TranDanMotDoiTho

 

Nam Dao  giới thiệu

 

Trần Dần:  một đời - thơ

 

 

1926- Sinh ở Nam Định trong một gia đ́nh khá giả. Học trung học ở Hà Nội, đậu Tú Tài, làm thơ từ thiếu thời, yêu Beaudelaire, Verlaine.

1943- Trần Dần (TD) quan hệ với nhóm Hàn Thuyên ( Trương Tửu, Lương Đức Thiệp…).

1945- Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập, khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, tổ chức bầu cử Quốc Hội lập Hiến.

1946- Cùng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Định, Vũ Hoàng Chương …ra tạp chí Dạ Đài, đăng tuyên ngôn của phái Tượng Trưng, ngay sau đó th́ kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ.

1947- 48- TD tham gia kháng chiến ở Nam Định,  rồi chiến đấu ở Thượng Lào và Tây Bắc.

1949-50-  TD  phụ trách văn công ở trung đoàn Sơn La, được kết nạp vào đảng CS  Đông Dương , tham gia lập nhóm Sông Đà, vẽ tranh lập thể và làm thơ lối bậc thang. Bị chê là khó hiểu lập dị, TD  xin chuyển về pḥng Văn Nghệ Quân Đội thuộc Tổng Cục Chính Trị.

1951-53- TD công tác ở cục Quân Huấn và Ủy Ban Trung Ương Hội Văn Nghệ Quân Đội, phụ trách đào tạo và tập huấn chính trị cho văn công. Luật Cải Cách Ruộng Đất (CCR Đ) được ban hành. Stalin qua đời. TD bị phê b́nh là giảng sai chính sách Văn Nghệ của Đảng.

1954- tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, viết  tiểu thuyết Người người lớp lớp. Hiệp định Geneve. TD được cử sang Trung Quốc  viết chuyện phim Điện Biên Phủ, cuối năm về Hà Nội.

1955- tháng 3 tham gia phê b́nh tập thơ Về Việt Bắc của Tố Hữu, tháng 4  cùng Hoàng Cầm, Đỗ Nhuận, Tử Phác… đệ tŕnh Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa yêu cầu tự do sáng tác, trả  quyền lăng đạo văn nghệ cho văn nghệ sĩ. TD  quyết định kết hôn với Bùi Thị Ngọc Khuê có gia đ́nh di cư vào  Nam bất chấp phản đối của lănh đạo các cấp. Viết đơn xin giải ngũ và đơn xin ra khỏi Đảng, TD bị giam 3 tháng theo quân kỷ để kiểm thảo, viết Nhất định thắngCách Mạng tháng tám. Sau, TD đi tham quan CCRĐ đợt 5 ở Bắc Ninh.

1956- Hoàng Cầm cho đăng Nhất định thắng trên Giai Phẩm mùa Xuân. Giai phẩm bị tịch thu. Hội Văn Nghệ tổ chức phê b́nh : TD bị qui kết đi ngược đường lối của Đảng, bị giam 3 tháng tại Hỏa Ḷ. TD dùng dao cạo cứa cổ định tự tử. Cùng năm, Đại Hội 20 của Đảng CS Liên Xô với báo cáo Krút-p chống tệ sùng bái Stalin, mở màn cho các cuộc nổi dậy ở Ba Lan, Hung …Tháng 9, báo Nhân Văn số 1 ra đời, có bài Con người Trần Dần của Hoàng Cầm. Tháng 10, ban thường vụ Hội Văn Nghệ Việt Nam ra thông báo công nhận sai lầm trong vụ phê b́nh bài thơ Nhất định thắng.  Cùng lúc , Giai Phẩm mùa Xuân tái bản, với bài thơ  này.

1957- Tháng 2 , Đại Hội Văn Nghệ toàn quốc lần thứ 2 tại Hà Nội với gần 500 đại biểu, đích thân Trường Chinh kêu gọi đập nát luận điệu phản động của Nhân Văn-Giai Phẩm (NV-GP).

Sau  đó, nhóm văn nghệ sĩ tham gia NV-GP này phải đi lao động cải tạo, bị khai trừ khỏi Hội nhà văn, không được xuất bản trong thời hạn từ 1, 2 đến 3 năm. TD sống âm thầm, bút bị bẻ không chỉ 3 năm mà cho đến năm 1988, tức hơn 29 năm sau, mới có phép được tham gia sinh hoạt văn học một cách công khai. Năm 1994, TD  xuất bản tiểu thuyết thơ  Cổng Tỉnh  viết từ 1960,  được giải thưởng Hội Nhà Văn năm 1995. Ông từ giă thế gian này hai năm sau,  ngày 17-1-1997. Năm 2007, Trần Dần và những văn nghệ sĩ trong NV-GP là Hoàng Cầm, Lê Đạt và Phùng Quán được trao Giải Thưởng Nhà Nước, vinh quang chỉ sau có Giải Thưởng Hồ Chí Minh. Năm 2008, tập Trần Dần-Thơ đă được in, nhưng lại không cho phép phát hành. Lư do là, như đùa, tập thơ  vi phạm qui tŕnh hành chính xuất bản.  Theo lời vị Giám Đốc Nhà Xuất Bản Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Chiến,  người  đă quyết định thu hồi giấy phép xuất bản v́ trong tập Trần Dần-Thơ có chút ít tiếng Pháp và  nhất là viết ‘’sai ‘’ chính tả Việt Nam[1], không đáp ứng tiêu chuẩn của UBND TP Đà Nẵng (?).

 

T́nh yêu là một bước ngoặt

 

Gặp Bùi Thị Ngọc Khuê, bước ngoặt ấy là một bước nhảy nhổm dị kỳ của định mệnh TD. Nói ǵ về t́nh yêu TD cũng chẳng bằng những lời thơ của chính TD :

 

T́nh Yêu

 

Gửi em K*, những ngày phải xa nhau – anh bị giữ lại để « giáo dục » về nhiều chuyện và cả chuyện yêu K nữa.

 

 

Em ơi

     anh không ngủ được

                       bốn đêm rồi!

 

Nhớ em

đường phố Sinh Từ

            đen cả mũi

                      mùi than

                               mùi bụi.

 

Nhớ gian nhà

              bây giờ

                    lùi lũi

                         một ḿnh em

 

Em ạ, 

T́nh yêu không phẳng lặng bao giờ

 

Nó đè sóng,

           đè mưa,

                   nổi băo...

 

T́nh yêu

       không phải chuyện

                          đưa cho nhau

                          ngày một bó hoa

 

 

Nó là chuyện

           những đêm gịng

                           không ngủ

 

tóc tai bù

        như những rặng cây to

 

nó vật vă

        những đêm trời động gió.

 

T́nh yêu

         không phải là

                     kề vai mơ

                     sầu mộng dưới trăng ṃn

 

mà phải sống

             phải cởi trần

                        mưa nắng

 

phải mồ hôi

           chảy đẫm

                   tận buồng gan.

 

 

T́nh yêu không phải

                     chuyện ngàn năm

                                       kề sát má

 

mà bỗng dưng -

                       một quả tim chung

 

phải bổ nó

            làm

             đôi

 

người một nửa

                 người

                 ôm một nửa...

 

T́nh yêu

         không phải là

                   những chiếc toa đen

                                    con tàu cuộc sống

 

tùy chuyến đi

              mà cắt bỏ

                         hoặc nối thêm

 

Mà tự nó là

            một ĐẦU TÀU HỎA

 

có ngh́n toa

              buổi - sáng

                      buổi – không đèn

 

Triệu mă lực

           con tàu điên

                       tàu dại

 

nó đâm bừa

             găy cẳng

                    ngày đêm

 

nó hú chết

            thời gian

                    khoảng cách

 

nó rú lên

        trên trái đất

                   chưa người

 

chưa xă hội

            chưa luân thường

                        ước lệ...

 

 

T́nh yêu không phải

              chuyện bạ sao yêu

                              cũng được

 

nó lạ lùng

         như giữa một trời sao

                            triệu triệu ánh

 

Chỉ có anh

         đă khản tiếng

                   kêu gào

 

mới gọi được

          v́ – sao – em

                 hay khóc

 

Và có em

        đi măi đến mê

                  người

 

mới dừng lại

          ôm ḿnh anh

                 buồn tủi

 

v́ – sao – anh

                rốc lửa

                      xém bên trời...

 

T́nh yêu

      không phải

                có hoặc không

                          cũng được !

 

mà nó như là

           những vần thơ

 

những bắp thịt

           những đường gân

                         tổ quốc

 

 

Em ơi

      em lại khóc

                em à?

 

Gian nhà vắng

               con chó nằm nó rú...

 

Anh mới đấm lên trời

                     dăm quả đấm

 

bây giờ anh

             ngồi

                chết

                  một gian buồng

 

bốn bức tường

             nó giữ chịt người

                                 anh

 

để giáo dục anh về nhiều chuyện

 

và chuyện yêu

       - là câu chuyện chúng ḿnh...

 

Em đọc kỹ

          trang thơ này nhé

 

Em đếm xem

           bao chữ

               bao vần

 

cũng tựa bao đêm

                 em ngắm trời sao

 

em đă thấy

          một v́ sao

                  ngất ngưởng

 

v́ – sao – anh

             nó chuyển bốn bên trời

 

đuôi nó cháy

            - đúng là

                     v́ sao dữ

 

Anh cho phép

              em khóc nhiều

                         khóc nữa

 

Em ơi

   t́nh yêu em

              không có tuổi bao giờ

 

mươi thế kỷ

            v́ sao

                 anh

                   vẫn cháy...

 

 

 

 

                                   1955

 

 

 

Nhất định thắng, ván đầu.

 

Đánh ván đầu khi TD bị quân kỷ phải đi tham quan CCRĐ ở Bắc Ninh. Ai dám xin ra khỏi Đảng và giải ngũ v́…t́nh yêu ? TD mím môi :

 

bây giờ anh

             ngồi

                chết

                  một gian buồng

 

bốn bức tường

             nó giữ chịt người

                                 anh

 

để giáo dục anh về nhiều chuyện

 

và chuyện yêu

       - là câu chuyện chúng ḿnh...

 

Em đọc kỹ

          trang thơ này nhé

                …

A, câu chuyện chúng ḿnh? Thuở ấy, ai nấy hô đấu tranh giai cấp, ‘’chúng ḿnh’’ phải là vô sản công nông tiên phong trên con đường cách mạng như một  tất yếu của lịch sử chứ! C̣n cái ‘’ chúng ḿnh’’ của bọn tạch tạch sè trí thức tiểu tư sản thành thị th́ phải xóa cho sạch hoặc bôi cho đen để quần chúng nhân dân dẫu mắt có mở cũng chẳng  thấy ǵ ngoài bóng cờ đỏ.

Về Hà Nội, TD  đưa Nhất định thắng  ra. Hoàng Cầm đề nghị thêm đoạn cuối để ‘’giữ’’ lập trường, sau in trong Giai Phẩm mùa Xuân. C̣n Nguyễn Đ́nh Thi, đang ngấp nghé thành quan lănh đạo văn nghệ, viết bức thư sau.

 

Thư Nguyễn Đ́nh Thi gửi Trần Dần

 

Trần Dần,

 

Tôi chữa tạm bài của Dần như thế này. cắt những đoạn trên thảm thiết và vô chính trị (hàng ế- thất nghiệp-người đi Nam vv..)

Vắng hẳn công nhân Hà Nội (chỉ có bộ đội thành ra không thấy lực lượng quần chúng) Nói chung như trong thư tôi đă nhận xét.

Chữa thế này cũng c̣n yếu.

Và cũng mới là cố ngoi lên chứ chưa vững được.

C̣n vấn đề đăng báo, cũng cần cân nhắc thêm nữa.

Chúc cậu khoẻ mạnh, cố gắng - Phải đem cái khoẻ làm thơ mà phục vụ thực sự hơn.

Tôi gửi trả để anh xem có ư ǵ thêm th́ anh chữa thêm rồi gửi lại cho tôi.

Nếu viết về cuộc sống ở thành phố mà anh không nh́n thấy công nhân th́ c̣n thấy ǵ được!

Do thiếu quần chúng lao động nên bài thơ dù muốn hét vẫn yếu và chơi vơi.

Dần cố lên cố lên.

 

Thi.

Ḿnh đau phổi thật rồi, sau Quốc khánh này sẽ nghỉ.

 

 

 

Giai Phẩm mùa Xuân  bị tịch thu khi TD c̣n ở Bắc Ninh trong đợt tham quan CCRĐ. Bài thơ Nhất định thắng  bị đấu trong một hội nghị của Hội Văn Nghệ qui tụ 150 văn nghệ sĩ. TD đi tù Hỏa Ḷ. Ngày 7-03-1956, báo Văn Nghệ đăng bài Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ ‘’Nhất định thắng’’của Trần Dần  do Hoài Thanh chấp bút. TD cứa cổ nhưng không chết. A, cái lưỡi dao cùn, không đứt được mà đau!

 

Bài thơ oan nghiệt:

 

 

Nhất định thắng

                   

 

 

 

Tôi ở phố Sinh Từ

Hai người

Một gian nhà chật.

Rất yêu nhau sao cuộc sống không vui ?

Tổ quốc hôm nay

                   tuy gọi sống ḥa b́nh

Nhưng mới chỉ là năm thứ nhất

Chúng ta c̣n muôn việc rối tinh...

        Chúng ta

Ngày làm việc, đêm th́ lo đẫy giấc

Vợ con đau th́ rối ruột thuốc men

Khi mảng vui - khi chợt nhớ - chợt quên

Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt.

Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt

Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù

Chúng c̣n đương bày kế hại đời ta ?

 

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Đất hôm nay tầm tă mưa phùn

Bỗng nhói ngang lưng

                                 máu rỏ xuống bùn

Lưng tôi có tên nào chém trộm ?

 

A ! Cái lưỡi dao cùn !

Không đứt được - mà đau !

Chúng định chém tôi làm hai mảnh

Ôi cả nước ! Nếu mà lưng tê lạnh

Hăy nh́n xem: có phải vết dao ?

Không đứt được mà đau !

Lưng Tổ Quốc hôm nay rớm máu

 

Tôi đă sống ră rời cân năo

Quăng thời gian nhưng nhức chuyện đi Nam

Những cơn mưa rơi măi tối xầm

Họ lếch thếch ôm nhau đi từng mảng

Tôi đă trở nên người ôm giận

Tôi đem thân làm ụ cản đường đi

 

       - Dừng lại !

                 - Đi đâu ?

                         - Làm ǵ ?

 

Họ kêu những thiếu tiền, thiếu gạo

Thiếu cha, thiếu Chúa, thiếu vân vân

Có cả anh nam chị nữ kêu buồn

 

      - Ở đây

               khát gió, thèm mây...

                  Ô hay !

 

Trời của chúng ta gặp ngày mây rủ

Nhưng trời ta sao bỏ nó mà đi ?

Sau đám mây kia

                       là cả miền Nam

Sao nỡ tưởng non bồng của Mỹ !

Tôi muốn khóc giữ từng em bé

      - Bỏ tôi ư ? - từng vạt áo - gót chân

Tôi muốn kêu lên - những tiếng cộc cằn...

 

      - Không ! Hăy ở lại !

Mảnh đất ta hôm nay dù tối

Cũng c̣n hơn

               non bồng Mỹ

                               triệu lần...

Mảnh đất dễ mà quên ?

               Hỡi bạn đi Nam

Thiếu ǵ ư?

Sao chẳng nói thực thà ?

Chỉ là:

      - thiếu quả tim, bộ óc !

Những lời nói sắp thành nói cục

Nhưng bỗng dưng tôi chỉ khóc mà thôi

Tôi nức nở giữa trời mưa băo.

Họ vẫn ra đi.

 

          - Nhưng sao bước ră rời ?

Sao họ khóc ?

             Họ có ǵ thất vọng ?

Đất níu chân đi,

                gió cản áo quay về.

Xa đất Bắc tưởng như rời cơi sống.

Tưởng như đây là phút cuối cùng

Trăng trối lại : - Mỗi lùm cây - hốc đá

      - Mỗi căn vườn - gốc vả - cây sung

Không nói được, chỉ c̣n nức nở

Trắng con ngươi nh́n lại đất trời

Nh́n cơn nắng lụi, nh́n hạt mưa sa

Nh́n con đường cũ, nh́n ngôi sao mờ

Ôi đất ấy - quên làm sao được ?

Quên sao nơi ấm lạnh ngọt bùi

Hôm nay đây mưa gió dập vùi

      - Mưa đổ măi lên người xa đất Bắc...

     

Ai dẫn họ đi ?

                Ai ?

Dẫn đi đâu ? - mà họ khóc măi thôi

Trời vẫn quật muôn vàn tảng gió

Bắc Nam ơi, đứt ruột chia đôi

Tôi cúi xuống - quỳ xin mưa băo

Chớ đổ thêm lên đầu họ

                                 - Khổ nhiều rồi !

Họ xấu số - Chớ hành thêm họ nữa  

Vườn ruộng hoang sơ - Cửa nhà vắng chủ

         Miền Nam muôn dặm,

                                non nước buồn thương

Họ đă đi nhưng trút lại tâm hồn

Ơi đất Bắc ! Hăy giữ ǵn cho họ.

 

 

Tôi ở phố Sinh Từ

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

             không thấy phố

                       không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                       trên màu cờ đỏ.

Gặp em trong mưa

Em đi t́m việc

Mỗi ngày đi lại cúi đầu về

      - Anh ạ,

        họ vẫn bảo chờ...

Tôi không gặng hỏi, nói ǵ ư ?

Trời mưa, trời mưa

Ba tháng rồi

Em đợi

Sống bằng tương lai

Ngày và đêm như lũ trẻ mồ côi

Lũ lượt dắt nhau đi buồn bă…

Em đi

     trong mưa

                   cúi đầu

                           nghiêng vai

Người con gái mới mười chín tuổi

 

 

Em ơi.

Em có biết đâu

Ta khổ thế này

               v́ sao ?

Em biết đâu

           Mỹ miếc, Ngô nghê ǵ ?

Khổ thân em mưa nắng đi về lủi thủi

Bóng chúng

            đè lên

                 số phận

                        từng người

 

Em cúi đầu đi, mưa rơi

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

         không thấy phố

                       không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                trên màu cờ đỏ.

 

Đất nước khó khăn này

                  sao không thấm được vào Thơ ?

Những tủ kính tôi dừng chân dán mũi

Các thứ hàng ế ẩm đợi người mua

Nhưng mà sách - h́nh như khá chạy

À quyển kia của bạn này - bạn ấy

Quyển của tôi tư lự nét đăm đăm

Nó đang mơ : - Nếu thêm cả miền Nam

Số độc giả sẽ tăng dăm bẩy triệu

Tôi đă biến thành người định kiến

Tôi ước ao tất cả mọi người ta

Đ̣i thống nhất phải đ̣i từ việc nhỏ

 

      - Từ cái ăn

                  cái ngủ

                       chuyện riêng tư

      - Từ suy nghĩ

                    nựng con

                         và tán vợ.

 

Trời mưa măi lây rây đường phố

Về Bắc Nam tôi chưa viết chút nào

Tôi vẫn quyết Thơ phải khua băo gió

Nhưng hôm nay

                  tôi bỗng cúi đầu

Thơ nó đi đâu ?

               Sao những vần thơ

Chúng không chuyển, không xoay trời đất ?

Sao chúng không chắp được cơi bờ ?

Non nước sụt sùi mưa

Tôi muốn bỏ thơ

                 làm việc khác

Nhưng hôm nay tôi mê mải giữa trời mưa

Chút tài mọn

            tôi làm thơ chính trị.

 

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

             không thấy phố

                     không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

                    trên màu cờ đỏ.

 

 

Em ơi ! - ta ở phố Sinh Từ

Em đương có chuyện ǵ vui hử

À cái tin trên báo - Ừ em ạ

Hôm nay bọn Mỹ miếc, lũ Ngô nghê

Chúng đang phải dậm chân đấm ngực !

Vượt qua đầu chúng nó,

                          mọi thứ hàng

Những tấn gạo vẫn vượt đi

Những tấn thư, tài liệu

Vẫn xéo qua đầu chúng, giới danh ǵ ?

Ư muốn dân ta

                 là lực sĩ khổng lồ

Đè cổ chúng mà xóa nḥa giới tuyến

Dân ta muốn trời kia cũng chuyển

Nhưng

Trời mưa to lụt cả gian nhà

Em tất tả che mưa cản gió

Con chó mực nghe mưa là rú

Tiếng nó lâu nay như khản em à

Thương nó nhỉ - nó gầy - lông xấu quá

Nó thiếu ăn - Hay là giết đi ư ?

Nó đỡ khổ - Cả em đỡ khổ.

Em thương nó - Ừ thôi chuyện đó

Nhưng hôm nay em mới nghĩ ra

Anh đă biến thành người định kiến

Mực ơi!

      đừng oán chủ, Mực à!…

 

 

Những ngày ấy bao nhiêu thương xót

Tôi bước đi

             không thấy phố

                      không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

              trên màu cờ đỏ.

 

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Tai bỗng nghe những tiếng th́ thầm

Tiếng người nói xen tiếng đời ầm ă.

     - Chúng phá hiệp thương

                        - Liệu có hiệp thương

     - Liệu có tuyển cử

     - Liệu tổng hay chẳng tổng ?

     - Liệu đúng ḱ hay chậm vài năm ?

Những câu hỏi đi giữa đời lỏng chỏng.

Ôi xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai

Người quên mất Mỹ là sư tử giấy

Người vẫn vội - Người chưa kiên nhẫn mấy

Gan người ta chưa phải đúng công nông

Người chửa có dạ lim trí sắt

Người mở to đôi mắt mà trông !

A tiếng kèn vang

                   quân đội anh hùng

Biển súng

           rừng lê

                 bạt ngàn con mắt

Quân ta đi tập trận về qua

Bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà...

Lá cờ ấy là cờ bách thắng

Đoàn quân kia muôn trận chẳng sờn gan

 

Bao tháng năm đói rét nhọc nhằn

Từ đất dấy lên

            là quân vô sản

Mỗi bước đi lại một bước trưởng thành

Thắng được chiến tranh

                           giữ được ḥa b́nh

Giặc cũ chết - lại lo giặc mới

Đoàn quân ấy - kẻ thù sợ hăi

Chưa bao giờ làm mất bụng dân yêu

Dân ta ơi ! chiêm nghiệm đă nhiều

Ai có LƯ ? Và ai có LỰC ?

Tôi biết rơ đoàn quân sung sức ấy

Biết nhân dân

           Biết Tổ Quốc Việt Nam này

Những con người từ ức triệu năm nay

           Không biết nhục           

           Không biết thua

           Không biết sợ !

 

Hôm nay

Cả nước chỉ có một lời hô:

                      THỐNG NHẤT

Chúng ta tin khẩu hiệu ta đ̣i

      - Giả miền Nam !

                   Tôi ngửa mặt lên trời

Kêu một tiếng - bỗng máu trời rơi xuống

Vài ba tia máu đỏ rớt vào tôi

Dân ta ơi !

Những tiếng ta hô

Có sức đâm trời chẩy máu.

Không địch nào cưỡng nổi ư ta

Chúng ta đi - như quả đất khổng lồ

Hiền hậu lắm - nhưng mà đi quả quyết...

Hôm nay

Những vần thơ tôi viết

Đă giống lưỡi lê : đâm

                 Giống viên đạn : xé

                 Giống băo mưa : gào

                 Giống t́nh yêu : thắm

 

Tôi thường tin ở cuộc đấu tranh đây

Cả nước đă bầu tôi toàn phiếu

Tôi là người vô địch của ḷng tin.

Sao bỗng đêm nay,

                  tôi cúi mặt trước đèn ?

Gian nhà vắng chuột đêm nó rúc.

Biết bao nhiêu lo lắng hiện h́nh ra.

Hừ ! Chúng đă biến thành tảng đá

                                   chặn đường ta !

Em ơi thế ra

Người tin tưởng nhất như anh

                vẫn có những phút giây ngờ vực

Ai có lư ? Và ai có lực ?

Ai người tin ? Ai kẻ ngă ḷng tin ?

Em ơi

Cuộc đấu tranh đây

                      cả nước

                              cả hoàn cầu

Cả mỗi người đêm ngủ vẫn lo âu

Có lẫn máu, có xót thương, lao lực.

Anh gạch xóa trang thơ hằn nét mực

Bỗng mắt anh nh́n thấy ! lạ lùng thay !

Tảng đá chặn đường này !

Muôn triệu con người

                        muôn triệu bàn tay

Bật cả máu ẩy đá lăn xuống vực !

Anh đă nghĩ : không có đường nào khác

Đem ngă ḷng ra

                 mà thống nhất Bắc Nam ư ?

Không không !

Đem sức gân ra !

Em ơi em !

Cái này đỏ lắm, gọi là TIM

          Anh cho cuộc đấu tranh giành THỐNG NHẤT[2].

 

 

Hôm nay

Trời đă thôi mưa

                   thôi gió

Nắng lên

        đỏ phố

              đỏ nhà

Đỏ mọi buồng tim lá phổi

Em ơi đếm thử bao nhiêu ngày mưa !

Bây giờ

Em khuân đồ đạc ra phơi

Em nhé đừng quên

Em khuân tất cả tim gan chúng ḿnh

                                phơi nắng hết.

Em nh́n

       cao tít

            trời xanh

Dưới phố bao nhiêu cờ đỏ !

Hôm nay em đă có việc làm

Lương ít - sống c̣n khó khăn !

Cũng là may…

Chính phủ muôn lo ngh́n lắng

Thực có tài đuổi băo xua mưa

                          không th́ c̣n khổ !

Em treo cờ đỏ đầu nhà

Lá cờ trừ ma

Xua được bóng đen chúng nó…

Đúng rồi ! Đó là công sức của dân ta

                                lùa mây đuổi gió

Những vết thương kháng chiến đỏ ḷm

Đă mím miệng, lên da lên thịt.

Tôi bỗng nhói ở nơi lồng ngực

 

Em ơi

Chúng đốt phố Ga-li-ê-ni

                     và nhiều phố khác.

Anh đă sống ở Sài-G̣n thuở trước

Cảnh miền Nam thành một góc tim anh

Chúng đốt tận đâu

                     mà lửa xém tim ḿnh

Tim nó bị thui đen một nửa

Từ dạo ấy

           mà em chẳng rơ.

 

   - Em hăy đỡ cho anh khỏi ngă

Đứng đây

Một lúc!

Cờ bay

      đỏ phố

            đỏ nhà

Màu cờ kia là thang thuốc chữa cho anh.

Em có thấy bay trên trời xanh

Hàng triệu tâm hồn?

Em ơi

Hôm nay

       trời xanh

              xanh đục

Nắng lên

        đỏ phố

               đỏ cờ…

 

 

Ta ở phố Sinh Từ

Em này

Hôm nay

         đóng cửa

Cả nhà ra phố

              mít tinh

Chúng ta đi

            nổi băo

                   biểu t́nh

Vung cờ đỏ

            hát ḥ

                 vỡ phổi.

Hỡi những người

                thành phố,

                         thôn quê

Đói no lành rách

Người đang vui

Người sống đang buồn

Tất cả!

      Ra đường!

Đi!

  hàng đoàn

           hàng đoàn

Đ̣i lấy tương lai:

HOÀ B̀NH

         THỐNG NHẤT

                    ĐỘC LẬP

                          DÂN CHỦ

Đó là tim

        là máu đời ḿnh

Là cơm áo! Là ái t́nh

Nhất định thắng!

 

 

 

                                           1955

 

 

Con người Trần Dần

 

Cuối tháng 2 năm 1956, báo cáo Krút-Sép tại Đại Hội 20 ĐCS Liên Xô chống Stalin là một quả bom trong khối XHCN. Những văn nghệ sĩ bị giết, tù được phục hồi danh dự. Hà Nội chậm chân, TD vẫn trong Hoả Ḷ. Tháng 5, Mao phát động ‘’ Trăm Hoa đua nở’’. Tháng 6, nổi dậy ở Ba Lan. Tháng 8, Hội Văn Nghệ Việt Nam cũng học tập chống tệ sùng bái cá nhân Stalin như ở Liên Xô. Tháng 9, Ban Chấp Hành Trung Ương họp hội nghị 10,  trọng tâm chính trị là Sửa Sai  trong CCRĐ. Ngày 15, Nhân Văn số 1 ra đời, có bài của Hoàng Cầm Con người Trần Dần,  đề phụ là Tiến đến việc xét lại một vụ án văn học : Trần Dần.

 

 

Nhân văn, ngày 20 tháng 9 năm 1956, trang 2.

 

 

Tiến tới xét lại một vụ án văn học:

Con người Trần Dần

 

Hồi kư của Hoàng Cầm

 

 

Ít lâu nay, nhất là trong giới văn nghệ, vấn đề Trần Dần được nhiều người nhắc tới. Đó không phải là chuyện ngẫu nhiên, mà chính là v́ vấn đề Trần Dần không c̣n là một vấn đề riêng của anh hay của một số người nào, mà là một vấn đề chung, có liên quan đến quyền chính đáng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do sáng tác của tất cả mọi người.

Theo tinh thần đó, chúng tôi đăng bài sau đây.

L.T.S.

 

 

Lần đầu tiên tôi biết Trần Dần là trong một trại hè của các đoàn văn công quân đội năm 1951. Dáng người thấp, hơi thô, tay chân chắc nịch, lúc nói chuyện thường ồn ào, giọng cười thẳng thắn, ṛn ră. Đôi mắt sếch với cặp mày rậm làm cho khuôn mặt anh dữ tợn, nhưng đến khi anh há toác mồm ra cười th́ trông lại như một đứa trẻ con.

 

Tôi biết tiếng anh th́ từ lâu. Ở bộ đội Sơn La, từ đầu năm 1947, nổi tiếng có một anh Trần Dần nào đó thường vẽ và làm thơ có nhiều cái rất lạ, anh em văn nghệ xung quanh th́ rất thích, nhưng đồn rằng bộ đội th́ không hiểu và một số cán cán bộ chính trị ở đơn vị th́ lấy làm bực ḿnh.

 

Tới trại hè 1951, các đoàn văn công nỗ lực rèn luyện để sắp sửa phục vụ một chiến dịch lớn. Trần Dần phụ trách huấn luyện cho mấy trăm anh chị em: sáng tạo đạo diễn và diễn viên. Trong bóng rợp một rừng nứa, giọng anh rủ rỉ như lời tâm sự, giảng về văn nghệ nhân dân. Văn nghệ do dân, v́ dân, có Đảng lănh đạo. Giọng anh thấm thía từng ngày lên lớp. Mấy trăm anh chị em lần đầu tiên được học một tài liệu dài đến gần hai tháng, đều vui trong ḷng như một người đi trong đêm rét, chợt nh́n thấy lửa ấm của một túp nhà. Học xong tài liệu văn nghệ nhân dân, anh chị em say sưa công tác hơn v́ người giảng viên Trần Dần đă thổi vào tâm tư mọi người một cái tự hào dân tộc. Đến bây giờ tôi c̣n nhớ hai câu Lỗ Tấn mà Trần Dần đọc ra để dẫn chứng cho tài liệu:

 

Hoành mi lễnh đối thiên phu chỉ

Phủ thủ cam vi nhụ tử ngưu

 

Học xong phần lư luận, có thể nói hầu hết anh chị em văn công đều yêu mến Trần Dần như một người bạn từ lâu lắm. Những người có chuyện riêng gỡ măi không ra, đều t́m đến hỏi Trần Dần. Một anh sắp lấy vợ, một chị bị ép lấy chồng, một diễn viên già có vợ ở vùng tạm bị chiếm, đều đến t́m ở Trần Dần – không phải là một câu giả lời thoả đáng – nhưng chính là một sự an ủi, một câu nói chí t́nh, và để nghe ở anh cái giọng cười quen thuộc, giọng cười vô tư, rất yêu đời.

Dần dần, anh chị em gọi đùa Trần Dần là “thầy tướng” và lắm khi tin anh như một người đau khổ ngày trước tin ở số mệnh, đă đặt cho anh một cái tên “Trần Dần cốc tử”.

 

 

Hồi ấy Trần Dần yêu một nữ diễn viên văn công. Vốn tính cương trực, lỗ măng, anh không biết cách nào khéo léo để lấy ḷng yêu của người đàn bà. Anh không biết nói đẹp, nói hay, chỉ non thề bể, xem “lá rụng, hoa tàn” để vừa ư một cô gái rất đỏng đảnh. Gặp cô, anh “tấn công” luôn, rất thô kệch. Cô ấy sợ, và chạy trốn. Anh đuổi không kịp.

Rồi anh thất vọng to, và cũng biết khóc. Một lần bất chợt anh ôm đầu khóc, tôi kéo mấy anh bạn vào xem : “Vào đây xem voi chảy nước mắt các cậu ơi!”. Măi về sau, h́nh ảnh cô gái đó đột hiện lên, tươi roi rói, đẹp và anh dũng trong những trang đầy nhiệt t́nh của cuốn truyện Người người lớp lớp.

 

Sau chiến thắng Điện Biên phủ, Trần Dần thức thâu đêm suốt sáng để viết bản thảo lần thứ 3 cuốn truyện về những người đă sáng tạo ra chiến thắng lịch sử lớn lao đó. Dạo ấy, tôi thấy anh gầy rộc đi, mắt trũng trong một quầng thâm rộng. Nhưng mắt anh có những tia sáng mới. Anh biết đang luyện ng̣i bút cho thật sắc sảo, “có sắc sảo mới diễn tả được con người và cuộc đời”. Anh rất ghét lối viết dễ dăi, tạm bợ, tả bộ đội chỉ thấy súng nổ, lửa bốc, chỉ thấy uỳnh oàng mà chẳng thấy người. Anh gọi những loại văn đó là: văn chương khói lửa mịt mù. Nh́n vào trang sách, độc giả t́m kiếm măi mà vẫn chưa thấy một người, chưa thấy việc đời, chỉ thấy lổn nhổn những bộ máy lắp đi lắp lại và một lô danh từ, h́nh ảnh trống rỗng, thùng rỗng kêu to.

 

- Nhưng cái hướng chính của tôi không phải là tiểu thuyết. Hướng đi của tôi là thơ. Tôi sẽ t́m ṭi trong thơ và cố gắng tạo ra một lối diễn tả riêng biệt – không phải lập dị – nhưng độc đáo.

Trần Dần đă nói với tôi như vậy sau khi anh viết xong Người người lớp lớp. Hồi đó, anh có đưa tôi xem một tập thơ làm từ lâu: Tiếng trống tương lai.

 

Đọc lần đầu tiên, tôi không thích. Tôi cho Trần Dần là lập dị. Đọc lần thứ hai, thứ ba, tôi vẫn không thấy thích, nhưng dần dần t́m ra được nhiều cái mới lạ, khác với nếp cũ thông thường. Tuy nhiên, tôi vẫn không thích cái lối thơ ấy. Dần dà, đọc thêm nhiều bài thơ anh làm về sau, tôi càng cảm thấy “cái anh chàng này khác thường”. Khác thường, theo ư tôi, chưa chắc đă là hay. Dù sao đọc thơ Trần Dần, rồi suy nghĩ nhiều về trách nhiệm người làm thơ trước cuộc đời: đi sâu vào đời sống có suy nghĩ của con người, t́m cách diễn tả riêng, tạo ra một thế giới riêng cho thơ của ḿnh. Tôi thấy thơ Trần Dần có phần đau xót, u ám, nhiều khi rất buồn vừa cộc cằn lại vừa có cái tự hào sôi nổi, nhiệt t́nh, thẳng thắn, táo bạo.

 

Nhưng giọng thơ của anh vẫn không lọt được vào tâm hồn tôi – một người làm thơ theo một ḍng khác. Dù sao tôi vẫn trân trọng và quư mến những cái t́m ṭi của Trần Dần trong thơ. Tôi cũng nghĩ như anh thường nói: Mỗi người làm thơ một kiểu. Có thơ như tiếng sáo, có thơ như tiếng kèn, có thơ tiếng trống. Đừng bắt thơ ai cũng phải giống ai. Có thế mới thành một cuộc “hoà âm” lớn của thi ca. Độc giả của thơ cũng ví như những người xem xiếc. Có người thích kiểu tung cầu, kiểu đứng trên lưng ngựa. lại có người thích xem dạy hổ, leo giây. Nhiều khi sợ đến rùng ḿnh, nhắm mắt. Mỗi ḍng thơ thích hợp cho một loại độc giả. Có như thế mới trăm hoa đua nở được. G̣ bó th theo ư thích chủ quan của một vài người, thơ sẽ thành hoa giấy đóng hộp bầy trong tủ kính.

 

Hồi đó tôi chưa biết Mai-a-cốp-sky. Khi Hoà b́nh lập lại, về Hà Nội, đọc Mai-a, tôi thấy hơi thơ và cách diễn tả của Trần Dần có nhiều chỗ giống Mai-a. Tôi trách anh:

- Sao anh lại bắt chước Mai-a? Bắt chước th́ không thể nào độc đáo được.

Trần Dần nói:

- Tâm hồn có giống nhau th́ mới ảnh hưởng nhau sâu sắc được chứ! Ḿnh bị ảnh hưởng Mai A thực, nhưng cái chính là ḿnh chịu ảnh hưởng thực tế Cách mạng Việt Nam. Do đó ḿnh sẽ dần dần trở thành ḿnh.

 

Viết xong Người người lớp lớp, Trần Dần được phân công viết phần thuyết minh cho cuốn phim Chiến thắng Điện Biên Phủ và anh được cử sang Trung Quốc làm nhiệm vụ đó. Nhưng đi kèm bên cạnh anh lại là một cán bộ chính trị có quyền tối hậu quyết định. Anh cán bộ này, đáng lẽ phạm vi công tác là góp ư kiến vào nội dung bản thuyết minh và bảo đảm cho nó không phạm những sai lầm về đường lối chính sách của Đảng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, th́ đă lợi dụng uy quyền của ḿnh đi quá xa vào phạm vi văn học: bắt Trần Dần phải viết như ư ḿnh, từng câu từng chữ, lạm dụng danh từ chính trị khô khan rỗng tuếch để nhét cho kỳ được vào bản thuyết minh.

 

Đầu tiên, Trần Dần rất phục tùng người cán bộ chính trị khi dự thảo thuyết minh, và hoàn toàn theo sát những vấn đề chính trị sẽ đặt ra khi thuyết minh. Đến khi thấy anh cán ấy “lên gân” và thọc bàn tay cứng lạnh vào phạm vi viết văn th́ Trần Dần bắt đầu có phản ứng. Nhưng anh vẫn b́nh tĩnh, đề nghị cấp trên xét lại vấn đề. Đến khi “anh cán bộ chính trị vẫn là tối hậu quyết định cả từng câu chữ” th́ Trần Dần xin thôi không làm công việc đó nữa, nhường cả phần “văn chương” cho đồng chí cán bộ.

 

Sau việc này sự mâu thuẫn giữa văn nghệ sỹ và cán bộ chính trị bắt đầu phát triển khá mạnh trong con người Trần Dần. Anh vẫn cố dẹp đi, nhiều lúc anh thơ thẩn ít cười ít nói nhưng vốn là người chân thực – cái chân thực nhiều khi đến thô lỗ – lắm khi anh đă cục cằn, thốt ra những lời gay gắt thiếu lịch sự. Anh thường bàn với anh em, khi thấy nhiều thắc mắc quanh việc này: “Ôi già! cái con số cán bộ chính trị bóp chết nghệ thuật th́ không ít đâu. Làm thế nào để Trung ương Đảng biết rơ t́nh h́nh và đề ra những chính sách cụ thể cho Văn nghệ sỹ, đó là nhiệm vụ của mỗi đứa chúng ḿnh. Tin Đảng – yêu Đảng, đi theo Đảng đến cùng th́ phải có phần góp ư kiến cho Đảng, Đảng cần nhiều trái tim, chứ Đảng không cần đến những con người máy, giật thế nào làm thế ấy”.

 

Đó là động lực thúc đẩy Trần Dần, rồi đến Tử Phác, Đỗ Nhuận, Hoàng Cầm, Trúc Lâm, Hoàng Tích Linh, và rất đông anh em công tác văn nghệ trong bộ đội dự thảo ra bản “đề nghị Chính sách Văn nghệ” tŕnh bày với cấp trên, hồi đầu năm 1955, tại Hà Nội.

 

Bản dự thảo sắp được thông qua. Một vài cán bộ cao cấp trong quân đội tỏ ư tán thành những điểm chính trong bản đề nghị đó, và nhất là hoan nghênh tinh thần xây dựng của bản đề nghị.

 

Trong thời gian bản dự thảo c̣n bàn đi bàn lại, th́ bỗng có một người đàn bà đến rất nhanh trong đời sống riêng của Trần Dần. Một chị ngoài 20 tuổi, đi đạo, ở Hà Nội mới giải phóng. Trần Dần gặp người đó, và hai người yêu nhau. Lúc mới yêu, người ta dễ say. Trần Dần lại là người chưa từng được yêu bao giờ, dù anh đă gần 30 tuổi. Anh mê man với t́nh yêu đó buổi đầu và đă đôi ba lần làm trái với nội quy sinh hoạt của Bộ đội. Cái tật xấu nhất của Trần Dần là thường bừa băi trong sinh hoạt: quần áo, sách vở, vất lung tung, bạ đâu ngủ đấy. Trong sự giao thiệp với người đàn bà này, anh cũng rất bừa băi. Mới quen lần đầu, đă điềm nhiên vác ba lô đến ở chơi nhà người ta vài ngày, rồi cười đùa ầm ĩ. Anh đă xấn xổ đ̣i t́nh yêu. Người thiếu nữ có lẽ v́ sợ đôi mắt sếch của anh, nên đă đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, và đến lúc nhượng bộ cuối cùng: Chị đă trao cả cuộc đời ḿnh cho anh. Nhân lúc đang ốm yếu, được phép nghỉ, anh đă đến ở nhà người yêu hàng nửa tháng liền, và anh đề nghị cấp trên cho anh được cưới.

 

Một người con gái mới lớn, đă sống trong không khí tôn giáo, sống trong vùng tạm chiếm lâu năm, lại có được uỷ quyền cho thuê mấy cái nhà, bây giờ bỗng dưng yêu một anh cán bộ quân đội. Vấn đề ǵ đặt ra ở đây?

 

Trần Dần vẫn yêu đắm đuối và ngang ngạnh. Anh đề nghị đơn vị đi sát giúp đỡ anh. Lư lịch người thiếu nữ, theo ư anh, không có ǵ là mờ ám. Một công dân c̣n trẻ, chưa hiểu việc đời lắm, tŕnh độ chính trị rất thập, nhưng biết yêu Lá cờ vinh quang của Tổ Quốc, ngày giải phóng Thủ đô, cũng đă chạy ra đường, vẫy chào Quân Đội, miệng hoan hô không biết mỏi.

 

Trần Dần càng ngày càng không thể rứt được t́nh yêu dù anh biết mối t́nh đó sẽ gặp nhiều trắc trở. Quả nhiên: không ai “tán thành” t́nh yêu của anh, trừ một vài người bạn thân. Có người lên giọng đạo đức:

 

- Thằng Dần sa ngă rồi. Mới về Hà Nội đă hư hỏng, hoà b́nh chủ nghĩa thật.

Có người nghiêm nét mặt, đề cao cảnh giác:

- Cẩn thận! Kẻo sa lưới địch! Nó đang âm mưu tấn công vào hàng ngũ ta.

 

T́nh yêu của Dần với cô gái Hà Nội đă làm cho anh em chung quanh bàn tán sôi nổi. Nhưng không ai chịu khó đi t́m chân lư. Những câu chuyên nói cho vui mồm, những lời dèm pha, chế diễu, những “nhận định” cao siêu, những “lập trường”, “quan điểm”, những giai cấp tính, tư tưởng tính, “tư sản” và “vô sản”v.v... Người ta rút những câu to lớn trong hàng chục pho sách chính trị để quy kết cho một mối t́nh.

 

Trần Dần gục mặt vào tay, đau đớn. Tôi đă gặp anh ngồi lặng hàng giờ trong một căn pḥng quần áo bàn ghế bừa băi ở nhà người thiếu nữ đó. Giữa anh và chị, có một niềm tủi cực, cay đắng, xót xa. Chị đă thôi không trang điểm, xếp áo màu vào tủ, có cái th́ đem cắt ngắn, nhuộm nâu. Đă tan đi từ lâu lắm tiếng cười ṛn ră. Trong giọng nói đă thấy ngấn nước mắt. Có vài căn nhà được uỷ quyền cho thuê, chị đă nghe lời anh đem giao lại cho uỷ ban nhà cửa. Đầu tiên, khi nghe người yêu bàn việc đó, chị K. ngạc nhiên, mắt đen tṛn mở to:

 

- Thế rồi sống bằng ǵ hở anh? Sao lại giả nhà cho Chính phủ hở anh? – Chính phủ có kết tội những người có nhà cho thuê không ở anh?

Rất nhiều câu hỏi. Anh đă bàn:

- Không! Chính phủ vẫn bảo đảm cho người có nhà cho thuê. Nhưng chúng ḿnh phải làm lấy mà sống. Không nhờ vào đâu cả, ngoài bốn cánh tay của ḿnh, đủ sống th́ thôi.

 

Trần Dần hết sức giải thích cho người yêu và hướng người yêu vào con đường “làm lấy mà sống” “đừng nhờ vả ai”. H́nh ảnh người con gái đi t́m việc trong mưa, về sau tôi gặp lại rất đau xót, trong bài thơ Nhất định thắng in trong tập Giai phẩm mùa xuân 1956.

 

 

Mối t́nh đó kéo lê những ngày lo sợ, buồn phiền. Trần Dần không ngờ yêu lại khổ đến thế này. Cùng thời gian đó, bản đề nghị chính sách Văn nghệ thảo luận chưa xong. Giời sang hè, mùa mưa tầm tă. Trần Dần và người yêu vẫn sống trong một góc nhà thiếu ánh sáng. Bữa cơm không vui. Bụi phố Sinh Từ rắc vào nhà như sương, bụi phủ trắng mặt bàn ghế. Ăn vội vàng, Trần Dần lại về đơn vị để rồi lại được nghe những lời phê phán, những tiếng ś sào. Và người thiếu nữ lại chân đất, áo ngắn, đi t́m việc làm, có hôm từ sáng đến tối mới về:

 

Em đi trong mưa... cúi đầu... nghiêng vai (1)

 

Đến ngày họp bàn về dự thảo chính sách, Trần Dần được anh em cử ra tŕnh bày. Nguyện vọng của bao nhiêu văn nghệ sĩ quân đội. Làm thế nào để sáng tác hay, phục vụ được sâu sắc. Anh nói say mê, nhiệt t́nh. Trong cách nói, nhiều khi bốc. Mặt anh khi đỏ gay, khi tái lại:

- Giả văn nghệ cho anh em cho văn nghệ sĩ! Phân rơ ranh giới giữa cán bộ chính trị và Văn Nghệ Sĩ! Văn nghệ sĩ phải có sự lănh đạo của Đảng, nhưng không thể biến thành cái máy v.v...

 

Đột nhiên, trong không khí hào hứng của gần ba mươi anh em văn nghệ sĩ đang sẵn sàng cởi mở hết để xây dựng một trong những chính sách lớn của Đảng, bỗng có một câu quật lại:

- Tinh thần bản đề nghị chính sách này là một thứ tư tưởng tự do của tư sản – nó chứng tỏ tư tưởng tư sản đă bắt đầu tấn công vào các đồng chí!

 

Giá câu nói ấy ở mồm một người thường th́ cũng sẽ thường thôi. Nhưng lại là ở một cán bộ có đủ thẩm quyền xét lại hay bác bỏ những đề nghị của văn nghệ sĩ, th́ bắt đầu có một sự động cựa lớn. Những người trước kia tán thành bản dự án bỗng trở nên hoang mang.

 

Thêm vào đó, câu chuyện t́nh chưa được công nhận. Bóng người con gái hiền lành, hay khóc, người yêu của Trần Dần bỗng thành một thứ ǵ ám ảnh: Một bóng ma đáng sợ. Người nào muốn tỏ ra “lập trường vững chắc” không bị “tư sản tấn công” đều phải ghét người con gái ấy đi. T́nh cảm day dứt đến cực độ, như một cành cây non bị quật lên quật xuống trong trận băo khổng lồ, Trần Dần không c̣n biết bộc bạch cùng ai.

 

Nói ǵ bây giờ cũng khó lọt tai những người “vững lập trường” ḷng lim dạ sắt. Trần Dần gần như phát điên. Hết đứng lại ngồi, lại chạy ra phố, lại về đơn vị, ở đâu anh cũng thấy những dây trói vô h́nh mỗi ngày một thít chặt vào trái tim anh.

 

Cùng một thời gian ấy, những sự kiện lớn trong phong trào Văn nghệ rồn rập tới: Phê b́nh tập thơ Việt Bắc, Trần Dần nhận định thơ Tố Hữu nhỏ bé nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm nghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hoá lănh tụ.

 

Và truyện Người người lớp lớp phát hành hàng vạn cuốn được hoan nghênh. Và cuộc phê b́nh Vượt Côn đảo cũng sôi nổi không kém cuộc phê b́nh Việt Bắc. Trần Dần viết một bài phê b́nh Vượt Côn đảo giọng trâm trọc cục cằn, khiến nhiều người phản đối. Trong một không khí hết sức căng thẳng của văn nghệ lúc bấy giờ, lại bị quy kết là thoát ly chính trị, tư sản tấn công, hoà b́nh chủ nghĩa v.v... rất nhiều anh em đều bị cuốn vào một chỗ mịt mù, chân lư gần như bị ngập bởi các thứ thành kiến, chụp mũ hung hăng. Con run bị xéo quằn lên. Trần Dần có lúc oang oang ăn to nói lớn, có lúc tranh luận sôi nổi, có lúc nóng nảy văng tục, có lúc lần ĺ ngồi một só, khi th́ ngâm thơ giọng buồn thấm thía, khi lại cao đàm hùng biện, khi lại ṿ đầu bứt tóc, nhiều lúc ứa nước mắt, ôm mặt nằm c̣ queo một ḿnh, có lúc nấc lên, đầu bù tóc rối.

 

Tấm thảm kịch đă đi đến một chỗ thắt nút quằn quại. Người yêu của anh bắt đầu có mang. Và đột nhiên anh bị giữ ở đơn vị để kiểm thảo cùng với Tử Phác, quanh quẩn trong một gian pḥng. Một tháng, rồi hai tháng, ba tháng. Những ngày đầu tiên, như cơn sốt rét đột ngột đến, anh kêu rên:

 

Tôi có tội ǵ? Tôi có tội ǵ mà giữ tôi lại? Người yêu anh bỗng thấy anh không về nữa. Những trận ốm nghén đầu tiên đă quật chị xuống như con bệnh nặng. Mặt choắt lại, người chỉ c̣n da với xương. Một ḿnh ở một căn nhà bừa bộn với một con chó gầy c̣m, không cha mẹ, không anh em, không bạn bè, chỉ có bà hàng xóm bán thuốc thỉnh thoảng chạy đi chạy lại nấu cho bát cháo. Tôi đến gặp chị mếu máo, trông già đi hàng chục tuổi. Chị hỏi:

- Sao anh Dần không về với tôi nữa hở anh?

Tôi giải thích: Anh ấy bận công tác ít lâu thôi. Chị đang ốm, có cần ǵ, chúng tôi sẽ giúp chị.

Chị oà lên khóc:

- Bộ đội có cho tôi lấy anh ấy không?

Tôi lại khuyên nhủ:

- Có chứ! Ai cấm đâu!

Chị bỗng khóc to hơn:

- Phải rồi, không ai cấm tôi và anh ấy lấy nhau. Bộ đội người ta không cấm nhưng anh Dần bỏ tôi rồi! Tôi bụng mang dạ chửa thế này, anh ấy bỏ tôi rồi!

Rồi chị gào lên:

- Bạc như vôi ấy giời ơi! Anh ấy không muốn ăn ở với tôi nữa th́ cứ bảo cho tôi biết, việc ǵ phải lấy cớ công tác này công tác nọ.

Tôi thấy chua chát lạ lùng, nhưng chỉ nói tránh đi:

- Anh ấy bận công tác thật đấy mà!

Chị vẫn một mực:

- Anh ấy nói dối! Cả anh nữa anh cũng nói dối!

Thôi tôi chết đi! Tôi chết đi cho anh ấy đỡ bận! Mà đỡ phiền cả các anh...

Một số bạn thân của Trần Dần phải cắt canh nhau đến ở đấy, giải thích, an ủi, giúp đỡ một người con gái mới yêu lần đầu mà đă bị dao cắt ruột gan.

 

 

Trong những ngày u uất đó, anh không được biết tin người yêu, ngồi ṿ vơ trong pḥng kiểm thảo. Qua lúc đầu tiên đột ngột, tâm trí anh dần dần b́nh tĩnh lại.

 

Ba tháng hết nằm lại ngồi, anh đă trải qua một đoạn đời đau khổ. Nhưng ở Trần Dần luôn có t́nh yêu sự sống rất mănh liệt nó đă ngăn anh không đến chỗ huỷ hoại cuộc đời c̣n rất trẻ của ḿnh. Anh viết bài thơ Nhất định thắng (vào khoảng tháng tư năm 1955).

 

Một lần tôi vào thăm anh, với một món quà nhỏ: một túm nhăn tôi mua ngoài phố.

Anh vồ lấy ăn ngấu nghiến rồi cười oang oang: “Thi đua với các cậu làm thơ nhé!”

Thấy tôi rơm rớm nước mắt, anh bỗng hạ thấp giọng:

- Đừng buồn cho ḿnh. Ḿnh cũng nhiều khuyết điểm lắm: có tư kiêu, có nóng nảy, có tự do vô kỷ luật thật.

Nhưng không bao giờ không trung thành với Đảng, dù bị mắc tiếng oan dù bị kỷ luật. và ḿnh tin những cái độc đoán của một vài cá nhân rồi đây sẽ không c̣n nữa. Đảng là một khối sáng suốt. tương lai chúng ḿnh, Đảng sẽ đảm bảo, dù bây giờ Đảng có thể là chưa hiểu ḿnh.

Anh lại đọc thơ Mai-a, đọc truyện Sê-cốp, Goóc-ki. Anh lại nằm nghiền ngẫm tập truyện Đất vỡ hoang và Trên sông Đông êm đềm của Sô-lô-cốp.

Cánh cửa có chắn song sắt khép lại, tôi lùi ra và cảm thấy gian pḥng kia không c̣n chật hẹp, tù hăm nữa đối với một con người đầy ḷng tin như Trần Dần.

 

 

Hết 3 tháng kiểm thảo, anh lại được về với người yêu. Chị ấy lúc đầu c̣n giận dỗi:

- Thôi anh đi đâu th́ đi, mặc xác tôi. Nhưng chẳng bao lâu, mắt lại sáng, má lại tṛn, tiếng cười trở lại về trong gian nhà bề bộn những bàn ghế quần áo và ống chỉ, dao kéo. Chị đă bắt đầu may sẵn áo cho đứa con đang cựa trong bụng. Chị đă xin được việc làm:

 

Trời đă thôi mưa ... thôi gió

Đă thấy nắng lên trên màu cờ đỏ  (2)

 

Rồi Trần Dần đi tham quan Cải cách Ruộng đất. Bài thơ Nhất định thắng gửi Lê Đạt giữ từ lâu, anh cũng gần như quên đi, óc c̣n mải nghĩ về những mặt khác của cuộc sống để chuẩn bị cho những bài thơ khác sẽ ra đời.

 

Đă gần đến Tết ta. Một số anh em đă thấy say sưa sáng tác. Tôi chạy đi chạy lại gom góp sáng tác của dăm ba người bạn và nghĩ rằng phải xuất bản một tập văn thơ mùa Xuân để đóng góp với mùa xuân mới của văn nghệ đang sắp nở.

 

Và nhận thấy cái kỷ luật “cấm sáng tác” do 1 vài người công bố đối với Trần Dần là một điều vô lư, sai chính sách của Đảng, và đang lúc Trần Dần đi công tác xa tôi không biết anh có sáng tác ǵ mới không, tôi bèn t́m lại bài thơ Nhất định thắng và cho đăng vào cái Giai phẩm mùa xuân mà tôi là người soạn bài.

 

Cứ để bông hoa đó nở th́ nào đă hại ǵ ai mà có thể có lợi. Nhưng hoa chưa kịp nở, th́ đă bị rập vùi. Giai phẩm mùa xuân bị kết tội, bài thơ Nhất định thắng bị kết tội. Người ta cho rằng cái bè phái độc quyền trong giới văn nghệ bị công kích “bắt đầu từ cuộc phê b́nh thơ Việt Bắc đă t́m cách giả thù:

 

Trần Dần – Tử Phác đều bị tống giam.

 

Cái nút thứ hai khốc liệt hơn, của tấm thảm kịch Trần Dần.

 

Những ngày mùa xuân 1956, tôi đau đớn như có búa nện vào óc, có đinh đóng vào tim, và có dây trói chặt vào chân tay.

 

Mùng hai Tết, tôi ăn bữa cơm cuối cùng với Trần Dần. Giữa hai tợp rượu, đă thấy những con băo đe doạ, mà lần này chắc ghê gớm hơn lần trước. Chị K... không hiểu biết ǵ vẫn vui vẻ ngồi bóc bánh, rồi xếp dọn ba lô cho chồng để anh ăn xong th́ lại đi công tác.

 

Không khí giới văn nghệ như sắp sửa có trận băo. Không biết từ đâu cái tin “Trần Dần phản động” “trong Giai phẩm có mấy tên phản động” bỗng truyền ra rất nhanh. Những tin không hay rồn đến, bổ vây tôi và anh Trần Dần c̣n đang ăn rở miếng bánh trưng Tết. Chị K... tái mặt, để rơi đôi đũa, nước mắt đă ṿng quanh:

- Thế nào thế các anh? Phen này lại bị bắt nữa th́ tôi sống thế nào được? Các anh rủ nhau làm những chuyện ǵ mà khổ sở thế không biết!

 

Trần Dần cũng tái mặt, anh cắn chặt môi, sốc ba lô lên vai, an ủi vợ:

- Em đừng lo. Tin đồn bậy bạ đấy thôi. Anh đi công tác đây. Gần đến tháng đẻ, em đừng lo nghĩ ǵ cả.

Nhưng chị K... không thể b́nh tĩnh được. Chị tiễn chồng ra cửa, khóc oà lên:

- Anh đi... anh có về nữa không, anh ơi!

 

Cổ tôi bỗng nghẹn nước mắt. Tôi cố cười:

- Ồ cái chị này lẩn thẩn. Thôi để anh ấy đi nào...

 

Trần Dần ngửng mặt bước đi. Nh́n anh đi rồi, ruột tôi bỗng thắt lại:

- Chuyến này mà nó có làm sao th́ chỉ tại ḿnh. Đang tự dưng bày ra cái giai phẩm. Nhưng bên cạnh cái lo sợ đó, riêng tôi vẫn thấy tự hào về Giai phẩm. Tuy chưa phải là những sáng tác xuất sắc, nhưng ít ra nó cũng nêu được một vấn đề ǵ. Có vấn đề xă hội trong thơ Văn Cao, có vấn đề chống công thức trong thơ Lê Đạt. Và tuy tôi không hoàn toàn thích bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần, tôi cũng đưa in, v́ tôi thấy ít ra nó cũng khác với lối làm thơ một chiều. Dù sao th́ ít ra cũng có vài ba con cá quẫy mạnh trên mặt ao tù bấy lâu phẳng lặng...

 

 

Từ những ngày Tết mưa lă chă, cái bè phái độc quyền trong văn nghệ bắt đầu họp đứng họp ngồi để t́m cách đối phó với cái Giai Phẩm. Một không khí ngạt thở đè nặng lên những anh em có bài trong tập sách đó. Rồi đến một đêm, bài thơ Nhất định thắng bị đem ra luận tội.

 

Y như một xóm đang đêm tối bỗng có tiếng kêu cướp ! cướp ! cướp đă đến. Lập tức mọi người mắt nhắm mắt mở, vơ lấy giáo, mác, gậy gộc, chạy sô ra ngơ, gặp một cái bóng đen. Cả làng hầm hè đánh. Roi gậy, giáo, mác, gạch củ đậu thi nhau nện xuống cái bóng người. Một trận đ̣n nhừ tử. Cái tâm lư đánh cướp này là tâm lư chung của những người muốn bảo vệ nhà cửa, xóm làng của ḿnh. Cái bóng đen gục xuống. Mọi người lại về nhà đi ngủ. Sáng hôm sau, mặt trời mọc, đi ra ngơ th́ ra cái “bọn cướp” đó chỉ là một anh đang đêm nực nội ṃ đi hóng mây hóng gió.

 

Những người đă cầm gậy đánh, đều rất có lư:

- Hô lên là cướp th́ ông đừng giă bỏ mẹ đi à?

Họ là những người yêu làng yêu nước, họ không có lỗi ǵ. Nhưng lỗi ở những ai hô cướp?

Kẻ nào hô ra hai tiếng “phản động” đầu tiên để gọi cả làng ra đánh chết Trần Dần?

 

Tôi có suy nghĩ măi, ḷng như dao chém. Thôi thế là đêm luận tội này đă đóng cái án tử h́nh xuống một bài thơ, xuống một con người, đồng thời là một sự đe doạ nặng nề chung cho anh em văn nghệ sĩ đang muốn t́m những lối sáng tác khác với cái bè phái kia.

Sau cuộc lên án đó, tôi không được biết tin ǵ về anh. Tôi đoán biết lần này th́ anh sẽ thực sự ngồi tù. Vợ anh gần đến tháng ở cữ, vật vă khóc ngày khóc đêm v́ quả nhiên, sau cái ngày mùng 2 Tết ấy, anh đi không về nữa.

 

Tôi cũng ân hận hết ngày ấy qua ngày khác, luôn luôn thấy ḿnh là thằng làm hại bạn:

- Dần ơi, bây giờ mày nằm trong nhà tù nào, mày có trách tao không?

 

Lúc này tôi lo sợ hơn lần trước anh bị giam lỏng hơn ba tháng. Lần này cái bè phái độc quyền văn nghệ kia nó quyết liệt hơn trước, trong không khí văn nghệ đă nghe thấy máu, lửa. Tôi lo ngày lo đêm đến con người anh. Lần trước, anh c̣n chịu được và c̣n có thể b́nh tĩnh. Đến lần này, liệu anh có đủ can đảm chịu đựng hay không? Tôi đă nghĩ đến cái phút đau đớn cực độ, anh không thiết sống nữa th́ một lưỡi dao, một cái đập đầu vào tường... tôi sẽ mất một người bạn, và chúng ta mất tác giả Người người lớp lớp, tương lai mất một nhà thơ.

 

Khi chị K... ốm nghén, bơ vơ trong một căn nhà, chống gậy sang nhà hàng xóm xin từng ngụm nước, là lúc người yêu của chị đi 3 tháng không về.

 

Khi chị K... đau quằn quại, cho ra đời đứa con gái đầu tiên của một mối t́nh cay đắng, là lúc người yêu của chị lại đi... không biết bao giờ về.

 

Đứa bé ra đời, c̣m rom như một con mèo ốm. Nó quặt quẹo, sài đẹn mấy lần tưởng chết. Chị K... nuôi con bằng nước mắt nhiều hơn bằng sữa.

 

Tin anh vẫn mịt mù. Lần này chị không c̣n hiểu lầm anh là “phụ bạc” nữa, chị đă biết sự thực. Chị không oán thán nữa, chị ôm con mà khóc. Có lần tôi đến thăm, chị kể lể:

- Giá đừng biết nhau, đừng yêu nhau th́ anh ấy đỡ khổ, tôi cũng đỡ khổ và không đến nỗi phải cho ra đời một đứa bé khổ sở thế này. Liệu nó có mất bố không hở anh? Liệu tôi có goá chồng sớm không hở anh?

 

Tôi như bị kim chích vào tim. Bé đứa bé thấy nhẹ bỗng, mặt mũi nó nhăn nhúm, méo mó, tôi đă khóc và suy nghĩ rất lâu về giá trị con người. Đặt tên cháu bé là ǵ để kỷ niệm những ngày bố cháu và cả nhân phẩm văn nghệ sĩ bị trà đạp xuống bùn đen?

 

Hôm nay

Trời đă thôi mưa thôi gió

Nắng lên đỏ phố đỏ nhà

Đỏ mọi buồng tim lá phổi

Em ơi! Đếm thử bao nhiêu ngày mưa ... (3)

 

Sau khi học tập nghị quyết của Đại hội lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô, cái tin vui từ ḷng tôi tự dưng to ra:

- Trần Dần chắc sẽ được về!

 

Quả nhiên, một buổi chiều sang hè anh đă về. Tin đó đến với tôi không đột ngột lắm, v́ tôi tin chắc ở ánh sáng Đảng Cộng sản Liên Xô, tin ở chân lư mà Đảng ta nắm rất vững.

 

Anh đă về. Gặp anh, tôi không nói ǵ được. Vẻ mặt anh vẫn vui, nhưng có hằn thêm những nét khắc khổ. Da mặt xanh, người gầy rộc. Nói chưa được một câu, anh đă cười, vẫn giọng cười hồn nhiên, khoe với tôi 4 bài thơ anh đă làm trong lúc bị giam, và khoe rằng sở dĩ anh được về là nhờ có sự sáng suốt của Trung ương Đảng.

 

Tôi đọc kỹ bốn bài thơ đó, và nh́n anh kinh ngạc. Tôi không thể nghĩ được rằng trong cảnh bị giam đau đớn thế, anh lại có đủ b́nh tĩnh làm những bài thơ sáng sủa chan chứa ḷng yêu đời, yêu Đảng như thế này. Tôi thấy quí và kính phục người bạn mà tôi cho là rất anh dũng. Tôi khoan khoái đọc to mấy đoạn thơ của anh, anh ngửa mặt lên, tôi chợt nh́n thấy ở cổ anh một vết sẹo dài nằm ngang cuống họng, thịt mới liền, c̣n đỏ tươi.

 

Tôi hiểu cả, không hỏi thêm anh điều ǵ... Trước mắt tôi, là một người có sức mạnh chống chọi với tủi nhục, với thành kiến, cả đến những lời vu cáo đanh thép nhất cũng đă rụng dưới chân anh như cỏ héo.

 

Trước mắt tôi là một người chí t́nh, tha thiết, đă có những phút yếu đuối, tiêu cực, đă có những phút bốc lên quá nóng nẩy cục cằn, đă tự do bừa băi nhưng không lúc nào ngừng hoạt động v́ tiền đồ rực rỡ của Văn nghệ.

 

Trước mắt tôi là một người con dũng cảm của Đảng, có thuỷ có chung, biết tin yêu Đảng vô bờ bến, biết căm ghét những cái thối nát đang làm hại đến uy tín của Đảng, của Quân đội.

 

Trước mắt tôi là Trần Dần.

 

Trước mắt tôi lúc viết bài này là một chuyện kéo bè để vu cáo trắng trợn, một vụ án văn chương vô cùng oan ức, một tài năng và một tâm hồn trong sạch bị dầy xéo.

 

Trước mắt tôi là ḷng tin vào ánh sáng của Đảng. ánh sáng đó sẽ soi rọi vào bất cứ chỗ nào đang cần bảo vệ giá trị con người.

 

Hoàng Cầm

 

(1) (2) (3) – Trích trong bài thơ Nhất định thắng.

 

 

 

Những ván chiêm bao

 

 

Nhân Văn và Giai Phẩm được mùa năm 1956, cho đến khi chính phủ Nagy ở Hung tuyên bố trung lập vào tháng 10. Hồng quân Liên Xô xua xe tăng vào Budapest, cày nát giấc mơ tự chủ, giữ cho vững thành tŕ XHCN bằng giá những  vi phạm căn bản về chủ quyền dân tộc. Tháng 12, Việt Nam  phổ biến Sắc lệnh về chế độ báo chí, ủy ban nhân dân Hà Nội ra lệnh đóng cửa báo Nhân Văn. Trường Chinh vừa mất chức Tổng Bí Thư sau CCRĐ, nay thành Chủ Tịch Quốc Hội,  cướp cờ  văn hóa công nông bằng thủ pháp kêu gọi 500 đại biểu trong Đại Hội văn nghệ toàn quốc lần thứ 2  tháng 2 năm 1957 đấu tranh đập nát NV-GP, biểu tượng phản cách mạng. Hội Liên Hiệp Nghệ Thuật được thành lập, và chẳng ai khác ông Nguyễn Đ́nh Thi được ‘’ trên’’ ban nhiệm vụ lănh đạo. Năm 1958, ra rồi đóng báo Văn do Hội Nhà Văn trách nhiệm, tổ chức lớp học Thái Hà  đấu tranh tư tưởng văn nghệ sĩ. Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật họp tổng kết và ngày 5 tháng 6 phổ biến nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan ngênh thắng lợi  cuộc đấu NV-GP. Tháng 7, lại Nguyễn Đ́nh Thi, lần này trúng tổng thư kư Hội Nhà Văn, giữ chức vị này liền mấy chục năm sau. Hội thông báo khai trừ TD và đ́nh chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm, nhưng ‘’ cho’’  cái ân sủng đi lao động cải tạo ở nông trường cho sáng mắt sáng ḷng, bắt đầu là Chí Linh, sau Thái Nguyên cho đến khi TD ốm nặng .  Về Hà Nội, TD  sống và viết âm thầm, bắt đầu những ván chiêm bao suốt một cuộc mộng du gần 30 năm không ngơi không nghỉ, ứa ra những con chữ : Thơ? một cái  tôi -không-biết-cái ǵ. Un je-ne-sais-quoi?...Tôi vẫn vô tích sự một ván-đời… vẫn thui thủi một ḿnh- thui thủi chiêm bao…Lời lang thang ván chiêm bao? Ván chiêm bao? Cứ thế tới ngày tận thế…Mỗi người thăm…thẳm…một chiêm bao.

TD  thăm thẳm những chiêm bao của một nhà nghệ sĩ  vứt đời ḿnh vào những sáng tạo độc sáng. Trong cô đơn cùng cực, ông viết, miệt mài, thổi sự sống vào những con chữ th́nh ĺnh cựa quậy trong tâm, ư thức những người đọc ông, chẳng chỉ Thơ, mà c̣n Tiểu thuyết, dưới những dạng thật mới, không có chút liên quan ǵ tới nền văn chương hiện thực xă hội chủ nghĩa ‘’ nháy nháy’’. Tôi nhớ đă đọc bản thảo ‘’ Những ngă tư, những cột đèn’’ chẳng hạn. Tôi tin ngoài Thơ, ông c̣n những tiểu thuyết chưa được phát hiện. Tôi chắc chắn Di cảo Trần Dần rất đồ sộ.

 

Tôi gặp họa sĩ Trần Trọng Vũ, con trai út Trần Dần, khi anh c̣n là sinh viên trường Mỹ Thuật Hà Nội. Thuở đó, tôi rất thích bức anh vẽ TD ngồi trên ghế đá giữa một Hà Nội mùa đông leo lét đèn, trong ḷng là một cái lồng chim, h́nh tượng gợi nhớ tranh Chagall. Nhưng khi được gia đ́nh TD tặng, tôi lại xin bức họa trên giấy, vẽ một chai rượu đỏ đă vơi một nửa để cạnh một ngọn đèn dầu  sắp cạn. Viết đàng sau bức tranh :’’  Rượu máu, cạn nửa chai. Ngọn đèn dầu vơi đầy một nửa. Quơ tay đưa lên đầu, bàng bạc tóc điểm mầu… lấm tấm thời gian ‘’, tôi đưa TD đọc. Anh không nói ǵ. Đến khi chia tay, anh nhỏ giọng ‘’ …thơ không cần lyrique,  phải phá nó! ‘’. Sau này, đọc những sáng tác cuối đời anh, tôi mới thực sự hiểu anh nói ǵ.

 

Trần Trọng Vũ  đă  gửi cho tôi tập Trần Dần-Thơ ở  dạng bản thảo từ 3 năm nay. Tập thơ thật sang, đẹp, và nhung nhúc những con chữ chuyên chở tâm huyết của một người sống chết với Thơ. Tôi thật không  ngờ tập thơ bị ‘’ ngưng phát hành’’ ngày hội thơ ở Văn Miếu cuối tháng 2 năm nay, năm 2008, tức hơn mười năm TD đă giă từ cơi tạm này. Tôi xin Vũ chọn cho một số bài anh thích để giới thiệu với bạn đọc. Nhưng trước đó, tôi xin nhắc,  ông Hồ Chí Minh  đă mượn lời Quản Trọng  bảo  trồng cây mười năm nhưng trồng người phải trăm năm. Đám hậu duệ của ông, giữa hai cơn ḥ  hét ‘’ dzô đi anh!  tham nhũng trăm phần trăm !’’ có lẽ nên nhủ ḷng rằng giết một công tŕnh văn hóa chỉ cần kư một chữ, nhưng tác động đó là giết nhiều người, chẳng phải mười hay trăm, mà có thể cả ngàn năm. Ngay ở cái thế giới kỹ thuật số này, chúng ta đừng quên vẫn c̣n bia miệng, một h́nh thức bảo lưu trí nhớ tập thể.

 

 

 

 

Thơ Trần Dần

 

 

 

Cột đèn câm

 

 

Vào đời

tất cả

chỉ có vé: đồng hạng

mọi thứ đặc quyền đều

sặc sụa bất công.

 

 

Tôi có vệ tinh

rồi có nhà ga xanh

nhà ga tím

trong một vũ trụ

chẳng hiền lành.

 

Cái lồng chim quá chật

tôi bay đâu

cũng đụng đầu.

 

Tôi có khả năng im lặng

như một cột đèn câm

đầu phố thơ ngây.

 

 

Yêu

 

Em đă quên ư?

ḷng ngă tư mưa lằng nhằng cột điện.

T́nh yêu của anh như câu cổ tích

kể trong một tối mưa dầm.

 

Đừng yêu

 

Gạch ngói ruổi rong

những mơ mộng nhớ thương.

Các v́ sao, ai bắt vít trên trời?

những đinh vít long lanh bằng bạc.

Em nhé! đừng yêu!

đừng yêu những đại lộ gió!

Phố này. Hàng cây này. Cột điện.

Căn nhà thi sĩ đổ. Mùa mưa.

 

 

 

Chiều

nghĩa

 

 

Gió thổi quá tay

Lạnh cây Bàng bé ...

Chiều thu cổ lỗ sĩ

Công viên đông chí

Sương sa cà khịa

Cho tôi một ngày chức năng vô lư!

Để tôi ngồi vô nghĩa nhất

Vô tri ...

 

 

Đoạn kết    

 

Cấp cứu! Cấp cứu!

Ô tô chẹt lá chết …

Một cặp đi ngang đường bẹt

Hăy để tôi đi t́m tia trăng vườn quít!

Điện thoại kêu thét

Con cốc đi xa

Chương ba tiểu thuyết

Hành tŕnh! … Hành tŕnh! …

Không thấy sương bay thành vệt …

 

 

Thuở trần gian

 

 

Đêm chín phía. Ngày chín nghĩa. Vô vị địa - gió lĩa xĩa - chiều lịa xịa. Lá lĩa tĩa - chữ lữ. Trăng Á mặt trời Âu đều chẳng chiếu, vào chỗ nào là chỗ khách thơ đau.

 

Đừng ngoảnh lại đàng sau. Con đường in vết sẹo đôi chân.

 

Gặp một sân ga im lặng trắng - không bao giờ ! và không bao giờ ? khách thơ có chỗ, ở trong huyên náo địa dư-ngườI ?

 

Khách thơ chẲng thích ǵ quẢ đẤt.

Anh lẠc hành tinh rỒi ! TỘi nghiỆp !

 

 

Hồi quả đất

 

 

Trên kia nến thắp các v́ sao. Ắt sao ấy phải cho ai cần thiết đấy! Mật mă trời sao chỉ là Á-Y N-Á-Y Á-Y N-Á-Y- biết là áy náy hộ v́ ai?

 

Lại đằm thắm trăng sao. Lại nồng nàn sớm tối. Lại những người bất hợp tác quả đất ... ai biết nguồn cơn của họ.

 

Ai đưa tôi đến chỗ này? Bên kia trời Á bên này trời Âu. Trời nào cũng một màu sàu. Chỗ nào cũng một nghẹn ngào khôn nguôi.

 

Ai cũng có hành tinh vũ trụ - mà địa cầu một chặng chẳng bằng gang ... phong cảnh loài người đâu buồn bă quá. Để không người khởi nổi lời ca.

 

Ai bắt định mệnh hoàng hôn cứ phi buồn rầu? Anh đă hoạ mi quả đất? Ai bắt anh sơn ca sử biến? Thật có ǵ là sử hay không?

 

 

Tôi vẫn sống chẳng khẩu phần yêu, không khẩu phần mộng. Ai chia phần thuần vét đĩa, cho ta. Anh cứ sống, bậc hai của sống. Sống bằng yêu, bằng mộng, bằng thơ. Rồi lúc gặp nhau, địa đầu vũ trụ. Kinh vĩ tuyến côxmic. Ta cùng ôn lại thuở trần gian ... hồi quả đất, bọn ḿnh eo óc thế ... mưa bồng sông gió mông quạnh lạnh ...

 

Cả những con đường cũng biết ước mơ. Thế kỷ c̣n một thẹo. Sao c̣n khua khoắng lắm chiêm bao? Mất cắp - thiên đường, loài người đ̣i lại. Công cuộc này.

 

 

Đă chán cái nghỀ gây sỰ chỮ. C̣n mỐi quan tâm: không hỢp tác địa cẦu.

 

 

2 bài  thơ rất ngắn

 

Thế jới tợ cái chăn

kéo đuôi hở đầu ...

chỉ kín một phần ba.

 

Lạ ḱa đang sống đă là ma

đêm nào cũng xa xỉ sao sa

gió tha người, ở các ngă ba …

 

 

Vài Kể kệ

 

Hạnh phúc tự t́m. Chân lí ở am tâm.

Lệnh: thôi đi những hạnh phúc-quần đùi may sẵn! giầy dép-đóng sẵn! số? cỡ? Hạnh phúc chẳng mua ở công ti-may mặc-sẵn? Những silip sách chẳng vừa ... Coóc sê giáo khoa ca mà thịt hở ...

Chỉ tâm im, mà bể lặng, băo ngàn.

Tí mật hoen dầu lưỡi kiếm?

Biết: Không liếm thú vui, không phải sợ đứt lưỡi.

Chỉ v́ không thú thú vui người.

Anh đau ở chỗ nào ? Chỗ nào ?

Đă là sao, là á-y n-á-y thâu đêm. Để lúc ngày lên, nḥa tự xóa.

Anh đau ở chỗ nào ? Chỗ nào ? Ai biết chỗ nào đau ?

Những thành phố trắng phau, tênh hênh đêm

ngh́n bờ biển lạ …

Anh đau ở chỗ nào? Nào?

Cả không gian một vết cắn bội số mà nhân sinh sẹo trắng đỏ đen vàng. Tôi. Mày. Nó. Khi cái nghiệp chung cùng vô số sẹo trong ngoài. Lại c̣n quốc tế sẹo thâm x́. Mà sẹo sông. Núi sẹo. Cỏ cây. Gian nhà điểm tô sẹo buckê hoa. Vết thương bội số. Anh đau ở chỗ nào? Ám ảnh:

Bàn tiệc sẹo.

Bệnh sống vẫn tự chữa về đêm

em hăy đi về cảng cổ. Mộ vàng.

Ti tỉ chúng sinh. Tôi b́nh thông đáy với muỗi. Rĩn. Con đỏ, với ngôi sáng sao, lọ mực mẻ, tỉ tỉ, tất. Với sợi cỏ vô t́nh chân dẫm úa.

Chú í một tị! Án mạng muỗi. Sợi cỏ!

Tiền đề:

Con cá câm ḷng biển mỗi quẫy đều động đại dương.

Cường khẩu. Cường khẩu. Tôi bị cướp trắng địa đường.

Những phố thắp đèn chùm ba đèn chùm bẩy sáu. Những cảng vụng tầu thắp í ới tầu khơi. Những nữ khỏa thân tay chiêu đăi nách. Sách. Ảnh. Những âm ti yach thủy tiên nằm.

 

 

Tôi 1980

 

tôi mẤt địa chỈ tôi. Thư đi chẲng tỚi

 

sinh tôi làm ǵ / tôi không hợp grammaire nào cả / sinh tôi đă có grammaire cho tất cả / ắt là không zuưt cho tôi / tôi không thích mọi grammaire quần đùi may sẵn / ví dụ một ngày tôi lại đọc là / KHÔNG / ai cũng có ngày / ngày của ḿnh / tôi không có ngày nào hết ? / bất công này. Tôi kiện ai đây / không ai sử kiện cho ai / tất cả đều muốn đi kiện mà / không quan ṭa. không luật. Cũng không pháp đ́nh.

 

tôi sống ? hay tôi trôi ? không ai trả lời tôi cả. Mọi người đều bận ngiệp lăn trôi.

 

tôi không hợp mọi cái ǵ đă. Mà sinh tôi đă quả cầu rồi.

 

tôi hết chịu nổi những con động vật kinh tế. chính trị-kinh tế. động vật người mới người hùng - người côsmic. Làm người - lại không muốn làm người. Cho nên tôi chọn Tư Mă.

 

tôi trôi vào vỰk ngỰk

 

tôi đă chọn 1 số mệnh không thường. Thế đấy những việc trần tôi làm. thế đấy. Bây jờ xét xử tôi đi.

 

trời đất đă chia cho tôi 1 ngiệt mệnh không thường. Tôi đă chọn tự zo thế đấy hồi ở quả đất. Bây jờ ngiêm xử tôi đi. tôi đă xong việc ở quả đất thế đấy. Thế đấy. Bây jờ fán xử tôi đi. tôi xong fận sự ở quả đất ... thế đấy. Thế. bây jờ án xử. Quyết án tôi đi.

 

tôi không iên Ổn vỚi tôi. May mẮn quá

 

 

Một chút sổ bụi 1981 

 

tôi Ở đây… tôi đang Ở cẢ đẰng kia. Trên kia. DưỚi nỌ … tôi Ở mỌi chỖ  nào có mỘt Ải đẦu thơ.

hai mẮt đen ngàn lỆ nhé … tôi vẪn thơng tay trong chỢ bỤi đông ngưỜi

 

 

Nhân sinh

những Khói và Chờ

(nhân loại c̣n có khói để mà tin)

 

 

Thu không

bước lặng

tôi về cơi lặng.

Giật ḿnh.

 

tôi có cái đầu vương cách

làm bằng – 88 quỉ cách.

Thơm mùi hôi nách nhân sinh.

 

tôi có cái đầu cải táng

đi tới háng. Những bà cô xả láng.

 

tôi trốn HÈ trong khói HÈ ...

 

 

T́nh sử

 

xin một giọt mưa thu

trời cuối thu rồi em ở đâu?

 

Tôi đứng trời trồng trước cổng nhà em

như thế gọi là t́nh sử.

Em biết thế nào là núi lửa ngủ ?

Thế nào là lạc thiên đen ?

Vui trời - vui đất mây đen.

 

Đáng lí em không nên đẹp thế

đẹp quá bên kia - tận thế.

Để Tư Mă về gạt lệ

vào trong.

 

Đưa nhau VỀ zưới trăng

ông giăng huyền thự

em VỀ cháy khói

jấc kê đen.

 

Cuộc chia nước mắt đầy tay

như thế gọi là t́nh sử.

(Im lặng hôm nay là tự sát

tôi chẳng bao giờ mang

tội ác quyên sinh)

 

Bước chân số mệnh ngùi ngùi

cô đơn tay đôi

C̣n cách nào hơn VỀ với loài người.

 

 

Viết ?

 

một độc ác cần thiết. Một tai ngiệt nhu cầu. Một ảo lâu sa mạc.

 

sự vật vốn phức và trừu . Có những người dễ tính cứ đ̣i dễ, dễ hiểu. Họ không hiểu mỗi sự vật từng sự việc đều khó, vốn phức và trừu … ? một biện chứng dễ dàng thường không dẫn bất cứ ai … đi xa.

 

 

Ôi nÓi chuyỆn vĂn vỚi bỌn ĐỌc chưa thÔng viẾt chưa thẠo. ĐỐi thoẠi ĐẦu gỐi c̉n Í ngiă hơn.

 

sao để tâm bận những cái chẳng đáng bận tâm ? địa ngục tha thứ ? tôi mua từ xứ  zữ. Ở lá đa nào. Tôi cũng tha thứ tới ứ hự địa đồ đen.

 

Hồi chuông Thiên Mụ ? tôi nge từ bú vú. Ở canh ba nào. tôi cũng chuông tới rú. Thịt đồng đen.

 

 

3 bài thơ mini

 

tôi tắt nốt những mặt trời rù

Trên rù rù những đám đông đen

 

*

tôi chót dại đỗ lầm hải cảng

để con tầu thiếu máu xanh xao

 

*

tôi đă hát những ngày mai - không hát

bây giờ ?    tôi hát - lạc quan đen

 

 

1 bài thơ mini

 

 

Đừng phun thuốc muỗi. Chết thuyền quyên.

Dân chủ khú mất rồi. Hỏng cả vại dưa ngon.

 

 

6 bài thơ mini

 

 

chúng ḿnh cùng một chiêm bao

Hơi ấm một thầm thào - sợ có mùi?

 

*

Xuân qua đông tới vào trong 

LỆ có c̣n đâu mà văi ngoại ?

Bao nhiêu nước mắt-CHẢY-vào trong 

 

*

Ấy XIN các người

để cho tôi im lặng

 

*

AI PHÂN PHỐI ? khói bạch hàng đèn

trong khói NGĂ TƯ ĐÊM.

 

*

Ai ?

Ai nấu điện cho - những đô thành thoi thóp điện ?

Cho thế giới buồn phiền … ai nấu giấc kê đen ?

 

*

Càng chết tôi càng - bất tử

EO ÔI ?

chết vẫn không yên.

 

 

 

Những ḍng cuối

 

hoa soi ? hoa sói. hoa ṣi. hoa khói ? ga cuỐi của ḷng. Tim cuỐi ? hai bàn chân cuỐi ? <Đây rồi phố cuỐi - khóc đi thôi>

 

tuổi cuỐi ? hai bàn chân cuỐi vẫn ra đi ? tuổi cuỐi đi về xứ cuỐi. Có c̣n tia cuỐi nào không ?

 

tim cuỐi lê về phố cuỐi. Hay là tia khói cuỐi đă tan đi ? nghĩ ǵ. Xá ǵ khi khói - cuỐi đă bay đi ? mây cuỐi của ḷng. Con mắt cuỐi vẫn chong chong.

 

đắm đuối cuỐi - cuỐi chân mây ? khói cuỐi cay xè đôi mắt cuỐi ? tuổi cuỐi ? GA cuỐi của ḷng. Nghe hát thương hoa …

 

bóng cuỐi ? cuỐi ? cuỐi ? nhảy qua bóng cuỐi của ḿnh.

 

mùa quả cuỐi - cho nhau ngày hạ cuỐi ? - chân trời bóng cuỐi chung đôi ? - ngă ba tim …

 

người tuổi cuỐi nô cô cô người cuỐi tuổi ? là tô lồ tồ ngày - năm tháng hạc hà bay ? - mêli mêlô ǵ khúc cuỐi thương hoa - vết máu ngă ba tim ?

 

ngă ba tim - từ ngă ba tuổi - từ đèn ngă ba ? - ông già ḥe ? ông già ḳe ? tôi iêu ông già ḥe ? không iêu ông già ḳe ? - tôi êu ông già ḳe ? tôi iêu ông già ḥe ?

 

t́m ǵ ? ráng lạc ngă ba tim ? t́m ǵ ? t́m ? cô lộ ngă ba tim ? t́m ǵ ? Tư Mă ngă ba tim ? t́m ǵ ? nam nữ - ngă ba tim ?

 

mùng khói ? ba sinh - mùng khói ? ngỡ rằng bén khói để bay đi ? ngỡ rằng khói bén để bay đi ? ngỡ rằng él-khói để bay đi ?

 

ba sinh mùng khói ? đâu dè él-khói chẳng bay đi ? đâu dè bén khói chẳng bay đi ?

 

cho tôi ngồi phố khói ? ga khói của ḷng ? bướm khói liệng sân ga ? tàu khói - chung nhau màu tuổi khói ? đâu dè mắt khói chói chiêm bao. Mây bay ? chung đôi ngồi kể khói ? mưa rất xưa mà thu rất xanh - mắt khói thế này - mắt khói để cho ai ?

 

 

uẩn  khúc   ga   cuối

 

 

ga cuỐi cỦa ḷng

                     chẲng nói -

sỢ rẰng như khói

                     - nói bay đi …

sỢ rẰng như nói

                     - khói bay đi...

ga cuỐi cỦa ḷng …

 

 

 



[1] Trong blog http://quangnv.vnweblogs.com/post/1698/54443, tin loan: Sáng nay ( tháng 3 - 2008), tại TP Hồ Chí Minh (168-Hai Bà Trưng) đă diễn ra Hội Nghị xuất bản hàng năm. Nội dung hội nghị th́ dài. Đến phần tham luận của đại biểu, Giáo sư Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức lên phát biểu, và đưa ra câu chuyện “thư ngỏ phản đối việc ngưng phát hành Trần Dần - Thơ”....Ông Kiểm, Cục trưởng cục xuất bản, chủ tŕ hội nghị đă yêu cầu ông Giám đốc NXB Đà Nẵng, lên nói rơ vấn đề này.Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Chiến, GĐ NXB Đà Nẵng đă nói: Tôi mới về nhậm chức GĐ, th́ nhận được một văn bản của UBND TP Đà Nẵng sau khi đọc bản thảo yêu cầu: để xuất bản tập thơ này, có 3 yêu cầu:

1-     Chọn những tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật để xuất bản phục vụ bạn đọc Đà Nẵng.

2-     Không sử dụng những bài viết bằng tiếng nước ngoài.

3-     In đúng chính tả chữ Việt Nam .

V́ thế tôi (Chiến) bàn với ông Hùng (PGĐ) nên biên tập lại, theo đúng tinh thần chỉ đạo của UBND là cơ quan chủ quản, chưa kư QĐ xuất bản vội. Hôm sau, sáng thứ Bảy, cơ quan vẫn làm việc, nhưng ông Hùng đă không đến (sau đó tôi biết ông đă ra HN). Trước t́nh h́nh đó, tôi yêu cầu bộ phận hành chính thu hồi QĐ trước đó do anh Hùng kư, và tôi kư QĐ huỷ bỏ QĐ đó. (Nhưng chỉ thu hồi bản lưu, c̣n một bản ông Hùng giữ không thu hồi được). Tôi nghĩ, QĐ của tôi được chấp hành, nhưng đến gần đây, sau Tết, tôi nghe có việc xuất bản tập sách này và người chịu trách nhiệm xuất bản là tôi. V́ tôi thấy vô lư, th́ hỏi ra Cục, Cục trả lời là có PGĐ kư, nên tôi đề nghị Cục xem lại, v́ tôi không chịu trách nhiệm. Lúc đó tôi mới biết ông Hùng đă viết vào bên lề GPXB do ông ấy kư (đă quá hạn năm 2007) để gia hạn.

UBND Đà Nẵng đă chỉ thị NXB kiểm điểm việc “không chấp hành ư kiến của cơ quan chủ quản” của NXB Đà Nẵng.

 

 

* K: tên viết tắt của bà Bùi Thị Ngọc Khuê,  sau này là vợ của nhà thơ.

[2] Bài thơ của TD, mang tên Bài Thơ Thống Nhất kết ở đây. Hoàng Cầm góp ư, TD  viết thêm đoạn sau và đổi  tên là  Nhất định thắng.