣n nhà thơ, ông kinh tởm sự sống lẫn sự bất tử, chứ không hề sợ cái chết. Hai bài thơ quá ngắn nhưng chứa rất nhiều suy nghĩ và ôm trọn cả cuộc đời của ông, và nhà thơ ở trong ông. Những con CHỮ của Trần Dần như vậy phải là những từ cô đọng đến tối đa, nhưng đồng thời phải đem về cái ngạc nhiên, cái nghịch lư, cái phủ nhận, phủ nhận ngay cả những ǵ ông vừa mới viết, chứ không thể là những mỹ từ. CHỮ nào vào tay ông đều trở thành THƠ. Ông chủ trương con CHỮ tự nó làm NGHĨA. Nhiều người, kể cả bạn bè ông, sau này luôn nói về CON CHỮ, nhưng phần đông lại đưa ra những so sánh lạc đề, đại loại như: những con chữ lấp lánh trong tay ông, những con chữ giống như đàn gà con chiêm chiếp gọi mẹ, theo tôi là xuyên tạc Trần Dần.
Lại vẫn để nói về BÊN NÀY và BÊN KIA, nhưng bắt đầu từ chữ bằng ḷng. Đây là bài thơ ngắn được lấp đầy bởi năm lần bằng ḷng:
bằng ḷng sống - bằng ḷng quả đất? bằng ḷng làm chiếc lá - heo may.
bằng ḷng chết? không bằng ḷng hết. Ôi chiếc lá vàng trong bát ngát càn khôn.
(Sổ bụi 1987)
Năm lần không lần nào giống lần nào, nhờ vào năm vị trí khác nhau. Sự sống được giải nghĩa là quả đất, quả đất trở về chiếc lá trong gió đông. Chữ bằng ḷng do vậy cứ nhỏ dần lại, nhưng thêm cụ thể hơn. Giống như ba chiếc hộp lồng nhau nhưng chữ bằng ḷng thứ ba lại tiêu diệt những hoài băo lớn ban đầu. Sự sống nhỏ lại thành chiếc lá heo may.
Chữ bằng ḷng thứ tư là một nghi vấn. Chữ thứ năm bị phủ nhận. Rồi quá bất ngờ, ngay sau chữ hết, không gian được mở rộng đến nao ḷng. Chiếc lá mùa đông được mang mầu vàng, được đặt trong cơi vô cùng, được nhà thơ chiêm ngưỡng đến độ phải bật thốt lên thán phục. Chiếc lá của BÊN NÀY và BÊN KIA mới khác nhau làm sao! Và cơi bát ngát càn khôn có lẽ chính là vùng thơ thăm thẳm ngày nào?
Cho nên BÊN NÀY và BÊN KIA không chỉ đơn thuần như tôi muốn giải nghĩa là hai thế giới sống và chết, mà chính là hai vùng thơ, một vùng đầy nguy hiểm, một vùng làm ông thương nhớ khôn nguôi. Tôi chỉ mong sao có được tấm hộ chiếu đưa tôi vào vùng thơ của nhà thơ. Để không c̣n bỡ ngỡ day dứt khi đọc trong Sổ bụi của ông: Sống tới hôm nay, bỗng nhớ quê. Sực nhớ. Day dứt nhớ bên kia. Nơi chẳng đồng hồ không số lượng. Để không c̣n băn khoăn với câu hỏi của ông: Bất tử làm ǵ? nếu phải măi măi sống đ́u hiu. Để có thể yên tâm được như ông: Hăy đắm đuối đi vào bóng tối.
4. Sổ bụi CUỐI
Tôi đă không tự hỏi, khi lục t́m di cảo, đâu là những ḍng viết cuối của bố tôi. Tôi đă bắt đầu bằng những tác phẩm nằm, là những trường ca, những tập thơ đă hoàn chỉnh, những tiểu thuyết, tranh vẽ và thơ vẽ không có lời mà ông gọi là Thơ cơ bản, rồi những tập thơ có lời mà ông lại gọi là Thơ không lời. Bốn năm sau khi ông mất, tôi mới đọc những Sổ thơ và Sổ bụi. Tôi nghĩ đă thu xếp cho ḿnh đủ b́nh tĩnh để đọc nhật kư của người khác. Tôi đă đọc ba mươi tư sổ tay, không theo tŕnh tự, không hiểu hết, không nhớ hết, và không biết tôi đă đọc những ḍng viết cuối của ông từ lúc nào.
Tôi đă không thể tưởng tượng được nhật kư của đời ông chấm hết vào đúng quăng thời gian tôi rời xa Hà Nội, cuối năm 1989. Tôi không muốn nghĩ rằng cuộc ra đi khốn đốn và nhục nhă của tôi đă làm kiệt sức toàn bộ căn nhà năm người của chúng tôi, đă khiến bố tôi phải tự xếp cánh lại, không muốn bay nữa. Tôi không có đủ thiên hướng văn học để có thể gạn hỏi quá khứ, hoặc không đủ cô đơn để lùi ra xa khỏi cuộc đời bố tôi như Paul Auster đă bỏ trốn vào L’invention de la solitude.
Tôi đă không t́m được những trang viết sau 1989.
Năm 1987, cùng với thời đổi mới do tổng bí thư Nguyễn Văn Linh phát động, với những hứa hẹn của hội nhà văn, với sự phục hồi hội tịch cho những nhà văn bị bỏ ra khỏi làng văn chính thống ba mươi năm trước, ông vào Huế và Sài G̣n. Những Sổ bụi 1987, 1988 này tràn đầy thơ mini và chỉ dẫn thơ, với muôn vàn chân trời, chân mây.
Nhưng rất nhanh, ông đă hiểu không có đổi mới nào cả. Và Sài G̣n mà ông đă xa cách từ năm mươi năm, giờ mới gặp lại, không đủ cho ông. Sau tất cả những sự kiện này ông trở về Hà Nội. Đây là quăng thời gian ông viết: bốn cẳng chạy tới chân trời? không bơ? không bơ? vớt về một canh cánh chiêm bao.
Năm 1989 bắt đầu, và thật kỳ lạ, đây là trang Sổ bụi duy nhất có ghi ngày tháng, nằm lẫn vào trong những trang cuối của Sổ bụi 1988:
“Ngày 23 tháng 1 năm 89, tức ngày mùng 10 Chạp Th́n.
Dương đă 89. Âm vẫn chửa sang trang Kỷ Tị. thời gian châu Á vẫn tiêu sâm…
Tôi chẳng muốn mang sang ǵ cả. Nỗi buồn ga cuối c̣n nguyên”.
Sổ 1988 hết trang, ông sang sổ mới. Đây mới là cuốn nhật kư cuối cùng của ông, Sổ bụi 1989. Ông bắt đầu như thế này:
Canh bạc giao thừa – thua cũng được?
đời
đau – thi
cách rơ ràng…
Rồi có những bài thơ mini:
Tia mắt chiêm bao ngạt ngào quanh thế. Người về bang cũ có buồn không?
Cố nhân bang mới buồn như khói? Tấm ḷng ga cuối lặng như đêm.
ngă ba đen? ngă ba đen?
sự vật không đèn?
ai khóc?
ngă ba tim?
Và rất nhiều chữ CUỐI, chưa bao giờ cùng tụ tập lại như thế này:
- hoa soi? hoa sói. hoa ṣi. hoa khói? ga cuối của ḷng.
tim cuối? hai bàn chân cuối?
“Đây rồi phố cuối – khóc đi thôi”
- tuổi cuối?
hai bàn chân cuối vẫn ra đi
- xá ǵ khi khói - cuối đă bay đi?
mây cuối của ḷng?
con mắt cuối vẫn chong chong?
- tuổi cuối?
ga cuối của ḷng
nghe hát thương hoa…
…
Ở một trang khác, là chính ông đứng chống gậy ngoài phố. Ngoài ngă ba phố hay ngă ba tim? Đây chính là h́nh ảnh ông mà ai đă biết ông đều nhận ra. Đây cũng chính là một ông già tập tễnh trong mắt người đời, trong con mắt trẻ con, bị trẻ con trêu. Không thể đọc một cách b́nh thản được:
“ngă ba tim. từ ngă ba tuổi. từ đèn ngă ba? – ông già hoè? ông koè? tôi iêu ông già hoè?
không iêu ông già koè? – tôi iêu ông jà koè! tôi iêu ông jà hoè!”
Nhưng rồi những day dứt của ông lại nhanh chóng nhường chỗ cho một mùa thu rất xanh và một cơn mưa mà ông đă gặp từ hồi Nhất định thắng, từ hồi Cổng tỉnh:
“cho tôi ngồi fố khói? ga khói của ḷng? bướm khói liệng sân ga? tầu khói. chung nhau màu tuổi khói? đâu dè mắt khói chiêm bao. mây bay? chung đôi ngồi kể khói? mưa rất xưa mà thu rất xanh. mắt khói thế này. mắt khói để cho ai?”
Tôi không cho rằng một mùa thu rất xanh có thể đóng lại toàn bộ những sáng tác của ông. Tôi vẫn biết không bao giờ ông bằng ḷng với những ǵ ông đă làm. Không hiếm khi ông đă tự trách ḿnh: tuổi 60 rồi? không viết nổi một câu thơ? Anh 60 rồi chẳng có quê? Cho dù đối với ông ghi trở nên một h́nh phạt (1958) ông vẫn tiếp tục viết những bức thư không gửi cho những sổ tay, những đau ḷng Sổ bụi. Phải lâu lắm tôi mới t́m lại được trong Sổ bụi 1988, khi ông nói về thơ mini, những ḍng chữ sau:
tôi thích viết cái chưa biết, mặc các ông viết cái đă biết. 90 có hoàn thành không? có thành công không để mà đốt đi? Tôi đă đốt tôi đi không phải chỉ đôi lần… cái chưa biết –cái khó -thậm chí cái bất khả thu hút và đắm đuối tôi.
Dấu vết nhỏ bé này đă cho phép tôi đặt câu hỏi: có phải ông đă tự chuẩn bị cho ḿnh ngày đóng cửa bốn mươi sáu năm ghi nhật kư từ một năm trước? Có phải những năm sau 89, ông đă không c̣n muốn nhẩy qua bóng của ḿnh? Có phải ông đă có linh cảm không lành về cái mới, về bệnh tật sẽ cướp đi trí nhớ và sự minh mẫn của ông năm năm cuối đời? Có phải ông đă huỷ toàn bộ phần sau của Sổ bụi để tay không mà đi sang BÊN KIA. Như ông vẫn nói:
Tôi chẳng muốn mang sang ǵ cả. Nỗi buồn ga cuối c̣n nguyên.
Paris, tháng 4 năm 2003
Trần Trọng Vũ