Triển lăm “văn…minh chuồng trại”

 

   N h ữ n g  n g ư ờ i  b ạ n  t h â n  c ủ a  h ế n

       truyện ngắn - Trần Hạ Tháp

 

 

    1*

    Ngôi nhà khá cũ. Một chàng tuổi trẻ bảnh bao đứng cạnh cổng ngơ. Gă ta chỉ im lặng mỉm cười, lịch sự gật đầu và đưa tay mời khách. Ngoài ra, chẳng bóng dáng một ai.

    Nhiều khách đi đường dừng lại bảo nhau “Vô thử đi. Coi có chi người ta quảng cáo”? Họ vừa đọc thấy mấy băng rôn. Có kẻ đoan chắc “Không phải cơ quan, là nhà sinh viên ở trọ”. Băng rôn viết ǵ? Cái trên cao: “Trưng bày văn minh chuồng trại”. Và phụ đề nhỏ hơn, cái dưới: “Kính mời tự do. Vào cửa”.

    Âm thanh nội bộ vừa đủ nghe trong nhà. Thứ âm thanh không lớn nhưng đặc biệt kỳ dị phát ra từ loa tay đặt ở thành hiên. Không phải ca nhạc. Cũng chả khai từ diễn văn nào. Rơ ràng là tiếng heo ca cắn phá liên hồi. Tiếng húc chuồng đùng đùng. Tiếng táp rau bằm bặp. Tiếng mỏ xục vào máng ăn oàm oạp. Tiếng chất lỏng đồ ăn trút đại vào. Và, ngay cả tiếng chưởi rủa của người chăn nuôi súc vật “Tứa vô. Tứa vô cho hết. Đó đó… Ăn không kịp nấu. Đồ heo ca vô hậu. Đập chết cứ rứa”.

 

    2*

    Dăy pḥng chân phương đơn giản. Loại cơi nới từ nhà chính, tận dụng các rẻo đất dư trong vườn. Một số các mũi tên vẽ thứ tự lên vách, hướng dẫn.

    Pḥng số một:

    Một cọc sắt to giữa sàn. Sợi xích có ổ khóa bấm luôn vào đấy. Đầu kia sợi xích là quả bóng đá bị xích đâm thủng, xuyên qua. Trên quả bóng nhiều chữ - t - nhỏ li ti sơn màu đen, chi chít. Riêng trên thân cây cọc giữa, độc nhất chữ - T - quá to, sơn đỏ.

    Dưới sàn, bao quanh cọc là ṿng tṛn sơn trắng. Sợi xích mặc nhiên làm bán kính di động. Quả bóng, như một loại động tử nặng nề, thụ động nằm yên. Và, bên cạnh nó là các dạng chú thích toán học đính kèm. Sơn trắng:

       *Giới hạn lăn tối đa:                 Bán kính R

       *Chỉ-số-cai-quản:        (Cq)  =  T/ (t – T)  =  4, 5/ (90 – 4, 5)   =  1/ 19

       *Bất-đẳng-thức-nhược-tiểu:    1/ 19(Cn)   > 1    hay    19(Cn)  <  1

          suy ra:

       *Chỉ-số-con-người:   (Cn)  <  1/ 19  hay (Cn)  <  0, 05   hoặc (Cn)  <  5 %

       *Chỉ-số-súc-vật:    (Sv)  =  1- (Cn) suy ra (Sv) >  0, 95   hoặc (Sv)   > 95 %

    Một vị khách thập tḥ nh́n vào, đột nhiên nhỏ giọng:

    -Cứ tưởng chuồng gà công nghiệp kiểu mới… Cẩn thận.

    Người khác e ngại hơn, trố mắt thụt lùi:

    -H́nh như nuôi beo… gấu chi đây? Xiềng xích ghê quá.

    Họ cứ nghĩ măi không ra:

    -Nuôi con… chi? Lạ. Chỉ có “lăn” mà không đứng.

    Cuối cùng sực nhớ:

    -Người ta nói chuồng trại. Không đá động tới vật nuôi? Vả lại, đă nói văn minh th́ tự hiểu. Đừng hỏi ḷi ra dốt.

    Pḥng số hai:

    Không trưng bày vật ǵ. Chỉ có mấy câu - bằng phấn trắng - viết lên tường. Kiểu nắn nót như em bé tập rèn chữ đẹp. Chữ vừa to vừa không ngay hàng thẳng lối. Rơ ra, đây là 2 định nghĩa b́nh dân:

    “Nơi nuôi súc vật gọi là chuồng, số ít”.

    “Nhiều chuồng họp lại thành trại”.

    “Trại chính là chuồng số nhiều”.

    Các quư khách vào pḥng chưng hửng:

    -Cần chi giảng? Ai cũng biết

    Một người tự giải thích:

    -Th́… lớp học ngay trong chuồng trại đây chắc?

    Người khác căi lại:

    -Đừng lộn. Chuồng trại ngay trong lớp học đúng hơn.

    Cuối cùng:

    -Chuồng trại và lớp học như nhau. Không phân biệt.

    Và, tất cả ngợi ca:

    -Nói vệ sinh chuồng trại đây mà. Phải sạch sẽ y như lớp học.

    Pḥng số ba:

    Nhiều bong bóng đủ màu. Xanh đỏ tím vàng… Tất cả dây đều buộc xuống sàn, thả cho bay lưng chừng tầm mắt.

    Một quư khách gật gù đếm qua:

    -Danh sách liệt kê súc vật đây này: heo, ngựa, chó, gà, chồn, thỏ, trâu, ḅ, khỉ, nai, mèo, chuột. Đủ cả.

    Người khác lắc đầu:

    -Đồng ư, nhưng súc vật cho đeo mặt nạ giấy làm chi? Rọ mơm th́ hay hơn không?

    Kẻ khác lưu ư chi tiết bị bỏ qua:

    -Các mặt nạ người, có nữ có nam quen lắm. Có lẽ toàn vĩ nhân, ông to mụ lớn đây cả.

    Một người trầm ngâm khá lâu, giọng đầy sách vở:

    -Tư tưởng. Các biểu tượng mang nội hàm giải phóng súc vật. Nó biến đổi năo bộ tùy theo chiều hướng lập tŕnh. Dù sao, vẫn cứ hơn súc vật nguyên thủy. Đây nầy, mặt nạ người để râu mép rậm có lẽ là ngài Pavlov (1) . Đúng. Ô, nền-chăn-nuôi-lớn-nhất-hành-tinh. Ứng dụng phản-xạ-có-điều-kiện cái chắc. Nhưng mà c̣n có cái chuông đâu nữa?

    -Chuông ǵ hả? Có đây, đặt trong góc trên cái ghế bọc giấy vàng lộng lẫy - một người vừa phát hiện.

    Quả thực ngoài quả chuông nhỏ c̣n thêm cái búa để gơ. Đủ bộ. Cả hai đều trên ghế. Ghế nhựa loại mini con nít, có lưng dựa đàng hoàng.

    Toàn ghế được bọc giấy bóng vàng, nh́n xuyên qua rất rơ. Phía sau lưng ghế, bong bóng con ḅ già thè lưỡi - duy nhất - không mặt nạ.

    Một vũng - sơn, có lẽ thế - đặc quánh đỏ bầm, loang rộng ra dưới sàn. Nơi bốn chân ghế đặt vào vị trí chủ tŕ. Khá nhiều dị vật dài ngắn, to nhỏ khác nhau màu trắng ngà, vẻ như đă mục ruỗng… lởm chởm từ trong vũng sơn dưới ghế đùn lên, chất đống.

    Pḥng số bốn:

    Một chiếc bàn gỗ đơn sơ, xiêu vẹo chỉ có mấy ng̣i bút tre và vài ba quyển học vần. Mặt bàn coi như tấm bảng để ghi chú thích bằng phấn. Đặc biệt, thêm một mẫu tự, chữ - g - cắt bằng giấy - nằm chơ vơ một góc.

    Quư khách vây quanh cùng xem. Họ đọc:

    “Chú thích sau cùng”:

    “Cảm ơn quư khách đă quan tâm. Xin chân thành cáo lỗi các sơ suất do điều kiện hạn chế. Mẫu tự - g - nguyên được dán vào băng rôn trước sân (liền sau chữ văn) đă bị gió - thổi văng - rơi xuống. Thuận theo tự nhiên - không dán lại - mẫu tự này được đem vào đây như một cứ liệu về thời tiết…”.

    Các quư khách im lặng bước ra. Lần lượt mạnh ai nấy đi không lời từ biệt. Khoảng thời gian trống. Là lúc hoàn toàn nghe tiếng heo kêu. Không có tiếng con người.

    Ít ai chú ư đến cú pháp của các ḍng chữ được cắt dán khá công phu trước sân ngôi nhà ấy. Băng rôn. Nếu nh́n kỹ, khoảng trống giữa hai chữ “văn minh” bị dư ra, hơi rộng. Hoặc, thay cho cách chấm câu thông thường - Kính mời. Tự do vào cửa - đây lại là “Kính mời tự do. Vào cửa”.

 

    3*

    Thêm một cô gái và chàng trai từ vườn sau xuất hiện. Bọn họ cười nói tự nhiên. Cô gái cười to hơn khi thấy gă đứng cửa thở dài. Chàng ta lắc đầu:

    -Không có ai thử đặt vấn đề đối thoại? Có oan uổng không đây?

    -Khá chính xác theo dự kiến ban đầu. Đừng than thở. Đây cũng là “thước đo nhân tâm” cụ thể - Chàng thanh niên thứ hai nhún vai lộ vẻ bất cần.

    Gă đứng cửa chua chát:

    -Không phải ai cũng hạn chế hiểu biết. Nhưng bi hài, chính tŕnh độ khá - kẻ cảm nhận nhạy bén - c̣n dễ bất an hơn người khác. Như quư khách nhắc đến Pavlov vừa rồi chẳng hạn. Ông ta bỏ đi nhanh nhất. Trí thức..?

    Cô gái bĩu môi:

    -Đừng tưởng trí thức đương nhiên có-tri-thức. Trí-nhưng-có-tri không? Tri thức: mới là “điều kiện đủ” bên “điều kiện cần”: trí thức. Biết thông tin nhưng không phải ai cũng tận hiểu để xử lư thông tin đúng đắn. Thôi “bỏ đi tám”…

    Chàng thanh niên thứ hai “xùy” lên một tiếng:

    -Nhiều hay ít - như những động vật nhược tiểu trá h́nh - sợ hăi luôn là bản chất. “Trí thức trùm chăn”, thằng cha vẫn ưa tỏ ra biết nhiều hơn ai hết.

    Chàng đứng cửa nói trổng:

    -Chỉ-số-súc-vật tăng lên, hiển thị những phận đời chuồng trại. Nó nghịch biến với chỉ-số-con-người.

    -Đó cũng là khi các con vật được đóng dấu sở hữu bằng thanh sắc nung lửa - cô gái nối lời - từ ấy, bất-đẳng-thức-nhược-tiểu đă ăn sâu thành “vết sẹo linh hồn”.

    -Khi nào th́ bất đẳng thức ấy sẽ lớn hơn 1, hoặc ít ra thành đẳng thức? bao giờ..? - chàng đứng cửa nói như đang làm toán một ḿnh…

    Im lặng hồi lâu. Cô gái đưa gói xôi ra, nheo mắt nói với chàng trai đứng cửa:

    -Ăn thêm đi. Ráng cho hết ngày. Mai mới đến phiên tao. Đă vô cuộc th́ phải sống hết ḿnh. Qua việc nầy, biết thật ḷng hay phong trào dỏm giả?

    -Ha ha, phát ngôn mới đầu ngày. Nói kháy ai, hả? - Chàng đứng cửa cười tươi.

    -Ai tự biết… Có kẻ suốt ngày cứ bô bô vào mặt người ta “I love you”. Loại ấy cứ để đó… coi chơi - Cô gái nguưt “dài 20 cây số”.

    Chàng trai thứ hai hỏi bâng quơ trước khi t́m cách bỏ đi:

    -Loại ấy nhiều không hả? Nếu quá ít, hắn là động vật quư hiếm.

    Lại thêm mấy tràng cười rộ…

 

    4*

    Sau 5 giờ 30 chiều. Ngôi nhà đóng cổng. Âm thanh hỗn độn im bặt.

    Thêm cô gái thứ hai, nhân vật mới xuất hiện với thực phẩm xách tay. Họ chuẩn bị buổi ăn tối ngoài hành lang, trước các “gian trưng bày” ḱ lạ. Cô gái vừa về c̣n lui cui dưới bếp. Tiếng chọc phá của ba người kia vọng xuống đều đều:

    -Tao đang thưởng thức hạnh phúc khi có người phục vụ.

    -Nếu lănh phần đi chợ nấu ăn tao… khóc.

    Không thấy phản hồi. Chỉ có tiếng đũa chiên xào lách cách bên dưới. Không lâu sau…

    Một nồi cơm bốc khói xuất hiện. Tiếp tục dĩa rau luộc to đùng. Tô nước rau không kém phần vĩ đại. Nước chấm và chùm ớt. Thêm mươi con tôm “thế hệ cháu”. Mâm cơm thời SVN (2) luôn yêu nước chứa chan.

    Tất cả đều nhanh chóng bới cơm, so đũa. Chùi mồ hôi trên mặt, cô gái thứ hai ngồi xuống, trả món “đ̣n hội chợ”:

    -Ê, từ từ. Không được “chen húc” lúc ăn. Có lây qua loài heo chưa, hả?

    Cười nghiêng ngả. Nửa chừng, có tiếng dép lẹp xẹp. Bà chủ nhà đi lên, thả ba lon bia quư hóa:

    -Cúng ông địa xong, cho tụi bây ba lon. C̣n một lon tao uống cả ngày.

    Một thằng ḅn mót:

    -Tạ ơn “lăo phật gia”! Sao chỉ có 4 thôi mệ ? Không phải cúng ông địa đủ ngủ hành 5 lon hà?

    -Cúng muôn rằm tứ quư, chỉ có 4. Không ngủ hành ngủ quỷ chi hết. Cứ ba lon chia ra bốn đứa, đừng say.

    Cả tụi sáng mắt, nhắc đi nhắc lại nhập tâm:

    -Dạ dạ. Muôn rằm tứ quư. Muôn rằm tứ quư. Có măi…

    Bà chủ nhà trên bảy mươi ngó quanh:

    -Bốn cái pḥng bây thuê ở. Chừ bày cái chi trong đó? Lại kéo nhau ra nằm ngủ ngoài lối đi cho cực. Ăn uống chỗ chèn lộn xộn. Cho người ta vô coi răng không có xu mô? Bây làm ăn rứa bị thiệt.

    Cả bọn nháy mắt im lặng. Cô gái thứ hai không nín được cười, “chọt luôn” chàng đứng cửa từ sáng:

    -Thằng V, hắn c̣n nợ “bản quyền” của mệ.

    -Quyền uy chi nữa? Tiền pḥng khi mô bây cũng trả đàng hoàng.

    -Hắn lén lút thu âm khi mệ cho heo ăn sau chuồng. Đừng cho hắn nịnh uống bia nghe mệ. Cả tụi cực khổ do hắn bày ra… Hắn đầu nậu.

    Bà già cười ha hả, thích thú:

    -Thu vô trong máy của bây…hèn chi tao nghe ai chưởi măi. Mà răng giống tao gớm hè? Tổ cha bây. Mần chi mần không được vặn to, tao ốt dột (3) .

 

    5*

    Sổ ghi chú của bốn sinh viên ở trọ. Nó được treo ở vách tường hành lang bên ngoài 4 căn pḥng nhỏ bé. Không ai giữ riêng. Điều này tiện cho việc ít khi cùng có mặt cả bọn. Vả lại…

    Ban đầu, họ muốn một căn pḥng thứ 5 trưng bày riêng cuốn sổ. Nhưng ư nguyện bất thành. Vượt ngoài khả năng tài chánh eo hẹp. Treo lên vách trên lối đi qua, ngay trước mắt mọi người cũng có nghĩa: bất kỳ ai muốn đọc, đều khiến họ vui ḷng. “Tại sao không tận dụng nơi này?” Một người hiến kế.

 

    6*

   Gần giống nhật kư tập thể, nhưng cũng không hẳn là nhật kư. Các ghi rời, rất tùy nghi. Không chú thích năm tháng(?). Những ḍng mở đầu đọc được:

    “Tại sao?”.

    “Tất cả đều hy vọng câu trả lời không chỉ riêng với chúng ta - những người nêu vấn nạn - mà c̣n dành cho tất cả. Đặc biệt với những người, trớ trêu thay phải định danh - là khách - khách tham quan”.

    “Hăy cứ nói với nhau. Đừng im lặng. Nói để không trở thành “xác hến, vỏ hàu”.

    “Xin lỗi Huế, nơi có cồn Hến nổi danh(riêng thôi, cho những người khốn khó). Ở đây, hến vẫn có ngôn ngữ của riêng ḿnh. Hến vẫn “nói” bằng hương vị núi sông muôn thuở. Nói hằng ngày và, chúng ta - những kẻ biết nghe hến - đang nghe, vẫn cùng hến giải bày đôi nghĩa sống bên nhau…”.

    “Có âm vực nào ẩn trong từng tô cơm hến? Trong triêng gióng, nụ cười b́nh dân, trong những ánh mắt nghèo khó truân chuyên nhưng gần gũi, thật thà. Vâng, của chị, của mệ, của o, của thím trên hang cùng ngỏ hẽm Huế. Loại ngôn-ngữ-thầm-lặng nhưng không hề câm lặng”.

    “Câm miệng hến”? Câu từ ngữ rất oan sai cho phận hến đến bao giờ? Xin lỗi, c̣n ai nữa ngoài chúng ta? thật hiểu hến. Hến không câm. Hến câm khi chỉ c̣n là vỏ”.

    “Cơm hến dạy và “truyền thông” ngôn ngữ bạn hiền cho chúng ta: những sinh viên một thời của mây bay tao ngộ… “Cơm hến rẻ tiền, no bụng”. Không ai không biết nhưng cơm hến c̣n nói ǵ nữa không, ơi các bạn? “Nhà nghèo, đi học xa cực khổ ráng nghe con. Đưa cái cà mèn đây o múc nước thêm cho, nước hến nấu canh húp mát ruột người nghèo”. Ôi, hến Huế! làm sao quên, ḷng rưng rưng nhớ măi…”.

        “Xin cảm tạ hến Huế. Cảm tạ những tháng ngày tươi đẹp nhất nơi đây. Những tháng ngày mà mai kia… xa cách”.

 

    7*

    (V.viết): “Bốn sinh viên nam nữ - V.N.B.D - đến từ các vùng miền khác nhau. Chúng ta đều nghèo, vẫn dạy kèm từng đêm kiếm sống. Không có ai chạy xe máy, tiền dư đâu đổ xăng? Xế điếc và lô-ca-chân làm chính”.

    “Học ǵ? ngành nào? mệ chủ nhà không cần biết. Nói rồi mệ cũng cứ quên. Mệ nói: mặc kệ bây học chi đó học. Đừng học ba cái đồ láo lường, phản phúc. Không bán cha ông mà ăn là được”.

    (N.viết):

    “Pḥng trưng bày này là sáng kiến chung. Cả bọn chia nhau ra cố gắng mỗi ngày để có người đứng cửa. Khi kẹt không có ai, băng rôn được xoay lật lưng ra ngoài, không thấy chữ nữa là xong(tự động hóa đó nghe. Cái này phát minh một ḿnh tao. Đừng có cầm nhầm)”.

    (B.viết):

    “Có đâu rảnh rỗi như người khác? để làm bộ làm tịch với xă hội bên ngoài. Đơn giản, tụi này chỉ tận dụng thời giờ và, ngay cả chỗ ở thuê eo hẹp để chia sẻ chút đối thoại với b́nh dân - trong tầm mắt, hằng ngày - với bất kỳ ai ngang qua nơi ḿnh ở(đừng chưởi tao, cho gồng xô tí)”.

    (D.viết):

    “Xùy. Tự tạo hứng thú riêng cho cuộc sống của ḿnh, vui nhưng không vô nghĩa và vô cảm. Khác với những kẻ sỏi đời… ḿnh không coi thường ai nhưng cũng chẳng hơi đâu để tâm nhiều đến khen chê, ch́ chiết. B. ơi, mi rào đón chi mệt?”.

    (V.viết):

    “Điều chúng ta biết rơ nhất, về ḿnh: cứ thực hiện ngay trong khả năng giới hạn. Không chạy quanh, không trông chờ ai cả. Lớn lên trong nghèo khó, một xă hội thăng trầm đầy đảo điên lừa phỉnh. Có ai trong bọn ḿnh muốn xài phí oan uổng tuổi trẻ, mồ hôi, th́ giờ và đồng bạc? Cảm ơn công sức toàn thể. Chúng ta tận lực để không biến mất trong cái Ta mù mờ, từ nhân danh áp đặt. Ta? đích thực đa phần hay chỉ là thiểu số”.

    (N.viết):

    “Chẳng oai danh, lợi lộc ǵ. Quá biết hoàn cảnh của riêng ḿnh (không ai chơi xổ số ở đây) nhưng chắc chắn về tinh thần - chỉ ngay từ ư niệm phát kiến, sáng tác buổi đầu - các bạn và tôi nên tự hào. Chúng ta không mô phỏng ai, chả đánh cắp ư tưởng nào hay chạy theo những viễn mơ phù phiếm. V́ thế, xin tự chúc mừng chúng ta: những dân-chơi-toàn-chính-bản. Xin nói lại rơ hơn: chơi, không phải chơi bời. Chơi, không cần ăn cắp của ai. Chơi, tự ḿnh không con rối giật dây”.

    (B.viết):

    “Kiêu hănh tự nhiên rất dễ thương: tuổi trẻ chúng ta. Thứ cực quư mà đa số các thế hệ trước từng đánh mất oan uổng. V́ thế, xin cố gắng sở-hữu-thật-sự món quà linh thiêng nầy với trách-nhiệm-tự-thân”.

    “Thưa các bạn, hơn là quen ngồi nghe vỗ tay để chờ “dán mác” lên người. Chúng ta không sáng mắt lên như gia súc khi những bó cỏ máng chuồng được “vận hành tiếp thị”. Niềm tin vào kẻ khác ư? Sự phá sản nầy thuộc về trách nhiệm của ai? thế hệ nào? Chúng ta chỉ có cái cười nhếch môi mà không phải trả lời câu hỏi”.

    (D.viết):

    “Vâng, nhiều loại người lớn… Nhưng người-lớn-đích-thật là ai, hả? Không kể thành công hay thất bại, họ là người từng trải qua tuổi trẻ đích-thực-chính-ḿnh. Tuổi trẻ ấy không phải mượn vay hay nhồi nặn từ bàn tay kẻ khác. Càng không phải nạn-nhân-doping của các lập tŕnh “dán mác”. Đi t́m những người-lớn-thật-sự ư? Quá ít, hay đă thuộc về cơi vô h́nh nào đó rồi chăng? Úy, mà việc ǵ phải đi t́m?”.

    (V.viết):

    “Có lớp người hoách lác dạy dỗ, quen mượn, ưa ra oai về quá khứ… Họ vẫn tiếp tục lừa dối chính ḿnh - khi đă không c̣n lừa dối được ai - tự phong, tự măn như những kẻ “tiền nhiệm của tuổi trẻ” giá trị nhất trong lịch-sử-một-chiều(??)”.

    “Bi hài kịch các thế hệ ngay trên đầu chúng ta… một thiểu số đang giành quyền diễn xuất. Hạng chẳng thèm ăn-mày-quá-khứ(tép riu). Toàn chuyên gia buôn-lậu-quá-khứ kiêm đầu cơ tích-trữ-tương-lai. Họ âm thầm vun đắp cái tôi, cái mà chính họ - cửa miệng - luôn hô hào kẻ khác phải quên đi, vất bỏ”.

    (N.viết):

    “Vâng, lắm lúc - đại đa số thành phần cơ khổ, thực tâm - các thế hệ đi trước, đă phải cầm cố tuổi trẻ. Rút cuộc, họ đă bị mẹ-ḿn-tuổi-trẻ… Cuối cùng, đành bất lực gặm nhấm nỗi đắng cay không bao giờ chuộc lại. Chúng ta rộng ḷng thông cảm nhưng đồng thời cũng đừng quên câu hỏi: Đâu mới là mẫu mực người-lớn-thật-sự để tâm phục và say mê học hỏi”?

    “Đă đến lúc - không thể khác hơn - chúng ta cần lột bỏ những mác dán trên người. Những mặt nạ nhân danh hoa hè tẩm chất doping. Những mặt nạ thực chất làm vong thân, xúc tiến các cuộc mẹ-ḿn-tuổi-trẻ”.

    (B.viết):

    “Các thế hệ ngay trên đầu chúng ta ư? - bất kể chính kiến, hoàn cảnh, muốn hay không muốn, chủ quan hay khách quan, tích cực hay tiêu cực, dă tâm hay thực tâm, nhận hay không nhận - thực ra đa số đều đă chạy-làng-lịch-sử theo mỗi cách khác nhau. Lịch sử khốn quẩn, đă và đang bị khước từ ngoảnh mặt”.

    (D.viết):

    “Ồ, dẫu có vớt vát cỡ nào, ồn ào và thực tâm đến đâu - ở những “phút bù giờ” của thời đại hôm nay - các thế hệ ấy, nhiều lắm chỉ c̣n mang ư nghĩa tinh thần”.

    (V.viết):

    “Dù muốn, họ không thể tự tha thứ chính ḿnh. Quyền tha thứ thuộc về tuổi trẻ hôm nay.”.

    (N.viết):

    “Là nạn nhân, không hề là thủ phạm: chúng ta nhận hậu quả hôm nay trực tiếp từ những nguyên-nhân-tiền-chế. Nhiều ít - muốn hay không - các thế hệ kia đều ṭng phạm”.

    (B.viết):

    “Xin cảm kích và trông chờ tuổi trẻ(nói chung). Cảm kích ước-vọng-hoàn-vốn cho các thế-hệ-nguyên-nhân, dẫu chúng ta(nói chung) chỉ mới bắt đầu bằng trăm ngàn nỗi khó… Và, dẫu cho chúng ta(nói chung) nạn nhân - hiển nhiên - nhưng không ai bênh vực”.

    (D.viết):

    “Quả thực đấy là cao vọng. Chính xác, nhưng chắc chắn không phải là ảo vọng. Xin cảm ơn tuổi trẻ có tri thức. Xin cảm ơn những đôi vai phải 2 lần gánh nặng: bên cạnh những hậu-quả-vô-can phải nhận lănh… c̣n có tương lai - tất nhiên - của mỗi người hướng tới…”.

    Và lời chung, tạm kết cho những trang ghi rời của họ:

    “Thưa các bạn”.

    “V.N.B.D tuyệt không phải các anh hùng. Nhưng hiển nhiên cũng chẳng là súc vật. Chúng ta hoàn toàn xa lạ với bộ-sưu-tập-ảo-tưởng-nối-dài cho những ai đi trước. Cố gắng chỉ là những con-dân-tri-thức. Chúng ta cùng lắng nghe phận hến: thứ tri thức vỡ ḷng, gần gũi xót xa nhất, chung quanh… Tiếng nói hằng ngày nhận được khi vừa bước chân vào đại học. Xin chép lại một bài thơ về hến”(4):

    Biên niên hến

    (kính tặng cồn Hến)

    Nước vẫn chảy bao lần qua đó

    Hến ngậm bùn sống đáy ḷng sông

    Loài há miệng chỉ khi c̣n là vỏ...

    Đâu cần ngọc "châu trầm hải để"

    Bảy trăm năm vẫn hến, hàu, ṣ

    Ơn lặn hụp thương tô cơm người Huế

    Hai mảnh phận, một đời úp vó

    Cất trong tâm hương vị sông hồ

    Để sóng vỗ thay cho lời thân thế

    Cuộc hoá thạch cào lên dâu bể

    Đốt thành vôi bạc trắng góc trời

    Khi hoát ngộ cũng là khi bốc khói

    Ai khuấy nước có nghe câu hỏi

    Đục hay trong xác hến, vỏ hàu ?

    Trong im lặng ướt niềm đau chổi đót

    Cát đá xây bức tường ngang, dọc

    Để hoá thân tô sáng cơ đồ

    Nước mắt hến quét lên đài, tượng, phố...

____________

(1)Pavlov:(1849-1936)bác học nổi tiếng qua thí nghiệm trên chó “phản xạ có điều kiện”.

(2)SVN:viết tắt Sinh viên nghèo, sống Việt nam.

(3)ốt dột: xấu hổ - tiếng Huế

(4)thơ Trần Hạ Tháp

 

(Vườn tượng 22/6/2017)

Trần Hạ Tháp