“Hộc” những tiếng “ki ai”

 

Học ở gốc cây chó đái

 

1.

Trong lớp học, thầy giáo giảng giải điển tích Dă tràng. Sau đó, “kỹ sư tâm hồn” kết luận:

-Mất công nhưng vô ích, “xe cát biển đông” là việc không bao giờ thành hiện thực. Các em có thể thương cảm loài dă tràng kia nhưng không thể dại khờ lăng quên chân lư.

“Kỹ sư tâm hồn” ngước mặt lên bức chân dung treo trên tường, không quên lời tán tụng:

-Chân lư quan trọng đến nổi: sông có thể cạn, núi có thể ṃn song chân lư ấy không bao giờ thay đổi.

Lại nh́n xuống những ánh mắt trong veo, những môi miệng chờ ban cấp nguồn tư-duy-đào-tạo. “Kỹ sư tâm hồn” nhịp nhịp cây thước kẽ trong tay:

-Học là ǵ? Nói cách khác, là tiếp thu chân lư và không bao giờ mỏi mệt. Chân lư là ǵ? Là sự thật. Với câu chuyện vừa kể, bây giờ đă đến phiên các em cho biết phần tiếp thu chân lư… Nào, có ai không? Hăy cố lên và vững tin v́ có thầy bên cạnh.

Một học tṛ hăng hái dong tay:

-Thưa thầy, nghe nói “kẻ lạ đang xe cát biển đông”. Nhưng mà nó mù tịt chân lư. Nó không hề biết mất công vô ích. Có phải rồi cũng sẽ như dă tràng không ạ?

Lời khen:

-Tốt, có tinh thần yêu nước. Ồ, nhưng chính thầy cũng chưa biết “kẻ lạ” ấy là ai. Làm sao lấy dă tràng để ví von, liên tưởng?

-Thưa thầy sao ạ?

-Nói biển đông mênh mông lắm. Khái niệm về biển ư? Vâng, bao la… Bao la. Quá bao la… c̣n thế này thế khác…

Một đứa nữa dong tay, bật dậy:

-Thưa thầy, dă tràng khác “kẻ lạ”. “Kẻ lạ đang xe cát biển đông”, nó đắp lên để không cho sóng đánh. C̣n dă tràng xe cát, lại bị sóng đánh tan tành. “Kẻ lạ” không phải là dă tràng. Nó…

“Kỹ sư tâm hồn” nhanh chóng trả lời trước khi chuyển qua đề mục khác:

-V́ sao kêu là “kẻ lạ”? Này, các em hăy nhớ: Cái ǵ “lạ” th́ không thể biết. Và đă không biết th́ đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.

 

2.

Giải lao ở pḥng hội của trường, “kỹ sư tâm hồn” đem thuật truyền kinh nghiệm cho các đàn em tấp tễnh mới ra ḷ. Bậc đàn anh ấy tỏ ra tâm đắc về nghiệp vụ thâm niên, nhắc lại măi một trong những “chân-lư-hôm-nay” câu “thần chú”: Cái ǵ “lạ” th́ không thể biết. Và đă không biết th́ đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.

Một “kỹ sư tâm hồn” đàn em tán thưởng:

-Lạ. Mấy lâu chưa có dịp thấy tŕnh độ đàn anh tầm cỡ ấy.

-Thế nào?

-Học hàm tiến sĩ trở lên…

Đàn anh nhíu mày nhưng đột nhiên nhỏ giọng lại, chỉ hai người đủ nghe:

-Bảo tao ngang cơ “tiến sĩ lạ”. Chứ ǵ?

Đàn em vẫn b́nh thản lắc đầu:

-Cái ǵ “lạ” th́ không thể biết. Và đă không biết th́ đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.

Chuông reo, các “kỹ sư tâm hồn” xách cặp, đứng lên và bước đi với những bước khoan thai…

 

3.

Vài hôm sau. Hai người chạy thể dục sáng sớm trong công viên t́nh cờ gặp lại nhau. “Kỹ sư tâm hồn” đàn anh tỏ ư phân bua:

-Thực ra th́… Hôm nọ, chú mày… Ừ, nhưng thôi. Cuộc sống bây giờ phải thế. Như nhau cả. Chắc chú mày quá hiểu?

“Kỹ sư tâm hồn” đàn em nhếch môi:

-Đâu có dễ ǵ may mắn như anh.

-Sao. Tao may mắn ǵ? Cái chức hiệu phó quèn, quá cũ. C̣n tương lai chú mày th́ tha hồ… Cứ một ḷng phấn đấu đi, đừng đánh giá quá thấp ḷng tốt của anh em. Nầy, nông nổi để làm ǵ. Rồi có hơn ai cái ǵ không, hả?

-Chỉ một hai năm nữa thôi, anh sẽ về lănh hưu. Cũng tha hồ lư giải để biện minh cho quá tŕnh chuyển tải “chân-lư-hôm-nay”. Chắc là thế.

Hắn nói thêm, trước khi chạy ṿng qua nẻo khác:

-Nói tương lai nào đây anh? Trước hay sau hưu trí? Cơm nóng và cơm nguội: Là hai loại niêu cơm trong “tiểu-sử-thằng-thầy”.

 

4.

Hơn nửa năm sau. Đầu đường phố, dưới bóng một cây xanh có mấy người xe ôm đang tán chuyện giết th́ giờ. Họ phát hiện ra một đồng nghiệp lẻ loi, lạ hoắc. Hắn một ḿnh đứng đấy, mồ hôi túa ra giữa nắng trưa đổ lửa. Câu chuyện của mấy người xe ôm lại phải đổi đề tài:

-Coi “lính mới” kia ḱa. Tao thấy thằng nầy chưa rành “nghiệp vụ”. Đứng “ngửi bụi” hết ngày.

-Rồi… lại thêm một thằng “độc cô cầu bại” nữa đây.

-Hê hê. Cứ thử đi chú em ơi. “Nghề thứ tám” sau “bảy nghề: thất nghiệp”.

-Cũng trước lạ sau quen thôi. Mới vào “đội bay”. Tài giỏi ǵ.

Lại có cả tiếng-hát-một-câu, đổi lời bài ca nào đó:

-“Hăy ôm nhau đi, những ngày tăm tối. Hăy đi xe ôm làm phúc với dân đen. Hăy chia nhau đi, những thằng vơ vét. Đừng có chia đều, mầy ít tao nhiều”.

Đột nhiên, “lính mới” trờ xe tới. Nhễ nhại mồ hôi nhưng trên mặt nụ cười thông thoáng:

-Chào các đàn-anh-gốc-cây. Cùng là người Việt nam đâu có lạ?

Một kẻ chăm ngó hoài mặt hắn:

-Ê, tao có gặp chú mầy ở đâu? Quen quen. H́nh như trường phổ thông cấp…

“Lính mới” chợt cười khan:

-Nơi ấy “lạ” hoắc, làm ǵ có quen quen như ở gốc cây nầy?

Một người đoán già:

-Ngang đầu cứng cổ, kỷ luật mất việc hay là hợp đồng hết hạn?

Hắn cũng chỉ cười cười. Người khác chen ngang:

-Ha ha. Trường nào? Học lạ không? Thầy là “đồ mất dạy”.

Tiếng cười rộ lên cả đám. Hắn đành xua tay cười khổ:

-Cái ǵ “lạ” th́ không thể biết. Và đă không biết th́ đừng nên nói tới. Nói, là vô trách nhiệm.

 

5.

Cuộc ḥa nhập với các đàn-anh-gốc-cây rất chóng vánh. Chẳng mấy chốc gă ta ngộ ra những điều chưa từng ai thuyết giảng: Ngôn-từ-gốc-cây dẫu thô nhưng-đâu-có-thiển(?). Cái-thô mang hơi thở hàng ngày, tại chỗ và không thể nào thay thế. Ngôn từ ấy nghiễm nhiên xoay lưng với mị ngữ hoa ngôn. Nó từ chối quanh co… Loại ngôn từ không chơi tṛ ẩn dụ, thập tḥ kiểu nghệ thuật ẩn thân: thỏ-đào-hang-sáu-cửa. Nó, ngôn-từ-gốc-cây: trực chỉ. Sự chấn uất của tiềm thức trong bóp-nghẽn-ngột-air. Giản đơn và bạo liệt “hộc” lên như những tiếng “kiai” từ nội tâm dồn nén. Họ, với ngôn-từ-gốc-cây: tự giải thích với nhau về xuất thân tên “lính mới”:

-V́ sao à? “Thầy giáo tháo giày”, “vấy đất, vất đấy”. Đừng có hỏi.

-Ê, thằng nào “nhiệt t́nh” sẽ phải đứng ngoài “nh́n tiệc”.

-Vinh hạnh ǵ đó? “lường đong” măi “đồng lương” rồi cũng chỉ “công cụ” cho mấy thằng “cu cộng”.

-Ôm miết mấy “lon gạo” có ngày mà “lao gọn”.

-Đù má “dạy th́ hóc” “nói dóc th́ hay”. Láo từ trong trứng láo ra.

-Thế thôi. Biết “ăn theo” mau “eo thăng”. C̣n loại “ngứa mắt” sẽ bị đời “ngắt mứa”.

-Nó ŕnh “bọp dái” do không cúi đầu “bái dọp” chứ sao?

-Rồi… cho mày húp “tâm hồn” luôn, c̣n tao nhai “tôm hùm”.

-Bao nhiêu thằng làm th́ “tay đau”. C̣n đến ăn là “tau đây”.

-Dạy “tôn sư trọng đạo” trong khi “tao sư đạo trộm”.

Các đàn-anh-gốc-cây tiếp tục cho tới khi tạm kết, thành đôi lời chúc phúc. Thứ quà tặng “đúng người đúng tội” đặc biệt dành riêng đàn em tấp tễnh mới vô nghề:

-Con cặt hết. Đù má, đừng có lo: “thầy cô” “thồ một cây”.

-Dẹp bộ mặt “đau thương” đi chú mày. Đừng để tụi “đương thau” nh́n, cười hệch hệch. Buồn cái đéo ǵ?

Một người tuổi cha chú, nổi hứng:

-Ê, tao đă đặt bài-vè-xe-ôm tụi chung quanh đây thuộc cháo hết. Chắc chú mày chưa “học”? Khi rảnh rảnh nhớ nhắc tao đọc cho nghe, “nhập nghệ”. Tao biết chi “mần thơ” như cái tụi “mơ thần” đồ ỉa trịn. Tụi chuyên bú cặt bưng bô… Tao đây dở dở “đặt ra vè, đè ra vặt” hết “lông dái” ba cái thằng “lai giống”… Đù má, tổ tiên sư bầy chó ngao ngậm “bă mới” về “bới mả” cha ông. Lũ thờ giặc làm thầy. Thứ ba đời liếm đít. Đù má… Ăn hết cức hết đái của dân. Đồ.. đồ…

Ông già trước cười to, sau chuyển thành cơn-điên-thế-sự. Chưởi đến hụt hơi, phừng mặt rồi ngồi yên thở dốc…

“Lính mới” thấp thỏm nh́n ông ta, không biết ǵ hơn hắn vội móc ra ve dầu gió. Lập tức có người kéo lại, nói như gây sự:

-Bây giờ đứa nào “cà xơn” tới dạy đời là ông già “bụp” đó, bất kể thân quen. Đù má, cứ để ông già “chưởi đại diện”. Đủ thiếu chi?

Nh́n cái vẻ hoảng kinh của hắn, có kẻ “chọc quê” ngay:

-Chú mày chạy xe ôm hay làm quan? Hở chút xoa dầu cạo gió…

Hắn vẫn c̣n ngơ ngác, ai đó giải thích:

-Thường thôi. V́ sao không biết chưởi? C̣n lạ lắm à. Sợ cục đéo!

Một người khác đâm bực ḿnh:

-Thấy không? Bởi “giận ḿnh hèn” nên đâm ra “den ḿnh hận”. Chưởi đi chớ. Chưởi cho có tí đạo đức. Đừng có tưởng ăn nói văn hoa, ra cái bộ tịch đạo mạo dạy đời. Đồ ỉa hết. Đồng lương thằng nào lại không lănh ra từ tiền thuế của dân, hả? Chính v́ thế, tụi tao vị nể chú mày: c̣n có chút “mất dạy”. C̣n mấy thằng nào: vẫn “có dạy” th́ khinh. Khinh như chó.

Một cảm giác khó tả không nói nên lời. Hắn chợt hiểu, hiểu quá rơ ràng: Người như hắn, một “kỹ sư tâm hồn” chưa dạy nổi một ai dù từng được tôn làm thầy giáo. Hắn thấy ḿnh đích thực may mắn: đang được-học-ở-gốc-cây. Những gốc cây mà ngày thường, trước đây hắn rất hay bị-bật-cười khi thấy các con chó đến bên, ghếch chân và đứng đái…

 

6.

Đêm về,  ră rời toàn thân nhưng đến khuya hắn vẫn ngồi ghi chép:

“Ngày, tháng, năm…

Ngôn ngữ thô - phương tiện cấp kỳ nhưng chắc thật - nói lên  phản ứng khước-từ-nô-lệ-hóa-con-người. Một trong những “cầu vượt từ vô thức” vô hiệu hóa cuộc sắp-hàng-trên-quốc-lộ-ngôn-từ. Là cảm ứng liên thông - nhân bản - giữa các thân-phận-tương-đồng. Thứ cầu vượt - để sẻ chia, đồng hành - không hiện thân của lạm dụng dung tục, càng không phải mốt-phục-sức cho cá nhân chủ-nghĩa. Vâng, đây đích thực cái-thô-cần-chiêm-ngưỡng.

Đôi ḍng, để tri ân một ngày đặc biệt: mới, nhưng không hề là ngày lạ… Kính cẩn cảm ơn những gốc-cây-chó-đái”.

Mở mắt, hắn ngủ gục không rơ đă bao lâu. Một tấm chăn ai đắp choàng vai? Nàng..! đă không tắt đèn bàn viết hắn, vẫn cứ để y nguyên nguồn sáng. Ngoài song cửa, đêm đang trộn với sương mù ngập ngụa. Đêm đen. Viết trên tay, hay chiếc gậy đồng hành? Và:

“Ráng hết sức liệng vù. Liệng

Sự tủi nhục của những ve

Dầu gió?

Đừng rụt cổ xoay ḿnh. Xối

Hăy tri ân từng-gáo-chưởi

Gội đầu

Mở hai mắt đêm thâu. Tạt

Thẳng mặt người cho con thú

Bỏ đi

Đống giẽ rách tư duy. Đái

Đừng lau mặt khăn mùi khai

Chữ nghĩa

Há hốc miệng thật to. Mửa

Kẻ trần truồng “hộc” tiếng hét

Kiai…”

 

(vườn tượng – 29/3/2016)

Trần Hạ Tháp