VTNBuiHien

 

 

BÙI HIỂN

NGHỀ NGHIỆP TRUYỆN NGẮN

 

 

Có những nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng, viết rất nhanh, nhiều, đều đặn, cung cấp đều bài cho báo hằng tuần. Có truyện hoàn thành trong một tối! Quen tay nghề? Cũng có một phần. Nhưng trước hết, đó là sự dồi dào tích lũy của bản thân nhà văn: dồi dào ư nghĩ nhận thức, cảm xúc, kết quả của sự quan sát chăm chú và có trách nhiệm trước cuộc sống. Mỗi truyện một sự việc, một t́nh huống, vẽ lên một nhân vật chính. Cộng lại sự việc nhiều mặt, nhiều vẻ, các nhân vật cũng vậy và thuộc nhiều tầng lớp khác nhau. Nhưng soát lại mà xem, tất cả các sự việc, các con người ấy đều được một thứ ánh sáng duy nhất dội lên, được biểu hiện dưới một góc độ nh́n nhất quán. Chứng tỏ tác giả, qua nghiên cứu cuộc sống, dần dà đă tạo cho ḿnh một thế giới hoàn chỉnh, từ đó, nh́n ra các con người, các sự vật liền bật lên nhạy bén ư nghĩ, nhận định t́nh cảm yêu ghét, đồng thời cũng nảy sinh đề tài, nhân vật (tất cả nhũng cái này quấn quít nhau trong một quá tŕnh chung v́ nhà tiểu thuyết suy nghĩ bằng nhân vật), và sẵn sàng phát biểu.

 

Qua đó ta thấy, người viết truyện ngắn cũng phải có tích lũy lâu bền.

 

Truyện ngắn lấy một khoảnh khắc trong cuộc đời một con người mà dựng lên. Có khi nhân vật đặt trước một vấn đề phải băn khoăn suy nghĩ, lựa chọn, quyết định. Có khi chỉ là một cảnh sống và làm việc b́nh thường, trong đó nhân vật biểu lộ ư chí, t́nh cảm của ḿnh. Có khi có những hành động mănh liệt, những t́nh tiết éo le. Có khi chỉ là một tâm trạng, một nỗi buồn vui, một ư t́nh chớm nở. Nhưng phải chọn khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất (trong khía cạnh cần thể hiện).

 

Hành động truyện ngắn hạn chế trong số trang. Tuy nhiên cũng cần được tŕnh bày với nguồn gốc sâu xa của nó, đưa nhân vật đến chỗ như hiện trạng, khiến cho nhân vật tất sẽ hành động như vậy. Qua hành động, nhân vật bộc lộ thêm tính cách, có khi là một chuyển biến đột ngột,

có khi là sự tiếp tục, nhưng được nhấn mạnh tô đậm thêm.

 

Có những truyện ngắn hay, trong mấy trang mà nói được cả cuộc đời Hoặc chỉ dựng một vài khung cảnh chính, nhưng qua đó, biết được, đoán được ít nhiều toàn bộ cuộc đời nhân vật, trước kia thế nào và số phận sau này có thể sẽ ra sao.

 

Tác giả phải hiểu biết về nhân vật nhiều hơn những điều ḿnh biết về con người ấy.

 

Qua tính cách và hành động, các nhân vật đại diện cho một cách suy nghĩ, xử sự, một thái độ sống mà tác giả biểu dương hay phê phán. Người ta thường nói nhân vật biểu hiện tư tưởng tác giả là như vậy.

 

Cái khó ở đây là làm sao đừng biến nhân vật thành sơ đồ luân lư. Nhân vật phải tự nhiên, phải là những con người sống. Bài học rút ra từ truyện cũng phải kín đáo, tự nhiên, như tự nó toát ra từ cuộc sống. Chớ nên g̣ để xây đắp những điển h́nh quá trọn vẹn, quá đầy đủ. Có thể ư định tác giả tốt, nhưng đọc mà thấy nhân vật, sự việc giả tạo g̣ gẫm th́ có cảm giác nghi ngại, tưởng chừng tác giả không được thực tâm.

 

Nói chung những nhân vật chủ yếu của tôi đều có nguyên mẫu trong đời sống. Đó là những con người mà tôi quen biết, tôi hiểu họ đến một mức nào đó khiến có thể dựng, không những các nét bề ngoài mà cái tâm lư cốt yếu bên trong, và khi đặt họ vào một t́nh huống mới do ḿnh tưởng tượng, th́ tôi có thể đoán biết họ sẽ ăn nói, xử sự ra sao. Mỗi khi cái hiểu, cái thuộc chưa đến mức đó, người viết thường cảm thấy g̣ bó trong một số điều đă thấy, nghe, không phát triển ra được, hoặc phát triển cứng nhắc, ước lệ.

 

Từ nguyên mẫu đến nhân vật, có sự tái tạo của nhà văn. Đây là một điều quan trọng. Trong tác giả, h́nh tượng nhân vật dần dà dậy lên một đời sống riêng, nó thu gồm những nét chủ yếu trong thục tế, đồng thời lại óng ả lên những sắc thái mới, khiến cho đẹp đẽ hơn, thân thiết hơn. Cái ǵ đă xảy ra vậy? Nhà văn hồi tưởng lại một h́nh ảnh cụ thể. Nhưng cái h́nh ảnh ấy đă trở thành một kỷ niệm, một mảnh của quá khứ, của tâm hồn. Nó lại giàu thêm do những thứ kỷ niệm khác vang vọng tới, giao lưu, bồi đắp; do những t́nh cảm, suy nghĩ cũ, mới; do những ước vọng ôm ấp tha thiết; tóm lại, do cả cuộc đời, sự từng trải của tác giả.

 

Thường thường, khi sự nghiền ngẫm đă đến độ nhuần nhuyễn như vậy th́ dễ viết ra. Khi viết hứng thú và rung động. Có lúc, suy nghĩ để nâng tầm nhân vật lên, người viết có cảm giác nâng cao tầm tư tưởng của chính ḿnh.

 

Trên kia tôi đă nói đến sự tích lũy bền bỉ lâu dài. Cần thâu nhận sự sống qua nhiều người, nhiều cảnh nhiều việc, nhiều vấn đề. V́ vậy luôn luôn quan sát, học hỏi t́m ra một khía cạnh mới trong những cái b́nh thường, thông thuộc nhất. Những điều ghi được (trên giấy và trong trái tim), chưa biết nó sẽ dùng ở đâu, như thế nào, nhưng đều có thể là chất liệu quí. Có khi vài ḍng ghi ngắn, đọc lại, kết hợp với cái khác, bỗng gợi cho ḿnh một đề tài, một cốt truyện, một nhân vật. Có nhiều tài liệu ghi chép đă lâu, vẫn chưa được đụng tới. Chẳng hề chi! Những cái ấy vẫn có thể góp làm cái nền hiểu biết, nền suy nghĩ và t́nh cảm của ḿnh. Tôi c̣n cất giữ cuốn sổ tay về những ngày về thăm một vùng thuộc vành đai trắng quanh Hà Nội (sau tiếp quản thủ đô). Hồi bấy giờ tôi có viết bài phóng sự cho báo về công cuộc phá hoang, phục hồi sản xuất Nhưng vẫn đinh ninh một ngày kia thế nào cũng phải về thăm lại. Đă h́nh dung trước, qua nhiều điều đổi mới, chắc chắn sẽ phổng phao lên bao nhiêu h́nh ảnh sự việc con người. Tôi lại càng giữ ǵn tất cả những nhật kư, sổ tay ghi chép vê thời kỳ sống

trong vùng Trị - Thiên tạm chiếm. Chỉ cần đọc lại một vài trang, ôn lại một vài bóng dáng, chị cán bộ, bác nông dân chủ nhà, bỗng thấy da diết lạ lùng mong chờ ngày thống nhất.

 

 Có khi « vật liêu » đă đầy đủ cả, đă xe cả đến "công  trường", thế mà khởi công cũng hết sức chật vật. Những trang đầu, viết đi viết lại vẫn cứ đổ lên đổ xuống. Măi vẫn không vào không khí. Ng̣i bút cứ như bị đẩy bật ra. Theo kinh nghiệm riêng của tôi, nguyên do chính là tác giả chưa thật ḥa nhập vào với nhân vật, thế giới bên  trong của nhân vật. Lúc bấy giờ, cứ phải thử, thử bằng  nhiều cách, như một cuộc đánh thành, xem chỗ nào có thể đột nhập. Cuối cùng t́m được lối vào. Đó là lúc tác giả đă nhập thân (tuy vẫn giữ được phần chủ động sáng suốt  của ḿnh), đă nh́n được t́nh h́nh, sự việc qua con mắt, tâm trạng của nhân vật chính. (Nhiều khi qua đó mà quyết định cả cách bố cục toàn bộ).

 

Nghiên cứu các tác phẩm truyện ngắn đă thành cổ  điển, đều thấy nhanh, gọn, tránh phân tích tâm lư dài ḍng; lấy cử chỉ thái độ bên ngoài, có khi rất tinh vi  nghiệm nhặt, để phát hiện những chuyển biến nội tâm nhiều khi đột ngột, ḱ thú. Chắc chắn các tác giả, ngoài sự xem xét trực tiếp đời sống, đă để tâm suy nghĩ thể nghiệm rất nhiều về những hiện tượng tâm lư (một địa hạt phong phú và phức tạp) ở người khác và ngay ở chính ḿnh.

 

Con người Việt Nam. Con người chúng ta hiện nay, đặt trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đang làm nhiệm vụ một cách vẻ vang. Người cầm bút, ai đă từng đi vào giữa ḷng quần chúng nhân dân đang chiến đấu, sản xuất mà không thấy yêu mến tự hào! Trên cơ sở mối t́nh cảm gắn bó đó, chúng ta hăy thể hiện họ cho thực! Cho hay! Đó là một đề tài mới, có nhũng vẻ đẹp riêng, mà rơ ràng chúng ta chưa khám phá được mấy. Tả sự việc biểu dương thành tích, và cốt nhất là vẽ lên được cái thần thái. Không những nói cái họ làm, mà nói cách họ làm (như người ta thường khuyên dặn), và qua cách đó, khắc họa được tinh thần, khí phách, sự phong phú tâm hồn, một cách khiêm tốn nhuần nhị (như chính bản thân họ), không khoa trương giả tạo.

 

Khi miêu tả, người viết phải bằng con mắt bên trong, thấy biểu hiện lên đối tượng ḿnh miêu tả, ḿnh có thấy mới làm cho người đọc có thấy. Có thấy rơ, mới biết lấy ra những cái chủ yếu, để làm nổi bật trong mấy nét bút gọn, sắc. Không tỉa tót, tỉ mỉ, rườm rà. Đôi ba nét phác,

gây được ấn tượng, có thể thay cho một đoạn tả dài. Điều đó quy định cách chọn chữ, cách vận dụng h́nh dung từ. Và cả cách hành văn nữa, sao cho khớp với nhịp điệu của ư nghĩ, t́nh cảm, cử chỉ, hành động. Có lần viết xong một câu, đọc lại tôi thấy có cái ǵ chưa ổn. Đường nét của nó quá rành rọt dứt khoát, không ăn nhịp với tâm trạng đang băn khoăn vương vấn của nhân vật. Về sau, chỉ cần đổi vị trí một chữ, lấy cái chủ ngữ trước ở đầu câu chuyển vào giữa tự dưng thấy lọt tai hơn (l).

 

 

Rút từ tuần báo Văn Nghệ

Số 305 ra ngày 15-8-1969.

 

 

 

____________________________________________

 (1) Nhà văn Bùi Hiển c̣n nhiều lần phát biểu về đặc điểm của  truyện ngắn, trong một số bài phát biểu tổng kết các cuộc thi truyện ngắn ở báo Văn Nghệ. Ngoài ra, có thể đọc thêm bài  Chất sống (câu chuyện đối đáp giữa nhà văn Bùi Hiển và nhà văn Nguyễn Công Hoan in trong Hỏi chuyện các nhà văn, nhất là các trang 71 , 79, 80).