PHẦN NĂM
*
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP1
I - NHẬP ĐỀ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP
Mục đích.
Nêu nguyên nhân v́ sao tôn giáo chuyển sang triết học ở Hy Lạp. Ư nghĩa nguyên thủy - chân thực - của triết học.
1 - Bước tiến bộ từ tôn giáo sang triết học.
2 - Những yếu tố khoa học trong văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà
3 - Nguồn gốc và cơ sở của triết học và khoa học Hy Lạp.
1 - Từ tôn giáo sang triết học.
Người ta bảo rằng kỳ công của văn minh Hy Lạp là xây dựng được khoa học và triết học, mầm mống cho văn minh hiện tại. Đặc điểm của văn minh đó là lần đầu tiên thoát khỏi mê tín; quan điểm vũ trụ mà không phải dựa vào thần thoại và giải thích trên một lập trường đúng: giải thích sự việc bằng sự việc. Lần đầu tiên xây dựng một nhân sinh quan đặt ư nghĩa đời sống ngoài thần thoại. Tóm lại, là lần thứ nhất tư tưởng nhân loại đạt được lập trường duy vật, hiểu sự vật theo ư nghĩa khách quan của nó. Xét sự việc theo quá tŕnh của nó là đạt đến một tŕnh độ duy lư (lư: qui luật khách quan của sự phát triển sự vật).
[Sự thực chỉ một số triết gia thoát khỏi mê tín phần nào mà thôi, và cũng thoát ly về phương pháp chứ chưa triệt để].
2 - Những yếu tố khoa học của Ai Cập và Lưỡng Hà.
Văn minh Âu Tây hưởng thụ văn minh Hy Lạp xem như có những đặc tính kỳ lạ tách khỏi truyền thống tư tưởng nhân loại. Nhưng xét trong lịch sử văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà, tuy có ràng buộc trong tôn giáo, nhưng đă xây dựng được một số yếu tố khoa học đă làm cơ sở cho kỳ công của văn minh Hy Lạp. Sở dĩ nó không đạt được tới tŕnh độ duy vật và duy lư, v́ chỉ là một số kiến thức có tính chất thực dụng và chuyên nghiệp: người Ai Cập biết đo diện tích h́nh tam giác, h́nh vuông, h́nh chữ nhật, phương pháp tương đối đúng về diện tích h́nh tṛn), những cách thức tính số (cộng, trừ, nhân gián tiếp bằng cách gấp đôi và cộng), những yếu tố căn bản về thiên văn, lư hóa, kỷ hà thực dụng nhưng chưa có tính chất phổ cập, chưa đi đến lư luận nên tư tưởng chưa thoát khỏi tôn giáo. Về thiên văn chỉ ghi được một số định tính về hành tinh và thống kê thành bảng với tính chất ghi hiện tượng thành số lượng. Những hiện tượng thường xảy ra như nhật nguyệt thực th́ theo cấp số, đă lập được một bảng về h́nh thù vầng trăng qua từng ngày theo h́nh thức cấp số. Tóm lại, đă có tính chất lư luận, lư trí và đă có thể tiến triển được phần nào: nó xuất hiện với tính chất lư trí cụ thể, chưa trừu tượng hóa thành lư luận, hoặc công thức cũng chỉ nằm trong phạm vi trường hợp cụ thể ấy thôi, tóm lại c̣n mang tính chất thực dụng nên đi đôi với thần bí trong toán học cũng như thiên văn, v́ c̣n liên hệ với mê tín nên khoa học là đặc quyền của tăng lữ và quí tộc, cách tính đă theo lư nhưng chưa phải là có ư thức. Trong các phép tính thường có dẫn chứng (chứa 8 cho đến 10 thành một kết quả, dẫn chứng là đem kết quả nhân với 10 thành 8 cái bánh)2 nhưng vẫn là dẫn chứng trong trường hợp cụ thể đó thôi.
Kỳ công của khoa học Hy Lạp là phá tan được tính chất thần bí và thực dụng, không bám vào những trường hợp cụ thể lẻ tẻ mà đă đi đến một tŕnh độ trừu tượng hóa có những dẫn chứng phổ cập, về thiên văn đă có thể giải thích được các hiện tượng, không cần bám vào những vị trí thời gian cụ thể của các tinh tú như trước. Tính chất thần bí mê tín mất đi, không cần phương thuật, thần thánh để giải thích mà đạt được tŕnh độ duy lư.
«Khoa học Hy Lạp đạt được sự phổ cập và duy lư là đạt được một bước mới, là một bước nhảy tuyệt đối, gạt được chủ nghĩa thực dụng và mê tín, đem lại tự do cho lư trí loài người», đó là lư luận của các nhà tư tưởng Tây phương mà văn minh bắt nguồn từ văn minh Hy Lạp, để tách rời văn minh Tây phương và Đông phương, tuyệt đối hóa văn minh Hy Lạp, xem văn minh Đông phương là có giá trị nhưng không đem lại tự do lư trí con người. Đó là sự biện chính3 cho lập trường chính trị của họ. Sự tách rời tuyệt đối đó là kết quả của phương pháp tư tưởng siêu h́nh, duy tâm.
Nghiên cứu quan hệ giữa văn minh Đông phương và Tây phương hay nguồn gốc văn minh Hy Lạp, chúng ta đă đề cập hai vấn đề: Đông phương và Tây phương, quá tŕnh tư tưởng nhân loại; chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề về hai mặt: lập trường chính trị và phương pháp tư tưởng. Chúng ta c̣n phải giải quyết được vấn đề «tự do» trong toàn bộ ư nghĩa của nó, v́ đất Hy Lạp là nước đầu tiên thực hiện được tự do tư tưởng hoàn toàn (chỉ trong nhân dân thôi). Kỳ công của Hy Lạp chẳng những trong phương diện tư tưởng mà cả trong điều kiện sinh hoạt. «Kỳ công đó h́nh như đă truyền sang văn minh Tây phương qua đạo Gia Tô, văn minh Hy Lạp, Gia Tô và văn minh Tây phương cận đại là một khối». Đó là quan niệm của các nhà tư tưởng Tây phương. Đó là tầm quan trọng của vấn đề.
Các nhà sử học Âu tây cũng công nhận giá trị của văn minh Lưỡng – Ai, và phần đóng góp của nó đối với văn minh Hy Lạp, một vấn đề đă đến một h́nh thức lư trí, nhưng không hiểu được quan hệ giữa hai tŕnh độ khác hẳn nhau về «chất» đó, v́ họ chỉ đứng trong thượng tầng nên không thấy rơ sự đóng góp của văn minh Đông phương. Chúng ta phải đi sâu vào hạ tầng cơ sở mới thấy được phần đóng góp đó.
(Trong các sách sử học Tây phương, yếu tố lư tính khoa học đi đôi với tự do dân chủ. Họ cho rằng có tự do dân chủ nhờ óc lư tính khoa học.) Người Hy Lạp rất có ư thức về ḿnh, họ công nhận những ảnh hưởng của văn minh Đông phương, nhưng tự xem nền khoa học, triết học của ḿnh là tuyệt đối, dân tộc Hy Lạp là văn minh, dân tộc khác là dă man, tiếng Hy Lạp là tiếng người, các thứ tiếng khác chỉ là tiếng kêu, các dân khác chỉ đáng làm nô lệ cho dân Hy Lạp.
3 - Nguồn gốc và cơ sở của triết học Hy Lạp.
Ai cũng công nhận văn minh Hy Lạp xây dựng trên cơ sở văn minh Đông phương. Nhưng ta phải đi sâu:
1. Tiền Hy Lạp hay trước Homère (2000-1100 tr. CN)
2. Thị tộc sang nô lệ sơ kỳ (thế kỷ XII-VIII tr. CN)
3. Nô lệ sơ kỳ - nô lệ phát đạt (thế kỷ VII-VI tr. CN), phát minh khoa học và triết học.
Trước khi người Hy Lạp sang, đất Hy Lạp bấy giờ đă có một nền văn minh đă phát triển của dân Crétois mà xă hội xây dựng trên cơ sở thương mại và cướp bể. Văn minh xây dựng trên cơ sở học tập văn minh Ai Cập. Kiến trúc và nghệ thuật phát triển.
[Từ 2000 tr. CN, Crète đă văn minh, nhờ buôn bán và cướp bóc mà hưởng thụ được văn minh Ai Cập. Crète c̣n cướp cả dân tộc dă man lân cận. Từ 1700 tr. CN, dân Mycènes buôn bán và cướp bóc Crète văn minh, 1400 tr. CN tàn phá Crète, 1200 tr. CN. Doriens4 dă man hơn Achéens5 muốn chiếm Mycènes, Achéens6 và Crète, và có một kỹ thuật đồ đồng khá cao]
Chế độ chính trị là không rơ, nhưng chắc đang ở thời kỳ thị tộc bộ lạc, có đi đến nô lệ cũng rất sơ kỳ (ta chưa đọc được chữ của họ). Thế kỷ thứ XVII tr. CN, có những người Hy Lạp đầu tiên Achéens xây dựng trên cơ sở văn minh Crétois, học tập mà xây dựng nền văn minh Mycènes. Đầu thế kỷ thứ XIV tr. CN, vua Mycènes đánh phá Crète, tàn phá thủ đô văn minh Mycènes, thống trị biển Egée. Cuối thời kỳ này (thế kỷ XII tr. CN), các vua bộ lạc Achéens đi đánh thành Troie (trên Dardanelles) trong một cuộc chiến tranh ghi lại trong lịch sử văn hóa th́ tới cuộc chiến tranh 10 năm ghi lại trong hai anh hùng ca Iliade và Odyssée. Đầu thế kỷ XII tr. CN, một số dân Hy Lạp Doriens tràn sang, làm xă hội trở lại chế độ bộ lạc và một số dân thị thành phải di cư sang Á đông (Tây Tiểu Á), thế kỷ XII tr. CN, xây dựng nên Hy Lạp Á đông, xây dựng một số thành thị và lập nên một nhà nước nô lệ (thế kỷ VIII tr. CN). Công thương nghiệp phát triển, và qua thế kỷ VII tr. CN, thế kỷ VI tr. CN đă xây đựng nên một số nước dân chủ. Thế kỷ thứ VIII tr. CN đă có Homère xây dựng cơ sở văn học Hy Lạp. Thế kỷ thứ VI tr. CN bắt đầu có khoa học và triết học Hy Lạp. Ta thấy văn minh Hy Lạp bắt đầu từ thế kỷ VIII tr. CN, và thành h́nh thế kỷ VI tr. CN không phải là một bước đầu tuyệt đối mà là một quá tŕnh lâu dài: văn minh Ai Cập – văn minh Crétois - văn minh Mycènes - văn minh Hy Lạp, nó đă hưởng thụ được một số kiến thức căn bản trong các nền văn minh trước (dù tŕnh độ xă hội ở một tŕnh độ thấp kém hơn - c̣n dấu vết thị tộc nặng nề). Những bộ phận ở Tây Tiểu Á hưởng thụ được nhiều nhất (Crétois, Mycènes - ảnh hưởng trực tiếp của Ai Cập và Phéniciens) nên nó tiến thẳng từ quân chủ bộ lạc qua chiếm hữu nô lệ không theo qui luật lịch sử của Đông phương: quân chủ bộ lạc - quân chủ độc đoán - chiếm hữu nô lệ, mà chỉ qua một giai đoạn quư tộc tư sản và chuyển thẳng sang dân chủ với đấu tranh của nông dân, thương nhân nghèo, đại và trung thương, quí tộc (cho nên không có những yếu tố của quân chủ độc đoán như Pyramide de Kheops, thần mặt trời Aron chẳng hạn).
[Chưa có ǵ chứng tỏ Mycènes và Crète đă bắt đầu sang nô lệ sơ kỳ. Theo tác phẩm của Homère th́ c̣n ở quân chủ thị tộc, bộ lạc. Có thể quan hệ sản xuất c̣n lạc hậu, nhưng sức sản xuất đă đi trước nhiều (Người Mường c̣n ở thời kỳ bộ lạc tan ră đă có thể đi ôtô). Dorius5 thắng Mycènes dù tŕnh độ thấp hơn, nhưng có thể v́ đă học tập được kỹ thuật vũ khí của Archéens6 và vào lúc xă hội này có nhiều mâu thuẫn và đang đi vào tan ră. Doriens và Achéens đều thuộc Arycus7, một dân tộc rất quan trọng trong thế giới sử - đạo Bàlama8 đẳng cấp. Dân Mycènes sang Tiểu Á lại trở lại bộ lạc tan ră, v́ chế độ chiếm hữu nô lệ sơ kỳ chưa có cơ sở, và thành thị ở Tiểu Á chưa có].
V́ thế nên sự phát triển của nó rất nhanh chóng và đặc biệt gặp vào lúc phát triển của kỹ thuật đồ sắt (thế kỷ VII - IV9 tr. CN).
Hệ thống tư tưởng do đó cũng khác. Đông phương đi từ đa thần thị tộc đến thần quyền tuyệt đối của các đế quốc. Hy Lạp th́ khác hẳn, chính quyền đi đến quí tộc bán tư sản, không tập trung nên thần quyền chỉ hệ thống hóa chứ không tập trung. Quan hệ giữa thần và người không độc đoán mà có tính cách xă giao mua chuộc. Thần thánh trong tác phẩm Homère rất giống người ta, chỉ có sức khoẻ hơn, nhiều phép và bất tử mà thôi, c̣n sinh hoạt giống hệt sinh hoạt xă hội loài người. Quan hệ cũng có thần bí nhưng không thiêng liêng tuyệt đối, cưỡng bách như Đông phương. Nó cũng là nguồn gốc của tư tưởng tự do [chế độ có tự do]. Nó do sự thành h́nh đặc biệt của bộ máy Nhà nước không độc đoán, mà có tính chất dân chủ phần nào (giữa quí tộc).
Chế độ nô lệ sơ kỳ (thế kỷ VIII tr. CN) không lâu dài mà chuyển nhanh sang chế độ nô lệ phát đạt (thế kỷ VII tr. CN), trong đó quan hệ bóc lột nô lệ nhằm vào sản xuất hàng hóa là chính (mặt công thương nghiệp, khác với sơ kỳ phát triển mặt đại điền trang có lợi cho quí tộc). Sở dĩ như thế v́ nó phát triển theo một cơ sở Ai Cập sẵn có và đường lối thực dân các đất đai ở Địa Trung Hải và Hắc Hải - công thương nghiệp phát triển mạnh, đô thị ở Tây Tiểu Á và bán đảo Hy Lạp thịnh vượng, có một cuộc đấu tranh giữa thương gia với quí tộc, một chế độ dân chủ và lần đầu tiên người thứ dân (đại thắng) được nắm chính quyền.
Khi chưa đủ khả năng thành lập một chế độ dân chủ, xă hội đưa lên một đạo quân để đàn áp quí tộc - thường chia ruộng đất, phát triển văn nghệ - phản ánh thành anh hùng [nhưng không tốt đẹp]. Với Homère, anh hùng tốt đẹp v́ rất «người». Mang nhiều nhân cách không tách rời quần chúng. Đặc sắc của nghệ thuật Hy Lạp (điêu khắc và kiến trúc) là nhằm cái đẹp. Khác với Đông phương chỉ nhằm cái vĩ đại, to lớn, đàn áp người ta, khác với nghệ thuật Gia Tô to lớn, cao cả mà thân mật (ogive)10, gây ấn tượng lên cao cả nhưng vẫn ở trong ḿnh. Nó đă từ đàn áp sang thân mật; Cựu Thư nói về Thánh Cha đề cao Thần Luật, pháp luật, c̣n Tân Ước về Gia Tô đề cao bác ái. Từ thần quyền tuyệt đối chuyển sang Gia Tô qua văn minh tốt đẹp của Hy Lạp. Đối với Hy Lạp, Đẹp là Đức và Đức là Đẹp. Quan niệm Tốt đẹp nguồn gốc là quí tộc, nhưng sau chuyển sang đại chúng đời dân chủ. Một ưu điểm của văn minh Hy Lạp là sự tự nhiên về thời kỳ thiếu nhi (ấu trĩ) của tư tưởng nhân loại mà bây giờ chúng ta không trải qua nữa.
[Khoa học gắn liền với thực dụng sẽ không đi tới tŕnh độ duy lư, v́ chỉ quanh quẩn trong lao động cụ thể hay việc tổ chức lao động cụ thể. Chỉ khi nào nhắm một tiêu chuẩn trừu tượng ngoài sự sản xuất cụ thể (tiền = giá trị sản phẩm), trí óc mới phát triển, đ̣i hỏi một tŕnh độ cao (Aristote kể chuyện Thalès11 tiên đoán mùa ôliu, làm giàu). Thalès nhằm xây dựng kinh tế tiền tệ là một đường lối kinh tế nhằm làm giàu ngoài ṿng thực dụng, ngoài sự sản xuất. Lúc xă hội tiến tới nền kinh tế tiền tệ thượng tầng kiến trúc, đầu óc mới suy nghĩ những vấn đề về lư luận, trừu tượng hóa: kinh tế thấp - chưa duy lư -, khoa học thấp, phải dùng thần bí.
- Doriens xâm chiếm Mycènes mà không hưởng thụ được văn minh, v́ họ tàn phá hết sạch .
- Di tích văn minh Crète, Mycènes không c̣n mấy, chỉ c̣n mấy bức tường rất lớn và những pho tượng về lịch sử (ăn mặc)]
Đặc điểm
Sự biến chuyển từ thị tộc qua nô lệ (thế kỷ XII – VIII tr. CN) th́ không thông qua chế độ quân chủ độc đoán mà qua một chế độ quí tộc tư sản chủ nô.
- Quá tŕnh xây dựng Nhà nước thành thị Hy Lạp (từ thế kỷ VIII - VI tr. CN). Chiếm hữu nô lệ đi đôi với sự phát triển của kỹ thuật đồ sắt, kinh tế tiền tệ và xây dựng trên phong trào thị dân, nhờ đó mà thành thị Hy Lạp là quốc gia độc nhất trong lịch sử cổ đại xây dựng được chế độ dân chủ chủ nô.
- Do đó những thành phần thứ dân dưới sự lănh đạo của giai cấp phú thương và thủ công đă được tổ chức thành phe dân chủ, và phong trào dân chủ được phản ánh bằng những tư tưởng khoa học duy lư, tự do b́nh đẳng.
- Nhưng v́ dân chủ và văn minh đó căn bản vẫn là dân chủ nô lệ trên cơ sở bóc lột thuộc địa, nên những tư tưởng khoa học duy lư không triệt để, không hoàn toàn thoát khỏi thành kiến mê tín, và dần dần trở lại tư tưởng mê tín với những h́nh thái triết học duy tâm và tôn giáo phổ cập.
Kết luận.
Văn minh, đặc biệt là tư tưởng Hy Lạp là một thành tích lớn trong lịch sử tư tưởng nhân loại, nhưng không phải là một tạo tác tuyệt đối. Trong phần chân chính của nó, nó đă đặt mầm mống của tư tưởng duy vật biện chứng, nhưng về phần ấy nó chỉ là một tŕnh độ tổng kết kinh nghiệm cao hơn tổng kết của Đông phương nhưng liên tục với Đông phương. C̣n về những hiện tượng hoàn toàn gián đoạn với tư tưởng Đông phương, th́ nó là tư tưởng duy lư duy tâm, là phần phản ánh những giới hạn hẹp ḥi của văn minh Hy Lạp do chế độ bóc lột người. Chính phần gián đoạn ấy là phần mà những nhà sử học đế quốc đă nêu ra, để giới thiệu văn minh Hy Lạp là một thần tích tuyệt đối, do nó gây một ưu thế tuyệt đối cho văn minh Tây phương, thực ra chính đó là phần hẹp ḥi mà cuối cùng nó sẽ phát triển thành tôn giáo, cũng như chế độ nô lệ phát đạt ở Hy Lạp sau hai, ba thế kỷ dân chủ cuối cùng đi tới quân chủ độc đoán.
[l. Ở Ai Cập và Lưỡng Hà, quân chủ độc đoán bắt đầu từ thế kỷ XX tr. CN, mà tới thế kỷ VIII tr. CN Hy Lạp vào chiếm hữu nô lệ không qua quá tŕnh một chúa bộ lạc thôn tính các bộ lạc, mà ngược lại, các tộc trưởng đánh đổ chúa bô lạc, thành lập quí tộc tư sản; bọn quí tộc tộc trưởng này khác Đông phương và không sống trên cơ sở đại điền trang mà lại là một anh bán tư sản (bỏ vốn vào công thương nghiệp), nên lúc cần tổ chức bộ máy Nhà nước, chính bọn này nắm v́ họ có quyền lợi công nghiệp (khác với Đông phương không do quư tộc nắm). Sở dĩ bọn này là tư sản quư tộc v́ hoàn cảnh buôn bán, cướp bể và thừa hưởng văn minh Đông phương. Chính thể chưa hẳn là dân chủ, nhưng h́nh thức bán cộng ḥa và phần nào có tự do (khác Pharaon tuyệt đối trong chính trị và tư tưởng) phản ánh cả vào văn học, Iliade và Odyssée diễn tả được những vai tṛ cá nhân đặc sắc, đề cao được cá tính anh hùng. (Hegel cho rằng văn chương Hy Lạp đă đạt được những «cá tính đẹp đẽ» (khác Đông phương chỉ vua có cá tính, và cá tính xây dựng trên áp bức, xương máu, chỉ Pharaon có hồn bất diệt, tất cả mọi người, kể cả quư tộc, đối với nhà vua đều là nô lệ). Bọn quí tộc có được đức tính đẹp đẽ đó đă tiếp tục truyền thống tự do của cá nhân bộ lạc, và tiếp thu những văn minh mới.
2. Trong chế độ quí tộc bán tư sản ở thế kỷ VIII tr. CN có nhiều mâu thuẫn: tư sản - nông dân (tư sản chiếm ruộng đất), tư sản - thủ công, thứ dân (tư sản tập trung), tư sản quư tộc - tư sản mới. Những mâu thuẫn đó - nạn đói - giải quyết bằng phong trào thực dân chiếm các xứ và đô thị ở Hắc Hải và Địa Trung Hải, bắt đầu là Milet (có 90 căn cứ ở Hắc Hải), công trường phát triển, ngoại thương rất phát triển, xuất cảng hàng hóa (rượu dâu, nông nghiệp cũng phần nào chuyển sang kinh tế hàng hóa). Tới thế kỷ thứ VII tr. CN, mâu thuẫn giai cấp lại tăng cường (công nghệ phẩm xuất cảng có lợi nên giá cao), nông dân phải mua với giá cao những nông phẩm bị hạ giá v́ bọn lái buôn nhập cảng lúa ḿ và gia súc. Thợ thủ công, tiểu thương cũng bị lấn át v́ kinh doanh chủ nô phát triển nhờ số nô lệ cướp ở đất thực dân. Hai phe mâu thuẫn sâu sắc. Phe dân chủ do đại thương không quí tộc lănh đạo chống quư tộc bán tư sản, dân chủ thắng lợi (v́ chế độ chiếm hữu nô lệ đang phát triển) trong một số thành thị do Athènes lănh đạo. Trong quá tŕnh đấu tranh chống quư tộc, tư tưởng khoa học, duy vật, duy lư phát sinh. Nhưng chế độ là nô lệ nên dần dần quí tộc lại lên. Hy Lạp có hai khuynh hướng: duy vật duy lư và duy tâm, phái duy tâm này có đặc điểm hưởng thụ cái duy lư của truyền thống duy vật và duy tâm hóa những công tŕnh khoa học trước, cho rằng nhờ duy tâm mà khoa học thoát khỏi thực dụng. Thứ duy tâm này mang tính chất duy lư, không mộc mạc như tôn giáo.
II – TRIẾT HỌC IONIE (Biện chứng mộc mạc)
Hy Lạp gồm ba bộ phận: 2 bán đảo Péloponese và Thessalie, bộ phận phía Tây Tiểu Á. Phần Tây Tiểu Á là Ionie có các thành thị rất phát triển, nhất là thành phố Milet và Ephèse.
Ionie là nơi đầu tiên phát triển triết học và khoa học duy lư trên thế giới (thế kỷ thứ VI tr. CN) tương đối thoát khỏi mê tín.
Mục đích:
- Chứng minh rằng triết học là khoa học duy lư bắt nguồn từ công tŕnh là sản xuất và đặc biệt là sự phát triển công thương nghiệp.
- Dẫn chứng rằng triết học là khoa học phát triển trong một quá tŕnh lịch sử chung của nhân loại, cụ thể là văn hóa Lưỡng Hà - Ai Cập, và phát triển ở đất Hy Lạp do những điều kiện đặc biệt của cuộc đấu tranh giai cấp trong những quư tộc thành thị. Những điều kiện đó đă đẩy mạnh phe dân chủ lên nắm quyền thống trị xă hội.
- Dẫn chứng rằng nguồn gốc cơ sở và chân lư th́ triết học và khoa học liên quan khăng khít với nhau, căn bản v́ triết học có tính chất khoa học và ngược lại.
Yêu cầu:
Nhằm xây dựng quan điểm chân chính: quan điểm lao động sáng tạo khoa học, quan điểm lớn (quá tŕnh phát triển là do lịch sử và cuộc đấu tranh của nhân dân), quan điểm khoa học triết học (thấy sự liên quan chặt chẽ của triết học và khoa học) .
1 - Điều kiện lịch sử ở thành thị Ionie (thế kỷ VI tr. CN)
Vào thế kỷ VII - VI tr. CN, những thành thị của Ionie phát triển nhiều về công thương nghiệp nhờ thực dân (phát triển này xuất hiện từ thế kỷ IX - VIII tr. CN để giải quyết những mâu thuẫn giai cấp của phái quư tộc bán tư sản thống trị các thành thị ấy), đặc biệt những căn cứ thực dân ở Địa Trung Hải và Hắc Hải tại các nước lạc hậu: phát triển thực dân làm phát triển kinh tế tiền tệ, mâu thuẫn giai cấp càng gay go; nông dân bị hai tầng áp bức bóc lột (quí tộc và lái buôn); tiểu thương thành thị bị chủ nô cạnh tranh làm phá sản, đồng thời tư bản chủ nô phát triển mạnh (phong trào chung toàn Hy Lạp) với sự đấu tranh của giai cấp thứ dân do tư bản lănh đạo; những giá trị tư tưởng, phong tục cựu truyền bị lay chuyển. Tiền tệ thế cho lễ nghi cựu truyền, văn học để lại vài bài thơ nhắc tới sự đảo lộn về tập quán bấy giờ (Théognis12 than phiền về quí tộc không giữ được truyền thống mà đi kết hôn với tư sản: «người quí tộc không từ lấy gái thường dân nếu cô này mang về nhiều của, mà cũng chả cho cô nương nào từ chối không lấy người thường dân nếu anh này nhiều tiền. Tiền là cái mà người ta quí, tiền làm lẫn lộn ṇi giống», Hésiode13: «Đức tính và danh dự đều theo tiền». Alcée14: «Tiền làm ra người»)
Đứng về mặt tư tưởng, phong trào này đă phát sinh tư tưởng tư sản (chủ nô) đầu tiên bấy giờ có tính chất cách mạng và xây dựng nên triết học, khoa học duy lư, tương đối đánh đổ được các lễ nghi tôn giáo cựu truyền. Đó là phái vật lư Milet: đi t́m thực chất sự vật, do đó xây dựng được khái niệm đầu tiên có tính chất khoa học vật chất. Chủ nghĩa duy vật bắt nguồn từ đấy.
[Tăng lữ không có vai tṛ trong đấu tranh, v́ nó là thứ quan tước cũng như vua: bầu lên trong thời gian đấu tranh giai cấp (trong thời kỳ dân chủ).
Théognis sáng tạo thể thơ chính trị.
Hésiode sáng tạo thể thơ nông vận.
Alcée sáng tạo thể thơ trữ t́nh.
[Nông nghiệp đă phần nào kỹ nghệ hóa, nhất là ngành sản xuất ôliu, quan hệ giữa thành thị nông thôn chưa phân biệt rơ ràng. Thành thị không có nghĩa hiện tại mà chỉ là một tỉnh bao gồm cả thị xă và nông thôn.]
2 - Phái vật lư học Milet
Gồm có: Thalès, Anaximène và Anaximandre.
Thalès:
Sống khoảng cuối thế kỷ VII tr. CN và đầu thế kỷ VI tr. CN. Đă tiếp thu những thành tựu khoa học và tư tưởng Lưỡng Hà, tổng kết phát triển một mức cao hơn không cần truyền thống tôn giáo, và đem phổ biến cho Hy Lạp. Thalès có đi thăm Ai Cập, học tập Lưỡng Hà và tiên kiến được một cuộc nhật thực (585 tr. CN), tiên kiến được một vụ được mùa ôliu, viết một tập thiên văn cho người đi bể, Thalès là người đầu tiên được gọi là hiền nhân. Chủ nghĩa của ông có 3 phần:
- Lư thuyết về nguyên chất vật thể.
- Cách thức biến chuyển của nguyên chất đó,
- Xây dựng những định lư kỷ hà đầu tiên.
Tất cả vật thể đều do Nước mà ra (nguyên chất của mọi vật thể): thuyết này có nguồn gốc ở Ai Cập (cho rằng lúc đầu có một thứ nước nguyên thủy gọi là noun. Bấy giờ chưa có Trời, Đất, Thần thánh chưa sinh ra, chưa có cái chết mà chỉ có nước nguyên thủy. «Thần Ra xuất phát từ nước noun» - trong kinh thánh lúc đầu tinh thần của Thượng đế nổi trên nước). Thalès phát triển thuyết ấy theo một hướng khoa học: quan niệm nước là vật chất nguyên thủy cấu tạo ra vạn vật theo một quá tŕnh tự nhiên (đọng lại thành đất, bốc lên thành khí thành cây, vũ trụ nổi trên mặt nước; động đất, gió, lửa của mặt trời và các tinh tú cũng do hơi nước bốc lên). Thalès nói: «thế giới có linh hồn và đầy thần linh»
Thalès c̣n có công sáng tạo kỷ hà học (đi từ phép đo diện tích của kỷ hà lên các định lư): hai góc đáy của tam giác cân bằng nhau), các góc đối đỉnh bằng nhau. Những cố gắng của Thalès về kỷ hà lúc th́ phổ cập hơn (định lư), lúc th́ trực quan hơn (về h́nh). Chưa có ǵ chứng tỏ các định lư đó đă được chứng minh một cách khoa học và chính xác như sau này.
[- Tư tưởng của phong kiến ở một tŕnh độ cao hơn nô lệ nhưng ít sáng tạo hơn, có thể v́:
- Cơ sở tư tưởng nô lệ đă đủ thỏa măn phong kiến rồi - chỉ cải lương không sáng tạo.
- Trong nô lệ, có giai đoạn tư sản lănh đạo thứ dân nắm chính quyền (dân chủ) - khả năng sáng tạo phong phú hơn.
- Khác nhau giữa kỹ thuật đồ sắt và đồ đồng: sắt dễ rèn hơn (Cu (đồng) cần thiếc); sắt cứng hơn, có lợi cho sản xuất; sắt nhiều khoáng sản hơn.
- Do đó, với sắt sản xuất trở nên tiến bộ vượt bậc v́ nó phổ biến hơn.
- Nô lệ: sắt và đồng tồn tại song song. Phong kiến: sắt chiếm ưu thế.]
Anaximandre:
Sống giữa thế kỷ VI tr. CN, viết: Bàn về tự nhiên (sau thành một tập quán), cho rằng bản chất vạn vật là «vô định». Vô định đó cấu tạo ra các trời và các thế giới theo một số quá tŕnh tự nhiên có tính chất máy móc (định tinh và hành tinh là một bánh xe bằng lửa bị khí bao bọc, nhưng bao khí ấy có những lỗ thủng để ta thấy chúng, lúc lỗ bịt lại sẽ có nhật hay nguyệt thực, mặt trăng tṛn khuyết cũng do lỗ này to hay nhỏ. Dù c̣n ngây thơ nhưng đă dùng kỹ thuật sản xuất để giải thích (bánh xe) .
Anaximandre c̣n phát minh thuyết tiến hóa sinh vật cho rằng vật nguyên thủy sống trong một bao cứng dưới nước, sau lên bộ vỡ ra biến thành động vật và người.
Anaximène:
Hạ bán thế kỷ VI tr. CN. Vạn vật do khí mà ra, đọng lại thành đất và nước, bốc lên thành hơi.
Tóm lại, cả ba triết gia trên đều quan niệm vật chất từ một nguyên chất (nó đă có trong Đông phương nhưng là một nguyên chất thần thánh). Nguyên chất ở đây là một vật chất tự nhiên và cấu tạo sự vật theo một quá tŕnh tự nhiên. Ta thấy tưởng tượng ấy cấu tạo theo một tính chất khoa học, và quá tŕnh tự nhiên mà họ dùng để giải thích là những kinh nghiệm của lao động sản xuất, không c̣n bị bao bọc trong mê tín như Đông phương mà đă nổi bật tính chất tự nhiên. Khái niệm nguyên chất cũng mang tính chất đó. Yếu tố này do kinh nghiệm sản xuất công nghiệp (cấu tạo mọi sự vật từ một nguyên chất, và hoàn toàn do lao động không phụ thuộc thiên nhiên như sản xuất nông nghiệp). Đến đây, sở dĩ tổng kết đến mức duy vật như thế, v́ do từ sản xuất lănh đạo đă dùng kinh nghiệm sản xuất công nghiệp đánh đổ cơ sở tư tưởng sản xuất nông nghiệp của quí tộc điền trang, xây dựng nên nhân sinh quan, vũ vụ quan có tính chất khoa học - đi sâu vào chi tiết. Trong chi tiết nó có nhiều sai lầm, nhưng trong căn bản đă đạt được tính chất duy vật, tự nhiên, cả một hệ thống chứ không phải những định luật lẻ tẻ.
[Văn minh Hy Lạp là đỉnh cao nhất của văn minh chủ nô - kết quả cuộc đấu tranh giữa chủ nô công thương và chủ nô quí tộc. Bọn chủ công thương đại diện cho quyền lợi và dân tự do và phần nào cho nô lệ (ở Sparte, nô lệ vô cùng cực khổ: để làm quen với quân sự, cho thanh niên đi săn nô lệ, và truyền đời này qua đời khác; ở Athènes tương đối đỡ hơn, nhưng chỉ trong giai đoạn đang lên thôi). Ở Tây phương, các giai đoạn lịch sử rất dứt khoát, c̣n ở Đông phương (Trung Hoa, Ấn Độ) trong phong kiến vẫn c̣n di tích nô lệ (Việt Nam tới nhà Nguyễn hăy c̣n)].
Nhưng v́ tư bản chỉ là tầng lớp tổ chức lao động chứ không trực tiếp sản xuất, nên quá tŕnh này c̣n mang nhiều tính chất máy móc chứ không bao gồm hết ư nghĩa chủ quan của lao động (sản xuất là máy móc, nhưng con người sản xuất, tổ chức xă hội), v́ không từ lao động mà chỉ tổ chức để bóc lột lao động nên tư sản chỉ thấy mặt máy móc của sản xuất thôi, không thấy mặt nhân sinh. Nên dù đạt được một vài tính chất biện chứng, nhưng nói chung các nhà duy vật cổ này bị hạn chế, mang tính chất máy móc và để nhiều chỗ hở cho duy tâm.
Nhưng nó có tính chất tích cực ở chỗ duy vật, và nó dẫn chứng nhân sinh quan và vũ trụ quan duy vật là chân chính của triết học, v́ nó bắt nguồn từ lao động. Nếu chúng ta tách rời khoa học với lao động, sẽ không hiểu ư nghĩa chân chính của nó, và ḱm hăm không phát triển nó lên được - cho nên khoa học xây dựng trên lập trường tư sản vẫn bị hạn chế cho tới gần đây, lúc có một nền khoa học xây dựng trên cơ sở giai cấp vô sản mới đạt được tính chất biện chứng và phát triển nhanh chóng được.
[- Tư sản tổ chức lao động chứ không trực tiếp lao động.
- Tư sản tổ chức khoa học tự nhiên và khoa học xă hội, do khoa học tự nhiên gần với đời sống lao động hơn hơn nên có phản ảnh phần nào tổ chức sản xuất, chính trị v. v...
Vấn đề liên hệ: sau khi phân tích tư tưởng tư sản trong lịch sử tư tưởng, cần liên hệ phân tích tư tưởng tư sản dân tộc Việt Nam.
- Engels cho rằng tính chất máy móc trong duy vật của thế kỷ XVII - XVIII ở Anh, Pháp v́ tŕnh độ khoa học tự nhiên c̣n thấp kém và khoa học xă hội chưa có, nhưng tới tŕnh độ khoa học hiện đại đă chan chứa duy vật biện chứng, nhưng một số nhà khoa học chỉ duy vật biện chứng trong công tác khoa học, nhưng lư thuyết của họ vẫn duy tâm hoặc duy vật máy móc – tính chất đó do lập trường tư tưởng. Duy vật máy móc của tư sản ít gạt bỏ con người bị bóc lột, nó vô nhân đạo nên máy móc, nhưng tiến bộ ở chỗ chống quí tộc nên duy lư - phần chân chính liên hệ vấn đề toán, lư, hóa.
- Khả năng tạo tác của con người đă bị xuyên tạc và làm cơ sở cho nhiều h́nh thái tôn giáo, trong đó phần chân chính của nó bị che mờ, chỉ học phái Milet lọc đi phần chân chính đó, nhờ nó là sản phẩm của một thời đại có đấu tranh giai cấp cao độ và thường xuyên]
3 - Héraclite (Ephèse)
Danh hiệu là «Héraclite tối nghĩa» - nổi danh v́ đưa ra nhiều ư kiến tối nghĩa. Cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ V tr. CN, Ephèse là một thành thị kinh tế phát triển, đặc biệt nhất là h́nh thức ngân hàng (tư bản tài phiệt quí tộc hóa). Trong thời thịnh trị, bọn này có một vai tṛ quốc tế, có nhiều quan hệ với nước Lydie, giúp Lydie thống nhất, phát triển công thương nghiệp và quan hệ thương mại quốc tế (Á đông qua Địa Trung Hải) nên mất dân tộc tính, chịu ảnh hưởng bảo hộ phần nào của vua Lydie. Đến thế kỷ VI tr. CN, các thành thị Ephèse bị Ba Tư chiếm. Quư tộc Ephèse bán nước. Héraclite xuất thân quư tộc (ḍng vua tôn giáo - một tài liệu nói ông nhường ngôi cho em), nên có tác phong khinh miệt quần chúng nhưng có tư tưởng chống đế quốc. Có một đoạn sử liệu Hy Lạp nói rằng một hôm Ephèse bị Ba Tư bao vây. Dân Ephèse vẫn ăn uống xa xỉ, do đó thiếu thức ăn. Bọn cường hào họp lại giải quyết, không ai dám nói chuyện hạ mức ăn, Héraclite ḥa bột đại mạch (orge) uống với nước rồi bỏ đi, mọi người hiểu ư hạ mức ăn. Quân Ba Tư nghe tin ấy biết không hy vọng nên rút lui.
[Héraclite thuộc số người bất măn với quư tộc và phản đế: lúc trước Lydie sau là Ba Tư15, v́ quyền lợi quư tộc liên hệ với đế quốc nhờ buôn bán quốc tế. Thấy sự tiêu diệt của quư tộc v.v..., có ư niệm về biến đổi, nhưng Hétaclite nói chung không đi vào chi tiết được, thấy được mâu thuẫn nhưng không thấy hướng phát triển (hiện nay giai cấp địa chủ cũng kêu: «Trời đất đổi thay, vạn vật chống đối»
Ở Tây phương gần đây, sự «thưởng thức cái lộn xộn» là một tâm trạng phổ biến, đó là một h́nh thức lăng mạn phổ biến.
Địa chủ thấy biến đổi - nông dân sung sướng: «như thế công bằng» - quy luật ở ngoài sự vật, v́ không thấy sự xứng đáng v́ lao động nông dân?
Một thắc mắc: tại sao một người phản động về chính trị lại có thể sáng tạo ra «mệnh đề » duy vật biện chứng đầu tiên? Có lẽ như yếu tố phản đế (bấy giờ những người theo Ba Tư có phần nào thoát ly giai cấp). Héraclite có giá trị ở chỗ làm nổi bật biện chứng tính trong duy vật biện chứng.
[Milet: phần duy vật có mấy điểm: vạn vật luôn luôn biến chuyển; vạn vật luôn luôn mâu thuẫn nhưng được xây dựng trong thống nhất; đề cao lư tính]
Héraclite cho Thế giới là lửa biến chuyển do quy luật tự nhiên. Ư thức biến chuyển sâu sắc [«Không bao giờ hai lần đi xuôi một con sông»: v́ trong đó có mâu thuẫn - «Chúng ta xuôi và không xuôi trên con sông đó»: chúng ta có và không có» - Sự liên kết là thống nhất và không thống nhất, điều ḥa và mâu thuẫn, từ mọi sự xuất hiện độc nhất, và từ độc nhất xuất hiện mọi sự, và cần phải thấy rằng chiến tranh là ḥa hiệp và công lư là tranh giành, và mọi sự được xây dựng và tiêu diệt do sự tranh giành – «Chiến tranh là cha của mọi sự và vua của mọi sự»: chiến tranh đă làm cho những tên này là thần, tên này là người, tên này là nô lạ, tên này là tự do – «Đại chúng không hiểu rằng cái đấu tranh với ḿnh là ḥa hiệp với ḿnh, điều ḥa là do ở chỗ căng thẳng đối lập giống như dây đàn hay dây cung» - «Cái mà ai là có ích lợi do ở những điểm đối lập gây ra sự điều ḥa đẹp đẽ»: chính sự ốm đau làm cho ta thưởng thức sự mạnh khỏe, cái xấu cho ta thưởng thức cái tốt, cái mệt nhọc làm ta thưởng thức cái nghỉ ngơi – «Cái điều ḥa bí mật hay hơn cái điều ḥa công khai»].
[Héraclite duy vật: Vạn vật do lửa - không do thần hay người. Lửa biến chuyển cũng như vạn vật biến chuyển theo quy luật bản thân nội tại của nó.
Héraclite biện chứng: Vạn vật đều chứa đựng mâu thuẫn nội tại và đều sinh ra do mâu thuẫn thống nhất trong một quá tŕnh biến chuyển.
Thiếu sót: không thấy được bản chất 2 yếu tố mâu thuẫn - mâu thuẫn thống nhất không có hướng. Biến chuyển không hướng phát triển]
Những biện chứng của Héraclite bị giới hạn, có những thiếu sót căn bản. Nó biến chuyển thuần túy nhưng không có hướng phát triển, mâu thuẫn và thống nhất mâu thuẫn cũng không có hướng, không rơ mâu thuẫn giữa cái ǵ và cái ǵ (đối với biện chứng: ưu và khuyết, thống nhất ưu thắng) và thống nhất thế nào. Với chủ nghĩa như thế sẽ không nắm được và không hướng được lịch sử và chỉ có biến chuyển chung chung th́ măi vẫn là luẩn quẩn và mất tính chất mâu thuẫn của nó. Đó là những thiếu sót căn bản cần phân biệt rơ với duy vật biện chứng chân chính (đó là phản ánh t́nh trạng xă hội bấy giờ nhưng mọi quư tộc đều theo đế quốc - Héraclite phần nào thoát khỏi giai cấp), nên khi quan niệm về biến chuyển Héraclite duy vật, nhưng quan niệm về quy luật biện chứng th́ duy tâm. Đức tính là ở một điểm là hiểu biết lư tính. Lư tính này thống trị mọi vật và đi sâu vào mọi vật. Lư tính tồn tại vĩnh viễn th́ người ta không hiểu, h́nh như người ta không có kinh nghiệm rằng mọi sự việc là theo lư tính ấy, tuy rằng người ta đă có kinh nghiệm của những sự việc giống như tôi tŕnh bày, phân tích sự vật theo bản chất và giải thích theo tính cách của nó. Nhưng những người thường lúc làm việc và biết ḿnh làm ǵ cũng giống như họ quên cái họ đang làm trong giấc mơ. Bản chất người không có Đức tính, nhưng bản chất Thượng đế th́ có. «Đối với Thượng đế mọi vật đều tốt đẹp, đúng như người ta quan niệm cái này đẹp cái kia xấu...».
[Lư tính (logos) lư tính thống trị vạn vật. Người không nhận thức được lư lính dù vẫn làm theo lư tính].
III - GIAI ĐOẠN CAO NHẤT CỦA TƯ TƯỞNG HY LẠP
(thế kỷ V tr. CN).
Trong giai đoạn này phát sinh ở Hy Lạp những tư tưởng quan trọng nhất, ảnh hưởng tới tư tưởng Tây phương cho tới Marx - Engels, đó là tư tưởng duy tâm phát triển ở Đại Ư, nhất là ở Elée, và tư tưởng duy vật máy móc, chủ yếu là Démocrite trong khu vực Athènes (ảnh hưởng Athènes), và tư tưởng luân lư nhân văn của phái Sophisme (tranh biện).
Đây là 3 phái quan trọng mà 2 phái trên là chính đă phân chia các triết gia làm 2 phái cho tới Marx - Engels mới đạp đổ mâu thuẫn đó.
Mục đích yêu cầu:
Nêu rơ nguồn gốc, phần chân chính, phần nguy biện và quyền lợi giai cấp mà chủ nghĩa đó tiêu biểu, góp phần vào vấn đề đấu tranh tư tưởng hiện tại, v́ nó hăy c̣n duy tŕ .
1 - Nguồn gốc chủ nghĩa duy tâm siêu h́nh ở Đại Ư
Sau khi ở Tiểu Á, do Ba Tư chiếm cứ và bảo hộ, những thành thị tự do (giữa thế kỷ VI tr. CN) văn minh đi vào đường suy đồi, mất cơ sở độc lập, và một phần nhân dân trong đó có những nhà tư tưởng như Pythagore, Xénophane di cư sang các căn cứ thực dân ở Đại Ư. Họ mang theo vốn văn hóa của Ionie. Đại Ư là đất mới, trước kia ở chế độ thị tộc mà nhân dân Hy Lạp mới chiếm trên cơ sở chiếm đoạt đất đai của thổ dân và biến họ thành nô lệ, mở được những thành thị thịnh vượng về công thương nghiệp. Giai cấp quư tộc có một vai tṛ đặc biệt quan trọng (hơn ở Ionie, v́ chủ yếu chúng sống về đất đai mà ở đấy có ít đất ph́ nhiêu, đồng thời nó phát triển công thương). Đồng thời cũng có một phe dân chủ (đấu tranh gay go địa chủ - quư tộc). Những nhà tư tưởng từ Ionie sang Đại Ư, nói chung đứng về quí tộc, đồng thời hấp thụ được vốn duy lư mà các nhà tư tưởng duy vật ở Ionie đă xây dựng (căn bản tư tưởng quí tộc là tư tưởng tôn giáo, nhưng ở đây là bán tư sản, phần nào xây dựng, hấp thụ tư tưởng duy lư), phát sinh một thứ triết học mới có tính chất duy lư nhưng căn bản là huyền bí (khác tôn giáo cũ), nguồn gốc của duy tâm siêu h́nh. Người tiêu biểu nhất trong công cuộc lật ngược duy vật biện chứng thành duy tâm siêu h́nh là Xénophane. Ông phản đối tôn giáo nhiều (phản đối sự vẽ, quan niệm thần như người), nhưng chỉ đi đến một tôn giáo mới, phục tùng ông thần vô h́nh toàn quyền do ở tinh thần, v́ thế nên chỉ huy và hiểu biết được sự vật (thần hay hoàn toàn là tinh thần, không có một tí nào là duy vật, và là một thần duy nhất. Tất cả tư tưởng duy vật duy lư, trước kia có tác dụng đánh đố tôn giáo, trở nên một sự cải lương tôn giáo, tiếp thu vào thần thánh những tư tưởng tiến bộ do loài người xây dựng được. Nó tập trung cho một chuyển biến quan trọng về giai cấp (quí tộc ở nhà chống duy lư, nhưng sang đất mới nó tiếp thu tư tưởng đó theo một cách riêng). Các triết gia sau ở Đại Ư tiếp thu truyền thống kết hợp duy lư và thần bí, nó tổ chức thành Hội kín thờ thần, nhưng chủ yếu là đấu tranh giành chính quyền.
[Elée:
- Nguồn gốc thế giới: là một tồn tại duy nhất không chia cắt, bất động.
- Chỉ căn cứ vào lư tính mới nhận thức được sự vật, dư luận và lư trí.
- Vạn vật chỉ có vẻ mâu thuẫn nhưng sự thực bất sinh, bất động và bất diệt.
Biện chứng tiêu cực:
- Thấy vấn đề mâu thuẫn của vận động và xét vận động theo luân lư.
- Không nhận thần sáng tạo mà coi h́nh bầu dục hay h́nh cầu là tồn tại tuyệt mỹ nhất]
Điển h́nh là Pythagore tổ chức và nắm được chính quyền Crotone ở Nam Ư. Trong «liên minh Pythagore» có 2 phần: một phần hoàn toàn tôn giáo - nội quy riêng bảo đảm linh hồn thuần túy và bất diệt (được hưởng một số bí quyết, để xuống âm phủ đọc lên để giữ linh hồn - Osiris), đồng thời nội dung mê tín đó được củng cố bằng tư tưởng khoa học nhất là toán học.
Pythagore là người đầu tiên xây dựng nên toán học thuần túy, tách khỏi thực tế cụ thể, đề cao thành một bí quyết vũ trụ (mọi vật biến chuyển trong vũ trụ do qui luật của toán pháp, đặc biệt là «qui luật số lượng»): tiếng đàn cao thấp (tính chất trực quan phụ thuộc độ dài và độ căng của dây đàn (khoa học số lượng). Số lượng chi phối trực quan và chính nó là thực chất vũ trụ (mỗi số là một điểm - nhiều số th́ thành h́nh các khối - vũ trụ), chẳng những thế mỗi số là thực chất của đức tính.
[Pythagore:
Liên minh Pythagore (Hội kín thành chính quyền):
- Nội quy tôn giáo - bào đảm linh hồn.
- Toán học (thuần túy) thần thánh hóa.
- Liên hệ: bói toán. tử vi cũng là một thứ toán học thần thánh hóa, nhưng cũng phải ở một mức khoa học nào: trước kia bói toán bằng mây, gió, chim bay, xương nứt khi đốt, v. v...
- Căn bản của toán pháp là quy luật bất mâu thuẫn. Trong quá tŕnh tiến chuyền, nó có tính chất biện chứng (số, đại số). Nhưng trong một quá tŕnh đồng nhất, tính chất biện chứng chỉ có phần nào và hơi h́nh thức thôi.
Pythagoricien:
- Vật chất là số và điểm.
- Nó có quy luật: sự điều ḥa của quy luật các số lượng có quy luật.
- Vũ trụ là những hành tinh quay quanh một khối lửa - âm điệu.
- Tinh thần là mảng éther nhưng bất diệt và có thể di chuyển.
- Mâu thuẫn chỉ có bên ngoài sự vật - biện chứng có tính tiêu cực.
- Công tŕnh khoa học.
- Yếu tố tôn giáo]
Tính chất thần thánh hóa số lượng rất phổ biến, hiện nay c̣n nhiều (kể cả bên ta). Nó do thần thánh hóa tư tưởng duy lư, do kinh nghiệm sản xuất (toán pháp do sản xuất) phản ánh sự quí tộc hóa những thành tích khoa học của phong trào cách mạng. (Nội dung duy tâm siêu h́nh là một cơ sở duy lư về phần luân lư và khoa học, nếu không chỉ là mê tín. Nội dung duy lư ấy là kết quả của một cuộc cách mạng bị sáp nhập, hấp thụ vào mê tín, thần thánh.) Xénophane và Pythagore mới đặt ra khía cạnh. Sau đó, nó được đưa lên tới h́nh thức nguyên lư với Parménide và Zénon, cho rằng thực chất của thực tại là bất động, bất sinh, bất diệt. Lần đầu tiên với Parménide phân biệt hai con đường: dư luận và chân lư. Con đường dư luận là cảm thức. Với con đường này, vũ trụ xuất hiện như một sự biến chuyển có hạn (ám chỉ phái Ionien, Héraclite), và con đường chân lư là một sự bất động, v́ bất động mới có chân lư và thống nhất mỗi một mặt mà thôi. Vấn đề là Parmenide có nắm được một số đặc tính của chân lư, và cắt đứt với cơ sở thực của nó là cảm thức, ông đă tuyệt đối hóa quá tŕnh trừu tượng hóa, lư tính hóa (thực ra thực tại luôn luôn biến chuyển nên sự xây dựng chân lư phải liên tục). Ông đă đảo lộn chân lư và lấy mục đích để định nghĩa thực tại. Sự đảo lộn đó thực tế là trật tự xă hội, những kết quả của xă hội bị tập trung vào tay một bọn thống trị không thể tiến bộ được nữa - nó phủ nhận kinh nghiệm thực tế, quan niệm vĩnh viễn như thế (liên hệ: lúc ta không tiến bộ được nữa th́ sẽ tuyệt đối hóa cái đă có và bảo vệ nó). Để chứng minh sự bất di bất dịch đó, Zenon đưa ra một số mệnh đề rất danh tiếng, cho măi tới Marx – Engels mới đánh đổ được (trước kia có những người phản đối nhưng chưa thể đánh đổ được về phương diện lư luận: Diogène ở phái Cynique cũng không thể đả phá được trong lập trường tư tưởng).
[Pannénide, Zénon: dư luận và chân lư (cảm thức)]
2 - Duy vật máy móc
Đó là nguồn gốc xây dựng duy vật siêu h́nh ở Athènes vào thế kỷ V tr. CN. Đồng thời (thế kỷ V tr. CN), phe dân chủ ở Athènes có xây dựng một phong trào duy vật. Sự thực, trước đó nó đă là mầm mống ở Nam Ư với Empédocle, đă trở lại truyền thống duy vật ở Ionie nhưng ở một tŕnh độ cao hơn: máy móc (trước kia biện chứng nhưng là biện chứng lơ mơ16 - hướng phát triển là máy móc - khái niệm rơ hơn, bộc lộ thực chất tŕnh độ trước).
Tư tưởng máy móc này cũng xuất hiện với h́nh thức cổ điển (nguồn gốc của chủ nghĩa nguyên tử): vạn vật do sự thu lại hay tách ra của những phân tử nhỏ do sự yêu và sự ghét.
Tư tưởng duy vật này xuất hiện ở Athènes với Anaxagore (sinh và trưởng thành ở Clazomènes (Ionie), sau di cư sang Athènes. Với ông, duy vật tiến lên h́nh thức gần với nguyên tử với thuyết «phần tử đồng loại» (homoeoméries17): cái thống nhất các phần tử đó lại là một thứ tinh thần tự nhiên (không có tính chất duy tâm). Tới Leucippe và nhất là Démocrite, nguyên tử xuất hiện với h́nh thức cổ điển - điển h́nh của duy vật máy móc. Mọi vật do những nguyên tử cấu tạo, thống nhất nhờ trọng lực, nguyên tử rơi và cuốn vào nhau làm thành thế giới. Đó là tư tưởng tư sản dân chủ, tư tưởng máy móc do trong thực tế mà ra (công nghiệp, tổ chức công nghiệp và phát triển), nhưng sở dĩ nó bị hạn chế như thế v́ phương thức sản xuất tư sản nói chung: bóc lộ bằng mua bán, tổ chức tiền tệ (mọi vật đều bị đồng loạt hóa trong đơn vị tiền, và mọi vật có thể phân chia nhiều lần nhưng đến một tŕnh độ giới hạn nào). Chính đó là phần hạn chế và xuyên tạc những kinh nghiệm sản xuất trong thực tế (trong sản xuất có một lúc nào sản vật đồng loại, nhưng sau một cái có chất khác). V́ giới hạn đó nên tư tưởng duy vật không thể đánh đổ được tư tưởng duy tâm.
Mâu thuẫn giữa duy tâm và duy vật kéo dài măi, đại diện cho mâu thuẫn giữa hai giai cấp trong thực tế, và chỉ kết thúc khi có mâu thuẫn khác gay gắt hơn, đẩy mâu thuẫn trên vào hàng thứ nh́ và lu mờ.
[Empédocle, Anaxagore, Leucippe, Démocrite.
Anaxagore :
- Vật chất là do kết hợp nhiều mảnh nhỏ, vật thể vận động
- Mảnh nhỏ không đồng nhất, và có vận động sinh ra tinh thần tự nhiên - một thứ logos vật chất nhưng lại ở ngoài duy vật.
- Mặt trời và bầu trời là đá nóng rực.
Empédocle :
- Vạn vật do lửa, không khí, nước và đất
- Kết hợp và tan ră do yêu và ghét.
- Vận động chỉ trong không gian và tuần hoàn.
- Mầm mống «thích nghi sinh tồn» và «đào thải tư nhiên» trong lối giải thích cơ cấu của vật thể
Démocrite:
- Vạn vật, hệ nguyên tử kết hợp do trọng lượng
- Vật chất liên kết với vận động
- Tinh thần cũng do nguyên tử tinh vi
- Tri thức là phản ánh của thực tế khách quan nhưng chưa triệt để: ư kiến 2 loại
- Nguyên tử là h́nh thái cuối cùng
- Triệt để chống tôn giáo
- Démocrite phủ nhận giá trị của cảm giác - thuyết nguyên tử
[Quan niệm đồng loạt và hạn chế giới hạn của vũ trụ quan tư sản
- Tác dụng kinh nghiệm tiền tệ
- Vạn vật đều là một khối lượng đơn vị
- Đi đến một giới hạn «nguyên» nào đó sẽ không có sự phân chia nữa.
Nó bắt nguồn từ kinh nghiệm sản xuất: tất cả mọi vật đều do những bộ phận nhỏ lắp lại với nhau, nhưng tư sản hạn chế kinh nghiệm này ở chỗ làm mất Chất của vạn vật]
Ghi chú thêm về
VĂN MINH VÀ TRIẾT HỌC HY LẠP
- Sở dĩ tư tưởng Triết học duy tâm duy lư của Hy Lạp là một bước gián đoạn với tư tưởng Đông phương, v́ mặc dù bóc lột nhưng ở Đông phương nó chưa thành tư tưởng Triết học mà duy vật và duy tâm lẫn lộn trong tôn giáo. Căn bản tôn giáo có cả duy vật (quan hệ mua chuộc, tiền tệ - trắng trợn khát máu - động cơ - tác phong), nó duy tâm ở chỗ mơ hồ huyền bí hóa quan hệ duy vật đó. Tới Hy Lạp, yếu tố duy vật (không biện chứng) đó bị quét sạch nhờ tŕnh độ xă hội cao hơn (Đông phương: dân tự do cũng là một thứ nô lệ của nhà vua; Hy Lạp: thứ dân tương đối dân chủ) nên bớt quan hệ mua chuộc, khát máu mà tiến lên h́nh thái triết học. Vĩ đại nhất là Platon và bắt đầu là Parménide, Xénophane... Các ông đặt khái niệm và tính chất khái niệm làm thực tế tuyệt đối (sự vật có thể thay đổi nhưng khái niệm vẫn c̣n). Một vài nhà triết học đă có ư phổ biến cho cả nô lệ nữa (dân chủ trong thứ dân đă cạn) .
- Sự phát triển của tư tưởng tự do Hy Lạp nhờ tính chất tiến bộ đó của xă hội. Sau này các xă hội có một tŕnh độ duy lư cao, nhưng chưa thực hiện được tự do v́ tính chất dân chủ ở một số nước thấp hơn. Nhưng ta chú ư nó có triển vọng phát triển ra, sâu và rộng răi hơn (Trung Cổ tới thế kỷ IX đă tiếp thu được tŕnh độ khoa học Hy Lạp, và thế kỷ thứ XII - XIII đă tiếp thu được toàn bộ lư thuyết Hy Lạp), v́ ở Hy Lạp dân chủ chỉ ở trong chủ nô, nô lệ không được hưởng, thành phần tư sản chủ yếu là bóc lột, trái lại sau này mức dân chủ thấp nhưng nó có khả năng phổ biến rộng răi (toàn thể b́nh dân), và nông nô khi trốn ra tỉnh đă biến thành dân tự do và thị dân nói chung, cả tư sản đều có lao động. Và như ở thế kỷ XVII, trong xă hội có sự đấu tranh cho tự do, đó cũng là biểu hiện của tự do.
- Sự xuất hiện của duy tâm cũng là một sự sáng tạo ít hay nhiều. Một giai cấp suy tàn không có sáng tạo mà chỉ trở lại cái đă có. Parménide lần đầu tiên đặt quy luật của luân lư h́nh thức «có là có, không là không» - đồng nhất, và bất mâu thuẫn) nó cũng biểu hiện một sinh lực nào. Đó là nhờ quí tộc tiếp thu được tư tưởng tư sản và chủ yếu là khoa học (căn bản của khoa học là luận lư). Sở dĩ như thế v́ ở đây quí tộc c̣n có vai tṛ tiến bộ: khai thác đất mới (khác quí tộc Sparte hoàn toàn phản động) và phần nào phát triển công thương (quí tộc bán tư sản). Trong cuộc chiến đấu tư sản - quí tộc, quí tộc là phản động nhưng nó qua Nam Ư, một xă hội c̣n lạc hậu (thị tộc), th́ vai tṛ của nó là tiến bộ tương đối - truyền bá văn minh. Công tŕnh của nó là đă khái niệm, tư tưởng hóa mê tín. Nó không đưa ra những giải thích thêm thánh thần bằng thần thoại, mà đă đi đến những khái niệm (Pythagore: toán học - Parménide: luận lư h́nh thức).
(So sánh sự kiện này với Việt Nam không được, v́ bấy giờ ở bước tiến từ thị tộc qua nô lệ là tất nhiên, và dưới thị tộc không xâm lược v́ chưa có dân tộc. Thực ra tính dân tộc h́nh thành suốt nô lệ, phong kiến, tới tư bản chủ nghĩa mới trưởng thành. Vấn đề xâm lược chỉ đặt ra khi đă có mầm mống, cơ sở và tiền đồ phát triển thành dân tộc: địa lư, kinh tế, xă hội, văn hóa, v. v...; xâm lược mới chỉ là dẫn đề khi xét nó trong khối dân tộc Việt Nam, nếu tách riêng không thành vấn đề).
Nô lệ không có triển vọng tiến lên thống trị v́ không có triết học, không có hệ tư tưởng. Tư tưởng hệ là một triển vọng về tương lai. Nông dân phải xét trong tư tưởng, và lúc tư sản phát triển nó cũng có ảnh hưởng vươn lên, nhưng không có thể thành hệ thống được. V́ nó luôn phải dựa vào giai cấp khác (một minh quân mầm mống hay giai cấp tư sản), nên tư tưởng của nó bao giờ cũng nằm trong giới hạn của phương thức hệ phong kiến hay tư sản, dù nó có những đặc tính của nó.
3 - Những triết gia tranh biện.
Gồm những cá nhân không tập hợp có xu hướng tương tự. Nó phát triển đồng thời với Anaxagore (hạ bán thế kỷ V tr. CN). Người ta gọi là Sophisme (Hiền nhân), những người này có thể gọi là làm nghề triết học, đi dạy con em nhà giàu và nói ở các diễn đàn, dạy ăn, ở, sống, nói cho hay, v. v.. (một kiểu kẻ sĩ ở chế độ dân chủ thành thị).
Tư tưởng và phương pháp họ rất phức tạp nhưng có hướng chung:
Có sự cạnh tranh: tranh luận để tranh giành khám phá – xu hướng này dẫn tới Ngụy biện.
Các nhà sophisme chủ trương nhân văn ra khỏi giới hạn hẹp ḥi của thành thị. Tư tưởng đạo đức của họ vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức cũ: «phục vụ quốc gia thành thị» mà bao trùm rộng lớn. Họ đề cao xă hội nói chung. Tính chất này do kinh tế đă phát triển tới h́nh thức quốc tế.
- Chia làm 2 phái già và trẻ, căn cứ vào thời gian. Phái già phần nào c̣n giới hạn trong đạo đức cũ, phái trẻ tương đối tiến bộ hơn, đả phá đạo đức cũ về 2 phương diện: phạm vi hẹp ḥi; tư tưởng áp bức bóc lột.
- Lấy triết học làm nghề dạy đời.
- Nhân văn:
Đề cao loài người, đặc biệt là tổ chức xă hội và năng lực sản xuất.
Đề cao đối với thiên nhiên và truyền thống tôn giáo. Lấy người làm giá trị tuyệt đối (Protagoras: «thước đo lường mọi sự việc là người» - phản đối mọi thứ thần thánh lư trí siêu nhiên). Platon cho là: «ai muốn nói ǵ th́ nói, không có ǵ là chân lư»; Protagoras: «Chúng ta căi nhau, ghét nhau trong xă hội, nhưng nếu bây giờ trở lại đời sống nguyên thủy ta sẽ thấy ác nhất bây giờ con người dă man» (đề cao xă hội văn minh của loài người). Xu hướng đề cao kỹ thuật sản xuất (Hippias biết đủ mọi nghề - làm lấy áo, cày), kinh nghiệm nhân văn (Prodicos: «Mọi kiến thức đều do kinh nghiệm», người có nhiều kinh nghiệm là người giỏi nhất).
Cuối thế kỷ V tr. CN, sự đề cao giá trị nhân văn, xem con người là quư đi đến một hướng tiến bộ: phản đối chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng chưa tới khái niệm, lư luận.
V́ tác phong tranh luận kiếm tiền, dần dần nó tiến tới xu hướng ngụy biện phi nội dung, chỉ chú trọng vào phương pháp căi cho hay, lư luận hùng hồn - do tính chất nhân dân dân chủ - trau dồi lư luận, nhưng căn bản là nhân dân, chủ nô nên đi đến tranh giành thính giả. Nguy biện.
Với khuynh hướng duy vật máy móc và nhân văn này ở Hy Lạp và chế độ dân chủ, đă đi đến một đỉnh cao nhất: vũ trụ quan tương đối duy lư và nhân sinh quan nhân văn... đặt giá trị tuyệt đối của đời sống trong xă hội văn minh. Nhưng cơ sở nhân văn này hẹp ḥi v́:
- Dân chủ chỉ là chủ nô,
- Dân chủ hạn chế trong thành thị (Athènes quản trị rộng lớn nhưng chỉ dân chủ trong chủ nô Athènes thôi).
V́ thế nó chỉ phát triển có giới hạn đến lúc gặp mâu thuẫn giữa chủ nô - nô lệ, Athènes thành thị tùy thuộc và phát triển trong nét chung Athènes và Sparte (chiến tranh Péloponèse biểu lộ mâu thuẫn của chế độ dân chủ chủ nô thành thị, đánh dấu giới hạn của nó). Đến 404 tr. CN, Athènes thua và từ bấy giờ phe quư tộc lại lên, chủ nghĩa duy tâm siêu h́nh lại phát triển chống chủ nghĩa duy vật máy móc và xu hướng nhân văn chủ nghĩa. Phái lên nắm chính quyền nhờ đội quân xâm lược là phái quư tộc của Platon (vĩ đại nhất của duy tâm). Bấy giờ Platon c̣n trẻ chưa lănh đạo nhưng ở trong đội quân tinh nhuệ nhất của Athènes phản quốc [quí tộc Athènes phản quốc mở thành cho quân Sparte, lên nắm chính quyền nhờ quân đội xâm lược.]
IV - SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM SIÊU H̀NH
(thế kỷ V - IV tr. CN)
Sau thất bại của chế độ dân chủ chủ nô thành thị th́ tư tưởng duy vật và nhân văn bị một bước lùi. Những thành phần quư tộc đấu tranh tích cực lên nắm chính quyền được nhiều ảnh hưởng hơn, nó được biểu diễn trong chủ nghĩa Duy tâm siêu h́nh
[Chính quyền quư tộc chỉ được non một năm, sau đó sụp đổ ngay]
1- Socrate
Socrate xuất thân b́nh dân (con một người thợ chạm và bà đỡ), nên cho ḿnh nhiệm vụ đỡ đẻ tinh thần cho những thanh niên có khiếu để sinh ra những tư tưởng tốt đẹp. Đánh dấu bước ngoặt của tư tưởng Hy Lạp: trước kia hướng về khoa học tự nhiên, bây giờ hướng về nhân tâm - t́m hiểu ḿnh, khẩu hiệu «anh hăy tự biết anh». Hướng nghiên cứu khách quan (duy vật và nhân văn) trở về nghiên cứu chủ quan và phương pháp chủ quan - nguồn gốc của truyền thống chủ quan chủ nghĩa, đối tượng nghiên cứu là tâm sự cá nhân chủ quan, lấy đó làm tiêu chuẩn chân lư. Về đề tài nghiên cứu, ông bác bỏ những vấn đề vật lư học, tập trung vào nhân sinh quan, luân lư [do Platon ghi lại]. Tập «Đối thoại Socrate» là những cuộc thảo luận về tính chất can đảm, thân ái, ḥa nhă, v. v... phương pháp là cách tự hỏi ḿnh, đi đến kết luận phủ nhận khách quan và đề cao yếu tố chủ quan. Socrate không đi tới những tư tưởng ǵ mới, nhưng điểm được đề cao là phương pháp chủ quan (maicuti: phương pháp đỡ đẻ) mà sau này tư tưởng phong kiến và tư sản Âu châu lấy làm tiêu chuẩn tư tưởng, mô phạm giáo dục để chống lại giáo điều (sự thực nó cũng là một giáo điều, h́nh thức rất hấp dẫn nhưng căn bản nội dung chủ quan).
[Socrate:
- Đại biểu sáng suốt, ư thức nhất cho nô chủ quư tộc.
- Trở về nhân sinh quan, luân lư đạo đức - dạy dỗ đạo đức
- Thế giới do Thần sinh ra. Khái niệm sinh vạn vật
- Đả phá vai tṛ quần chúng
- Kinh tế thời Socrate là kinh tế lúa ḿ và dầu ôliu. Kinh tế sản xuất ôliu nhằm xuất cảng, nô lệ và lúa ḿ phải nhập cảng - phương thức sản xuất quốc tế hóa, và người tổ chức thương mại đa số là kiều dân chứ không phải dân Athènes -, phạm vi rộng lớn
- Trở về chủ quan là trở về khách quan cũ. Lúc phát sinh một vấn đề mà không giải quyết được, tự ta trở lại với dĩ văng êm đẹp, trở lại với quá khứ đă được lư tưởng hóa].
Cơ sở xă hội: triết học từ Milet phát triển theo duy tâm và duy vật, nhưng đều khách quan v́ xă hội đang lên, tư sản cần xây dựng một tương lai quư tộc, phần nào c̣n vai tṛ tích cực (Nam Ư), nên duy tâm nhưng khách quan, có triển vọng nắm chân lư vũ trụ. Tới Socrate, dân chủ chủ nô thất bại, tư tưởng duy vật, nhân văn không phát triển, quí tộc mới lên thế dân chủ không có triển vọng ở Nam Ư, nên nó chỉ tiếp thu phần nào của phe dân chủ, nên không có vai tṛ tích cực mà chỉ có tương lai thống trị thôi (thế kỷ V từ 7, 8 thế kỷ)2, không c̣n vai tṛ xây dựng. Nó tiếp thu cái cũ bằng cách xây dựng lại quan hệ quí tộc xă hội, đánh đổ quan hệ dân chủ. Socrate đặt vấn đề nhân sinh quan, luân lư, đức tính, gạt bỏ khoa học, tách rời sự sản xuất tập trung với quan hệ xă hội. Phần hấp dẫn của Socrate, Platon là do quan hệ xă hội dân chủ không thỏa măn được xă hội (c̣n nô lệ, c̣n đẳng cấp trong chủ nô, c̣n thành thị thống trị và bị trị: bấy giờ sản xuất phát triển, nó đ̣i hỏi phải phá vỡ tính chất hẹp ḥi của thành thị). Yếu tố đ̣i hỏi xây dựng quan hệ xă hội mới xuất phát từ quần chúng - phần chân chính. Nên hướng mới của Socrate có nhiều tác dụng, v́ nó thỏa măn đ̣i hỏi của dân chúng xây dựng xă hội mới. Nhưng nó phát triển theo hướng trái ngược, hướng quí tộc không theo thực tế khách quan mà trở về chủ quan, trở về mơ hồ tự phát tự nhiên của xă hội nguyên thủy, nhờ đó góp phần vào việc xây dựng chính quyền quư tộc. Với Socrate, chỉ mới có hướng, nhưng nó phải tiến thành hệ thống tư tưởng bao trùm thực tế khách quan về vũ trụ, khoa học... Đó là công tŕnh của Platon.
2 – Platon
Thành phần đại quư tộc. Quư tộc hóa tư tưởng Socrate triệt để hơn để biện chứng3 cho sự trở lại chính quyền của quư tộc. Công tŕnh của Platon rất vĩ đại, và rất được đề cao với tính chất là người đă đưa ra một hệ thống tư tưởng mới phục vụ thống trị.
Platon tiếp thu những yếu tố duy tâm siêu h́nh của tư tưởng Hy Lạp được phát triển nhờ chế độ dân chủ, và đặc biệt là khoa học duy lư.
Tác phẩm Platon có thể chia ra như sau:
- Khối «Socrate» ghi lại đối thoại Socrate, tiêu biểu cho phương pháp của Socrate.
- Khối xây dựng tư tưởng khoa học duy lư duy tâm, và kết hợp chặt chẽ duy lư và duy tâm (lư chỉ có trong tâm)
- Khối đối thoại về «Ư niệm siêu h́nh» - đối tượng của khoa học duy lư duy tâm -, và «Linh hồn bất diệt» - chủ nhân của duy linh, duy tâm.
- Quyền thống trị của khoa học duy lư duy tâm, tiêu biểu là Triết học và các triết gia.
- Khối đối thoại về những vấn đề đặt ra trong những quan niệm (tại sao với những ư niệm mơ hồ có thể nắm được vũ trụ, xă hội). Platon giải quyết vấn đề một cách thỏa hiệp (Elée phủ định biến chuyển một cách trắng trợn - tích cực trong chính quyền quí tộc thống trị), phản ánh sự hết vai tṛ tích cực của chính quyền quí tộc và sự yếu đuối của chính quyền này.
[Platon (428-347 tr. CN):
- Nguồn gốc của thế giới là ư niệm vĩnh viễn bất động.
- Ư niệm tốt đẹp nhất là thần linh
- Nhận thức, cảm giác là nhớ lại ư niệm đă thu vào tinh thần người.
- Biện chứng: công nhận vạn vật biến đổi và mâu thuẫn.
- Chính trị: chính quyền về số ít và nô lệ vĩnh viễn - phi quần chúng
Vũ trụ quan của Platon rất phong phú về khía cạnh phản động. Platon là người đầu tiên phân tích hai thế giới: thế giới ư niệm là chân lư; lĩnh vực thực tại là lĩnh vực của trần gian. Pépi18 sau này phủ định ư kiến này trên một mức cao hơn: thế giới ư niệm và thế giới thực tại kết hợp chặt chẽ không phân tách được
Platon tiếp thu duy lư và sau này có nắm chính quyền và để kinh doanh]
Giải thích thêm:
Do có tổ chức chống dân chủ nên Socrate bị bắt đưa ra pháp luật, v́ ư đồ xấc xược nên ông bị kết án tử h́nh. Thời gian c̣n rộng răi, dù mọi người khuyên trốn, nhưng ông không nghe và lập luận đă được Criton ghi lại. Có người cho rằng Socrate thấy ḿnh già hoặc v́ tỏ trung thành măi măi với tư tưởng ḿnh nên không trốn.
[«Criton» là tác phẩm của Platon: «tội của tôi đáng được chính phủ trọng đăi»19.
Nội dung Criton: Một buổi sáng, Socrate c̣n ngủ, Criton vào thăm thấy nét mặt b́nh thản. Socrate bảo ḿnh vui ḷng nhận lấy cái chết. Criton cho là Socrate già không thiết sống, Criton cho biết chiếc thuyền tôn giáo sắp về (tục lệ: chờ thuyền về mới hành h́nh)
Socrate trả lời: «Nếu số mệnh muốn thế th́ may mắn vô cùng». V́ ông bảo nằm mê thấy có người bảo 3 ngày nữa ông chết. Criton khuyên Socrate trốn, v́ như thế người ta cho rằng bạn bè ông t́m cách giúp. Socrate: ư kiến quần chúng tầm thường không đáng kể - nhận định của dư luận không giá trị, không biến ai thành hiền, giỏi được, có chăng chỉ là một sự t́nh cờ. Criton cho Socrate biết chẳng những bạn bè mà cả người ngoài muốn đem tiền cứu Socrate, và sau đó ông đến ở Thessalie và được trọng vọng. Criton nêu nhiệm vụ làm cha phải nuôi con - nếu Socrate chọn cái chết th́ đă chọn con đường trốn nhiệm vụ - ở lại là hèn nhát, trốn được mà không trốn là hèn.
Socrate: suốt đời chỉ nghe theo tiếng nói của Lư trí - trong mọi ư kiến, phải nhận định có cái đúng cái sai: người học tṛ chỉ nghe thầy chứ không phải tất cả mọi người. Khi cần phân biệt th́ nghe người khôn, người đúng chứ không phải nghe số đông; nghe ông Juge chứ không nghe quần chúng (Justice là tuyệt đối ). Quan trọng là sống đúng chứ không phải sống.
Sau đó, xét tới việc trốn chạy hay không. Có bao giờ cái bất công lư là đúng không. Theo Socrate không thể lấy cái bất công để chống bất công, hay cái xấu chống cái xấu.
Socrate quan niệm: không thể có sự b́nh đẳng giữa ḿnh và cha mẹ, càng không có sự b́nh đẳng giữa ḿnh và quốc gia luật pháp. Quốc gia luật pháp là Thần, là tuyệt đối. Phải triệt để thi hành theo ư muốn của Quốc gia pháp luật, dù ḿnh phải đau khổ và không bao giờ nên dùng bạo lực (violence) phản kháng.
Socrate đưa cuộc đời đă qua ở Athènes, đưa lời nhận án trước ṭa để chứng minh rằng ông đă công nhận luật pháp Athènes, đă thấy nó là đúng, hợp lư, vậy việc đi trốn vô nghĩa. «Hơn nữa, nó sẽ làm bạn anh bị bắt, đày hoặc trục xuất và bản thân anh dù đi đâu cũng không có uy tín để dạy ai - như đă duy tŕ từ trước đến nay - v́ anh đă chống lại pháp luật. Anh đă được đón tiếp và không thể sống nịnh nọt, và cũng không dạy dỗ đạo đức cho ai được. C̣n con th́ nếu bạn đă săn sóc thương anh, th́ họ sẽ săn sóc con anh. Anh không nên cưỡng lại pháp luật»... Socrate tưởng tượng những tiếng đó của Luật pháp, và đề nghị Criton trả lời - Criton chịu.
Platon nêu câu chuyện để đưa đến sự phục tùng tuyệt đối pháp luật: pháp luật của xă hội và pháp luật của âm phủ. Theo Platon, xă hội có 3 tầng lớp:
- quan ṭa, triết gia - tiêu biểu cho lư trí, lẽ phải - thống trị, có nhiệm vụ thống trị.
- quân lính tiêu biểu cho sự gan dạ
- ...20 là tiêu biểu cho bản năng dục vọng.
+ Platon quan niệm đời sống là tạm bợ tạm thời. Platon phân chia - phục tùng tuyệt đối cảm giác và lư trí - dư luận và lẽ phải.
+ Platon quan niệm mỗi người sinh ra trong một quan hệ, pháp luật có sẵn nếu không hợp th́ bỏ đi (tiêu cực), hoặc xây dựng (chủ nô với chủ nô), nhưng không bao giờ bạo động.
+ Lập luận này tuy chặt chẽ và cụ thể không bằng những lư thuyết trừu tượng mơ hồ.
Mục đích. Lập luận này nhằm công kích chính quyền dân chủ, đề cao Socrate, chứng tỏ «Socrate xứng đáng và cao cả hơn những kẻ kết án ông».
Sự kiện đưa cuộc đời đă qua sống trên Athènes chứng tỏ đồng ư chế độ Athènes là một luận điệu dùng Tổ quốc (nhân dân và quyền lợi nhân dân) biện chính cho chế độ (có thể áp bức bóc lột). «Lúc anh đă sống trong một chế độ là đă thừa nhận nó, không có quyền chống lại», nó có phần đúng, trong một giờ lịch sử nào, Tổ quốc có thể đồng nhất với chế độ, nhưng tư tưởng này căn bản vẫn là tư tưởng thống trị. Bọn quí tộc bỏ trốn và đề cao Socrate là người ở lại chịu hy sinh.
a) - Khối đối thoại về Socrate
Chỉ là nhắc lại và hệ thống hóa phần nào
- Những đối thoại của Socrate khi Platon c̣n theo học Socrate,
- Phương pháp phân tích các khái niệm đại thể: Công lư, Nhă nhặn, Can đảm, Thiêng liêng v. v... để định nghĩa các khái niệm đó.
Với phương pháp này, đă chuyển từ khách quan sang chủ quan (phân tích bằng chủ quan người nói chuyện chứ không căn cứ vào nội dung khách quan. Đây chỉ là đặt vấn đề có yêu cầu là biết một cách khoa học như khái niệm thông thường
[Thường Platon lấy những người trong đối thoại làm đầu đề tác phẩm.
- Charmide21: Nhă nhặn
- Lachès22 : Can đảm
- Lysis : Thân ái
- Criton : Công lư
- Euthyphron23: Thiêng liêng]
b - Khối thứ hai:
Platon bắt đầu giải quyết vấn đề bằng cách định nghĩa lư tưởng khoa học đối lập với những hiểu biết thông thường trong thực tế (như Thi văn: bấy giờ là một thứ giáo tŕnh, là một thứ hiểu biết thực tế, nhận thức cảm tính đă sơ kết phần nào nhưng chưa nêu thành nguyên tắc và hệ thống hóa - như chính trị. Périclès24 nói hay, nhờ hấp dẫn mà nắm chính quyền, nghệ thuật diễn đàn là những hiểu biết nhưng vẫn chưa hệ thống hóa thành khoa học, v. v...). Trong khối đối thoại đầu, Platon dẫn chứng là hiểu biết đó chưa phải là hiểu biết (chính trị gia không hiểu Công lư - tăng lữ không biết thiêng liêng), do đó phải đề ra cách hiểu biết mới.
[1. Ménon: réminiscence
2. Gorgias : Nghề diễn đàn
3. Ion: thi văn - đối lập khoa học]
Đây là một yêu cầu chính đáng, v́ sức sản xuất bấy giờ đánh đổ giới hạn hẹp ḥi những thành thị riêng biệt, và đánh đổ những truyền thống của những thành thị đó - những hiểu biết thực tiễn trong hệ thống -, với đ̣i hỏi hiểu biết mới có hệ thống khoa học. Nhưng trước yêu cầu đó, giải pháp trái ngược. V́ từ hiểu biết thực tiễn lên lư luận, Platon quan niệm là một bước gián đoạn phủ định hoàn toàn những hiểu biết khoa học và đặt lư tưởng khoa học ngoài thực tế, ngoài cảm tính. Như thế nó xuất phát từ đâu? Trong Ménon, Platon giải quyết cho nó xuất phát từ chủ quan, ở trong ư niệm, trong những điều mà chúng ta đă trực tiếp với chân lư trước khi giáng thế - do đó cần phải phủ định mọi cảm tính để nhớ lại những ư kiến đó (thuyết réminiscence), v́ ư niệm đó là chân lư của thực tại.
[Sự thực quá tŕnh cảm tính lên lư tính đă được thực hiện với Démocrite, nhưng không đề cập tới khoa học xă hội mà chỉ giải quyết trong khoa học tự nhiên thôi]
3 - Khối thứ ba: ư niệm là ǵ?
Phương pháp có tính chất tiêu cực. Ư niệm là những khái niệm thực thể, nhưng đại thể hóa, lư tưởng hóa thành những thực thể duy tâm tuyệt đối (ư niệm «cái bàn» cần phải cắt đứt hoàn toàn với cái bàn thực tế - v́ thế khoa học trước kia không phải là khoa học. Vậy chủ nhân khoa học là ǵ, và đối tượng khoa học là ǵ?
Platon đă giải quyết:
- chủ nhân khoa học là linh hồn bất diệt
- đối tượng khoa học là ư niệm tuyệt đối (khái niệm đại thể)
Ư niệm tuyệt đối là những khái niệm nhận thức dưới h́nh thái ư niệm cắt đứt với thực tế khách quan, gạt bỏ mọi nhận thức cảm tính (phải có một ư niệm ta mới định nghĩa cho sự vật cụ thể bằng ư niệm đó được). Đối tượng như thế th́ chủ nhân phải ở ngoài thời gian và không gian - linh hồn bất diệt. Nhưng sở dĩ một sự vật cụ thể được xếp theo ư niệm ấy v́ nó có tham gia một phần nào vào ư kiến đó.
Sở dĩ như thế v́ điều kiện thống trị đặt khái niệm đi trước, nó đặt kiểu mẫu đi trước và anh nào biết được kiểu mẫu ấy là có quyền thống trị, và người xây dựng ư niệm ấy là nô lệ.
Do đó, một sự vật nào đúng với ư niệm về nó của giai cấp thống trị là tốt đẹp nhất.
Nên khi định nghĩa quốc gia tốt đẹp, Platon cũng cho là một cái ǵ phù hợp với ư niệm quốc gia, một xă hội có tổ chức trật tự do những người hiểu biết hết khái niệm - triết gia - thống trị.
Như thế, ta thấy nguồn gốc của tư tưởng Platon là một đ̣i hỏi chân chính của sự phát triển kinh tế bấy giờ, nhưng giải quyết theo hướng quí tộc nhưng không thể là quí tộc cũ (mất năng lực) mà là triết gia liên minh với quí tộc cũ.
Để minh họa tư tưởng đó – khái niệm khoa học – Platon dùng một truyện thần thoại «Cái hang», trong hang tối có 180 người bị xích tay chân, đầu nh́n vào tường hang. Sau lưng họ có một đống lửa. Khoảng giữa có một đoàn người đi và giơ những đồ vật in bóng trên tường. Ngoài hang có mặt trời. Những người thả ra đă quen bóng, lúc thấy những vật thực dưới ánh sáng mặt trời th́ cho đó là mơ mộng. Do đó, loài người bị tù tội trong vật thể, và chỉ thấy những thứ từ trực giác (bóng các đồ vật do người giơ lên), phản ảnh của một thứ quy luật vật lư có tính cách nhân tạo (số người giơ dụng cụ thật) và vẫn chưa phải là chân lư tuyệt đối. Thứ tự kiến thức của loài người cũng như thế: người thường chỉ trông thấy cái bóng tối (thứ tự cảm quan); các nhà khoa học biết được những quy luật tự nhiên, vật lư nhưng c̣n nhân tạo, và không ai biết được chân lư tuyệt đối cả, v́ thế khi thấy chân lư cho đó là mơ hồ. Triết học của Platon là thứ mơ hồ đó.
*
Thuyết tŕnh về LACHES
Nội dung.
Đối thoại về bản chất của Can đảm.
Có hai quí tộc muốn dạy con trai cho xứng đáng ḍng dơi. Cùng đi xem đấu vơ. Hai danh tướng thảo luận về lợi hại của nghề vơ - hai quư tộc thắc mắc hỏi Socrate.
Socrate đặt vấn đề: đối tượng của giáo dục là dạy dỗ đạo đức cho con người. Nhưng lại nêu: đạo đức là ǵ, và bó hẹp trong nghề vơ, trên dũng cảm là ǵ.
Lachès :
1. Là người vững tâm chiến đấu với quân thù - Socrate cho là hẹp quá.
2. Là một thứ kiên quyết v́ là một điều đẹp nhất trên đời. Socrate xác định cương quyết đó phải được lư trí soi sáng và dồn Lachès vào một mâu thuẫn (đẹp và không lư trí). Quay sang Nicias.
Nicias:
3. Là thứ khoa học về cái đáng sợ và không đáng sợ. Socrate cho rằng khoa học phải tổng quát mà đáng sợ hay không là một yếu tố thuộc tương lai - không phù hợp và chỉ được 1/3
Và cuối cùng kết luận cả 3 người cần nghiên cứu sâu về khoa học, thông minh, đạo đức mới định nghĩa được.
Nhận định.
Dù mới đặt vấn đề nhưng Platon đă đạt được hai tính chất:
- Phương pháp phân tích từ chủ quan, không qui nạp từ thực tế mà xuất phát từ ư niệm và suy diễn trong khái niệm.
- Cho Socrate tỏ ư tán đồng phần nào với Nicias, bao hàm ư nghĩa cho rằng nội dung vấn đề là một thứ khái niệm khoa học rất đại thể, không kể đến tính chất của khái niệm đó (can đảm, không cần biết động cơ ǵ, phục vụ ai - siêu giai cấp, lợi dụng được ḷng can đảm. Phần chân chính của nó ở chỗ đạt yêu cầu cho giới thuyết phải tổng quát bao trùm thời gian và không gian.
Bổ khuyết:
Trong 3 nhận định trên, định nghĩa đầu của Lachès tương đối thực tế mộc mạc và gần chân lư nhất đối với chúng ta ngày nay, chỉ xác định thêm cái thù là tạm đầy đủ.
Nhưng khác với chúng ta, Socrate không yêu cầu xác định rơ khái niệm thù mà lái Lachès vào các thứ can đảm khác đối với bản năng, dục vọng, v. v... Nó là kết quả của thời đại và giai cấp Socrate. Trước kia, sau các thành thị Hy Lạp, có một quan niệm rất giản dị và thô sơ về bạn và thù, do đối tượng đó ở cùng thành thị hay ở thành thị khác. Sau đó, v́ sự liên hệ mật thiết giữa các thành thị, dân chủ tương trợ, quí tộc cấu kết, v. v... nhân dân yêu cầu một sự xác định lại bạn và thù. Socrate không căn cứ vào thực tế giai cấp, thành phần mà giải quyết mà hướng về chủ quan. V́ sao? Sự thực có sự chia rẽ, ḱm hăm lẫn nhau hẹp ḥi của các thành thị do tính chất chủ nô (nô lệ là dân thành thị khác không được thành thị này bào đảm, chủ nô - nô lệ thực ra là quan hệ trong nước và nước ngoài); muốn giải quyết sự hẹp ḥi đó phải đánh chế độ chiếm hữu nô lệ. Socrate cũng như nhân dân thành thị - chủ nô -, v́ giai cấp tính không thể trông thấy giải pháp này mà lại giải quyết bằng cách củng cố thành thị, làm nó hẹp ḥi thêm. Trước kia sự củng cố thành thị dựa trên cơ sở luân lư, «dân thành thị nào phải hết sức phục vụ thành thị ấy» - tư tưởng nhân loại. Văn hóa Mỹ ngày nay đă trụy lạc, nội dung thực chả có ǵ là nhân văn, nhưng nó hưởng thụ phần nào và dựa vào truyền thống nhân văn của tư tưởng Âu Tây. Văn hóa Âu Tây có một phần giá trị (nhưng không phải ở phần mơ tưởng: duy tâm) - ta cần đánh giá đúng giá trị đó, v́ nó làm chỗ dựa cho văn hóa Mỹ.
+ Quan niệm khoa học lư tưởng như thế, Platon cho chỉ những người nắm được khoa học lư tưởng đó mới thống trị được quốc gia. Nó phản ánh sự đ̣i hỏi lên nắm chính quyền của quí tộc không những về chính trị mà nắm cả công thương nghiệp - độc tài toàn bộ. Tư tưởng tách rời đối tượng của lư trí khỏi thực tế là một truyền thống sau này thống trị cả tư tưởng Âu Tây mà nay c̣n nhiều rơi rớt. Nhưng đặt cho khoa học ấy một nhiệm vụ cụ thể (thống trị quốc gia một cách toàn bộ) th́ phải làm thế nào? V́ thế, trong khối đối thoại cuối cùng Platon phải xác định mối quan hệ giữa thế giới lư tưởng với thế giới thực tại.
Vấn đề tham gia. Tham gia như thế nào? Trong khi giải quyết sự thực hiện ư niệm tuyệt đối của thực tại, lại nêu ra vấn đề một ư niệm thứ ba chung cho ư niệm đó và thực tại - tham gia. Nhưng vấn đề lại đặt ra với ư niệm thứ ba là do đó yêu cầu một ư niệm 4 vào như thế nào, măi không giải quyết được.
Vấn đề lại đặt ra: tại sao ư niệm tuyệt đối lư tưởng đó lại có tác dụng thực tế. Trong Sophiste, Platon lại xây dựng một thế giới giống thế giới thực tại, có những quan hệ giống thực tại để biện chính3 cho quan hệ đó.
[Tạo sao triết gia nhớ lại mà thống trị được xă hội. Nội dung cái nhớ đúng phải giống thực tế họ thống trị như thế nào?]
Bấy giờ ở Hy Lạp, có phái Mégare không công nhận quan hệ giữa cái ư niệm (phái «Bạch Mă» ở Trung Quốc vào thẽ kỷ IV – V tr. CN), nó không công nhận sự liên hệ giữa ư niệm có thể biến chuyển, liên hệ với nhau, do đó ta có thể đem những ư niệm tưởng tượng đó vào thực tại - lại xây dựng lên một thế giới giống thực tại. Đó là cái mà phái duy tâm xem là một thắng thế (xây dựng một thế giới lư tưởng, thực ra chỉ chép lại thực tế), th́ thực ra là một biện bác chống lại chủ nghĩa duy tâm, nêu rơ mâu thuẫn trong lư luận duy tâm. Theo tư tưởng đó, thế giới lư tưởng như một cái ǵ cao hơn thực tại, trong đó nó thống nhất mọi mâu thuẫn phân cách của cá thể để thành những ư niệm tuyệt đối lư tưởng, nhưng như thế mất tác dụng thực tế, rơi vào phái Mégare, do đó phải để lại thế giới thực tại chỉ là sự phản ánh của thế giới thực tại mà thôi.
Vấn đề này không phải xa xôi mà thể hiện hàng ngày trong công tác thực tế. Trong văn hóa thể hiện dưới h́nh thức điển h́nh và hiện thực lư tưởng trong dĩ văng, v. v... (thực tại xă hội quy định điển h́nh lư tưởng - đó là giải pháp độc nhất: lư tưởng phải là sản phẩm của thực tại, nếu không sẽ rơi vào vô lư của Platon). Những bế tắc của Platon không phải đă hết mà ngày nay vẫn tổn tại: quan hệ giữa lư tưởng và thực tại. Đặc biệt là giải pháp quư tộc là đặt lư tưởng đi trước thực tại - để biện chính quyền thống trị của nó - do đó ta liên hệ để đánh giá tính chất lạc hậu giai cấp của truyền thống đặt lư tưởng làm khuôn mẫu cho thực tại.
*
Thuyết tŕnh GORGIAS
Vấn đề nghệ thuật thuyết tŕnh (réthorique)
Gorgias và Socrate thảo luận về định nghĩa «nghệ thuật thuyết tŕnh».
- Công cụ làm cho người ta tin. Chỉ trong phạm vi có thuyết tŕnh thôi - công dụng nhiều nhất trong chính trị. Socrate cho rằng làm cho tin chứ không phải làm cho người ta biết (tin chưa phải là biết).
- Gorgias cho nghệ thuật thuyết tŕnh là toàn lực, huyền diệu, v́ một người không chuyên môn ǵ cả mà có thể làm người ta tin tưởng (có thể tin hơn ông thầy thuốc). Socrate cho nghệ thuật này miễn cho con người sự hiểu biết (Périclès không biết kiến trúc, nhưng thuyết cho mọi người về xây thành). Vậy Khoa diễn thuyết chỉ là khoa học của những người nói dối với người dốt.
Socrate đem ra đặc điểm nghệ thuật diễn thuyết:
Chia 2 nhóm nghệ thuật: làm cho người ta thích khoa học (khoa nấu bếp nịnh hót vị giác không cần biết chất bổ - y học trái lại không cần biết rộng răi - trang điểm và thể dục thuộc loại art de flatterie.
Có người nói «các sophiste rất có thế lực trong thành thị».
Socrate cho thế lực nếu không nắm được khoa học cũng là vô giá trị - càng vô giá trị v́ nó không có trách nhiệm về sự áp dụng nghệ thuật cho một mục đích theo loài nào. Người ta dẫn chứng đạo quân Achéos25 thành công nhờ làm điều ác. Socrate bác lời dựa vào dẫn chứng mà chỉ suy tưởng trong tâm tư ḿnh. Socrate cho người có tội không thể nào sung sướng, nhất là nếu người đó không được chịu tội trước pháp luật, không được đúng Công lư.
Socrate thảo luận với Calliclès. Calliclès cho rằng Socrate đă dùng thiên nhiên và luật của con người để nguy biện. Calliclès cho 2 yếu tố này mâu thuẫn: luật của con người là dụng cụ của kẻ yếu để ḱm sức vươn ra ngoài nước thường của kẻ mạnh - luật thiên nhiên đúng hơn - chân lư là sức mạnh, sức mạnh vươn lên và thống trị. Người có sức mạnh là nhà chính trị.
Sức mạnh là ǵ? Số lượng hay thông minh hay can đảm. Sức mạnh là phù hợp với trật tự thiên nhiên, là có nhiều dục vọng, biết duy tŕ và thỏa măn nó.
Socrate cho dục vọng đưa đến dục thú, có cái tốt cái xấu - không có giá trị, vậy phải chọn cách sống: nghệ thuật thuyết tŕnh, chính trị hay triết học. Socrate chia trật tự thiên nhiên làm 2 loại:
- Trật tự hướng về khoái lạc (thể chất và linh hồn)
- Trật tự hướng về cái tốt và công lư là khoa học.
Vậy các nhà hùng biện không có ích ǵ, v́ không làm cho ai tốt, chỉ dựa theo nguyện vọng quần chúng mà chiều nịnh quần chúng, không dạy được quần chúng.
- Tốt và thiện là trật tự và hài ḥa.
Socrate kết luận: muốn hạnh phúc phải hướng về Công lư và điều độ. Chọn một trong hai cách sống:
- Triết học không cung cấp những phương tiện bảo vệ cuộc sống của ta: muốn tránh bất công phải nịnh nọt - làm bất công. Vấn đề là sống cho đúng, không phải là bảo đảm hạnh phúc.
- Theo sự phân chia nghệ thuật trên, chính trị chỉ có giá trị khi làm dân tốt thêm, nhưng sự thực chính trị không bao giờ như thế (theo nguyên tắc của các nhà tranh biện). Các Sophiste chỉ là đầy tớ tốt của người dân và không giáo dục làm thiệt tḥi cho dân.
Socrate kết luận sẽ quyết tâm làm việc thiện, không bao giờ nịnh dân dù có mất yên ổn cũng giữ lấy tâm trong sạch, lúc sống và lúc chết. Cách sống tốt nhất là Thực hành Đạo đức và Công lư trong cuộc đời cũng như dưới âm phủ
Tóm tắt:.
Socrate đả phá:
- Sự tin - chưa phải là hết - nghệ thuật thuyết tŕnh không có giá trị ǵ (đ̣i hỏi khoa học)
- Nguyện vọng quần chúng - dục vọng thấp cần phải đàn áp đi (đề cao Đạo đức, Chân lư và trật tự hài ḥa theo phương pháp chủ quan)
- Chính trị theo nguyện vọng của quần chúng.
Socrate chủ trương:
- Đề cao đạo đức, công lư
- Đề cao khoa học là trật tự và hài ḥa.
Nhận định.
Căn bản của lư luận Platon ở đây là gán cho giai cấp tư sản là phỉnh phờ nịnh hót nhân dân để làm giàu, phủ nhận nền văn minh vĩ đại mà họ xây dựng nên. Tại sao như thế?
Sự thực th́ những đại diện của nhân dân như Gorgias, Péricles, v. v... có nhiều ư kiến tốt đẹp, nhưng khi xây dựng học thuyết th́ cũng bế tắc lúc bị lịch sử thúc đẩy đâm bế tắc, nhưng phần căn bản là nó đă nắm được những điểm của công lư: hiểu biết xây dựng trên kinh nghiệm, phục vụ là phục vụ nhân dân. Nhưng khi đ̣i hỏi đến lư luận cuối cùng th́ họ bế tắc, v́ chưa đúc thành học thuyết.
Socrate phủ nhận những điểm căn bản đó và đưa đến kết luận cuối cùng Đạo đức, Chân lư, nhưng bỏ hẳn điểm căn bản Đạo đức cho ai, Công lư cho ai.
Liên hệ. T́nh trạng này hiện nay c̣n nhiều: dùng đạo đức, công lư thuần túy đối lập với khái niệm quần chúng.
Giải thích. Máy móc là một sự giải thích dựa theo sự sắp xếp trong không gian. Những biến chuyển do biến đổi về vị trí trong không gian không có những bước vọt biến chất, v́ thế không giải thích được những chất mới.
3 - Aristote
Môn đệ của Platon. Sống trong thế kỷ IV tr. CN: tan ră của quốc gia thành thị đưa đến quân chủ độc đoán, đặc sắc là nó đă thông qua một giai đoạn dân chủ (nhiều với Á Đông kế tục trực tiếp), làm cho văn minh rất phát triển. Lúc đầu quư tộc lên với tư tưởng thống trị toàn bộ (Platon), nhưng công thương phát triển quá nên chỉ xây dựng thống trị được trên sự điều ḥa quyền lợi với bên tư sản trong h́nh thức nhà vua. Sự liên minh này được phản ánh trong tư tưởng Aristote.
Aristote công nhận cái làm cho định nghĩa sự vật là h́nh thức (ư niệm), nhưng sự vật là vật chất. Vậy mỗi sự vật gồm 2 phần: phần lư tính ở h́nh thức, phần thực thể là vật chất (đất thó và đồ gốm). Sự thất bại của quư tộc: công nhận vai tṛ vật chất, nhưng không công nhận năng lực tự tạo thành h́nh thức của vật chất. Aristote công nhận mâu thuẫn giữa tư tưởng và thực tại, t́m cách dung ḥa theo một đường lối thỏa hiệp và cuối cùng có lợi cho duy tâm - ư niệm quyết định. Sở dĩ như thế v́ thực chất của thực tại khách quan là hiện tượng biến chuyển. Aristote không công nhận khả năng tạo thành của vật chất, tất yếu phải giải thích sự h́nh thành của vật chất bằng cách lấy ư niệm làm yếu tố quyết định. (Lúc xem vật thể, Aristote giữ sự thăng bằng, nhưng đúc kết tới quá tŕnh thành h́nh phải gán cho vai tṛ cuối cùng thuộc về quư tộc.
[Tham khảo: Svettlo - Aristote Siêu h́nh.
- Vật chất và h́nh thức: nước, lửa, khí, đất.
- Biện chứng pháp: vận động biến chất và đột biến.
Rất mâu thuẫn - thần linh, ư niệm.
- Luận lư h́nh thức.
- Nhận thức luận: nhị nguyên - cảm giác và tri thức
- Khoa học: vũ trụ - tiến hóa vạn vật đất, cây, vật, người - nhị nguyên.
- Lập trường chính trị: trung sản, bảo vệ chợ nô lệ tích cực.
- Thượng đế Aristote: mục đích cuối cùng làm động cơ thứ nhất «pensée de la pensée». Thượng đế trong Aristote là «tư tưởng của tư tưởng»
- Lư tưởng làm vạn vật chuyển động, nhưng bản thân nó th́ bất động.
- Lư tưởng là mục đích làm sự vật biến chuyển - biến chuyển mất ư nghĩa của nó (Gia tô vừa là thần vừa là người - tôn giáo cứu vớt vật chất).
- Công tŕnh của Marx-Engels là nhận định được những lư tưởng ấy cũng nảy sinh, phát triển, biến chuyển trong quá tŕnh biện chứng của vật chất.]
V́ thế, nhị nguyên luận của Aristote có khuynh hướng duy tâm - nó quy định nhận thức luận của Aristote. Aristote không công nhận cái nhớ hoài tưởng của Platon. Nên khi giải thích nhận thức, Aristote phân tích: trong hiểu biết có ảnh hưởng của vật chất - Kinh nghiệm. Vật thể ẩn vào linh hồn thành ấn tượng. Nhưng c̣n phải nhận thức nữa. Nhưng theo Aristote, vật chất không có năng lực thành h́nh nên nó không sinh nhận thức mà phải giải quyết bằng khả năng của ư niệm. Ư niệm này tồn tại sẵn trong óc, trong linh hồn - trở về duy tâm.
Aristote phân tích thực tại: trong thực tế, một sự vật tồn tại gồm một h́nh thức và một vật chất (cây: h́nh thức cây và chất hữu cơ), nhưng trong thực tại nó xuất hiện dưới h́nh thức vật thể (cây này hay cây kia cụ thể). Nhưng qua nhận thức, sự vật lại xuất hiện dưới h́nh thức h́nh thức, h́nh thức ư niệm. Rơ ràng ư niệm, h́nh thức chỉ có trong tư tưởng thôi. H́nh thức dưới h́nh thức h́nh thức chỉ có trong tư tưởng.
[Tất cả các thứ nhị nguyên đều đi vào duy tâm, đều ngă vào duy tâm]
V́ Aristote đă công nhận h́nh thức là một yếu tố xây dựng vật thể, nên h́nh thức cũng biến thành một thứ thực thể, nó rập khuôn vật thể, nên vai tṛ quyết định là h́nh thức, do lư luận phải căn cứ vào h́nh thức, Aristote đă xây dựng nên tam luận.
Tam luận (tam đoạn luận, BT) có cơ sở thực tế trong phương thức sản xuất bấy giờ, có một thị trường rộng răi, h́nh thức định trước - mục đích có thể của sản xuất - khái niệm sau đó xây dựng phương pháp v. v... Khi có sự phân công tỉ mỉ, những kiểu mẫu cụ thể có trước.
Tính chất h́nh thức của Tam Luận ở chỗ căn cứ vào một số kinh nghiệm có, hay quy nạp lên một khái niệm tổng quát vượt ra ngoài giới hạn đó. Aristote tranh biện với Plalon, nên dựa nhiều vào kinh nghiệm các nhà khoa học, nên sau này mới để nó lên h́nh thức thuần túy h́nh thức.
Qui nạp có sáng tạo là xây dựng lư luận chứng minh cho nội dung ư niệm tồng quát đó].
Đứng về mặt phương pháp tư tưởng, tam luận có giá trị, bất cứ một nguyên lư nào áp dụng vào thực tế đều phải áp dụng qua tam luận. Sở dĩ như thế v́ tam luận phản ánh một trong những tổ chức sản xuất (một tổ chức sản xuất do một kế hoạch chủ trương sản xuất chung áp dụng vào một trường hợp cụ thể - thực hiện tam luận - nếu ta đặt chủ trương ấy thành thực tế siêu nhiên th́ tam luận của chúng ta sẽ biến thành một h́nh thức). Trong Aristote Tam luận được quan niệm như một chủ trương h́nh thức.
Qua Aristote ta nhận thức được:
- Thực chất của nhị nguyên xét tới cùng là duy tâm h́nh thức, lư luận.
4 - Epicure
Triết học Aristote là triết học cuối cùng đại diện cho tư tưởng Hy Lạp quốc gia thành thị. Sau thế kỷ V tr. CN, thành thị tan ră dần, và dù c̣n h́nh thức dân chủ cũng không c̣n độc lập mà phụ thuộc các đế quốc lớn đang phát triển. Chính thể cộng ḥa cũng tan ră và có khuynh hướng quân chủ tuyệt đối (không tuyệt đối - Đông phương). Quyền lợi công thương được đảm bảo (dung ḥa tư sản quư tộc) nhưng quốc gia thành thị tan ră, dân nghèo lớp dưới có một phong trào các khẩu hiệu băi nợ và chia ruộng; vài nơi tới tŕnh độ yêu cầu giải phóng nô lệ.
Về tư tưởng phản ánh cách mạng đó, nhưng trên lập trường trung gian (không thống trị cũng không dân nghèo và nô lệ) được phản ánh trong triết học Épicure.
Chủ nghĩa duy vật của Epicure không phản ánh tư tưởng tư sản đang lên như Démocrite hay Milet, mà chỉ phản ánh một phong trào chống chính quyền bấy giờ, nhưng không yêu cầu nắm chính quyền mà lại bảo đảm tự do, hạnh phúc cá nhân trong bất cứ trường hợp nào (tiểu tư sản và tư sản). Kể cho đến phong trào tư bản cận đại th́ chủ nghĩa Épicure là cách mạng nhất (Épicure đại diện cho chủ nghĩa duy vật).
Vũ trụ quan.
Vấn đề: trong những cuộc loạn lạc liên miên với sự bế tắc của thời đại, làm sao bảo đảm được hạnh phúc cá nhân. Khác với tư tưởng trước đặt vấn đề trong khuôn khổ xă hội, Épicure đă chuyển vấn đề sang hoàn toàn cá nhân, đối lập với xă hội (tiến bộ v́ xă hội đầy áp bức bóc lột, bế tắc, không có khả năng cải tạo).
Giải quyết: Xây dựng một tư tưởng tự do đối với những giả thuyết làm mất b́nh tĩnh, dọa nạt nhân tâm, chủ yếu là tư tưởng tôn giáo. Épicure đả đảo tôn giáo triệt để bằng lư thuyết nguyên tử.
[Tầng lớp tư sản dưới thời Épicure được bảo đảm quyền lợi kinh tế và bảo đảm một phần nào đời sống chính trị.
Học thuyết Épicure có phản ánh phần nào phong trào cách mạng (chống tôn giáo quyết liệt), chắc không phải của giai cấp tư sản mà là của một tầng lớp nào tương đối gần nhân dân hơn, tiểu tư sản chẳng hạn - động cơ không phải khoa học mà là chống tôn giáo.
Tính chất nhân dân của Épicure ở chỗ đ̣i hạnh phúc và bảo đảm khoái lạc. Quư tộc không như thế mà chỉ biện chính cho quyền hưởng lạc của ḿnh bằng đạo đức thôi.
- Thời đại của Épicure là giai đoạn tan ră của quốc gia thành thị, chế độ công thương nghiệp không c̣n ưu thế tuyệt đối nữa, nhưng chưa phải là sự tan ră của chế độ nô lệ
- Của thể kỷ IV tr. CN, kinh tế công thương nghiệp phát triển nhưng lại mất uy thế, v́ lúc trước thành thị thống trị (bóc lột nông nghiệp, trọng thành thị và xuất cảng), c̣n bây giờ nó phát triển rộng răi. Vậy, công thương nghiệp xét tuyệt đối là phát triển, nhưng tương đối mất ưu thế tuyệt đối].
Nếu mọi vật do người ta cấu tạo th́ thần mất uy thế. Épicure cho thần và linh hồn do một loại nguyên tử tinh vi cấu tạo nên. Khác với Démocrite cho nguyên tử rơi trên xuống theo tốc độ khác nhau, bám vào nhau thành thế giới, Épicure cho nguyên tử rơi đều nhau, đôi khi có nguyên tử lệch va chạm làm lệch hướng các nguyên tử khác nhau, cấu tạo thành thế giới - phản ánh sự khác nhau của giai cấp tư sản, ở đây không đặt vấn đề nắm chính quyền mà chỉ yêu cầu tự do cá nhân. Épicure vẫn dẫn chứng bằng kinh nghiệm bản thân của mỗi người - tự do nhân tâm, giải thích về linh hồn do nguyên tử - tự do.
Ta thấy trong Épicure:
- Bảo đảm tự do cá nhân trên một cơ sở lư luận duy vật triệt để.
- Bảo đảm quyền xây dựng tự do cá nhân bằng cách đặt nó làm nguồn gốc sự vật.
[Đặc sắc và tác dụng của lư thuyết Épicure là ở tinh thần chống tôn giáo triệt để lần đầu tiên trong lịch sử (vô thần chủ nghĩa).
Tính chất duy vật của nó không thuần ở vũ trụ quan mà đă phần nào thể hiện trong nhân sinh quan: quyền hưởng thụ quyền lợi vật chất.
Nó hữu hạn v́ hưởng lạc rất hạn chế, mang tính chất khắc kỷ chứ không đặt vấn đề phát triển....
Nhằm hưởng lạc thuần túy và vĩnh viễn là bảo đảm sinh hoạt tối thiểu]
Nhân sinh quan.
Épicure quan niệm bản chất của hạnh phúc là khoái lạc: mọi vật thể đều đ̣i hỏi khoái lạc. Làm thế nào đảm bảo khoái lạc liên tiếp vĩnh viễn, thuần túy hạnh phúc tuyệt đối.
Khoái lạc không lẫn lộn trong đau đớn, không thuần túy v́ sự đ̣i hỏi do những nhận thức sai lầm về khoái lạc (yêu cầu quá cao, muốn nhiều chuyện không thể có được [hạn chế đối với đ̣i hỏi của thứ dân nghèo và nô lệ mà Épicure cho là cao quá] sinh ra đau đớn, do đó, muốn có hạnh phúc thuần túy th́ phải hiểu rơ thực chất của khoái lạc là đảm bảo nhu cầu tối thiểu của vật thể và b́nh tĩnh của linh hồn (phương diện cá nhân). C̣n về quan hệ xă hội, Épicure cho là t́nh thân ái giữa bạn bè (quan niệm một cách cá nhân thôi).
Épicure cho cảm giác là nguyên tử của linh hồn chuyển động và chủ động thế nào đấy sẽ sinh khoái lạc, do đó, nếu hướng được chuyển động ấy sẽ có khoái lạc dù ă uống kham khổ, đau đớn về vật chất.
Một chủ nghĩa như thế chỉ có thể có trong một xă hội bế tắc. Nhưng nó có tính chất tiến bộ ở ư nghĩa đối kháng chống chính quyền chủ nô. Nên khi phong kiến lên chúng mạt sát Épicure, v́ nhiều tư tưởng Épicure tiêu biểu nhất cho ư thức cách mạng chống phong kiến trước khi có giai cấp tư sản cận đại.
V - TRIẾT HỌC HY LẠP TRONG THẾ KỶ IV VÀ III TR. CN.
Phái khắc kỷ.
Trong sự tan ră của chế độ chủ nô thành thị và chế độ dân chủ chủ nô, triết học đă chuyển từ một xă hội về cá nhân, từ khách quan về chủ quan, và vấn đề cần bàn là Hạnh phúc cá nhân.
Thường người ta vẫn nhận thấy 2 yếu tố: đức tính và khoái lạc.
Vấn đề đặt ra: Đức tính v́ Hạnh phúc hay Hạnh phúc v́ Đức hạnh. Épicure cho đức tính v́ hạnh phúc. Bấy giờ có phái khắc kỷ chủ trương ngược lại, Hạnh phúc v́ Đức tính - nhà hiền triết thực hiện Đạo đức th́ dù có khủng bố thế nào cũng được hạnh phúc hoàn toàn. Hạnh phúc đặt vào Đạo đức. Đạo đức đây không thống trị mọi vật thể, tư tưởng này trong giai đoạn lịch sử ấy chỉ là sản phẩm của thống trị. Nó là tư tưởng của tư sản chủ nô không thể thực hiện được đạo đức và lư tính tuyệt đối như thời Platon nữa, nhưng cũng đ̣i hỏi chế độ mới - quân chủ - những yêu cầu trước: thực hiện Đạo đức và Lư tưởng. Sự thực hiện đây không do quyền thống trị của tư sản chủ nô, nhưng do một chế độ sẵn có nên mang tính chất tiêu cực (sẵn có, chứ không xây dựng).
Vũ trụ quan khắc kỷ do đó nó có tính chất nửa duy tâm, nửa duy vật.
Thế giới do Lư tính xây dựng, nhưng Lư tính cũng là một thứ vật chất, một thứ Lửa - lửa tạo tác. Mỗi vật thể là một thể thống nhất do lư tính tập trung, do lư tính nên thế giới là khối thống nhất. Vậy mỗi vật thể là do một phần của Lửa thống nhất, mọi sự vật đều duy lư và tất nhiên đến nỗi sau đại niên [mấy chục vạn năm] (khi giao điểm giữa quỹ đạo Trăng và Trời đi một ṿng về chỗ cũ, thế giới lại tan thành lửa và xây dựng lại giống hệt như trước. V́ thế mọi sự đều đúng (do Thượng đế: Lư tính tuyệt đối), v́ Thượng đế không ở trên mà ở trong thế giới để xây dựng thế giới nên thế giới cũng là Thượng đế. Đây không phải quan niệm tất nhiên của duy vật biện chứng, không phải quan niệm tất nhiên khoa học - quy luật. Đây là quan niệm Tiền đề định mệnh chủ nghĩa xây dựng trên một cơ sở triết học xuyên tạc nó.
Nó thể hiện tư tưởng một giai cấp thống trị, được thống trị với chế độ quân chủ độc đoán. Cố nhiên chế độ này xây dựng trên một cơ sở sản xuất đă phát triển nhiều nhưng bị tập trung trong tay nhà vua, và tính chất duy lư của thế giới được xem là uy quyền thống trị của nhà vua - có sự đảo lộn (quan niệm lư tính thống trị của nhà vua: Lư tính không độc lập mà Lư tính là Thượng đế và Thượng đế là Lư tính) - v́ thế Lư tính mang tính chất tiếp thu một cách tiêu cực, tiếp thu trong cảm giác. Do đó, nhận thức luận và nhân sinh quan cũng duy lư, tiêu cực. Nội dung sự hiểu biết theo cảm giác và kinh nghiệm. Nhận hay không nhận là do chủ quan (khác với Aristote, đâu có vấn đề ư niệm không tham gia - tiêu cực hơn Aristote), chủ quan của chúng ta không thêm ǵ vào nội dung đó. Nó rất rơ ràng diễn biến lực lượng giai cấp xă hội: từ một giai cấp tổ chức sản xuất một cách đối lập qua tổ chức sản xuất dưới sự thống trị tuyệt đối của tinh thần thế giới đă có sẵn trong thế giới mà ḿnh phải có phần (trong các văn kiện phong kiến có tư tưởng cây cỏ, cây cối vũ trụ đều của nhà vua).
+ Tinh thần trong đạo đức cũng tiêu cực: công nhận sự việc, đồng nhất ư chí cá nhân với ư chí toàn bộ. Công nhận mọi việc do Thượng đế làm ra th́ nó nhất định là tốt. Cái có (tồn tại BT) do Thượng đế, cái do Thượng đế th́ nó tốt, là cái chúng ta muốn - vậy cái chúng ta muốn đă được thực hiện rồi - thỏa măn.
Tư tưởng này chỉ thỏa măn được giai cấp thống trị thôi. Nó chịu sự độc đoán của một người, nhà vua. Tiêu chuẩn của đạo đức là công nhận cái đă có (không xây dựng ǵ mới) - Công nhận chế độ đương thời - công nhận một cách tiêu cực.
Tư tưởng này nhiều ảnh hưởng về sau (Gia-tô, các tư tưởng xuất phát từ Gia-tô mà ra ngoài nữa). Nó được xem là một học thuyết cao cả: chịu đựng bất cứ cái ǵ xảy ra.
Xét nội dung chủ nghĩa này, do quyền lợi giai cấp bóc lột thực hiện dưới một chế độ độc đoán, làm cho cái cá nhân - trong giai cấp bóc lột này - không tự chủ và chỉ có cách công nhận chế độ đó là hạnh phúc, dù bị áp bức nhưng được phép bóc lột nên giai cấp đó cũng công nhận chế độ là tốt. Đây cũng là cơ sở xă hội của đạo Gia-tô.
Nó cũng có phần đối lập với chế độ quân chủ (thực hiện Lư tính đó là điều kiện mà giai cấp tư sản đặt ra khi sáp nhập với chế độ quân chủ (điều kiện: để cho phát triển phương thức sản xuất duy lư của nó - nhà vua là Lư tính -, duy lư: sản xuất theo tiêu chuẩn và phát triển thị trường.
PHỤ LỤC
* Duy tâm chủ quan: căn cứ vào ư thức cá nhân, đặc biệt là ư thức cảm tính.
* Duy tâm khách quan: căn cứ vào khái niệm hay ư niệm. Khái niệm là một quy luật có tính chất khách quan đối với ư thức cá nhân, nó có tính chất phổ cập.
* Lịch sử Athènes (giai đoạn thịnh):
Quí tộc - Đại thương, Tiểu tư sản - Dân nghèo thống trị nô lệ.
Lúc tan ră thu vào một đế chế (Alexandre IV), chỉ có quí tộc và thương gia là thống trị. Dân nghèo đi với nô lệ đ̣i ruộng đất. Tiểu tư sản, không được thống trị nhưng chưa phá sản, đ̣i hạnh phúc cá nhân.
Lúc đầu, dưới chế độ nô lệ hạnh phúc tương đối c̣n được bảo đảm trong chế độ quốc gia thành thị. Lúc nó tan ră th́ vấn đề này mới xuất hiện, v́ lúc ấy nó mới có cơ sở xă hội (Hạnh phúc không được bảo đảm nữa).
- Phúc v́ Đức: Khắc kỷ - quư tộc hay đại thương tham gia chống đế chế mới phải hy sinh một số quyền lợi.
- Đức v́ Phúc: Épicure - quyền cá nhân định đoạt quyền ḿnh trong một chế độ không đảm bảo hạnh phúc cá nhân. Nó chỉ có ư nghĩa cách mạng v́ chống tôn giáo triệt để, nhưng không phải là một phong trào cách mạng, chỉ đại diện cho quyền lợi một giai cấp tư hữu.
* Trong chế độ thị tộc, chưa có quan niệm người nói chung mà chỉ có là người thực tế.
* Mục đích khắc kỷ: đồng nhất cá thể và cộng đồng. Cá nhân và thế giới là một. Cá nhân và thế giới là một. Khi cá nhân hy sinh th́ hy h́nh một cách sung sướng. Nhưng không phải nó triệt dục như đạo Phật.
* Lư v́ Thiêng: Khoa học v́ tôn giáo - gán khoa học cho mê tín - tư sản dưới quân chủ độc đoán - tư sản thống trị.
* Kinh nghiệm lịch sử chứng tỏ tư tưởng triết học phát triển không có những yếu tố mới, khi một chế độ bóc lột tàn tạ sắp có một chế độ mới (trong chế độ bóc lột). Nhưng cuối nô lệ kinh nghiệm lịch sử cho hay không có tư tưởng mới, chỉ có đạo Gia-tô nhưng chỉ có là một tổng kết chứ không như dân nghèo ở Athènes có lên nắm chính quyền. C̣n tầng lớp thứ dân th́ địa vị xă hội không hơn ǵ trước, nhưng trong một số lớn trường hợp địa vị họ c̣n bị sút kém.
* Đặc sắc của Thần Hy Lạp là có cái Đẹp. Ở Đông phương trước khi chống tập trung thần cũng gần người như Hy Lạp.
V́ qua một giai đoạn dân chủ rồi đi đến quân chủ độc đoán, nên lúc đi tới nhất thần linh cũng mang nhiều tính chất nhân văn: Gia-tô tổng kết tư tưởng Hy Lạp là một thượng đế tuyệt đối gắn liền với Công lư và Bác ái (ở Đông phương, đầy tính chất đàn áp kể cả tính chất Công lư của nó).
* Quan niệm mâu thuẫn không có hướng của Héraclite thể hiện ở h́nh tượng giương cung, tiếng đàn mà Héraclite lấy làm thí dụ - không bên nào hơn, bên nào kém - không có diện tích cực phát triển nên cuối cùng là đi đến thỏa hiệp.
* Mâu thuẫn trong quan hệ logos của Héraclite - quy luật nội tại và sự có sẵn của nó. Xuất phát từ lập trường giai cấp, dù có phần nào tiến bộ nhờ yếu tố phản đế, nhưng căn bản vẫn là tư tưởng của giai cấp bóc lột, nhất là quư tộc, công nhận quy luật nhưng hạn chế sự nhận thức trong một số người. Tư tưởng này hiện c̣n nhiều.
* Xét vấn đề động cơ chủ quan của các triết gia liên hệ với hiện tại dưới h́nh thức những người theo các thuyết...26 không thông - là vô tư, bị lừa bịp hay cố t́nh:
- Nói chung, triết học không do thủ đoạn, v́ nếu hoàn toàn do thủ đoạn th́ không thể sáng tạo được một học thuyết giá trị - cần có một tổ chức nào mới có thủ đoạn được.
- Trong học thuyết triết học, có ư thức giai cấp, nhưng ư thức đây là một h́nh thái tư tưởng phản ánh quyền lợi thực tế của giai cấp, nhưng các triết gia quan niệm là một chân lư Đạo đức. Đạo đức này phần nào chứa đựng quyền lợi nhân dân, nhưng qua quyền lợi giai cấp - quyền lợi giai cấp trong triết học phải thông qua đạo đức, thông qua quyền lợi của toàn dân, như thế mới mê hoặc được mọi người, và như thế căn bản triết gia phải bị mê hoặc trước đă. Nhưng muốn xét triết gia hoàn toàn thành thực hay không, ta phải xét triết lư đó có hoàn toàn phù hợp với quyền lợi giai cấp hay không. Nó thành thực khi triết gia thuộc giai cấp đang lên, quyền lợi phù hợp với nhân dân - có sự thống nhất thực sự. Nhưng có thống nhất hoàn toàn không? Đành rằng quyền lợi có những lúc không thống nhất hoàn toàn với quyền lợi nhân dân, nhưng không tránh khỏi mâu thuẫn. Và mâu thuẫn này có phản ánh chủ quan. Triết gia có quan niệm quyền lợi giai cấp qua đạo đức, nhưng đạo đức đây không thành thực và mang tính chất duy tâm.
Khi quyền lợi không phù hợp th́ triết gia vẫn c̣n phần nào thành thực, nhưng bị g̣ ép trong lư thuyết.
Vấn đề đặt ra để xét phần thành thực của triết gia trong học thuyết. Phần này có cơ sở trong sự phát triển của thực tại (phần duy tâm có cơ sở là sự ngăn cản cái phát triển - phù hợp quyền lợi quí tộc và nhân dân.
Cho đến khi trong thực tế này mất đi không hẳn là triết gia phải hoàn toàn thủ đoạn, và có thể có những cơ sở thực tế mất đi nhưng để lại những mâu thuẫn trong tư tưởng, trong ư thức xă hội (tôn giáo ở Liên Xô).
Tóm tắt:
- Không có thủ đoạn, thủ đoạn không thể tạo ra học thuyết.
- Bản chất của duy tâm là mất thành thực, chúng ta chỉ xét để đánh giá phần thành thực của nó được như thế nào (ông thầy mo cũng có phần thành thực, ông tự mê hoặc trước khi mê hoặc người). Xét cơ sở của nó, do đó có thể tiến hành sự tiếp tục tư tưởng có kết quả. Một sai lầm không thể hiện một cách đơn giản mà phải qua một quá tŕnh.
Trần Đức Thảo
1 Tài liệu [A]
2 ???, những câu và từ mà người giới thiệu không đoán hiểu được. PTL
3 In nhầm là biện chứng. Đă đổi lại trong bài. PTL.
4 In là Dorius, có lẽ từ Dorieus (Hy Lạp), để chỉ dân Doriens (Pháp). Đă đổi lại trong toàn bài. PTL
5 In là Archecus, có lẽ để chỉ dân Achéens (Pháp). Đă đổi lại trong toàn bài. PTL
6 In là Archéens. Đă đổi lại là Achéens trong toàn bài. PTL
7 Aryens? PTL
8 In là Bàlama, có thể là Bà La Môn. PTL
9 In nhầm là «Thế kỷ VII - thế kỷ IX tr. CN». Đă sửa lại trong bài. PTL
10 Từ quy chiếu về ṿm thánh đường, h́nh cung nhọn.
11 In nhầm là Thalis (Hy Lạp: Thalês) để chỉ Thalès de Milet , khoảng 625-547 tr. CN). Đă đổi lại trong bài. PTL
12 Theognis de Mégare, khoảng hậu bán thế kỷ thứ VI tr. CN. PTL
13 Hésiode, khoảng thế kỷ thứ VIII tr. CN. PTL
14 Alcée de Mytilène, khoảng 630-580 tr. CN. PTL
15 In là Patri, có lẽ do đọc nhầm từ Perse.
16 Tức là ngây thơ. BT
17 In nhầm là «homéonaeries», đă đổi trong bài. «Homoeoméries» đến từ từ Hy Lạp là «homoiomereiai». PTL
18 In là Pépi ??? PTL
19 Socrate đă đ̣i hỏi được hậu đăi tại công đường thành quốc trong bài phát biểu trước ṭa («Apologie de Socrate»), không phải trong «Criton» . PTL
20 Bản thào bị mất một số chữ, chúng tôi đoán là: chủ nô - (B.T)
21 In nhầm là Chamiode. PTL
22 In nhầm là Lachis. PTL
23 In nhầm là Euthyphon. PTL
24 In nhầm là Périchis. PTL
25 In là Achéos. ???
26 Bản thảo bị mất một số chữ. BT