LichSuTuTuongTDThao-00

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Kể từ tháng này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu cùng quư độc giả 12 chương trong quyển Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx của Trần Đức Thảo, thoát thai từ loạt bài giảng của ông cho sinh viên Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong hai khóa 1955-1956 và 1956-1957, sau được nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội ở Hà Nội ấn hành vào năm 1995, như đă được những người theo học ghi lại - và do đó, nhiều chỗ c̣n mang dấu vết của loại văn nói -, nay đă tuyệt bản (Trần Đức Thảo, Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx. Theo vở ghi bài giảng của Phạm Hoàng Gia. Lưu Đức Mộc đọc lại bản ghi. Hà Nội : nxb Khoa học Xă hội, 1995).

 

Để bắt đầu, xin đăng lại hôm nay phần Nhập đề, nơi Trần Đức Thảo giảng về ư nghĩa của việc học và nghiên cứu lịch sử tư tưởng. Hy vọng rằng nó sẽ giúp chúng ta - các thế hệ không thành kiến sinh sau - nh́n thấy ở đây, song song với nhà mácxít thông thạo «biện chứng pháp», một nhà hiện tượng học c̣n trăn trở trong «thế giới cuộc sống», với «hiện tại sinh động» - những cống hiến hiện tượng học căn bản đă góp phần tạo nên phong cách triết gia độc đáo của ông, nhà duy vật biết khai quật quá khứ để t́m lại những «ư nghĩa» tinh thần bị che lấp.

Phạm Trọng Luật

 

 

 

 

CHÚ DẪN

CỦA

NGƯỜI BIÊN TẬP BẢN THẢO

LẦN THỨ NHẤT

 

 

«Lịch Sử Tư Tưởng...» là tập bài giảng của giáo sư Trần Đức Thảo tại Trường Đại học Sư phạm Văn khoa và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, được tập hợp căn cứ vào hai bản văn:

 

Tập vở viết tay (kư hiệu là [A]) do ông Phạm Hoàng Gia ghi lại lời giảng của giáo sư trong năm học 1955 - 1956, từ bài Nhập đề cho tới hết phần nói về Nội dung triết học Hegel. Cùng một nét chữ viết, tập vở viết tay c̣n có phần ghi lời giảng của giáo sư cho khóa sau trong năm 1956 - 1957 (lúc này người ghi là trợ lư cho giáo sư), phần ghi này chỉ mới bao gồm từ bài Nhập đề cho tới phần nói về phái Élée (Triết học Hy Lạp).

 

Tập bài in nến (do Trường Đại học Tổng hợp in năm 1956 - 1957, kư hiệu là [B]). Nội dung và h́nh thức diễn đạt của Tập bài in nến so với những bài ghi trong Tập vở viết tay không có sự khác biệt. Tập bài in nến đă in lại những bài giảng được ghi lại trong Tập vở viết tay. Trong tập bài in nến, từ bài Nhập đề tới phần nói về triết học Hy Lạp được căn cứ vào phần ghi (Tập vở viết tay) lời giảng của giáo sư trong năm học 1956 - 1957, phần từ thế kỷ thứ XVII - XVIII cho đến hết phần nói về Nội dung triết học Hegel, căn cứ vào phần ghi lời giảng của giáo sư trong năm học 1955 - 1956.

 

Trong việc biên tập, chúng tôi cố gắng tới mức cao nhất để giữ lại đầy đủ và trung thành những ǵ tác giả đă giảng. «Lịch sử tư tưởng...» đă lấy lại toàn bộ Tập bài in nến đồng thời bổ sung những phần trong Tập vở viết tay (những phần này trong Tập bài in nến chưa có hoặc có nhưng chưa đầy đủ): Tư tưởng triết học Hy Lạp, Tư tưởng Cổ đại Trung Hoa, Nguồn gốc đạo Gia Tô, Tư tưởng Trung Cổ, Văn hóa Phục hưng và Cải cách tôn giáo Thế kỷ XVII – XVIII, toàn bộ các ghi chú ở bên lề của Tập vở viết tay (được xếp theo mục riêng, hoặc xếp xen kẽ trong ngoặc [ ] vào bài giảng). Những bài tác giả giải đáp thắc mắc, đưa vào phần Phụ Lục. Chúng tôi sơ bộ sắp xếp bài giảng thành từng phần và làm bảng Mục Lục.

 

Tập vở viết tay được ghi chép cẩn thận bằng chữ viết nhỏ (các ghi chú bên lề chữ viết c̣n nhỏ hơn), có nhiều kư hiệu và chữ viết tắt, lâu ngày nét mực đă phai, đôi chỗ bị nhàu nát. Chính v́ vậy, khó có thể tránh khỏi lầm lạc trong biên tập và đánh máy. Có một số chỗ trống, chính là những chỗ trong các bản ghi bị mất hoặc chưa rơ nội dung.

 

 

 Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 1983