Hỏa châu
Vũ Hồi Nguyên
Ôi đêm dài hỏa châu đốt sáng
Cho ḍng máu trong con phai màu
Trịnh Công Sơn – Đêm Bây Giờ Đêm Mai
Sàig̣n, 1967
Chúng nó ba đứa, thằng Tráng, thằng Tuân, thằng Thành, nhưng giống truyện Ba Chàng Ngự Lâm Pháo Thủ[1], phải kể là bốn với cái đuôi là con nhỏ Thi, em thằng Thành, « thứ con gái mới lớn, điệu rơi điệu rụng, thế mà cứ đ̣i bám theo các anh », đấy là ư kiến của ông anh quư. Ba cậu năm ấy tuổi 18-19, coi trời bằng vung, chỉ c̣n một năm trung học là bước vào cuộc đời thực sự, đầy đủ mồ hôi và nước mắt. Con Thi phải chờ thêm 2 năm mới có thể rời ổ chim của nó, trường Couvent Des Oiseaux[2] với mấy cái mỏ xí xố tiếng Tây suốt ngày. Ba thằng th́ học trường Jean-Jacques Rousseau[3], nơi tụ tập con cái nhà giàu, kiểu bố là giám đốc công ty dược phẩm lớn như thằng Tuân, tuy vẫn lọt vài đứa con công chức như thằng Thành, hay gia đ́nh nghèo nhưng Công giáo di cư như thằng Tráng. Chúng nó học cùng lớp trong nhiều năm, đến năm cuối Thành theo ban toán, Tuân ban khoa học thực nghiệm, và Tráng ban triết.
Ba đứa dính vào nhau như mấy ngón cùng một bàn tay, khắng khít chẳng khác có liên hệ ruột thịt. Chúng nó có thói gân cổ căi nhau hết chuyện này qua chuyện nọ. Nhưng không đề tài nào mà không mang ra mổ xẻ chung. Không chuyện t́nh ở đứa nào, thật hay tưởng tượng, mà không phơi ra cho cả bọn. Mấy thằng gặp nhau hàng ngày. Căn pḥng ổ chuột của Tráng nhiều lần chứng kiến bộ ba nằm lăn ra ngủ dưới đất, khi đêm đă vào giờ giới nghiêm lúc nào không hay. Làm bố mẹ lại tội nghiệp con trai ḿnh phải thức khuya học thi. Đứa nào buồn bực điều ǵ th́ hai đứa kia bị lây ngay, mất ăn mất ngủ làm như chuyện của ḿnh. Thằng Tuân tư bản sẵn sàng tiếp tế mọi vất chất, từ rượu whisky mua ở PX[4] tới quần áo cà vạt đi nhảy đầm. Thằng Tráng ở một ḿnh, pḥng mở cửa bất cứ giờ nào cho những cơn khắc khoải bất ngờ của bạn. Và chỉ những hẹn ḥ của bộ ba mới làm thằng Thành hy sinh một cái boum[5] nhiều gái hay một buổi học Anh văn ở Hội Việt-Mỹ. Vô duyên là con Thi, chẳng can dự ǵ, cũng có lúc bị trăn trở bởi những ư tưởng sôi sục của anh Tuân, hay một bài thơ đầy ẩn dụ anh Tráng tặng nó.
*
Năm 1967 chiến tranh đă cao độ, lính Mỹ đă nhiều, nhưng các thành thị miền Nam chưa biết những cuộc tổng tấn công của phe địch. Sàig̣n cố che giấu mọi bạo động và lo sợ dưới một lớp phồn thịnh giả tạo và bằng lối hưởng thụ bừa băi. Khác ǵ khuôn mặt chát son chát phấn và nụ cười nhàu nát của một cô gái bán bar. Người ta ai cũng biết có những chiếc cam nhông chờ đêm tối để trở xác chết từ mặt trận về. Người ta đoán c̣n nhiều vụ bom plastic nổ như ở pḥng trà Tự Do[6]. Nhưng đă qua rồi những ngày biểu t́nh chống độc tài gia đ́nh trị hay các cuộc đảo chính giữa tướng lănh, và chưa đến giai đoạn có các vụ đốt xe lính Mỹ. Nghĩ cho cùng, một chàng công tử trường Tây như Tuân, nếu không quen Tráng và các mối quan hệ đáng sợ của nó, không chừng cậu ấm chỉ đi lại những khu sang trọng của thành phố, và la cà ở Cercle Sportif Saigonnais[7]. Có ra ngoài cùng lắm là đi tắm biển ở Vũng Tàu hay nghỉ hè ở Đà Lạt. Đất nước chỉ biết vậy, và hàng ngày tới trường lại học một thế giới văn minh ở rất xa, chẳng ăn nhằm ǵ tới thực tế của quê hương ḿnh.
Chiến tranh chưa vào thủ đô, nhưng tin tức chiến trường ngày càng nhiều trên mặt báo. Trước đây, trong suốt mấy năm trời, Thành có một công việc hàng ngày, vừa làm việc hiếu vừa kiếm tiền túi. Đó là ngồi đọc báo Ngôn Luận cho ông ngoại của nó mắt đă ḷa. Khoảng cuối chiều, hai ông cháu mang hai chiếc ghế xếp lên sân thượng ở nhà, vừa hứng gió vừa chung nhau đôi mắt đảo một ṿng t́nh h́nh quốc tế và quốc nội. Những lúc đó, Thành thích t́m tin chiến sự, những thành tích của phe « Thế giới Tự do » [8] . « …Sau cuộc ác chiến, Việt gian cộng sản để lại 16 xác chết, 9 tù binh, 2 khẩu đại liên, nhiều AK47 và vũ khí đủ loại, bên ta có 4 chiến sĩ hy sinh ». Thành càng đọc càng hăng, thích thú thấy những con số ngày này qua ngày khác cứ tăng dần, như những kỷ lục bị hạ. Nó chẳng cần biết lúc nào ông ngoại nó đă thấy đủ chiến thắng, chỉ chờ nghe đoạn truyện Thủy Hử[9] đăng trong ngày.
Muốn lại gần chiến tranh hơn phải đến chỗ ở của Tráng. Vào sâu những con hẻm chằng chịt nằm ven sông Sàig̣n. Cái xóm lao động này đă mấy lần cháy lớn, nhưng vẫn chẳng ai giải tỏa được để chiếm lại đất. Ở đó, có biết bao nhiêu gia đ́nh thiếu vắng người cha hay một hai người con. Có biết bao nhiêu nông dân bỏ ruộng làng chạy loạn lên tỉnh. Đầy rẫy những cuộc đời tan nát và những câu chuyện kinh hoàng. Trong gia đ́nh Tráng, ông anh lớn đă trốn đi Long Xuyên rồi mà cuối cùng vẫn phải t́nh nguyện vào dân vệ tại chỗ, khi tờ khai sinh giả bị lộ. Xóm ngày càng nhiều thương phế binh và kẻ ngủ đường ngủ chợ. Tối đến, ai cũng nơm nớp lo các đội quân cảnh đến bắt lính. Bây giờ thanh niên biết chạy đâu, không c̣n có thể chui vào những chiếc chum lớn hứng nước mưa, hay lặn dưới các nhà cầu nhô ra sông. Vậy mà có hôm cô Thi không nhịn được ṭ ṃ, lấy cớ kiếm ông anh để đạp solex[10] đến coi nơi trú của Tráng. Đúng là điếc không sợ súng. Ra mở cửa, Tráng thấy Thi mặt xanh như tàu lá. Con nhỏ vừa thoát khỏi những cặp mắt soi mói của các thân xác nằm ngồi trên lối đi, và những lời phê b́nh thô tục của mấy đám côn đồ. Sẽ không bao giờ có lần khác, Tráng nghĩ vậy. « Thi đừng sợ, anh quen hết tụi nó mà, thật ra tụi nó chỉ có bề ngoài là dữ tợn thôi ». Tráng đâu kể thêm rằng ḿnh đă từng làm trung gian thuê mướn vài gă, mang mă tấu và dao phay lên trường Jean-Jacques Rousseau đụng độ với băng du đăng xóm Tôn Đản. Dù sao, hôm đó Thi hiện ra trước mặt Tráng như một phép lạ, ai ngờ Chúa vẫn c̣n thương một đứa con đă quên đạo từ lâu.
*
Thời đó là thời của mọi nghịch lư, và những chuyện gian xảo vô liêm sỉ tràn ngập xă hội. Vô số thanh niên thấy tuổi trẻ của ḿnh bị tước đoạt, đâm ra bất măn và đầy ư tưởng nổi loạn. Trong ba đứa bạn, Tuân là kẻ có thái độ phản kháng dữ dội nhất, « Tao tự hỏi, ngày hôm nay c̣n được bao nhiêu sự giàu có lương thiện, không lợi dụng chiến tranh, không giành lấy quyền sống của người khác ». Nó tuyên bố dứt khoát ly khai cái « giai cấp tư sản » của ḿnh. Nó muốn đạt tới một ư thức chính trị cách mạng, khởi đi từ sự chống đối triệt để mọi giá trị của môi trường người ta dành cho nó. Trường Tây là biểu tượng đầu tiên phải đạp đổ, « tàn dư của chế độ thực dân đă đành, nhưng trước hết trường này là một ưu đăi dành cho con ông cháu cha, nó đào sâu thêm cách biệt giữa tầng lớp cầm quyền và các tầng lớp khác ». Cái năm cuộc biểu t́nh bài Pháp[11] đến bao vây trường, Tuân không ngại leo rào ra nhập đám đông ḥ hét đ̣i dẹp bỏ các cơ sở giáo dục của Pháp. Phải lâu sau đó, khi đă ở nước ngoài, Tuân mới hoạt động chính trị, nhưng hồi ấy nó là thằng đặt nhiều câu hỏi nhất về chiến tranh Việt Nam.
Từ chuyện đất nước Tuân bước qua t́m hiểu các tổ chức xă hội và hệ tư tưởng. Cái say mê chính trị tăng dần với số lượng sách đọc. Đọc đủ loại và không thứ tự, sách tây lẫn sách ta, sách lư luận và văn chương, từ Raymond Aron qua Louis Althusser, từ Nguyễn Văn Trung qua Nhất Hạnh, từ Emile Zola, Maxime Gorki qua Dương Nghiễm Mậu, Vũ Hạnh, vân vân… Con Thi hoa cả mắt trước kiến thức của hắn, ngồi nghe thằng đại trí thức này không biết chán, cố gắng theo tới cùng các lập luận vô cùng phức tạp. Có khi con nhỏ xúc động v́ những phát biểu bất chợt cao thượng, « tuổi trẻ chỉ lớn lên được bằng sự dấn thân v́ t́nh người, khi biết dành những t́nh cảm đẹp nhất cho những kẻ yếu kém, những con người vong thân trong một xă hội áp bức », « Thi biết không, nhân vật trong La Condition Humaine[12], khi được hỏi tại sao đi đặt bom khủng bố, đă trả lời rằng kẻ khủng bố đầu tiên là cái chế độ chà đạp lên nhân phẩm người lao động ». Con Thi hiểu lơm bơm, nhưng đủ thấy anh Tuân hơn hẳn mấy thằng nhăi cùng tuổi nó, c̣n sặc mùi sữa mà đă dám tỏ t́nh với cô nàng.
*
Ông anh của Thi không thiên về những lời lẽ to tát cao siêu, nhưng hắn bàn căi chính trị cũng hăng say chẳng kém ǵ khi nói về nhiều thứ khác, như văn chương nghệ thuật, thể thao, thục bi da hay đánh phé. Chủ trương của Thành là cái ǵ cũng phải biết sơ sơ th́ cuộc đời mới ra hồn. Làm sao sống cho hết ḿnh, đón nhận mọi kinh nghiệm, yêu ghét tới cùng. Sách gối đầu của Thành là cuốn Les Nourritures Terrestres[13] , một bản tuyên ngôn kêu gọi đốt sách, tự giải phóng ḿnh khỏi rằng buộc của đạo đức xă hội, tận hưởng tức th́ từng giây phút của hiện tại. « Tụi mày phải bung ra, lấy sự t́m kiếm cái mới làm lẽ sống, vứt đi giáo dục Khổng Lăo đè nén cá nhân, thoát hẳn ra ngoài tháp ngà trường Tây, đừng tự trói ḿnh bằng những thói quen ». Cho tới chỗ nhảy đầm cũng phải từ chối mấy surprise-parties của bọn Marie Curie[14] hiền như bụt. Phải đến những chỗ có dân tứ xứ ăn chơi xả láng, nếu gặp đánh lộn th́ chỉ việc chạy cho nhanh. Nơi quen thuộc của Thành là cái băi giữ xe của một trường tư thục lớn, tối cuối tuần biến thành một chợ nhảy cho cả trăm người. Cứ thế cho tới ngày ở đó có mấy anh biệt động quân bất măn, làm nổ tung lựu đạn cho đáng kiếp cái hậu phương quá vô tư.
Thành lúc nào cũng có một mối t́nh để tâm sự với bạn bè. Dĩ nhiên nó chê loại con gái trường Tây, kể cả mấy nàng váy cực ngắn và giày cổ cao kiểu Sylvie Vartan. Không, phải là một người đẹp trường Gia Long áo dài trắng trong, hoặc một thiếu nữ đứng bán hàng ngoài chợ tay thơm mùi trái cây. Đọc xong Ṿng Tay Học Tṛ[15] th́ Thành si mê vô vọng một chị kư giả hơn nó cả chục tuổi. Nhưng lúc thất t́nh nặng hắn vẫn tâm sự, « Tao nghĩ khổ v́ t́nh yêu cũng là một kinh nghiệm sống thật, đáng trải qua hơn những ngày tháng vô vị của kẻ sợ thử lửa. Một cuộc sống b́nh thản sẽ trở thành khô héo. Nói cho hai đứa mày biết, tao nhất định không bắt chước ông già tao. Ông luôn luôn đi t́m sự an toàn. Lo lập gia đ́nh sớm để đừng trễ chuyện con cái, chọn nghề công chức để được yên thân, lúc nào cũng làm giống thiên hạ cho chắc chắn không sai lầm. C̣n lâu tao mới sống như thế ».
*
Càng không thể h́nh dung một cuộc sống chuẩn mực cho Tráng. Một cá nhân chẳng bao giờ chân đụng đất, cứ tự vẽ lấy thực tế cho riêng ḿnh, t́nh cảm lúc nào cũng quá độ. Tráng khác hai bạn ḿnh ở chỗ không ghét trường Tây. Giáo dục Pháp đă dẫn nó đến với những nhà văn lớn như Victor Hugo, Aragon, Céline, Jean-Paul Sartre, Albert Camus, Marguerite Duras. Tráng nó lớn lên trong các trang tiểu thuyết và các bài thơ. Nó thở bằng không khí của những vườn văn. Nó lang thang ở những chân trời của tưởng tượng. Đối với nó, « thực tế chỉ là h́nh ảnh nghèo nàn của những ước mơ biến thành thỏa hiệp ». Một điều kỳ lạ, có ai như thằng Tráng này, nó nh́n hàng ngày những cảnh tượng đậm nét của thực tế thời đó, vậy mà đầu óc nó vẫn bay bổng tận đâu.
Tráng làm kẻ hướng dẫn cho hai thằng kia khám phá văn chương Việt Nam đương thời, trên con đường t́m về nguồn của chúng nó. Bắt hai ông Tây con phải đọc Vơ Phiến, Phạm Công Thiện, Nhă Ca, Duyên Anh, Chu Tử. Thi cũng nhập phong trào, bỏ thơ Prévert qua thơ Bùi Giáng. Năm 1967 là năm Tráng bắt đầu sáng tác. Một hôm tự nhiên nó nghĩ về cô em gái của bạn nhiều hơn thường lệ, và mấy ḍng thơ hiện ra từ từ như một điệu khúc t́nh cờ nghe được. Rồi cũng cô Thi này trở thành một nhân vật tuyệt vời trong truyện ngắn đầu tiên của Tráng ta. Cái thằng chỉ học được vài giờ văn chương Việt Nam ở trường, lại là những giờ trưa bạn bè thường dành để ngủ và tiêu cơm, thế mà bây giờ nó đ̣i làm nhà văn mới chết người ta chứ ! Nhưng anh chàng Tráng có một uy tín ghê gớm với nàng Thi. Con nhỏ chắc chắn một cái đầu nghệ sĩ như vậy là cả một kho tàng những cái đẹp trên đời này. Nó nào ngờ chính ḿnh cũng hiện diện trong đó như một thần tượng hoàn hảo.
Và may hơn nữa, Thi không biết
rằng ở cả ba thanh niên nàng phục, các lư
tưởng cao đẹp lẫn lộn với những
nhu cầu suy đồi mang ít nhiều tính bạo
động. Trong mắt họ, nhiều giá trị đang
chảy nghĩa dần, bất kể sự ồn ào
của những kẻ đạo đức giả cố
duy tŕ một trật tự xă hội đă rệu ră.
Họ muốn vượt qua mọi cấm đoán
để nh́n cho hết sự thật, xóa cho sạch
những ảo tưởng c̣n lại ở ḿnh. Không
chừng có một cái giá họ phải trả để trưởng
thành vào những năm ấy.
*
Tṛ trụy lạc đầu tiên của Thành, Tuân và Tráng là uống rượu để say. Ruợu đối với chúng nó không là giải trí hay một cách làm đàn ông. Rượu là phương tiện để trút bỏ bực bội trong người. Rượu giúp lời nói bắn phá vào các điều dơ bẩn thối tha nh́n thấy. Mục đích là đi tới tận cùng cơn say, đến một nơi giải thoát, ở đó không cần thận trọng từ tốn, tiếng cười tiếng khóc có thể bật lên chân thật. Rượu loại nào cũng được, thùng Bia 33 hay chai whisky, hết anh chàng Johnny Đi Bộ th́ qua nếp thang, hết nếp thang th́ sợ ǵ mấy loại cồn pha trộn bán chui ở chợ trời. Ban ngày ba đứa ngồi quán nhậu b́nh dân, chúng nó cần những quán thật rẻ để uống được nhiều, có khi đồ nhấm chỉ vỏn vẹn dĩa xương cá ghiền vụn. Ban đêm chui vào nhà thằng Tráng cho có chỗ kéo dài đến sáng.
Căn pḥng Tráng thiếu đủ thứ, phải trồng chất sách lên nhau để làm ghế ngồi. Buổi nhậu bắt đầu bằng những chiếc ly cụng vào nhau đàng hoàng, nhưng hăy dẹp đi mấy câu chúc tụng vô ích. Rồi bắt đầu những tranh căi về đủ mọi đề tài. Chính trị, gái, triết lư, một trận đá banh, một vấn đề văn hóa, vân vân. Chuyện ǵ cũng biến thành phân tích, tổng hợp, lư luận, phản biện, khẳng định, suy rộng. Thể nào cũng có phần thằng Tuân ngập lội trong mấy lư thuyết chính trị, thằng Tráng mắt sáng ngời v́ một tuyệt tác văn chương, thằng Thành bênh vực tới hết nước bọt một hiện tượng thời trang bị coi là vớ vẩn. Nói nhiều khô cổ, lại phải uống, các ly sau đó cạn đi càng lúc càng nhanh. Những điếu Mélia vàng, Bastos đỏ rít không ngừng, chai sẽ tới lúc tu thẳng không cần ly. Cho tới khi rượu thấm sâu, làm ră rời mọi suy nghĩ, khi ấy chẳng c̣n vấn đề nào quan trọng, nói ǵ cũng thừa thăi. Thằng Thành sẽ đ̣i cây đàn ghi ta, rồi để chọc tức bạn, giọng thư sinh của nó sẽ đi vài bản nhạc lính tráng, « anh là lính đa t́nh / t́nh non sông núi biển… », « một trăm em ơi / chiều nay một trăm phần trăm… », « viết tên em trên ba lô nặng chĩu / bước quân hành dừng chân đồi hoa tím… », « em hậu phương / c̣n anh nơi tiền tuyến… ». Bàn tay run rẩy của thằng Tráng sẽ nguệch ngoạc trên giấy vài câu chữ điên cuồng nó gọi là « những vết hằn trên thân thể của t́nh thương». Thằng Tuân sẽ lục t́m một cuốn sách có nội dung xứng đáng làm gối cho nó ngả ḿnh. Từ đó bất măn lại trở về. V́ những chuyện t́nh không đẹp như trong nhạc thơ. V́ chẳng mấy ai bây giờ c̣n tử tế với nhau. V́ cái loạn của xă hội đă lan tràn vào óc vào tim con người. Lời nói quay ra chửi đời. Không gian chung quanh cứ mờ dần, thằng nào đó nói ǵ nghe không c̣n rơ, chẳng biết có hay không một tiếng khóc, rồi mắt bắt đầu nh́n thấy những bức tường chuyển động, cuối cùng cơn nôn mửa ập đến như một khoái lạc tột cùng, chẳng kịp d́u nhau ra tới sông đằng sau nhà.
*
Ba thằng hay kể cho nhau những câu chuyện lừa dối giữa đàn ông và đàn bà. Những quan hệ giả dạng t́nh yêu. V́ dứt khoát không thể có t́nh yêu khi chiến tranh là nỗi ám ảnh thường trực, khi lối sống vội chỉ có những trao đổi nhất thời, khi người ta giành giựt nhau mọi thứ để tồn tại. Những câu chuyện đó làm ba đứa chúng nó chỉ c̣n biết yêu những h́nh bóng thiên thần ḿnh tưởng tượng. Với con gái đời thật chẳng c̣n ǵ khác ngoài thèm muốn thể xác. Năm 1967 là năm ba cậu rủ nhau « xuống xóm ». Một đường tắt để trưởng thành cho xong. Cũng có cái thu hút của mục đồi bại tuyệt đối, không nửa vời.
Đó là những buổi trưa cuối tuần, ở ngoài hẳn thành phố, chỗ bắt đầu những con đường đất lồi lơm duỗi dài giữa những cánh đồng khô. Xóm là vài căn nhà mái tranh tụm lại đơn sơ giữa một không gian thoáng tĩnh. Những khách tuổi Thành, Tráng và Tuân không gây ngạc nhiên, chỗ này đủ loại thế hệ, giống nhau ở túi tiền giới hạn. Ba chàng thanh niên đă quen hầu hết các bà chị, ít thay đổi hơn các cô gái. Chị Hai xưng hô với họ là má và con, chị Búp lần nào cũng có một chút kẹo gừng cho ba cậu khi về, chị Tố Huệ chỉ thích phết đít thằng Tuân, « con trai ǵ mà trắng như bột gạo ». Ba đứa làm vẻ ung dung thoải mái. Trước hết là ngồi xuống gọi bia hơi và hột vịt lộn. Thỉnh thoảng được một em đến phẩy quạt lá, có lẽ cần khô mồ hôi trước cuộc cọ xát xác thịt. Chúng nó bắt chuyện những kẻ ngồi gần, một anh lính vừa thoát địa ngục, một nhà tiểu thương tự thưởng ḿnh nhân một lần chúng mối, hay một cô gái quả quyết chỉ làm việc ở đây một thời gian ngắn. Thủng thẳng rồi Thành sẽ đ̣i một em nhất định, thế mới đúng là khách quen thuộc, nàng Tơ hay cười toe toét hay nàng Huệ Cúc mắt buồn vời vợi. Hai thằng kia sẽ ngắm nghía xem thân thể nào đáng thử, đừng quá gân guốc, tuổi tác không quan trọng, bộ ngực th́ thường không đến nỗi nào ở mấy cô nông dân. Sau đó thằng con trai theo cô gái vào một không gian nhỏ, không thể gọi là pḥng v́ sàn là đất, và chẳng có ǵ ngoài tấm phản trải chiếu và cái chậu nhôm sẵn nước với chiếc khăn lau. Cô gái không son phấn, không đồ lót dưới bộ bà ba, cô sẽ không nói em yêu anh và không cho hôn môi. Nhưng cậu khách trẻ sẽ được trọn vẹn một thân thể đàn bà, nhẫn nại, thông cảm, đôi khi tŕu mến. Đối với hắn, người phụ nữ ấy không có khuôn mặt, quá khứ và tương lai cũng không, nhưng nàng chịu đón nhận tất cả thèm muốn lẫn hằn học đến từ một thanh niên thân mật trong một lúc ngắn. Chỉ cần hắn đừng khó chịu v́ tiếng radio mở lớn gần đó, hay giọng ngâm cải lương của cô gái làm t́nh ở pḥng bên cạnh. Mỗi lần như vậy, dưới những mái tranh che mưa che nắng, ba đứa bạn lại t́m được một nơi đổi chác không vắng hẳn t́nh người, và bến bờ cho những tâm trạng lạc loài.
*
Buổi tối nóng nực mấy đứa thường leo lên sân thượng nhà Thành. Ở chỗ này không được quyền say sưa và tranh căi lớn tiếng, nhưng Tuân và Tráng được sự có mặt của Thi. Con nhỏ luôn luôn lấy cớ này cớ nọ xuất hiện, nói chỉ ngồi vài phút v́ bận học, sau đó nhập cuộc luôn. Khu nhà Thành không c̣n cái yên tĩnh trước đây của một khu gia đ́nh công chức. Vài chỗ hẹn cho lính Mỹ đă len lỏi vào giữa chẳng biết từ lúc nào. Nhưng trên sân thượng không khí nháo nhác của đường phố bớt hẳn. Những con hẻm chật chội phía dưới nhường chỗ cho cả một bàu trời bao la. Ba thằng về đây cho tâm hồn lắng dịu, để kể cho nhau những cuộc phiêu lưu lẻ, chia sẻ với nhau những tâm tư chẳng giữ được cho riêng ḿnh. Có khi chỉ cần ngồi bên nhau trong ánh sáng mong manh của một chiếc đèn dầu, hưởng những ngọn gió thoảng, hát nhỏ một bản t́nh ca cho riêng một người. Cả những giây phút im lặng cũng quư. Những lúc đó, hơi thở của đêm nghe sát gần, ấm áp như t́nh bạn đă đọng lại nơi này.
Vậy mà yên lặng chẳng mấy khi được hoàn toàn. Thỉnh thoảng, ở một hai nhà cách đó, có những cửa sổ để vọng ra ngoài tiếng đùa nghịch, tiếng cười, tiếng rú của mấy chàng lính Mỹ và mấy cô gái tiếp đăi. Những lúc đó, thằng Tuân đứng vụt dậy, nó chạy từ góc này qua góc kia, nh́n cho bằng được khối thịt đồ sộ của thằng đàn ông ngoại quốc, thịt trắng hay thịt đen, đè lên thân thể nhỏ bé của cô gái Việt. Chỉ có Thi theo dơi Tuân, cứ chực đứng lên cản hắn rồi lại thôi, tất cả xót xa lộ rơ trên mặt. Thành mặc kệ, nó bận lắng tai nghe kỹ tiếng ́ ầm của đại bác hay bom rơi ở xa, « c̣n xa lắm chúng mày ơi, để tao đoán bao nhiêu cây số nhé, xem thử xa hay gần hơn hôm trước ». Sau đó, làm như Thành thất vọng v́ khoảng cách không giảm nhanh hơn, cái khoảng cách bắt nó chịu đựng măi những ngày tháng không thật. Tráng th́ mải nh́n về những phía có hỏa châu lùng địch hay bảo vệ thành phố. Những đốm sáng lóe ra trong vài giây, rồi sót lại những đường rạch trên da trời trở về dần bóng tối. Tráng đă có lần tức giận, « Tại sao phải nằm mơ mới thấy được một đêm b́nh thường, chỉ có ánh sáng của trăng sao và âm thanh của gió ? » Năm ấy chẳng có câu trả lời. Trên sân thượng nhà Thành đêm như vậy, đau tiếng đại bác, tiếng bom, tiếng cười khả ố, và loang lổ vết sáng của những trái hỏa châu. Khiến ba chàng thanh niên và cô gái hoang mang về số phận may mắn của ḿnh. Tiếng đàn giọng hát những đêm đó nặng cả một nỗi niềm u uất. Trước đây họ thích những bản nhạc tiền chiến, như muốn chối từ hiện tại. Nhưng năm 1967 họ không c̣n hát Văn Cao và Đoàn Chuẩn-Từ Linh. Họ chuyển qua các Ca Khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn, những bản nhạc đă đưa sự thật chiến tranh vào ư thức của tuổi trẻ đứng ngoài cuộc.
*
Cuối năm cả ba đứa bạn đều đậu tú tài. Đối với Tuân, đi du học sau đó là chuyện đương nhiên, như đối với đa số bọn học cùng lớp. Chính phủ cấm đi Pháp th́ nó đi Thụy Sĩ, rồi sẽ t́m cách qua Paris, chọn một trường khoa học xă hội tiến bộ. Qua bên đó nó sẽ được đọc Karl Marx. Thành đậu cao v́ trúng tủ nhiều môn, Anh văn nó lại có sẵn bằng, nên được học bổng đi Mỹ. Tráng ở lại, có lẽ sẽ ghi tên vào Đại học Vạn Hạnh. Chẳng phải thằng Công giáo di cư muốn đổi qua đạo Phật, nhưng nó phục một vài khuôn mặt trí thức trong môi trường đại học này. Thế là ba thằng bạn thân sẽ mỗi đứa một con đường. Tráng nói « hợp tan là lẽ vô thường của mọi chuyện trên đời ». Cậu ta đă bắt đầu phát ngôn như một Phật tử chính hiệu.
Tráng đứng ra tổ chức ở nhà lần họp mặt cuối cùng, hai ngày trước buổi Tuân lên máy bay. Thi nhanh nhẩu t́nh nguyện làm bánh kem kiểu Pháp đem lại (ai cũng biết là mẹ nó sẽ lo), nên vấn đề cô ả có mặt hay không chẳng c̣n đặt ra. Chúng nó đă đồng ư với nhau từ đầu, nhất định sẽ không phải là một buổi chia ly bi đát, mà là dịp chào mừng cuộc đổi đời của mỗi đứa. Căn pḥng Tráng hôm ấy chính nó cũng không nhận ra, sạch đến độ giả dối, có tới cả một lọ hoa Thi cho mượn. Đồ ăn là các món thịt chó thơm phức, mua ở quán « Sống Trên Đời » trước mặt Viện Hóa Đạo Phật giáo. Thành tuyên bố cô em gái hôm nay ăn chay để giữ eo. Thức uống đặc biệt cao cấp, Tuân xin được của bố mấy chai rượu đỏ Bordeaux và một chai Chivas 15 năm. Ngồi ăn dưới đất nhưng có bát dĩa sang trọng của nhà Tuân và khăn vải chùi miệng như Tây.
Chắc v́ vậy mà không khí lúc đầu không mấy tự nhiên. Chủ nhà hơi quá vui, trong khi cô khách duy nhất mặt như đưa đám. May thay, món rựa mận làm mọi người thoải mái dần. Những câu chuyện tiếu lâm được mang ra, càng lúc càng bậy. Con Thi cười khanh khách, cứ đ̣i kể thêm. Ăn vừa xong th́ đến mục bất ngờ Tráng dành cho bạn. Nó ra ngoài một lúc rồi trở vào với ba đàn ông đầu trâu mặt ngựa. Dẫn đầu là một gă đầu trọc, được giới thiệu là Bảy Búa, chúa đảng của xóm này, mới ở tù ra được vài tháng. Anh Bảy cười hiền lành và nói nhỏ nhẹ, « Được tin hai anh sắp đi ngoại quốc, tụi em vô chúc các anh qua đó học cao hiểu rộng, cho bọn Mỹ nó hết khi rẻ dân ḿnh. » Phái đoàn vui ḷng ngồi xuống uống một ly, chỉ một ly thôi, gọi là ly t́nh nghĩa. Đủ để con Thi bị thôi miên bởi những vết sẹo và h́nh xâm trên da họ. Khi c̣n lại bốn đứa, chúng nó ngồi im lặng một hồi lâu. Im lặng lần này như muốn giữ lại thời gian. Như thấy hạn chế của những bày tỏ t́nh cảm. Rồi chúng nó thử tiên đoán tương lai của nhau. Chẳng đứa nào sẽ chỉ lo làm giàu hay giành địa vị trong xă hội. Chẳng đứa nào sẽ t́m cho bằng được cách khôn ngoan hơn thiên hạ. « Tuân, những lư tưởng ở mày, dù nhiều lúc làm mày thất vọng về con người, chúng sẽ cho đời mày lúc nào cũng đầy đủ ư nghĩa », « thằng Thành lục lọi sự sống ở khắp nơi, nhờ vậy mà nó sẽ giàu lên với những thế giới tiếp nhận từ từng cá nhân nó gặp », « Tráng này, hành tŕnh của mày chỉ có thể cô đơn, nhưng mày sẽ tự do hơn nhiều kẻ khác, và cái tự do này quư chẳng kém bất cứ niềm hạnh phúc nào mày thiếu »… Sau đó mối đứa t́m một bản nhạc vui để hát. Nhưng khó quá, bài nào chọn cũng buồn làm sao, cứ đi nửa chừng lại bỏ. Cho đến khi Thi hát :
Xin cho mây che đủ phận
người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mồ tươi
Xin cho tôi xin vạn lần rồi
Một góc này chỉ biết rong chơi
Xin cho tôi yên phận này thôi…[16]
Giọng ba thằng con trai ḥa vào giọng đứa con gái khi mắt nàng bắt đầu ướt và lời hát không c̣n rơ. Chỉ lúc đó chúng nó mới hiểu, t́nh bạn này sẽ không bao giờ gặp lại. T́nh bạn này thuộc riêng về cái thời những trái hỏa châu làm quên đi các v́ sao trong đêm.
Vũ Hồi Nguyên
Tháng 10.2005
[1] tựa dịch tiểu thuyết kiếm hiệp Les Trois Mousquetaires của nhà văn Pháp Alexandre Dumas (1802-1870), ra năm 1844
[2] trường trung học nữ của Công giáo Pháp
[3] bây giờ là trường trung học Lê Quư Đôn
[4] cửa hàng của quân đội Mỹ
[5] buổi khiêu vũ trong giới trẻ
[6] pḥng trà nổi tiếng nhất thời đó, nằm ở đường Tự Do (tên cũ của Đồng Khởi)
[7] sau này là Câu lạc bộ Công nhân Lao động , đường Nguyễn Thị Minh Khai
[8] phe « Thế giới Tự do » ở miền Nam gồm có quân đội Mỹ, Việt Nam Cộng ḥa, Nam Hàn, Úc, Tân Tây Lan
[9] truyện của Thi Nại Am và La Quán Trung, kinh điển trong văn học Trung quốc, viết vào thời Nguyên hoặc thời Minh
[10] loại xe đạp có gắn động cơ ở phía trước
[11] năm 1966, tổng thống Pháp Charles De Gaulle, trong diễn văn đọc ở Pnom Penh, lên án sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam
[12] tiểu thuyết của nhà văn Pháp André Malraux (1901-1976), ra năm 1933 ; nhân vật chính là một thanh niên Trung quốc theo chủ nghĩa vô chính phủ
[13] tiểu thuyết của nhà văn Pháp André Gide (1869-1951), ra năm 1897, viết lại năm 1935
[14] trường trung học Pháp, năm 1967 c̣n dành riêng cho học tṛ nữ
[15] tiểu thuyết của Nguyễn Thị Hoàng, kể về t́nh yêu giữa một cô giáo và học tṛ của ḿnh, đă từng làm chấn động dư luận
[16] Bài Xin Cho Tôi của Trịnh Công Sơn, sáng tác năm 1965