TIẾNG TRỐNG MÊ LINH
Trần thị LaiHồng
Kịch lịch sử bằng thơ, một màn ba cảnh
(Giải thưởng Viết về Hai Bà Trưng của Hội Phụ nữ Việt Úc AWA 2011)
Hai Bà Trưng, tranh Vơ Đ́nh
(tư liệu của Trần thị LaiHồng)
NHÂN VẬT
- Trưng Trắc
- Trưng Nhị
- Thi Tướng quân (1)
- Lăo tướng Man Thiện (Mẹ Hai Bà Trưng)
- Nữ Nguyên soái Lê Chân
- 10 nữ tướng (tùy nghi)
- Vài nam tướng (tùy nghi)
- Nhiểu nữ binh và nam binh
- Tô Định và nhiều binh Đông Hán(Tùy nghi sân khấu lớn nhỏ)
(Về y phục, xem chú thích 2)
VẬT DỤNG
- Đại kỳ không có chữ Trưng
- Đại kỳ có chữ Trưng
- 5 cờ ngũ hành
- 10 tiểu kỳ
- Kiếm, thương, giáo, côn, mă tấu…
- 1 trống lớn
- 1 chiêng
- 1 trống đồng
- Khoảng 10 đuốc (loại đuốc muỗi, gắn lửa giả bằng lụa đỏ và vàng, gắn quạt nhỏ chạy batteries thổi ngọn lửa sống động, v́ sân khấu không được phép dùng đuốc thật)
- Nhiều cây để tạo cảnh rừng
CẢNH MỘT
(Bắt đầu bằng ba hồi chiêng trống. Phía trong sân khấu dàn cảnh rừng, có các tướng và binh sĩ, dân quân, đứng lấp ló trong ánh đuốc. Đèn sân khấu không mở hết mà chỉ phân nửa phía trứoc. Spot lights rọi ngay giữa, chỗ 4 nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Tướng quân và Lăo tướng Man Thiện.
Bốn nhân vật này lần lượt tiến bước theo thứ tự, mỗi người tuốt kiếm kêu gọi một câu, xong bước lui nhưng vẫn trước các binh tướng phía sau.
Hai Bà Trưng đứng hai bên Thi Tướng quân. Lăo tướng Man Thiện đứng cạnh Trưng Nhị)
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!Thi Tướng quân:
- Hỡi toàn dân Giao Chỉ !
Chiêng !!!! Toàn binh tướng đáp:
- Dạ !
Một hồi trống. Chiêng !!! Lăo tướng Man Thiện:
- Hỡi hỡi người Cửu Chân!
Chiêng !!! Toàn binh tướng đáp:
- Dạ !
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Trưng Trắc:
- Hỡi toàn dân Hợp Phố !
Chiêng !!! Binh tướng:
- Dạ !
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Trưng Nhị:
- Hỡi toàn dân Nhật Nam !
Chiêng !!!Binh tướng:
- Dạ !
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!! Thi Tướng quân:
- Quê hương Văn Lang ta đắm ch́m trong khốn khổ lầm than
Dưới ách thống trị tham tàn ngoại bang Đông Hán
Hỡi trăm ḍng Bách Việt !
Chung một giống Lạc Hồng
Hăy vùng lên !
Phất cao cờ khởi nghĩa !
Một hồi trống…(Đèn sân khấu bật sáng hết. Tất cả binh tướng đứng dậy reo ḥ, phất cờ ngũ linh và tiểu kỳ, giơ cao vũ khí, rồi đồng loạt reo ḥ lập lại) Ba tiếng chiêng !!!
- Phất cao cờ khởi nghĩa !
Một tiếng chiêng !!!! Trưng Trắc: (Hướng về Thi Tướng quân)
- Bố mấy Cái cùng chung chí hướng
Nguyện một ḷng dành lại non sông
Tay trong tay
Vai kề vai
Dâng gươm báu khắc sâu lời ước thệ…
(Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiến chĩa ra ngoài, một tay chống nạnh, đứng bên phải Thi Tướng quân)
Một tiếng chiêng !!!! Trưng Nhị: (Hướng về Trưng Trắc)
- Một dạ, cùng một chí
Đem nghĩa khí Mê Linh phất cao cờ bất khuất
Ḍng Hồng Lạc quyết một mất một c̣n
Nguyện dâng ḿnh cho tổ quốc non sông…
(Tuốt kiếm, để kiếm ngang trên hai tay, xong vung kiếm chĩa ra ngoài, một tay chống nạng, đứng bên trái Thi Tướng quân. Trong khi đó, binh tướng cùng tuốt kiếm vung cao gươm giáo, dơng dạc lập lại)
Một tiếng chiêng !!!! Binh tướng:
- Xin nguyện !
(Binh tướng đứng thành hàng ngũ, tướng cầm cờ ngũ linh hoặc tiểu kỳ. Riêng Nữ tướng Lê Chân Đại Nguyên soái cầm cờ lệnh lớn làm hiệu ra lệnh diễn binh. Khi Nữ nguyên soái Lê Chân tiến lên, dộng cán cờ thật mạnh xuống sân khấu coi như thị uy, rồi mới phất cờ ra lệnh tŕnh diễn trong khi Lăo tướng Man Thiện đánh trống đồng và Chàng Thi đánh trống da trâu liên hồi. Hai Bà Trưng cùng diễn múa kiếm, chỉ cần một thế kiếm, xong đứng dựa lưng vào nhau, chĩa kiếm ra ngoài theo kiểu “chung lưng đấu cật”. Nữ Nguyên soái lại dộng cán cờ xuống sân khấu ra lệnh đánh kiếm từng cặp hay theo đội h́nh tùy nghi, đánh kiếm từng cặp hay toàn thể theo đội h́nh, lần lượt và đi ṿng quanh Thi Tướng quân, Trưng Trắc, Trưng Nhị và Lăo tướng Man Thiện. )
CẢNH HAI
(Nổi trống nhanh dồn dập và chơi ánh sáng chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh giao chiến. Quân Tàu Đông Hán do Tô Đinh dẫn đầu chạy ra, đánh nhau với quân ta. Tàu xí xô trong khi quân ta reo ḥ… Tô Định đuổi theo Thi Tướng quân. Quân Tàu bao vây, bắt Thi Tướng quân dưới một spot light, trong khi một spot light khác rọi cảnh Hai Bà Trưng đánh nhau với một đám quân Tàu khác. Tất cả hai spot lights và đèn tiếp tục chớp tắt liên hồi diễn tả cảnh hỗn loạn trong khi quân Tàu kéo Thi Tướng quân đi. Spot light chiếu cảnh Bà Trưng rượt chém bay măo Tô Định và Tô Định ôm đầu ḅ lết chạy … Liên tục chớp tắt để vẫn diễn tả hỗn chiến, trong khi Hai Bà Trưng vào nhanh hậu trường thay nhanh khăn đội đầu để diễn cảnh 3 lên ngôi. Bà Trưng Trắc đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Thi Tướng quân. Trưng Nhị đội khăn gắn lông chim trắng và đen để tang Mẹ là Lăo tướng Man Thiện tử trận.)
CẢNH BA
(Đèn bật sáng, không chớp tắt nữa để diễn tả thắng trận. Binh tướng ta hàng ngũ chỉnh tề ngay ngắn. Nữ Nguyên Soái Lê Chân cầm cờ lớn có viết chữ Trưng đi ra, phất cờ tŕnh diễn rồi dộng mạnh cán cờ để Hai Bà Trưng ra sau đó)
Một hồi trống. Ba tiếng chiêng !!! Trưng Trắc: (Tiến ra phía giữa trước sân khấu, quỳ xuống nói)
- Bố Thi ! Thi Tướng quân !
Một tiếng chiêng !!!! (Đứng dậy, giang hai tay chỉ vào binh tướng hàng ngũ chỉnh tề)
- Giao Chỉ, Cửu Chân, Hợp Phố, Nhật Nam !
Muôn người như một
Đem tâm huyết quyết quét sạch quân tham tàn Đông Hán
Giang san Văn Lang nay thoát ṿng u tối
Một cơi Lạc Hồng ngời ngời tỏa rạng
(Quỳ xuống, nhưng đứng dậy ngay)
Mà chàng…. Mà chàng…. Bố ơi !!!!
Bố vị quốc vong thân !!!!
Lời ước nguyện không vẹn toàn duyên kiếp
Gánh gươm đàn nay phận thiếp đơn côi !!!!!
Nhưng âm dương đôi ngả dẫu tách rời
Ḷng thiếp, ḷng Cái này nguyện trung kiên nối chí ….
(Tuốt kiếm đưa cao)
Trăm năm không lỗi hẹn
Một thuở vẫn c̣n ghi….
Một hồi trống. Một tiếng chiêng !!!!! (Tất cả tuốt gươm tung hô)
- Trưng Nữ Vương ! Trưng Nữ Vương !!!!!
Nguyền bảo vệ non sông Hồng Lạc !!!!!!!!!
(Nổi ba hồi trống nghiêm trọng trong khi tất cả binh tướng đi ṿng quanh Hai Bà Trưng đứng đâu lưng nhau. Cuối cùng dừng lại thành hàng ngang coi như cuối cùng, Hai Bà Trưng đứng trước, giữa, nữ nguyên soái Lê Chân ngay sau Hai Bà và đưa cao cờ lên)
Một hồi trống. Chấm dứt bằng ba tiếng chiêng !!!!! (Cùng phất cờ reo vang)
- Văn Lang muôn Năm !!!!!!!!!!!!!! Muôn Năm !!!!!!!!!
(Cuối cùng, tắt đèn hết để tất cả đứng thành một hàng ngang, thật nhanh, kể cả Lăo Tướng quân Man Thiện, Thi Tướng quân và Tô Định cùng binh lính, bật đèn sáng, để giàn chào khán thính giả)
Tranh mộc bản dân gian Đông Hồ, chú thích bằng chữ Nôm.
Bên phải, đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới: Trưng Trắc, Trưng Nhị.
Bên trái: tứ trái qua phải, trên xuống dưới: Trưng Vương trừ giặc Hán Tô Định.
Đại kỳ viết chữ Trưng
Chú thích:
1/ Thi Tướng quân, phu quân của Bà Trưng Trắc, con trai của Lạc tướng Châu Diên, cùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lăo tướng Man Thiện và nhiều lănh đạo các quận huyện khác nổi dậy đánh đuổi Tô Định và quân Đông Hán.
Đại Việt Sử Kư Toàn Thư là cuốn sử đầu tiên của ta, viết bằng chữ Hán, từ thời nhà Lê, năm 1272 đến năm 1697 mới hoàn tất và khắc trên gỗ gọi là Nội Các Quan Bản. Tác giả gồm sử gia Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Thu Tiên, Phạm Công Trứ, Vũ Quỳnh, Lê Hy, dựa theo Việt diện U Linh Tập, Lĩnh Nam Trích Quái, và các sách sử Trung Quốc như Hậu Gán Thư, Thủy Kinh Chú. Phần viết về Hai Bà Trưng thuộc quyển 3, kỷ Trưng Vương.
Bản dịch năm 1945 :“Tên húy là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên”.
Đại Việt Sử kư Toàn Thư dựa vào “Chú thích bộ Hậu Hán Thư” của Thái tử Lư Hiền đời nhà Đường đă chú thích về Hai Bà Trưng của “Thủy Kinh Chú” rằng : “ trưng trắc giả mê linh huyện lạc tướng chi nữ dă giá vị châu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng”. (nghĩa là : Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng). Lưu ư cách viết chữ Hán ngày xưa không hề viết hoa tên người, địa danh... và không dùng chấm phẩy ngắt câu mà cứ viết liền.
Tác giả “Thủy Kinh Chú” là Lịch Đạo Nguyên, vào thế kỷ thứ 6 đă du lịch sang Giao Chỉ đến thăm vùng Mê Linh thu thập tài liệu, khi về nước ông viết sách “Thủy Kinh Chú” nói về Hai Bà Trưng và chồng bà Trưng “…châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê trắc vi nhân hữu đảm dũng tương thi khởi tặc mă Vvệntương binh thảo trắc thi tẩu nhập cẩm khê…” (nghĩa là : Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi cưới [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ… Trắc là người can đảm, cùng Thi nổi dậy làm giặc, Mă Viện đem quân đánh, Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê…) Như vậy, khi gọi tên Trắc và tên Thi, th́ cả hai đều là tên, không thể là họ. Bà Trưng tên Trắc và ông Thi tên Thi, không có họ. Ngày xưa không có sử sách rơ ràng, và ta chỉ dùng sách sử của Tàu.
C̣n “Hậu Hán Thư” thỉ chỉ nói hai chị em bà Trưng khởi nghĩa chiếm hơn 60 thành tŕ ở Lĩnh Nam mà không nói đến chồng Bà Trưng Trắc.
Vậy đúng ra tên chồng bà Trưng Trắc là Thi chứ không phải là Thi Sách. “sách thê” có nghiă là cưới vợ (sách lập là lễ lập hoàng hậu). Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên viết rơ : “châu diên lạc tướng tử danh thi sách mê linh lạc tướng nữ tử danh trưng trắc vi thê” nghĩa là con trai của Lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi cưới [sách] con gái lạc tướng Mê Linh là Trưng Trắc làm vợ… Chỉ tại ông thái tử Lư Hiền chú thích Hậu Hán Thư viết : “trưng trắc giả mê linh huyện lạc tướng chi nữ dă giá vi châu diên nhân thi sách thê thậm hùng dũng” nghĩa là con gái lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng. Và các sử gia của ta nhầm theo đó gọi chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách.
2/ Thời đại Hai Bà Trưng là thế kỷ thứ nhất, toàn thế giới chưa phát minh ra chiếc quần. Đàn ông ở trần đóng khố hay mặc áo dài chùng ngắn hoặc dài tận đầu gối (như trong các phim La Mă). Đàn bà ở trần hoặc mặc yếm, váy ngắn hoặc dài. Chi tiết về y phục thời Hai Bà Trưng, xin đọc bài khảo luận Thời Trang và Lịch Sử của Trần thị LaiHồng trên website http://www.gio-o.com/TranThiLaiHongThoiTrangVaLichSu.htm
Tranh Hai Bà Trưng của Vơ Đ́nh, phu quân Trần thị LaiHồng
Tranh mộc bản Đông Hồ Hai Bà Trưng.