Mùa hè 2005, tập tiểu luận "Tác giả, Tác phẩm & Sự kiện" của Trần Hữu Thục(nxb Văn Mới, California, 2005) đă ra mắt độc giả với một nội dung phong phú. 14 khuôn mặt lớn của văn học - nghệ thuật thế giới và Việt Nam trong thế kỷ 20 đă được Trần Hữu Thục tŕnh bày tường tận : về tác giả cũng như tác phẩm, và cả hai lồng trong không gian sống với những sự kiện, thời điểm liên quan. Chẳng hạn về Edward Saïd, một trong những nhà trí thức – nhà văn chính yếu nhất của thời đại chúng ta, đă bỏ cả đời dài vào sự t́m hiểu mối tương tác thật hấp dẫn, đồng thời không thể tránh, giữa chính trị và văn chương. Về văn học, tiểu luận của E. Saïd là những bài phê b́nh được xem là có nhiều ảnh hưởng nhất trong thế kỷ vừa qua.
Mai Ninh
Edward Said, một học giả đa năng, một nhà phê b́nh văn học nổi tiếng và là một người ủng hộ tích cực nhất cho chính nghĩa của người Palestine tại Mỹ, từ trần ở New York hôm 24/9/2003, thọ 67 tuổi, v́ ung thư máu.
Said có một cuộc đời suông sẻ và thành đạt.
Sinh ở Jerusalem tháng 11/1935 với quốc tịch Mỹ v́ cha ông, Wadie - một thương gia Mỹ gốc Palestine giàu có đă từng phục vụ trong quân đội Mỹ hồi thế chiến thứ nhất -, nên Said trải qua thời thơ ấu trong một khu sang trọng của thành phố. Năm 1947, sau khi Liên Hiệp Quốc phân chia thành phố ra hai phần, một của Do Thái và một của người Palestine, tất cả tài sản đều bị mất trong cuộc tranh chấp, cha ông mang cả gia đ́nh về sống ở Cairo, thủ đô Ai Cập. Edward theo học một trường học Mỹ tại Cairo, sau chuyển về “Victoria College”, trường học dành cho giới thượng lưu, nơi mà bạn học của ông gồm có cả Hussein, vua Jordan tương lai và tài tử nổi tiếng Omar Sharif (người đóng vai bác sĩ Jivago trong phim “Doctor Jivago”). Năm 1951, gia đ́nh gửi ông qua Mỹ học. Tốt nghiệp trung học tại trường Mount Hermon, bang Massachusetts, ông theo học đại học Princeton, rồi Harvard và tốt nghiệp tại đó. Sau này, năm 1964, ông trở lại Harvard học tiếp và tốt nghiệp tiến sĩ văn chương đối chiếu. Trước đó một năm, năm 1963, ông được tuyển vào dạy học ở Colombia với tư cách trợ lư giáo sư tại phân khoa Anh Văn và trở thành giáo sư thực thụ vào năm 1970. Năm 1977, ông chính thức trở thành thành giáo sư đại học, là chức vị hàn lâm cao nhất của trường đại học Colombia. Ông có hai đời vợ, vợ trước là bà Maire Jaanus, sau ly dị và lấy bà Mariam Cortas. Ông có hai con, một trai và một gái. Nếu cứ sống như một trí thức đại học b́nh thường th́ chẳng có ǵ đáng nói. Said chọn một thái độ tri thức và hành động khác.
Ông là một tài năng đa đạng, với hai, ba hay nhiều khuôn mặt khác nhau, có khi mâu thuẫn nhau. Một học giả nổi tiếng về văn học đối chiếu, đồng thời cũng là một nhà phê b́nh âm nhạc xuất sắc, thường viết bài cho mục âm nhạc của tờ báo tả khuynh Hoa Kỳ “The Nation”. Một người rất “Palestine”, lại là một người rất “quốc tế”, và lại rất “Mỹ”, sống và tiêm nhiễm sâu xa thứ tự do mà xă hội Mỹ và môi trường đại học cung hiến. Một người tố cáo không mệt mỏi chủ nghĩa sionism (chủ nghĩa Do Thái cực đoan), nhưng đồng thời lại chủ trương chấp nhận sự tồn tại của một dân tộc Do Thái bên cạnh Palestine. Một nhà trí thức sáng chói Palestine ở một đại học rất “Do thái” là Colombia – nơi ông có nhiều bạn nhưng không thiếu kẻ thù. Một người tố cáo các chế độ Á Rập độc tài, tham nhũng và bè phái đồng thời cũng là người mạnh mẽ tố cáo thứ “chủ nghĩa đông phương”, xem thế giới Á Rập bằng quan điểm thuộc địa cũ. Một người tả khuynh nhưng không mác xít. Một người Á Rập, thấm nhuần văn hóa Hồi Giáo, nhưng lại là một tín đồ Tân Giáo, lấy vợ là tín đồ Quaker.
Ông là điển h́nh cho một trí thức đa văn hóa kiểu Mỹ, sống hai đời sống hoàn toàn khác biệt nhau. Và do đó, ông tự nhận ḿnh trở thành thứ người vô thừa nhận, một kẻ ngoài cuộc (outsider) vừa chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa, Mỹ và Á Rập – lại vừa không hoàn toàn thuộc về bất cứ ai. Trong tập hồi kư Out of Place (1999), ông diễn tả là suốt đời, ông bị chi phối bởi “cảm giác bất an của nhiều thứ căn cước”[1] v́ chúng luôn luôn xung đột lẫn nhau. Tuy vậy, ông cho rằng “không cần thiết để cố gắng ḥa giải những mâu thuẫn này, v́ chúng tồn tại trong người là một tiềm năng chứ không phải là một vấn đề. Thuộc về cả hai bên giúp ta hiểu rơ chúng dễ dàng hơn”. Noam Chomsky, triết gia và là nhà ngữ học hàng đầu của Hoa Kỳ và thế giới – cũng là người gay gắt phê phán chính sách đối ngoại của Mỹ – nhận xét như sau về Said: “Edward đứng ở một vị thế không mấy thuận lợi trong tương quan với truyền thông và nền văn hóa chính mạch: các công tŕnh đóng góp của ông đều được thừa nhận, nhưng cá nhân ông lại là mục tiêu của sự lăng nhục thường xuyên. Tất cả cũng chỉ v́ ông tự tách ḿnh ra khỏi nền văn hóa ưu thế”[2]
Dù sinh sống ở Hoa Kỳ và dạy tại một trường đại học mà ảnh hưởng Do Thái khá lớn, Said là người không những ủng hộ mà c̣n đóng vai tṛ rất tích cực cho cuộc tranh đấu của người Palestine. Từ 1977 đến 1991, ông là thành viên của “Hội Đồng Quốc Gia Palestine”, một thứ quốc hội Palestine lưu vong. Năm 1988, ông giúp soạn thảo ra hiến pháp của nước Palestine. Người ta xem ông là tay chân của Arafat ở New York. Với lập trường và hoạt động như thế, tất nhiên ông gặp nhiều chống đối ở Hoa Kỳ. Năm 1985, một tổ chức Do Thái gọi ông là một phần tử Quốc Xă và văn pḥng của ông tại đại học bị đốt cháy. Sau đó, ông nhiều lần bị đe dọa giết. Nhưng ông xem thường. Trả lời trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí New York Times vào năm 1989, ông nói: “T́nh trạng của Palestine là t́nh trạng của một nạn nhân. Họ bị cướp mất tài sản, và cái mà họ làm bằng con đường bạo động và khủng bố là có thể hiểu được”. Phát biểu đó khiến cho ông trở thành trung tâm của một cuộc tranh căi dữ dội về Trung Đông. Kẻ thù của ông tại Mỹ (đa số là người Do Thái) gọi ông là một “giáo sư khủng bố” (terrorist professor), mặc dù cùng trong cuộc phỏng vấn đó, ông khẳng định “Tôi hoàn toàn bài bác tất cả mọi h́nh thức khủng bố. Không chỉ là chống khủng bố Palestine mà tôi cũng chống khủng bố Do Thái, chống các cuộc dội bom vào các trại tị nạn”.
Trước ảnh hưởng càng ngày càng sâu rộng của Said, một học giả Do Thái, Justus Reid Weiner, dành nhiều năm t́m hiểu giai đoạn thiếu thời của Said để chỉ ra rằng Said đă ngụy tạo tiểu sử của ḿnh. Theo Weiner, trong một bài báo đang trên tạp chí Commentary (1999), công bố ngay đêm trước ngày phát hành tập hồi kư Out of Place của ông, th́ Said hoàn toàn sống ở Cairo thời thơ ấu và không hề sống ở Palestine vào thời kỳ lập quốc Do Thái. Được thể, các báo chí không có thiện cảm với ông vội vàng nắm lấy cơ hội, lên tiếng tấn công ông. Tờ Daily Telegraph tố cáo ông là một tay nói láo và lừa dối. Tờ Wall Street Journal gọi ông là “một tay tiên tri giả của Palestine”[3]. Vào tháng 7/2000, Said lại trở thành đề tài cho một cuộc tranh căi quốc tế khác khi báo chí công bố một bức ảnh chụp Said đứng ở biên giới Lebanon, ném một ḥn đá vào người lính gác Do Thái ở bên kia biên giới. Có người yêu cầu trường Colombia khiển trách Said về hành vi nói trên, nhưng không có kết quả. Sau biến cố 11/9, trong lúc dư luận nghiêng về phía Hoa Kỳ th́ ông viết nhiều bài lên án các cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ tiến hành ở Afghanistan và Iraq. Theo ông, chính sách của Hoa Kỳ hậu-11/9 xuất phát từ tinh thần của một thứ tân-đông phương học (neo-orientalism), chẳng khác ǵ mấy với các chính sách thực dân của Anh và Pháp của thế kỷ 19.
Phạm vi tư tưởng của Said rất rộng lớn. Đă thế, ông khoái cái mới và khoái tranh căi. Bất cứ cái ǵ ông viết ra cũng đều có tính cách tân và đều gây ra tranh căi. Ông viết đủ thứ đề tài, từ những cái cao cả cho đến những cái tầm thường, dung tục: từ Conrad, Vico, Foucault, Yeats, Camus, Sartre cho đến Jean Mary Le Pen, Raymond Williams, Fanon, Salman Rushdie; từ các thứ chủ nghĩa, lư thuyết (isms) như chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa đế quốc, lư thuyết hủy cơ cấu (deconstrutionalism), chủ nghĩa toàn cầu hóa (globalism) cho đến cô vũ nữ Ai Cập Tahia Carioca, ca sĩ Umm Kulthum cũng như chuyện đánh bóng bàn hay nhân vật phim ảnh Tarzan.
Vốn là một nhà phê b́nh văn học, nhưng hầu hết các tác phẩm của ông dần dần chuyển từ văn chương đến chính trị và về sau càng lúc càng nghiêng hẳn về chính trị, lấn át hẳn khía cạnh văn chương. Tác phẩm đầu tiên của Said là viết về Joseph Conrad – một nhà thơ Anh. Qua Conrad, Said chú ư đến loại văn chương gọi là “văn chương thuộc địa” (colonial literature), một loại văn chương mà mới đọc qua th́ có vẻ vô thưởng vô phạt hoặc mang tính chất thuần túy văn chương, thực ra phản ảnh rơ nét trạng thái tinh thần của xă hội Tây phương vào thời kỳ bắt đầu chính sách thuộc địa. Với tác phẩm đầu tay này, Said đă thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận văn chương đă có từ trước. Ông đưa ra một cái nh́n mới về văn chương, bằng cách xét lại tương quan giữa nhà văn với những ǵ ông ta viết và với chính ông ta. Said cho rằng: là một nhà văn, nghĩa là một dự phóng (un projet). Xuyên qua tác phẩm, nhà văn t́m cách xây dựng h́nh ảnh của chính ḿnh mà nó muốn để lại cho đời. Không ai có thể là một nhà văn “en-soi”, nghĩa là một nhà văn chỉ tồn tại cho chính ḿnh. Người ta chỉ có thể là nhà văn hiểu như một tương quan giữa bản thân ḿnh với tha nhân và với thế giới”[4]
Ư tưởng này không phải là điều mới lạ, nhưng ông đào sâu, chuyển hóa và mở rộng chúng thành những luận điểm hoàn toàn mới mẻ. Văn chương, dân tộc, Đông, Tây không có cái ǵ và không có ai có thể nằm ngoài thế giới và nằm ngoài tương quan với “Cái khác” – The Other. “Cái khác” là một trong những khái niệm khá quan trọng trong các luận điểm của ông về văn chương và đặc biệt là về “đông phương học” (Orientalism). Khái niệm này xuất phát từ lư thuyết về phân tâm học của Freud, theo đó, ư niệm về bản ngă của một cá nhân chỉ xuất hiện khi nó thừa nhận chính nó là phân cách và khác hẳn với một cái ngă khác – một alter ego (other self). Văn hóa cũng thế, phải trải qua một tiến tŕnh tương tự. Nói khác đi, nhờ Cái Khác mà một cá nhân hay một nền văn hóa hay một nhóm người mới có thể trở thành chính nó. Simone de Beauvoir áp dụng khái niệm này khi mô tả thân phận của đàn bà. Trong tác phẩm nổi tiếng nhất của bà, Le Deuxième sexe, Beauvoir dùng từ other để chỉ đàn bà: đàn bà là một cái ǵ khác với đàn ông và bị đàn ông xem như là thứ yếu, phụ, nằm bên lề, một loại dân ngụ cư (alien) đối với họ. Cũng thế, trong tư tưởng Said, Đông phương – cái khác của Tây phương – là một cái ǵ thứ yếu, phụ, nằm bên lề.
Tác phẩm thứ hai, Beginnings (1970), bàn về chủ nghĩa hiện đại xuyên qua Darwin, Freud và Marx. Trong tác phẩm này, Said lần đầu tiên giới thiệu kỹ với công chúng về Derrida, Foucault và Lacan, vốn chưa được biết mấy ở Hoa Kỳ thời đó. Bài quan trọng nhất có tựa đề “Tây phương tạo ra Đông phương” - xuyên qua khảo sát những tác phẩm văn chương và tác phẩm của những nhà chuyên môn Hoa Kỳ - là một phê phán và bác bỏ căn bản loại hành ngôn Tây Phương là loại hành ngôn đă “chế tạo” (fabricate) một thế giới và một không gian Á Rập-Hồi Giáo giả, một cái ǵ ù ĺ, không thay đổi – một sản phẩm của tưởng tượng nhằm đáp ứng cho nhu cầu và quyền lợi của nó là vĩnh viễn thống trị đông phương.
Một trong những nhà “đông phương học” (orientalist) mà Said tấn công dữ dội nhất là Bernard Lewis. Quan điểm của Lewis là: Hồi giáo, sau một thiên niên kỷ hùng mạnh, đi đến chỗ suy đồi liên tục v́ đă khép kín trên chính nó, và bất lực không thể hiện đại hóa chính trị và kỹ thuật như phương Tây. Chính Hồi Giáo phải chịu trách nhiệm về sự suy đồi này và chẳng ai khác ngoài nó có thể tự giúp. Sai bét, theo Said. Hồi giáo, cũng như mọi thứ, không hiện hữu tự nó (sui generis). “Đông phương và Tây Phương không liên hệ ǵ đến một thực tại ổn định nào xét như là những sự kiện tự nhiên. Cái gọi là “thế giới Á Rập-Hồi Giáo” chỉ là một sản phẩm giả của phương Tây, của chủ nghĩa thuộc địa được dựng lên để phục vụ cho quyền lợi của đế quốc Tây phương”. Cuộc tranh căi kéo dài hàng chục năm (và được các biến cố ở Trung Đông gần đây như các vụ ôm bom tự sát và trả đũa châm ng̣i thêm) cay đắng, dữ dội – thường là với giọng điệu đầy cá tính, qua đó, Said đă viết nhiều và rất nhiều (có thể đến hàng ngàn) bài tiểu luận và hai tác phẩm quan trọng: Orientalism (1978) và Culture and Imperialism (1993). Đây là hai tác phẩm đă làm nên sự nghiệp độc đáo của Said.
Với tác phẩm Orientalism – Đông phương học – đă được dịch ra 36 thứ tiếng trên toàn thế giới, Said trở thành khuôn mặt trí thức có một ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong các đại học Hoa Kỳ và Châu Âu, là một anh hùng đối với nhiều người, đặc biệt là những sinh viên tả phái trẻ. Đối với họ, tác phẩm trở thành một tín điều trí thức (intellectual credo) và là tài liệu căn bản mà sau này được gọi là ngành nghiên cứu hậu thuộc địa (post-colonial studies). Có thể xem Said là người phát minh ra ngành học này. Mùa hè 2003, Orientalism được “Vintage Books” (New York) tái bản để kỷ niệm lần thứ 25 năm ngày tác phẩm ra đời. “Edward Said là một bóng dáng lớn phủ trùm lên toàn cảnh văn hóa hiện đại. Ảnh hưởng của vị giáo sư người Mỹ gốc Palestine này về văn chương lớn đến nỗi một số lớn những bài b́nh luận về nghệ thuật, văn chương, điện ảnh, âm nhạc và lịch sử Châu Âu hiện nay đều như phải phủ phục trước các ư tưởng của ông và lối phê phán “hậu thuộc địa” rộng hơn mà các ư tưởng ấy đă khai sinh ra”[5]. Tờ nhật báo “New York Times” số tháng 9/1998 đă vinh danh Said là “một trong số những nhà phê b́nh văn chương quan trọng nhất c̣n sống”. Từ ngữ “Oriental”, vốn đă dược dùng rất lâu trước đó, qua ng̣i bút của Said, sống lại bằng một h́nh ảnh khác, mới mẻ và mở ra hẳn một viễn tượng rộng lớn. Tiếp đó, dù đồng ư hay không đồng ư với quan điểm của Said, Orientalism nở rộ với rất nhiều tác phẩm khác nhau mà đề tài rất đa dạng: American Orientalism : The United States and the Middle East since 1945 của Douglas Little, Cold War Orientalism: Asia in the Middlebrow Imagination, 1945-1961 của Christina Klein, Deathly Embrace: Orientalism and Asian American Identity của Sheng-mei Ma, Orientalism của Ziauddin Sardar, Orientalism của A.L. Macfie, New York before Chinatown: Orientalism and the Shaping of American Culture, 1776-1882 của John Kuo Wei Tchen, vân vân.
Nhưng Đông phương học, theo Said, là ǵ?
Đó là một ngành nghiên cứu hàn lâm (cũng c̣n được gọi là Oriental Studies) phức tạp, đa dạng đă được áp dụng ở các đại học Âu Châu trong nhiều thế kỷ – mà lănh vực của nó bao trùm nhiều ngành khác nhau, từ nhân chủng học, ngữ học, lịch sử, văn hóa, tôn giáo đến dịch thuật, vân vân. Said viết: “Đông phương không chỉ tiếp giáp với châu Âu; nó cũng c̣n là nơi của những thuộc địa lớn nhất, giàu có nhất và xưa nhất của Âu Châu, là nguồn suối của nền văn minh và ngôn ngữ của nó, kẻ tranh tài văn hóa với nó và là một trong những h́nh ảnh sâu xa nhất và lập đi lập lại nhiều lần nhất của nó về Cái Khác. Thêm nữa, đông phương c̣n giúp định nghĩa Âu Châu (hay Tây Phương) như là h́nh ảnh trái ngược cúa nó (ư tưởng, nhân cách, kinh nghiệm) (...) Đông phương là một phần cần thiết của nền văn minh và văn hóa Tây Phương (...) Bất cứ ai dạy, viết hoặc nghiên cứu về đông phương – kể cả những nhà nhân chủng học, xă hội học, sử học hay ngôn ngữ học - trong khung cảnh đặc thù hay tổng quát, là một nhà đông phương học (orientalist) và cái mà ông/bà ta viết hay làm là Đông phương học”[6]
Có thể kể ra vài trong số những luận điểm chính trong tác phẩm Orientalism:
- Đông phương học được xem là môn nghiên cứu khách quan, vô tư nhưng thực ra được sử dụng cho các mục đích chính trị. Những nhà đông phương học cung cấp phương tiện cho nhà cầm quyền Châu Âu sử dụng để chiếm đoạt đất đai và thống trị Đông phương về đủ mọi mặt. “Nhà cầm quyền thuộc địa được xác định trước bởi đông phương học hơn là bởi sự kiện diễn ra sau đó”[7]. Người Tây phương quan sát Đông phương từ trên và từ ngoài. Vị trí sai lầm này che dấu sự thay đổi các đặc điểm lịch sử, che dấu quyền lợi của những nhà đông phương học. Trong suốt giai đoạn thịnh vượng của thế kỷ 19, Đông phương học sản xuất ra vô số học giả. Theo đó, số lượng ngoại ngữ dạy ở các trường học phương Tây và số lượng bản thảo được biên soạn, phiên dịch và phê phán càng ngày càng tăng. Ngôn ngữ và thi ca được quan tâm đặc biệt. “Rơ ràng là Đông phương học quan trọng hơn chính Đông phương”[8]. Những học giả của thế kỷ 19 đă phiên dịch những văn bản của “đông phương” thành Anh văn, căn cứ trên giả thiết rằng một sự chiếm đoạt thuộc địa có hiệu quả đ̣i hỏi kiến thức về những dân tộc bị chinh phục. Đông phương trở thành đối tượng khảo sát. Những nhà đông phương học là những người quan sát. Họ là chủ thể. Nói khác đi, Đông phương th́ thụ động, Tây phương th́ chủ động. Biết rơ đông phương để sỡ hữu đông phương, đó là thực chất của “đông phương học”.
- Đông phương học giúp người Âu Châu định nghĩa chính họ. Bởi v́ “sự phát triển và duy tŕ mỗi một nền văn hóa đ̣i hỏi sự hiện hữu của một nền văn hóa khác, một thứ alter ego. Đông phương học giúp người phương Tây xác định rằng văn hóa Đông phương nói chung và Hồi giáo nói riêng là không thay đổi, là yếu kém, hạ đẳng, lạc hậu, hư hỏng và từ đó, chứng minh rằng văn hóa Tây phương là tốt đẹp, cao cả, ưu thế. “Đông phương học giả thiết một Đông phương tuyệt đối khác với Tây phương”[9]. Người đông phương là nguyên mẫu (prototypical), nghĩa là măi măi cứ như thế, không bao giờ thay đổi. H́nh ảnh về Đông phương chẳng khác ǵ h́nh ảnh của những nhân vật trong các vở kịch châm biếm của Theophrastus hay của La Bruyère: người nào cũng khoác lác, keo kiệt, háu ăn…Từ đó khai sinh ra chủ nghĩa thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc được ngụy trang dưới chiêu bài khai hóa thuộc địa.
- Đông phương học sản xuất ra một h́nh ảnh sai lầm về Đông phương, đặc biệt về Hồi giáo và Á Rập. Đông phương được diễn tả như là một thế giới tách khỏi gịng mạch chính của nhân loại tiến bộ về khoa học, thương mại, nghệ thuật, vân vân.
- Said vạch ra một cái nh́n về lịch sử, trong đó quyền lực văn hóa, mà ông gọi là thứ quyền lực để định nghĩa những kẻ khác[10] gắn với quyền lực để chinh phục. Cái nh́n của phương Tây về phương Đông là cái nh́n về một thứ ǵ hư hỏng, xấu xa, lười biếng, lạc hậu và đầy nhục cảm. Phương Tây tạo ra ư niệm về phương Đông để tăng cường quyền lực của chủ nghĩa thuộc địa trên những người thuộc địa. Said cho rằng không có một tri thức khách quan và trung lập về Á Châu và đặc biệt về thế giới Á Rập. Công tŕnh nghiên cứu của các học giả phương Tây về phương Đông, bị giới hạn trong những thiên kiến rất có hệ thống về cái thế giới không-phải-phương-Tây này (non-Western world). Chúng trở thành một nhúm định nghĩa đầy những lời sáo rỗng. Theo Said, kể từ thời Ánh Sáng, mỗi một người châu Âu, trong cái mà họ nói về Đông phương, đều là một kẻ phân biệt chủng tộc, một tên đế quốc. Quan điểm của họ hoàn toàn có tính cách hướng chủng (ethnocentric). Ông quả quyết rằng chính “Đông phương học” là chủ đề cho các “isms” nổi tiếng ở Tây phương như imperialism, positivism, utopianism, historicism, Darwinism, racism, Freudianism, Marxism, vân vân[11]. Đó chỉ là những lư thuyết suông, chỉ mang thêm rối rắm chứ chẳng có ích lợi ǵ.
Trong Culture and Imperialism (1993), Said đào sâu và khai triển thêm về đông phương học trong nhiều lănh vực khác nhau, đặc biệt là trong các truyện dài, thơ ca, diễn văn và các sản phẩm truyền thông. Ông vạch trần một cách không thương tiếc tinh thần đế quốc ẩn nấp đàng sau tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ – kể cả những nhà văn nhà thơ nổi tiếng là đầy tinh thần nhân bản. Trong thế kỷ 19 và 20, những nhà văn châu Âu, ngay cả những người phi chính trị như Jane Austen, cũng cung cấp tính cách hợp pháp cho chủ nghĩa thuộc địa. Forster, Joseph Conrad, Rudyard Kipling… viết văn không phải là nêu lên vấn đề để giải quyết mà là để duy tŕ thực trạng đế quốc. Albert Camus, nhà văn đoạt giải Nobel và được ngưỡng mộ trên toàn thế giới chẳng hạn, cũng không thoát khỏi con mắt soi bói của Said. Trong một bài viết về nhà văn này có tựa đề Albert Camus, ou l’inconscient colonial, được tờ tạp chí nổi tiếng Pháp “Le Monde diplomatique”[12] trích đăng từ tác phẩm nói trên, Said phân tích khá tỉ mỉ tinh thần thuộc địa chứa đựng trong các tác phẩm vốn được xem là rất nhân bản của Camus. Theo Said, “Camus là một con người đạo đức trong một thế giới vô đạo đức”[13]. Nếu đối chiếu những quả quyết và những tiên đoán của Camus về lịch sử của nước Algérie thuộc địa với lịch sử do những người Algérie viết ra sau khi giành được độc lập, Said t́m thấy đầy đủ sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa quốc gia Algérie và chủ nghĩa thuộc địa Pháp. Có thể bản thân Camus không hề muốn đề cao tinh thần thuộc địa, nhưng tinh thần đó xuất hiện trong các tác phẩm L’Etranger, La Peste và La Chute một cách vô thức. Said nêu lên vài chi tiết nhỏ: trong L’Étranger, Meursault giết một người Á Rập, nhưng người Á Rập này không hề có tên, không lư lịch; trong La Peste, có những người Á Rập chết v́ dịch hạch, nhưng họ cũng chẳng hề có tên. Điều đó cho thấy có một thái độ đối xử khác biệt giữa người Pháp và dân thuộc địa. “Tôi muốn nhấn mạnh rằng người ta t́m thấy trong những tiểu thuyết của Camus điều mà người ta tưởng chừng như đă qua đi từ lâu rồi: những ảo tưởng về cuộc chinh phục thuộc địa của Pháp, bắt đầu từ năm 1830, tiếp tục trong khi Camus c̣n sống và được phóng rọi trong các văn bản của ông”. Said không ngần ngại quả quyết “Những tiểu thuyết và truyện ngắn của Camus cô đọng một cách rất rơ ràng những truyền thống, ngôn ngữ và chiến lược tinh vi nhằm chiếm hữu nước Algérie”.
Tóm lại, Said viết Orientalism để bác bỏ Orientalism. Tại sao? Bác bỏ Đông phương học, là bác bỏ một sự khái quát hóa về sinh vật học, về ư nghĩa văn hóa và bác bỏ những thiên kiến chủng tộc và tôn giáo. Nó cũng bác bỏ sự tham lam chiếm đoạt vốn là động cơ thúc đẩy đầu tiên của các công tŕnh nghiên cứu tri thức. Đông phương không thể được nghiên cứu theo cách thức “phi-Đông phương”[14]. Đông phương phải được nh́n ngắm và nghiên cứu bằng một cái nh́n toàn diện, trong đó ranh giới giữa Đông và Tây phải bị xóa nḥa, theo Said. Đối với người phương Tây, Said được xem là một người giúp mở mắt (eye opener), cho phép họ nh́n thấy những mâu thuẫn trong nền văn hóa của họ và những ảo tưởng mà họ tạo ra về The Other. Noam Chomsky nhận xét: “Các công tŕnh nghiên cứu kinh điển của ông dành hết để làm sáng tỏ những huyền thoại về chính chúng ta cũng như về cách diễn giải của chúng ta đối với những nền văn hóa khác, giúp chúng ta tái xét nhận thức của chúng ta về phần c̣n lại của thế giới và về chính chúng ta. Nhận biết chúng ta là ǵ là một công việc khó khăn; không có ǵ khó hơn là soi lại chính ḿnh trong tấm gương”[15].
Tất nhiên không phải ai cũng như Chomsky. Các luận cứ của Said gặp nhiều phản bác. Những nhà chuyên môn nghiên cứu về Trung Đông, trong lúc không phủ nhận nhiều luận điểm của Said mới lạ và có giá trị, nhưng chỉ ra nhiều điều cho thấy một số các lời khẳng định của Said là có vẻ cường điệu, ngoa dụ và quá giản lược. Sử gia Anh J. H. Plumb viết trong “The Times”, cho rằng Said đă tạo ra rất nhiều thuật ngữ tuyệt vời và gây kích thích về mặt tri thức, nhưng đáng tiếc là Said đă không nghiên cứu sâu hơn về các tương quan lịch sử giữa Đông và Tây để t́m ra cái ǵ sai và cái ǵ đúng. Said đă sai lầm khi quả quyết rằng những nhà đông phương học sáng tạo ra phương Đông để thỏa măn các đ̣i hỏi về sự trội hơn về mặt tri thức và văn hóa để thi hành chủ nghĩa đế quốc. Said không biết rằng rất nhiều những nghiên cứu về Đông phương đă phản ảnh rất trung thực về chính bản chất của Đông phương.
Một học giả khác, Keith Windschuttle cho rằng: mặc dầu Âu Châu, từ rất lâu, muốn tách hẳn khỏi các phần c̣n lại của thế giới, nó không cần phải nại đến các nền văn hóa khác để tự xác định chính căn cước của ḿnh. Âu Châu vốn có gia tài riêng của nó là truyền thống văn hóa Hy Lạp và Thiên Chúa Giáo. Truyền thống đó được bổ sung, cải biến và nâng cao qua rất nhiều cao trào đặc biệt trong lịch sử như thời kỳ Phục Hưng hay thời kỳ Ánh sáng…. Những ǵ mà người Tây phương khám phá và t́m hiểu được trong quá khứ không chỉ giúp cho người Tây phương mà c̣n giúp cho người Đông phương t́m lại h́nh ảnh của chính ḿnh trong quá khứ, điều mà bản thân họ không làm được. Hơn nữa, những h́nh ảnh mà người Tây phương tạo ra về Đông phương bây giờ chính người Đông phương có xu hướng phục hồi lại[16].
Đối với những người Á Rập và những người khác thuộc thế giới thứ ba, th́ ông là người “tặng chữ” - a granter of words -, từ của Tamin al-Barghouti, nhà thơ Palestine. Họ không có chữ để nói. Ông đă nói hộ những ǵ nằm trong tim và trong óc họ từ hai thế kỷ nay. Said diễn tả chúng bằng chính ngôn ngữ của kẻ thù của họ và nói ngay trước mặt kẻ thù. Sự nghiệp của ông - nếu có thể nói là sự nghiệp - là phá hủy những hành ngôn thuộc địa nhằm lật tẩy sự phi lư trong những luận cứ cung cấp cho những kẻ gây chiến, thứ b́nh an tâm hồn mà họ cần.
Orientalism khiến một số trí thức Á Rập vui mừng, tất nhiên. Nhưng không lâu. V́ trong khi kết án Tây phương, Said cũng là người mạnh mẽ nhất lên án sự thất bại của chủ nghĩa quốc gia Á Rập, chủ nghĩa đă đưa đến nghèo đói, độc đoán và bè phái. Sau năm 1993, ông lên án hiệp ước Oslo, chê bai Arafat, cho rằng ông này là một “personage tragique”, một người phi dân chủ, không hề hỏi ư kiến của nhân dân. Sự phê phán gắt gao đến nỗi, có một thời gian các tác phẩm của Said bị cấm bán ngay ở tại Palestine. Ông cũng lên án giáo chủ Khomeini của Iran khi ông này kết án tử h́nh nhà văn Salman Rushdie, phê phán Saddam Hussein, chỉ trích lănh tụ Khadafi của Lybia. Bởi thế, trong lúc được thế hệ trẻ và giới trí thức Á Rập mến mộ, Said vẫn bị các nhà cầm quyền tại những xứ sở “đông phương” - mà ông hết ḷng bênh vực - dè chừng, nếu không muốn nói là chẳng mấy ưa.
Đúng là lưỡng đầu thọ địch.
“Là một người Palestine Tân giáo, ông cảm thấy lạc lơng trong xứ Ai Cập thời thuộc địa; như là một người Á Rập, ông là một kẻ ngoại cuộc khi sống ở Hoa Kỳ, và sau cuộc chiến tranh 1967 khi Israel chiếm đóng phần c̣n lại của Palestine, ông bắt đầu cảm thấy “nỗi lẻ loi của một kẻ chẳng có quê hương hay một nơi chốn nào khác để trở về”[17]
“Mặc dù thường được xem là một trong những người phê b́nh gay gắt nhất (các chính sách) của Hoa kỳ, điều mỉa mai là Said lại là người làm cho nước Mỹ hănh diện, v́ ông là tiêu biểu cho cái ǵ cao đẹp nhất của tinh thần Mỹ quốc bằng cách nâng cao biểu tượng của nó cho đến hơi thở cuối cùng. Điều quan trọng hơn hết là di sản của ông thuộc về toàn thế giới như là lư tưởng của (cái gọi là) Giấc Mơ Mỹ”[18]
Said là một nhà trí thức yêu sự công chính hơn là một chính trị gia. Nhà văn Salman Rushdie phát biểu: “Ông ấy đọc thế giới cũng gần giống như ông đọc sách”[19]
Theo ước nguyện của Edward Said, sau khi thiêu ở Hoa Kỳ, thi hài ông được mang về Li Băng mai táng trong một nghĩa trang Tin Lành thuộc làng Broummana là quê hương của gia đ́nh bên vợ, nằm ở phía tây bắc thủ đô Beirut, Li Băng, vào cuối tháng 10/2003.
Rốt cuộc, cho đến khi chết, nhà trí thức Palestine vẫn là một outsider!
Những tác phẩm chính của Edward Said gồm có: Joseph Conrad And The Fiction Of Autobiography, 1966; Beginnings, 1975; Orientalism, 1978; The Question Of Palestine, 1979; Literature And Society, 1980; Covering Islam, 1981; The World, The Text And The Critic, 1983; After The Last Sky, 1986; (co-ed) Blaming The Victims,1988; Musical Elaborations, 1991; Culture And Imperialism, 1993; The Politics Of Dispossession, 1994; Representations Of The Intellectual, 1994; Peace And Its Discontents, 1995; Out Of Place: A Memoir, 1999.
10/2003
[1] unsettled sense of many identities
[2] Guardian Saturday, Out of the shadows, 11/9/99
[5] Keith Windschuttle, Edward Said’s Orientalism revisited, New Criterion 17/1/99
[6] Edward Said, Orientalism, 25th anniversary Edition, 2003, tr. 1
[7] Edward Said, Orientalism, tr. 39
[8] Edward Said, Orientalism, tr. 96
[9] Edward Said, Orientalism, tr. 96
[10] the power to define others
[11] Edward Said, Orientalism, tr. 43
[12] http://www.monde-diplomatique.fr/2000/11/said/14483
[13] Un homme moral dans un monde immoral
[14] ?The Orient? cannot be studied in a non-Orientalist manner
[15] Sylvain Cypel, b?d
[16] Keith Windschuttle, b?d
[18] Binay Kumar, Edward Said was the American Dream, HindustanTimes.com, California, 2/10/03