CON VỀ TỪ QUẢNG TRỊ…
Truyện ngắn Xuân Đài
1
Người đàn ông, tuổi trên dưới sáu mươi, quần áo chỉnh tề, đeo kính lăo t́m vào trụ sở ủy ban xă Mỹ Tân. Cô thư kư, kéo ghế, rót nước mời ông rồi nhẹ nhàng hỏi ông cần gặp ai, về việc ǵ. Ông nói muốn hỏi về gia đ́nh ông Huỳnh Văn Tây. Cô thư kư dẫn ông đến trước một người c̣n khá trẻ, giới thiệu đây là anh Tư Hà, Phó Chủ tịch xă.
Ông Cao Xuân Tam rút giấy tùy thân tŕnh anh Phó Chủ tịch. Ông đưa bằng hai tay, cử chỉ lịch sự. Anh chủ tịch đứng lên, cũng bằng hai tay cầm tấm giấy tùy thân của khách. Anh mời ông Tam ngồi xuống ghế đối diện và anh cũng ngồi xuống ghế của ḿnh. Người khách cho biết ông về đây để t́m gia đ́nh cụ Huỳnh Văn Tây, năm nay khoảng tám mươi. Anh Phó Chủ tịch hỏi ông Tam là quan hệ thế nào với gia đ́nh cụ Huỳnh Văn Tây. Ông cho biết ông là bạn với con trai ông Tây, anh ấy là lính cộng ḥa đă tử trận. Anh Phó Chủ tịch nhẹ nhàng:
- Xin lỗi ông, có phải ông là đồng đội với con ông Tây?
- Dạ thưa, đúng ạ, đă một thời tôi là chiến hữu với anh Huỳnh Văn Dần, con trai của cụ Huỳnh Văn Tây.
- Theo chỗ tôi biết – Tư Hà nói – xă tôi không có ai tên là Huỳnh Văn Tây cả. Nhưng mà, bác cứ ngồi đây uống nước để tôi đi hỏi các anh chị trong ủy ban xem có ai biết ông Huỳnh Văn Tây là ai, cư ngụ ở ấp nào. Mỹ Tân của chúng tôi rộng lắm bác ạ, có tới mười hai ấp lận.
Tư Hà rót thêm nước trà vào ly của khách, tất tưởi đi ngay. Một lúc sau, có dễ gần nửa tiếng đồng hồ, anh quay lại cho biết anh đă hỏi tất cả mọi người từ chủ tịch, các phó chủ tịch và tất cả nhân viên trong ủy ban, không ai biết ông Huỳnh Văn Tây là ai. Chắc xă này không có ai tên là Huỳnh Văn Tây, xin hỏi thật bác, có chắc là cụ Tây là người Mỹ Tân không?
Ông khách vẫn từ tốn:
- Thưa anh, tôi, chúng tôi chắc chắn một trăm phần trăm.
- Vậy th́ bác ở lại đây, trưa nay về nhà cháu ăn cơm (Tư Hà không xưng tôi như lúc năy). Cơm nước xong, bác nghỉ trưa một giấc c̣n cháu đi quanh các ấp hỏi thăm các người già, may ra các cụ biết được. Xă này, người lớn tuổi không ai kêu tên, kêu thứ ghép tên vào, lâu dần mất tên, chỉ c̣n thứ. Hỏi thiệt, bác có lai rai được không để cháu mời mấy cụ trong xă đến vừa nhậu chơi vừa tṛ chuyện, biết đâu lại lần ra manh mối.
Người khách tháo cặp kính, lấy mùi xoa ra lau rồi cười cười:
- Thưa thật với anh, ngày xưa ở lính, tôi là bợm nhậu. Bây giờ khác rồi, ăn uống đạm bạc, chỉ khi nào dự đám cưới, đám giỗ hay bàn công việc với đối tác mới lai rai vài ly. Anh đă có ư trưa nay mời các cụ th́ tôi cũng cụng ly được.
Trưa đó, ngoài Tư Hà và ông khách, có thêm bốn cụ ngồi quanh mâm. Nói là các cụ, thực ra các ông già, mặt mũi đều phương phi, ông khách có thể đoán được họ chỉ mới ngoài sáu mươi hoặc xấp xỉ bảy mươi, lớp đàn anh chứ không phải là bậc cha chú. Khi hỏi về ông Huỳnh Văn Tây, cả bốn vị vừa nhậu vừa gơ gơ vào trán, lục trong trí nhớ rồi đều lắc đầu. Bữa nhậu chỉ mang lại t́nh bằng hữu, niềm vui dân dă, chứ không đem lại kết quả như ông khách mong muốn.
Trước lúc tàn cuộc nhậu, ai về nhà nấy, Tư Hà thưa với ông khách, nếu bác chắc chắn cụ Huỳnh Văn Tây là người xă cháu, xin cứ ở lại chơi vài ngày, cháu và bác sẽ xuống tận các ấp t́m cho bằng được. Bác cứ ở lại nhà cháu, không có ǵ phiền hà cả, cơm rượu đạm bạc, bác đừng ngại. Ông khách gật đầu. Tư Hà khoác xắc cốt vào xe, nổ máy phóng lên ủy ban làm việc. Không quen ngủ trưa, ông Cao Xuân Tam xách cặp đi xuống các ấp ngay. Không hiểu sao ông chọn ngay ấp ở cuối xă, vào hết nhà này nhà khác, mọi người đều lắc đầu khi nghe ông nhắc đến tên người ông muốn t́m. Ông lại lần ṃ sang ấp khác, dọc đường, ông hỏi tụi nhỏ ấp này ai là người già nhất. Bỏ dở tṛ chơi chọi lon, tụi nhỏ đưa ông tới nhà cụ Năm Bông. Nghe nói có khách, cụ Năm chống gậy ra đón từ ngoài cổng. Ông khách kính cẩn nắm chặt hai tay cụ rồi d́u cụ vào nhà. Chưa kịp ngồi xuống ghế, cụ Năm phều phào hỏi ông khách t́m cụ có việc ǵ. Lạy trời, lần này ông gặp may. Chưa kể hết đầu đuôi câu chuyện, cụ Năm đă cười khà khà: Thời chín năm (*) Huỳnh Văn Tây được mọi người trong xă gọi là Sáu Muối. Rồi chết tên luôn. Để tôi kể đầu đuôi chú nghe. Hồi đó tôi lớn tuổi hơn Sáu Tây nhưng tôi với chả cùng ở trong đội du kích. Cứ mỗi lần hội họp, Sáu Tây hay ca vọng cổ, đại để thế này: đánh Pháp gian khổ quá chừng, gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau. Chả cứ ca hoài như vậy nên mọi người gọi chả là thằng sáu gừng cay muối mặn, lâu dần mất chữ “gừng cay” chỉ c̣n lại “muối mặn”, rồi dần dần mất chữ mặn, c̣n lại muối, thành sáu muối. Chết tên đến ngày nay. Cụ Năm bùi ngùi hạ giọng Sáu Muối mới mất được hai giỗ, c̣n bà Sáu vẫn khỏe mạnh mở công ty tư nhân làm kẹo dừa, đời sống khá giả lắm. Chú cứ xuống ấp bốn hỏi bà Sáu Muối là đứa con nít nó cũng biết. Mừng quá, ông Cao Xuân Tam, không kịp uống nước, vội vă bắt tay cụ Năm, cám ơn và đi ngay. Vừa tới đầu ấp bốn, ông được một cháu gái nhỏ xíu dắt ngay vào nhà bà Sáu Muối.
Gặp bà sáu ông cho hay liền, ông là lính từng sống cùng đơn vị với Huỳnh Văn Dần, con trai bà, anh ấy đă tử trận hồi tháng ba năm 1975 ngoài Quảng Trị.
Má Sáu trợn tṛn mắt ngạc nhiên, thằng con tôi nó chết từ năm sáu tám lận, sao bây giờ chú lại nói là năm bảy lăm. Ông Tam nắm chặt hai tay bà lắc lắc, con biết má đă nhầm lẫn việc này, để con kể đầu đuôi má nghe. Vốn là người kiệm lời, ông Tam nói ngắn gọn, dễ hiểu. Ông Tam và Dần cùng chung đơn vị tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến, ông là trung đội trưởng và Huỳnh Văn Dần là trung đội phó. Hai anh em coi nhau như ruột thịt, chuyện ǵ cũng kể cho nhau nghe. Nên việc má nhầm anh chết năm Mậu Thân là con hiểu được về cái nhầm của má. Anh bị bắt lính khi lớ ngớ lên chơi thị xă vào giữa năm 1967, đúng vậy không? Nếu không anh đă được anh Hai con má về rước lên bưng đi giải phóng với anh. Má Sáu gật đầu: đúng vậy con, thằng Hai đi giải phóng từ năm Giáp Th́n lận. Tức là năm 1964 phải không má? Má Sáu gật đầu: đúng rồi con, thằng hai đă nhắn tin nhiều lần cho ba má, sẽ về rước thằng em. Không để phía cộng ḥa bắt lính nó, hai anh em cầm súng đối đầu nhau. Thằng hai chưa kịp về…
Ông Cao Xuân Tam thủng thẳng kể lại mọi chuyện mà Huỳnh Văn Dần đă lai rai tâm sự với ông trong những ngày cùng đơn vị. Dần cho ông biết lúc bị bắt lính, Dần đă đậu tú tài một, nhưng khi được đưa về quân trường, anh khai mới học hết lớp đệ lục là tránh phải đi học sĩ quan Thủ Đức, ra mang lon chuẩn úy, làm lính trơn cực chẳng đả, ham hố ǵ chuyện làm quan để chỉ huy đánh lại anh ruột ḿnh. Từ ngày vào lính anh chỉ duy nhất viết một lá thư về cho ba má kể lại đầu đuôi việc anh bị bắt lính, đó là cuối năm sáu bảy. Sau Tết Mậu Thân, không biết từ đâu, gia đ́nh má Sáu Muối nhận được hung tin anh đă tử trận ở Sài G̣n. Kể từ dạo đó cho đến lúc kết thúc chiến tranh, gia đ́nh má Sáu, không hề nhận được lá thư nào của anh nữa. Không chỉ gia đ́nh má mà bà con xóm ấp ai cũng đinh ninh là anh đă chết. Sự thật không phải vậy. Ở lính chua được sáu tháng, anh đào ngũ, không dám về quê mà lang bạt kiếm sống ở Sài G̣n, làm đủ các nghề trong các xóm lao động và lấy cô vợ người Bắc di cư, buôn bán hàng rong trong xóm Bàn Cờ và sinh được hai đứa con, một trai một gái. Anh bị quân cảnh bắt giữ khi đang làm gia sư dạy cậu bé có cha làm ở bộ chiêu hồi, thế rồi anh bị đưa ra chiến trường làm lao công đào binh… Hồi hai bên đánh nhau khốc liệt, bên nào cũng tổn thất nặng nề - ông Cao Xuân Tam tháo cặp kín ra lau, tợp một ngụm nước, thư thả kể tiếp: bên cộng ḥa thiếu lính trầm trọng nên một số lao công đào binh trong đó có anh Dần được điều trở về đơn vị tác chiến, anh được bổ sung vào thủy quân lục chiến, cùng đơn vị với con từ đó. Dần là lính trơn. Tiểu đội phó của Dần tử trận, anh được thăng cấp gắn lon trung sĩ, đôn lên làm tiểu đội phó. Những năm từ bảy hai đến bảy lăm, hành quân tới đâu, chúng con đều đụng các anh giải phóng. Nói má nghe giữa năm bảy tư, tiểu đội trưởng của Dần, ăn nguyên một băng tiểu liên vào ngực, chết không một lời trăn trối, tội vậy đó má, Dần được cấp trên gắn cho cái lon thượng sĩ và lên làm tiểu đội trưởng. Dần đánh đấm vật vờ, chiếu lệ, con biết anh mặc cảm về việc hai anh em cầm súng hai bên. Nhờ có học, dù anh đă giấu kín thực chất học lực của ḿnh, cấp trên vẫn gắn cho anh cái lon chuẩn úy và làm trung đội phó trung đội của con.
Má Sáu vừa lau nước mắt, vừa lắng nghe, sốt ruột hỏi:
- Rồi nó chết ngoài Quảng Trị, ở xă nào, có được chôn cất tử tế, con c̣n nhớ không?
- Nhớ rành rẽ má ơi, đó là xă Lâm Đường, cách Huế khoảng chừng ba mươi cây số. Chúng con chôn cất anh ấy đàng hoàng với ba người đồng đội cùng chết một lần với anh. Chúng con có làm bia mộ bằng gỗ, khắc tên từng người, có ghi ngày tử trận là hai mươi tháng ba năm 1975. Con về đây t́m má là để cùng một người bạn nữa đưa má ra Quảng Trị bốc mộ anh. Nhưng chúng con vẫn phập phồng không dám chắc mộ anh vẫn c̣n nguyên chỗ cũ v́ từ đó đến nay gần ba mươi năm rồi...
Cao Xuân Tam cùng bạn và gia đ́nh má Sáu Muối đáp máy bay ra Huế, bắt xe đ̣, theo đường quốc lộ 1 ra Bắc. Đi chưa đến nửa giờ đồng hồ, ông Tam kêu bác tài dừng xe. Thắng gấp. Bạn của ông Tam vội vă rút một nắm tiền dúi vào tay bác tài nói thật nhanh: bác cầm cả đi, rồi quay lại hỏi: đoàn của chúng ta xuống hết chưa? Đủ cả rồi à. Xe khách phóng đi để lại khói bụi mù mịt và những con người mặt mũi phờ phạc, lấm lem…
Ông Tam chỉ tay lên ngọn đồi cách xa quốc lộ có dễ một cây số. Bạn ông gật gù, đúng rồi, đó là cao điểm 51, chỉ khác bây giờ cây cối um tùm, xanh tốt, không giống ngày xưa núi trọc, thoảng hoặc mới có một cây đứng trơ trọi. Bây giờ chúng ta phải vào gặp chính quyền địa phương. Mọi người gật đầu. Họ men theo lối nhỏ, băng qua những thửa ruộng, leo lên đường cái vào làng. Gặp một người đàn bà khoảng ngoài bốn mươi mặt mũi dính đầy bùn non đang ṃ cua, ông Tam hỏi đường vào trụ sở Ủy ban. Bà bắt cua nói một hồi dài, quẹo trái, quẹo phải, gặp một vườn cau lại quẹo trái, lúc nào gặp bụi tre tua tủa măng non th́ các bác đi thẳng, lúc nào gặp cổng chào có ḍng chữ không có ǵ quư hơn… – bà bắt cua cười toe toét – bốn chữ sau, mưa gió xối xả làm sơn loang lổ, nḥe nhoẹt…Bà lại cười xởi lởi, thôi để tôi đưa các bác đi cho nó nhanh. Nói rồi, bà khỏa nước dưới chân ruộng, rửa mặt, vén áo, lau vội vàng. Đă không sạch, bùn non làm mặt bà nhem nhuốc hơn. Đoàn người phá lên cười. Nhanh nhẹn, bà đi trước dẫn đường, đoàn người vừa thở vừa chạy theo mới kịp…
- Ủy ban xă đây rồi, các bác đi qua cái cổng chào này, ngôi nhà trước mặt, các ông quan xă làm việc trong đó. Bà nghiêm nét mặt nhưng không giấu được nụ cười bỡn cợt: mấy bác trả tiền công chỉ đường cho tôi…Tưởng thật, ông Tam vội rút tiền ra. Bà bắt cua cười thành tiếng, xua xua tay, nói giỡn chơi, chứ răng lại lấy tiền của khách đến thăm làng, đây không phải Sài G̣n cũng không phải ở Hà Nội để làm dịch vụ chỉ đường. Nói vậy thôi, đến tai người Sài G̣n, Hà Nội, họ lại cho ăn tát v́ cái mồm điêu ngoa của tôi…
Gặp ông Chủ tịch xă Đồng Lâm, má Sáu xuất tŕnh một “ôm” giấy tờ, nào là chứng minh thư, giấy giới thiệu của chính quyền Mỹ Tân, giấy giới thiệu của hội công tác người nước ngoài, hội doanh nghiệp việt kiều kèm theo hai tấm hộ chiếu… Chủ tịch Đồng Lâm c̣n rất trẻ, chắc chưa đến ba mươi, vừa quơ mớ giấy nằm la liệt trên bàn lại gần vừa thủng thẳng, mần chi mà lắm giấy tờ rứa, mệ cần chi nói liền với con đi.
Ông Tam thủng thẳng kể về việc t́m mộ con trai má Sáu tử trận hồi tháng ba năm 1975 được ông và đồng đội chôn dưới chân đồi mà đơn vị các ông đặt tên là cao điểm 51.
- Trước anh ở tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến phải không? Ông Tam gật đầu, nói nhẹ nhàng, cả lữ đoàn chúng tôi tơi tă ở vùng này v́ quân chủ lực và du kích của các anh. Ông chủ tịch không nhịn được cười trước câu nịnh của khách: lúc đó tôi chưa ra đời, tôi sinh năm bảy tám mà, cha anh chúng tôi mới là những người đụng trận với các bác, bây giờ các cụ già cả rồi, vật lộn với con trâu cái cày, lên bờ xuống ruộng nên không có phong độ như các bác.
Trước câu nói thật ḷng của anh chủ tịch, hai ông khách đỏ mặt v́ ngượng… Anh chủ tịch quay sang hỏi má Sáu: theo giấy giới thiệu mệ vừa là mẹ liệt sĩ quân giải phóng lại vừa là mẹ của lính Việt nam cộng ḥa. Bi kịch này không chỉ có mệ, mà của cả nước, làng của con đây, mệ ơi, cũng có tới hơn mười gia đ́nh như vậy, nói chính xác là mười bốn hộ. Nói thiệt mệ nghe, tụi con không bao giờ phân biệt đối xử, chỉ đau, chỉ buồn trước thế sự ngang trái…
Anh chủ tịch cho đoàn khách hay, tất cả những ngôi mộ của quân đội cộng ḥa, sáu cái tất cả, dân xă vẫn để nguyên, chỉ thay tấm bia bằng gỗ bị mối gậm hư hỏng, bằng bia mộ đúc xi măng, chúng tôi khắc họ tên, ngày tử trận, c̣n số lính với phiên hiệu đơn vị… chúng tôi xóa hết. Chắc hai ông, mệ, và các anh chị trong đoàn không giận mà thông cảm với dân làng. Tất cả những đồi trọc ngày xưa, cao điểm này, cao điểm nọ, bà con đă trồng cây xanh tốt như các vị đă thấy đó, mộ các anh lính cộng ḥa cũng được cây rừng che mát quanh năm. Bây giờ quá trưa rồi, mời các bác nghỉ lại ăn cơm, ăn xong chợp mắt một chút rồi chúng ta ra thăm mộ mấy anh.
Đoàn khách không ai nỡ từ chối trước tấm ḷng của chủ nhà. Anh chủ tịch và mấy nhân viên trong ủy ban dẫn đoàn tới ngôi nhà gần đó, họ rất ngạc nhiên vừa bước chân vào chưa kịp rửa mặt mũi chân tay, từ dưới bếp một bà già và hai cô gái đă bưng mâm lên, bày la liệt đồ ăn.
Má Sáu quay sang hỏi anh chủ tịch, anh báo hồi nào mà làm lẹ vậy, lại c̣n bày biện đồ ăn, đồ uống quá trời như ở nhà hàng. Ông Tam đỡ lời ông chủ tịch: má không nhớ khi ông chủ tịch ra ngoài hè, rút mobile là anh gọi chuẩn bị cơm nước. Má Sáu cười: tai ông thính quá ha.
Anh chủ tịch chỉ vào bà già và hai cô gái vừa bưng mâm lên, giới thiệu:
- Đây là mệ Huê cũng có hoàn cảnh giống y chang mệ Sáu đó quư vị, chỉ khác một chút xíu, thằng em là giải phóng, thằng anh là lính Sài G̣n. Má sáu chạy lại ôm lấy mệ Huê. Không hiểu sao, hai bà già chỉ ôm gh́ lấy nhau, không ai chảy nước mắt, chỉ nghe tiếng nấc cố nén trong cổ họng…
***
Trời vặn ḿnh, mây đen ùn ùn, cơn giông từ phía trời Lào sầp sập kéo tới, mưa như ném đá lên đầu mọi người. Hai chiếc dù, giương lên chỉ vừa đủ che hài cốt người lính. Cuộc bốc mộ xong trời cũng vừa nhóa nhem tối. Má Sáu cầm tấm bia đúc bằng xi măng mang tên Huỳnh Văn Dần chầm chậm đi theo sau tiểu sành nghi ngút hương khói. Lạ, má, ông Tam, ông Long… và dân làng không ai khóc cả, hay nước mưa tạt vào mặt mọi người đă làm nḥe nước mắt…
Gia đ́nh má Sáu khi được tin t́m thấy phần mộ con trai ngoài Trung, đă dựng rạp ngoài sân chuẩn bị cho lễ truy điệu người quá cố sắp về nằm cạnh mộ cha ḿnh. Đất quê hương ôm anh vào ḷng và có nắm đất Quảng Trị má anh mang về từ ngoài đó. Ngày chôn cất anh, các đoàn thể trong xă, các công ty là đối tác làm ăn với gia đ́nh má Sáu từ Sài G̣n và các tỉnh lân cận đều mang ṿng hoa đến viếng. Tiền phúng điếu gần hai trăm triệu. Là người từng trải, má Sáu thừa hiểu đây là tiền của quan hệ làm ăn kinh tế có pha chút ngậm ngùi của ḷng tiếc thương.
Trong đám giỗ hôm ấy, xảy ra một việc không ai lường trước. Năm Trang, lứa tuổi với con trai má Sáu, ngày xưa không đi lính bên nào cả, chỉ ở nhà làm ruộng, nhậu xỉn xỉn vào, nói năng búa xua, anh ta trách cứ, chả hiểu trách cứ ủy ban hay dân làng. Trong những câu líu lưỡi của anh, có một câu xóc óc mọi người: thằng lính ngụy chết trận mà tổ chức truy điệu, truy điệu ăn nhậu, ăn nhậu truy điệu, như một người anh hùng… lăng nhạch, lăng nhạch… Bảy Nghệ ngồi cạnh: im mồm đi mày, tào lao hoài. Nốc thêm ly rượu, năm Trang lại lặp lại những điều vừa nói. Nhiều người can ngăn, lẽ ra im mồm, năm Trang lại xỉ vả nặng lời hơn. Không gh́m được tức giận, bảy Nghệ đứng lên, giáng một bạt tai. Năm Trang đổ nhào ra bàn rượu. Mọi người lao vào can ngăn, ai đó nhanh tay kéo năm Trang ra cổng: xỉn rồi, nói tầm bậy, để tao đưa mày về…
Năm Trang vùng vằng cố thoát khỏi ṿng tay người bạn nhưng bị ôm quá chặt, không thể thoát ra được. Anh ta ngoái lại giận dữ nh́n bảy Nghệ :
- Đụ má mày! Ngày mai mày biết tay tao. Mày đừng cậy là giải phóng, rồi muốn đánh ai th́ đánh!
Bảy Nghệ định lao theo năm Trang ăn thua đủ, bị mọi người ngăn lại. Anh chỉ thẳng mặt người vừa nói năng lộn xộn: tao là bảy Nghệ vừa đánh thằng năm Trang. Không có thằng giải phóng hay quốc gia nào đánh mày cả. Tao c̣n đánh nữa nếu mày vẫn cứ mượn rượu rồi chửi bậy. Làng này không có ai ngụy, tất cả ta đều là người Việt Nam.
Năm Trang về rồi, đám giỗ lại tiếp tục như chưa có ǵ xảy ra. Dân Nam bộ là vậy.
Má Sáu lặng lẽ lên pḥng, nằm lăn ra giường, không khóc, chỉ buồn cho thế sự. Tưởng chiến tranh qua lâu rồi, mọi người đă quên quá khứ, như người ta vẫn khuyên khép lại quá khứ, không đơn giản vậy, quá khứ không phải là một cánh cửa sổ, muốn mở muốn khép lúc nào cũng được. Cái ǵ càng cố quên, chính là đang nhớ lại, dần dần phục hồi trong ư thức, hay là trong vô thức, không biết nữa. Má nghĩ năm Trang không say đâu, nó c̣n tức giận việc ba nó, ông Đại úy Biệt Động Quân đi cải tạo ngoài Bắc, lên rừng chặt nứa vấp phải bom nổ chậm c̣n sót lại, chết bất đắc kỳ tử. Mấy năm sau hài cốt được gia đ́nh đưa về quê an táng. Ủy ban xă, các đoàn thể, bà con lối xóm đến viếng chỉ thắp nhang rồi về chứ không có ṿng hoa lớn nhỏ như hôm nay giổ thằng con má. Hồi đó Năm Trang cũng dựng rạp, mổ heo, mổ gà linh đ́nh, chỉ lưa thưa vài bà con ở lại ngồi vào mâm, đại diện chính quyền và đoàn thể thắp nhang xong lẳng lặng ra về không ai chịu ngồi vào bàn nhậu. Nó c̣n uất cho đến bây giờ. Lớp trẻ tham chiến ở Campuchia, sau khi quân đội Việt Nam rút khỏi nước bạn, tất cả đă trở về, riêng con của năm Trang và bảy Nghệ nằm lại dưới ḷng đất bên đó. Hài cốt hai đứa chưa t́m thấy trong khi tất cả hài cốt con em trong xă và các xă lân cận đă được đồng đội mang về làng. Là người trong cuộc, có hoàn cảnh giống nhau, bảy Nghệ an ủi nó, thay v́ nói lời nhẹ nhàng, nó sửng cồ lên chửi:
- Đụ má mày bảy Nghệ! Mày là thằng cha vô lương tâm, tàn nhẫn, coi con đẻ không bằng con chó. C̣n tao ấy à, thằng nhỏ nhà tao là đứa nối dỏi tông đường, là vàng, là ngọc, giá nào người ta cũng phải t́m ra hài cốt của nó đưa về cho tao. Không ấy à, tao ra tận Hà Nội làm lớn chuyện cho mà coi…
Má Sáu và bà con lối xóm nghĩ cũng thương năm Trang, thông cảm, chia sẽ nỗi đau với nó, nhưng càng an ủi nó càng chửi tới, mọi người đành ngó lơ mỗi khi năm Trang nổi cơn thịnh nộ…
Phan Hữu Duy, sinh sau năm bảy lăm, tốt nghiệp Học viện quốc gia Hành chính, về xă nhà – Mỹ Tân – làm cán bộ ủy ban, hạ giọng nói với tôi:
- Toàn bộ câu chuyện ra Quảng Trị, đưa hài cốt chú Huỳnh Văn Dần là vậy đó. Có chuyện này, cháu quên chưa kể. Hôm ăn giỗ ở nhà cụ Sáu Muối, có cụ Cao Xuân Nhị là bố ông Cao Xuân Tam từ Sài G̣n xuống. Cụ là bộ đội thời chống Pháp, sĩ quan sư đoàn 308. Năm năm tư, giải phóng Hà Nội, cụ chuyển ngành sang làm báo. Cháu ṭ ṃ hỏi: cụ là người cách mạng sao chú Cao Xuân Tam con cụ, lại là lính cộng ḥa? Cụ cười xởi lởi, chuyện cũng đơn giản thôi: làm lính sư đoàn chủ lực tôi thường xuyên đi trận, không mấy ngày được ở cùng vợ con. Dạo đó bà xă nhà tôi với thằng Tam tản cư về Thái Nguyên, ít lâu sau không chịu được khổ ở vùng rừng núi, bà ấy bế con trở về Hà Nội sinh sống. Ngày ḥa b́nh, gặp nhau ở thủ đô, chúng tôi chính thức chia tay (lấy nhau không có đăng kư kết hôn, chia tay không có giấy li dị). Bà ấy dắt thằng Tam di cư vào Nam. Lớn lên thằng Tam đi lính, đeo lon thiếu úy, đánh lại tôi (cụ cười), lịch sử dân tộc ḿnh trần ai, phức tạp vậy đó…
Kể đến đó, Phan Hữu Duy hỏi tôi:
- Nhà văn, nhà báo cũng là nhà viết sử phải không chú?
Tôi tư lự một lúc rồi trả lời:
- Cháu nói không sai. Nhưng có điều này chú phải nói lại, chỉ đúng với những nhà báo, nhà văn viết trung thực bằng tất cả sự nhạy cảm và tài năng của ḿnh.
Duy tṛ chuyện, đúng hơn là tâm sự về việc học sử những năm phổ thông và đại học. Cậu cho là môn sử ở trường và lịch sử ở đời thường không giống nhau…
Duy ơi, biết làm sao được khi sách vở không bắt kịp, chưa phản ánh hết được những ngổn ngang của cuộc đời, những bi kịch của nhân dân, bi kịch trong mỗi gia đ́nh Việt Nam..
***
Buổi chiều Phan Hữu Duy dắt cụ Nhị đi chơi khắp làng. Làng thật đẹp. Cây cối bao bọc xóm thôn, yên ả. Trẻ con nô đùa dưới bến sông. Tiếng ca cải lương của ai vọng ra, sáu câu vọng cổ mùi mẫn, buồn da diết. Đột nhiên Duy cho cụ Nhị biết xă Mỹ Tân c̣n hơn ba chục hài cốt của lính hai phía đến nay chưa t́m thấy, đó là nỗi day dứt của dân làng…
Người lính già và chàng trai lớn lên sau chiến tranh lặng lẽ bước…
Khép lại quá khứ, hướng về tương lai. Người ta khuyên như thế! Đúng lắm. Buồn thay, quá khứ không phải là cái cổng chợ, cổng villa của các quan lớn, muốn mở muốn khép lúc nào cũng được. Chỉ có thời gian là liều thuốc hiệu nghiệm để vết thương liền sẹo.
Thời gian, ngươi là cứu cánh? Nhưng ngươi lại ḅ chậm như ốc, như sên…
Huế mùa mưa năm 2000
XĐ
(*) Ư nói thời kháng chiến chống Pháp.