ĐƯA CHA VỀ QUÊ NỘI
Truyện ngắn Xuân Đài
1
Tôi mở Computer, vào rooms nói tiếng Việt. Người Việt vốn thích chia sẽ, tâm sự, cải vă nhau nên rất nhiều room. Các nước Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và các nước Đông Nam Á, người ta chỉ có vài room, nhiều nhất là trên ba mươi room, có nước không bao giờ quá năm room. Việt Nam khác hẳn, chưa bao giờ tôi thấy dưới ba trăm room của người Việt trong và ngoài nước. Thấy room có cái tên dễ thương “Người Việt yêu nước” với cái topic “Nh́n thẳng vào sự thật, nói sự thật về hiện t́nh đất nước”. Trên room thấy một nickname hiền khô cục đất đang mở một file của đài phát thanh nước ngoài cho cả room nghe tin tức. Tôi liền “giơ tay”. Cục đất tắt file cầm micro, nói: mời Thích văn lên chia sẻ (Thích văn là nick của tôi). Tôi muốn chia sẻ với mọi người về việc gia đ́nh tôi t́m thấy mộ của cha ở tỉnh Yên Bái. Cha tôi là Trung úy quân đội Việt nam cộng ḥa đi cải tạo ở đó, tự uống nước luộc khoai ḿ, ngộ độc chết. Liếc lên màn h́nh thấy ḍng chat: bọn cai ngục ép uống cho chết chứ đâu phải tự uống nhầm. Tôi cải chính ngay: sự thật về cái chết của cha tôi thế nào tôi nói đúng như vậy. Tôi là người Mỹ gốc Việt đang sống ở bang Minnesota. Lại xuất hiện một ḍng chat trên màn h́nh: thằng vẹm bưng bô Việt cộng. Tôi giận run người, vắc lại ngay: nếu các vị tiếp tục đánh lên những ḍng không lịch sự, tôi xin trả micro. Nói xong, tôi cho con chuột nhấp vào “ổ khóa” làm micro rơi xuống. Một nick có đeo @ cầm micro lên ngay, giọng từ tốn: tôi là chủ room, xin các bạn tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người khác. Những ai c̣n chat lên lời khiếm nhă tôi sẽ mute, nếu cần tôi đá ra khỏi room. Xin mời Thích văn cầm micro lên nói tiếp. Chủ room nói vậy là thật sự dân chủ, tôi cầm chuột định lên th́…có tiếng chuông. Tôi vội ra mở cửa. Người bấm chuông là mẹ tôi gọi xuống ăn cơm. Vội vàng, tôi chat lên ḍng chữ: chào ops, chào quí vị. Chút nữa tôi sẽ trở lại… Theo phép lịch sự nói vậy thôi, chứ tôi không trở lại room nữa nhưng không tắt Computer. Tiếng nói từ máy vẫn oang oang khắp pḥng, thằng em nh́n tôi: anh vào ba cái room chửi bới lăng nhăng này làm ǵ, họ không thích nghe sự thật đâu. Tôi chỉ vào cái topic: em đọc đi. Nó lại cười nhạt: anh đúng là người cả tin, người Việt ḿnh có câu nói vậy mà không phải vậy, ở đây là viết vậy mà không phải vậy. Không tắt máy nhưng tôi đă mute loa. Ngồi thừ ra trên salon tôi nghĩ lại câu chuyện về sự thật việc t́m mộ cha tôi. Chính họ và cả thằng em nữa đă làm tôi mất hứng…
2
Cầm tấm “bản đồ” vẽ ngoệch ngoạc của bác Hai, tôi ra bến xe về thị trấn. Trời xế chiều. Tấp vào vỉa hè lổn nhổn sỏi đá, tôi ghé vào một quán giải khát kêu một ly nước trà nóng, uống cho ấm bụng v́ trời quá lạnh, lại lất phất mưa phùn. Quán vắng khách, chủ là một bà già gần bảy mươi, khuôn mặt phúc hậu, nghe tôi nói giọng Nam pha Bắc cụ biết là khách ở nơi xa tới, hỏi tôi vừa ở trong Nam ra phải không, du lịch sao đi một ḿnh, hay có việc ǵ khác. Tôi đưa tấm “bản đồ” cho cụ xem. Cụ cười móm mém: tôi có nh́n thấy trời trăng mây gió ǵ đâu… May quá, lúc đó có một ông khách vừa ghé quán ngồi chưa ấm chổ, nhổm người lên, ghé mắt vào tờ giấy, bà đưa con xem cho. Ông liếc mắt đọc rất nhanh: vậy là anh về vùng đồi ngày trước lính trong Nam học tập cải tạo. Tôi gật đầu. Vùng này bây giờ sầm uất lắm, vô số trang trại, phần lớn là của người miền xuôi, kinh doanh đa nghề. Theo như “bản đồ”, bây giờ là trang trại của ông Nguyễn Văn Nhanh. Từ đây vào đó đường hẹp, lổn nhổn đất đá, chỉ có thể đi xe ôm. Anh phải đi ngay không th́ trời tối. Bà cụ chủ quán nhanh nhảu:
- Thời buổi nhố nhăng, mấy anh xe ôm thấy khách lạ là hét giá trên trời, không ai chịu nổi, để tôi gọi cho anh ông xe ôm là giáo viên cấp hai, chạy xe ngoài giờ giảng dạy. Nói rồi bà cụ tất tưởi vớ cái nón lá úp lên đầu, đi ngay. Anh xe ôm chở cụ lại quán. Anh nói ngay, từ đây vào đó hơn ba mươi cây số đường rừng, xin anh năm mươi ngh́n. Tôi trố mắt ngạc nhiên với cái giá quá rẻ so với giá xăng vừa tăng, lúc trở ra, người xe ôm phải đi xe không có khách. Tôi hào phóng: em trả bác tám chục. Anh xe ôm chưa kịp nói ǵ, bà chủ quán đă đỡ lời: thế th́ quư hóa quá…
Vào tới nhà cụ Nguyễn Văn Nhanh trời đă nhá nhem tối. Ông xe ôm nhận tiền, xiết chặt tay tôi, vội vă nói lời cảm ơn rồi quay xe trở ra. Tôi nh́n theo bóng ông giáo nghèo, ái ngại. Tôi lễ phép thưa chuyện với cụ Nhanh về mục đích đi t́m mộ cha chôn ở vùng này. Cụ hỏi tên cha tôi. Tôi nói tên cha ḿnh Hoàng Đ́nh Triều. Mừng cho anh – cụ nói – mộ ông Triều và mấy ông sĩ quan nữa chôn ở trên đồi chè nhà tôi. Bây giờ tối rồi, anh rửa ráy mặt mũi chân tay, ăn cơm với gia đ́nh, có ǵ ăn nấy, thêm bát thêm đũa ấy mà… mai sáng tôi đưa anh đi thăm mộ cha. Cụ ngoảnh mặt nói vọng vào bếp: Phấn ơi, con pha cho ông chậu nước ấm cho khách rửa mặt. Có tiếng dạ rơ to.
Hơn một tiếng sau mâm cơm được dọn ra, ngồi quanh mâm cả tôi nữa là năm người. Nói có ǵ ăn nấy là cách nói khiêm nhường, thực sự rất thịnh soạn: thịt gà luộc, cá kho gừng, tô canh rau dềnh nấu với tôm, lại c̣n có bát cà pháo. Cụ Nhanh hỏi tôi thích uống bia hay uống rượu quê, rượu tây cũng có – cụ cười – vùng này bây giờ chẳng kém ǵ Hà Nội với Sài G̣n. Chiều ư tôi, cụ lôi từ gầm tủ ra chai rượu quê. Rượu rót ra ly nhỏ, sủi tăm, đúng là thứ rượu Kinh Bắc tôi thường được nghe các cụ kể, lần đầu tiên được nh́n thấy nó và được uống. Chà, uống tới đâu rượu chạy rần rần tới đó, ấm bụng. Vừa nhâm nhi vừa tṛ chuyện, tôi thuật lại hành tŕnh từ Mỹ về đây t́m mộ cha để đưa hài cốt về Thái B́nh quê nội. Họ Hoàng nhà tôi ở quê rất đông, chiếm một phần ba dân số của xă, trước khi về Yên Bái tôi đă ghé thăm làng. Bác tộc trưởng định cử mấy người đi cùng tôi lên Yên Bái, thấy phiền bà con tôi từ chối… Họ Hoàng ở quê có nghĩa trang riêng, cho ba tôi về nằm chung với bà con ḍng họ, có bác, có chú, có anh có em… Khi tôi điện về Mỹ gặp mẹ nói việc này, mẹ nói vắn tắt vài câu rồi trao điện thoại cho bà nội, bà nội vừa khóc vừa phều phào trao lại máy cho ông nội. Khác với mọi người trong nhà, ông nội trầm tỉnh, nhẹ nhàng, bà con họ Hoàng ở quê quyết định như vậy là đúng đắn, ông bà rất cảm động, đồng t́nh, cứ thế con làm. Tôi nhớ lại, hôm ở Mỹ gia đ́nh tính toán nhiều phương án, có thể chôn ở quê nếu như bà con vui ḷng, ông nội tôi c̣n bảo một cách nghiêm túc không chút đùa cợt: sợ bà con không cho một thằng ngụy nằm cùng nghĩa trang với người cách mạng. Các phương án khác là thiêu, cho tro vào lọ đưa vào chùa ở Sài G̣n hoặc đưa về Mỹ thờ trong nhà… Trước lúc về Yên Bái, tôi ở quê ba ngày, tôi không hề nghe một từ ngụy nào thốt ra từ dân làng. Chuyện quân lính hai phía đánh nhau cũng chẳng thấy ai nhắc tới. Quá khứ chưa xa nhưng với dân làng là đă xa lắc xa lơ. Nghĩa trang liệt sĩ huyện tôi, người họ Hoàng có gần hai mươi ngôi mộ, từ binh nh́ cho đến cấp tá, được xây cất thật đàng hoàng, lúc nào cũng nghi ngút hương khói. Nghĩa trang dân thường của ḍng họ cũng hoành tráng không kém ǵ nghĩa trang liệt sĩ. Tôi nhận ra một điều, ḥa b́nh rồi người ta lo an cư lạc nghiệp, tin vào tâm linh, chăm sóc chu đáo cho những người quá cố.
Quanh mâm cơm đầm ấm của gia đ́nh cụ Nhanh, tôi có cảm giác ḿnh không phải là khách mà là con cháu trong nhà. Tôi cho mọi người biết, bố tôi sinh năm bốn bảy, tuổi Đinh Hợi, bị bắt tháng ba năm bảy lăm khi đơn vị ông rút quân từ Quảng Trị ra biển Thuận An. Bố tôi được đem ra Bắc học tập, qua nhiều trại ở miền Bắc cuối cùng mới về Yên Bái. Lúc bố bị bắt, tôi mới năm tuổi và thằng em mới lên hai, đứa út c̣n nằm trong bụng mẹ. Theo chính sách chung lúc bấy giờ, gia đ́nh tôi giao cơ ngơi ở Sài G̣n cho nhà nước và dắt díu nhau đi kinh tế mới, đứa em út sinh ở Sông Bé. Trong suốt thời gian bố ở trại cải tạo, mẹ chỉ đi thăm bố được một lần lúc bố c̣n ở trại vùng miền núi Thanh Hóa. Sau đó gia đ́nh tôi mất liên lạc v́ mẹ con tôi chuyển vùng kinh tế mấy lần và bố tôi cũng chuyển trại mấy lần tôi không biết nữa. Lúc đó tôi c̣n quá nhỏ. Bố tôi chết, chắc trại cũng có gửi giấy báo tử, nhưng thất lạc. Ông bà nội nghĩ là bố tôi vẫn khỏe mạnh ở ngoài Bắc. Mẹ tôi th́ có linh cảm bố đă chết. Sau này chúng tôi trưởng thành trên đất Mỹ mẹ mới nói lại điều này. Ông bà nội thương con, mẹ thương chồng, chúng tôi thương cha, thương đứa em út chưa một lần biết mặt cha. Chúng tôi nuôi hy vọng cha ḿnh chưa chết. Cho đến lúc các bác các chú đi diện HO lần lượt qua Mỹ, gia đ́nh tôi thăm ḍ khắp nơi không có tăm tích ǵ về việc ba tôi c̣n sống. Biết vậy, cụ Nhanh hỏi, sao biết mộ cha tôi chôn ở đây để về t́m. Tôi thưa, cũng là một sự t́nh cờ. Cách đây ít lâu, đưa mẹ tôi đi khám bệnh ở thành phố Minneapolis, trong lúc ngồi chờ, mẹ tôi tṛ chuyện với một bệnh nhân ngồi bên cạnh. Đó là một ông già, coi bộ lớn tuổi hơn mẹ. Mẹ hỏi ông, trước ở Việt Nam là quân đội, viên chức hay nhà kinh doanh. Ông cho biết đă ở lính mười mấy năm, đi học tập về, gia đ́nh bảo lănh theo diện đoàn tụ. Mẹ tôi bảo, nhà em cũng là lính, đi học tập cải tạo, cho đến nay vẫn bặt vô âm tín. Ông hỏi tên ǵ, binh chủng nào. Mẹ tôi: Hoàng Đ́nh Triều, Trung úy thủy quân lục chiến. Bác già: có phải ở tiểu đoàn năm không? Mẹ tôi: đúng rồi anh. Bác già: vậy th́ anh ấy chết ở Yên Bái do tự tiện vào bếp uống nước luộc khoai ḿ nên ngộ độc, không cấp cứu kịp. Tội nghiệp, anh ấy lớn lên ở Sài G̣n, lúc nhỏ chắc cũng từng ăn khoai lang, khoai ḿ nhưng không biết nước luộc khoai ḿ độc hại nên mới ra nông nỗi ấy. Thương quá, Triều và tôi thân nhau cùng ở một đội lao động, cùng người gốc Bắc, Triều coi tôi như anh v́ tuổi tác và cấp bậc cũng lớn hơn. Nói rồi bác Thiếu tá thiết giáp (bác giới thiệu vậy) lôi từ trong cặp ra tờ giấy trắng, lấy quyển sách kê lên đùi, ngệch ngoạc vẽ “bản đồ” nơi an táng của bố tôi. Tấm “bản đồ” mà tôi đă kể ở trên. Cụ Nhanh vừa rót rượu vào ly vừa nói: sự đời nó bất ngờ vậy đó cháu. Nhờ đưa mẹ đi khám bệnh mà gặp được người một thời là chiến hữu với cha, có trí nhớ tốt. Trên đời ai cũng có lần gặp hoạn nạn và may mắn, không lường trước được. Cái con người ta cần là phải tỉnh táo để vượt qua hoạn nạn, khi gặp may mắn phải biết nắm bắt lấy cơ hội và hành động ngay. Tôi hỏi cụ: đời cụ đă từng gặp hoạn nạn chưa. Cụ Nhanh cười: vô số lần. Tôi: lần nào sâu sắc nhất mà cụ đă vượt qua. Cụ Nhanh: lần cải cách ruộng đất ở quê nhà. Câu chuyện đang có đà, phấn chấn nhờ mấy ly rượu quê, cụ Nhanh kể cho tôi nghe, quê cụ ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh. Làng nằm bên ḍng sông La dọc triền đê. Quê cụ thời chống Pháp là vùng cách mạng, vùng tự do, năm năm tư cụ đă học hết phổ thông trung học. Bố cụ lúc đó là Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến hành chính xă. Thân sinh cụ vốn là một ông đồ nho, lại biết rành tiếng Pháp nên cùng với các cán bộ ủy ban thời đó (phần lớn những người có chút ít chữ nghĩa) đă lănh đạo nhân dân toàn xă tham gia công việc kháng chiến rất tốt, từ việc đóng thuế nông nghiệp đến việc tuyển quân… việc nào cũng hoàn thành xuất sắc, được tỉnh và huyện nhiều lần cấp bằng khen. Đùng một cái, cải cách ruộng đất, gia đ́nh cụ bị quy thành thành phần địa chủ cường hào gian ác, bố cụ được gán cho cái tội là Đảng viên Quốc dân Đảng. Vậy đó, ruộng chỉ có hơn năm mẫu, phát canh cho bà con trong họ làm, thóc lúa chia ṣng phẳng, t́nh làng nghĩa xóm đang yên ấm, bổng chốc xáo trộn, không lường được. Qua mấy đợt đấu tố do các ông, các bà đội cải cách người ở xứ khác đến lănh đạo, bố cụ bị đem ra bắn… Tôi không dám hỏi ǵ thêm v́ nước mắt lưng tṛng trên khuôn mặt già nua của cụ. Vén vạt áo, cụ lau mặt, lúc sau cụ nói tiếp: thời đó làng bên cạnh cũng có một ông bị bắn oan, có câu thơ của người con được lưu truyền khắp huyện, nếu không nói là khắp tỉnh: Súng phản phong trời long đất lở/ Xác cha tan máu đỏ tuôn trào… Câu thơ có vẻ uất ức và thù hận quá phải không cháu? Nói rồi cụ lại tự trả lời, mọi việc do người Việt Nam ḿnh tự gây ra cho ḿnh, trách ai bây giờ, thù hận chỉ đẻ ra thù hận, bạo lực chỉ đẻ ra bạo lực, không ích lợi ǵ. C̣n thù muôn đời muôn kiếp không tan là cái tâm của kẻ đê tiện. Cả gia đ́nh tôi đau xót một thời gian kéo dài rồi cũng nguôi ngoai… cũng như gia đ́nh cháu và nhiều gia đ́nh ở miền Nam, chiến tranh, tan nát, phân li, đau buồn chồng lên đau buồn, nếu cứ day dứt măi th́ nỗi khổ cứ triền miên. Tốt nhất là tha thứ cho nhau, quên đi, mở rộng bàn tay yêu thương, làm lại tất cả, dân ḿnh thương lấy dân ḿnh, đừng trông cậy vào ai, trông cậy vào nước ngoài càng sai lầm… Có lẽ cụ Nhanh muốn nói thêm cái ǵ đó nhưng thấy cụ ngồi im hồi lâu, hai mắt lơ đăng nh́n vào một chốn xa xăm nào đó, quên cả uống rượu và gắp thức ăn, mọi người ngồi quanh mâm cơm đều yên lặng, tôn trọng ư nghĩ của người già. Lát sau, để phá tan không khí nặng nề, mọi người nâng ly cụng vào nhau canh cách, vô một chăm phần chăm. Bữa ăn lại trở lại không khí vui vẻ ban đầu, tôi mới mạnh dạn hỏi: cụ kể tiếp cho cháu nghe tại sao cụ lại lên vùng núi này làm trang trại và làm ăn phát đạt. Cụ Nhanh: dài ḍng lắm cháu. Kể tỉ mỉ th́ phải cả tháng mới hết chuyện được. Tóm lại là thế này: là con cái địa chủ, tôi sống như một con hủi trong làng, nhưng tôi không tuyệt vọng. Vào một đêm tối trời, mưa phùn và gió lạnh, ôm khăn gói tôi trốn ra khỏi làng. Từ quê nhà, hướng ra Bắc, tôi cuốc bộ trên đường số một, đi tới đâu làm mướn kiếm ăn đến đó. Rồi cũng gặp may. Đến tỉnh Ninh B́nh gặp một bến phà tôi xin vào làm lao động chân tay. Thấy tôi khỏe mạnh họ nhận ngay. Thời đó công nhân chưa có lương, chỉ được phụ cấp một ít gạo, chút tiền c̣m gọi là sinh hoạt phí. Lúc đó tôi mười chín tuổi, hăng hái lao động lắm. Do một người bạn quê Thanh Hóa đă tốt nghiệp trung học ở trường Lam Sơn, gia đ́nh cũng mang một cái án phú nông, cùng làm ở bến phà rủ tôi ra Hà Nội t́m việc làm nhàn nhă hơn. Hai chúng tôi bỏ bến phà ra đi. Lần ra Hà Nội dạo đó, chúng tôi đi ô tô chạy bằng than. Chân ướt chân ráo đến Hà Nội, tôi tá túc ở nhà bà con, đang tính lui tính tới t́m công ăn việc làm, th́ được tin trong quê sửa sai, gia đ́nh được hạ thành phần xuống trung nông, bố được khôi phục đảng tịch. Vui buồn lẫn lộn. Cha chết th́ đă chết rồi, khôi phục này khôi phục nọ đều vô nghĩa. Tương lai của các con cái đă có mẹ tính toán. Mẹ tôi là một người thông minh, nhạy cảm, tần tảo. Có lẽ đó là ân huệ trời cho. Phải tự lo liệu cho ḿnh, ḿnh không là gánh nặng cho gia đ́nh, cho mẹ, tôi trở về quê làm hồ sơ thi đại học. Hôm lên Ủy ban xác nhận lư lịch, tôi gặp nhiều thuận lợi. Chủ tịch xă bấy giờ là một anh cố nông tốt bụng vừa đánh vần vừa viết lời phê vào lư lịch. Tôi khai thành phần trung nông, anh bảo chữa lại là bần nông và thêm vào bố tôi là Đảng viên Đảng Lao động, đă… hy sinh. Tôi cười như mếu: không cần khai tụt xuống bần nông đâu anh, bố chết th́ khai là chết, không khai lư do chết là được rồi, mắc mớ ǵ mà khai hy sinh. Xin quư Chủ tịch hiểu cho, tôi là người trung thực sinh ra trong một gia đ́nh trung thực… Anh Chủ Tịch: tôi muốn giúp cậu để thuận lợi cho việc thi cử, cậu không muốn th́ thôi.
Tôi lại khăn gói ra Hà Nội. Trước lúc đi, mẹ nhét đầy bao tượng gạo, có dễ hơn mười cân. Các anh chị mỗi người dúi cho một ít tiền. Từ quê tôi đi đ̣ dọc xuống Vinh và ra Hà Nội bằng ôtô, loại xe tải của Liên Xô Mônôtôva. Khách ngồi trên ghế kê dọc hai thành xe, c̣n nữa lót chiếu, báo, hoặc ba lô ngồi bệt xuống đất. Thời đó như vậy là oách rồi – cụ Nhanh cười hết ga…
- Dạo đó cụ thi vào trường nào?
- Tôi thi vào trường Đại học Nông nghiệp, khoa trồng trọt. Nói gọn cho anh dễ hiểu. Chứ thực ra tôi đậu khoa toán trường Đại học Sư phạm, khi biết có trường Nông nghiệp, tôi mới xin chuyển sang v́ tôi thích… làm ruộng hơn là đứng trên bục giảng. Ra trường tôi được về một viện nghiên cứu cây trồng. Bọn kỹ sư nông nghiệp chúng tôi làm th́ ít chơi th́ nhiều, điếu đóm cho mấy bác kỹ sư tốt nghiệp từ thời Pháp, đun nước pha trà là chính. Anh thấy có buồn cười không, một thời làm ăn như thế đó. Làm ở viện được ba năm, chán quá, tôi xin chuyển về nông trường Thắng Lợi. Dạo đó mọi người bảo tôi là thằng gàn, ăn trắng mặt trơn ở Hà Nội không muốn lại về nơi khỉ ho c̣ gáy. Không tin anh hỏi bà nhà tôi, không lại bảo tôi nói phét. Từ đầu bữa ăn đến giờ bà cụ ngồi cạnh ông chỉ tủm tỉm cười, không hề nói câu nào. Cụ Nhanh lại tiếp, dạo đó bà nhà tôi đang dạy cấp hai ở một trường nằm ngay giữa trung tâm Hà Nội, mắng tôi là đồ dở hơi. Lúc này bà cụ mới lên tiếng: tôi mắng ông hồi nào, chỉ giỏi bịa. Ngoảnh sang tôi, bà cụ bảo: sau đó tôi cũng lên nông trường của ông ấy để dạy học bổ túc văn hóa cho cán bộ. Cụ Nhanh: chuyện là vậy đó anh.
- Gia đ́nh cụ chuyển lên mở trang trại ở đây từ bao giờ?
- Năm tám tư tôi xin hưu và năm tám sáu lên đây khai hoang. Mới đó mà được tám năm rồi. Ngày mai bốc mộ bố anh xong, tôi sẽ đưa anh đi tham quan trang trại để anh thấy trang trại của tôi so với các trang trại ở Mỹ nên hoàn thiện như thế nào. Mỹ nhất định hơn ḿnh rồi. Ḿnh c̣n lâu mới theo được bằng nó. Nhưng phải cố anh ạ.
Trước lúc đi ngủ, cả nhà ngồi trước máy truyền h́nh xem đĩa VCD phim hài của Pháp có phụ đề tiếng Việt. Mọi người ôm bụng cười lăn cười lóc. C̣n tôi theo sự hướng dẫn của cụ Nhanh, ngồi vào bàn viết một lá đơn ngắn gọn gửi Ủy ban xă, kèm theo bản photo hộ chiếu, giấy khai sinh của tôi, có tên bố mẹ. Cụ Nhanh cầm giấy tờ đi ngay, chắc cụ đi gặp những người có trách nhiệm trong xă, quyết định việc cho tôi bốc mộ cha vào ngày mai.
Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi nghe tiếng nói cười xôn xao trước nhà của các ông già và nam thanh niên. Tôi hiểu, đó là đội quân đi bốc mộ cha tôi mà cụ Nhanh đă bố trí. Cụ thật chu đáo. Mộ cha tôi nằm bên cạnh nhiều ngôi mộ khác, cũng là sĩ quan đi cải tạo. Mộ nào cũng có một tấm bia bằng gỗ khắc họ tên và ngày chết. Bác già khoảng ngoài sáu mươi cho tôi biết, các sĩ quan chết do nhiều nguyên nhân, phần lớn là do bệnh sốt rét rừng. Nhiều gia đ́nh từ trong Nam đă ra tận đây để bốc mộ đưa về quê hương bản quán. Bên cạnh cha tôi chỉ c̣n bốn ngôi mộ. Cụ Nhanh và bà con trong làng mấy năm nay đă cố công t́m thân nhân của những người c̣n nằm lại… việc đó không phải dễ v́ trại giam đă giải tán từ lâu, họ mang theo hồ sơ về xuôi. Cụ Nhanh dịu giọng: khó đấy nhưng chúng tôi vẫn cố cháu ạ, không ai muốn người thân của ḿnh nằm bơ vơ không người chăm sóc. Là nói vậy cháu nghe, chứ ngày rằm mùng một, bà con trong xă vẫn hương khói cho những nắm mồ vô chủ. Cháu thấy đó, chân nhang cắm đầy đầu mộ và xung quanh…
Việc bốc mộ cha tôi làm gọn trong một buổi sáng. Hài cốt được rữa bằng rượu thơm lừng, cụ Nhanh nói để sai người xuống thị trấn mua tiểu sành, tôi ngăn, để cháu gói gọn vào ni lon (tôi đă mang sẵn theo) cho tiện khi vận chuyển về xuôi. Tôi định bụng, ăn cơm trưa xong, nhờ bà con gọi cho cái xe ôm và từ biệt gia đ́nh cụ. Bà con bảo tôi mấy khi lên đây ở lại chơi cho hết ngày, mai sáng có xe đưa anh về, làng này bây giờ thiếu ǵ xe máy loại xịn, anh khỏi phải đi xe ôm phiền phức. Tôi gật đầu ưng thuận. Chiều hôm đó cụ Nhanh đưa tôi đi lân la khắp nơi, thăm trại ḅ, trại heo, thăm vườn cây ngắn ngày, dài ngày. Nông trại của cụ rộng bạt ngàn, đi mỏi cả chân. Tôi thưa với cụ cho tôi đi thăm các gia đ́nh đă giúp đỡ việc cất mộ cho cha tôi. Cụ gạt đi: bây giờ anh đến nhà ai cũng chỉ gặp trẻ con, người lớn lên rừng, ra ruộng hết rồi, tôi sẽ chuyển lời cảm ơn của anh đến từng nhà vào cuộc hợp xóm tối mai…
Điều tôi nghĩ là chi phí thế nào cho gia đ́nh cụ Nhanh và bà con trong xóm. Tiền ăn mấy bữa, sang như khách sạn, tiền công bốc mộ của gần chục người. Bộn đây. Việt Kiều là hay bị vặt lông lắm. Từ ngày về Việt Nam tới giờ, gần mười ngày, tôi bị vặt lông mấy lần. Hôm ở Sài G̣n, bác taxi cho chạy ṿng vo khắp nơi khi về đến nhà mới biết lúc năy ḿnh cũng lang thang trên đường này. Người nhà cự nự bác taxi, bác chỉ vào đồng hồ tính tiền nói ngon ơ: bà con coi đi có đúng giá tiền không. Mọi người chỉ cười trừ. Xe vừa lăn bánh, bác tḥ cổ ra vẫy vẫy: việt Kiều được đi tham quan thành phố, sướng thấy mồ, c̣n ḱ kèo mắc với rẻ. Tôi cười vẫy tay theo bác, nói vui vô tư đi: không sao bác tài. Ở Hà Nội, tôi vào một hàng bánh kẹo mua quà về quê. Khi mang bọc bánh kẹo về nhà ông bác họ, các anh chị hỏi giá, nghe tôi “khai” xong, các anh chị đều lắc đầu: nó cứa cổ chú rồi, nh́n cách đi đứng, ăn nói của chú họ nhận ngay ra là Việt Kiều, dân Hà Nội tinh vi lắm… Trước lúc rời quê Thái B́nh lên Yên Bái, ông chú họ đưa chiếc áo bông sờn khoác lên người tôi, móm mém dặn, ăn mặc thế này người ta mới nhầm là ở quê lên, chứ biết là Việt Kiều th́ nó… làm thịt. Nhờ cái áo bông mà tôi không bị mua hàng, ăn uống với giá cứa cổ. Hoan hô áo bông sờn, cứu tinh của ta!
Trước khi đưa hài cốt cha về quê, tôi nói với cụ Nhanh cho thanh toán tiền ăn ở và công xá bốc mộ. Vừa đẩy chén trà sang phía tôi cụ vừa nói như th́ thầm, anh là khách của gia đ́nh, chúng tôi không đăi anh được sao. Cụ đùa: bao giờ tôi sang Mỹ đến nhà anh chơi, anh lại đăi tôi, đồng ư không? C̣n tiền công bốc mộ anh không phải trả, những thanh niên giúp anh hôm đó đều là công nhân trong nông trại của tôi, đồng hương Hà Tĩnh cả đấy. Làng quê tôi có phong tục nhà ai có đám tang, bốc mộ… mọi người đều xắn tay lên giúp đỡ, từ người dựng rạp, kê bàn ghế, nấu nướng, sắp đặt chén bát cho đến người đào huyệt… không ai đ̣i tiền công cả và cũng không ai dám mở miệng đặt vấn đề thanh toán tiền công xá. Nhập gia tùy tục, anh yên tâm ra về chưa? Tôi ngồi lặng im trước tấm ḷng của bà con ở một vùng quê hẻo lánh. Cụ Nhanh rút từ ngăn kéo ra một mảnh giấy ghi địa chỉ, điện thoại, email hai người cháu nội ngoại của cụ đang học đại học, một ở MiChiGan, một ở Massachusetts để tôi liên lạc. Cụ c̣n bảo: anh tả làng quê nơi đây cho nó nghe, cứ tả đúng sự thật, không cần tô hồng. Là người ngoài th́ khách quan hơn chúng tôi, người trong cuộc.
Người thanh niên trạc tuổi tôi lấy xe máy chở tôi ra thị trấn. Tôi mời anh vào quán giải khát, anh từ chối bảo là phải về ngay để làm việc ở trại ḅ sữa. Tôi dúi vào tay anh một ít tiền. Anh lắc đầu, cười: tôi không phải là xe ôm, nếu lấy tiền của anh là không đúng luật chơi, anh thông cảm… thôi tôi về, anh đi mạnh khỏe, nhớ bảo quản hài cốt bác trai an toàn nhé, đi ô tô, đi tàu chớ gác hài cốt nơi để hàng hóa, bọn lưu manh nhầm tưởng là tài sản quí giá nó nẫng mất th́ khốn… Về Mỹ anh nhớ chuyển lời thăm sức khỏe của cụ Nhanh và bà con chúng tôi đến gia đ́nh, bà con lối xóm nhé – nói rồi anh nổ máy, rú ga ṿng trở về nông trại – tôi đứng ngơ ngác nh́n theo, thoáng một chút bùi ngùi…
Toàn bộ câu chuyện sự thật này tôi muốn kể lại hôm vào room ở trên đất Mỹ. Một vài người chống phá cực đoan đă không muốn nghe. Hôm ấy tôi cũng thiếu b́nh tĩnh, ra khỏi room, không đáp lại thiện chí của nhiều người Việt thực sự muốn biết về sự cư xử của bà con ở quê nhà. Cũng tại thằng em trai tôi nữa…
Những ngày lang thang ở Hà Nội, Sài G̣n… nhiều bà con trong ḍng họ hỏi tôi có ư định trở về Việt Nam đầu tư và định cư lâu dài. Bà con đều biết gia đ́nh tôi có cổ phần trong một công ty xây dựng hạng trung b́nh ở Minnesota. Chẳng lưỡng lự chút nào, tôi cho biết, công việc bên ấy đă ổn định, chúng tôi chưa hề có ư định này… c̣n việc xưa nay gia đ́nh tôi vẫn làm là gửi tiền về giúp Hội khuyến học của ḍng họ ở quê nhà th́ chúng tôi sẽ tăng số tiền lên gấp đôi.
Với tôi, chuyến về Việt Nam bốc mộ cha là một kỷ niệm ngọt ngào t́nh làng nước quê hương. Trách nhiệm đè nặng lên hai vai tôi là khi về Mỹ bằng mọi phương tiện hiện đại của kỹ nghệ thông tin, t́m cho được thân nhân của bốn ngôi mộ c̣n nằm lại trong nông trại của cụ Nguyễn Văn Nhanh.
Tôi giữ tờ giấy ghi họ tên, ngày tháng năm sinh và ngày qua đời của các chú các bác ghi trên bia mộ như giữ chính con ngươi ḿnh.
Không bao giờ tôi quên được lời tâm sự của cụ Nhanh: người Mỹ đă đưa hết hài cốt của thân nhân họ chết tại Việt Nam về nước. Người Đại Hàn nữa, nằm lại Việt nam cũng nhiều, chắc rồi họ cũng t́m cách mang hài cốt về xứ sở Kim Chi. Người Việt Nam ḿnh, bộ đội nằm lại ở miền Nam, ở Lào, ở Miên mới t́m được một ít, phải t́m cho hết đưa họ về với quê hương làng nước. Phía bên kia những người lính cộng ḥa, chúng ta cũng phải t́m cách t́m hết thi hài cho họ. Nếu có một lời kêu gọi nào đó, lập một cái quỹ cho việc này, tôi tin bà con cả nước sẽ hưởng ứng, nhân dân ḿnh vốn đôn hậu… anh nghĩ sao về việc này?
Hôm ấy tôi đă không gh́m được nước mắt trước tấm ḷng của một người già Việt Nam, một người đă trải qua nhiều bất hạnh trong cuộc đời.
Hà Tĩnh 2004
XĐ