Nín

Níu

 

Tùy bút của VI THUỲ LINH

 

 

Lại một mùa xuân để bắt đầu một năm, với những hối thúc, hy vọng. Chúng ta sống v́ ước mơ, dự định cho ngày mai, tương lai được nuôi dưỡng bằng sức mạnh quá khứ. Giữa bộn bề lo toan hối hả của những ngày cuối năm, chợt thấy con người trưởng thành lên từ những thử thách, mất mát và nỗi buồn.

 

1. Giờ đây, với nhiều người Việt Nam, chuyện cơm no áo ấm đă không c̣n là mối lo thường trực. Ai tiệc tùng quanh năm nhà hàng khách sạn, ai thừa mứa mâm cao cỗ đầy, chẳng có lúc nhớ về những năm khốn khó. Thừa chất, hay sợ hiểm hoạ từ: ḅ điên, lợn tai xanh, gà cúm mà mọi người tranh nhau… gắp rau, rau thường có: muống, cải hay đặc sản: ngót rừng, ḅ khai, cải làn, su su miền núi đều từ đắt đến hiếm. Mọi thứ đắt đỏ, bỗng chốc bữa ăn thường thành gạo châu củi quế.

Ngày Tết bây giờ, cốt chơi chứ không nặng về ăn. Đến chúc Tết nhau, ngại và sợ chủ nhà hiếu khách bày ra la liệt những bánh chưng, canh măng, bóng, xôi gấc, thịt gà. Nhưng nếu ăn cơm tám thơm, canh riêu cua, cá th́ khó mà từ chối. Du xuân, có đói th́ chỉ thích sà vào hàng bún riêu cua, ốc. Chẳng kiêng. Quán vỉa hè bạt căng ghế nhựa, chém 20 ngàn/ bát là thường. Tất cả những món ăn nhà quê thành đặc sản nhà hàng: cua, rạm, rô đồng, cơm niêu. Xưa cà cuống, châu chấu rang – “tôm bay”, chuột đồng, ếch, nhái đủ món tưởng là tṛ chơi - đại tiệc của mục đồng, người quê. Nay, không dễ có được hàng “xịn”. Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố, may mắn ở gần làng cốm Ṿng, tuổi thơ cũng biết t́m hang cua, tát nước vào đồng, mót đ̣ng đ̣ng, vồ châu chấu, bứt cỏ mật cỏ gà và tối đến cùng lũ bạn ra đường t́m cà cuống dưới cột đèn cao áp. Miệng ăn núi lở, đô thị hoá nông thôn, thực khách ăn ráo trọi, cạn kiệt từ rau đến đặc sản. Quà tặng của cánh đồng đâu chỉ có lúa, những loài nhỏ bé kia, mà c̣n đem đến bao điều ḱ diệu.

Những cánh đồng là mảng màu chủ đạo, không gian chính của bức tranh b́nh yên, trù phú làng quê. Đi qua những cánh đồng, nh́n vào đấy là biết mùa, chiếc đồng hồ mênh mang có hương thơm diệu kỳ hằn sâu vào kư ức ta suốt kiếp. Đâu phải vô tận rừng vàng, biển bạc, kẻ phá th́ nhiều, ḷng tham làm tha hoá người, chai dày vô cảm. Trên đường sắt từ Hà Nội về Hải Pḥng quê ngoại, mấy năm trước tôi c̣n được hít mùi lúa, nh́n ruộng ngô, luống khoai, những nông dân cần cù cấy hái. Giờ đi qua Hưng Yên, Hải Dương, thấy bụi mù ăn ruỗng không gian, nhà la liệt, những khu công nghiệp, khu chế xuất đă xóa sổ gần hết ruộng đồng. Thật khốn khổ: rô đồng, cua đồng, tôm đồng, ếch, rắn… chẳng c̣n chỗ sống. Chúng sẽ cùng châu chấu, cà cuống, dế mèn… đi vào “sách đỏ” (!). Ngay cả những nước công nghiệp như Đức, Pháp mà tôi từng đến cũng không có quy hoạch nào nuốt chửng ruộng, phá vỡ cảnh quan nông thôn, công nghiệp hoá để biến nông thôn thành… thành phố. Đâu đâu cũng bê tông tuốt, bỏ hết những đường làng quanh ao gạch đỏ, gạch cheo, đến thả diều cũng không c̣n chỗ chạy. Lợn, cá nuôi bằng cám tăng trọng, cua, tôm biển nuôi lồng mới đủ cung cấp cho người. Đến cả Lâm, em tôi cũng bỏ dở năm thứ ba Đại học Ngoại Thương để đưa dế mèn ra phố. Trại nuôi trên quê lúa Thái B́nh, em đem dế mèn, bọ cạp ra bỏ mối các nhà hàng ở thủ đô và chính em cũng mở quán ở ngơ Trại Găng, để cho dế mèn phiêu lưu kư… trong chảo, cùng bọ cạp, chiên ṛn, chiên xù…với niềm tin ẩm thực côn trùng sẽ… lên ngôi!

2. Lên ngôi và ngự trị măi măi trong tâm hồn của chúng ta, là những kỉ niệm trong kư ức thơ ấu. Món ăn ngày xưa cái ǵ cũng ngon hơn bây giờ. Biết bao người đă xuưt xoa, nức nở khi nhớ những món ăn quá khứ. Những năm chiến tranh và bao cấp nhọc nhằn ấy, c̣n đọng lại bằng những ngậm ngùi nắc nỏm. Không ǵ ngon bằng bát canh măng, chiếc bánh chưng ngày ấy, dù đỗ - gạo - thịt - lá dong mua bằng tem phiếu và bà nội tôi và nhiều bà, nhiều mẹ rất đảm đang thu vén mới xoay xoả được nồi bánh chưng làm món chủ lực đến giữa tháng Giêng. Hồi ức càng xa, chiếc bánh càng ngon, nhất là với những người gắn bó với phố cổ. Hà Nội thời trước cách mạng, thanh thoát và quyến rũ trong những trang văn ṛng ṛng ánh ngọc của Thạch Lam. Bây giờ, đời sống cao hơn, chắc chắn thức ăn phong phú, bổ dưỡng nhiều hơn, dễ dàng có đủ loại, số lượng phục vụ nhu cầu “thượng đế”, nhưng các “thượng đế” vừa ăn ít, lại không cầu ḱ đúng cách như xưa, chấp nhận ăn phở bên cống, cạnh rác, cũng như mua bánh chưng luộc sẵn (dù biết luộc cùng pin để nhanh sôi). Thôi cái ǵ cũng dễ bị bệnh, th́ ăn rau; nhưng rau cũng bị thuốc sâu. Làm sao lo cho xuể! Th́ ăn bằng kí ức. Bao giờ lại được như xưa! Nhịp sống yên ả hơn, cùng với người nương tựa, tương trợ nhau, thân thiện đùm bọc. Cuộc mưu sinh khốc liệt, làm con người căng thẳng, dễ nóng nảy và mất đi sự lăng mạn, mất dần khả năng tưởng tượng và giới tính của ḿnh. Một nhà báo nước ngoài nhận xét: “Người Hà Nội hiếu chiến khi tham gia giao thông”. Ôi chao, đâu phải người Hà Nội, người tứ xứ đổ về, hễ va nhẹ là sẵn sàng gây gổ, mắng chửi nhau. Rất hiếm khi nhận được sự nhường nhịn, ân cần, lịch sự, cảm ơn – xin lỗi.

3. Cứ chen chúc kềnh càng hàng hóa, hoa, cây len lách, vượt nhau. Ai cũng vội. Thời gian gấp ruổi. Những cây bàng sau trận mưa, vỏ cây thẫm như nhung đen, bật nhiều chồi biếc. Mùa đông bất thường năm 2007 là hiện tượng biến đổi khí hậu được báo trước. Trái đất nóng lên. Kỳ lạ, Đông rét muộn, mà loa kèn đă có từ trước Noel, loài hoa tôi yêu nhất, thường rộ nhất vào tháng Tư của tôi, cùng tháng với hoa anh đào. Từ tháng 12, loa kèn đă chạy dọc phố Hà thành, đồng thời với vườn lys bạt ngàn trên màn bạc trong bộ phim Silk với giai nhân nước Anh - nàng Keira Knightley kiều diễm.

4. Phố, ngơ ngập tràn xác pháo hồng vào tinh mơ mồng Một Tết đă là kí ức lùi xa hơn mười năm. Những vườn đào hồng của thủ đô văn minh sông Hồng, đă chịu mất v́ những dự án vô lí, phũ phàng, huống hồ nhà cổ. Đào, chính là di sản tinh thần quư báu của Hà Nội. Người ta lo bảo tồn những giá trị của thành phố cổ để hướng tới 1000 năm Thăng Long, mà sớm quên một bảo vật của nước Việt – hoa đào. Đường vợi xanh v́ cây bị chèn, bị chặt, bị cưa, phá bạo tàn. Phút thảnh thơi giao thừa cũng khó t́m được chỗ ngắm pháo hoa. Chen nhau ngắm pháo hoa rồi chen nhau vào chùa, hái lộc, chen nhau quanh năm suốt tháng, khiến người ta hay bức xúc, stress thành bệnh phổ biến của loài người. Tháng củ mật, mấy ngôi nhà xung quanh nhà tôi tra tấn hàng xóm nốt mấy tuần chót bằng tiếng cưa, đục, khoan, gơ của những tốp thợ gấp rút hoàn thiện nhà để kịp trước Tết. Chổi lăn sơn đè lên những ḍng chữ, số “khoan cắt bê tông” chi chít, trả lại màu trắng lư tưởng cho những bức tường (dẫu biết rằng chỉ được vài hôm rồi đâu lại vào đấy). Người Việt Nam, Trung Quốc,… đón Tết Nguyên đán của ḿnh sau năm tuần của Tết Tây, tức là chúng ta khởi động năm mới chậm hơn, và cũng chơi nhiều hơn. “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”, suốt tháng Giêng, là du lịch, đi lễ chùa chiền, hội hè, đ́nh đám cho một năm làm việc kéo tràn sang năm mới Tây lịch vẫn chưa qua năm cũ của ḿnh.

5. Không ǵ buồn bằng ngày cuối cùng năm cũ, 30 Tết, phải xa nhà. Dù làm ǵ, ở đâu, đă là người phương Đông, ai cũng muốn về gia đ́nh sum họp. Những công nhân người Bắc v́ nghèo mà không dám về quê, đành ở lại những căn hộ nghèo nàn ven Sài G̣n. Những người con Việt bôn ba xứ người, dù có đủ đầy đào mai, bánh mứt, rượu, xôi, gà, hương khói, cũng không có được không khí Tết trọn vẹn như ở quê nhà. Trên đất khách, lúc bận rộn cả năm, họ có thể tạm quên, nhưng chiều 30, bữa tất niên, th́ người xa xứ luôn thấy thiếu hụt, cô đơn, thèm hơi ấm Việt Nam. T́nh tự dân tộc trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhiều khi họ thấy ḿnh như công dân “rơi tự do”, không thuộc về đâu, khi xung quanh những người xóm giềng thuộc văn hoá khác, đến cả con cháu họ cũng không thạo tiếng Việt, huống hồ thuộc tập tục cổ truyền. Họ an ủi ḿnh bằng kí ức và nỗi nhớ, bằng những cuộc hẹn tương lai: hè hay Tết tới sẽ về. Về, để t́m, để đích thân gói bánh chưng, xoắn lạt; treo câu đối đỏ; dựng câu nêu đón Xuân sang; trông nồi bánh, chơi bài tam cúc như ngày xưa cũ. Về, để hít mùi vị quê nhà trong gió, để được gặp những khuôn mặt, những bàn tay già đi theo năm tháng, những em bé hôm nào đă thành nam thanh nữ tú, bận rộn yêu đương. Lại có người “con đầu cháu sớm”, thêm nhiều trẻ nhỏ được mừng tuổi. Lúc nào cũng nhiều lư do để về.

6. Về đâu, những em bé mồ côi, những người khốn khổ lang thang, những người bị những trận băo cuốn chưa hết kinh hoàng đói rét, mất cả nhà, người thân? Về đâu, những linh hồn phiêu bạt? Thân nhân chưa t́m thấy xác, hài cốt những chiến sĩ lưu lạc trong ḷng sông, cánh rừng nào chưa an nghỉ; không biết ngày giỗ thật để hương khói kiếm t́m. Về đâu, bà già run rẩy bán mớ tép riu trong buổi chợ chiều đông, những người già bị bỏ quên hay không con cháu?

Những đứa trẻ luôn thích chơi tṛ / đóng vai người lớn (làm cô giáo, bác sĩ, bộ đội, phi công), muốn lớn nhanh. Những người đă lớn, già th́ ước ḿnh trẻ lại. “Mới ngày nào…”, bố tôi thường bắt đầu như thế khi nói về tốc độ thời gian. Mới ngày nào bố kiệu tôi trên vai, tóc xanh mắt sáng, giờ th́ tóc bố bạc, rụng nhiều, lưng đă không thẳng như xưa. Tôi giật ḿnh hoảng hốt v́ thanh xuân qua nhanh. Thèm được trở về ấu thơ, hồi hộp náo nức chờ đón Tết. Với những người đă lớn, đă già, Tết là dấu mốc để lo toan, nào dọn dẹp, mua sắm, công việc tồn đọng, nợ nần phải xong trước giao thừa. Có những người nghèo, chỉ mong kiếm được để mua quần áo mới cho đàn con, như mẹ tôi những năm bao cấp. Bọn trẻ vô tư, chỉ thích nhận quà, được ĺ x́, đi chơi, được nghỉ học, mặc đẹp và bố mẹ chiều trong những ngày năm mới. Mỗi năm mỗi tuổi, Tết làm người lớn già thêm, họ luôn t́m cách để được trẻ lâu, để giấu tuổi thật đi, hay chí ít là chăm nhuộm tóc, thích được gọi là anh, chị và ít kẻ thật thà khai ra ḿnh đă là ông nội bà ngoại vài năm rồi, v́ tâm hồn vẫn c̣n muốn trẻ, v́ sự phong t́nh đâu chịu già đi.

7. Mùa Xuân khởi động từ mùa Đông. Nếu chỉ nói đến những điều đẹp, tưng bừng lạc quan là không thành thật trước giao thừa. Vệ sinh cơ thể hàng ngày nhưng cần vệ sinh năo để đầu óc được minh mẫn, lưu giữ được nhiều điều ư nghĩa, thú vị, đáng giá v́ bộ nhớ không phải vô tận. Sẽ trang hoàng nhà cửa, sẽ tắm lá mùi, sẽ thắp hương trầm cho mâm cỗ tất niên, và thanh thản nghĩ về những buồn vui, mừng lo, những điều đă và chưa làm được năm qua và ước mơ trong năm mới.

Muôn hạt ngọc long lanh thiên nhiên – sương mướt căng trên những búp chồi xanh như những cành ngọc lục bảo, phỉ thuư giao hoà với đất trời. Những cành loa kèn nở lời lời biếc trắng. Và từng đàn hoa violet tím mải miết vào xuân. Trong h́nh dung mơ mộng của tôi, những cánh đồng – đồng hồ khổng lồ của thời gian - đang xanh đến chân trời, thành phố xanh giữa muôn vàn đồng hoa rực rỡ. Hương thơm tinh khiết của Xuân cho ḷng người dịu lại. Điều ước lớn nhất, bao trùm tất cả, là B́nh Yên. Nghèo khổ, lo lắng, bệnh tật không b́nh yên được. Giàu có mà vướng phải những điều trên, làm sao hạnh phúc? Đừng tham lam “cầu được ước thấy, vạn sự như ư”, chỉ xin b́nh yên đă hội đủ rồi.

Friedrich Duerrenmatt (1921 – 1990) - kịch gia người Thụy Sĩ, một trong những tác giả viết tiếng Đức quan trọng nhất thế kỉ XX – có những câu cực ḱ ư nghĩa: “Chỉ có hài kịch mới lột tả được thời đại của chúng ta. Bi kịch có thể được rút ra từ trong ḷng hài kịch và ta có thể khiến nó hiển hiện như một khoảnh khắc khủng khiếp, như một vực thẳm đang nứt toác từ tận cùng ḷng đất. Thế giới là một trạm xăng không có biển cấm hút thuốc lá”. Thường trực bùng nổ chiến tranh, ḷng tham, cái ác, sự dối trá, hiếu chiến đeo đẳng con người. Lo sợ nhưng không lảng tránh, chúng ta cần đối mặt, phản kháng và dũng cảm loại bỏ dần những cái xấu, những ǵ do chính con người làm hại ḿnh. Cống hiến tận lực, đó là cách yêu, là t́nh yêu cuộc sống sâu sắc và mănh liệt.

Tôi chợt nhớ hai câu kết bài “Dấu vết thời gian” của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo: “Bán buồn mua vui họp chợ đời người / Thời gian thắm lại một mùa hoa tươi

Thật khó tưởng tượng một cuộc sống không c̣n hoa tươi, t́nh yêu và nghệ thuật. “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” (Dostoievski) và cứu rỗi loài người khỏi nguy cơ thành “người máy” trong thời đại lập tŕnh, tự động và mọi thứ lệ thuộc computer.

Mùi gió.

Chỉ ḿnh em bên anh thung thăng sớm mai mồng Một. Không buổi sáng nào trong năm yên tĩnh, trong trẻo như sáng mồng Một Tết. Mưa Xuân khiến những cặp uyên ương níu gần nhau và tràn tràn những cái hôn kéo dài vận hành thế giới. Chợt gặp lại Hà Nội gần như là Hà Nội của Thạch Lam, trong phố cổ vắng người. Người ngoại tỉnh về quê, trả lại Hà Nội cổ kính, quư phái, kiêu hănh, khác vẻ xô bồ, chen lấn hàng ngày mà người ta cố ư “hoạch định h́nh ảnh” cho nó. Chim về đầy cây, tiếng hót làm trời cao và sâu thêm trong màu xanh huyền ảo. Vẫn c̣n chỗ thả diều, c̣n chỗ ngắm trăng và pháo hoa trong kí ức ấu thơ, tiếc nuối và mơ ước…

Từ hiện thực khắc nghiệt và trần trụi, níu vào mơ ước và t́nh yêu, loài người được nương tựa và cất cánh…

 

27.1.2008

V.T.L