LichSuTuTuongTDThao-05bis

PHẦN NĂM (B)

*

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC HY LẠP1

TRONG THẾ KỶ IV VÀ III tr. CN

 

 

________________

Mặc dù tựa bài là «Tư tưởng triết học Hy Lạp trong thế kỷ IV và III tr. CN», bài giảng này lại chủ yếu bàn về tư tưởng Hy Lạp từ Homère (thế kỷ thứ VIII tr. CN) cho đến các triết gia và kịch gia thuộc thế  kỷ thứ V tr. CN, với sự vắng mặt của ḍng tư tưởng từ Socrate (khoảng 470 - 399) qua Platon (khoảng 427 - 347) đến  Aristote (384 - 322) v́ một lư do nào đó không rơ.

Chúng tôi đă quyết định giữ nguyên tựa bài, chỉ viết thêm lời nói đầu này.

Phạm Trọng Luật

_________________

 

I - BƯỚC ĐẦU CỦA VĂN MINH HY LẠP

 

Thế kỷ thứ VIII - thứ VII tr. CN là giai đoạn phát triển đầu tiên của những quốc gia thành thị Hy Lạp. Trước đấy ở đất Hy Lạp đă có hai nền văn minh phát triển: văn minh Crète và sau đấy là văn minh Mycènes. Nhưng vào thiên niên kỷ thứ II, khoảng sau 1200 tr. CN, có một cuộc xâm lăng lớn của những bộ lạc Doriens, những bộ lạc này cũng là một chi nhánh của chủng tộc Hy Lạp nhưng c̣n ở thời kỳ dă man. Lúc chuyển vào Hy Lạp thị tộc Doriens đă phá phách những kết quả của văn minh Mycènes (kết quả đó thực tế cũng chưa cao lắm mà c̣n ở thời kỳ bộ lạc tan ră). Do đó chủng tộc Hy Lạp lại trở lại tŕnh độ dă man. Trong mấy thế kỷ thứ X - thứ IX tr. CN2 không để lại di tích ǵ, măi đến thế kỷ thứ VIII tr. CN, những thị tộc ấy mới lại phát triển và xây dựng những quốc gia thành thị lớn ở tại Tiểu Á và bán đảo, đặc biệt là những thành thị như Mytilène, Ephèse, Milet ở Tây Tiểu Á, Corinthe ở bán đảo. Đặc điểm của những quốc gia thành thị mới này là đă phát triển được chế độ cộng ḥa quí tộc.

 

Trái với những bước đầu của văn minh chiếm hữu nô lệ ở Đông phương là quân chủ độc đoán - tổ chức Nhà nước đă phải xây dựng bằng cách tập trung triệt để chính quyền quí tộc để bảo đảm những điều kiện tổ chức tối thiểu nhằm phát triển công thương nghiệp, xây dựng đời sống thành thị và đánh đổ chế độ thị tộc - th́ ở Hy Lạp ngay buổi đầu tổ chức Nhà nước đă được xây dựng theo một hướng chống quân chủ. Tất nhiên nó chỉ thực hiện dân chủ giữa hàng quư tộc với nhau, nhưng căn bản đây đă là một hướng đối lập với hướng phát triển ở Đông phương. Ở Hy Lạp, nhân dân tự do vẫn bị đàn áp, nhưng tương đối c̣n dễ chịu hơn nhân dân ở Đông phương. Có thể nói: ở Đông phương chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển bằng cách nô lệ hóa cả dân tộc tự do, tập trung quyền vào một người; c̣n ở Hy Lạp trái lại theo hướng chống h́nh thức độc đoán.

 

Tại sao hướng này sẽ ngày càng phát triển và đến thế kỷ thứ V tr. CN đưa tới chế độ dân chủ chủ nô? Tại sao có hướng đặc biệt ấy và hướng ấy lại ngược hằn với hướng của Đông phương? Tại sao trên cơ sở hướng ấy đă phát triển những tư tưởng mới đă thành một tài sản rất đặc biệt trong dĩ văng tinh thần nhân loại? Đó là những tư tưởng tự do b́nh đẳng, khoa học (khoa học tách rời tôn giáo), nghệ thuật (nghệ thuật có giá trị tương đối với tôn giáo). Tại sao tất cả những lư tưởng cao nhất mà văn minh cũ để lại đă được phát triển một cách đặc biệt cao độ ở Hy Lạp?

 

Đây là cái sử học tư sản gọi là thần tích Hy Lạp. Cơ sở thực tế của “thần tích” ấy là:

 

Quan hệ sản xuất hàng hóa đă phát triển trên cơ sở chiếm hữu nô lệ, nhưng phát triển một cách đặc biệt nhanh chóng, do đó đánh đổ từng bước quyền thống trị của giai cấp quí tộc. Sở dĩ có sự phát triển nhanh chóng như thế, là v́ chủng tộc Hy Lạp đă tiến lên văn minh trong những điều kiện đặc biệt thuận lợi:

 

Điều kiện thứ nhất - Lịch sử thế giới đă xây dựng được những sức sản xuất khá cao: kỹ thuật đồng đen đă phát triển cao độ, kỹ thuật đồ sắt đă bắt đầu xây dựng (kỹ thuật đồ sắt ở Tiểu Á  xuất hiện từ thế kỷ XII tr. CN, và phát triển khá nhiều ở thế kỷ VIII tr. CN).

 

Điều kiện thứ hai - Hy Lạp có một hoàn cảnh địa lư đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển thương nghiệp giữa các đảo hay các khu vực tương đối nhỏ hẹp ở bán đảo Hy Lạp và ở Tây Tiểu Á, do đó, trong những thành thị nhỏ tốc độ phát triển công thương nhanh chóng, giai cấp công thương có điều kiện để đấu tranh chống quí tộc. Thậm chí ngay buổi đầu (thế kỷ VIII tr. CN) chính giai cấp quí tộc đă đứng đầu phong trào công thương, đă bỏ vốn để lập những xí nghiệp thủ công đầu tiên (làm đồ gỗ, đồ đồng, đồ sắt) và phát triển hải thương (hải thương lúc bấy giờ liên hệ chặt chẽ với nghề cướp biển). V́ thế mới đánh đổ được chế độ quân chủ, xây dựng chế độ cộng ḥa đầu tiên (cộng ḥa quí tộc).

 

Điều kiện thứ ba - Chủng tộc Hy Lạp đă khởi hành ở một bước cao như thế là nhờ cả công  tŕnh xây dựng của văn minh Đông phương, nhờ công tŕnh ấy mới có kỹ thuật đồ đồng, đồ sắt mà những thị tộc Hy Lạp đă được ngay từ lúc đầu.

 

Điều kiện thứ tư - Một điều kiện đặc biệt nữa đă giúp nhiều cho sự phát triển đầu tiên của những thành thị Hy Lạp là những đất xung quanh c̣n ở tŕnh độ dă man, do đó đă trở thành khu vực thuận tiện cho các thành thị Hy Lạp mới xuất hiện đến đặt căn cứ địa thực dân. Nhờ phong trào thực dân phát triển ở thế kỷ thứ VIII, thứ VII tr. CN, công thương nghiệp trong những thành thị Hy Lạp phát triển nhanh chóng mà trong giai đoạn đầu (thế kỷ thứ VIII tr. CN) đă tạm thời giải quyết được những mâu thuẫn giai cấp, làm cho giai cấp quí tộc công thương (quí tộc tư sản hóa) đă nắm vững được chính quyền và không gặp sự đối kháng nào quan trọng. Măi đến giữa thế kỷ thứ VII tr. CN, mâu thuẫn giai cấp mới phát triển, phong trào công thương chủ nô mới xuất hiện những tư tưởng chống tôn giáo như triết học khoa học. Trong giai đoạn trung gian, giai đoạn quí tộc công thương thống trị, tất nhiên chưa thể có triết học độc lập, nhưng giai cấp quí tộc, v́ có tư bản hóa phần nào, nên cũng đă có một nội dung tiến bộ. Nội dung tiến bộ ấy được phản ánh thế nào trên tư tưởng?

 

HOMÈRE (thế kỷ thứ VIII tr. CN)

 

Tác phẩm tóm tắt nội dung tiến bộ của bước đầu xây dựng văn minh Hy Lạp là những anh hùng ca của Homère: IlliadeOdyssée. Illiade Odyssée phản ánh sự thành lập và sự phát đạt của bộ tộc Hy Lạp, phản ánh quyền lợi của giai cấp quư tộc công thương, nhưng đồng thời cũng phản ánh sự phát triển của sức sản xuất, bước tiến bộ của nhân dân dưới sự thống trị của bọn quí tộc công thương, v́ trong giai đoạn thế kỷ thứ VIII tr. CN và đầu thế kỷ VII tr. CN, chế độ ấy c̣n là chế độ đang lên, quyền lợi của nó c̣n phù hợp với quyền lợi của nhân dân (nhân dân tự do). Các tác phẩm đó trước hết phản ánh phong trào ngoại thương, lập căn cứ địa, nhờ đấy mà văn minh thành thị đă được xây dựng nhanh chóng.

 

ILLIADE

 

Nội dung Illiade là kể lại cuộc chiến tranh của liên minh bộ lạc Hy Lạp chống thành Troie. Theo truyền thuyết kể lại trong Illiade, sở dĩ các nước Hy Lạp đă liên minh đánh Troie trong 10 năm và cuối cùng tiêu diệt Troie, mục đích là đ̣i lại bà Hélène mà Pâris đă cướp của ông vua Ménélas. Trong truyện này có vai tṛ của thần thánh. Sở dĩ Pâris cướp được Hélène là nhờ nữ thần luyến ái Aphrodite, nhưng do đấy có sự đối lập với hai nữ thần khác: thần kết hôn chân chính tức thần gia đ́nh Hera và thần kỹ thuật văn minh Athena. Cuối cùng thần gia đ́nh và thần khoa học kỹ thuật thắng thần luyến ái bất chính. Nhưng thực ra thứ truyền thuyết đó phản ánh những điều kiện kinh tế rất rơ rệt.

 

Thành Troie ở cửa eo biển Hellespont (nay là Dardanelles) là chỗ bảo vệ đường đi từ Địa Trung Hải vào Hắc Hải. Một bộ phận quan trọng của khu vực thực dân Hy Lạp lúc bấy giờ chính là bờ biển Hắc Hải. Những thành thị như Corinthe, Milet, Mytilène, Chalcis đều gửi thuyền đi buôn bán, cướp nô lệ và đặt căn cứ thực dân, đặc biệt ở phía Nam Hắc Hải. Buôn bán lúc bấy giờ là đi mua khoáng sản như thiếc (thiếc là một kim khí rất quí để làm đồng đen). Họ mua sắt, gỗ quí, cá khô và bán đồ đồng, đồ gốm, rượu đặc (rượu đặc là thứ rượu phải pha nước vào mới uống được, sở dĩ làm đặc như thế là để vận tải được bằng thuyền nhỏ). Rơ ràng Troie là một vị trí quân sự và thương mại đặc biệt, nó bảo vệ một đường phát triển thương nghiệp đặc biệt quan trọng cho tất cả các thành thị Hy Lạp không riêng thành thị nào. Chuyện thần tiên kể lại về Hélène tất nhiên chỉ là lư tưởng hóa một nhu cầu kinh tế và quân sự trong thực tế; nó lấy cái thắng lợi của cái liên minh giữa các vua bộ lạc Hy Lạp đời xưa đánh Troie, để biện chính quyền lợi của các thành thị Hy Lạp bấy giờ ở vị trí quyết định ấy. Vị trí ấy tất nhiên là chiếm của nền văn minh cũ, văn minh Đông phương. Theo người Hy Lạp hiểu th́ văn minh Đông phương chỉ phát triển theo hướng vật chất, tức theo hướng luyến ái hưởng lạc; trái lại, Hy Lạp phát triển một cách chân chính: xây dựng gia đ́nh, xây dựng kỹ thuật khoa học. Đấy cũng là một ư kiến. Chính liên minh của những vua bộ lạc cũng phản ánh rơ ràng liên minh thực tế của những thành thị Hy Lạp, v́ những thành thị ấy có những liên quan với nhau trên những quyền lợi chung nhất định, nhưng thực tế vẫn không thống nhất hoàn toàn. Chưa bao giờ họ có thể thống nhất thực sự. Đặc điểm của bộ tộc Hy Lạp là nó có một tiếng nói chung, một nguồn gốc chủng tộc chung, một truyền thống chung, một khu vực nhất định, và cũng có thể nói đến một mức độ nào đấy, một hệ thống kinh tế chung, nhưng về mặt chính trị nó không thống nhất. Nó là một bộ tộc chỉ thống nhất trên cơ sở tự nguyện tự giác và trao đổi tự do.

 

Điều đó được phản ánh trong liên minh quân chủ bộ lạc đi đánh Troie. Đặc biệt trong Illiade kể chuyện Achille ra trước đại hội mắng Agamemnon (là lănh tụ liên minh), rồi bị Agamemnon tước mất nàng hầu là Briséis. V́ bực tức, Achille đă bỏ chiến đấu, thậm chí yêu cầu mẹ là nữ thần Thétis đến xin thần tối cao là Zeus ủng hộ quân thù để làm cho quân đội Hy Lạp thất bại, để cho thấy rơ mất Achille th́ tai hại như thế. Quả nhiên quân đội Hy Lạp bị thua to. Sau đấy, Achille mới chịu ra đánh và lại thắng, giết chết Hector, tướng của Troie. Truyền thuyết ấy biểu lộ quan hệ liên minh trên cơ sở b́nh đẳng tự do. Bất kỳ một nước nào trong quân đội cũng có thể rút ra khi bất măn. Chính những quan hệ ấy thực tế đă phát triển giữa các thành thị trong lịch sử Hy Lạp (không bao giờ thống nhất với nhau, chỉ liên minh trên cơ sở những quyền lợi nhất định). Nhưng cái lạ nhất là trong liên minh lỏng lẻo ấy vẫn có sự đoàn kết. Người Hy Lạp vẫn có ư thức mong ước thống nhất. Tư tưởng thống nhất là một lư tưởng không thực hiện được, nhưng có căn cứ, được biểu hiện một cách lư tưởng hóa trong liên minh quân chủ bộ lạc đi đánh Troie. V́ muốn đ̣i lại Hélène, người đẹp nhất lúc đó, mà hai bộ tộc đă đánh nhau 10 năm, giết mất bao nhiêu tướng sĩ. Chính tính chất mơ hồ của động cơ ấy phản ánh tính chất lư tưởng của sự thống nhất trong bộ tộc Hy Lạp.

 

Lư tưởng đó cũng được phản ánh trong thế giới thần thánh. Những thần thánh trên núi Olympe được tổ chức một cách lỏng lẻo tựa như ở trần gian. Có thần Zeus ngồi trên và thống trị những thần khác nhưng một cách khó khăn, v́ những thần kia tuy nhận sự thống trị của Zeus nhưng có nhiều hành động vô kỷ luật, giữa phái này và phái kia luôn luôn căi nhau. Zeus lúc ủng hộ phái này, lúc ủng hộ phái kia, uy quyền không bao giờ vững vàng. Tuy thế vẫn là một thế giới phần nào đă có h́nh thức thống nhất. Điểm quan trọng ở đây là phản ánh bước giải phóng khỏi những giới hạn hẹp ḥi của chế độ thị tộc, tiến lên một xă hội về mặt h́nh thức là xă hội nhân loại tuy thực tế là xă hội bộ tộc chủ nô. Về nguyên tắc, xă hội này là một xă hội rộng răi v́ đă thoát khỏi giới hạn thị tộc, đặt kỷ luật chung cho mọi người, tiến lên xây dựng lư tưởng tốt đẹp, đúng đắn, có h́nh thức chung cho mọi người. Bước chuyển biến ấy đă thực hiện bằng cách trải qua quyền tự do quyết định của mỗi bộ phận chứ không thực hiện như ở Đông phương bằng quyền quân chủ độc đoán, nó thực hiện bằng một thứ liên minh lỏng lẻo, trên cơ sở tự nguyện tự giác, chưa thành pháp luật nhưng đă có lư tưởng thống nhất. Đó là nói về nội dung dân tộc của Illiade.

 

ODYSSÉE

 

Về Odyssée, nội dung cũng phản ánh phong trào phát triển thành thị, xây dựng căn cứ địa ở ngoài. Illiade phản ánh quyền lợi của những thị tộc ở phía Đông Bắc. Odyssée phản ánh quyền lợi của những thị tộc Hy Lạp ở phía Tây Bắc. Đại khái, cuộc phiêu lưu của Ulysse nhắc lại những quăng đường thương mại lớn về phía Tây Địa Trung Hải. Ulysse sau khi chiếm xong Troie theo con đường từ Troie chuyển lên đất Cicones tức là Thrace cướp nô lệ và rượu, rồi đi về đất nước của ông ta là cù lao Ithaque thuộc phía Đông bờ Illyrie (Nam Tư bây giờ). Theo đúng đường th́ phải đi quanh bán đảo Péloponnèse qua mũi Malée, nhưng đến Malée th́ gặp băo; các thuyền bị quật về Phi châu, tới một đất gọi là đất của «những người ăn hoa» (Lotophages). Từ đấy, Ulysse tới đất Ư-đại-lợi và gặp người khổng lồ một mắt (Cyclope) ở vịnh Naples. Rồi đi t́m thần gió Eole ở cù lao Stromboli, từ đấy bị băo quật về eo biển giữa Corse và Sardaigne, gặp giống Lestrygons (ăn thịt người). Sau lại trở về bờ Ư-đại-lợi ở cù lao của bà Circé. Bà này thường biến người thành lợn. Cù lao này ở trước mặt đất Latium. Từ chỗ bà Circé đi quanh bán đảo Ư-đại-lợi, vào eo biển Messine, đổ bộ vào cù lao Sicile. Nhưng rồi lại bị băo làm đắm hết thuyền, chết hết người, chỉ c̣n Ulysse th́ trôi 9 ngày tới cù lao bà Calypso ở eo biển Gibraltar. Calypso yêu Ulysse và giữ anh ta trong 7 năm. Sau Ulysse khóc dữ quá nên Calypso phải để Ulysse về. Ulysse đi một ḿnh và sau 19 ngày tới Schérie nay gọi là Corfou. Ông vua Corfou gửi Ulysse về Ithaque.

 

Xét cuộc hành tŕnh đó, ta thấy rơ nó phản ánh những vị trí buôn bán của thành thị Hy Lạp lúc bấy giờ.

 

Ở Thrace, có rượu nổi tiếng, dân c̣n dă man, có thể bắt làm nô lệ. Ở Phi châu, có nhiều thị tộc c̣n dă man chỉ ăn hoa quả. Người Hy Lạp đến đó để buôn bán. Vùng Tây ư-đại-lợi là một vị trí buôn bán quan trọng. Đặc biệt là sản xuất thiếc. Từ Ư đến eo biển Sardaigne là trên đường đi Y-pha-nho (Tây Ban Nha - B.T.). Eo biển Messine và Gibraltar (xưa gọi là Colonnes d’Héraclès), cũng là những vị trí quan trọng trên đường biển. Cù lao Corfou là căn cứ địa cuối cùng trên đường đi Hy Lạp đến Ư-đại-lợi, trước khi chuyển sang Ư-đại-lợi. Những thuyền buôn của Hy Lạp đi qua vịnh Corinthe, muốn sang Ư-đại-lợi phải đi theo bờ đất lên đến đảo Corfou rồi mới sang Ư. Thuyền lúc đó đi ở khơi nhưng phải trông thấy mặt đất v́ chưa có địa bàn. Nhưng từ Hy Lạp sang Ư th́ phải qua biển Adriatique, v́ nếu theo vịnh Venise th́ đường đi rất nguy hiểm: Corfou chính là chỗ mà phải bỏ bờ đất mà đi thẳng qua biển, chỉ hướng theo mặt trời và tinh tú.

 

Cuộc phiêu lưu của Ulysse phản ánh những cuộc phiêu lưu của những thuyền đi buôn và cướp biển Hy Lạp đi chiếm đất ở Tây phương Địa Trung Hải. Về nội dung tư tưởng, nó cũng phản ánh tinh thần nhớ nhà, trung thành với đất nước, với gia đ́nh. Ulysse trong 10 năm phiêu lưu luôn luôn thiết tha trở về Ithaque, dù có được hưởng hạnh phúc với những nữ thần Circé và Calypso hay không. Giống như Illiade là một bài học đoàn kết (kinh nghiệm chia rẽ trong nội bộ và giải quyết sự chia rẽ ấy). Odyssée là một bài học trung thành với đất nước của người đi, và tinh thần trung thành của người ở nhà đối với người đi xa (bà Pénelope).

 

Ở đây, trong nội dung lịch sử có một nội dung nhân đạo xuất phát từ nhân dân, v́ tuy phong trào phát triển buôn bán và chiếm căn cứ địa lúc đó là do giai cấp quí tộc tư sản hóa lănh đạo, nhưng nó cũng có lợi cho nhân dân, và thực chất của nó là của nhân dân. Nó nhằm xây dựng một ư thức bộ tộc trên cơ sở một lư tưởng chung, một giá trị chân chính.

 

Nhưng lúc bấy giờ giai cấp lănh đạo là giai cấp quư tộc, ư thức hệ nhất định là dưới sự chi phối của tư tưởng quư tộc, nên những giá trị chân chính ấy cũng xuất hiện dưới h́nh thức thần thánh và anh hùng cá nhân (nửa thần thánh: anh hùng là con cháu thần thánh). Anh hùng ca của Homère phản ánh đến một mức nào đấy tinh thần nhân dân, nhưng đồng thời lúc đó cũng là một công cụ thống trị cho giai cấp quí tộc. Giai cấp quí tộc kể lại những cuộc chiến thắng của vua chúa, anh hùng đời xưa, cũng là để củng cố địa vị của chúng lúc bấy giờ.

 

Nhắc lại chiến thắng của Agamemnon và Achille chính là để củng cố cương  vị  thống trị của quí tộc ở thế kỷ VIII tr. CN, và quyền thống trị của chúng đối với eo biển Dardanelles. Mà cũng v́ nó nằm trong khuôn khổ ư thức hệ quí tộc nên nhất định nó không thoát khỏi tư tưởng thần thánh. Mỗi lần có một việc quan trọng trên mặt đất, ví dụ hai tướng đánh nhau, một thắng một bại, mà việc ấy có kết quả đặc biệt cho cuộc chiến đấu chung, th́ bao giờ cũng có sự can thiệp của thần thánh. Nhưng điều đặc biệt ở đây là chính sự can thiệp của thần thánh về căn bản cũng chỉ là khuếch trương ư nghĩa của những sự việc thiết thực. Trong sự can thiệp ở đây, giữa thần và người h́nh như có một cái ǵ thân thiện. Thần cũng chỉ là người to lớn, đẹp đẽ, đánh đâu thắng đấy. Thần biểu hiện lư tưởng của người.

 

Sự can thiệp của thần thánh về căn bản cũng chỉ là lư tưởng hóa ư nghĩa của những sự việc quan trọng trong đời sống con người. Ví dụ một tướng thắng một tướng khác th́ lúc bấy giờ mới là v́ có thần này thần kia can thiệp vào làm cho tướng ấy khỏe thêm. Sự khuếch trương giá trị anh hùng ấy chính là một cách làm cho con cháu, người nghe được phấn khởi thêm, v́ anh hùng ấy là anh hùng lập quốc, những chiến thắng của anh hùng trước chính là chiến thắng của quốc gia, của bộ tộc bây giờ. Nó biện chính quyền lợi bây giờ. Đấy là bước đầu hạn chế sự thống trị của tư tưởng thần thánh vào đời sống của con người.

 

Ngoài ra vẫn có chuyện giữa thần thánh với nhau, nhưng những chuyện ấy lại có tính chất phê phán chế giễu. Ví dụ như chuyện bà Hera v́ muốn ủng hộ phe Hy Lạp trong khi chồng là Zeus lại ủng hộ phe Troyens. Bà ta đă tắm rửa sạch sẽ, mượn thất lưng của nữ thần luyến ái Aphrodite để quyến rũ chồng. Trong khi chồng đang coi sóc việc quân sự giúp Troyens, bà đă ngủ với chồng và làm cho phe Troyens thất bại. Hay là chuyện thần Lửa và thần Ḷ rèn Hephaistos thấy vợ là Aphrodite đi lại bí mật với thần quân sự Ares, ông ta đă rèn một lưới sắt đặt ở giường, do đó đă bắt được cặp gian phu, dâm phụ.

 

Ở đây, người ta đă chế giễu thần thánh, làm mất tính chất oai nghiêm như ở chuyện thần thoại ở Đông phương. Ta có thể coi đó là bước đầu phê phán tư tưởng tôn giáo trong phạm vi tôn giáo.

 

Bằng chứng lịch sử tư tưởng Hy Lạp sau giai đoạn duy vật, lúc trở lại hướng duy tâm đặc biệt với Platon, th́ Platon lại phê phán Homère về điểm ấy, trách Homère đă diễn tả thần thánh trong những hoàn cảnh lố bịch, chứng tỏ thiếu tôn trọng thần thánh. Platon đề nghị trong Cộng ḥa lư tưởng phải bác bỏ Homère, không cho đọc sách của Homère.

 

Điều đó chứng tỏ những anh hùng ca của Homère lúc đó tuy là công cụ thống trị tinh thần cho giai cấp thống trị, nhưng v́ lúc đó giai cấp quư tộc c̣n là giai cấp đang lên, quyền lợi c̣n phù hợp với một phần với quyền lợi của nhân dân, nên trong tác phẩm của Homère cũng có một nội dung tương đối tiến bộ: chế giễu thần thánh, xây dựng tinh thần dân tộc, xây dựng những đức tính mới, những ư thức trung thành đoàn kết, tư tưởng tự do, đoàn kết trên sơ sở tự nguyện, tự giác.  Thực chất nó là một nội dung tiến bộ chứ không phải là h́nh thức thần thánh hay h́nh thức quí tộc. Thành ra, những tác phẩm của Homère về sau vẫn giữ giá trị giáo dục.

 

Đến những lúc thành thị Hy Lạp chuyển sang chế độ dân chủ chủ nô, những tác phẩm của Homère tuy chỉ kể chuyện quư tộc, nhưng vẫn được coi như là anh hùng ca của dân tộc. Nó là những tác phẩm căn bản giáo dục người Hy Lạp. Bất kỳ người Hy Lạp nào ít nhiều cũng phải thuộc Homère. Về sau, đến đời La Mă mà đến cả thời cận đại và hiện đại, những anh hùng ca của Homère vẫn c̣n được coi như là những tác phẩm có tính chất giáo dục sâu sắc, v́ nó là một bước mở rộng tư tưởng, xây dựng lư tưởng nhân đạo, và cũng nhờ nội dung tiến bộ ấy mà những tác phẩm của Homère thực hiện được giá trị nghệ thuật độc đáo.

 

Trong bài ca3 Góp phần phê phán kinh tế - chính trị học của Marx, có một đoạn nói: Hiểu rằng anh hùng ca của Homère là xây dựng trên những điều kiện xă hội nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định th́ dễ hiểu. Nhưng vấn đề là tại sao trên cơ sở đó, có thời gian tính nhất định ấy, mà đến nay ta vẫn thưởng thức? Marx trả lời: người lớn không làm như trẻ con, nhưng lúc nhớ lại thời trẻ, cái mà ḿnh nhớ vẫn có giá trị giáo dục, vẫn thưởng thức được. Nhân loại nhớ lại thời thơ trẻ của ḿnh tuy không bao giờ trở lại thời đó, nhưng chính v́ không bao giờ trở lại nữa mà những tác phẩm ấy thành ra có giá trị vĩnh cửu.

 

Anh hùng ca Homère diễn tả được ư nghĩa tiến bộ của giai đoạn nhân dân Hy Lạp chuyển từ bộ lạc lên bộ tộc, đề cao tinh thần dân tộc. Tinh thần ấy có một giá trị phổ cập, v́ nó dựa trên một số giá trị phổ cập để chuyển từ tổ chức hẹp ḥi thành tổ chức rộng răi trong các quốc gia thành thị, nên có những tiêu chuẩn rộng răi hơn tiêu chuẩn đời sống thị tộc (như công lư, nhân đạo). Do đấy, tư tưởng công lư, nhân đạo được diễn tả trong anh hùng ca Homère với màu sắc đặc biệt: tự do, b́nh đẳng, chưa thành hệ thống (do tính chất không hoàn bị, c̣n rời rạc của bộ tộc, luôn luôn chia rẽ) nhưng cũng có một h́nh thức thống nhất nào đó biểu hiện trên mặt lư tưởng.

 

Tác phẩm của Homère có tác dụng rộng răi và lâu dài đến bây giờ là v́ nó có thực hiện được nội dung ấy trong h́nh thức nghệ thuật. H́nh thức ấy chính là h́nh thức hiện thực. Có thể nói anh hùng ca thực hiện chủ nghĩa hiện thực đầu tiên, tuy trong đó đầy dẫy thần bí (mỗi sự kiện quan trọng trên mặt đất đều có thần thánh can thiệp vào; những anh hùng là con thần thánh hoặc của nửa thần).

 

Chủ nghĩa hiện thực trước nhất thể hiện ở cách diễn tả chi tiết chính xác các sự vật và sự việc. (Ví dụ: tả hai tướng đánh nhau thế nào? Lao cái lao thế nào? Vào chỗ nào?). Các hoàn cảnh được diễn tả một cách chính xác, với những nét điển h́nh bằng nghệ thuật so sánh, là điểm nối bật của nghệ thuật Homère. Ví dụ: tả một anh tướng khi bi thua phải rút đi, Homère so sánh với h́nh ảnh một con sư tử phải bỏ mồi vừa rút đi vừa tiếc rẻ quay lại, hục hặc, rồi lại bước đi. Mỗi cảnh, mỗi động tác được thể hiện bằng những h́nh tượng điển h́nh cao độ. Nghệ thuật ấy c̣n được vận dụ trong khi mô tả quan hệ người với nhau, hoặc tâm sự của các nhân vật (như đoạn căi nhau giữa hai tướng Achille và Agamemnon, hoặc là đoạn thương lượng giữa Achille và đoàn đại biểu).

 

Trong quan hệ giữa người và người, ngoài những nét điển h́nh được nổi bật,  c̣n có sự can thiệp của thần thánh, nhưng nếu bỏ yếu tố này đi, chúng ta vẫn có thể hiểu được câu chuyện. Khác với anh hùng ca Đông phương, vai tṛ thần thánh được thêm vào để khuếch trương ư nghĩa của sự việc.

 

Anh hùng ca Homère đánh dấu bước chuyển biến từ tôn giáo sang nghệ thuật đúng với danh nghĩa của nó. Trước kia thần thánh cũng được diễn tả bằng nghệ thuật, nhưng nghệ thuật chỉ là phụ, tôn giáo là chính. Ở đây, nghệ thuật là chính: ư nghĩa câu chuyện được diễn tả bằng những nét thiết thực, thêm vào đó mới là chuyện thần bí (những chuyện ấy cũng có vai tṛ tích cực giúp vào việc biểu dương ư nghĩa hiện thực bằng trí tưởng tượng). Có thể nói: chuyện thần thánh ở đây là công cụ biểu hiện hiện thực, c̣n trong chuyện Đông phương, nghệ thuật dùng làm công cụ phục vụ tôn giáo. Anh hùng ca Homère tuy có thần bí, nhưng chúng ta có thể thông cảm được ư nghĩa hiện thực, mà thực chất của ư nghĩa ấy là tiến bộ. Một mặt, nó có tác dụng củng cố uy quyền thống trị của cộng ḥa quí tộc, nhưng mặt khác nó cũng có một nội dung nhân dân tính. Nội dung ấy bao gồm những giá trị nhân đạo, xây dựng trong khuôn khổ hẹp ḥi của xă hội bấy giờ, nhưng tiến bộ v́ diễn tả xă hội quư tộc chủ nô trong bước tiến bộ và trong phần tiến bộ của nó. Phần tiến bộ ấy là thoát khỏi giới hạn hẹp ḥi của chế độ thị tộc, phát triển sức sáng tạo của nhân dân, xây dựng một phương thức đoàn kết cộng răi trong phạm vi bộ tộc, phần nào đă có lư tưởng phổ cập. Giá trị h́nh thức rơ ràng xuất phát từ nội dung, với tính chất tiến bộ của nó, do đó mới đạt được h́nh thức hiện thực chủ nghĩa đầu tiên trong thi văn. Chủ nghĩa hiện thực đây c̣n là hiện thực tự nhiên, nhưng nó chân chính v́ nó có tác dụng giải phóng đối với tôn giáo: nó phát hiện những sự việc có thật đằng sau những mơ mộng thần bí. Nhưng hiện thực ấy, dưới chế độ thống trị thời Homère, chưa được quan niệm một cách rơ ràng bằng khái niệm, v́ trong giới hạn hẹp ḥi của ư thức hệ quư tộc - tuy là tư sản hóa nhưng căn bản là quư tộc - nó vẫn chưa thực sự thoát khỏi phạm vi tôn giáo.

 

Bước tiến bộ thứ hai thực hiện được đặc sắc của văn minh Hy Lạp là quan niệm hiện thực bằng khái niệm, với tính chất hiện thực, thực sự thoát khỏi chuyện hoang đường. Bước tiến bộ ấy chỉ có thể thực hiện trong công cuộc đấu tranh giai cấp phát triển giữa nhân dân và giai cấp quí tộc thống trị (nhân dân đây gồm: nô lệ, dân nghèo, nông dân tự do, tiểu địa chủ, và do thành phần công thương lănh đạo). Trong bước đầu (thế kỷ VIII tr. CN và đầu thế kỷ VII tr. CN), mâu thuẫn giữa quí tộc và nhân dân đă có và tạm thời được giải quyết: cụ thể là lúc công thương nghiệp phát triển, giá hàng thủ công tăng lên, giá nông sản hạ xuống; bọn thương nhân đi mua lúa rẻ về bán cho nhân dân, mặt khác giới thủ công tổ chức công nghiệp tương đối đại quy mô th́ hàng công nghệ phẩm bán đắt hơn thời thủ công cá thể. Nông dân mua đắt bán rẻ phải đi vay lăi bọn quư tộc, dần dần mất ruộng. Thợ thủ công bị sự cạnh tranh của bọn chủ nô công nghiệp, bọn này dùng nô lệ sản xuất nên giá thành rẻ hơn lối sản xuất thủ công cá thể. Nhưng những mâu thuẫn ấy tạm thời được giải quyết v́:

 

- Bộ phận thủ công và đại thương c̣n do quư tộc nắm (chúng bỏ vốn kinh doanh và nắm phương thức sản xuất mới);

 

- Mặt khác, những đất đai ở tŕnh độ dă man xung quanh Hy Lạp c̣n nhiều, phong trào lập căn cứ địa phát triển, dân nghèo bị phá sản được đem đến làm ăn  (Bỏ Hắc Hải, Nam Ư, Sicile, v. v...)

 

Nhưng đầu thế kỷ thứ VII tr. CN, các căn cứ địa giảm bớt, thuyền nhỏ không thể đi xa hơn được; thậm chí các thành thị mới lại có khả năng cạnh tranh với thành thị cũ, do đó nguồn lợi bên ngoài giảm sút. Bên trong lại xuất hiện giai cấp phú thương thủ công mới xuất thân từ nhân dân. Quá tŕnh phá sản của nông dân và thủ công càng trầm trọng. Trong các thành thị Hy Lạp luôn luôn có sự tranh giành chính quyền giữa hai phe quí tộc và dân chủ (giết nhau, hoặc đuổi nhau đi). Vấn đề phương thức áp bức bóc lột, nghĩa là phải xây dựng pháp lư. Trong giai đoạn trước, bọn quí tộc nắm chính quyền, đồng thời nắm quyền xử án theo lễ nghi thời trước, làm việc bí mật, nên lúc xử án luôn luôn bên nhà giàu được thắng thế. Đ̣i hỏi chung của xă hội là xây dựng pháp lư, ghi rơ và công bố luật lệ.

 

II – TRIẾT HỌC HY LẠP

 

Song song với phong trào xây dựng pháp lư (hợp lư hóa đời sống xă hội) cũng phát triển một phong trào triết học duy vật, đánh đổ những chuyện hoang đường, đánh đổ trực tiếp ư thức hệ quư tộc. Nguồn gốc của triết học là ở phong trào nhân dân, dựa vào những khái niệm mới xây dựng trên kinh nghiệm lao động vật chất, tức là dựa vào khoa học đầu tiên, để đánh đổ tôn giáo. Do đó, đánh đổ cơ sở tư tưởng biện chính cho quyền áp bức bóc lột của giai cấp quư tộc, tức là về căn bản và trong nguồn gốc, triết học là khoa học, là thế giới quan và nhân sinh quan duy vật của khoa học, giải phóng nhân dân, xây dựng một đời sống hợp lư. Nhưng tất nhiên lúc ấy chỉ có thể thực hiện trong giới hạn hẹp ḥi của giai cấp tương đối tiến bộ là giai cấp công thương chủ nô. Do giới hạn hẹp ḥi ấy, chủ nghĩa duy vật cũng chưa phải là hoàn toàn dứt khoát, và phương pháp tư tưởng tuy căn bản là biện chứng, nhưng thực tế phải dựa vào khuôn khổ máy móc của phương thức sản xuất tư hữu (công thương nghiệp tư hữu). Nhưng với tất cả giới hạn hẹp ḥi ấy, nó đă mang chân lư căn bản của nó tức là chủ nghĩa duy vật, tư tưởng biện chứng, và tác dụng giải phóng.

 

Triết học đầu tiên được thực hiện với tiêu chuẩn ấy là triết học của Milet. Milet là thành thị buôn bán to nhất và quan trọng nhất ở Hy Lạp trong thế kỷ VII tr. CN. Riêng nó đă được 90 căn cứ địa ở bờ Hắc Hải, có một con cứ địa lớn ở bờ biển Ai Cập (một khu tự do buôn bán: ở thành phố Naucrates), và nhiều thành thị ở Nam phần Ư-đại-lợi. Tóm lại, căn cứ địa của Milet rải rác từ Ư cho đến chân núi Caucase (miền Bakou). Đồng thời Milet phát triển thương nghiệp với Ai Cập và phía Tây Tiểu Á và Lưỡng Hà), v́ thế những nhà bác học tiếp thu được di sản hiểu biết của nền văn minh cổ đại Đông phương. Có thể nói: trong một giai đoạn, Milet trở thành trung tâm của Tây Á và Địa Trung Hải (trung tâm buôn bán và trao đổi văn hóa).

 

Trong thế kỷ VII tr. CN, ở Milet xuất hiện phái triết học duy tâm đầu tiên gọi là phái Milet gồm: Thalès (năm 685 tr. CN), Anaximandre (năm 665 tr. CN), Anaximène (năm 645 tr. CN)4. Đặc điểm của phái này là đặt vấn đề: thực chất của thế giới là ǵ? Trước kia, tôn giáo đặt vấn đề nguồn gốc thế giới, và giải quyết bằng chuyện hoang đường (ví dụ: ông thần đầu đẻ ra các ông khác...).

 

THALÈS (khoảng 625 – 546 tr. CN)

 

Thalès đặt vấn đề thực chất của thế giới là một thứ vật chất: nước. Nước bốc th́ thành hơi, thành lửa và đọng lại th́ thành đất. Điểm căn bản là thực chất của sự vật là vật chất, và từ vật chất xây dựng mọi sự vật một cách hợp lư. Về phương pháp tư tưởng, Thalès đă quan niệm được sự vật trong cái biến chuyển của nó: nước là chất động, chuyển thành các chất khác. Nhưng định nghĩa sự biến chuyển ấy như thế nào, th́ Thalès chưa ra khỏi được những khái niệm máy móc và chưa thể có khái niệm biện chứng. V́ sao? V́ tư tưởng tiến bộ này là tư tưởng của giai cấp công thương chủ nô. Chính Thalès cũng là một công thương nhân tiến bộ, đă biết đầu cơ (buôn bán lúc đầu là đi ăn cướp, sau là trao đổi thường, và cuối cùng tiến lên đầu cơ). Theo truyền thuyết, người ta kể rằng: Có người hỏi ông: V́ sao có tài mà vẫn nghèo? Ông trả lời: v́ không muốn làm giàu, chứ nếu muốn th́ cũng dễ. Ông xem thiên văn, biết năm ấy được mùa ôliu, nên đặt thuê trước các máy ép dầu ở Milet. Đến vụ mùa, ông cho thuê lại máy ép với giá rất đắt. Đó là một hoạt động mới mẻ, v́ ông không nhằm sản xuất và trao đổi sản phẩm v́ sản phẩm ấy, nhưng là trao đổi v́ lợi, và định nghĩa sản phẩm bằng giá trị kinh tế của nó. Thalès đă vượt lên trên cụ thể tính của sản phẩm và trong lúc trao đổi, ông đă nhằm giá trị trao đổi có thể tăng lên được của sản phẩm tách rời khỏi h́nh thức cụ thể với giá trị thực dụng của nó. Ông đă phân biệt giá trị trao đổi và giá trị thực dụng sản phẩm. Thalès là người sáng lập ra nền kinh tế khoa học đầu tiên (kinh tế học tư sản).

 

Vấn đề triết học mà Thalès đề ra, rơ ràng phản ánh hoạt động kinh tế, kinh nghiệm thực tế của giai cấp công thương đang lên, v́ trong hoạt động trao đổi mà qua đó xây dựng giá trị trao đổi th́ xuất hiện một khái niệm trừu tượng của một cái ǵ đấy mà có thể biến thành bất cứ một cái ǵ khác (đồng tiền có thể biến

thành một sản phẩm nào cũng được). Trước đó chỉ có từng vật cụ thể với tính chất cụ thể của nó, vậy th́ không có lư do đặt vấn đề thực chất của tất cả các sự vật là ǵ.

 

Nhưng hoạt động trao đổi đi đến trừu tượng hóa, tách sự vặt ra khỏi các h́nh thái cụ thể, cá biệt, nắm được giá trị trừu tượng (giá trị trao đổi); và qua giá trị ấy người ta có thể trở lại bất kỳ một giá trị cụ thể nào, th́ trong tư tưởng xuất phát ra một vấn đề: có một thực chất nào đấy mà thực chất này biến chuyển thành tất cả các thực thể cá biệt.

 

Trong vấn đề này có hai mặt:

 

Mặt trừu tượng: một khái niệm thể hiện trong vô số hiện tượng;

 

Mặt cụ thể thực tế: là một quá tŕnh biến chuyển từ hiện tượng nọ qua hiện tượng kia, và nếu có quá tŕnh này th́ nó phải có một cơ sở thống nhất.

 

Xét cơ sở thực tế ta thấy cũng có hai mặt:

 

Một là: công tŕnh lao động phát triển, sức sản xuất đă hệ thống hóa được tổ chức sản xuất trong một phạm vi rộng răi, do đấy có thể nắm được quá tŕnh chuyển biến từ vật nọ sang vật kia.

 

Hai là: hoạt động đầu cơ của tư sản chủ nô lợi dụng tŕnh độ tổ chức lao động ấy để xây dựng một tổ chức bóc lột. Nhưng sở dĩ tổ chức bóc lột đạt được mức cao như thế cũng là nhờ dựa trên một tổ chức lao động (ví dụ: địa chủ th́ bóc lột theo kiểu trực tiếp chứ không tính toán).

 

Với bước tiến bộ thực tế ấy trong giới hạn hẹp ḥi của nó, chúng ta cũng thấy bước tiến bộ trong tư tưởng với những giới hạn của nó: là đặt được vấn đề cơ sở thống nhất của sự biến chuyển, nhưng giới hạn ở chỗ đặt vấn đề với h́nh thức trừu tượng, lấy một vật cụ thể làm thực chất rồi diễn tả sự biến chuyển của thực chất ấy một cách máy móc.

 

Nhưng trong giới hạn ấy, Thalès lần đầu tiên đă đạt được tư tưởng cơ sở khoa học, tức là khái niệm vật chất và những biến chuyển của nó, đồng thời Thalès cũng đặt phương pháp tư tưởng duy lư để diễn tả cái biến chuyển ấy.

 

Phương pháp tư tưởng duy lư đây là lư luận kỷ hà - toán lư. Về căn bản, toán lư đă xuất hiện ở Đông phương (Ai Cập) nhưng là toán lư thực dụng (những bảng nhân chia hay phép tính diện tích rất cần cho nhân dân Ai Cập để đo lại ruộng sau những trận lụt ở ven sông Nil. Người Ai Cập có công thức thực dụng đo diện tích không chính xác lắm nhưng cũng tương đối. Ví dụ: tính diện tích một tứ giác th́ họ phân nửa tổng số các cạnh đối diện:

 

(a + b) x (b + d)

2

 

Ở Lưỡng Hà đă phát hiện những bảng Thiên văn, ghi những hiện tượng của mặt trăng, nhưng chỉ mới ghi bằng kinh nghiệm hoặc mở rộng kinh nghiệm, chưa có lư luận thành h́nh và chưa phái là khoa học chính xác). Thalès, theo truyền thuyết, là người đầu tiên xây dựng lư luận tương đối chính xác; nó không đóng khung trong thực nghiệm chủ nghĩa. Tất nhiên, Thalès tiếp thu được kỹ thuật của Lưỡng Hà, Ai Cập, nhưng bước tiến này có tính chất biến chất, chuyển từ kinh nghiệm chủ nghĩa đến lư luận. Ví dụ: chứng minh được: 2 h́nh tam giác có một 1 cạnh kèm giữa hai góc bằng nhau là bằng nhau.

 

Đặc điểm của khoa học Hy Lạp (mà sử học Âu châu gọi là «thần tích Hy Lạp») là đặt vấn đề để chứng minh chính xác và t́m ra được những dẫn chứng chính xác trên mặt lư luận, chứ không đóng khung trong kinh nghiệm chủ nghĩa và thực dụng chủ nghĩa.

 

Bước tiến bộ này có tính chất ǵ? Các sử gia tư sản cho rằng tiến bộ ấy có được là nhờ chủ nghĩa duy tâm, nghĩa là lư trí con người ta tách khỏi những vật thể thiết thực, những kinh nghiệm cụ thể để nắm khái niệm trừu tượng, và như vậy mới có thể chứng minh bằng lư luận được, mà có chứng minh bằng lư luận mới có khoa học chính xác. Theo ư kiến ấy th́ bước tiến bộ là một quá tŕnh tách rời thực tế. Nhưng nếu chúng ta nhắc lại điều kiện cụ thể để xây dựng lư luận ấy, th́ chúng ta thấy không phải chỉ có chân lư thuần túy, mà là do đ̣i hỏi cụ thể. Những kinh nghiệm sản xuất hoạt động kinh tế đă đi đến chỗ trừu tượng hóa, cụ

thể là trong kinh tế tiền tệ, th́ tư tưởng con người mới nắm được khái niệm trừu tượng và lư luận trên cơ sở khái niệm trừu tượng ấy.

 

Quá tŕnh tách rời trong tư tưởng phản ánh quá tŕnh tách rời trong thực tế. Cụ thể là tổ chức sản xuất trong kinh tế tiền tệ bước đầu được hợp lư hóa, th́ cũng tách khỏi việc sử dụng trực tiếp (sản xuất cho thị trường, không phải là để dùng ngay). Nhưng tất nhiên nó cũng phải phục vụ nhu cầu cụ thể. Tức là sự tách rời chỉ là tương đối.

 

Trong phạm vi khoa học, những dẫn chứng lư luận dù có trừu tượng bao nhiêu như kỷ hà học, cũng phải dựa vào trực quan. Như dẫn chứng của Euclide tuy trừu tượng đến cao độ nhưng vẫn có tính chất trực quan. Khi so sánh để chứng minh hai h́nh tam giác bằng nhau, th́ phải vẽ hai tam giác và phải làm nổi bật các quan hệ giữa hai h́nh ấy trên cơ sở một số đặc điểm nhất định (hai tam giác có một cạnh kèm giữa với hai góc tương ứng bằng nhau), rơ ràng lư luận thông qua trực quan, tuy là thứ trực quan trừu tượng hóa, lư tưởng hóa (như vẽ một đường thẳng trên giấy, th́ trong thực tế không thể vẽ được một đường thẳng hoàn toàn...). Chúng ta có thể đoán rằng: những lư luận đầu tiên của Thalès c̣n có tính chất trực quan hơn là của Euclide nữa. Hơn nữa, ta thấy lư luận ấy chẳng những dựa vào trực quan mà cũng nhằm trực quan (tính diện tích để đo đạc ruộng đất, v. v...).

 

Chúng ta thấy công tŕnh xây dựng thế giới quan khoa học và phương pháp lư luận khoa học là phản ánh tổ chức lao động của nhân dân, trong những giới hạn của giai cấp đương lên lúc bấy giờ là công thương chủ nô, phát triển kinh tế tiền tệ. Ảnh hưởng của tổ chức sản xuất, tác dụng của nó phải thông qua giai cấp bóc lột tương đối tiến bộ lúc bấy giờ; nhưng căn bản chân lư không phải là ở phương thức bóc lột, mà là ở tổ chức sản xuất. Phương thức bóc lột quy định về mặt h́nh thức thể hiện trong ư thức tư tưởng, với giới hạn hẹp ḥi nhất định. V́ có những giới hạn ấy, thành ra về vấn đề thực chất là ǵ, biến chuyển thế nào, Thalès cũng chỉ đề ra một giải pháp giả định và sau đấy, cũng trên cơ sở ấy, cùng phái ấy, có những giải pháp khác nhau nhưng cũng trong khuôn khổ ấy.

 

ANAXIMANDRE (khoảng 610 – 546 tr. CN)

 

Anaximandre cho thực chất là «vô cùng», một thứ vật chất không có giới hạn nào, tức là vật chất thuần túy vô h́nh vô tượng. Anaximandre giải thích vấn đề: thực chất là tất cả vật chất, vậy th́ không cho nó là cái ǵ cụ thể, mà là thực chất vô h́nh. Nhưng nói thực chất vô h́nh tất nó lại không phải là vật chất.

 

ANAXIMÈNE (khoảng 585 – 525 tr. CN)

    

Về sau Anaximène5 cho vật chất là «khí», «khí» có hai đặc điểm: phổ biến hơn nước, nhưng nó vẫn có tính chất cụ thể.

 

Những ư kiến ấy là những kinh nghiệm tư tưởng trên một lập trường nhất định, nó bộc lộ chân lư và đồng thời bộc lộ giới hạn hẹp ḥi của tư tưởng ấy.

 

*

*   *

 

Ở trên, chúng ta đă xét nguồn gốc triết học nói chung. Với nguồn gốc ấy, triết học căn bản là duy vật và biện chứng, biểu hiện thế giới quan khoa học. Nhưng thế giới quan khoa học ấy lại xuất hiện trong những giới hạn nhất định, giới hạn ấy là giới hạn của bộ phận công thương chủ nô đang lên, ngày ấy là tương đối tiến bộ. Thắng lợi của bộ phận này có tính chất nhất thời và hạn chế. Hạn chế tức là chỉ có thể phát triển trong một tầng lớp nào đấy (công thương, thủ công, phú thương) mà ít ảnh hưởng trong nhân dân (nhân dân tự do), đồng thời tăng cường phương thức bóc lột nô lệ. Thắng lợi ấy cũng là nhất thời: ngay trong thế kỷ thứ VI tr. CN, phong trào tôn giáo lại trở lại mạnh, cụ thể dưới h́nh thức cứu hồn.

 

Phong trào này là tương đương với phong trào cứu hồn ở Đông phương, theo cùng một công thức: có một ông thần xuống âm phủ rồi sống lại, do đấy có khả năng linh báo cho người những phương tiện, đường lối để cứu vớt linh hồn, tức là làm sao hưởng được đời sống sung sướng sau lúc chết. Muốn được thế th́ trong đời này, con người phải theo một số kỷ luật nào đấy, đặc biệt là tham gia những hội kín thờ ông thần ấy.

 

Ở Hy Lạp, có 2 đạo cứu hồn nổi tiếng là đạo Orphée (nửa thần) và đạo Dionysos (thần, con của Zeus). Những đạo ấy phát triển trong quần chúng nhân dân, cùng với quư tộc. Trong những bộ phận công thương quư tộc hóa (hoặc quư tộc tư sản hóa) lại phát triển triết học duy tâm. Triết học duy tâm tiếp thu và duy tŕ những thắng lợi của khoa học, nội dung tư tưởng tiến bộ của phái duy vật, nhưng nó lại biến tất cả những thành tích khoa học ấy thành hệ thống duy tâm, tách rời lư tính khỏi thực tế, thậm chí định nghĩa lư tính bằng cách tách rời khỏi thực tế. Với hướng ấy th́ thực tế chỉ là cảm tính - cảm tính là cái nằm trong kinh nghiệm, mà chân lư tức lư tính th́ phải ở ngoài thực tế, ngoài kinh nghiệm.

 

Đấy là nguồn gốc của một truyền thống sẽ kéo dài suốt trong triết học Tây phương. Truyền thống ấy đem đối lập lư tính và kinh nghiệm; cái ǵ là kinh nghiệm th́ đều là không có giá trị chân lư, v́ chỉ là cảm giác vụn vặt, ngẫu nhiên. Tất nhiên, với một lư tính được quan niệm một cách trừu tượng như vậy sẽ không giải quyết được vấn đề tôn giáo. Mà chính lư tính ấy tách rời thực tế th́ cũng phải dựa vào cái ǵ đấy: cuối cùng th́ nó lại dựa vào tôn giáo. Truyền thống duy lư duy tâm, một mặt, h́nh như đ̣i hỏi một cái ǵ cao hơn hiểu biết kinh nghiệm chủ nghĩa của người thường, nhưng mặt khác, nó lại trở lại tư tưởng lạc hậu của người thường: tư tưởng tôn giáo. Chính nó là bước đầu trở lại tôn giáo. Người đầu tiên thực hiện bước ấy trong truyền thống Hy Lạp - kết hợp chủ nghĩa duy tâm với tôn giáo - là Pythagore.

 

PYTHAGORE (khoảng 580 – 500 tr. CN)

 

Pythagore sinh ở Samos là một cù lao ở đất Ionie. Ông bất măn với chế độ bạo quân lúc bấy giờ ở Samos nên di cư đến Crotone (Nam Ư).

 

Cuối thế kỷ thứ VII và VI tr. CN, chế độ bạo quân là một chế độ có tính chất dân chủ. Đó là một h́nh thức c̣n thấp nhưng là của nhân dân, của phe dân chủ chống quư tộc. Lúc bấy giờ phe dân chủ c̣n yếu chưa đủ sức để lập một chế độ cộng ḥa dân chủ nên phải thống nhất lực lượng chỉ huy vào một người. Người đó dùng bạo lực cướp chính quyền, thực hiện những đ̣i hỏi kinh tế tối thiểu (chia ruộng đất phần nào, công bố luật pháp, phát triển công thương nghiệp tức là bảo vệ quyền lợi của nông dân và công thương). Đặc điểm của chế độ bạo quân là nó không dựa vào thần thánh, và đó cũng là bằng chứng để chứng minh nó có tính chất tiến bộ dù có là độc đoán.

 

Pythagore bất măn với chế độ ấy tất nhiên là ở phe quư tộc. Sang Nam Ư, ông sáp nhập vào phe quư tộc. Đó là điều chúng ta ước đoán, nhưng là ước đoán có căn cứ. Theo tài liệu th́ ông lập ra một hội vừa tôn giáo vừa chính trị, đấu tranh nắm chính quyền nhưng sau bị thất bại. Đứng về mặt tôn giáo, mục đích của hội là linh báo những phương tiện để sau này linh hồn được sung sướng. Muốn thế th́ ngay trong đời sống con người phải theo một số lệ cấm, ví dụ như không được ăn thịt, v́ ông cho rằng người ta ngày xưa cũng là súc vật, nếu ăn thịt súc vật th́ cũng như là ăn thịt ḿnh. Lại có lệ không được nói trong bóng tối v. v... Ông c̣n dạy cho những hội viên một số bí quyết để sau khi chết biết theo con đường dẫn đến nơi sung sướng. Nhưng song song với những mục đích ấy, Pythagone xây dựng được cả một hệ thống lư luận. Đó là triết lư duy lư duy tâm đầu tiên ở Phương Tây.

 

Pythagore chủ trương rằng thực chất của mọi sự vật là số. Đó là nguồn gốc của truyền thống duy lư toán pháp chủ nghĩa, tuyệt đối hóa tính chất chính xác của khoa học toán pháp để tách rời lư tính khỏi thực tế, đề cao lư tính một cách siêu h́nh, do đó thần thánh hóa khoa học duy lư.

 

Chủ trương rằng thực chất của mọi vật chất là số th́ có 3 ư nghĩa:

 

 l) Không gian là số mà số là không gian: Phythagore viết những con số bằng những h́nh kỷ hà như:

 

 

Qua những thí dụ trên, chúng ta thấy phát kiến của Pythagore kết hợp kỷ hà và số học, định nghĩa những tính chất của số bằng những h́nh kỷ hà. Đó là điểm tiến bộ, nhưng do đấy lại cho những con số có một tính chất thần bí, biến những con số thành những h́nh cụ thể, và kết luận rằng thực chất của không gian là số.  Chúng ta thấy hai mặt của vấn đề: vấn đề khoa học toán lư tiến bộ, và vấn đề biến khái niệm thành thực thể siêu h́nh. Cũng theo hướng ấy mà Pythagore t́m ra được định lư Pythagore. Định lư Pythagore có đặc điểm là một mặt th́ nó là cái thắng lợi của phương pháp áp dụng số học vào kỷ hà hay ngược lại; nhưng mặt khác lại đánh dấu giới hạn hẹp ḥi của quan niệm đơn giản về số (số là khái niệm đếm). V́ nếu lấy một h́nh vuông th́ giữa cạnh c và đường huyền d tính theo định lư Pythagore, ta có: 2c2 = d2

 

Nhưng một học tṛ của Pythagore đă t́m ngay ra một lập luận đưa định lư ấy đến chỗ mâu thuẫn v́ không có con số nào, nếu hạn chế vào những số «duy lư» (tức là những chính số và phân số), biểu hiện được quan hệ giữa c và d. V́ nếu ta cho c = 1, th́ 1 = d2 / 2 hay 2 = d2. Nếu 2 = d2 th́ d2 phải là số chẵn và nhân tố 4, vậy d2 / 2 vẫn phải là số chẵn. Nhưng ở đây th́ d2 / 2 lại bằng 1 là số lẻ. Vậy một số chẵn bằng một số lẻ là điều không thể có được.

 

Theo truyền thuyết th́ khi t́m ra được định lư bây giờ c̣n mang tên ông, Pythagore đă hiến một con ḅ để cúng thần ăn mừng. Nhưng người t́m ra rằng không có con số nào quy định quan hệ giữa cạnh và đường huyền h́nh vuông, tức là có những quan hệ không gian không phải là số (đây là số đếm được «duy  lư»), th́ bị chết đuối, tức là bị thần thánh phạt, v́ anh ta đă t́m ra một điểm quái gở. Đó cũng là điểm đánh dấu giới hạn hẹp ḥi của tŕnh độ lư tính lúc bấy giờ. Nếu muốn t́m ra một con số để quy định quan hệ trên, th́ phải công nhận có những con số không thể đếm được (sau này gọi là số «vô tỷ»). Đấy là trường hợp người ta nhắc lại nhiều trong lịch sử khoa học để chứng minh lư tính phát triển bằng h́nh thức «vô lư», tức là phủ định h́nh thức lư tính trước.

 

2) Nghĩa thứ hai của mệnh đề của Pythagore là đặt quan hệ số lượng giữa các âm thanh. Như bậc tám (octave) có thể định nghĩa bằng quan hệ 1/2. Âm là chất lượng, là cảm tính mà có thể định nghĩa bằng số (bằng quan hệ lư tính), th́ cảm tính chỉ là lư tính dưới h́nh thức tổng quát mà thôi.

 

3) Nghĩa thứ ba là một nghĩa thần bí: quy định mỗi con số có một tính chất đạo đức nào đấy. Ví dụ: công lư là số 4, kết hôn là số 5, may mắn là số 7, v. v... Đó  là phép bói toán.

 

Chúng ta thấy một mặt th́ triết học duy lư duy tâm có dựa vào và phát triển khoa học chính xác, nhưng mặt khác tách rời lư tính khỏi thực tế và khoác cho nó một tính chất thần bí.

 

Trường hợp Pythagore là quan trọng v́ ông là người mở đầu cho cả một truyền thống thưởng ngoạn về khoa học: khoa học v́ khoa học, tính để mà tính. Đó cũng là đặc điểm của toán pháp Hy Lạp, và cũng c̣n kéo dài trong toán pháp dưới thời tư sản. Tính chất thưởng ngoạn ấy bộc lộ cơ sở giai cấp của nó một cách rơ ràng. Trong thời Hy Lạp, tính chất giai cấp ấy phát hiện ngay trong ngôn ngữ. Người Hy Lạp phân biệt hai thứ số học: khoa học số (arithmétique) và khoa học kỹ thuật tính toán (logistique). Khoa số t́m những tính chất trừu tượng điều ḥa giữa các số như số nào là số chẵn, số lẻ, v. v...; nó không nhằm cái thực dụng, mà nhằm cái điều ḥa đẹp đẽ giữa những con số. C̣n kỹ thuật tính toán th́ nhằm thực dụng, nhưng lại bị khinh rẻ, không được tính là «khoa học» chân chính. Nhà «khoa học chân chính» không t́m tính chất thực dụng mà chỉ nhằm những điểm thưởng ngoạn. Cũng như trên, về kỷ hà học th́ phân biệt khoa kỷ hà (geométrie) và nghề đo diện tích (arpentage). Họ cho nghề đo diện tích là nghề của thường dân, c̣n các nhà khoa học nghiên cứu các h́nh theo quan hệ đẹp đẽ. Tính chất giai cấp của quan niệm ấy khá rơ rệt, và đây cũng là lư do hạn chế khoa học Hy Lạp trong tính chất khoa học thuần túy, tách rời lư luận và thực tế; tuy nhiên qua đấy cũng có xây dựng được những phương pháp lư luận chính xác.

 

Ở Nam Ư, cũng nhờ những dân Tây Á di cư sang lại phát triển một triết lư duy lư duy tâm nữa là triết lư của Xénophane.

 

XENOPHANE (khoảng 570 – 480 tr. CN)

 

Ông sinh trưởng ở thành Ephèse là một thành của Ionie đă nổi tiếng v́ hoạt động ngân hàng. So với thành Milet: ta thấy Milet căn bản là thành buôn bán hàng hóa, c̣n Ephèse th́ có những nhà tài phiệt lớn, và do đấy cũng kém phần dân tộc tính. Bọn tài phiệt này cấu kết với bọn vua Lydie, và sau này câu kết với Ba Tư. Trái với thành Milet có dân tộc tính cao, có đấu tranh anh dũng chống Ba Tư (cho đến năm 494 tr. CN bị Ba Tư chiếm và tiêu diệt), th́ đặc điểm của Ephèse là giai cấp thống trị cấu kết với đế quốc bên ngoài.

 

HÉRACLITE (khoảng 535 – 475 tr. CN)

 

Héraclite là một nhà đại quư tộc, họ nhà vua (vua tượng trưng). Chính Héraclite lại là trưởng họ nên được danh dự lấy danh hiệu làm vua, nhưng v́ chán ghét cái hư danh ấy nên ông đă để lại cái ngôi tượng trưng ấy cho ông em.

 

Héraclite lại có thái độ khuyến khích nhân dân chống đế quốc (đế quốc Ba Tư). Héraclite là thuộc thành phần quư tộc, nhưng phần nào ông đă tách rời giai cấp của ḿnh. Đây là một cơ sở tiến bộ. Tuy nhiên, con người ông vẫn giữ tính chất quư tộc. Điều chứng tỏ rơ ràng là Héraclite tuy có thái độ khuyến khích nhân dân chống đế quốc, nhưng lại khuyến khích một cách tự cao tự đại.

 

Theo truyền thuyết th́ một hôm Ephèse bị quân Ba Tư đến đánh, t́nh thế rất nguy cấp mà ở trong thành th́ bọn nhà giàu vẫn cứ sinh hoạt rất xa xỉ. Trong khi ấy th́ nhân dân đói khổ. Trong cuộc hội nghị của thành thảo luận việc đối phó với t́nh trạng trên, hội nghị có hỏi ư kiến của ông. Héraclite không nói qua một lời, chỉ lấy bột ḥa với nước làm món ăn. Hội nghị lúc bấy giờ mới hiểu ư khuyến khích của ông: muốn thắng kẻ thù th́ phải bớt xa xỉ. Quân thù khi biết được tin Héraclite đă dạy cho nhân dân bài học trên th́ cũng tự động mà rút lui.

 

Truyền thuyết trên cho ta thấy rơ Héraclite có ḷng yêu nước nhưng rất khinh quần chúng. Tính chất ấy c̣n được thể hiện ở một truyền thuyết khác: một hôm Héraclite ngồi chơi với trẻ con trong dinh. Người ta hỏi v́ sao ông chơi với trẻ con th́ ông ta đáp lại: có ǵ lạ đâu, chơi với trẻ con c̣n hơn cầm quyền với những người như các anh. Thật ra lối hành văn này một phần là do ở tư tưởng sâu sắc, nhưng mặt khác cũng là do ở thái độ khinh người của ông nữa. Cũng v́ lẽ trên mà Héraclite đă được mệnh danh là «Héraclite, nhà tối nghĩa».

 

Thành tích của Héraclite trong triết học là đă xây dựng được tư tưởng biện chứng pháp, và căn bản th́ có tính chất duy vật, dĩ nhiên là không hoàn toàn. Héraclite đă xây dựng những khái niệm căn bản của biện chứng pháp: khái niệm vạn vật biến chuyển, mâu thuẫn nội bộ trong mỗi vật, không phải là mâu thuẫn giữa cái này và cái kia, mà là trong sự đồng nhất có mâu thuẫn mà chính nó đồng nhất là v́ nó mâu thuẫn với nó.

 

Tư tưởng của Héraclite cũng đại diện cho hướng duy vật của Ionie, nhưng rất khác với phái Milet. Phái Milet là phái tư sản tiến bộ, tư sản cách mạng, duy vật chủ nghĩa. Tuy họ có quan niệm được vạn vật biến chuyển, nhưng thực tế lại quan niệm biến chuyển máy móc.

 

Vị trí giai cấp của Héraclite khác hẳn. Héraclite là nhà quư tộc cảm thấy mâu thuẫn nội bộ trong giai cấp quư tộc tan ră. Héraclite trực tiếp không thuộc vào giai cấp đang lên, nhưng tư tưởng triết học của Héraclite có tiến bộ ở chỗ có phản ánh phong trào nhân dân, có nội dung nhân dân qua những mâu thuẫn chia  rẽ giai cấp quư tộc, do đấy thái độ của Héraclite là tách rời giai cấp của ḿnh, nhưng vẫn giữ tính chất xa rời quần chúng. Đó chính là yếu tố để giải thích tại sao ở thời bấy giờ mà lại có được một tư tưởng biện chứng sâu sắc đến thế. Nói chung, trong những xă hội có giai cấp th́ giai cấp tiến bộ căn bản cũng là giai cấp bóc lột, thành ra tuy nó nắm được lập trường duy vật nhưng không nắm được phương pháp biện chứng. Lư tính mà nó nắm vẫn là lư tính máy móc, nó là phản ánh phương pháp bóc lột chỉ huy máy móc, qua phương pháp ấy nó nắm được bước tiến của sức sản xuất, nhưng lại nằm trong phạm vi máy móc. Cũng v́ vậy mà lúc có trường hợp tư tưởng biện chứng xuất hiện trong những xă hội đối kháng, th́ ít khi nó xuất phát từ giai cấp tư sản là giai cấp lănh đạo cách mạng bấy giờ. Thực tế nó xuất phát từ những phần tử quư tộc tiến bộ, hoặc tư sản dính líu với quư tộc nhưng có tư tưởng tiến bộ, do đấy mới nắm được quá tŕnh tan ră, mâu thuẫn nội bộ trong bản thân ḿnh.

 

Vị trí quư tộc có thể cho chúng ta hiểu v́ sao mà phong trào nhân dân lại biểu hiện được dưới h́nh thức biện chứng, nhưng tất nhiên nó không phải là nguồn gốc, là cơ sở của tư tưởng biện chứng. Nó là nơi phát triển mâu thuẫn nội bộ, phản ánh phong trào nhân dân. Cũng v́ thông qua vị trí giai cấp ấy cho nên tất nhiên tư tưởng biện chứng không được thuần, ít hay nhiều nó mang tính chất duy tâm. Mà v́ mang tính chất duy tâm nên các khái niệm biến chuyển, mâu thuẫn nội bộ cũng không được biểu hiện một cách chính xác, không phát hiện được hướng tiến bộ thực sự. Tính cách ấy rơ rệt trong những câu c̣n để lại của Héraclite: «Người ta không thể nào xuôi hai lần cùng một con sông». Những người xuôi hai lần cùng một con sông th́ vẫn gặp luồng nước khác nhau.

 

Khái niệm vạn vật biến chuyển được đề ra một cách rơ ràng, nhưng ở đây chúng ta không thấy hướng của biến chuyển, biến chuyển thế nào? đi đâu? tiến hay thoái? H́nh như ở đây chỉ có tính chất biến chuyển thôi, chưa phải là biến chuyển xây dựng mà chỉ là khái niệm thuần túy về biến chuyển, cho nên văn bản có tính chất bi quan. V́ cái ǵ cũng biến chuyển mà ta không nắm được ǵ, không đạt được thành tích ǵ hết. Theo truyền thuyết th́ Héraclite suốt ngày chỉ ngồi khóc (khác với Democrite suốt ngày chỉ cười). Khóc v́ thấy vạn vật biến chuyển nhưng không biết nó biến chuyển đi đâu.

 

Về tư tưởng mâu thuẫn th́ Héraclite có những câu như: chúng ta xuôi và không xuôi cùng một con sông ; chúng ta có và không có ; những đôi lứa là đầy đủ và không đầy đủ ; nó là đoàn kết và đối kháng, nó là điều ḥa và bất ḥa ; từ mọi vật xuất hiện thống nhất và từ thống nhất xuất phát mọi vật ; chiến tranh là điều ḥa và công lư là đối kháng ; mọi vật được xây dựng và thủ tiêu bằng đối kháng ; người ta (những người thường dân) không hiểu rằng cái mà tự mâu thuẫn với ḿnh là điều ḥa với ḿnh và điều ḥa là do chỗ đối lập như cái cung hay cái đàn ; chính cái xấu là tốt ; từ những điểm mâu thuẫn phát sinh cái điều ḥa đẹp nhất và cái điều ḥa thầm tàng là quư hơn cái điều ḥa trông thấy.

 

Điểm sâu sắc ở đây là Héraclite thấy được cái mâu thuẫn xuất phát từ cái đồng nhất, cái mâu thuẫn căn bản là có tính chất nội bộ. Một vật tồn tại là nhờ bao hàm những mâu thuẫn mà nó thống nhất được. Nói thống nhất là nói mâu thuẫn. Cùng một quy luật gây những điểm đối lập. Nhưng chỗ thiếu sót và trừu tượng là không quy thành định luật thống nhất mâu thuẫn, tức là mâu thuẫn xuất phát từ cái đồng nhất nhưng không phải là xuất phát một cách lung tung, trái lại nó xuất phát có quy luật, và có những giai đoạn mâu thuẫn được thống nhất hay không được thống nhất. Nếu không được thống nhất th́ vật sẽ tiêu dần và chuyển sang một h́nh thức khác, một tŕnh độ khác. Ở đây, Héraclite chỉ nắm một cách trừu tượng tính chất đồng nhất, giữa đồng nhất và mâu thuẫn. Nhưng Héraclite không đặt quy luật biến chuyển mâu thuẫn, do đó, phát hiện những quy luật ấy chỉ phát triển tư tưởng bi quan, và không cung cấp được công cụ xây dựng tích cực

 

Giới hạn của triết học Héraclite là xuất phát từ giới hạn hẹp ḥi của cơ sở kinh tế (cơ sở giai cấp) của ông, và cũng là giới hạn chung của tư tưởng biện chứng trong những xă hội đối kháng trước; về căn bản khái niệm ấy xuất phát từ nhân dân, nhưng thông qua trạng thái tan ră của bộ phận giai cấp thống trị đang xuống. Do đấy có tính chất bi quan. Nhưng nội dung chân chính vẫn là nội dung thực tế của phong trào tiến bộ. Một bằng chứng là chính Héraclite cũng quan niệm biến chuyển và mâu thuẫn giống như biến chuyển thực tế trong phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa theo quy tắc tiền tệ, lấy tiền tệ làm tiêu chuẩn. Héraclite nói: «Mọi sự vật đều trao đổi cùng lửa và lửa cũng trao đổi với mọi sự vật; cũng như hàng hóa đổi lấy vàng và vàng đổi lấy hàng hóa». Tức là: chính kinh tế tiền tệ là cơ sở thực tế của quan điểm biện chứng duy vật mà Héraclite đă đề ra trong một câu là: «Thế giới này là cùng một thế giới cho tất cả vật thể; nó không phải do thần thánh nào làm ra mà bao giờ nó cũng có; nó là lửa vĩnh viễn, sinh động, bén lên và tắt xuống theo những quy luật nhất định». Chính Lénine đă nói rằng câu này đă tŕnh bày được những nguyên lư căn bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Lửa đây chính là vật chất căn bản, luôn luôn biến chuyến theo quy luật nhất định.

 

Từ đâu xuất phát quan điểm ấy? Rơ ràng là xuất phát từ phương thức sản xuất tiền tệ, từ hoạt động trao đổi tiền và hàng hóa. Tiền chất đồng chất trong ấy tất cả hàng hóa biến chuyển và thống nhất. Tất nhiên không phải v́ t́m ra được đồng tiền mới có phương pháp quy định giá cả, mà chính là v́ đă có trao đổi rồi mới có đồng tiền. V́ trao đổi nhiều đến mức cần phải đơn giản hóa hoạt động trao đổi nên mới cần có đồng tiền. Có tiền tệ chính là v́ tổ chức sản xuất đă đến mức thực tế thoát khỏi cộng đồng sản xuất tự nhiên (sản xuất tự cấp tự túc), và xây dựng hoạt động trao đổi thành hệ thống. Căn bản là quan điểm trên xuất phát từ công tŕnh sản xuất của nhân dân, mà cũng v́ xuất phát từ công tŕnh sản xuất của nhân dân nên nó mới phát hiện được quan điểm mâu thuẫn. V́ đi đôi với sự phát triển của sức sản xuất, có sự đấu tranh đánh đổ quan hệ sản xuất cũ,  đấu tranh ấy gây nên mâu thuẫn trong xă hội làm cho quan điểm cũ phải biến chất (cái trước kia được coi là tĩnh nay phải biến đi, nó không phải là nó nữa).

 

Những sự biến chuyển ấy chỉ là một nhịp biến chuyển của chất tiền tệ. Thực chất chung của nó là tiền tệ. V́ nó xuất phát từ sự phát triển của công tŕnh sản xuất và đấu tranh của nhân dân, thành ra chủ nghĩa biện chứng của Héraclite có tính chất duy vật tuy là duy vật tượng trưng (tượng trưng vật chất bằng h́nh ngọn lửa), nhưng về căn bản quan điểm ấy là duy vật. V́ quan điểm biện chứng duy vật ấy lại thông qua cương vị quư tộc tan ră – mà nó phải thông qua cương vị quư tộc ấy (nếu không thông qua cương vị quư tộc mà thông qua cương vị tư sản th́ không đi đến quan điểm biện chứng, chỉ nắm được quan điểm máy móc do phương thức tổ chức máy móc của sản xuất hàng hóa đưa lại), nên Héraclite mới nắm được mâu thuẫn nội bộ trong bản thân ḿnh. Với cương vị ấy, Héraclite nắm được quan điểm duy vật biện chứng, nhưng cũng v́ đứng trên cương vị ấy mà nắm một cách lệch lạc, không có hướng, chỉ nắm được mâu thuẫn thuần túy mà không nắm được mâu thuẫn đi đến đâu, tính chất mâu thuẫn của biến chuyển ra sao.

 

Về phần duy vật th́ quan điểm của Héraclite cũng là hạn chế: Héraclite quan niệm biến chuyển như là biến chuyển thực tế mà ông h́nh dung bằng h́nh ngọn  lửa, nhưng đồng thời lửa ấy lại được ông quan niệm như thần thánh và thần thánh này, một lần nữa, tại tách rời thực tế, tách rời nhân loại.

 

Một bằng chứng là lư luận của Héraclite về lư tính : Thần lá lư tính và cái mà Héraclite nắm được (quy luật mâu thuẫn biến chuyển) được ông coi là lư tính tuyệt đối của thần, ví dụ Héraclite nói: «Nhân loại không có lư tính, thần có lư tính. Đối với thần th́ cái ǵ cũng tốt đẹp. C̣n người th́ quan niệm cái này là tốt, cái kia là xấu». Tuy nhiên, Héraclite cũng nhận rằng người có thể học tập được lư tính ấy. Đạo đức là hiểu biết được lư tính, mọi người đều có thể đi đến chỗ biết ḿnh và thực hiện lư tính. Tức là về căn bản, Héraclite có đạt được quan điểm duy vật, nhưng vẫn duy tŕ những di tích của tư tưởng thần thánh.

 

Vai tṛ vả ảnh hưởng của Héraclite trong lịch sử triết học có một tầm quan trọng đặc biệt. Chính Héraclite sẽ thành đối tượng đấu tranh của cả truyền thống duy lư duy tâm. Theo như Héraclite th́ không nắm được chân lư nào hết, chân lư bị thủ tiêu. Mục đích yêu cầu của các triết gia duy tâm sau này chính là phê phán Héraclite, cho đến Hégel trở lại truyền thống Héraclite nhưng trên cương vị duy tâm.

 

Ngay thời cổ đại, trong đời Héraclite đă có một cuộc đấu tranh gay go chống những mệnh đề biện chứng, chống tư tưởng của ông. Truyền thống duy tâm ấy chính là truyền thống triết học Nam Ư. Trong thế kỷ thứ VI tr. CN, ở Nam Ư đă có một truyền thống duy tâm (với Pythagore và Xénophane) chống phái duy vật  Milet. Đến thế kỷ thứ V tr. CN, lại có phái Élée chống tư tưởng duy vật biện chứng của Héraclite, với hai triết gia Parménide và Zénon.

 

Hai triết gia này tiêu biểu cho một luồng tư tưởng quan trọng trong lịch sử triết học - luồng đối lập với tư tưởng biện chứng, nhưng đồng thời nó cũng có biện chứng pháp của nó; nó là một biện chứng pháp chống khái niệm biến chuyển. Cụ thể, chính danh từ «biện chứng pháp» xuất phát từ Zénon, v́ biện chứng pháp, theo nghĩa nguyên thủy của nó, là phương pháp tư tưởng chủ quan để xây dựng chân lư với lập luận của tư tưởng, không cần đến thực tế, đến kinh nghiệm. Sau này, với Platon và Hégel, nó trở thành lư tính của thực tế, và do đó biện chứng pháp thành biện chứng pháp của thực tế, của lịch sử, nhưng trước Mác th́ lại chỉ phát triển trong phạm vi duy tâm. Đối lập với truyền thống Ionie ở thế kỷ thứ V tr. CN th́ có phái Élée ở Nam Ư.

 

Phái Élée, cũng như phái Pythagore, là đại biểu cho tư tưởng tư sản quư tộc hóa, nhưng c̣n một phần tính chất tiến bộ nào đấy. Nhưng nếu so sánh với Héraclite th́ nó là thoái bộ. Trong lịch sử triết học, sau Pythagore, nó là nguồn gốc của tư tưởng siêu h́nh phủ định biến chuyển và mâu thuẫn, đề cao lư tính thuần túy bất di bất dịch. Nhưng giai cấp tư sản quư tộc hóa ở Nam Ư, do những điều kiện đặc biệt ở những căn cứ mới thành lập, c̣n là tương đối tiến bộ đối với tổ chức công xă nguyên thủy trước. Vậy nó được đại diện trong tư tưởng bằng một triết học  tuy duy tâm nhưng cũng có một số yếu tố tích cực. Yếu tố tích cực là ở chỗ nó nắm được h́nh thức chính xác của lư tính. Đây cũng chỉ là h́nh thức thôi, đồng thời h́nh thức đó lại bị tuyệt đối hóa, thần thánh hóa, nhưng là lần đầu tiên h́nh thức ấy được nắm vững, và qua đấy tư tưởng Hy Lạp đă phát triển xây dựng cái h́nh thức chính xác của lư luận. Trong những triết gia tiến bộ mà chúng ta đă thấy ở Ionie (phái Milet và Héraclite), một mặt có tư tưởng tiến bộ (tư tưởng duy vật biện chứng, giải phóng con người khỏi những mơ mộng tôn giáo), nhưng một mặt khác, cách tŕnh bày và những khái niệm mà họ đề ra c̣n rất lúng túng, lư luận c̣n lẫn lộn với trực quan, không được chính xác. Chính phái duy tâm lại cố gắng xây dựng một h́nh thức chính xác cho lư luận.

 

Bước đầu Pythagore đă xây dựng số học. Số học bị tuyệt đối hóa, siêu h́nh hóa, thần thánh hóa, nhưng qua đấy nó cũng tiếp thu được một h́nh thức chính xác quư hóa. Sau đấy, Parmenide đấu tranh chống Héraclite (phần đầu thế kỷ V tr. CN) th́ cũng có công làm nổi bật cái h́nh thức chung của khái niệm lư tính nói chung. H́nh thức ấy là ở chỗ được quy định một cách chính xác ngoài sự biến chuyển, v́ nó là quy luật của biến chuyển6. Nó không thể biến chuyển được v́ nó là quy luật của biến chuyển. Tức là về h́nh thức nó phải bất di bất dịch. V́ biến chuyển có quy luật không biến chuyển nên ta mới nắm được cái biến chuyển. Nếu cái ǵ cũng biến chuyển th́ không nắm được ǵ hết. Điểm này về h́nh thức là đúng, nhưng về nội dung căn bản nó phải được hạn chế. V́ quy luật biến chuyển là h́nh thức của biến chuyển, vậy cũng không thể tách rời biến chuyển. Nhưng trong phạm vi h́nh thức th́ nó không biến chuyển, v́ có thế mới là quy luật của biến chuyển. Lúc ta nắm được một quy luật ta phải thông qua kinh nghiệm biến chuyển, và một khi thông qua kinh nghiệm biến chuyển và nắm được quy luật tức là nắm được cái ǵ quy định quá tŕnh chuyển biến, vậy phải có h́nh thức tương đối bất di bất dịch và khái niệm lư tính cũng phải có h́nh thức ấy mới thành khái niệm hẳn hoi, mới có thể làm cơ sở lư luận được. Nếu khái niệm không được quy định một cách dứt khoát th́ không thể nào lư luận được. Sự thật h́nh thức ấy chỉ có giá trị tương đối, v́ mỗi lần xây dựng lư luận phải có h́nh thức bất di bất dịch, nhưng sau đấy vẫn phải xây dựng lại các khái niệm trên cơ sở kinh nghiệm thực tế chuyển từ tŕnh độ lư luận này lên tŕnh độ lư luận cao hơn. Phái duy tâm chỉ nắm được một điểm đúng là ở mỗi tŕnh độ nhất định, những khái niệm căn bản được đặt như là bất di bất dịch, và không có h́nh thức ấy th́ không thành lư luận được. Công tŕnh của Parménide và phái Élée là nêu cao h́nh  thức ấy một cách chính xác, nhưng đồng thời v́ thần thánh hóa nó, thành ra cũng gây nên một truyền thống thành kiến trong lịch sử tư tưởng, cho rằng lư luận về bản chất của nó phải tách rời  thực tế, nằm ngoài lịch sử.

 

PARMÉNIDE (khoảng 520 – 450 tr. CN)

 

Về Parménide, ta có may mắn c̣n được một văn bản là một bài thơ giống như thơ đạo (kiểu Kinh Thánh) tương đối đầy đủ. Trái lại, từ Thalès đến Héraclite th́ chỉ c̣n lại một vài câu rời rạc linh tinh do các nhà dă sử tùy hứng chép lại,   thành ra việc xây dựng lại lư luận để tŕnh bày bây giờ rất khó, phải ức đoán nhiều. Trong bài thơ của Parménide, có kể lại một giấc linh báo trong ấy ông được mấy cô nương con mặt trời đưa đến giới thiệu với một nữ thần chỉ huy trí tuệ. Bà này cho ông biết có 2 con đường: chân lư và dư luận (dư luận là những nhận xét linh tinh mơ hồ của người thường, dựa vào kinh nghiệm, trái lại chân lư không dựa vào kinh nghiệm mà là đúng trong bản chất). Parménide giới thiệu chân lư theo kiểu thi văn như sau:

 

«Ngày xưa nó không có, và sau này nó sẽ không có, v́ bây giờ nó có toàn bộ. Nó là duy nhất, liên tục, làm sao t́m cho nó một ngày đẻ, từ đâu? Nhất định nó không thể nói hay nghĩ rằng nó không có. V́ làm sao nó xuất hiện được lúc này hơn là lúc khác. Nhất định nó phải là hoàn toàn có hay là hoàn toàn không có».

 

Trong đoạn này, Parménide một mặt nêu được một h́nh thức tất yếu của tư tưởng lư tính tức là theo quy luật bất mâu thuẫn: có là có, không có là không có. Nhưng v́ tuyệt đối hóa h́nh thức ấy, nên Parménide kết luận: Chỉ có cái ǵ có, không có cái không có, v́ không có th́ nói làm ǵ nữa, mà nói đến tức là có rồi. Mà đă nói là nó có, th́ bao giờ nó cũng phải có, v́ nếu nói trước kia không có mà bây giờ có, th́ cái có xuất phát từ cái không có. Như thế không thể được. V́ cái «không có» không thể đẻ ra cái «có» được. Vậy cái có bao giờ cũng phải có, không có dĩ văng. tương lai, bất sinh, bất tử. Thực tại là đồng nhất, liên tục. Tức nó là một, không có hai; nếu có hai th́ cái này không phải là cái kia, mà không phải là cái kia th́ lại là «không có» chứ không phải là «có».

 

Những lư luận này nói ra có vẻ luẩn quẩn, nhưng qua đấy lại xây dựng được h́nh thức lập luận chính xác, v́ chính trong h́nh thức lập luận chính xác, toàn bộ hệ thống lập luận phải là một, liên tục, bất sinh bất tử. Nếu nó là chân lư, nó phải được tŕnh bày bằng khái niệm, tức là dưới một h́nh thức bất sinh bất tử. Nhưng đây cũng vẫn là một h́nh thức xây dựng trên cuộc biến chuyển thực tế. Xây dựng như thế th́ có căn cứ, v́ trong sự biến chuyển thực tế có những h́nh thức nhất định tương đối bất dịch (trong một phạm vi nào đấy) mà chúng ta có thể quy định trong tư tưởng bằng những khái niệm nhất định.

 

Những quy luật khoa học phản ánh những quy luật thực tế của những h́nh thái vật chất biến chuyển. Tức là trong thực tế, quy luật nằm trong biến chuyển, nó là quy luật của biến chuyển. Nhưng xây dựng hệ thống khái niệm phản ánh thực tế trong tư tưởng, th́ nhất định hệ thống ấy có h́nh thức tách rời biến chuyển, h́nh như là bất di bất dịch. V́ nó là một hệ thống đồng nhất và liên tục trong phạm vi trừu tượng của nó, vậy h́nh như không thay đổi được. Nhưng khi t́m ra được h́nh thức trừu tượng ấy, Parménide lại cho nó là một h́nh thức thực tế, nên ông kết luận rằng nó không thể chia sẻ được, v́ nó là toàn bộ thống nhất không thể nào có cái ǵ đây đó, thêm bớt, mà thực không thiếu một cái ǵ, v́ thiếu một cái là thiếu hết. Thiếu một cái ǵ là thiếu thực tại. Nếu thực tại thiếu thực tại th́ nó không phải là thực tại nữa. Chỗ này, Parménide đă nêu ra được một điểm quan trọng trong lư tính: đ̣i hỏi lư tưởng của lư tính là xây dựng một hệ thống lập luận toàn diện, thiếu một cái ǵ cũng không được. Đó là lư tưởng trừu tượng. Chính lư tưởng ấy quy định tính chất trừu tượng của h́nh thức lập luận. Nhưng nó cũng chỉ là h́nh thức thôi. V́ Parménide đă biến h́nh thức tư tưởng ấy thành thực tại, nên đi đến phủ định hết cả bản chất của thực tế là biến chuyển và mâu thuẫn. Đây là nguồn gốc siêu h́nh học. Siêu h́nh học biến h́nh thức lư luận trừu tượng thành thực thể trong thực tế, gạt bỏ tính chất mâu thuẫn và biến chuyển của thực tế, giành độc quyền thực tại cho h́nh thức lư luận thuần túy.

 

Qua đấy, tư tưởng Hy Lạp cũng có xây dựng được trong phạm vi lư luận những kiểu mẫu h́nh thức chính xác, đặc biệt là Toán học, Luận lư học và Triết học nữa.

 

Những khái niệm triết học duy lư duy tâm là h́nh thức, nhưngchính xác. Đấy là một đường lối xây dựng khoa học lư tính, qua đấy mà thực hiện được bước đột biến đi từ những nhận xét thực dụng, thực nghiệm lên đến hệ thống khái niệm lư tính. Nhưng đồng thời nó lại đặt vấn đề triết học là cái thực tại quy định bằng lư luận, tức là dưới h́nh thức hệ thống khái niệm bất di bất dịch, liên tục, đồng nhất, có quan hệ ǵ với cái thực tại thiết thực mà chúng ta thấy trong đời sống? V́ ai cũng biết rằng trong đời sống có biến chuyển, có mâu thuẫn. Nếu có bất di bất dịch mới là chân lư, th́ chân lư đó ứng dụng làm sao? Mà chân lư của đời sống là thế nào?

 

Theo Parménide, nó chỉ là dư luận (thành kiến của người thường), nhưng không phải v́ thế mà thủ tiêu được vấn đề. Ở đây, ta thấy nguồn gốc cơ sở thực tế và xă hội của khái niệm khoa học thuần túy. Sở dĩ vấn đề xuất hiện và được xây dựng với những khái niệm chính xác như thế, chính là v́ quan hệ thống trị tức quan hệ chủ nô và nô lệ đă phát triển đến một mức điển h́nh trong lịch sử Hy Lạp. Qua những quan hệ ấy, hệ thống tổ chức - tức là hệ thống khái niệm quy định quá tŕnh sản xuất - tách rời thực tế vật chất của sản xuất, do chỗ chủ nô tách rời nô lệ. Cuối cùng, v́ chủ nô tách rời thực tế của sản xuất (phải tách rời để thống trị), nên hệ thống chân lư đạt được trong công cuộc tổ chức sản xuất cũng tách rời thực tế sản xuất, và chỉ có thể quan niệm được thực chất của chân lư ấy một cách siêu h́nh ngoài thực tế, tức là một thực tại tuyệt đối bất sinh bất tử. Thực tại tuyệt đối ấy cũng chỉ để thưởng ngoạn mà không dùng được vào việc ǵ cả.

 

Cuộc tranh luận giữa Héraclite và Parménide bề ngoài là cuộc tranh luận nội bộ trong giai cấp thống trị (hai ông đều là đại biểu cho tư sản quư tộc hóa), biểu hiện hai hướng đối lập trong bộ phận tan ră của giai cấp thống trị, nhưng hai hướng ấy lại phản ánh gián tiếp cuộc đấu tranh chung trong xă hội: đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. V́ thế cuộc tranh luận có ư nghĩa chân chính của nó. Trong những xă hội có giai cấp, nhất là trong xă hội nô lệ (trong xă hội này, nô lệ không có quyền làm người, quyền tư tưởng), nhất định tư tưởng chỉ xây dựng được trong phạm vi ư thức hệ của giai cấp thống trị, nhưng chân lư của những mâu thuẫn nội bộ trong giai cấp thống trị là ở đấu tranh chung trong xă hội, và thông qua những mơ mộng hay những giới hạn hẹp ḥi của ư thức hệ thống trị, th́ nó biểu hiện hoặc về h́nh thức, hoặc về nội dung chân lư đạt được với phương thức sản xuất phát triển lúc bấy giờ trong lịch sử, tức là với công tŕnh lao động và đấu tranh của nhân dân lúc đó.

 

Thành tích của Parménide là phân biệt hai đường: chân lư và dư luận. Giữa hai con đường có phần phân biệt chân chính (khoa học chính xác và ư tưởng kinh nghiệm chủ nghĩa), nhưng đồng thời cũng có phần phân biệt bất chính (giữa h́nh thức tư tưởng tuyệt đối hóa, bất di bất dịch và mơ hồ biến chuyển). Với quan niệm chân lư lư tưởng bất di bất dịch, chân lư khoa học thực ra trở thành mơ hồ, v́ nó đối lập với thực tế. Nhưng triết học duy lư duy tâm lại cố sức củng cố tính chất mơ hồ, đối lập với thực tế ấy. Nó cố chứng minh rằng: chính như thế mới là thực tại, c̣n cái thực tế xuất phát trong kinh nghiệm th́ không có thực tại, chỉ là «dư luận» thôi. Parménide khẳng định như vậy. Về sau, truyền thống duy tâm lại t́m ra những h́nh thức bằng chứng phức tạp. Một người t́m ra bằng chứng nổi tiếng và được xem là người sáng lập ra «biện chứng pháp» là Zénon.

 

ZÉNON (khoảng 490 – 430 tr. CN)

 

Zénon là học tṛ của Parménide, sống vào giữa thế kỷ thứ V tr. CN, nổi tiếng v́ 4 lập luận chứng minh rằng không có biến chuyển, các biến chuyển kinh nghiệm trước mắt chúng ta chỉ là mơ hồ.

 

Bốn lập luận đó như sau:

 

1) Lập luận về cái sân vận động. Một người chạy thi là một ví dụ của biến chuyển. Zénon chứng minh rằng người ấy không bao giờ chạy hết được quăng đường ḿnh phải chạy. Ví thử người đó muốn chạy từ A đến B th́ phải qua điểm giữa của AB: điểm C; nhưng từ C đến B lại cũng phải qua điểm giữa của CB: điểm D; và từ D đến B lại vẫn phải qua điểm giữa của DB: điểm E; và cứ như thế măi, không bao giờ người đó có thể đến được đích B.

 

         A                                                  C                           D           E            B               |__________________________|______________|_______|_______|

 

V́ trước khi đến đích, phải qua vô số điểm giữa, mà gần đích đến đâu th́ vẫn c̣n điểm giữa.

 

2. Lập luận Achille và con rùa. Achille trong anh hùng ca của Homère nổi tiếng là chạy nhanh, được mệnh danh là Achille chân nhanh. Mà con rùa là một điển h́nh đi chậm. Nhưng Zénon chứng minh rằng Achille không bao giờ đuổi kịp con rùa. Ví thử Achille  ở A, Rùa ở R. Nếu Achille tới B th́ rùa đă đi xa đi một tí: R', tới  R th́ con rùa lại đă đến R’’, và cứ như thế thôi thành ra không bao giờ Achille đuổi kịp được.

 

3. Lập luận về tên bay mà không động. Zénon chứng minh rằng nếu bắn một cái tên, tên đó bay nhưng thực ra không chuyển động ǵ, ở bất kỳ một thời điểm nào. Trong khi bay th́ tên ở một chỗ nhất định. Ví dụ như ở điểm D, D là 1 điểm trong không gian, tức là bất động, đo đó tên ở điểm ấy cũng là bất động nốt. Vậy bất kỳ ở một thời điểm nào trong lúc tên bay, tên ấy cũng bất động. Các điểm trong không gian bất động nên tên bay bất động.

 

4. Thời gian nửa bằng gấp đôi. Ví thử ta coi 2 người chạy theo hướng ngược nhau trên một sân vận động. Đến một lúc nào đấy, họ gặp nhau trước một đích. Ví dụ đích là một ḥn đá có bề ngang bằng thân thể của mỗi người. Như thế khi hai người gặp nhau phải mất một thời gian để vượt nhau. Thời gian từ lúc bắt đầu gặp nhau đến lúc rời nhau là thời gian vượt nhau. Trong thời gian 2 anh vượt nhau ấy, th́ mỗi người chỉ vượt được nửa ḥn đá. Nếu biểu hiện thời gian bằng đường đi qua với một tốc độ nhất định, th́ thời gian vượt ḥn đá gấp hai thời gian 2 người vượt nhau.

 

B́nh luận về những lập luận của Zénon:

 

Bốn lập luận của Zénon có tiếng vang lớn lao trong lịch sử triết học, nó tiêu biểu cho lập trường siêu h́nh học đối lập với lập trường biện chứng.

 

Zénon chứng minh: Thực tại không thể biền chuyển.

 

Lư lẽ căn bản xuất hiện trong lập luận thứ 3: «cái tên bay mà không động» - mâu thuẫn ở đây là giữa vị trí của mũi tên ở mỗi chỗ và sự chuyển động của nó. Chính mâu thuẫn ấy quy định tính chất căn bản của sự vận động. Mâu thuẫn ấy chính là lực lượng áp dụng vào thực thể trong mỗi lúc. Công tŕnh của Zénon là nêu ra một mâu thuẫn có thực; đáng lẽ mâu thuẫn ấy định nghĩa biến chuyển, nhưng ở đây lại được tŕnh bày như đối lập với biến chuyển. Trong quan niệm của Zénon, cái có th́ có, cái đă không có th́ không có: một vật ở một vị trí th́ không thể ở vị trí khác được; nghĩa là bao giờ cũng là bất động. Quan niệm này có phải là hoàn toàn giả tạo không? Tất nhiên, nó cũng phải có một cơ sở nào đó, v́ lúc ta định nghĩa một vị trí th́ nó là bất động, và lúc quy định một vật thể đang chuyển động ở một lúc nào đấy, th́ ta quy định nó ở vị trí ấy. Nhưng trong thực tế, chính vị trí chúng ta quy định trong cuộc chuyển động và trên đường chuyển động là một lúc, và ở một vị trí của cuộc chuyển động. Một khi đă định nghĩa một lúc và một vị trí trong cuộc chuyển động, th́ ta có thể tuyệt đối hóa và trừu tượng hóa nó; tách nó ra thành 1 lúc và 1 vị trí tuyệt đối. Chúng ta tách ra là đúng nhưng tuyệt đối hóa định nghĩa trừu tượng th́ đi đến chỗ phủ định mâu thuẫn căn bản của chuyển động, thực tế của chuyền động. Đấy là phần thoái bộ khi tuyệt đối hóa một khái niệm trừu tượng; khái niệm được trừu tượng hóa là đúng, nhưng tuyệt đối hóa khái niệm trừu tượng là phủ định thực tế, tách rời cơ sở thực tế của khái niệm, do đấy mâu thuẫn thực tế là có thật lại bị sử dụng để phủ định thực tế. Công tŕnh của Zénon là đă phân tích mâu thuẫn một cách sâu sắc, và ông được đề cao là người sáng lập ra «biện chứng pháp», tuy rằng lập trường của ông là siêu h́nh.

 

Nếu chúng ta phân tích 3 lập luận c̣n lại, chúng ta cũng thấy những nét tương tự: Zénon đă nêu ra những mâu thuẫn thực tế và căn bản. Ví dụ trong hai lập luận đầu tiên (lập luận sân vận động, Achille và con rùa), Zénon nêu mâu thuẫn giữa cuộc chuyển động và con đường chuyển động: chuyển động th́ liên tục, nhưng con đường chuyển động th́ bao giờ cũng có thể chia cắt vô hạn. Nhưng cái vô cùng của những đoạn mà ta có thể chia được lại mâu thuẫn với tính chất liên tục của cuộc chuyển động, và con đường chuyển động th́ bao giờ cũng có thể chia cắt vô hạn. Nhưng cái vô cùng của những đoạn mà ta có thể chia được lại mâu thuẫn với tính chất liên tục của cuộc chuyển động. Chính mâu thuẫn ấy phát triển mẫu thuẫn căn bản: ở mỗi một vị trí, giữa vị trí và thực tế chuyển động, vật chuyển động vừa ở đây vừa không phải ở đây. Có thể nói: vật ấy đi con đường ấy, nhưng không phải là con đường ấy; thành ra chúng ta có thể chia con đường ấy, nhưng cuộc đi lại là liên tục. Về mặt khoa học, tất nhiên có thể tính một loạt vô cùng và chứng minh rằng: cộng loạt vô cùng ấy th́ lại là một con số hữu hạn. Ví dụ a là bề dài của sân vận động, th́:

 

 

Nhưng vấn đề căn bản vẫn là: làm sao trải qua được một loạt vô cùng; không công nhận mâu thuẫn trong nội bộ sự việc th́ không hiểu được.

 

Chuyển sang lập luận thứ 4: mâu thuẫn giữa các thời gian ở những vị trí khác nhau. Trước một hiện tượng chuyển động với một tốc độ nhất định th́ thời gian là quy định theo từng vị trí khác nhau; để thống nhất th́ phải thống nhất tất cả những thời gian, chứ không có 1 thời gian đặc quyền, đứng một chỗ mà quy định những thời gian khác. Thời gian là một h́nh thức tồn tại của vật chất, nó thống nhất những quan điểm khác nhau theo vị trí khác nhau.

 

Tại sao lại có hiện tượng đặc biệt là người xây dựng nên phương pháp mâu thuẫn - Zénon - lại tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa siêu h́nh?

 

Chúng ta trở lại t́nh h́nh xă hội Hy Lạp giữa thế kỷ thứ V tr. CN. Lúc bấy giờ ở Hy Lạp có một cuộc đấu tranh giai cấp, biểu hiện trong hiện tượng bề ngoài là cuộc đấu tranh giữa quư tộc và dân chủ. Thực tế th́ quư tộc đă tư sản hóa từ lâu, và nói chung sau khi Hy Lạp thắng Ba Tư, đời sống chính trị đă được dân chủ hóa. Tuy nhiên, những thành thị hoặc theo quư tộc, hoặc theo dân chủ, và trong mỗi thành thị cũng có hai phe như vậy. Ở Nam Ư và Sicile, phe quư tộc tư sản hóa c̣n giữ một tác dụng tích cực nào đấy - v́ nó c̣n vai tṛ xây dựng - nhưng về căn bản là thoái bộ. Tính chất thoái bộ ở đây không thể xuất hiện dưới h́nh thức cựu truyền như tôn giáo, v́ nói chung đời sống đă được dân chủ hóa, thành ra vấn đề ở đây không phải là trở lại trực tiếp tôn giáo, nhưng là biến khoa học thành một khoa siêu h́nh; biến những đ̣i hỏi chân chính của lư tính (đ̣i hỏi có một hệ thống khái niệm chính xác) thành thực thể đă có.

 

Nhưng trong lúc chứng minh thực thể ấy - mệnh đề siêu h́nh: thực tại là duy nhất bất động, không mâu thuẫn không biến chuyển -, th́ những nhà siêu h́nh học đầu tiên cũng đă phải phân tích biến chuyển, phân tích thực tế, và do đấy cũng có phần tác dụng tích cực trong lịch sử triết học. Họ không giải quyết vấn đề, nhưng đă đặt ra vấn đề một cách chính xác hơn là những nhà triết học duy vật đầu tiên, v́ tuy là truyền thống duy vật và biện chứng ở Ionie phản ánh thực tế khách quan một cách căn bản đúng đắn, nhưng lại phản ánh một cách chung chung, thiếu đi vào phân tích cụ thể.

 

Ví dụ Thalès nói chung chung rằng: thực chất của thực tại là «nước», hay Héraclite nói: mọi vật đều mâu thuẫn, đều biến chuyển... Nói như vậy chưa xây dựng được khái niệm có tác dụng cụ thể về thực chất biến chuyển, mâu thuẫn, v. v...

 

Công tŕnh của phái Élée là quy định rơ ràng những điều kiện của vấn đề: nói đến thực chất th́ về khái niệm dứt khoát nó là duy nhất, là vĩnh viễn, nhưng làm sao thực chất duy nhất vĩnh viễn ấy lại xuất hiện dưới mắt chúng ta bằng những hiện tượng khác nhau và luôn luôn biến chuyển? Ấy là vấn đề mà phe dân chủ sẽ phải giải quyết, và giải quyết trên đ̣i hỏi căn bản là phải đi từ thực chất vĩnh viễn và duy nhất, chứ không thể nói chung chung thực chất là «nước», là «khí».

 

Công tŕnh của phái Élée là đề ra những điều kiện để xây dựng thế giới quan khoa học, điều kiện ấy phải như thế nào? Sau đấy, giữa thế kỷ thứ V tr. CN, phong trào dân chủ và duy vật phát triển trên cơ sở đó, tức là phải giải quyết vấn đề biến chuyển của hiện tượng trên cơ sở đồng nhất của thực chất, chứ không thể nói chung chung… vạn vật biến chuyển mà không giải quyết được ǵ.

 

EMPEDOCLE (khoảng 490 – 430 tr. CN)

 

Một danh nhân nổi tiếng theo hướng ấy là Empédocle, ở thành Agrigente thuộc đảo Sicile: học trong phái Élée, nhưng sau này trở thành một lănh tụ của phe dân chủ (ức đoán theo truyền thuyết)7, đồng thời là một nhà khoa học, một thầy phù thủy biết phép cứu hồn, dạy đạo Luân hồi (ông kể rằng: đời trước ông là vật này vật kia; trong một bài thơ, ông tự giới thiệu: «ta đây xuất hiện trước các người như một ông thần bất diệt»; theo truyền thuyết, cái chết của ông cũng đặc biệt: ông báo trước cho nhân dân biết là ông sẽ trở lại thần thánh, rồi mặc áo quần long trọng nhảy vào miệng núi lửa Etna).

 

Công tŕnh của Empédocle là cố gắng xây dựng chủ nghĩa duy vật một cách tương đối chính xác hơn là truyền thống trước (thế kỷ thứ VI tr. CN), để thỏa măn nhu cầu lư tính - h́nh thức lư luận mà phái Élée đă đề ra. Cái điểm mà Empédocle giữ lại của phái Élée là «thực chất của thực tại bất sinh bất tử»; nhưng làm sao đă bất sinh bất tử mà lại có biến chuyển? (cái có th́ thực là có, và cái có sao lại không có được), Empédocle trả lời là: có những nhân tố khác nhau và có sự tổng hợp các nhân tố; sinh ra là v́ có sự tổng hợp nhân tố một cách đặc biệt, và chết đi là v́ nhân tố bị giải tán để thành khối khác; tức là về căn bản vẫn là bát sinh bất tử. Theo Empédocle, có 4 nhân tố: «lửa» - «khí» - «nước» - «đất»,  thực hiện 4 tính chất căn bản: nóng - lạnh - ướt - khô, và 2 nhân tố nữa là «yêu» «ghét». Yêu th́ hợp nhau, ghét th́ xa nhau; do đấy, các nhân tố tổng hợp và giải tán tùy theo yêu và ghét. Yêu và ghét cũng tính là nhân tố, v́ đó là 2 chất thêm vào 4 chất kia. Ở đây, có yếu tố duy tâm, nhưng về căn bản chúng ta thấy một cố gắng đầu tiên để xây dựng một hệ thống duy vật tương đối chính xác, có quy củ.

 

Empédocle có công t́m ra một số ư kiến mà măi đến thời cận đại mới phát triển, ví dụ thuyết lựa chọn tự nhiên trong tiến hóa động vật. Empédocle cho rằng: các bộ phận của cơ thể lúc đầu từ mặt đất phun ra, rồi lắp lại với nhau thành những vật nhiều khi quái gở, vật nào không có điều kiện sống được th́ chết đi, c̣n lại  những vật có điều kiện sống là những vật chúng ta thấy bây giờ.

 

 Đó là biểu hiện đầu tiên của thuyết lựa chọn tự nhiên mà sau này Darwin phát triển, giải thích tính chất tương đối điều ḥa của các cơ thể bằng quy luật biến chuyển ngẫu nhiên và lựa chọn tự nhiên. Nhưng ngẫu nhiên không phải là hoàn toàn mà chỉ tương đối, h́nh dáng nào của sinh vật xuất hiện cũng theo quy luật vật chất, c̣n tính này hay h́nh nọ th́ là ngẫu nhiên. Nhưng qua đời sống ngẫu nhiên, chỉ có vật nào phối hợp điều ḥa mới có thể sống được (ví như ḿnh người đầu ḅ th́ không thể sống được).

 

Cũng theo hướng này, xây dựng một thế giới quan duy vật tương đối duy lư theo kiểu máy móc thỉ có Anaxagore.

 

ANAXAGORE (khoảng 500 – 428 tr. CN)

 

Ông sinh ở thành Clazomènes đất Ionie, đă phát triển truyền thống duy vật Ionie trên những điều kiện mới của thế kỷ thứ V tr. CN. Anaxagore tuy là người Clazomènes nhưng sống 30 năm ở Athènes, kết bạn với Périclès (lănh tụ dân  chủ Athènes trong giai đoạn vinh quang nhất, và đi lại ở nhà bà Aspasie - bà này làm nghề cô đầu8 và là nhân t́nh của Périclès). Những người chung quanh Périclès là đại biểu trực tiếp cho giai cấp chủ công phú thương, phát triển kinh tế tiền tệ, do đấy một phần lớn thoát khỏi mê tín cựu truyền, c̣n đại bộ phận nhân dân vẫn duy tŕ tư tưởng này, v́ vậy tư tưởng khoa học của Anaxagore bị phản đối mạnh mẽ. Ông bị tố cáo về tội vô thần, bị khiển trách v́ đă dạy rằng: mặt trời và mặt trăng là những khối vật chất phản ánh ánh sáng, chứ không phải là thần thánh ǵ cả. Tư tưởng triết học, khoa học tiến bộ đại diện cho phê dân chủ, nhưng chưa được nhân dân trực tiếp ủng hộ, mặc dù về quyền lợi căn bản, nó  dựa vào nhân dân, nhưng về căn bản thôi; lư do cũng rơ rệt là tuy đại diện quyền lợi cho nhân dân, nhưng phải thông qua giai cấp công thương chủ nô. Do đấy, nó đóng khung trong những giới hạn tương đối hẹp ḥi, và mang tính chất trừu tượng. Trên con đường xây dựng thế giới quan duy vật, Anaxagore có tiến một bước so với Empédocle.

 

Về thực chất cơ sở biến chuyển: Anaxagore không hạn chế trong 4 nhân tố mà quan niệm mỗi vật có vô cùng nhân tố, do đấy mọi vật có thể chuyển thành bất kỳ vật ǵ khác. Ví dụ: ăn rau, rau biến thành thịt, tức là vật nọ biến thành vật kia; trong rau có nhân tố thịt, tức là tất cả mọi vật có trong tất cả mọi vật.

 

Về động cơ biến chuyển, Anaxagore cho là tinh thần, tức là hăy c̣n di tích duy tâm, nhưng đă là một bước tiến, v́ theo Empédocle có 2 yếu tố tinh thần: yêu và ghét. Với Anaxagore chỉ có một yếu tố và hoạt động một cách tương đối đơn giản: tinh thần làm cho khối vật chất xoay tṛn, trong khi xoay tṛn phần nặng nhất tập trung lại ở giữa thành quả đất, xung quanh bắn ra một số vật thành hành tinh, định tinh, mặt trời, mặt trăng, v. v... Tinh thần đây chỉ có một hoạt động tối thiểu là gây chuyển động đầu tiên đơn giản nhất, từ đấy các vật thể xuất hiện một cách máy móc, tức là đă đạt được một h́nh thức tương đối duy lư, nhưng hăy c̣n giữ một số di tích duy tâm hoặc mơ mộng như khái niệm tinh thần động cơ, khái niệm nhân tố vô cùng.

 

Theo hướng ấy, bước cuối cùng là thuyết nguyên tử do Leucippe và Démocrite sáng tạo từ giữa đến cuối thế kỷ thứ V tr. CN. Thuyết nguyên tử hoàn thành những cố gắng qua chủ nghĩa duy vật để đáp lại những nhu cầu lư tính mà phái Élée đă đề ra, như phải quy định rơ ràng cơ sở biến chuyển bất sinh bất tử và động cơ biến chuyển. Cơ sở biến chuyển là bất sinh bất tử, v́ khi nào cũng phải là có, nhưng h́nh dung nó thế nào. Nếu chỉ nói chung chung là chất này chất kia như lửa, đất, v. v... và những yếu tố vô cùng, v. v… th́ không thành một cơ sở chính xác để giải thích biến chuyển.

 

LEUCIPPE (khoảng 460 – 370 tr. CN)

DEMOCRITE (khoảng 460 – 370).

 

Theo Leucippe và Démocrite, cơ sở biến chuyển bất sinh bất tử là nguyên tử. Nguyên tử là những thực thể rất nhỏ, nhưng vĩnh viễn không thể chia ra và diệt được, nó là nó, và chỉ phân biệt theo h́nh và theo khối, chứ không có tính chất cảm tính như lạnh, nóng, ướt, khô, v. v… Lần đầu tiên tư tưởng duy vật Hy Lạp đạt tới một khái niệm vật chất thoát khỏi cảm tính trực quan, quy định vật chất một cách khoa học, chính xác, bằng khối và h́nh.

 

Về động cơ biến chuyển cũng không phải cái ǵ ngoài thế giới vật chất, nó chỉ là h́nh thức vận động đơn giản nhất của vật chất: vận động xoay tṛn. Trong lúc xoay tṛn, một số nguyên tử nặng vào giữa, một số khác bật ra ngoài xây dựng ra vô số thế giới trong đó có thế giới chúng ta. Thế giới quan ấy có tính chất máy móc, nhưng nó hoàn thành được nhu cầu lư luận là thoát khỏi những mơ hồ duy tâm, cảm tính và do đó giải phóng con người, lần đầu tiên thực sự và hoàn toàn giải phóng từ tư tưởng khỏi tôn giáo. Tất cả những triết học mà chúng ta thấy trước đây dù là duy vật cũng c̣n dính ít nhiều tư tưởng thần thánh, nhưng với Leucippe và Démocrite, lần đầu tiên tư tưởng thần thánh hoàn toàn bị gạt bỏ.

 

Démocrite quan niệm thần thánh cũng là những khối nguyên tử đặc biệt, có thể to lớn hơn hoặc nhanh nhẩu hơn người thường, nhưng cũng chỉ là nguyên tử thôi. Đồng thời được nêu rơ ư nghĩa giải phóng, ư nghĩa luân lư của thế giới quan duy vật là nhờ thế giới quan ấy ta thoát khỏi mọi lo lắng sợ sệt viển vông về thần thánh, số mệnh, t́nh cảm, v. v... Đường lối giải phóng ấy, luân lư ấy phần nào đấy có tính chất tích cực, v́ nó là khái niệm giải phóng thuần túy, không phải lo lắng cái ǵ nữa v́ cái ǵ cũng chỉ là khối nguyên tử, nhưng đồng thời có tính chất tiêu cực là làm mất cả ư nghĩa đời sống; tức là theo hướng tiến bộ tương đối của nó trong những điều kiện xă hội bấy giờ, th́ có ư nghĩa giải phóng thực sự và chân chính, v́ với chế độ áp bức lúc ấy chưa có điều kiện thực tế để giải phóng nhân dân, th́ lư tưởng giải phóng chỉ có thể là tư tưởng giải phóng cá nhân. Giải phóng cá nhân trong điều kiện ấy có phần chân chính, nhưng đồng thời lại tiêu cực, phải hy sinh phần tỉnh cảm mà chỉ có thể thực hiện trong đời sống tập thể. Nó là lư tưởng giải phóng cao nhất mà giai cấp công thương có thể đạt được trong giai đoạn tiến bộ, giai đoạn cách mạng của nó. Nhưng cũng ở thời ấy, bên cạnh lư tưởng giải phóng tuyệt đối bằng khoa học thuần túy, giai cấp công thương đang lên cũng có thực hiện được một số tư tưởng tiến bộ tương đối, đặt vấn đề giải phóng trong xă hội. Nó biểu hiện một cách tương đối đại chúng hơn những đ̣i hỏi luân lư của phe dân chủ. Hướng ấy  là hướng của những người biện sĩ (sophistes).

 

Lúc đầu biện sĩ có ư nghĩa tiến bộ, nhưng về sau đi vào trụy lạc. Những nhà biện sĩ là những cá nhân theo cùng một hướng chung: phát triển tài năng cá nhân, đồng thời đề cao đời sống văn minh trong ấy những tài năng cá nhân có điều kiện để thực hiện nhu cầu của ḿnh. Trong lịch sử chỉ c̣n lại những tên tiêu biểu: Protagơras, Gorgias, Prodicos, Antiphon, Hippias. Đó là những ông thày dạy nghề diễn thuyết (v́ ở chế độ dân chủ, người nào diễn thuyết giỏi th́ được bầu làm quan hoặc ra căi lấy tiền ở ṭa). Về căn bản, dạy ăn nói, nhưng trong đó cũng có dạy lư luận, tư tưởng, nhân sinh quan, v. v... Ngoài phần hùng biện, có phần chân chính !à tư tưởng đề cao kỹ thuật, đề cao đời sống xă hội ngoài khuôn

khổ tôn giáo, quan hệ nhân đạo giữa người và người ngoài tổ chức tôn giáo. Ví dụ Protagoras cũng chỉ nói một câu nổi tiếng: «Người là thước đo mọi vật, đo cái có của những vật có, và cái không có của những vật không có». Nói như vậy có phần chủ quan. Về sau Platon phê phán rất nhiều, cho như thế là bỏ chân lư khách quan, nhưng theo chúng ta con người mà Protagoras nói chính là con người có sản xuất, có kỹ thuật, và sống trong xă hội. Câu nói của Protagoras có tính chất tiến bộ rơ ràng. Về vấn đề thần thánh, Protagoras không đặt ra, ông trả lời rằng: «Thần thánh có hay không có, th́ không thể nói được v́ hai lư do: một là khó quá, hai là đời người ngắn ngủi».

 

 

 

GHI CHÚ [B]

 

I – TƯ TƯỞNG HY LẠP THẾ KỶ THỨ V tr. CN – BI KỊCH

 

Chủng tộc: nói chung là những tập thể đă chung sống lâu dài, do đấy có những nét sinh lư đặc biệt. Như thế, thị tộc, bộ tộc, dân tộc đều có thể xem là chủng tộc cả, nếu loại biệt tính của tập thể đó là có ảnh hưởng đến cơ thể. Một số người ở cùng với nhau một thời gian dài, có những nét phân biệt về sinh vật tính đối với các tập thể khác, và thành một đơn vị tương đối riêng biệt, đó là chủng tộc. Không có chủng tộc tuyệt đối, nó là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử, nhưng có loại biệt tính tương đối mạnh.

 

Bây giờ, xét đến những tập thể xây dựng theo tính chất của chế độ kinh tế th́ h́nh thức thấp là thị tộc (clan). Thị tộc xuất hiện sau gia đ́nh đồng huyết, có đặc tính là cấm giao cấu trong nội bộ. Quan hệ căn bản giữa các thị tộc với nhau là quan hệ chiến tranh, nếu có trao đổi hay liên minh th́ có giao ước riêng, nhưng cũng là trên cơ sở chiến tranh. Liên minh các thị tộc thành bộ lạc. Bộ lạc là tập thể lớn nhất trong xă hội nguyên thủy. Khi tiến lên xă hội chiếm hữu nô lệ, bộ lạc (tribu) phát triển lên tŕnh độ bộ tộc (nationalité). Trong xă hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, có nhiều bộ tộc nhưng nói chung chưa thống nhất trong căn bản, v́ chưa có một thị trường chung, hay nếu có th́ cũng chỉ hạn chế trong một tầng lớp nào thôi. Tới tư bản chủ nghĩa mới có thị trường thống nhất, và bộ tộc trở thành dân tộc, hoặc có những nước v́ điều kiện đặc biệt chuyển thẳng lên xă hội chủ nghĩa mà không thông qua chế độ tư bản, th́ đến xă hội chủ nghĩa h́nh thành dân tộc xă hội chủ nghĩa. Đó là những nét chung. Nhưng c̣n một vấn đề chưa rơ là những trường hợp chưa tiến lên tŕnh độ tư bản chủ nghĩa mà đă có tính chất dân tộc đến một mức nào đấy. Trong vấn đề này, phải nghiên cứu hoàn cảnh cụ thể của từng nước, chứ không thể áp dụng phạm trù một cách máy móc được.

 

Giữa hai khái niệm bộ lạc và bộ tộc có sự phân biệt về căn bản, nhưng ranh giới cụ thể chưa dứt khoát lắm, v́ có những bộ lạc tiên minh thành bộ tộc, cũng có những bộ tộc nhỏ liên minh thành bộ tộc lớn. Phương thức liên minh bộ lạc thành bộ tộc nói chung ở Đông phương thông qua những cuộc chiến tranh tàn khốc, trong đó bộ lạc chiến thắng kết nạp một số người của bộ lạc khác và làm ṇng cốt cho bộ tộc thống trị. Đó là h́nh thức quân chủ độc đoán chủ nô. Khác với Đông phương, Hy Lạp theo một phương thức đặc biệt là liên minh lỏng lẻo trên cơ sở tự nguyện tự giác, trong đó có cạnh tranh chia rẽ, nhưng về tinh thần có một lư tưởng thống nhất, nhằm một mục đích chung. Sở dĩ không thông qua quân chủ độc đoán, mà lại có một tinh thần, lư tưởng chung, là v́ nó có một cơ sở chung là kinh tế hàng hóa phát triển đ̣i hỏi một thị trường thống nhất, và t́nh h́nh đối lập chung của tập thể Hy Lạp chống với những bộ tộc và bộ lạc xung quanh, nhất là với Ba Tư. Do đó, chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp là trường hợp độc nhất của lịch sử không thông qua quân chủ độc đoán, mà phát triển theo h́nh thức cộng ḥa dân chủ, phát triển được tự do b́nh đẳng tới một mức nhất định trong hàng ngũ nhân dân tự do; do đó nó phát triển được những tư tưởng tiến bộ trong phạm vi lư tưởng, nhưng cũng có một nội dung tiến bộ thực sự, cho nên h́nh thức này đă trở thành một kiểu mẫu đến một mức nào đó cho chế độ dân chủ sau này, đặc biệt là trong thời kỳ cách mạng tư sản.

 

Một trong những tác phẩm văn nghệ phản ánh được tinh thần liên minh lỏng lẻo đó là anh hùng ca của Homère. Tác phẩm này diễn ra một điển h́nh ở tŕnh độ chiếm hữu nô lệ của một liên minh tự nguyện tự giác có thống nhất bằng lư tưởng, lư tưởng đây có cơ sở hẳn hoi của nó. Đối với chúng ta, vấn đề không phải là xem câu chuyện có thật hay không, hoặc có đúng như thế không. Nhiều nhà bác học cho rằng chưa có bằng chứng chính xác chứng tỏ có chiến tranh Troie, và dù có đi nữa th́ cuộc chiến tranh đó cũng không giống như trong tác phẩm của Homère. Homère (hay những tác giả mà ta gọi chung dưới tên Homère, sống vào khoảng cuối thế kỷ VIII - đầu thế kỷ VII tr. CN) đă biểu hiện lư tưởng của ḿnh qua một chuyện cổ tích. Ông đă xây dựng câu chuyện theo tư tưởng bấy giờ, nghĩa là lúc văn minh thành thị Hy Lạp bắt đầu phát triển, và những thành thị đi chiếm căn cứ địa ở Địa Trung Hải và Hắc Hải. Do đó Hellespont trở thành một trung tâm gặp gỡ của các thành thị Hy Lạp, và cần được bảo vệ chống với các bộ lạc và bộ tộc chung quanh như các bộ tộc ở Á  đông. Tầm quan trọng của thành Troie có cơ sở là việc đi t́m căn cứ địa ở Địa Trung Hải và Hắc Hải. Anh hùng ca của Homère cũng là một lối khai thác vốn cũ, dùng một chuyện cổ tích để diễn đạt sự liên minh lư tưởng của các thành thị Hy Lạp cùng bảo vệ con đường đi vào Hắc Hải. Mâu thuẫn giữa Achille và Agamemnon phản ánh mâu thuẫn thực sự bấy giờ giữa các thành thị Hy Lạp, và anh hùng ca này là một bài học đoàn kết cho những người đương thời.

 

Trong đoạn đầu của văn minh Hy Lạp, vốn cũ được khai thác theo kiểu anh hùng ca. Đặc điểm của khái niệm anh hùng ca là trong đó khách quan và chủ quan là hoàn toàn thống nhất, có thể nói là lẫn lộn. Mỗi vai tṛ có tính chất h́nh như tự nhiên của nó, nó là nó thôi, không so sánh với một cái ǵ khác. Anh hùng  là người đồng nhất với một vai tṛ nhất định, hết vai tṛ ấy là chết, không có vấn đề đấu tranh tư tưởng, thắc mắc. Ư nghĩa chủ quan của anh hùng hoàn toàn thống nhất với sự việc khách quan. Achille tức giận bỏ đi rồi lại trở về... tính ông như thế, không thể quan niệm là trong ấy có ưu điểm và khuyết điểm. Mỗi anh hùng là như thế, ta không thể quan niệm khác được. Tính chất anh hùng của Achille là tất cả những việc ông ta đă làm, chính là ông ta đấy. Trong anh hùng ca, có mâu thuẫn giữa các nhân vật, nhưng không có mâu thuẫn nội tâm trong một nhân vật. Ư nghĩa của vai tṛ đơn giản, một chiều, chỉ có thế, mà phải như thế thôi, không thể khác được. Ư nghĩa anh hùng này phản ánh bước đầu của chế độ thành thị Hy Lạp, tức là bước chuyển biến nguyên thủy từ chế độ bộ lạc lên chế độ thành thị, trong đó mỗi người anh hùng tiêu biểu cho một bộ lạc hay một số bộ lạc, và giữ tính chất cứng rắn của bộ lạc: người nào là người ấy, không phức tạp, không thắc mắc, không có vấn đề tư tưởng. Đó chính là giai đoạn cộng ḥa quư tộc, trong đó mâu thuẫn nội bộ thành thị chưa phát triển (thực ra đă có rồi, nhưng được giải quyết một cách tạm thời nhờ phong trào lập căn cứ địa). Nhưng đến cuối thế kỷ VII tr. CN, trong thế kỷ VI tr. CN, và nhất là tới thế kỷ V tr. CN, mâu thuẫn giai cấp phát triển đưa lên chế độ cộng ḥa dân chủ. Lúc này quyền thống trị của bọn quư tộc đă bị gạt bỏ, nhưng không v́ thế mà những yếu tố của chế độ cũ mà nó là đại biểu đă hoàn toàn mất. Trái lại, trong chế độ dân chủ chủ nô, mâu thuẫn giai cấp mới được tạm thời giải quyết bằng cách phát triển công thương nghiệp, hợp lư hóa cách bóc lột nô lệ, do đó nâng đỡ được dân tự do nghèo, thực hiện được dân chủ trong hàng ngũ nhân dân tự do; nhưng mâu thuẫn cũ vốn c̣n (trước là giữa quư tộc và dân chủ, bây giờ là mâu thuẫn giữa bọn thượng lưu tức là quư tộc cũ và nhà giàu quư tộc hóa với phe dân chủ). Trong đó, bọn thượng lưu tiêu biểu cho cả truyền thống cũ, truyền thống này lại c̣n ảnh hưởng nhiều trong nhân dân. Nhân dân các thành thị thống nhất trong nội bộ thành thị với nhau là v́ vẫn phải dựa trên cơ sở cũ của bộ lạc, chứ nếu chỉ dựa vào cơ sở công thương nghiệp th́ các thành thị Hy Lạp đă không giữ được loại biệt tính và quyền độc lập riêng của ḿnh, mà đă thống nhất thành một bộ tộc lớn. Như thế, chế độ dân chủ Hy Lạp là dựa trên sự thống nhất của các chủ nô ở mỗi thành thị để thống trị giai cấp nô lệ. Cho nên di tích cũ bề ngoài bị gạt bỏ v́ kinh tế hàng hóa và chế độ dân chủ phát triển, nhưng bên trong c̣n được duy tŕ để làm cơ sơ bảo vệ quyền thống trị và sự thống nhất của công dân của mỗi thành thị riêng lẻ để đàn áp nô lệ.

 

Trong buổi đầu thế kỷ VIII và VII tr. CN, kinh tế hàng hóa đang phát triển, thành thị mới phát triển bước đầu, mâu thuẫn giữa các tầng lớp chủ nô chưa sâu sắc lắm, th́ mâu thuẫn giữa di tích chế độ cũ (di tích bộ lạc) và lư tưởng phổ cập của chế độ mới (chế độ Nhà nước) chưa phát hiện rơ. Đến thế kỷ V tr. CN là giai đoạn cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ Hy Lạp mà cũng là bước đầu suy vong, th́ mâu thuẫn phát triển mạnh mẽ. Nó là mâu thuẫn giữa nội dung và h́nh thức của chế độ chiếm hữu nô lệ. Về nội dung, nó dựa trên di tích bộ lạc: quan hệ chủ nô và nô lệ là quan hệ giữa bộ lạc thắng và bộ lạc thua, giữa người có quyền công dân và người hoàn toàn không có quyền, v́ đối với bộ lạc không có con người nói chung, mà chỉ có con người của bộ lạc ḿnh được bảo vệ quyền lợi, do đó con người bên bộ lạc thua bị phủ định hoàn toàn. Nhưng về h́nh thức, v́ công thương nghiệp phát triển, nên h́nh thức dân chủ là bao quát cả mọi người, Nhà nước là một cơ quan h́nh thức phổ cập bảo vệ quyền lợi chung. Quan hệ bộ lạc c̣n những di tích trong truyền thống gia đ́nh, trong lễ nghi gia đ́nh, liên đới theo thuyết thống, trái lại Nhà nước là tiêu biểu lợi ích chung, liên đới đây không theo huyết thống mà theo luật pháp. Do đó, hai yếu tố có mâu thuẫn, và mâu thuẫn này được diễn tả trong văn nghệ của thế kỷ V tr. CN bằng thể văn bi kịch. Người anh hùng trước kia là một vai tṛ đơn thuần, một chiều v́ chế độ chiếm hữu nô lệ bấy giờ chưa phát hiện mâu thuẫn nội bộ, đến bây giờ vai tṛ anh hùng mang một mâu thuẫn nội bộ, mâu thuẫn trong tư tưởng, muốn thế này nhưng lại phải làm thế khác. Do đó nó có tính chất bi quan.

 

Hai tác giả bi lịch lớn hồi này là Eschyle và Sophocle.

 

ESCHYLE (khoảng 525 – 456 tr. CN)

 

Eschyle già hơn và c̣n giữ nhiều yếu tố anh hùng ca hơn. Trong Eschyle, mâu thuẫn c̣n phần nào khách quan, thể hiện giữa các thần; với Sophocle, nó đă hoàn toàn nội tâm hóa. Một thí dụ về bi kịch của Eschyle là Tam kịch Orestie. Đây là một câu chuyện cổ tích truyền từ thời bộ lạc, qua anh hùng ca rồi thành bi kịch:

 

Trong lúc Agamenmon đánh Troie, vợ ở nhà là Clytemnestre đi lại với Egisthe; Agamemnon chiến thắng trở về, hai người kia âm mưu ám hại, rồi Clytemnestre tôn Egisthe lên làm vua. Con Agamemnon và Clytemnestre là Oreste bị đày xa, lúc lớn lên trở về giết mẹ và Egisthe để trả thù cho cha.

 

Thời bộ lạc tan ră, chuyện này cũng thông thường, v́ việc tranh giành ngôi vua xảy ra luôn luôn. Trong anh hùng ca, lúc thành thị mới phát triển, phụ quyền thắng mẫu quyền, chuyện này tiêu biểu cho ḷng độc ác của người đàn bà, và nhiệm vụ trả thù cho cha phản ánh việc phụ quyền thắng mẫu quyền. Đến thế kỷ V tr. CN, mâu thuẫn giữa mẫu quyền và phụ quyền trở thành tiêu biểu cho mâu thuẫn giữa gia đ́nh và Nhà nước, hai bên đều thiêng liêng. Oreste giết mẹ là phạm tội ác lớn nhất không thể tha thứ được, lớn hơn cả tội Clytemnestre.

 

Theo truyền thống thị tộc, vợ giết chồng là có tội, nhưng không phạm đến thiêng liêng v́ hai người không cùng huyết thống, nhưng con giết mẹ, dù là trả thù cho cha, cũng là phạm vào truyền thống thiêng liêng, phạm một tội ác lớn nhất. Nhưng xét theo luật Nhà nước th́ ai giết người phải bị trừng trị không kể cùng huyết thống hay không, nên Oreste có tội nhưng cũng có phần chân chính.

 

Trong tam kịch Orestie của Eschyle, lúc Clytemnestre giết Agamemnon th́ bị nhân dân oán ghét, và Oreste giết mẹ trả thù cho cha th́ được nhân dân ủng hộ. Tức là công quyền đă về phía Oreste. Đáng lẽ Oreste được lên ngôi, nhưng bị những thần gia đ́nh Erynnies9 (là một thứ yêu chuyên môn trả thù những kẻ phạm vào lễ nghi gia đ́nh) theo đuổi, nên phải bỏ chạy lông bông.

 

Cuối cùng, Oreste tới Athènes là tiêu biểu cho Nhà nước dân chủ chủ nô hoàn bị nhất, và kêu gọi bà Athéna xét xử. Nhưng bà này cũng thuộc hạng thần mới, bảo vệ Nhà nước và luật pháp mới, nên không dám xử mà để ṭa án tộc biểu của Athènes xét xử và tự ḿnh làm chủ tọa.

 

Các thần Erynnies tố cáo Oreste đă phạm tội ác lớn nhất, nặng hơn cả tội ác của Clytemnestre. Apollon bào chữa cho Oreste, cho rằng: tội đổ máu là tội đổ máu  chứ không kể đến huyết thống, v́ nếu chỉ theo lễ nghi gia đ́nh, nghĩa là để cho người thuộc các gia đ́nh khác nhau tự do giết nhau th́ sẽ hỗn loạn không c̣n đời sống xă hội. Lúc đầu phiếu hai bên ngang nhau, nhưng Athéna bỏ phiếu cho Oreste, vậy Oreste được tha.

 

Eschyle đă khai thác truyện này theo ư ḿnh và đặt vấn đề mới: gia đ́nh và Nhà nước. Nhà nước mâu thuẫn với gia đ́nh, v́ không thể để lễ nghi gia đ́nh hạn chế tính chất phổ cập của luật pháp Nhà nước, nhưng Eschyle vẫn thấy truyền thống gia đ́nh có tính chất thiêng liêng của nó mà ông không giải thích được.

 

Sự thực là v́ truyền thống gia đ́nh bảo vệ sự thống nhất của mỗi thành thị Hy Lạp và bảo vệ giới hạn hẹp ḥi của thành thị, làm cơ sở cho sự thống trị của giai cấp chủ nô trong mỗi thành thị đối với nô lệ. Người bấy giờ không thể thấy rơ  điểm này.

 

Nhưng bên cạnh sự thiêng liêng của gia đ́nh, c̣n có thiêng liêng của Nhà nước. Bấy giờ chế độ chiếm hữu nô lệ đang ở độ cao nhất của nó nên số phiếu hai bên ngang nhau, v́ đều bảo vệ quyền lợi của chủ nô; hai bên tuy có mâu thuẫn nhưng có dung ḥa.

 

Nhờ Athéna, luật pháp Nhà nước thắng, nhưng có nhân nhượng chứ không tiêu diệt bên kia: những thần Erynnies bị tước quyền theo đuổi những tội phạm gia đ́nh, nhưng lại được thờ ở Athènes với tên mới là Euménides nghĩa là «thần tốt».

 

V́ sao tác phẩm của Eschyle có tính chất bi kịch? V́ mâu thuẫn xă hội ở đây thể hiện trong vai tṛ anh hùng. Vai tṛ này không đơn giản, một chiều như trong anh hùng ca mà nó có hai mặt: phải trả thù cho cha, muốn trả thù cho cha phải giết mẹ. Có sự đối lập giữa hai nhiệm vụ của gia đ́nh và Nhà nước, giữa lễ nghi  và luật pháp nên có bi quan. Bi quan không phải v́ có người chết. Trong anh hùng ca, có nhiều người chết, nhưng không bi quan, v́ mỗi vai tṛ chỉ có một ư nghĩa, vậy hoàn toàn đồng nhất với sự việc khách quan. Ở đây, vai tṛ có hai ư nghĩa, hai nhiệm vụ, đều thiêng liêng cả hai, mà lại không thể dung ḥa được với nhau.

 

Tính chất bi quan này tiêu biểu cho mâu thuẫn không giải quyết được trong giai cấp chủ nô: một mặt phải coi nô lệ là một thứ người khác (theo truyền thống bộ lạc cho người ngoài là không có quyền ǵ), mặt khác lại phát triển kinh tế hàng hóa, do đó phát triển quan hệ phổ cập giữa người và người, mọi người công nhận lẫn nhau, thoát khỏi giới hạn hẹp ḥi của chế độ huyết thống. Bước đầu tiêu biểu cho tư tưởng b́nh đẳng một phần nào ở đây là pháp luật Nhà nước: mọi người đều phải phục tùng luật pháp; chế độ dân chủ phát triển, đề cao con người, đề cao luật pháp b́nh đẳng (h́nh thức), nhưng h́nh thức ấy lại mâu thuẫn với quan hệ đàn áp giữa chủ nô và nô lệ, nên chế độ chiếm hữu nô lệ bắt buộc  phải duy tŕ quan hệ huyết thống để bảo vệ sự liên đới giữa chủ nô với nhau. Do đó, chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển càng mâu thuẫn với nhau.

 

Trong phạm vi ư thức, mâu thuẫn này được phản ánh trong hai quan hệ đều căn bản giữa chủ nô: gia đ́nh (thượng lưu) và Nhà nước (dân chủ), gây ra những tấn bi kịch trong giai cấp thống trị. Lúc chế độ nô lệ c̣n lên, với Eschyle, bi kịch c̣n được giải quyết về h́nh thức. Oreste được ṭa án Athènes tha (ṭa này sau thành ṭa Aréopage, xử tội trên cơ sở dung ḥa hai truyền thống, dung ḥa hai phe đối lập trong hàng ngũ thống trị là thượng lưu và dân chủ).

 

SOPHOCLE (khoảng 495 – 406 tr. CN)

 

Sau đó vài năm, tức là với lứa sau, bi kịch phát triển tính chất bi quan đến cao độ, và mâu thuẫn trở nên bế tắc trong tác phẩm của Sơphocle, phản ánh mâu thuẫn trong giai cấp thống trị đă đến mức không giải quyết được.

 

Ví dụ bi kịch Oedipe: một mặt Oedipe cứu Thèbes, lên làm vua; mặt khác lại không biết ḿnh là con vua cũ Laios, và đă giết ông này và lấy hoàng hậu tức là chính mẹ ḿnh. Với luật pháp, người cứu nước làm vua là đúng, nhưng về mặt lễ nghi gia đ́nh, Œdipe đă giết bố, lấy mẹ, và đẻ con là em của ḿnh, th́ vấn đề không thể giải quyết được.

 

Với Oreste, vấn đề là có nên giết mẹ hay không, Oreste nghe Apollon bảo giết mẹ rồi ông sẽ che chở cho, do đó vấn đề có thể được giải quyết bằng cách dung ḥa. Trong Oedipe, vấn đề nằm trong sự việc, lúc làm việc đó Oedipe không biết tội của ḿnh, nên lúc phát hiện ra th́ không thể tha thứ và sửa chữa được.

 

Đây là bi kịch tuyệt đối, nên chỉ có thể đưa tới chỗ Jocaste tự tử, Oedipe tự chọc mắt và bỏ đi lang thang. Những bi kịch khác của Sophocle cũng có tính chất này. Với Antigone cũng vậy, t́nh h́nh ở đây cũng có tính chất siêu ư thức, v́ nó đă bị quy định một cách tất yếu từ trước: Antigone không thể không làm ma cho anh, là điều mà cậu là Créon nghiêm cấm. Khi Créon biết th́ Antigone bị trừng trị, nhưng Antigone chỉ có thể nhận tội thôi, không thể làm khác được, vấn đề không thể giải quyết được.

 

Trong anh hùng ca, chế độ chiếm hữu nô lệ mới lên, vai tṛ anh hùng là đơn thuần, là chiến thắng; tới bi kịch là lúc chế độ đă bộc lộ mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa thống trị và bị trị, không thể giải quyết được trong phạm vi ư thức hệ thống trị, v́ chính cơ sở khách quan của nó phát triển th́ lại dần dần phủ định quyền thống trị của nó, th́ vai tṛ anh hùng trở nên phức tạp, bao hàm trong nội tâm một mâu thuẫn không giải quyết được, do đó tác phẩm toát ra một tính chất bi quan chua xót.

 

2. Thế nào là quan niệm biến chuyển có tính chất máy móc?

 

Một lập luận có tính chất máy móc khác lập luận biện chứng ở chỗ lập luận máy móc theo công thức của một quy luật máy móc, tức một phương thức của sự biến chuyển số lượng trong không gian, trong ấy trạng thái của những bộ phận trong không gian ở một lúc nhất định quy định trạng thái của nó lúc sau. Một ví dụ đơn giản: một vật ở một điểm nào đấy có một lực lượng nhất định, với một hướng nhất định; do trạng thái của nó ở mỗi một lúc nhất định, ta có thể quy đinh vị trí của nó lúc sau.

 

Chẳng hạn trong mỗi một đơn vị thời gian, vật ấy tiến được một đoạn nhất định: khi đi trong không khí chẳng hạn th́ nó thắng phản lực của không khí. Lấy lực của vật ấy trừ phản lực của không khí, ta có thể biết vị trí của nó lúc sau.

 

Đó là quy luật của phương thức vận động máy móc.

 

Sàn xuất máy móc là có một số công cụ xếp đặt theo một hệ thống nhất định, với một số động tác nhất định, chế biến nguyên liệu thành sản phẩm theo một quá tŕnh nhất định. «Máy móc» là có thể tính toán được với hệ thống công cụ ấy, và số động tác ấy, quá tŕnh của sản phẩm, và số lượng sản phẩm làm ra. Trong công thức ấy, thời gian chỉ là số lượng, mất đặc tính lịch sử của nó. Trong phương thức sản xuất máy móc, biến chuyển căn bản là biến lượng; biến chất chỉ là đối với chủ quan chúng ta, chứ trong bộ máy th́ ta chỉ định sự biến lượng.

 

Đến một lúc này đấy, muốn hay không, cũng sẽ có sự biến chất, nhưng trong phương thức sản xuất máy móc, người ta chỉ tính sự biến lượng. Tư tưởng máy móc là trừu tượng ở chỗ chỉ tính biến lượng thôi, chứ không tính biến chất, nhưng đó là một sự việc khách quan phải chịu đựng.

 

Phương pháp tư tưởng máy móc căn bản xuất phát từ tổ chức sản xuất hàng hóa. Tổ chức sản xuất hàng hóa khác tổ chức sản xuất tự nhiên (cộng đồng, gia đ́nh) là ở chỗ tổ chức sản xuất tự nhiên là tiêu thụ trong phạm vi sản xuất: ḿnh làm ḿnh ăn («ḿnh» là những người nội bộ một cơ sở sản xuất cộng đồng). Người sản xuất cũng là người sử dụng. Người ta làm để mà hưởng, nên chỉ nhằm điển h́nh chủ quan mà ḿnh muốn, theo yêu cầu chủ quan của ḿnh. Do đó, cách bố trí các bộ phận trong công tŕnh sản xuất chưa cần phải được hợp lư hóa, chỉ cần theo điển h́nh cựu truyền trong gia đ́nh, thị tộc, bộ lạc.

 

Đến lúc hoạt động trao đổi trở thành trao đổi hàng hóa (bước đầu là trao đổi sản phẩm, bước hai là trao đổi hàng hóa và cuối cùng là trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ)10, th́ sản xuất nhằm trao đổi ấy phải hợp lư hóa. Lư do chủ yếu là không nhằm nhu cầu gia đ́nh, thị tộc hay bộ lạc, mà nhằm một nhu cầu trừu tượng và rộng răi, về h́nh thức là phổ cập, thông qua tiền tệ. Qua nhu cầu trừu tượng và rộng răi ấy, sản xuất phải được hợp lư hóa. Nó phải là đại quy mô và nhằm lợi nhuận, về h́nh thức là vô hạn, như không nhằm thỏa măn nhu cầu trực tiếp và hữu hạn của một cộng đồng nhất định.

 

Nhà tư sản tổ chức sản xuất nhằm làm sao bố trí các yếu tố sản xuất để với một vốn tối thiểu, trong thời gian tối thiểu, lại thu được lợi nhuận tối đa. V́ thế phải hệ thống hóa động tác, thống nhất quá tŕnh sản xuất, để thu được nhiều lợi nhất.

 

Quá tŕnh sản xuất hợp lư hóa ấy, thời cổ đại và phong kiến không hoàn thành được, mà chỉ hoàn thành được trong phương thức sản xuất tư bản, trong đó mọi yếu tố của phương thức sản xuất đều tính bằng tiền, kể cả nhân công. Trước kia, với nô lệ hoặc nông nô, công nghiệp hay thợ thủ công chưa thực sự tự do, th́ nhân công chưa được tính bằng tiền. Trái lại, trong phương thức sản xuất tư bản, công nhân chỉ được tính theo mức lao động trừu tượng mà người ấy làm, tư bản mua. Trước thời tư bản, chưa có khái niệm nhân công tự do, cho nên chưa tính được một cách hợp lư quá tŕnh sản xuất, nhưng cũng đă có thể tính một phần nào đấy, nên đă bắt đầu có tổ chức hợp lư đến một mức nhất định. Phần tổ chức đă hợp lư là tổ chức máy móc: bố trí công cụ, động tác để đạt được lợi nhuận tối đa, với số vốn tối thiểu, trong thời gian tối thiểu. Do đó, trên điển h́nh sản xuất hợp lư hóa như thế, xuất hiện tư tưởng lư tính, về nội dung có tính chất máy móc.

 

«Máy móc» v́ nó chỉ nhằm chủ yếu những vị trí tiếp tục trong không gian, chứ không nhằm quá tŕnh biến lượng trở thành biến chất. Do đấy, nó cũng không nhằm con người sản xuất.

 

Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho lợi nhuận, chứ không nhằm người sản xuất. Tổ chức sản xuất, và do đó, phương pháp tư tưởng máy móc biến con người sản xuất thành một thứ máy móc. Tất cả những vấn đề nhân đạo, nhân sinh quan tập trung vào phía có của, phía hưởng thụ lợi nhuận, phía giai cấp thống trị. Cho nên vấn đề nhân sinh quan không thoát khỏi phạm vi con người hưởng thụ - giai cấp thống trị. Vấn đề đời sống của nhân dân vẫn có, nhưng bắt buộc phải thông qua hệ thống tư tưởng và quyền lợi của giai cấp thống trị. V́ có phần nội dung nhân dân ấy, nên những quan niệm tư tưởng thời ấy vẫn có một giá trị nào đó. Qua tư tưởng thống trị vẫn có những nhu cầu chân lư của người sản xuất. Cụ thể lúc triết học lư tính xuất hiện ở Hy Lạp, trong lúc có đấu tranh chống tôn giáo, nó phát triển được tính chất duy vật và một phần nào đấy tính chất biện chứng. Nhưng xét nội dung thực tế trong phạm vi nào nó t́m cách giải thích thực sự những hiện tượng trong thế giới, th́ nhất định nó phải đi t́m những điển h́nh máy móc. Ví dụ: Anaximandre giải thích cuộc vận động của các hành tinh và định tinh, mặt trời, mặt trăng, bằng những vận động của những ṿng lửa bọc trong bao khí có những lỗ thủng. Qua những lỗ thủng ta trông thấy lửa. Những điểm sáng ấy là mặt trời, mặt trăng, ngôi sao.

 

Giải thích ấy ngây thơ, nhưng về phương pháp tư tưởng th́ nó duy lư v́ không giải thích bằng thần thánh mà bằng những yếu tố vật chất. Phương pháp tư tưởng ấy theo những điển h́nh duy lư máy móc, xuất phát từ những kinh nghiệm sản xuất có tính chất máy móc.

 

Sau đó, Anaximène giải thích sự vật bằng khí, cho rằng khí đọng lại thành nước, thành đất. Lúc dăn ra th́ đất thành nước, nước thành khí, khí thành lửa. Căn bản quan niệm ấy có tính chất duy lư theo kiểu máy móc, chỉ nhằm quá tŕnh chuyển động trong không gian, chứ không h́nh dung được quá tŕnh biến lượng trở thành biến chất. Đó là mức độ lư tính đạt được trong xă hội trước, do sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

 

Đó là về căn bản. Nhưng trên căn bản ấy, trong lúc đấu tranh chống tôn giáo đă có những yếu tố biện chứng, v́ chống tôn giáo là chống phương pháp giải thích bằng thần thánh, th́ phải đề ra cách giải thích bằng quá tŕnh biến chuyển vật chất. Trong cách giải thích ấy, có nắm được nội dung biện chứng nào đấy. Nhưng nội dung thực tế bao quát được lại có tính chất máy móc. V́ vậy, có rất nhiều vấn đề mà phương pháp tư tưởng ấy không giải quyết được: chủ yếu là vấn đề nhân sinh quan, vấn đề ư nghĩa đời sống con người.

 

V́ nếu tất cả chỉ là một cuộc vận động của những vật thể trong không gian, và theo điển h́nh đạt được cao nhất trong thời cổ đại tức là vận động của những nguyên tử trong không gian, th́ không hiểu người ta c̣n làm ǵ ở đây? Đời sống c̣n có ư nghĩa ǵ nữa trong một thế giới hoàn toàn máy móc? Người ta chỉ có thể đạt được ư nghĩa đời sống một cách tiêu cực: trong một thế giới hoàn toàn máy móc, người ta thoát khỏi những mơ mộng, sợ sệt do mê tín gây ra. Đó là phương thức giải phóng cao nhất đạt được trong xă hội cũ. Nhưng đó cũng chỉ là một thứ giải phóng cá nhân tiêu cực, chỉ có thể thỏa măn một phần nào đấy trong lúc giai cấp công thương đang lên, kinh tế hàng hóa thắng lợi.

 

Đến lúc giai cấp công thương xuống, trải qua một cuộc khủng hoảng, th́ lúc bấy giờ vấn đề ư nghĩa đời sống lại được đặt ra một cách tích cực.

 

Sở dĩ giai cấp công thương trong giai đoạn đang lên giải quyết vấn đề đời sống một cách tiêu cực, là v́ trong khái niệm lư tính trừu tượng nó đă hưởng thụ được quyền thống trị của nó, bằng cách trừu tượng hóa quá tŕnh sản xuất, phủ định công tŕnh lao động thực tế, phủ định con người sản xuất.

 

Cách hưởng thụ quyền thống trị ấy, giai cấp địa chủ quư tộc không thực hiện được, v́ nó chỉ thống trị của tổ chức sản xuất tự nhiên (gia đ́nh, cộng đồng), chứ nó không có công tŕnh tổ chức hợp lư. Giai cấp địa chủ quư tộc hưởng quyền thống trị qua tôn giáo, xuất phát từ phương thức sản xuất tự nhiên, trong ấy quyền thống trị nhằm trực tiếp chiếm đoạt sản phẩm bằng mệnh lệnh. Tôn giáo là ư thức tư tưởng mệnh lệnh thuần túy. Thần nói một tiếng là thực hiện.

 

Nhưng giai đoạn đi lên của kinh tế hàng hóa là hữu hạn. V́ nó chỉ có thể phát triển với những thị trường rộng răi, trên cơ sở những đơn vị công nghiệp địa phương tương đối hạn chế. Sự chênh lệch giữa nhu cầu của thị trường rộng răi và khả năng sản xuất địa phương thúc đẩy mức sản xuất. Cụ thể như trong thời cổ đại Hy Lạp, những đơn vị văn minh đầu tiên chỉ là những thành thị nhỏ, thế mà thỏa măn nhu cầu của Địa Trung Hải và Hắc Hải, c̣n ở tŕnh độ dă man. Những thành thị Hy Lạp lớn lúc ấy, kể cả thôn quê xung quanh (tức là tỉnh), chỉ  có độ mấy chục vạn người. Như thế mà họ đi buôn bán rất xa: từ Hy Lạp đến bờ biển Ư, Pháp, Y-pha-nho và trên bờ Hắc Hải. Nhưng lúc đi buôn như vậy, họ mang phương thức sản xuất mới đến những vị trí c̣n giữ độc quyền măi được, mà mất độc quyền th́ đi đến chỗ bế tắc.

 

Ở Hy Lạp, thế kỷ VIII tr. CN, phong trào phát triển thành thị trên cơ sở phát triển ngoại thương, phát triển căn cứ địa. Đến một lúc nào đó, căn cứ địa cũng sản xuất hàng hóa. Khủng hoảng, đấu tranh giai cấp trong thành thị phát triển. Đầu tiên th́ bọn quư tộc tư sản hóa bỏ vốn ra buôn bán. Đến khi kinh tế hàng hóa phát triển, xuất hiện một số nhà giàu mới xuất phát từ nhân dân, và làm giàu bằng công thương nghiệp. Lúc xảy ra khủng hoảng th́ phát triển mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và giai cấp thống trị. Mâu thuẫn ấy được phản ánh trong mâu thuẫn giữa phe thống trị (tư tưởng và quư tộc tư sản hóa). Bọn tư sản mới dựa vào nhân dân, đề cao dân chủ, đ̣i công lư, pháp luật (trước kia quư tộc xử án theo những lễ nghi bí mật). Bây giờ đ̣i tuyên bố luật pháp, tăng cường vai tṛ của Hội nghị toàn dân (Ecclésia) và Hội đồng đại biểu nhân dân (Boulê). Hai tổ chức này thay thế cho hội đồng tộc trưởng cũ (ví dụ như ở Athènes th́ hội đồng Aréopage dần dần bị tước quyền chính trị).

 

Đấy là t́nh h́nh thế kỷ VII - VI tr. CN. Song song với bước tiến bộ của chế độ dân chủ ấy, phát triển triết học duy vật với Thalès, Anaximandre, Anaximène,  Héraclite, Empédocle, Anaxagore, kết thúc bằng thuyết nguyên tử (Leucippe và Démocrite).

 

Đến thế kỷ V tr. CN, chế độ dân chủ chuyển sang một bước mới v́ kinh tế hàng hóa lại tạm thời giải quyết được những mâu thuẫn nôi bộ của nó, nổi bật nhất là sự cạnh tranh giữa các thành thị.

 

Đến thế kỷ V tr. CN, đa số thành thị buôn bán được liên kết dưới sự lănh đạo của Athènes thành liên minh Délos, do đó, tạm thời giải quyết mâu thuẫn (chủ yếu là những thành thị Tây Tiểu Á, thành thị ở Hắc Hải và ở bán đảo Chalcidique).

 

Giải quyết được mâu thuẫn đến một mức nào đấy, Athènes lại phát triển chế độ dân chủ một người mới, thực hiện thực sự quyền dân chủ của Hội nghị toàn dân (Ecclésia) bằng hai phương pháp:

 

- Tất cả các chức vụ, các ủy ban đại biểu cho nhân dân được trả lương. Điểm này rất quan trọng, v́ nếu không có lương th́ dân nghèo không tham gia chính quyền được, do đó không dân chủ thực sự.

  

- Các chức vụ nói chung là do rút thăm. Không thể nào dân chủ hơn thế được. Nếu bầu th́, với hoàn cảnh bấy giờ, người giàu vẫn mua chuộc được người nghèo. Để tránh sự mua chuộc th́ rút thăm giữa những người ứng cử. Trừ những trách nhiệm nào nặng quá như chỉ huy quân sự th́ mới có bầu cử. Nền dân chủ  này rộng răi, nhưng cũng chỉ trong phạm vi công dân thôi. Nô lệ và kiều dân th́ không có quyền.

  

Để h́nh dung chế độ ấy, ta chú ư tới dân số thành Athènes lúc bấy giờ: số công dân 4 vạn, kể cả đàn bà, trẻ con th́ vào khoảng 14 vạn; kiều dân đàn ông th́ độ 2 vạn, kể cả đàn bà trẻ con độ 7 vạn; về số nô lệ th́ các tài liệu không thống nhất, nhưng ta có thể ức đoán độ 20 vạn. Vậy tất cả thành Athènes có độ 40 vạn người. Trong đó 4 vạn người có quyền công dân, tham gia chính quyền. Dân chủ tương đối rộng răi so với chế độ thượng lưu hoặc quân chủ. Nhưng với toàn dân th́ vẫn hạn chế rất nhiều (tỷ số 1/10).

 

Nhờ chế độ dân chủ ấy, tư tưởng tiến bộ lại phát triển lên một mức cao hơn, là đặt vấn đề đời sống, vấn đề nhân sinh quan trong phạm vi lư tính. Xây dựng một vũ trụ quan duy lư.

 

Đến lúc chế độ dân chủ phát triển tới mức thực sự cho phép toàn dân tự do (công dân) được tham gia chính quyền đến mức nào đấy, th́ những cuộc tranh luận về giá trị con người, mục đích đời sống, v. v... phát triển. Do đó, phát triển nghề biện sĩ.

 

Có thể nói đó là chủ nghĩa nhân văn đầu tiên trong triết học, đề cao nhân sinh quan, đề cao xă hội văn minh, đề cao đời sống con người, kỹ thuật, khoa học và chống tôn giáo. Nhưng đồng thời nó cũng có những lệch lạc căn bản. Đặc biệt là sử dụng tài hùng biện để thắng thế trong những cuộc tranh luận; nói cho hay, lôi  cuốn quần chúng, chứ không đếm xỉa đến cái ḿnh nói là đúng hay sai.

 

Đó là mức cao nhất đạt được trong văn minh Hy Lạp, về phần nhân sinh quan.

 

Phần thứ hai của thế kỷ V tr. CN, chế độ dân chủ Hy Lạp bắt đầu đi đến bế tắc mà không có cách giải quyết. Mâu thuẫn giữa các thành thị phát triển. Athènes tuy có thống nhất được một số thành thị buôn bán, nhưng c̣n một số th́ lại chịu quyền lănh đạo của Sparte. Ở Sparte, bọn quư tộc, giàu có, đề cao chủ nghĩa thượng lưu (oligarchie) chống lại dân chủ.

 

Ngay trong lúc liên minh Délos dưới sự lănh đạo của Athènes phát triển, th́ đă có nhiều thành thị, đặc biệt ở bán đảo Péloponnèse chịu sự lănh đạo của Sparte. Mâu thuẫn phát triển giữa liên minh Délos (dân chủ) và liên minh Péloponnèse (thượng lưu) gây ra chiến tranh Péloponnèse. Cuối cùng, Athènes thua v́ Sparte lôi cuốn được một số thành thị ở bán đảo Sicile, nhất là Syracuse, và lợi dụng được hoàng đế Ba Tư. Do đó, ở Athènes, bọn thượng lưu thắng thế.

 

Đến năm 404 tr. CN, bọn này dâng tổ quốc cho Sparte, và chịu sự thống trị của Sparte. Sau đó, chế độ dân chủ lại khôi phục được, nhưng không mạnh như trước. Với cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng, không giải quyết được, th́ chính trong giai cấp thống trị những phần tử lạc hậu ngày càng lên và đặt vấn đề  nhân sinh quan trên một cơ sở mới, thoái bộ: làm sao cứu vớt được tổ chức bằng cách thủ tiêu chế độ dân chủ, thủ tiêu kinh tế hàng hóa?

 

Do đó, căn bản phải trở lại quan điểm duy tâm, với một h́nh thức tôn giáo nào đấy, nhưng cũng có tiếp thu những thành quả của khoa học và vẫn chống những h́nh thức mê tín cũ.

 

 

Trần Đức Thảo

(Lịch sử Tư tưởng trước Marx, tr. 227-293)

 

 



1  Tài liệu [B]

2  In nhầm là thế kỷ thứ X - thế kỷ thứ V tr. CN. Đă sửa lại trong bài. PTL

3 Không rơ in nhầm từ chữ ǵ, nhưng Góp phần phê phán kinh tế - chính trị học mà là bài ca th́ chắc là khó ḷng t́m ra ca sĩ. PTL

4 Những niên đại đó là những năm mà các nhà triết học ấy được 40 tuổi, tức là điểm cao nhất trong cuộc đời của một người (theo truyền thống Hy Lạp) - BT. Những tài liệu chúng tôi tham khảo ghi ngày mất và ngày sinh của các triết gia này như sau: Thalès (khoảng 625 hay 624 – 547 hay 546), Anaximandre (610 - 546), Anaximène (khoảng 585-525) - PTL

5 In nhầm là Anaximandre. Đă sửa lại trong bài. PTL

6 Hiện nay sách báo triết học dùng từ «vận động» thay cho «biến chuyển».  BT

 

7 Theo truyền thuyết: Một hôm người la mời Empédocle đi ăn tiệc, nhưng  phải chờ măi để đợi ông chủ tiệc, sau chủ tiệc đến làm chủ tọa rất độc đoán, bắt mọi người uống rượu rất nhiều, ai không uổng th́ đổ rượu lên đều; hôm sau, Empédocle triệu tập chủ tiệc và chủ nhà ra ṭa án, đề nghi xử tử. Ư nghĩa câu chuyện là lúc bấy giờ có một cuộc đấu tranh gay go giữa 2 phe: phe độc đoán và phe dân chủ.

8 Ở thời Cổ đại, nghề này có phần danh dự, v́ dưới chế độ chủ nô Hy Lạp, gia đ́nh c̣n truyền thống phụ quyền rất nặng. Đàn bà rất ít quyền, kết hôn căn bản là để có con và chuyển gia tài, vấn đề luyến ái t́nh cảm không có, nên phần t́nh cảm phát triển ngoài giá định lại có vai tṛ  văn hóa, xă hội.

 

9 Cũng viết là Erinyes. PTL

10 Trao đổi sản phẩm là trao đổi không có tỷ lệ, chỉ theo nhận xét chủ quan. Trao đổi hàng hóa trực tiếp là trao đổi theo tỷ lệ giữa các hàng hóa, nhưng chưa có đơn vị chung để làm kích thước đo lường. Trao đổi bằng tiền tệ tức là theo 1 thước đo chung là tiền tệ.