ThuongLamMotCauChaoVanHai

Nam Dao giới thiệu :  một truyện ngắn cảm động, nói lên t́nh người không biên giới, giữa một vùng biển nước nối liền hai miền đất, hai văn hóa, nhưng chỉ một  giống  người. V́ là người,  nên họ vẫn có thể thật gần nhau để chia xẻ với nhau. Và chia xẻ với chúng ta, người đọc, một hy vọng cho tương lai cho cơi nhân gian bé xíu này.

 

 

Vân Hải

 

 THƯƠNG LẮM,  MỘT CÂU CHÀO

 

”...Khi c̣n những người cùng khổ, th́ tôi là một trong số họ…”

                                                                  Eugene Debs

(Để nhớ về các bạn tôi và những kiếp tha nhân c̣n đói khổ….)

 

 

 

Tôi lững thững bước, một tay đút túi quần, một tay đưa lên thắt lưng khẽ ôm bụng giữ cho quần khỏi tụt. Chiếc quần cứ muốn tụt xuống trong mỗi bước đi, dù tôi đă rút thắt lưng hết cỡ mà vẫn rộng thùng th́nh . Bụng tôi lép kẹp tưởng như dán vào xương, v́ đă hai hôm nay không cơm, không cháo. Tôi chỉ ăn lá me  đất và uống nước lă cầm hơi. Dạ dày tôi cứ chốc chốc lại sôi lên ùng ục.

Đói. Đói hoa cả mắt. Đói bủn rủn chân tay, mệt mỏi đến vă mồ hôi.

 Tôi đưa mắt nh́n chung quanh. Nắng chan hoà, lung linh như rắc bạc. Nắng reo vui trên các ngọn cây . Nắng rải vàng trên mái ngói tươi rói của khu nhà hai tầng, ủy ban hành chính huyện mới xây, c̣n ngổn ngang vôi, vữa. Tôi dừng lại, lắng nghe tiếng chim hót líu lo xen lẫn tiếng đài truyền thanh vang vang  bài ca chống Mỹ. Phố huyện nhỏ bé, tiêu điều, lác đác người qua lại. Mặt người nào cũng có vẻ nghiêm trang, hối hả, vội vă…. Chẳng có ai chú ư đến tôi, một kẻ xa lạ, qua đường.

 

 Mấy hôm trước, sau buổi học, thầy chủ nhiệm thông báo :

-Nhà trường cần một em học sinh khoẻ mạnh, có tinh thần xung phong theo thầy hiệu trưởng đi lấy sách giáo khoa trên huyện. Nhà trường đài thọ đ̣ giang, ăn ở…Chỉ cần gánh sách về đây là hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi giơ tay và được chỉ định ngay.

Chà, tôi sẽ có một chuyến đi dă ngoại  miễn phí,  lư tưởng, lại có thêm điểm thi đua lao động. Thật tiện lợi bội phần.

Thầy chủ  nhiệm dặn thêm:

- Nhớ ngày mai dậy sớm, ăn thật bĩnh bầu. Đúng bốn giờ sáng, em phải có mặt tại nhà thầy hiệu trưởng. Đừng trễ.

Tôi dậy từ ba rưỡi sáng, lần xuống bếp định vét chút cơm nguội lót dạ, nhưng trong nồi chẳng c̣n một hột. Thôi, đành nhịn đói mà đi.

Thấy hiệu trưởng tên Đỗ, có chân trong chi ủy. Ông cao lớn, nước da tai tái, khuôn mặt lạnh lùng, đanh thép, lúc nào cũng nghiêm trang, đĩnh đạc. So với những thầy hiệu cũ th́ thầy hiệu Đỗ nổi tiếng là hách x́ dầu, lúc nào cũng quán triệt tư tưởng, đúng quan điểm, lập trường cách mạng,  gương mẫu đến cả dáng đi, điệu nói.

 Ông rất kiệm lời. Suốt buổi đi đường, hai thầy tṛ qua đ̣, qua suối. Nhất là khi qua dốc Ba Ngơi leo muốn bă hơi tai, tôi cũng chẳng được thầy ban cho một câu động viên, an ủi, hay một lời khích lệ tinh thần.

Qua dốc Ba Ngơi, đèo Than Thở, giếng Động Non….Chúng tôi đi bộ dưới hai triền núi giữa những nương luá, nương chè, nương cam xanh mướt, nối tiếp nhau ngút mắt, ngút ngàn. Phong cảnh thật hữu t́nh, kỳ tú. Suối khe róc rách, chim hót, vượn kêu, gợi cho tôi những cảm xúc lạ lùng, lăng quên mệt mỏi. Chúng tôi vượt qua Bản Sen, Đông Lĩnh, Điền Xá, kịp đến bến đ̣ giao thông th́ trời đă về chiều.

 Khi xuống đ̣ để vượt khoảng hai chục cây số đường biển vào huyện, mới thật là tệ hại.

 Trời không gió, mẵt biển lặng tang tềnh. Hai cánh buồm nâu bạc cứ đứng rũ giữa thuyền như hai cái cây chết héo. Người lái đ̣ mặc bộ quần áo xanh công nhân cũ kỹ, gương mặt lầm lỳ, đen quắt, đầu đội chiếc mũ lưỡi trai tàng tàng, vừa uể oải chèo thuyền vừa cau có chửi trời, chửi đất. Sau mấy tiếng đồng hồ, hết chèo, lại lụ, nhưng chiếc thuyền cũng mới chỉ cách bến chừng vài cây số.

Trời vừa chạng vạng, người lái đ̣ tức tối vứt neo đánh bùm xuống nước và phán một câu, như tự giao hẹn với ḿnh:

-Nước ngược rồi, rạng đông mai mới chạy.

Trên đ̣ có chừng mươi người khách,   có vẻ là cán bộ đi công tác, ai cũng kiệm  lời. Có lẽ mọi người đều ư thức, tự đề cao cảnh giác với nhau trong phong trào ba không* hồi đó. V́, tôi thấy ngay giữa khoang đ̣, nơi dễ nh́n nhầt có một câu khẩu hiệu viết bằng sơn đỏ, to tổ bố:

 -Ở đây tai vách, mạch rừng,

Liệu lời mà nói, xin đừng ba hoa.

“Liệu lời mà nói” là liệu cái thần xác, thần hồn  . Lời thời này ẩn chứa đe doạ, nghi kỵ, bất an… Th́ an toàn nhất là không nên nói. Mọi người lặng lẽ tựa lưng vào khoang thuyền, lim dim ngủ. Tôi cũng ngồi tựa mạn thuyền, bụng đói cồn cào, mồm lẩm bẩm một bài ca về biển : -“ Bạn ơi hăy đến quê hương chúng tôi; Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời…”

Thuyền bồng bềnh. …Vịnh Bái Tử Long mây trời mờ ảo. Những dăy đảo đá nối tiếp nhau chạy dài như bất tận, ánh lên một vẻ đẹp hoang dă và buồn bă dưới bóng hoàng hôn. Mệt mỏi, tôi thiếp đi lúc nào không hay, khi bừng tỉnh dậy th́ đă sang ngày .Thuyền đ̣ đă vào tới huyện.

Tôi lút cút theo thầy hiệu trưởng vượt qua con đường cấp phối rải sỏi và đá dăm, tới pḥng giáo dục. Pḥng giáo dục là một khu nhà tranh, vách nứa, có rào tre vây kín bên ngoài. Thầy bảo tôi đứng đợi ở cổng. Chừng nửa tiếng sau  thầy quay ra, tay dắt chiếc xe đạp, hông đeo túi dết.

Nh́n tôi, thầy nói như ra lệnh:

-Tám giờ sáng ngày kia em đợi tôi ở đây nhận sách. Đă lỡ bữa ăn sáng. Thầy sẽ báo cơm chiều tại nhà ăn. Bây giờ, em được tự do đi chơi !

Nói xong, thầy nhẩy lên chiếc xe đạp, vội vă phóng đi.

Được tự do đi chơi !

Tôi biết chơi đâu bây giờ ? Tuy cũng đă mấy lần vào huyện, nhưng tôi chẳng có ai là bạn bè, thân thích.

 Bơ vơ giữa xứ lạ, quê người, bụng đói cồn cào, lại không một xu dính túi, tôi đành đi ngược lại bến đ̣, gần đó có rặng phi lao xanh mướt. Tôi thẩn thờ đi dưới những tán cây phi lao, rồi buồn bă ngồi xuống bên vệ cỏ, ngẩn ngơ nh́n trời, nh́n nước, đợi  bữa cơm chiều.

 Thời gian trôi chậm quá. Nh́n măi, mà mặt trời cứ như đứng nguyên tại chỗ. Để quên đói, tôi đưa bàn tay chèn vào giữa giây thắt lưng và rốn cho đỡ mỏi, vừa th́ thầm bài ca quen thuộc:

-Có ai vui, vui bằng chúng em; Hát ca vang hơn là tiếng chim*…….

Tôi  lẩm bẩm hát măi lời ca vui vẻ ấy để giết thời gian và quên bớt nỗi nôn nao.

Đầu giờ chiều, tôi vội vă đến đứng trước cửa nhà ăn, đợi thầy hiệu trưởng. Đợi măi. Đợi măi. Đă ba giờ, rồi bốn giờ, chẳng thấy bóng dáng thầy đâu. Tôi hoa cả mắt, váng cả đầu mà thầy vẫn biệt vô tăm tích.

Tôi đánh liều bước vào trong nhà ăn, lễ phép hỏi một người có vẻ là cán bộ cấp dưỡng về thầy giáo Đỗ và việc báo phiếu cơm.

Ông ta chỉ dẫn bằng cách hất hàm ra phiá cửa, lạnh lùng:

- Xem thông báo nội quy và danh sách người ăn trên bảng.

Tôi bước tới bảng đen, ngẩng đầu lên đọc. Chẳng thấy tên tôi hoặc tên thầy Đỗ trong bữa chiều nay. Cuối bảng chua một gịng ghi chú, làm tôi càng mệt mỏi, chán chường: Mỗi suất ăn ban cấp dưỡng sẽ thu ba hào và hai lạng rưỡi tem lương thực .

-Chết con thôi, mẹ ơi !

Tôi hoang mang kêu lên trong ư nghĩ, rồi lặng lẽ ngồi xuống đống gạch vôi trước cửa, ḷng vẫn nuôi hy vọng mong manh: Biết đâu thầy đến muộn.

Đúng năm giờ, nhà ăn đóng cửa, tôi bơ vơ bước ra đường, chân tay đă như muốn nhón chuồn chuồn. Mệt mỏi tôi ngồi bệt xuống bệ xi măng dưới những rặng trúc đào. Những cây trúc đào người ta vừa trồng làm cảnh, vừa làm hàng rào, mọc um tùm ở hai bên đường huyện.

Tôi hái một lá trúc đào, nhăm nhăm trên đầu lưỡi. Đắng ngắt. Nghe đâu loại lá này có chất độc giết người. Tôi vứt chiếc lá và t́nh cờ nh́n thấy những cây me đất mọc lúp xúp bên bụi cỏ. Tôi mừng rỡ vội vă cúi xuống, hái từng chiếc lá và lần lượt bỏ vào mồm. Lá me nhôn nhốt chua và vương vất vị ngọt trên đầu lưỡi, làm tôi tỉnh cả người. Tôi đi dọc theo con đường, mải mê hái từng cụm lá me đất vưà ăn vừa đút vào hai túi quần, dự trữ đêm nay.

Mặt trời tắt bóng. Đường huyện chẳng c̣n người qua lại. Tôi bần thần đi xuống bến đ̣ giao thông, ngồi dưới mấy gốc cây phi lao gần đó, tá túc qua đêm.

Đêm dài như vô tận. Tôi không ngủ được v́ đói. Cũng lạnh nữa. Không hiểu sao đêm mới chớm thu mà cũng lạnh. Gió biển thổi lộng lộng cùng  với tiếng sóng vỗ ́ ọp bên bờ cát….Càng cô đơn, đói, rét bội phần. Được cái không có muỗi, chỉ có tiếng chim ăn đêm cùng tiếng lá cây xào xạc như than thở. Nghe buồn thối ruột

 Huyện tôi thuộc diện miền núi và hải đảo mới được thành lập sau hoà b́nh. Ở đây, có một xă đánh cá người Việt, mới được h́nh  thành theo chính sách bán định cư và hai xă nông nghiệp người Hoa, có tên là Hạ Long, Đông Xá.

Chợt nhớ có vài lần, mẹ tôi kể về một ngựi em họ phiêu dạt tha hương rồi lấy chồng người Hoa ở xă Đông Xá, tên gọi ǵ Hiên. Định bụng, ngày mai tôi sẽ t́m đến Đông Xá, hỏi thăm nhà ǵ Hiên. May ra cũng kiếm được bát cơm.

Đợi măi rồi trời cũng sáng. Vừa tinh mơ, tôi thẳng đường đi về phiá Cưả Ông. Đông Xá nằm về hướng ấy.

Đi được chừng nửa tiếng đồng hồ, gặp một ông già người Hoa đang đánh trâu vội vă trên đường. Tôi cố vận dụng  vốn liếng tiếng Hoa ít ỏi cuả ḿnh, hỏi ông về một người d́ chưa biết mặt.

Ông họ*trâu lại, lắng nghe, rồi lắc lắc cái đầu:

-Mậu xức* Mậu Xức.

Tôi hoang mang, thất vọng.

 Chẳng biết ông mậu xức ǵ Hiên hay mậu xức cái tiếng Tầu giả cầy của tôi .

Tôi cố tŕnh bày rơ ràng hơn, nhưng ông vẫn lắc đầu:

- Mậu xức.

 Nói xong, ông hầy hầy* luà trâu đi vội vă hơn, rồi mất hút dưới rặng cây phiá trước; Bỏ lại ḿnh tôi đứng chơ vơ dở khóc, dở cười.

Tôi quyết định quay lại huyện. Không thể đi cầu may như thế này lâu hơn nữa v́ đầu óc tôi choáng váng, chân muốn quỵ đến nơi.

 Tôi  gắng sức vừa đi, vừa nghỉ, chậm chạp quay gót về tới huyện.

Mặt trời đă lên  cao. Ánh nắng rực rỡ nhẩy nhót trên những bờ cây, bụi cỏ, làm tôi đói hoa mắt, lại càng thêm hoa mắt.

Đầu đường bên kia là thuộc xă Hạ Long. Hạ Long có phố. Phố, chỉ là hai dăy nhà tranh đứng đối diện với nhau qua một con đường nhỏ đầy bụi bặm và rác rưởi.

 Một bà lăo người Hoa mặc quần áo vải thâm, gương mặt buồn thiu, đang lặng lẽ ngồi bên quán nước.

Những quán nước như vầy thường thấy ở bến đ̣, bến xe hay các chợ nhà quê thời đó.

 Quán nước có vẻ nghèo nàn, vài lọ kẹo lạc, kẹo trứng chim, mấy xâu bánh gio, bánh xốp. Cạnh đó là nồi nước chè, vài bao thuốc Sông Cầu, thuốc cuộn và dăm ba nải chuối, quả cam..

Tôi ngần ngừ giây lát, rồi lấy hết sức cam đảm bước về phiá quán.

 “- Phải xin thôi. Xin ăn th́ có ǵ mà sợ !” Tôi tự trấn an ḿnh.

Định khom người, ngửa hai bàn tay, cất mồm rên : “- Pí ngộ*….”

Chợt thấy trước cửa nhà bên cạnh, một thiếu niên người Hoa trạc tuổi tôi đang ngồi đọc sách. Thấy tiếng động, nó ngẩng đầu, lơ đăng.

-Lầm Xồi !

Tôi mừng rỡ như vớ được vàng, vừa gọi, vừa bước sang nhà nó.

-Nỵ…..?

Nó không nhận ra tôi, ngước mắt ngỡ ngàng như muốn hỏi.

Tôi cuống quưt:

- Ngộ với a Ṭng, Quán Lán, gặp nỵ ở.…

( Tôi cố ư nhắc đến Ṭng v́ Ṭng quen nó đă lâu, c̣n tôi chỉ gặp nó một lần, qua Ṭng )

- Ấy dà.

Nó vội vă đứng dậy, bắt tay tôi:

- An com chua?

Giời ơi ! Tôi cam đoan trên thế gian này không có câu chào nào dễ thương đến thế.

 ( Đó là câu hỏi đầu môi thay lời chào, theo phong tục truyền đời của người dân vùng tôi, khi có khách tới thăm nhà.)

 - Ăn cơm chưa ?

 Lời chào mộc mạc, dân dă, cụ thể, thiết thực; Đậm nét văn hoá; Đầy tính nhân ái và đẹp đẽ biết bao, trong cơi nhân sinh đói khát  này.

- Chưa. Chưa…

-Tôi đáp lại đến lạc cả giọng. Nghẹn ngào như muốn khóc.

Xồi mở cửa, mời tôi vào nhà, ngồi xuống ghế. Nó múc cho tôi bát nước phàn xà* rồi nhanh nhẹn đi nhúm bếp, bắc nồi, lấy gạo, thổi cơm.

Xồi vừa lúi húi nhặt rau vừa cười hồ hởi:

-Ba, má công việc về Tầu, ngộ một ḿnh. Nỵ thăm, mừng lắm lố.

- Ngộ cũng mừng.

Tôi cười v́ cái từ “ Thăm” ngộ nghĩnh. ( Thăm ư ? Ngộ định ăn mày…)

Bữa cơm rồi cũng được dọn ra. Một nồi cơm vậy* bốc hơi thơm nghi ngút, trên mâm có đĩa rau, đĩa thịt; Có cả bát cá kho hâm lại chiều qua.

Xồi ăn nhỏ nhẹ; C̣n tôi ăn thùng bất chi th́nh*.

Ngon. Không thể nào ngon hơn nữa.

 

 Sau này, trên bước đời dâu bể, tôi đă nhiều lần chịu đựng cái đói đến xanh mặt, quắt ḷng.

Đă có lúc chia nhau từng miếng khoai, mẩu sắn , nhặt nhạnh từng hạt bo bo, ngô răng ngựa…Trân trọng, cung kính bỏ vào mồm, như một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng. Bởi lẽ với người đói, Ăn là tất cả. Ăn là sự sống. Ăn là chân lư. “ Có thực mới vực được đạo” Mới nghĩ đến những chuyện cao xa như dân chủ, tự do, lư tưởng, đạo đức; Cứu vớt nhân quần….

 Đă  bao nhiêu lần tôi chậm chạp nhấm nháp miếng mỳ luộc nhỏ nhoi, quư báu, cái      khẩu phần ít ỏi được lănh mỗi bữa trong tù, để kéo dài “Phút sung sướng được Ăn”. Rồi bỗng dưng ứa nước mắt, giật ḿnh…. Chợt ngộ ra ư nghĩa chữ “ Ngọc Thực”* thiêng liêng  mà người xưa nhắn nhủ cho mai hậu .

 Tôi măi măi thấm thía bữa ăn ngon mà Xồi đă cho tôi trong tuổi thiếu niên ngày ấy.

 

Cơm nước xong, Xồi bảo tôi nằm nghỉ trên tấm phản* bên cửa sổ.

Tôi mệt mỏi nằm xuống. Đôi mắt lim dim. No nê. Thơi thả. B́nh an. Măn nguyện… Gió mát như quạt hầu. Tôi ngủ say như chết.

 Chiều thức dậy tôi bỗng thấy tỉnh táo, phấn chấn lạ thường. Xồi vẫn ngồi trước cửa, lặng lẽ đọc sách. 

Nó chờ tôi rửa mặt, đánh răng, rồi mỉm cười:

-Đi chơi không?

- Đi .

 

Chúng tôi thả bộ xuống băi đá Xà Kẹp, dọc theo những rặng phi lao xanh mướt, vi vu theo gió thổi. Trên bờ biển chập trùng cát, sỏi, từng đàn chim móc c̣ng ríu rít gọi nhau, lẫn trong tiếng sóng vỗ reo vui…

 Tôi mải mê nh́n ra dăy đảo Phất Cờ và xa hơn nữa là vùng đảo Chèo Ngọ, Chèo Thần, Đông Ma, mờ mờ; mênh mang trong nắng, gió. Nơi đó những năm trước, tôi đă từng theo người làng chèo thuyền đi lấy nứa, lấy tre vào những dịp nghỉ hè.

Nhưng, sao hôm nay tôi bỗng thấy biển, trời đáng yêu, đáng quư; Đẹp đẽ, sinh động, đầy sức sống bội phần, trong một bản t́nh ca bất tuyệt.

Sau bữa cơm chiều muộn, tôi ngủ lại nhà Xồi.  Đêm thu tĩnh lặng và mát mẻ. Tôi kể Xồi nghe về những mơ ước, học hành, nhưng không đả động đến những ngày vừa qua đói khát. Xồi cũng bảo, vài tháng nữa nó  trở về Tàu học tiếp cao trung*.

-Ngộ thăm Dịt Nàm*vào mỗi dịp hè.

- Nhớ ra thăm Quán Lán.

- Hày.

Nó gật đầu.

Chuyện văn, chúng tôi đi ngủ. Giấc ngủ b́nh yên, thư thái, say sưa….

 

Sáng hôm sau, sau khi ăn lót dạ, Xồi theo tôi tới pḥng giáo dục. Đúng tám giờ, thầy hiệu Đỗ tới. Ông nghiêm trang dục tôi mau mau gánh sách xuống đ̣.

Tôi hăng hái, hồ hởi nhận nhiệm vụ vinh quang mà thầy giao phó….. Chợt quên đi những ngày thầy bỏ tôi đói khát, bơ vơ.

-Trôi kin*

Xồi vừa nói vừa dúi vào tay tôi một gói thức ăn đi đường to tướng.

-Trôi kin.

Tôi đáp lại vội vă và…Vội vă gánh hai thùng sách lặc lè, lút cút theo thầy hiệu Đỗ, đi xuống bến.

 

Đường về, thầy hiệu Đỗ vẫn kiệm lời. Vai đeo chiếc xà cột, tay xách túi Du lịch*có h́nh máy bay Hà Nội, gọn gàng, nhưng vẻ mặt nghiêm trang, quan trọng… Ông  thong dong, nhẹ nhàng đi trước. Tôi c̣ng lưng, gánh sách nặng triũ trên vai. Qua đèo, qua suối, qua rừng…. Mệt bở hơi tai. Cứ thế, tôi lẽo đẽo cố gắng theo thầy….Chẳng khác ǵ đệ tử theo Đường Tăng thỉnh kinh trong chuyện Tây Du ngày xưa ấy.

 Bù lại, trong buổi sáng thứ hai, học sinh toàn trường đứng nghiêm trang, lắng nghe thầy hiệu trưởng “Nói chuyện dưới cờ”. Thầy trịnh trọng tuyên dương, khen ngợi tôi là học sinh lao động xuất sắc, v́ đă có thành tích theo thầy đi lấy sách giáo khoa trên huyện. Thầy c̣n hô hào mọi người vỗ tay động viên tôi bằng một tràng pháo tay rộn ră. Nghe ớn lạnh sống lưng.

Ôi ! Thật là vinh dự, vẻ vang, tự hào, hănh diện… !

 

Bao nhiêu năm qua, tôi chẳng bao giờ c̣n gặp lại Xồi sau buổi chia tay ấy.Việt và Tàu cũng trải qua bao nhiêu biến cố bạn thù, như nắng, như mưa…. Xồi lưu lạc ở đâu ? C̣n sống hay đă mất  ?

 Phần tôi mang kiếp lưu vong đă mấy chục năm đằng đẵng. Tôi vẫn khát khao nhớ về bữa cơm ngày xưa ấy, như một món nợ tha nhân.…..Thương lắm, một câu chào !

- Ăn cơm chưa?

 Câu chào mang nét văn hoá đẹp đẽ, nhân ái ấy, ở quê hương tôi c̣n không, hay chỉ nhạt nhoà  trong kư ức người già, hoặc được trưng bày trong bảo tàng lịch sử.

Nhà đă cao đẹp hơn, phố xá rộn ràng, đông đúc. Tàu xe mắc cửi. Quần áo chen chân và phấn son nḥe nhoẹt…

Ai ai cũng giàu có, rủ nhau nhậu nhẹt, say sưa với những rượu Tây, bia Tầu với những món ăn…. Món nào cũng là đặc sản.

Có ai c̣n nhớ chào khách đói khát lỡ độ đường ghé nhà, bằng câu “Ăn cơm chưa” hèn mọn ?

 

Quê hương ơi !

Lăng quên ? Hay đă hết người nghèo đói rồi sao ?

- Ăn cơm chưa ?

 Thương lắm, một câu chào.

 

                                                                                Vancouver June/ 2007.

 

 

 

Ghi chú:

            Ba không* - Không nói; Không nghe; Không thấy ( Khẩu hiệu bí mật, cảnh giác với địch)

               Mậu xức*- Không biết ( Tiếng Quảng)

               Pí ngộ*…   - Cho tôi … ( TQ)

               Phàn xà* - Nước cơm ( TQ)

             Cơm vậy*-  Cơm không độn ( Tiếng địa phương)

             Ngọc thực*- Miếng ăn quư hơn vàng ( Hán Việt)

            Cao trung* -  Cấp ba phổ thông.( TQ)

             Trôi kin*   - Hẹn gặp lại.( TQ)